1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh hữu cơ và vi sinh vật bản địa (IMO) đến sinh trưởng, năng suất của một số loại rau gia vị

64 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh hữu cơ và vi sinh vật bản địa (IMO) đến sinh trưởng, năng suất của một số loại rau gia vị
Tác giả Huỳnh Thị Mỹ Lan
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Châu Niên
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Nông học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019 - 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 18,94 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định đượckhả năng sinh trưởng và năng suất của một số loại ra gia vị trồng trong hệ thống thuỷ canh ngập — rút tạm thời sử dụng dung dịch thủy canh hữu co

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HOC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NONG HOC

RRR

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ANH HUONG CUA DUNG DICH THUY CANH HỮU CƠ VÀ

VI SINH VAT BAN DIA (IMO) DEN SINH TRUONG,

NANG SUAT CUA MOT SO LOAI RAU GIA VI

SINH VIÊN THUC HIỆN : HUỲNH THI MY LANNGÀNH : NÔNG HỌC

NIÊN KHÓA : 2019 - 2023

Thành phó Hồ Chí Minh, thang 8/2023

Trang 2

ẢNH HƯỚNG CỦA DUNG DỊCH THỦY CANH HỮU CƠ VÀ

VI SINH VAT BẢN DIA (IMO) DEN SINH TRUONG,

NANG SUAT CUA MOT SO LOAI RAU GIA VI

Tac gia

HUYNH THI MY LAN

Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu

Trang 3

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, con xin cam on Ba Mẹ đã tạo điều kiện cho con được học tập, luôn

động viên, yêu thương và ủng hộ con trên con đường hoàn thành mong ước của mình.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Châu Niên, Thầy đã trựctiếp hướng dẫn, luôn hỗ trợ và sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của em đề em có thểhoàn thành khóa luận một cách tốt nhất

Em xin cảm ơn các quý Thầy, Cô khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm

TP.HCM đã truyền đạt kiến thức, hỗ trợ em trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin gửi lời cảm ơn đến các Anh, Chị, các Bạn đã động viên và dành thời gian hỗ

trợ cũng như giúp đỡ em những lúc khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài

Sự quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ của mọi người là nguồn động lực to lớn để emhoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phó Hỗ Chi Minh, tháng 8 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Mỹ Lan

li

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh hữu cơ và vi sinh vậtbản địa (IMO) đến sinh trưởng và năng suất của một số loại rau gia vị” đã đượcthực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2023 tại nhà màng Trại thực nghiệm khoa Nônghọc, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định đượckhả năng sinh trưởng và năng suất của một số loại ra gia vị trồng trong hệ thống thuỷ

canh ngập — rút tạm thời sử dụng dung dịch thủy canh hữu co và vi sinh vật ban dia

(IMO).

Đề tài gồm 2 thí nghiệm tiến hành liên tục, sử dụng hệ thống ngập rút tạm thời

với 2 dung dịch dinh dưỡng hữu cơ là dung dịch IMO và dung dịch dùng trong canh tác

dưa lưới Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức là 4 loại cây rau gia vị là húng quế, é trắng,tia tô và ngò ri, được bồ trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, một yếu tổ với 3 lần lặp

lại.

Kết quả thí nghiệm cho thấy húng quế, é trắng và tía tô sinh trưởng tốt khi canhtác thuỷ canh trong hệ thống ngập rút tạm thời sử dụng dung dich IMO Khi sử dụngdung dịch IMO, cây hing qué thời điểm 20 NST có chiều cao đạt 32,1 cm, có 14,1 lá,10,8 cành cấp 1, NSTT đạt 244.4 kg/1000 m2, hàm lượng chat khô là 16,1%; é trắng đạtchiều cao 34,1 em, 14,5 lá, 10,8 cành cấp 1, NSTT đạt 212,1 kg/1000 m2, hàm lượngchất khô là 16,4%; tia tô có chiều cao đạt 21,6 em, 12,3 lá, 7,6 cảnh cấp 1, NSTT dat167,1 kg/1000 m?, hàm lượng chất khô là 15,7% Trong khi đó, ngò ri sinh trưởng tốttrong dung dịch hữu cơ dùng trong canh tác dưa lưới với chiều cao đạt 12,6 cm, 5,9 lá,NSTT đạt 57,6 kg/1000 m? và hàm lượng chat khô đạt 13,39%

1H

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Dian Ws scscperess cen seeeney ane cat See ES EES 1 E01 CANT O11 ioe eecnsceseese meen eran ereenem erwemneseeseie seh moesemcea en eu eummeaeen neem EEE 1

777) ae 1 ` iii

INAS) UN Chasers cores sesso ec arrest rr at ec tee TS Te ss ta ne snRNA 1V

Danh sách chữ viết tắt 22225 2222222222 tr viii

Hanh sốch:cáo: ban i;ssssszsssgsossss:8i6ï69g85528021859.8eg083883HBSS8802,83ÿg§02819ãnoSii2RGAGG830/GGRSMGB2285i2 1X L)2HH1:SSGH: 6á HT HhoseesessrsssnnoooioaddogiDH0SGSES.GSHSRISI2EGSEDIEEDTRPCDEHESEEHiINGESHt/E.00i01-1096/08G18nszgngssrsri x

Sh, es 1Đặt vấn AG aoe eee ccccccecccseesescesesvcsessesucscecssssececssesessesscsesecessarsecsneseesesaveveeceeeeneseeeeeees 1

Me TIỂU -ccccsssbccS0 2126 0y Han Gan Hà S0 HH Sẽ HH HH Hữu Hư gã maceuve DĐ 211 g8210.28100580140020.00 08 0e 2

4` 2

Giới hạn đề tài - + 5s 5s s2 E21 212112121121121112111111211111121111 2102112121 rre 2

1.1 Phân loại hệ thống THỦY GHI uannituanointntiidttiliBintoilsiinoigiliii2NGAD003i09 080000ã39038ug08i0nG8ng:gE27)1.1.1 Hệ thống thủy canh không hồi lưu - 5-2 555252 =+s+s>£s£+=zxzs 3

1235 Fe Thống tly canh hi ÍTNsecceescetsuektioeibidsoboosdoisgisinpsuogssiasaa1.1.3 Một số hệ thống thủy canh -2-©2222222222222E22E222122322E22222Exzxev 3

1.2 Dung dịch dinh dưỡng trong thủy canh -¿- 55+ + + + se+esesexeeeeeeeeres 4

1.21 Di Ai OS cá ssa cõ nhg ng 14013614 30500280)8300028888351888336018083.353ã60161508823/006333 4036:E.uu48 4

Ï 22T 5606055606 1600 8g ng NgdhtS118 G0003 LGHIAGDGSEIEHHIEEUESRLRURSISORIGHdACĂ08Sula gang 5

1.2.3 Độ dẫn điện (EC) và tổng chất rắn hòa tan (TDS) 22: 61.2.4 Nong độ oxy hòa tan (DO)), - 2-52 522222212212212212212121212121 22c 7

BPS NGG 0 GO i onesnssenscenwneranes casiranriannealamateinusiationeivautetuaiendesinensenaiitaannsGiareasnky nian 7

1.2.6 Một số dung dịch dinh dưỡng được sử dụng trồng rau ăn lá trong thủy

CET ee Ot ete rete ees tre ene eee eee ee ee ee eee 7 1:5 Dung dich thủy canh bit eG esesesssavegesnaaszsnneascsoanesosnsansuncunsennorsvatnoseauencentantees 8

1.4 Tình hình nghiên cứu về dung dịch thủy canh hữu cơ đối với rau ăn lá 8

1V

Trang 6

1.4.1 Nghiên cứu trong nƯỚC c- <4 2 E1 KH g0 He ri 8 LA2 Ñghiên:cữuU fIBBãI HƯAIỔ cscsscssenseennauaceamcemnaceneercnmemmimmssene 9

1.5 Vi cán 090 10

1.6 Sơ lược về một số loại rau gia VỊ 2-22 ©s+2E+2E22E22E22E2252232232232212222222 10

lai, RN HÍ ngự ng HE HHGEIPEEETTAEDIEREVEIDESRIHIAEEESESSEIRSIPHSIEDRSIESIIHEREDISHRPIRUSPHSSEE 10 GDI konsascgEmosu01281680868048neE.80u8806508.0350A01MAhđØeEm.l80/8/250/EB0-Ei0030284508:5820.58808 11

1.6.3 EF trang oo ccc cessessesesessssssessessnessesseessssssesesisesssssssessusssessessusseeesueeees 12l3 es 12Chương 2 VAT LIEU VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 14

3.1 Thời LL hưu HHHE13,2 05118430 07155023000.10012022,e 14

2.2 Điều kiện nhiệt độ, 4m độ và cường độ ánh sáng của nhà màng trong thời gian

0001301900115 14 S29 ViệU Hew thi eh 6M sun sssisosiittigi:tS08610101958ãIlQ080E0SIGEERSAGEAGESISSSSNSHIHGQ3UANSiAS 15

2.3.1 ch a 15

2.3.2 Dung dịch dinh dưỡng - - 5 +22 *++* + ++Eevererrrrrrrrrrrerrrre 15

2.3.3 Dụng cụ và thiết bị ding trong thí nghiệm - 2-2 5255225522 17

2.4 Phương pháp nghiên cứu - - +52 + S2 + +23 2212212212121 1 11c re 18

2.4.1 Bồ trí thí nghiệm -2-©2-©2SS22E£2E92E92E22E12122122121121221121121121 2220 18

DAD) QUY †716 THỊ HGHIỂ Hasseeeenessooeiieeerdetoniigt2S10E801023.0989/4G080GGGSGE2H.EEH.T80007/002855E 18

2.5 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm - ©5555 <+<<+<+ec+ex<xz 19

2.6 Chỉ tiêu và phương pháp theo đổi - ccccs c6 026020101000 01066668060 66 19

2.6.1 Các chỉ số pH va EC của dung dich dinh đưỡng - 192.6.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 2-2222 2E£2E£2E22E22E22E2232222222222e 192.6.3 Các chỉ tiêu về năng suất -©2+©2222222E22E2222221222222222E2Ercrxee 20

2.6.4 Tình hình sâu, bệnh hại - - +7 22222222 E#£+22EE£*2££££zEE£zzzeeczzescs 20

2.6.5 Khối lượng chất khô và hàm lượng chất khô trong cây 20

37 Phương tốp ý số HỆ Neeesesesedisesbddeesgbdosbrsiuddsbonssdsbdrtd2sBsujgk3sibogfug2Eri 21

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 2-©222222222+222222EcEErzrrrerrree 22

3.1 Biến động chỉ số pH và EC của 2 dung dịch dinh dưỡng trong thời gian thí

HP TC HÀ sosc2gg68i0zA:cpboti2EbsgisbipuielpiztgoEeEBiirgzrEicEii2goilicfrgiGÄSH5WG0ndlgi772260123/30000i2Z0-300oiEi2iT2ioiuBESE/2202E 22

3.2 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất của hung qué 23

Vv

Trang 7

3.2.1 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến chiêu cao, số lá, số cành của húng qué

¬— 23

3.2.2 Anh hưởng của 2 DD hữu cơ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao, số lá, sốcamh Ẩ0i Ni 3-‹gäA“x HHH ,ÔỎ 243.2.3 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến năng suất của húng quế 263.2.4 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến khối lượng chất khô và hàm lượng chất

1000/8010 ng g 26

3.3 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất của é trắng 27

3.3.1 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến chiều cao, số lá, số cành của é trắngacc ốc ca ca ca ca can co 27

3.3.2 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao, số lá, sốcành của é trắng -2¿©2+22222222212211221221211271221121122121121121211 1121 xe 283.3.3 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến năng suất của é trăng 303.2.4 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến khối lượng chất khô và hàm lượng chất

nr:

3.4 Ảnh hưởng của 2 DD hữu co đến sinh trưởng và năng suất của tia tô 313.4.1 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến chiều cao, số lá, số cành của tía tô 313.4.2 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến tốc độ tăng trưởng chiêu cao, số lá, số

Trang 8

TÀI LIEU THAM KHẢO 222-©22222222222222222111222222222111122222712111 2.006 40

PHU LỤC 2 222222225222222222111111222222111112.222222220002 200 cerre 43

Vil

Trang 9

DANH SACH CHU VIET TAT

Viết đây đủ/nghĩa

Cường độ ánh sáng

Cộng tác viên Dung dịch dinh dưỡng Dissolved Oxygen (Oxy hòa tan)

Electrical conductivity (Độ dẫn điện)

Indigenous microorganism (VI sinh vật bản dia)

Khối lượngLần lặp lại

Nutrient Film Technique (Kỹ thuật màng dinh dưỡng)

Ngày sau gieo

Ngày sau trồngNăng suất lý thuyếtNăng suất thực thu

Trung bình

Total đissolved solids (Tổng chất rắn hòa tan)

Thí nghiệm

Viil

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BANG

Trang

Bảng 1.1 Khoảng giá trị EC và pH thích hợp cho một số loại cây trồng thủy canh 6

Bảng 2.1 Nhiệt độ, 4m độ và CDAS nhà màng từ tháng 4 đến tháng 7/2023 15

Bang 2.2 Thanh phần dinh dưỡng của dung dich IMO 22©52 5525525525522 16

Bang 2.3 Thành phan dinh dưỡng của dung dich hữu co dùng trong canh tac dưa lưới

Bang 3.1 Tăng trưởng chiều cao, số lá, số cành cấp 1 của hing qué trong 2 DD hữu cơ

Sune peel eda ean nance Sel St: a neat loa ft dữgiptrp2đpnltpclzrrgxingt4glihainiul:2tz,25160015EB120.300 02015 23

Bang 3.2 Anh hưởng của 2 DD hữu co đến KLTB cây va năng suất của hing qué 26Bang 3.3 Khối lượng thân lá khô trung bình va ham lượng chat khô của hing qué 27Bảng 3.4 Sự tăng trưởng chiều cao, số lá, số cành cấp 1 của é trắng trong 2 DD hữu cơ

ee 27

Bang 3.5 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến KLTB cây va năng suất của é trang 30Bảng 3.6 Khối lượng thân lá khô trung bình và hàm lượng chất khô của é trang 30Bảng 3.7 Sự tăng trưởng chiều cao, số lá, số cành cấp 1 của tia tô trong 2 DD hữu cơ

Bang 3.8 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến KLTB cây và năng suất của tia tô 34

Bảng 3.9 Khối lượng thân lá khô trung bình và hàm lượng chất khô của tia tô 34Bang 3.10 Sự tăng trưởng chiều cao, số lá của ngò ri trong 2 DD hữu cơ 3ŠBang 3.11 Ảnh hưởng của 2 DD hữu cơ đến KLTB cây va năng suất của ngò rí 37Bang 3.12 Khối lượng thân lá khô trung bình và hàm lượng chất khô của ngò rí 38

1X

Trang 11

Hình 2.5 Toàn cảnh khu thí nghiệm ở thời điểm 20 NST A) TN 1 và B) TN 2 18

Hình 3.1 Diễn biến chỉ số EC trong dung dich dinh dưỡng ở 2 thí nghiệm 22Hình 3.2 Diễn biến chi số pH trong dung dịch dinh dưỡng ở 2 thí nghiệm 23Hình 3.3 Húng qué ở thời điểm 35 NSG oo cccccccceccccecsccssesseesessseseeesesseeseeeeeeeeseneesneeeeees 24Hình 3.4 Tốc độ tăng trưởng chiều cao của húng quề -2- 2z22z22zz2zz+zzzz+2 25Hình 3.5 Tốc độ ra lá của húng quẾ 2¿©2222222222EE2EE2EE2EE2EE2212E2221 2222 zrev pe,Hình 3.6 Tốc độ tăng trưởng số cảnh cấp 1 của húng quÉ -. -2 2- 55525552 26Hình 3.7 Tốc độ tăng trưởng chiều cao của é trằng - 2-52 22+2z+2222z2zzzz2ze2 28Hình 3.8 Tốc độ ra lá của é trắng 2-2 S222122192122122122122121212121212121 21 xe 29Hình 3.9 Tốc độ tăng trưởng số cảnh cấp 1 của é trắng -2-©22©2255z2czscs2 29

Hình 3.10 Lá é trắng bị xoăn lại 2-52 22+212E22E2212222522122121212112112121121 21 xe, 30

Einb,5.11 Tô ø thời điển Sũ NGIĨI s.«eseeeeenes.nincieniidtkidgaigtesdtbonstnegtinsrkssisnsemsauie TPHình 3.12 Tốc độ tăng trưởng chiều cao của tha tô 2252255sscccscscssecsc-sc .-32Hình 3.13 Tốc độ ra lá của tia tÔ - ¿2-5 SsSE‡ESEEeEeEsrteterrerrrerrrrererrreo 33Hình 3.14 Tốc độ tăng trưởng số cành cấp 1 của tia tô -222¿22222z+2zz2zzzc+2 33Hình 3.15 Ngo ri ở thời điểm 35 NSG 52-55222c 22c 36Hình 3.16 Tốc độ tăng trưởng chiều cao của ngò rí 2 52555s5sesscssc-s.+-.- 36Hình 3.17 Tốc độ ra lá của ngÒ rÍ - 2 2 2¿22++2E22E22E122122212212221271221122121222 2e 37Hình 3.18 (A) Tia tô bị sâu ăn lá và (B) húng qué bị lở cô rễ - 38

Trang 12

GIỚI THIỆUĐặt vấn đề

Theo Liên Hợp Quốc (2019), dân sé thế giới dự kiến sẽ đạt 9,8 tỷ người vào năm

2050 Khi dân số toàn cau tăng, nhu cầu về lương thực thực phẩm sẽ lớn hơn, thêm vao

đó với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu

hep Do đó, thủy canh được xem là một giải pháp thay thé phương pháp canh tác truyền

thống nhằm tăng sản lượng, đảm bảo lương thực cho con người Thủy canh là phương

pháp canh tác không cần đất, cây được trồng trực tiếp vào dung dịch dinh đưỡng (Sardare

và Admane, 2013) Canh tac thủy canh mang lại nhiều lợi thế chang hạn như dinh dưỡngđược kiểm soát hoàn toàn, không có mầm bệnh từ đất, ít tốn công lao động Một sốnghiên cứu đã chỉ ra rằng, các giá trị về sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây trồngthủy canh cao hơn so với trồng trên đất ở cây rau xà lách (El-Shinawy va Gawish, 2006)

và dưa lưới (Malik và ctv, 2018) Tuy nhiên, thủy canh đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu

và kiến thức kỹ thuật cao hơn canh tác thông thường

Việc sử dụng nhiều phân bón hóa học trong canh tác có thể dẫn đến hàm lượngnitrat tích tụ trong rau cao và gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng (Anjana va

Iqbal, 2007) Vì vậy sử dụng phân bón hóa học trong canh tác nói chung và trong kỹ

thuật thuỷ canh nói riêng không phải là giải pháp lâu dài dé sản xuất ra sản phẩm antoàn Hiện nay, người tiêu ding không thé phân biệt được sản phẩm an toàn và sản phẩmkhông an toàn vệ sinh thực phẩm, sự không minh bạch của san phâm không an toàn gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mọi người Với nhận thức ngày càng tăng vềvan đề an toàn vệ sinh thực phẩm, canh tác hữu cơ đang được chú ý nhiều hơn và việcphát triển nông nghiệp hữu cơ là bước đi cần thiết và kịp thời cho nông nghiệp Việt Nam

(Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv, 2016)

Vi sinh vật bản địa (IMO) có tiềm năng lớn trong ứng dụng nông nghiệp vì chúng

có khả năng phân hủy sinh học, có định nitơ, hòa tan lân, tổng hợp hormone thực vật(Kumar và Sai Gopal, 2015) Tuy nhiên, kiến thức khoa học về tác dụng thúc đây sinh

trưởng và gia tăng năng suất rau của IMO còn giới hạn và cần được nghiên cứu (Nguyễn

Thị Xã và Lê Khởi Nghĩa, 2022).

Trang 13

Rau ăn lá và rau gia vị là những thực phẩm tươi được dùng hàng ngày trong các

bữa ăn của người Việt Vì vậy, xu hướng canh tác hữu cơ các loại rau này để có được

sản phẩm an toàn đang dần được gia tăng cả trong canh tác truyền thống và ứng dụng

công nghệ cao Trong lĩnh vực thuỷ canh, sử dụng dịch hữu cơ trong trồng rau ăn lá đãđược nghiên cứu và ứng dụng (Hoàng Thị Mai và ctv, 2021; Phạm Quốc Toán và ctv,2021) Tuy nhiên, các nghiên cứu về dung dịch thuỷ canh hữu cơ trên các loại cây rau

Bồ trí thí nghiệm đúng phương pháp, thu thập đầy đủ các chỉ tiêu về sinh trưởng

và năng suất của một số loại rau gia vị Theo đõi biến động của pH, EC của dung dịchđịnh kỳ nhằm điều chỉnh cho phù hợp với sự sinh trưởng của cây trồng trong suốt thời

Nghiên cứu thực hiện trên bốn loại rau gia vị trồng trong hệ thống thuỷ canh ngập

~ rút tạm thời sử dung dung dịch thủy canh hữu co và vi sinh vật bản địa (IMO) Đề tàichi tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch hữu cơ và IMO đối với sinh trưởng,năng suất và hàm lượng chất khô của bốn loại rau gia vị, không đánh giá các chỉ tiêuchất lượng và hiệu quả kinh tế

Trang 14

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Phân loại hệ thống thủy canh

1.1.1 Hệ thống thủy canh không hồi lưu

Hệ thống thủy canh không hồi lưu (hệ thống thủy canh tĩnh) là hệ thông có dungdịch dinh dưỡng đặt trong hộp xốp hoặc các vật chứa cách nhiệt khác, dung dịch nằmnguyên trong hộp chứa từ lúc trồng cây đến khi thu hoạch (Võ Thị Bạch Mai, 2003).1.2.2 Hệ thống thủy canh hồi lưu

Hệ thống thủy canh hồi lưu là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng bơm tuần hoàn

từ một bình chứa có lắp đặt thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dich déđưa tới các bộ rễ cây, sau đó quay lại bình chứa dé điều chỉnh các thông số Hệ thốngnảy có hiệu quả kinh tế cao hơn, không đòi hỏi chất dinh dưỡng có cơ chế tự điều chỉnh

độ axit, thích hợp với quy mô sản xuất lớn ở những nơi có nguồn điện (Võ Thị Bạch

Mai, 2003).

1.1.3 Một số hệ thống thủy canh

Hệ thống dang bắc (Wick system)

Hệ thống dạng bắc là dạng đơn giản nhất và có cấu tạo tương tự như sợi bắc trongđèn dầu Đặt một đầu của sợi bắc sao cho chạm vào phần rễ cây Đầu kia của bắc chìmtrong dung dịch đinh dưỡng Soi bac này sẽ làm nhiệm vụ hút nước và dung dịch đinh

dưỡng lên cung cấp cho rễ cây Như vậy cây sẽ có đủ nước và chất đinh dưỡng để phát

triển (Shrestha và Dunn, 2010)

Hệ thống nỗi (Float hydroponics)

Hệ thống nổi là hệ thống thường được lựa chọn để trồng rau diếp, loại cây phát

triển mạnh khi gặp nước Phần bệ giữ các cây thường làm bằng chất dẻo xốp nhưstyrofoam và đặt nổi ngay trên dung dịch dinh dưỡng, rễ cây ngập chìm trong nước có

Trang 15

chứa dung dịch dinh dưỡng Vì môi trường thiếu oxy nên cần có một máy bơm để bơmkhí qua khối sui bọt dé cung cấp oxy cho rễ (Savvas và ctv, 2013).

Hệ thống ngập - rút tạm thời (Ebb và flow system)

Không giống như hệ thống thủy canh khác là phần rễ cây luôn chìm trong nướcchỉ thích hợp cho một số ít cây trồng, hệ thống ngập và rút định kỳ có một máy bơmđiều khiển dé có thé bom dung dịch dinh dưỡng vào khay trồng và rút ra theo chu kỳ đã

được định sẵn Như vậy, rễ cây sẽ có những lúc không ngập trong nước (Shrestha và

Dumn, 2010).

Hệ thống màng dinh dưỡng NET (Nutrient Film Technique)

Trong hệ thống màng dinh dưỡng, dung dịch dinh dưỡng được bơm liên tục vàokhay trồng và chảy qua rễ của cây, sau đó chúng chảy về bồn chứa thủy canh dé tái sửdụng Cây được tiếp xúc với màng mỏng dung dịch, đảm bảo rằng phần trên của rễ sẽvẫn khô và được tiếp cận với oxy trong không khí (Savvas và ctv, 2013)

Hệ thống khí canh (Aeroponics)

Là hệ thống thủy canh có kỹ thuật phức tạp nhất Ở hệ thống này, rễ cây phơitrong không khí và được tưới phun sương bang dung dịch dinh dưỡng Việc phun sươngthường được thực hiện sẽ bơm dung dịch dinh dưỡng lên, nhỏ trực tiếp vài phút một lần.Như vậy, cây vừa có đủ dinh dưỡng và luôn có không khí dé sinh trưởng (Savvas và ctv,

lượng (gồm Bo, Fe, Mn, Cu, Mo, Cl và Zn) Các nguyên t6 N, P, K, Ca, Mg va S la

những nguyên tô được cây sử dung nhiều, hiện diện vài phan nghìn đến vai phan trămtrong tổng trọng lượng chất khô nên được xếp vào nhóm các nguyên té đa lượng Nhữngnguyên tố còn lại cây trồng chi cần lượng rat ít, tuy nhiên nếu thiếu chúng thi cây khôngthể sinh trưởng và phát triển bình thường nên được xếp vào nhóm các nguyên tố vi

lượng.

Trang 16

Nhu cầu chất khoáng cho cây trồng có thể khác nhau và trong cây trồng thì tỷ lệdinh dưỡng này cũng thay đổi theo các bộ phận của cây Nếu cung cấp quá ít các nguyên

tố dinh dưỡng thì cây trồng thiếu dinh dưỡng và cây sinh trưởng và phát triển kém, nếu

cung cấp nhiều sẽ gây ra ngộ độc cây và chết cây Cung cấp chính xác, cân bằng cácchất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng, phát triển nhanh Các chất dinh dưỡng thường

thiếu phổ biến trong môi trường thủy canh là đạm, lân, kali, sắt và mangan Tình trạng

thiếu khoáng có thể khắc phục được bằng định kỳ cung cấp dinh dưỡng cho cây Sự

thiếu hụt hoặc dư thừa bất kì một nguyên tố nào đều thê hiện ra với những triệu chứng

và đặc thù riêng, có thể cho ta biết là cây đang thiếu hụt loại nguyên tố nào (Võ Thị

Bạch Mai, 2003).

1.2.2 pH

Độ pH được hiểu theo nghĩa đơn giản là một số đo chỉ số axit hoặc bazơ của môitrường nhận các giá trị trong khoảng từ 1 — 14 Trong môi trường dinh dưỡng, pH rấtquan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Độ pH có ảnh hưởng lớn đến mức

độ hoạt động của các nguyên tố khác nhau Dưới 5,5 thì khả năng hoạt động của P, K,

Ca, Mg và Mo giảm đi rất nhanh, trên 6,5 thì Fe va Mn trở nên bat hoạt Do đó, việc

điều khiển pH của dung dịch dinh dưỡng rất quan trọng Nghiên cứu của Jones (2005)

và Sonneveld và Voogt (2009) cho biết mức pH tối ưu cho dung dịch thủy canh là từ5,8 đến 6,5 và pH của dung dịch dinh dưỡng dao động nhiều nhất là 0,5

Nếu pH xuống dưới 5,5 thi KOH, NaOH hoặc một vài chất có tính kiềm phù hợpkhác có thé được thêm vào dung dịch dé pH tăng lên Nếu pH quá cao, H3PO4 hay HNO3

có thé được sử dụng Trong đó, H:PO¿ thường được sử dụng nhiều hơn, vì nó bổ sungPO¿Ÿ vào môi trường dinh dưỡng Tuy nhiên, trong trường hợp pH cao là do lượngCa(H2COs)2 quá cao trong dung dịch thì nên sử dụng HNO; vì nếu thêm H3PO, trongtrường hợp này, PO,* sẽ kết hợp với Ca?" tạo muối kết tủa làm giảm hàm lượng Ca?!

mà cây có thé hap thụ Vỏ trứng gà được thêm vào dung dịch nước vo gạo có tác dụnglàm tăng pH của dung dịch Thành phần chính tạo nên cấu trúc cứng của vỏ trứng làcanxi cacbonat (CaCO3) chiếm 95%, đo đó vỏ trứng được coi là nguồn vôi thay thé trongsản xuất nông nghiệp (Arabhosseini và Faridi, 2018)

Sự sinh trưởng của cây là một trong những nhân tố làm cho môi trường trở nên

2

Trang 17

có tính axit hơn, vì trong quá trình sinh trưởng rễ giải phóng ra các axit hữu cơ và ion

H+ Ngoài ra, pH có thé thay đổi bởi nhiều yếu tố như nguồn nước tưới, loại giá théhoặc thời gian sử dụng của các loại giá thé Vì vậy, pH của môi trường thủy canh cần

được kiểm tra thường xuyên 2 — 3 lần/tuần, nên thực hiện việc kiểm tra này vào các thời

điểm có nhiệt độ như nhau bởi vì pH của môi trường có thé bi thay đổi theo ánh sáng va

nhiệt độ.

1.2.3 Độ dẫn điện (EC) va tổng chất rắn hòa tan (TDS)

Độ dẫn điện của một dung dịch là khả năng dẫn điện của dung dịch này được đo

bằng những điện cực có diện tích bề mặt là lem2 ở khoảng cách lem, đơn vi tính làmS/cm Chỉ số EC cũng như TDS chỉ diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch,chứ không thé hiện được nồng độ của từng thành phần riêng biệt

Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng với ty lệ rất nhỏ so với các nguyên tô khác

sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ EC (Sonneveld và Voogt, 2009) Chỉ số EC

lý tưởng cụ thể cho từng loại cây trồng phụ thuộc vào điều kiện môi trường (Sonneveld

và Voogt, 2009) Hau hết các dung dịch đinh đưỡng có giá tri EC nhỏ hơn 4 mS/cm, nếu

lớn hơn sẽ gây hại cho cây trồng Tuy nhiên, chỉ số EC lý tưởng cho các hệ thống thủy

canh là từ 1,5 đến 2,5 mS/cm (Asao, 2012)

Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thụ chất khoáng mà chúng cần, do vậyviệc duy trì EC ở mức độ ôn định là rất quan trọng Khi nồng độ các chất khoáng hoatan trong dung dịch giảm thì giá trị EC sẽ xuống thấp Vì vậy, trong nghiên cứu và sản

xuất thủy canh, người ta thường dựa vào chỉ số EC hoặc TDS dé điều chỉnh bố sung

chất khoáng vào môi trường dinh dưỡng

Bảng 1.1 Khoảng giá trị EC và pH thích hợp cho một số loại cây trồng thủy canh

Nguồn: Sharma và ctv (2018)

Trang 18

1.2.4 Nồng độ oxy hòa tan (DO)

Duy trì đủ lượng oxy hòa tan trong dung dịch dinh dưỡng ở hệ thống thủy canh

là rất quan trọng đối với sức khỏe cây trồng DO là đơn vị đo hàm lượng oxy có sẵntrong dung dịch dinh dưỡng Rễ cần oxy để thực hiện hô hấp và nếu mức oxy không đủ

cho cây, hô hấp ky khí sẽ dẫn đến sản sinh ra ethanol với nồng độ độc hại cho cây

(Roberto, 2003).

1.2.5 Nhiệt độ

Nhiệt độ của dung dịch dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự hấp thu nước và chất đinhdưỡng của cây trồng Nhiệt độ thấp làm tăng sự hấp thu NO; và tao ra rễ trắng mỏng,nhưng làm giảm sự hấp thu nước

Ở cây rau bina, ba nhiệt độ nước tưới (24, 26 va 28°C) được đánh giá trong 8tuần Chiều dai lá, số lượng lá va tông trọng lượng sinh khối tươi và khô trên mỗi câycao hơn ở những cây được trồng ở nhiệt độ cao với sự tăng trưởng tối ưu được ghi nhận

ở mức nhiệt 28°C (Nxawe và ctv, 2009).

Graves (1983) quan sat thay rang ở nhiệt độ dưới 22°C, lượng oxy hòa tan trong

dung dịch dinh dưỡng đủ dé đáp ứng nhu cầu ở cây cà chua nhưng giảm một số quátrình sinh lý, bao gồm cả hô hấp, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của cây Ngược

lại, nhiệt độ trên 22°C, lượng oxy hòa tan sẽ không đủ vì nhiệt độ cao hơn làm tăng sự

khuếch tán của khí này

1.2.6 Một số dung dịch dinh dưỡng được sử dụng trồng rau ăn lá trong thủy canh

Từ giữa thế ki 19, dung dịch dinh dưỡng đầu tiên được đề xuất bởi nhà sinh lýthực vật Knop Dung dịch có thành phần rất đơn giản gồm 6 loại muối vô cơ trong đóchứa các nguyên tổ đa lượng, không có nguyên tố vi lượng Sau dung dịch Knop, hangloạt các dung dịch dinh dưỡng khác dé nuôi cay thực vat bậc cao ra đời như dung dichHoagland và Arnon, dung dich Arnon, Olsen, Sinsadze và một số dung dịch được sử

dụng như dung dịch của FAO, của Đài Loan.

Dung dịch dinh dưỡng của Hoagland và Arnon (1950) được sử dụng rộng rãi tại

Mỹ Dung dịch dinh dưỡng của Morgan được sử dụng phô biến dé sản xuất rau diép vàcác loại rau xanh khác, phù hợp với hệ thống thủy canh nổi Theo Phạm Thi Minh Tâm

7

Trang 19

và ctv (2018), rau cần nước được trồng thủy canh trong các dung dịch dinh dưỡngFaulkner và dung địch Hoagland và Arnon ở điều kiện nhà mảng có trọng lượng cây và

năng suất không khác biệt

1.3 Dung dịch thủy canh hữu cơ

Sự xuất hiện của thủy canh hữu cơ bắt đầu vào những năm 1990 Thủy canh hữu

cơ là một hệ thống canh tác thủy canh dựa trên mô hình nông nghiệp hữu cơ không sửdụng các đầu vào tổng hợp như phân bón hoặc thuốc trừ sâu Phân bón hữu cơ dạnglỏng dung trong thủy canh có nguồn gốc từ các nguyên liệu hữu cơ an toàn cho sức khỏe

con người, là dẫn xuất của các chất từ thực vật và động vật hoặc các thảnh phần được

chiết xuất tự nhiên hoặc dung dịch thu được khi phân hủy chất hữu cơ từ tàn dư thựcvật, chất thải nông nghiệp, phân động vật Phân bón hữu cơ dạng lỏng được sản xuấtbằng quy trình lên men đơn giản Sau quá trình lên men, dung dịch sẽ bao gồm các chấtdinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng và các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy chất hữu cơ

(Phibunwatthanawong và Riddech, 2019).

Phân hữu cơ dạng lỏng từ măng là một giải pháp thay thế cho phân hóa học trong

việc trồng ớt cayenne (Capsicum frutescens L.) trồng theo phương pháp thủy canh

(Saputri va ctv, 2021) Phân trùn qué cũng là một loại phân bón có giá trị dinh dưỡngcao có thê đễ dàng sử dụng trong các hệ thống thủy canh Bidabadi và ctv (2016) đã báocáo hiệu quả khi sử dụng dung dich dinh dưỡng có nguồn gốc từ phân trùn qué cho cỏngọt khi trồng thủy canh

1.4 Tình hình nghiên cứu về dung dịch thủy canh hữu cơ đối với rau ăn lá

1.4.1 Nghiên cứu trong nước

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Dinh và ctv (2015) khi thửnghiệm trồng thủy canh rau muống bằng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ chiết xuất từ

động, thực vật, phân tích chất lượng của rau cho thấy hàm lượng NO; trong rau muống

thấp hơn khoảng 6 lần so với dung dịch vô cơ (Knop), trong khi đó độ Brix cao hơn ởcác công thức hữu cơ với nồng độ cao (3%, 4%)

Nghiên cứu của Nguyễn Lê Mỹ Huyền (2017) cho thấy ngò rí trồng thủy canhtrong môi trường dinh dưỡng không bổ sung acid humic có khả năng sinh trưởng và

Trang 20

năng suất cao nhất, trọng lượng chất khô cao nhất Tuy nhiên, hiệu qua kinh tế chỉ đạt ởmôi trường dinh dưỡng có bồ sung acid humic 4ppm.

Theo Ngô Nguyễn Diễm Kiều (2018), nghiệm thức cho năng suất thực thu caonhất ở cây cải r6 khi trồng thủy canh là nghiệm thức sử dụng 100% dung dịch Floridađạt 22,15 tan/ha, thấp nhất là nghiệm thức sử dung 100% dịch trích bánh dầu đậu phộng.Hàm lượng nitrat của nghiệm thức 100% Florida cao nhất đạt 609,25 mg/kg rau tươi

Theo Hoàng Thị Mai (2021), dung dịch dinh dưỡng hữu cơ được chiết xuất chủ

yếu từ bã đậu nành dé trồng cây theo công nghệ thủy canh cho hiệu quả tích cực đối với

năng suất, chất lượng giống rau xà lách và cải ngọt Độ Brix của rau sử dụng dinh dưỡnghữu cơ cao hơn dung dich Knop từ 2,2 - 2,8% đối với rau xà lách, 0,5 - 1,3% đối với raucải ngọt, hàm lượng NO; trong rau thương phẩm sử dụng dinh dưỡng hữu cơ thấp hơn

3 lần so với dung dich Knop

1.4.2 Nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu ở Thái Lan đã đánh giá hiệu quả của rỉ đường, bã rượu và lá mía theo

tỉ lệ 4:4:1 và 4:1:1 cho sự sinh trưởng tốt nhất đối với rau xà lách (Lactuca sativa var.longifolia) và năng suất tương đương khi bón phân hóa học (Phibunwatthanawong và

Riddech, 2019).

Lá chùm ngây (Moringa oliefera) và nước vo gạo có hàm lượng vitamin va

khoáng chất cao có thể được sử dụng làm phân hữu cơ dạng lỏng trong thủy canh cây

cải thìa (Brassica rapa L spp Chinensis (L.) (Sari và ctv, 2020) Việc bố sung phânbón lỏng hữu cơ này làm tăng chiều rộng và chiều dài của lá, số lượng lá và trọng lượngrau, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất

Nghiên cứu sử dụng nước thải từ sản xuất đậu phụ làm phân bón cho cây rau đền

đỏ (Alternanthera amoena Voss) theo kỹ thuật thủy canh bè nổi của Anggraini va ctv(2020) cho thấy ở nghiệm thức sử dụng 60% nước thải từ đậu phụ có sự tăng trưởng caonhất về các thông số chiều cao thân, số lá, chiều rộng lá và chiều dai rễ

Theo Ezzidine va ctv (2021), xà lách thủy canh trồng trong dung dịch dinh dưỡng

từ bùn nuôi trồng thủy sản đã qua xử lý hiếu khí cho thấy không có sự khác biệt về năngsuất với rau trồng trong dung dịch thông thường Phân tích lá cho thấy hàm lượng các

Trang 21

chất dinh dưỡng, ngoại trừ Mg va Mo trong lá rau diép được trồng trong bùn cao hơn

rau trồng trong nghiệm thức đối chứng

1.5 Vi sinh vật bản địa (IMO)

IMO bao gồm các loài vi sinh vật có nguồn gốc bản địa, sinh sống và phát triển

ở môi trường tự nhiên Chế phẩm IMO được làm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại

địa phương chứa nhiều hệ vi sinh vật có lợi, chúng tồn tại lâu năm tại địa phương nên rấtkhỏe và hoạt tính sinh học của vi sinh vật khá cao IMO có tiềm năng lớn trong ứng dụngnông nghiệp vì chúng có khả năng phân hủy sinh học, có định nitơ, hòa tan lân, tổng hợp

hormone thực vật (Kumar và Sai Gopal, 2015).

Chiemela và ctv (2013) cho rằng việc sử dụng IMO trong nông nghiệp là mộtphương pháp thân thiện với môi trường bởi vì IMO đã giúp tăng cường phân hủy chathữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cây trồng, tăng năng suất cây trồng và độ phì nhiêu của

đất

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xã và Lê Khởi Nghĩa (2022) cho thấy IMO

giúp giảm 25% lượng phân đạm hóa học, giúp kích thích sinh trưởng và làm tăng năng

suất rau muống lên đến 20% đồng thời giảm từ 42% - 59% lượng nitrat trong rau tươi

so với bón phân theo khuyến cáo

Như vậy, việc sử dụng tài nguyên IMO trong sản xuất nông nghiệp mang lạinhiều ích cho cây trồng, đất đai và con người cũng như có thé khai thác vi sinh vật ban

địa làm nguồn vi sinh vật có ích để kích thích sinh trưởng cây trồng và tăng năng suất

rau.

1.6 Sơ lược về một số loại rau gia vị

1.6.1 Ngo ri

Cay ngò ri có tên khoa học là Coriandrum Sativum L., là một trong những cây

rau gia vị đầu tiên được sử dụng bởi con người Cây ngò rí có rễ cọc, thân thảo cao từ

40 - 58 cm, tròn xốp, có nhiều đốt, ở mỗi đốt mang lá và cành, lá có nhiều dạng, xẻ thùy.Cụm hoa gồm 3 - 5 tán kép gần đều mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá, trái bế đôi, hình cau,

nhẫn bóng, có cạnh lồi không rõ, gồm hai nửa Căn cứ vào kích cỡ của trái, Coriandrum

sativum L được chia thành hai loại: Coriandrum sativum L var microcarpum DC (loại

10

Trang 22

trái nhỏ có đường kính 1,5 - 3 mm) và Coriandrum sativum L var vulgare Alef (loại trái lớn có đường kính 3 - 5 mm).

Hiện nay ngò ri được trồng phô biến ở An Độ, Việt Nam, nhiều nước ở Trung A

và ven Địa Trung Hải Cây ưa âm và ưa sáng, trồng ở các tỉnh phía Bắc thường trùng

với thời gian có nén nhiệt độ thấp trong năm, trung bình 15 - 20°C, lượng mua cũng

thấp, nhưng độ âm không khí tương đối cao (trên 80%) Ở các tỉnh phía Nam và một sốnước Đông Nam A khác, cây ngò thích nghỉ với khí hậu nhiệt đới điển hình, có thé trồngđược ở mùa khô, khi nhiệt độ không khí lên đến 30°C

Ở nước ta, cây ngò được trồng khắp nơi dé làm gia vị va làm thuốc Tại nhiềunước vùng ven Dia Trung Hải, Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ, cây ngò được trồng đạiquy mô dé lấy trái làm thuốc và cất tinh dầu dùng trong công nghiệp nước hoa (Đỗ Tat

Lợi, 2004).

1.6.2 Tía tô

Tia tô (Perilla frutescens L Britton) là loại cây gia vi và cũng là loại thảo dược,

chứa tinh dầu có mùi đặc trưng, thuộc họ Hoa môi và có nguồn gốc ở vùng núi Himalaya,Đông Á và vùng Đông Nam Á

Tía tô thường mọc thành bụi, có chiều cao khoảng từ 0,5 - 1 m Thân có đường

kính 0,5-1,5cm, gần giống hình vuông với bốn cạnh, có rãnh dọc trên mỗi cạnh, phân

nhiều cành và có lông Thân cây có thể có màu nâu tím hoặc tím đen Lá có mùi thơm,mọc đối, có cuống dai đến 2 - 7 cm Phiến lá lớn, gốc tròn, đầu nhọn, dài khoảng 4 - 12

em và rộng khoảng 2,5 - 10 em, mép lá có khía răng Hoa trang hay tím nhạt mọc thànhchùm ở nách lá hay đầu cành dai 6 - 20 cm Quả thuộc loại bế quả, hình trứng hoặc gannhư hình cầu, đường kính khoảng 1,5 mm Quả có 4 hạch nhỏ, mỗi hạch chứa một hạtmàu trắng ngà

Tía tô thuộc loại cây ưa sáng và ưa âm, thích hợp với đất thịt và đất phù sa, thíchnghi với những vùng khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 23°C Ở nhữngvùng có khí hậu nhiệt đới điển hình như ở các tỉnh phía nam, cây thường chỉ trồng được

vào mùa mưa Vùng ngoại thành Hà Nội, người ta có thể trồng tía tô gần như quanh

năm Tía tô ra hoa kết quả nhiều, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt phát tán ra môi trường

11

Trang 23

xung quanh, đên mùa mưa âm năm sau mới nảy mâm Cây được trông băng hạt, mùa

hoa tháng 7 đến tháng 9, mùa quả tháng 11 đến tháng 12 (Đỗ Tất Lợi, 2004)

Ở nước ta, tía tô được sử dụng như một loại rau gia vi đề kết hợp với các món ăn

nhằm tăng thêm hương vị Trong đông y, tía tô vị cay, tính ôn và có nhiều tác dụng chữa

phong hàn, hóa dom, giải độc, an thai, cảm mạo, đau bụng (Nguyễn Thị Hoàng Lan,

2015) Người Nhật Bản còn dùng sản phâm nước tia tô như loại nước uống giải khát vào

mùa hè.

1.6.3 E trắng

E trắng hay còn gọi là é, có tên khoa học là Ocimum basilicum var Pilosum(Willd.) Benth, thuộc họ Hoa môi Trước đây, é trắng có tên là tiễn thực vì ăn ngon,

thường được dùng đến tiên công vua chúa.

E là một loài cây nhỏ sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành bụicao từ 0,5 - Im Thân vuông, màu xanh lục nhạt, có lông Lá mọc đơn đối chéo chữ thập,không có lá kèm Phiến lá hình trứng đài, đài 5 - 6 em, rộng 2 - 3 em, màu xanh lục nhạt,mép lá có răng cưa, có nhiều lông nhỏ Cụm hoa là những xim co, không có cuống, mỗixim co gồm 3 hoa có chung một lá bắc, Đài hoa màu xanh, tràng màu trắng Quả é chia

làm tư, rời nhau, không tự mở, nằm trong đài Mỗi quả chứa một hạt Quả hình bầu dục,

mau xám den, nhẫn, khi cho vào nước tạo thành một màng nhay trắng bao bọc bên ngoài

(Đỗ Tắt Lợi, 2004)

Về hình thái, é giéng húng qué chỉ khác phía trên có nhiều cành, lá hoa đều cólông, do đó có tên pisolum (lông mềm thưa) Toàn thân cây có mùi thơm giữa mùi chanh

va sa.

Hạt chứa khoảng 5% nước, 3 - 4 chat vô cơ và chat nhay Thủy phân chat nhay

có các acid galacturonic, arabinoza, galactoza Toàn cây chứa 2,5 - 3,5% tinh dau tươi,hàm lượng tinh dau cao nhất lúc cây đã ra hoa Thành phan chủ yếu của tinh dau là citralvới tỉ lệ 56%, ngoài ra còn khoảng hơn 20 chất khác (Đỗ Tat Lợi, 2004)

1.6.4 Húng quế

Hung qué có tên khoa học là Ocimum basilicum L, thuộc họ Hoa môi

(Lamiaceae) Hing quê là cây mọc hang năm, rễ moc nông, ăn lan trên mặt dat, thân

12

Trang 24

thao, cao khoảng 40 - 50 cm, có khi cao hơn tùy chất đất và khoảng cách trồng Lá hìnhxoan, mọc đối, các chồi thường hay đâm ra từ các nách lá nên cành hing quế thường

xum xuê Lá màu lục xanh có loại màu tím đen nhạt Hoa nhỏ màu trắng hay tía, mọc

thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng có từ 5 đến 6 hoa Quảchứa hat đen nhánh khi ngâm vào nước có chất nhay màu trắng bao quanh (Đỗ Tắt Lợi,

2004).

Hung quê là loại rau có mùi thom, dùng dé làm rau gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, thường dùng đề ăn cùng với rau sông các loại làm cho bữa ăn thêm ngon miệng.

Ngoài tinh dau, lá va hoa của cay hung quê còn chứa protein, carbohydrate, và một

lượng nhỏ vitamin A, vitamin C.

Húng quế yêu cầu đất nhiều mùn, xốp, thoát nước tốt, thích hợp với đất phù sa

và đất thịt Cây ưa sáng và âm, nhiệt độ thích hợp khoảng 25 - 30°C, sinh trưởng mạnh

trong mùa mưa âm Ở Việt Nam, húng quê có ở nhiêu tỉnh và trông được quanh năm.

Hiện nay, hing qué được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới và ôn đới châu A, châu

Âu dé thu hái lá và toàn cây dé chung cat tinh dầu dùng làm thuốc hoặc dùng trong công

nghiệp hương liệu Nhiều hợp chất có giá trị sinh học trong húng quế được cho là có khả

năng kháng oxy hóa, nhờ đó có thé ngăn ngừa các bệnh tiểu đường, tim mach va ungthư Đồng thời, một số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng tinh dầu của cây húng qué cókhả năng kháng khuẩn được sử dụng dé điều trị hoặc ngăn ngừa một số loại nhiễm trùng

(Joshi, 2014).

13

Trang 25

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2023 trong nhà màng tại

Trại thực nghiệm khoa Nông học.

Nhà mang có điện tích 160 m, thiết kế hệ thống lưới giám 50% CĐAS và quạt

thông gió dé tạo điều kiện thông thoáng bên trong nhà màng (Hình 2.1)

2.2 Điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và cường độ ánh sáng của nhà màng trong thời gian

thí nghiệm

Diễn biến nhiệt độ và âm độ trong và ngoài nhà màng (NM) sử dụng nhiệt âm kế

tự ghi (Hình 2.3a), cường độ ánh sáng (CDAS) chỉ theo dõi trong nha màng bằng máy

EXTECH SDL400 (Hình 2.3b).

14

Trang 26

Bảng 2.1 Nhiệt độ, âm độ và CĐAS nhà màng từ tháng 4 đến tháng 7/2023

hoạch sau 35 - 40 ngày sau khi gieo hạt.

Tia tô RADO 78: Lá to, mặt dưới có màu tím nhẹ, mặt trên màu xanh tím đan xen.

Cây sinh trưởng mạnh và có khả năng kháng bệnh tốt Thu hoạch sau 30 - 35 ngày sau

khi gieo hạt.

É trắng RADO 189: Sinh trưởng mạnh, trồng quanh năm Thu hoạch sau 30 - 35

ngay sau khi gieo hạt.

Hung qué lá to RADO 25: Cây lớn, thân mau tim, lá lớn tròn dai, màu xanh mưới

Thu hoạch sau 30 - 35 ngày sau khi gieo hat.

2.3.2 Dung dịch dinh dưỡng

Thí nghiệm sử dụng 2 dung dịch dinh dưỡng hữu cơ:

DDI: dung dịch IMO (gồm nước vo gạo, vỏ trứng và IMO)

IMO được sản xuất theo quy trình của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh

Cửu (2020) theo cách sau:

Nguyên liệu: 10 lít nước sạch, 20 gram men rượu, 50 gram chuối, 0,5 kg bí đỏ,

0,5 kg đường mía hoặc rỉ mật, 50 gram sữa chua, 10 gói men tiêu hóa.

15

Trang 27

Thực hiện: Nấu chín hoặc băm nhỏ bí đỏ, chuối và đường Sau đó trộn tất cảnguyên liệu vào thùng chứa, thêm nước tổng 10 lít Khuấy đều dung dịch từ trên 7 ngày.

Thành phan vi sinh vật chính của IMO: Bacillus spp (mật số vi khuẩn tổng số là

1,2 CFU x 108 CFU/mL).

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của dung dịch IMO

Nguyên tố dinh dưỡng Hàm lượng

Trang 28

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của dung dịch hữu cơ dùng trong canh tác dưa lưới

Nguyên tô dinh dưỡng Hàm lượng

N(%) 0,228

P (%) 0,0632 P20s (%) 0,145

K (%) 0,065 KaO (%) 0,078

Ca** (mg/L) 1508

Mg”' (mg/L) 998

Neuon: Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Dai học Nông Lâm TP.HCM (2023)

2.3.3 Dụng cụ và thiết bị dùng trong thí nghiệm

Cân điện tử, thước, kéo, bút, giấy, máy tính, máy ảnh, thùng chứa, khay ươm, chậu,

giá thé Các thiết bị theo déi diễn biết thời tiết và cường độ ánh sáng bên trong và ngoài

Dung dịch thủy canh được đựng trong thùng chứa khoảng 50 lít, bên trong thùng

có một máy bơm được gắn với một bộ đêm thời gian.

17

Trang 29

Chế độ tưới cài đặt theo bộ hẹn giờ một ngày 3 lần (6h, 11h, 16h), mỗi lần 5 phút

dé đưa dung dịch dinh dưỡng lên máng tưới cho cây (Hình 2.5)

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Bồ trí thí nghiệm

Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Sử dụng dung dịch IMO

Thí nghiệm 2: Sử dụng dung dịch hữu cơ dùng canh tác dưa lưới

Cả 2 thí nghiệm đều là thí nghiệm 1 yếu tố gồm 4 nghiệm thức (NT) được bố trí theokiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại (LLL) Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình

Hình 2.4 So đồ bồ trí thí nghiệm

J Se

Hình 2.5 Toàn cảnh khu thí nghiệm ở thời điểm 20 NST A) TN 1 và B) TN 2

2.4.2 Quy mô thí nghiệm

Mỗi thí nghiệm gồm:

18

Trang 30

Tổng số 6 cơ sở: 4NT x 3LLL = 126

Mỗi ô cơ sở gồm: 20 chậu

Mỗi chậu gồm: 1 cây đối với NT1, NT2, NT3; 5 cây đối với NT4

Diện tích mỗi 6 cơ sở: 0,3 m x 2,4m = 0,72 m?

Tổng điện tích các 6 cơ sở: 0,72 m? x 12 = 8,64 m?

2.5 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

Chuẩn bị hệ thống thủy canh va thùng chứa dung dịch dinh dưỡng

Sử dụng giá thé TS1 Klasmann và khay xốp 84 lỗ dé gieo hạt

Chuan bị cây con: ngâm hạt giống trong nước với tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong 3 - 4giờ, sau đó vớt ra rửa sạch nhớt đồng thời loại bỏ hạt lép rồi đem gieo vào khay Tưới

phun sương một ngày 2 lần dé giữ âm

Khi cây được 15 NSG (đối với húng quế, é trắng, ngò rí), 30 NSG (đối với tía tô)

tiễn hành lựa những cây khỏe mạnh, không bị bệnh cho vào các chậu và đưa lên trồng

trên hệ thống thủy canh

Sau đó tiến hành bơm dung dịch dinh đưỡng lên bàn thủy canh, 4 ngày thêm dinh

dưỡng 1 lần Duy trì pH từ 5,5 - 6,5 và EC trong khoảng 1 - 1,5 mS/cm tùy theo từng

giai đoạn phát triển của cây

2.6 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

2.6.1 Các chỉ số pH và EC của dung dịch dinh dưỡng

Do 2 ngày 1 lần bằng máy đo pH HANA 8314 và máy đo EC HANA HI 8633

(Hình 2.3 b).

2.6.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Theo đối các chỉ tiêu sinh trưởng trên 5 cây cô định được chọn ngau nhiên ở mỗi

ô cơ sở, không lấy các cây ở ngoài cùng ở hai đầu máng trồng, 5 ngày lấy chỉ tiêu 1 lần

Chiều cao cây (cm): Dùng thước đo dọc theo thân chính đo từ gốc đến đỉnh lá

cao nhât

19

Trang 31

Tốc độ tăng trưởng CCC (cm/ngay) = [CCC lần do sau (cm) - CCC lần đo liền

trước (cm)] / Số ngày giữa các lần đo

Số lá (lá/cây): Đếm số lá trên thân chính, tính từ lá that thứ nhất, chỉ đếm những

lá xuất hiện cuống lá và phiến lá rõ rệt

Tốc độ ra lá (lá/ngày) = [Số lá lần do sau (1á/cây) - số lá lần đo liền trước (1á/cây)]/ Số ngày giữa các lần đo

Số cành (cành/cây): Đếm tat cả số cảnh cấp của cây

Tốc độ ra cành (canh/ngay) = [Số cành lần do sau (1á/cây) - số cành lần đo liềntrước (1á/cây)] / Số ngày giữa các lần đo

2.6.3 Các chỉ tiêu về năng suất

KLTB 1 cây (g/cây) = Trung bình cộng khối lượng của các cây theo đối trên một

Theo dõi sâu, bệnh hại và tính tỷ lệ cây bị sâu, bệnh hại theo công thức:

Tỷ lệ cây bị bệnh hại (%) = (Số cây/số lá bị bệnh/Ÿcây/lá trong 6 thí nghiệm) x

Khối lượng thân lá tươi trung bình (g/cây) = Trung bình cộng khối lượng thân lá

tươi (g) của 5 cây chỉ tiêu

20

Trang 32

Khối lượng thân lá khô trung bình (g/cây) = Trung bình cộng khối lượng thân lá

khô (g) của 5 cây chỉ tiêu

Hàm lượng chất khô (%) = Khối lượng thân lá khô trung bình (g/cây)/Khối lượng

thân lá tươi trung bình (g/cây) x 100.

2.7 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được thu thập, tổng hợp và tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel2010; sử dụng phương pháp phi tham số Mamn - Whitney U test trên chương trình Rphiên bản 4.1.3 để so sánh các chỉ tiêu

21

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN