Các chỉ tiêu theo dõigồm thời gian sinh trưởng phát dục, chỉ tiêu sinh trưởng, các yêu tố cấu thành năngsuất và năng suất từ đó tính toán hiệu quả kinh tế khi áp dụng các nồng độ phân bó
Trang 1`TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
3k 3k 3k 3k 3k 2k sk
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ANH HUONG CUA NONG ĐỘ PHAN BÓN LA DEN SINH TRUONG, PHAT TRIEN VA NANG SUAT BAP RAU (Zea mays L.) VỤ XUAN HE 2022 TREN VUNG
DAT XÁM BAC MÀU THÀNH PHO
Trang 2ANH HUONG CUA NONG DO PHAN BÓN LA DEN SINH TRUONG, PHAT TRIEN VA NANG SUAT BAP RAU (Zea mays L.) VU XUAN HE 2022 TREN VUNG
DAT XAM BAC MAU THANH PHO
HO CHÍ MINH
Tac gia
NGUYEN THI MAI
Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, con xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân,những người đã luôn bên cạnh, hỗ trợ những điều tốt nhất, động viên con những lúckhó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tại Trường đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô của khoa Nông học đã tạo điều kiện thuậnlợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường Những kiến thức được quý thầy
cô giảng dạy sẽ là hành trang vững chai dé em trở thành một kỹ sư nông học tốt trongtương lai.
Em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông học và Trại thực nghiệm khoa Nônghọc đã phê duyệt và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này
Xin tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Hữu Nguyên,người thầy đã luôn theo sát, kiên nhẫn và tận tình hướng dẫn, quan tâm, chỉ bảo emtrong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Cuối cùng, tôi được ghi nhớ khoảng thời gian đầy ý nghĩa khi thực hiện khóaluận cũng như suốt 4 năm học trên ghế nhà trường Xin cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ củanhững người thân, người thầy, các anh chị, những người bạn và những người em thânthiết
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2022
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYÊN THỊ MAI
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất bắp rau (Zea mays L.) vụ Xuân Hè 2022 trên vùng đất xám bạc
thành phố Hồ Chí Minh” đã được tiến hành từ tháng 2/2022 đến tháng 5/2022 Mụctiêu của thí nghiệm nhằm xác định được nồng độ phân Viusid - Agro thích hợp dé câybắp rau sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
Thí nghiệm đơn yếu tố đã được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên(Randomized Complete Block Desigh - RCBD) với 3 lần lặp lại, gồm 7 nghiệm thức
là 6 nồng độ phân bón lá Viusid - Agro: 0,1 mL/L, 0,2 mL/L, 0,3 mL/L, 0,4 mL/L, 0,5mL/L, 0,6 mL/L ha thời điểm 14 NSG, 21 NSG, 28 NSG, 35 NSG và 42 NSG và liềulượng 320 L/ha/lần phun cho 2 lần phun đầu và 480 L/ha/lần phun cho 3 lần phun sau
và 1 nghiệm thức đối chứng không phun phân Viusid - Agro Các chỉ tiêu theo dõigồm thời gian sinh trưởng phát dục, chỉ tiêu sinh trưởng, các yêu tố cấu thành năngsuất và năng suất từ đó tính toán hiệu quả kinh tế khi áp dụng các nồng độ phân bón láViusid - Agro khác nhau trên cây bắp rau
Kết quả thu được, trong điều kiện canh tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, phunnông độ 0,5 mL/L phân Viusid - Agro trên nền phân (500 kg vôi, 100 kg phân hữu coCSV 70 OM; 200 kg N - 80 kg PzOs - 90 kg KzO)/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinhtrưởng của bắp rau với chiều cao cây đạt 241,6 cm, đạt 18,2 lá tại 55 NSG; diện tích láđạt 42,3 dm?, chỉ số diện tích lá 3,0 m°lá/m? đất tại thời điểm 40 NSG; đường kínhthân đạt 25,5 mm Phun nồng độ 0,5 mL/L phân Viusid - Agro giúp cây bắp rau có sốlõi bắp trung bình đạt 7,1 bắp/cây, khối lượng lõi bắp trung bình đạt 12,8 g/bắp, khốilượng râu bắp trung bình đạt 13,0 g/bắp, năng suất thực thu lõi bắp đạt và râu bắp đạt
lần lượt 2,56 tan/ha và 2,67 tan/ha tương ứng với tăng 7,6% và 8,5% so với đối chứng
phun phân Viusid - Agro; hiệu suất phân bón đạt 173,1 kg lõi bắp/L phân, 201,9 kg râu
bắp/L phân; mang lại lợi nhuận 71.895 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận là 1,00 và
VCR là 0,09.
ill
Trang 5Trang Trang Wa cece 1
EG ATT OI waren zioeirani telson te ole Saris pa EUR 1Ninh llÔ GuannsgiuiggtianiaoigtotiisrtortitiosganiiininntftxidiiBnidg70in/0i1g00nữhigrli4Ginfnorntfiqbntsiirigitik iiiMire TC secsrcrsa race essarmar rete eeee ces ret eee teen erent ornema here ie emcee eames ernie 1V
Danh sach Cac Dang TƯ A Vill
1.1.6 Các nghiên cứu về bap rau trên thế giới và Việt Nam -z +¿ 14
1.2 Tổng quan về phân bón lá 2-2-2 + +++2E++EE£EEE2EE+EE+2EE+EEerEeerxerxezrrrrxee 1812.1 Khái nena plain BỘT, là moi sasssz1lGHLGSELSBESSESSESXLGSENSRBSREHESIEESEEIIIMSEEEGHBBIEENSHENGEHSESEĐGBS0SBEE 18 1:2:2 Val teeta phần 601A, cvvecsesseseresses ures wreyavesreemnlenistaueoripernternios teary as 191.2.3 Cơ chế của phân bón 1a cece cecccsesssessesssesseeseesseesessesseesnesseeseesietsnsseseeeseeeeees 201.2.4 Phan loat phan bon 18 5 211.2.5 Ưu nhược điểm của phân bón lá -2- 2-2 2 2SSE+2E+2E+EE£EE£ZEZEZEzEzzzxzzsez 819)1:3.6 Lưu ý khi sử dụng phân bó 14 :sc:cs scscsciciiesiicse1142568146455415558306100640515 1114164588 55E 23 1.2.7 Tình hình sử dụng phan bón lá ở Việt Nam - cece 5< *+2£+2£ssreerrerreres 24
Trang 61.3 Phân bón lá Viusid - Agro và một số nghiên cứu - 22©22222+2z222++£z+zzzzzxz 2413.1 Ammo acid Va Val tO GỦả:aHHHN0 BỘ: soseonsnsetieiniiiEDiEDBLDAS HA GH000158148485903305035E 24 1.3.2 Phan bon 14 Viusid - vn 261.3.3 Nghiên cứu về phân bón lá Viusid - Agro trên một số loại cây trồng 27Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 302.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm - 2-22 ©22+2S+2E+2EE+EE2EESEEEEESrxrrrrrrrees 302.2 Điều kiện thí nghiệm - 2 2 2+S2E9SE2E2E92125821221221211212212112111211212121 21 c0, 30
2.2.2 Đặc tính lý hóa đất -©2-©222221221211211211211211211211211212121121212121 2 xe 312.3 Vật liệu nghiên cứu và vật tư nông nghiỆp - 5-5522 *S+£++£sesererrerrrrrrs 32
PS N4 8 6/20 6 32 23.2) V AUT BONE TỊEHICT seaessesueoiasbsboidloitg0S0008G38g838.GG.VS43Đ4SIGSGI430SIGSU3.3G33S8.691Gidi03gi5suadusesoL21
it hương phap thi nehiem cs ec neem ee 332.4.1 Bồ trí thí mghi@m en ceccccccccccccccessecsessessessessessessessessessessessessecsessessessessessessessesseeees 332.4.2 Quy m6 thi mghi6m 1n 2.5 Cac chỉ tiêu va phương pháp theo dõi - cece cee eeceeeeceseseeseseeseneeseseenens 35
2.5.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triỀn 2-2 2 22 2S2E+2E+2E£ErzEzEezxezsee 35
2.5.2) Chi eu sins TƯỚN Bx cesrscesnzssecaenvensneevsncemantuevercepauur suas navaunay sues tamu Sivan 32xGgatss TÔ 2.5.3 Chỉ tiêu sâu bệnh hạI - 2 222222213223 3323112211221 1E21 25112211111 errreecee I2.5.4 Các yêu tô cầu thành năng suất và năng suất -2-2+©c++cc+scrvsrrreee 382.5.5 Đặc điểm lõi bắp + 22s 2ES2E2212121211211211211211111111211211211121 212111 xe 382.5.6 Hidu qua Kit Ẽẽ 2.5.7 Phương pháp xử li và thống kê số liệu -22- 2522 S2xe2zc2rverxrrrerrkrree 392.6 Quy trình về kỹ thuật canh tác áp dụng trong thí nghiệm 2- 22525522 392.6.1 Chuẩn bị đất, lên luốïig x22 c5 002xomrerrbrrerreercei 402.6.2 Kỹ thuật gieo, khoảng cách và mật độ trồng -2 22-222222z+2zzzzz+zxzr+z 402.6.3) IOHLTD DATÍssysg93931805/77400182S500AI4EsutagLisil8ti816gidlBsiliddsiilgt3siaslvaxissiulôngsyissaksatlaenyi 40 2:06:61: HAT SỐ sxissisecsstgo511035155 06913 866338863544458008380006:38488503945058001455883E4À383580155i1003g64083uq0s4ã38 0) 40 2.6.5 Tht hoach 000 ÔỎ 43Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -22-©22222222222222E2E22xczzrerxee 44
Trang 73.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến các giai đoạn sinh trưởng và pháttrién cla CAy bap 0 In 44.ĂHĂ H Ả 443.2 Anh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến chiều cao cây và tốc độ tăngtrưởng chiều cao cây của giống bắp rau PAC 271 ¿222¿222222222222222xzzzzze 463.3 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến số lá và tốc độ tăng trưởng số lá
ga giúngg TIA HH kh hon HH tna sdetails 48
3.4 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
gia giống bốn ran PAS ZTÌ, ««-«- «eo che cụ hy HH2 17 01215g85.0.070/2040028000-g002g4.07 76 503.5 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến đường kính thân và chiều cao cây
cuối cùng của giống bắp rau PAC 271 +: ©+5++2x22E22E2EEEEE 2121232121222 cxe 52
3.6 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến các chỉ tiêu sâu bệnh hại củagidng bap rau PAC 271 533.7 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến đặc điểm lõi bắp rau PAC 271 563.8 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến các yếu tô cầu thành năng suất vànăng suất của giống bắp rau PAC 271 ¿- 2¿22222+222222122112212211211221211211 21c xe 573.9 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến hiệu quả kinh tế - 64KET LUẬN VA ĐÈ NGHỊ - 222222 222222122212221221122212221 2211221211221 ee 66TÀI LIEU THAM KHẢÁO 2 2-52 SS2SSE2E92E22E2252312312112112112112112112122222 X2 67PHL LLỤ -::e-sscscneisssrsssoisssosssrirnebidisoii3014813569100150530495950003615507395070103000940/02859068 71
Trang 8DANH SÁCH CHỮ VIET TAT
Viết tắt Viết đầy đủ/nghĩa
Bo NN & PINN Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
Ctv Cộng tác viên
CV Coefficience of variation (Hé sé bién động)
ĐC Đối chứng
KLTB Khối lượng trung bình
LLL Lan lap lai
NSG Ngày sau gieo
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NT Nghiệm thức
VCR Value cost ratio (Ty suất lợi nhuận phân)
vil
Trang 9DANH SÁCH CAC BANG
TrangBang 1.1 Hàm lượng dinh dưỡng của bắp rau so với một số loại rau củ khác 12Bảng 2.1 Diễn biến thời tiết từ tháng 2/2022 đến 5/2022 tại nơi làm thí nghiệm 30Bang 2.2 Đặc tính lý, hóa khu đất thí nghiệm 22 2 2222222E+2E£2E+z2Ez2zzzz+2 31Bang 2.3 Thời điểm và lượng phân bón cho cây bắp rau (kg/ha) 2-5: 40Bảng 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến các giai đoạn sinh trưởngcña giống bản rud PAC ÐT se seeseeeetoiretosdethoessid eixatftVECESEDSS1095103000093/6001081 00801151 6/ 44Bảng 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến chiều cao cây (cm) củagiống bắp rau PAC 271 -2¿222222+22122212212212112212112112211211211211211 112111 46Bang 3.3 Anh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến số lá (lá/cây) ở các thời
ñ tt lop sướng agobrrootiEtoSgiotbiBriosglErtoGiorrgesitcriotgtstincgtgiigtspgnbyqsidpiiesdssigsngs) 49Bảng 3.4 Ảnh hưởng của nồng độ phan Viusid - Agro đến diện tích lá (dm’) và chỉ sốdiện tích lá (m°lá/m?đất) ở thời điểm 20 NSG và 40 NSG 2 22-522252 : 51
Bang 3.5 Anh hưởng của nồng độ phan Viusid - Agro đến đường kính thân va chiều
A eR NIE I RRNAANDAAỚAAếớAốớớ.Aốớốớốớốcố.AốAố 53Bảng 3.6 Anh hưởng của nồng độ phan Viusid - Agro đến một số chỉ tiêu sâu, bệnh
LA spaces ewes erieresieeirea denser mers eerie esa eee ee 54Bang 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ phan Viusid - Agro đến chiều dai lõi bap và đườngKein 161 bap gổỈắ"1gq 56Bang 3.8 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến số lõi bắp tươi, khối lượngtrung bình 1 lõi bắp (g/bap), khối lượng trung bình râu bắp (g/bap) 58Bảng 3.9 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến năng suất lý thuyết, năngsuất thực tế của lõi bắp và râu bắp - ¿2-2 ©222S+2E22E22E2E2E212121221121221221222.2xe2 61Bảng 3.10 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến hiệu quả kinh té 64Bang PL 2.1 Chi phí đầu tư 1 ha bắp rau (chưa bao gồm phân bón lá Viusid - Agro)
SENSXSESEESHEISSLEV.BEAESBSRSSEEDSEISLSSEIRSEĐISENEIBEREBILEESEGRSESASSEESSLIABSHMDAGIERIĐSGESBESEEAIBSLGSSSIEBELSSEISGBISESESHE 73
Bang PL 2.2 Lượng phân Viusid - Agro sử dung cho 1 ha bắp rau (mI/vụ) 74Bang PL 2.3 Chi phí phân Viusid - Agro cho 1 ha bắp rau -2 2- 22 55z22z2522 74
vill
Trang 10Bang PL 2.4 Tổng thu của 1 ha bắp rau 2-©22-55++55sc¿Bảng PL 2.5 Tỷ lệ % sâu bệnh hại sốc va sau khi chuyền đôi số liệu
1X
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
TrangHình 2,1 GiỮng biến rau PAC ẤT asseseessessesesesoirdodtsixtoiiExitgtipipsdgg84901090801803010062 46000 32Hình 2.2 Phân bĩn lá amino acid Viusid - ÀTO - 5 5-5 c 5< s+csseexeeereexeereeceece.22Hình 2.3 Sơ đồ bồ trí thí nghiệm 2 2© 2+22222E12EE122E1222122312231271127122712 222 ee 34Hình 2.4 Tồn cảnh khu thí nghiệm tại thời điểm 45 NSG -55cccccccecres 35Hình 2.5 Lam cỏ, bĩn thúc lần 1 cho cây bap rau, thời điểm 15 NSG 41Hình 2.6 Tiến hành rút cờ vào thời điểm 48 NSG 252-cccscccerrrrrrreee 4]Cee wa ae 43Hinh 2.8 Trai bap rau đạt tiêu chuẩn thu hoach c.ccccccccccsecessesseseeseeseseeseesesesesseseeees 43Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cây bắp rau (cm/ngày) 48Hình 3.2 Tốc độ tăng trưởng số lá (lá/ngày) của cây bắp rau 2-55-5222 49Hình 3.3 Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperdal - + 55s << £+s+ssesseeseeesees 55Hình 3.4 Bệnh khơ van (Rhizoctonia solani Kubn) c.cc.ccscsscecessesseseeseeeseeseeeeeeees 55
Hình 3.5 Bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis) c.ccccccsccsvescesesesveseeseevesens 55
Hình 3.6 Ảnh hưởng của nồng độ phân Viusid - Agro đến chiều dài và đường kính lõiDap TÂU ss6xxs5:96755156033755658535340803082089304638g900.0151988000GE03I4GS1SSE4389800046ã838308120SESEUSS1900133098G00003088 57Hinh 3.7 Do chiều đài Mi bắn Si SEHHHH nh HH g02001111002016E1261 c0 57Hình 3.8 Do đường kính lõi bắp 2-22 ©22SS22E2EE£EE22EE22E2EE221232221 22.22 crev 57Hình 3.9 Cân khối lượng lõi bắp toản ơ -2- 2-©2222222222EE22E2EE2EE22EE2EECEEzrrrrev 60Hình 3.10 Cân khối lượng râu bắp toan ơ -2- 2 2 2SSE22E22E22E22EZEZEZEezrezxez 60Hình 3.11 Tương quan giữa nồng độ phân Viusid - Agro và NSTT lõi bắp (tan/ha) 63Hình 3.12 Tương quan giữa nồng độ phan Viusid - Agro và NSTT râu bắp (tân/ha) 63Hình PL.1 Hệ thống tưới phun mưa - 2-22 2222222E22E22EE2EE2EE2EEEEEEZEEerxrzrrrrer 71Hình PL.2 Do đường kính thân tai thời điểm 60 NSG 22-52222522c5z- 71Hình PL.3 Phun phân bĩn lá Viusid - Agro ở thời điểm 28 NSG 71Hình PL.4 Tiến hành thu hoạch bap rau tai thời diém 55 NSG - 7]Hình PL.5 Số liệu lý hĩa tính của khu đất thí nghiệm - 2-22 22 5222522522522 72
Trang 12GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Bắp rau (Zea mays L.) là cây có giá trị cao, cả trong tiêu dùng và xuất khẩu, cóchất lượng dinh dưỡng cao, có nhiều vitamin E, các chất khoáng và protein (Cao ThịThương Duyên, 2018) Đây là loại cây trồng được đánh giá là lý tưởng cho sản phâmnông nghiệp sạch bởi vì bắp rau được thu hoạch khi còn non, ít bị sâu bệnh phá hoạinên hạn chế được việc sử dụng và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (Galinat, 1985) Vì bắprau là cây ngắn ngày và được thu hoạch ở giai đoạn vừa phun râu nên việc bổ sungchất đinh dưỡng dé tăng năng suất là điều cần thiết Tuy nhiên hiện nay phương phápphô biến nhất vẫn là bón phân hóa học trực tiếp vào đất, đặc biệt là những vùng thâmcanh Vấn đề được quan tâm ở đây, chính là làm sao để tăng năng suất bắp rau hiệuquả cũng như để cây tận dụng được tốt nhất, nhanh nhất các chất dinh dưỡng được
cung cấp và hạn chế ô nhiễm môi trường đất.
Một trong những hướng sản xuất rau xanh có hiệu quả hiện đang được quan tâm
là sử dụng hợp lý phân bón lá, giúp cây cân đối dinh dưỡng dé sinh trưởng phát triển
và cho năng suất (Nguyễn Văn Bộ, 2008) Trên thị trường hiện có rất nhiều loại phân
bón lá cho rau Tuy nhiên nhu cầu sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinhbón vào gốc hoặc phun qua lá để sản xuất rau an toàn ngày càng tăng, nhất là trong
lĩnh vực “nông nghiệp đô thị” (Nguyễn Dinh Thi va ctv, 2013)
Viusid - Agro là một loại phân bón lá amino acid, được nhập khâu từ Tây BanNha Phân bón lá Viusid - Agro tác động đến thân và lá, thúc đây sinh trưởng pháttriển của cây trồng, giúp tăng sinh khối, năng suất Phân bón lá Viusid - Agro đangđược thí nghiệm trên nhiều cây trồng, nhưng chưa được thử nghiệm rộng rãi trên bắprau Chính vì vậy, việc xác định nồng độ phân Viusid - Agro phù hợp dé đạt đượcnăng suất bắp rau mong muốn và hiệu quả kinh tế cao là việc cấp thiết cần được thựchiện.
Với những vấn đề và nhu cầu trên, đề tài: “Ảnh hưởng của nồng độ phân bón láđến sinh trưởng, phát triển và năng suất bắp rau (Zea mays L.) vụ Xuân Hè 2022 trên
vùng đất xám bạc màu Thành phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện
Trang 13Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế khi phun 6 nồng độ phân Viusid - Agro chocây bắp rau trên vùng đất xám bạc màu Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ được thực hiện một vụ từ tháng 2/2022 - 5/2022 với 6 nồng độ phânbón lá Viusid - Agro cho giống bắp rau PAC 271 trồng trên nền đất xám bạc màu tạiTrại thực nghiệm khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
và không phân tích phâm chat lõi bắp sau thí nghiệm
Trang 14các loại rau khác như: súp lơ, cà tím, dưa chuột, cà chua Bap rau có giá trị dinh dưỡng
cao, khi ăn có vị ngọt và giòn Bap rau có thé dùng dé ăn tươi hay xào nấu, đóng hộpđêu được.
Bắp rau (Zea mays L.) được xem là sản phẩm rau sạch do thu hoạch vào giai
đoạn bắp non (giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất), được bọc kín trong lá bi, ít bị sâu
bệnh nên không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư chất độc do nam không có và
hàm lượng NO; trong sản phẩm cũng rất thấp
Ngoài ra, than lá và lá bi khi thu hoạch còn rất xanh non là nguồn thức ăn xanhhoặc làm ủ chua giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi đại gia súc (nhất là bò sữa), cá Bapnon là cây trồng xen rất tốt ở các ruộng lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở cácvùng trồng cây công nghiệp
Theo báo cáo của EIRI năm 2018 giá trị dinh dưỡng của bắp rau trên cơ sở
trọng lượng chất khô là: đạm: 15 - 18%, đường: 0,016 - 0,2%, Phosphorus: 0,6 - 0,9%,Posstasium: 2 - 3%, chất xơ: 3 - 5%, Calcium: 0,3 - 0,5%, Ascorbic acid: 75 - 80mg/100g Chính vì vậy trồng bắp rau sẽ mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân va
là sản phẩm rat có tiềm năng phát triển
1.1.1 Nguồn gốc, phân loại cây bắp rau
Nguồn gốc:
Cây bap (Zea mays L.) thuộc chi Maydeae, họ hòa thảo Graminea, có nguồngốc từ Trung Mỹ Tuy nhiên, vùng phát sinh của cây bắp lại có nhiều quan điểm Cónhiều giả thuyết về nguồn gốc của bắp tại Châu Mỹ như bắp là sản phẩm thuần dưỡng
3
Trang 15trực tiếp từ cỏ bắp (Zea mays ssp parviglumis) một năm ở Trung Mỹ, có nguồn gốc từkhu vực thung lũng sông Balsas ở miên nam Mexico.
Theo Ngô Hữu Tình (2003), cây bắp bắt nguồn từ Mexico và Trung Mỹ sau đó
du nhập vào Peru cách đây khoảng 3000 năm Thực tế cho thấy bắp đã gắn bó với dân
bản xứ Trung Mỹ và được phát triển mạnh ở vùng này, là cây ngũ cốc chính cổ nhất,
phô biến rộng, cho năng suất cao, giá trị kinh tế lớn Hai trung tâm trồng bắp lâu nhất
là vùng Mehico, Trung Mỹ (cách đây khoảng 5000 năm).
Ở Việt Nam, theo Lê Quý Đôn trong “Van đài loại ngữ”, cây bắp có nguồn gốc
từ Trung Quốc và được Trần Thế Vinh (1634 - 1701) là người đem giống bắp về nước
ta sau chuyên đi sứ sang nhà Thanh năm 1685
Bap có bộ nhiễm sắc thé là 2n = 20 Có nhiều cách dé phân loại bắp, một trong
các cách phổ biến là dựa vào cấu trúc nội nhũ hạt và hình thái bên ngoài của hạt bắp.
Ngoài ra, bắp còn được phân loại theo hình thái học, nông học, thời gian sinh trưởng
Phân loại khoa học:
Bap rau thuộc bộ Maydeae, họ Gramineae, chi Zea, loài Zea mays Bap là câyhòa thảo hàng năm, là một trong những cây ngũ cốc quan trọng nhất trên thế giới Bắp
ăn hạt được chia ra nhiều loại: bắp đá, bắp nd, bap đường, bắp bột, bắp nép.
Theo Mai Thi Phuong Anh (1999), thực chat bắp rau cũng xuất phat từ bap layhat nhưng được thu hoạch ở giai đoạn bắp non (bắp bao tử), do vay nó có nguồn gốccủa giống bắp hạt ở vùng Mexico khoảng 7.000 - 10.000 năm trở về trước, từ một loạicây hòa thảo hoang đại Tất cả các loài bắp từ bắp lấy hạt, bắp đường, bắp rau đềuthuộc cùng một loài Zea mays, chi Zea Bap bao tử trong điều kiện trồng trọt bìnhthường, đảm bảo chu trình sinh trưởng cũng biểu hiện hoàn toàn như bắp lấy hạt Tuynhiên, không phải tất cả các cây bắp lấy hạt khi thu hoạch non đều làm bắp rau Thôngthường các loại bắp bao tử thường được thu hoạch bắp ở giai đoạn còn rất non, chưaphun râu Các giống bắp rau đang được trồng hiện nay trong sản xuất thuộc hai nhómchính là bắp thụ phan tự do và bắp lai Bap rau hiện nay đang là một giống cây trồngtiềm năng, phô biến và được thị trường quan tâm Nhiều nơi trên thế giới dang pháttriển và gia tăng mạnh mẽ diện tích gieo trồng bắp rau
Trang 161.1.2 Đặc điểm thực vật học
Theo Mai Thị Phương Anh (1999), bắp rau có tất cả đặc điểm thực vật giốnghoàn toàn với bắp lay hạt nhưng thu hoạch lúc trái non (bắp bao tử)
1.1.1.1 Thân
Bắp rau là cây hòa thảo sinh trưởng rất mạnh, cây cao từ 2 - 4 m, có nhiều lóng,
số lóng biến động từ 6 - 7 đến 21 - 22 tùy thuộc vào giống và điều kiện sinh trưởng,
bình thường bắp có 14 - 15 lóng Trên các đốt thân, bao gồm các đốt từ đốt mang bắptrở xuống mỗi đốt đều mang một mầm nách, do vậy tiết diện ngang của các đốt thânnày có hình trăng khuyết do vết lõm chứa mầm nách Phía trong thân là tầng nhu môruột, xốp Sau khi thu sản phâm thân cây bắp rau sẽ là sản phẩm phục vụ cho chănnuôi.
1.1.1.2 Lá
Lá bắp to, dài, màu xanh mướt với các đường gân chạy song song nhau và lábắp cong theo hình lòng máng nên có thể dẫn nước từ ngoài vào gốc dù chỉ một lượngmưa rất nhỏ Lá có các bộ phận chính sau: bẹ lá, phiến lá, thìa lá Sau khi bao lá mầmmọc lên khỏi mặt đất thì xuất hiện các lá chính mọc theo thứ tự thời gian Căn cứ vàohình thái và vị trí trên thân có thể chia làm 4 loại lá:
- Lá mầm: lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, thời điểm này chưa phân biệt được phiến
Bắp rau cũng như các cây hòa thảo khác có hệ rễ chùm Căn cứ vào hình thái vị
trí và thời gian phát sinh có thê chia rễ bắp làm 3 loại:
- Rễ mầm: Rễ mầm (còn gọi tên là rễ mộng, rễ tạm thời, rễ hạt): phát triển từ rễ
sơ sinh của phôi Rễ mầm thứ cấp thường khoảng 3 - 4 cái và tồn tại trong khoảng thời
5
Trang 17gian ngắn trong đời sống cây bắp từ nảy mầm đến khi bắp 4 - 5 lá về sau vai trò nàythường lại chi rễ đốt Rễ mầm gồm 2 loại: rễ mầm sơ sinh và rễ mầm thứ sinh.Rễ mầm
sơ sinh (rễ chính): Là cơ quan đầu tiên xuất hiện sau khi hạt bắp nãy mầm Bắp có một
rễ mầm sơ sinh duy nhất Sau một thời gian ngắn xuất hiện, rễ mầm so sinh có thé ranhiều lông hút và nhánh Thường thì rễ mầm sơ sinh ngừng phát triển, khô đi và biến
mat sau một thời gian ngắn (sau khi bắp được 3 lá) Tuy nhiên cũng có khi rễ ton tại
lâu hơn, đạt tới độ sau lớn hơn dé cung cấp nước cho cây (thường gặp ở những giốngchịu hạn) Rễ mam thứ sinh (ré phu, ré mam phu): Ré nay xuất hiện từ sau sự xuất hiệncủa rễ chính và có số lượng khoảng từ 3 đến 7 Tuy nhiên, đôi khi ở một số cây khôngxuất hiện loại rễ này Rễ mầm thứ sinh cùng với rễ mầm sơ sinh tạo thành hệ rễ tạm
thời cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây trong khoảng thời gian 2 - 3 tuần
đầu Sau đó vai trò này nhường cho hệ rễ đốt
- Rễ đốt: Hệ rễ đốt (rễ phụ có định): Là rễ mọc quanh các đốt gần gốc của bắp
nằm dưới mặt đất phát triển rất mạnh, có số lượng từ 8 - 16 rễ/đốt, thường xuất hiện
khi cây bắp con ở vào giai đoạn 3 - 4 lá thật Hệ rễ này có thể mọc sâu xuống tới 2,5m
- 5m va rộng 1,2 m Nhờ có hệ thống rễ phát triển mạnh, bắp có thé hút nước và chất
dinh dưỡng Đồng thời nhờ hệ thống rễ này khỏe nên bắp là cây trồng chịu hạn rất tốt
- Rễ chân kiềng: Rễ chân kiểng (rễ neo - rễ chống); là loại rễ đốt được mọc ởgần sát trên mặt đất (thường mọc ở 2 hay 3 đốt cuối) Ở những giống nhiệt đới rễ nàythường phát trién mạnh Về hình thái rễ chân kiểng thường to nhẫn, ít phân nhánh Rễchân kiêng ngoài nhiệm vụ chông đô cho cây còn hút nước và chât dinh dưỡng.
Độ sâu của rễ và sự mở rộng của nó phụ thuộc vào giống, độ phì nhiêu và độ
am của đất Trong điều kiện thích hợp rễ bắp có thé mở rộng và đâm sâu khoảng 60
cm sau 4 tuần trồng Tuy nhiên, ở điều kiện độ âm thấp những rễ nhỏ có thé đâm sâu2,4m Ở thời kỳ ra hoa giữa các hàng gần như được bao phủ một lớp rễ Nếu làm cỏ,
xới, xáo quá mức ở giai đoạn cuối làm đứt rễ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh
trưởng và hạn chế năng suất của bắp (Trần Văn Dư và ctv, 2011)
1.1.1.3 Hoa
Theo Trần Văn Dư và ctv (2011), bắp là cây có hoa đơn tính đồng chu, gồm cóhoa đực (bông cò) và hoa cái (bắp)
Trang 18Hoa đực: Hay còn gọi là bông cờ nằm ở đỉnh cây, bao gồm các hoa đực sắpxếp theo kiểu chùm bông, gồm một trục chính, trên trục chính phân làm nhiều nhánh
và trên mỗi nhánh hay trục chính có nhiều gié Các gié mọc đối diện nhau trên trụcchính hay các nhánh, mỗi gié có 2 chùm hoa một chùm cuống đài và một chùm hoacuống ngắn, mỗi chùm 2 hoa Mỗi bông cờ có từ 700 - 1400 hoa như vậy tông cộngmỗi bông cờ cho 10 - 30 triệu hạt phấn Trên bông cờ, hoa thường nở theo thứ tự từ
trên xuống dưới, từ ngoài vào trong Một bông cờ trong mùa xuân, mùa hè đủ ấm
thường tung phấn trong 5 - 8 ngày, mùa lạnh, khô có thé kéo dai 10 - 12 ngày Hoatung phan rộ vào khoảng 8 - 10 giờ sáng và 14 - 16 giờ chiều Phan bắp thích hợp cho
thụ tinh tốt nhất khi thời tiết mát mẻ, nhiệt độ khoảng 18 - 20°C, độ ẩm không khí
khoảng 80% Tuy nhiên đối với bắp rau vì thu quả non nên sẽ tiến hành rút cờ trướckhi hoa cái phun râu.
Hoa cái: Hoa tự cái được sinh ra từ chdi nách các lá, nhưng chỉ có 1 - 4 chéigiữa thân mới có khả năng tạo thành bắp Hoa cái có cuống gồm nhiều đốt rat ngắn,
mỗi đốt có một lá bi bao bọc nhằm bảo vệ bắp Bắp rau được thu hoạch khi hoa cáichưa phun râu, chưa thụ phan nên được gọi là bắp bao tử Cây bắp có thé cho 1 - 4
bắp, nhưng thông thường chỉ có 2 bắp Trong trường hợp dé giống thì thường hoaphun râu trong khoảng 5 - 12 ngày, bắp trên phun râu trước, bắp dưới phun râu saukhoảng 2 - 3 ngày Đây là một đặc điểm cần chú ý để xác định thời gian thu hoạch cácbắp trên cây Trên cùng một bắp thì các hoa cái gần cuống bắp phun râu trước, rồi sau
đó mới đến hoa ở đỉnh bắp
1.1.1.5 Quả và hạt
Quả có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt có một lá bi bao xung quanh bảo vệbắp Lõi bắp là trục của hoa tự cái Lõi bắp non có thể có màu vàng, trắng xanh, thậmchí là màu hồng Bap rau thường được thu non nên sẽ không được thụ tinh và khôngtồn tại hạt bắp
1.1.3 Các giai đoạn phát triển của cây bắp rau
1.1.3.1 Giai đoạn nảy mầm
Lượng nước cần thiết cho hạt bắp nảy mầm tương đối thấp (khoảng 45% trọng
lượng khô tuyệt đối của hạt) Đề đảm bảo đủ nước cho hạt nảy mầm, độ âm đất thích
7
Trang 19hợp trong khoảng 60 - 70% độ âm tương đối Bap nảy mam thích hợp nhiệt thích hợp
từ 20 - 30°C là có thể trồng bắp lấy bắp non
Lúc hạt nảy mầm tiếp tục cho đến khi bắp được 3 lá hạt hô hấp mạnh nên đấtgieo hạt cần phải thoáng Do vậy cần có biện pháp làm đất, xới xáo thích hộ làm cho
đất thoáng (độ thoáng của đất có quan hệ tỷ lệ nghịch với độ âm đất)
1.1.3.2 Giai đoạn cay con
Giai đoạn này cây chuyền từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sangtrạng thái hút chất dinh dưỡng của đất và quang hợp của bộ lá Tuy nhiên giai đoạnnày thân lá trên mặt đất phát triển chậm Cây bắp bắt đầu phân hóa bước 2 - 4 của
bông cờ Lóng thân bắt đầu được phân hóa Các lớp rễ đốt được hình thành và phát
triển mạnh hơn thân lá Đây là giai đoạn là đốt, hình thành các lớp rễ đốt và bat đầuchuyền sang hình thành các cơ quan sinh sản đực
1.1.3.3 Giai đoạn vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản (phân hóa đến tré cò)
Đặc điểm ở giai đoạn này là cây bắp sinh trưởng thân lá nhanh, bộ rễ phát triểnmạnh, ăn sâu tỏa rộng Cơ quan sinh sản bao gồm bông cờ và bắp phân hóa mạnh: từbước 4 - 8 của bông cờ, bước 1 - 6 của bắp Giai đoạn này kết thúc khi nhị cái xuấthiện Có thé nói đây là giai đoạn quyết định số hoa đực và hoa cái, cũng như quyếtđịnh sinh khối lượng chất dinh dưỡng dữ trữ trong thân lá (là chu kì 2 của giai đoạnđầu)
Điều kiện tốt trong giai đoạn này là: Cung cấp đầy đủ chất dinh đưỡng, nước
tưới với khoảng âm độ 70% - 75% độ am tối đa đồng ruộng Nhiệt độ thích hợp trong
khoảng 24°C - 25°C Nhiệt độ cao hay thấp quá đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sinhtrưởng và phân hóa cơ quan sinh sản.
1.1.3.4 Thời kỳ trỗ cò, tung phan, phun râu, thụ tinh (45 - 50 NSG)
Rút cờ trên ruộng sản xuất bắp rau là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng với bắprau Đặc điểm nở hoa của cây bắp là hoa cái và hoa đực có thời gian tung cờ và phunrâu không cùng thời gian Thông thường hoa đực (bông cò) thường tung phan trướckhi hoa cái (bắp bắp) phun râu vài ngày ngay cả khi điều kiện thời tiết thuận lợi, dinh
dưỡng cây trồng đầy đủ Việc rút cờ có ý nghĩa quan trọng và là cần thiết đối với cây
Trang 20Sau khi rút cờ 3 - 5 ngày, trái bắp non sẽ nhú râu ra Một số giống thông thường
khi râu dai ra khoảng 3 cm thì trái bắp đạt tiêu chuẩn thu hoạch (chiều dai trái khoảng
7 - 10 cm, đường kính giữa trái khoảng 1 - 1,5 cm) Trước khi thu hoạch cần xác địnhxem trái bắp non đã đủ tiêu chuẩn thu hoạch chưa, bằng cách kiểm tra độ dài râu nhú
ra và chiều dài bắp non bên trong vỏ
1.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh
Bap rau là cây thích ứng rất rộng và đa dạng Bap có thé sinh trưởng từ vĩ độ58° Bắc đến 40° Nam, từ độ cao so với mực nước biên là 0 - 3.000 m, từ vùng khô hạn
đến vùng âm ướt
1.1.4.1 Nhiệt độ
Nhìn chung cây bắp là cây ưu ẩm, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 23 25°C Nhiệt độ có thé nảy mầm từ 8 - 12°C, tối thích là 30°C, nhiệt độ tối đa mà hạt cóthé nay mam là 40 - 45°C Ở nhiệt độ 20 - 21°C thời gian từ gieo đến mam mũi chông
-là 4 - 5 ngày, nhiệt độ 16 - 18°C thời gian này kéo dai từ 8 - 10 ngày Tổng tích ôn từ1.700 - 3.700°C (Mai Thị Phương Anh, 1999) Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu câybắp ở Việt Nam thi tổng tích ôn phụ thuộc vao thời gian sinh trưởng của các giống.Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của bắp Tùy giống mà lượng tích nhiệt
9
Trang 21yêu câu khác nhau Giông càng chín muộn, yêu câu tích nhiệt càng cao (Trân Văn Dư
và ctv, 2011).
1.1.4.2 Anh sang
Bap là cây ưu sáng, nhất là giai đoạn cây con, nó thuộc nhóm cây ngắn ngày, là
cây có chu trình quang hợp C4, cường độ quang hợp cao Nói chung điều kiện ánhsáng ở Việt Nam thỏa mãn yêu câu sinh trưởng của cây bắp rau.
Tuy nhiên, khả năng sử dụng ánh sáng là tương tác giữa việc hấp thụ ánh sángTƠI xuống trên bề mặt lá với năng lực quang hóa của lá Do vậy, việc bồ trí mật độ déđảm bảo cấu trúc quần thể ruộng bắp thích hợp thì mới phát huy hết khả năng chonăng suất của giống, bắp rau có vòng đời ngắn (thu thương phẩm) không đòi hỏi sựvận chuyên sản phẩm quang hợp vào bắp ở giai đoạn làm hạt, do đó mật độ có thé tăng
gấp đôi bắp trồng lấy hạt, vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp và năng suất
cao Hiện nay xu thế chọn giống bắp rau có góc độ lá hẹp dé tăng mật độ trồng lên cao,
do đó tăng năng suất thương phẩm
1.1.4.3 Âm độ và lượng nước
Bắp là cây ưa nước nhưng chịu hạn rất tốt do có bộ rễ phát triển Cây bắp rấtman cảm với sự thiếu nước trong giai đoạn từ trổ cờ ra hoa Ảnh hưởng của thiếu nướctrong giai đoạn này làm trái và hạt nhỏ, giai đoạn trổ cờ - tung phan ngắn, râu phunchậm, lượng hạt phan giảm Giai đoạn cây con có khả năng chịu hạn tốt nhất (Trần Thị
Dạ Thảo, 2009).
Nhu cầu nước của cây tăng theo từng thời kì sinh trưởng:
- Giai đoạn nảy mầm: cây bap đòi hỏi 4m độ thấp hơn các hạt ngũ cốc khác(ngoại trừ cây lúa miến) đề hạt hút nước và nảy mầm
- Giai đoạn cây con: cây không cần nhiều nước Tuy nhiên, nếu thiếu nước ở giai
đoạn lá thứ 1 - 7 sẽ làm giảm sinh khối của cây nhưng không ảnh hưởng đến hạt
- Giai đoạn vươn cao: nhu cầu nước tăng dan
- Giai đoạn tré cờ, tung phan và thụ tinh: nhu cầu nước đạt cực đại
Am độ thích hợp nhất cho sự phát triển tốt là khoảng 60 - 70% độ 4m đồngruộng Bap là cây ưa nước nhưng không thé chịu được ngập ung trong thời gian dai
Trang 22Nếu bị ngập ung quá 24 giờ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát sinh phát
triển của cây
1.1.4.4 Dat và dinh dưỡng
Bắp rau có thể trồng trên bất cứ một loại đất nào, tuy nhiên nó thường đượcgieo trồng trên các loại đất được tận dụng và tăng vụ như đất mạ, đất bãi ngập lụt vensông, đất sau hai vụ lúa đo chu kỳ sinh trưởng của bắp rau ngắn Nhưng bắp rau chothu hoạch cao nhất ở chân đất nhiều mùn, đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất thịt nhẹ,
pH trung tính (5,8 đến 6,5), đễ thoát nước
1.1.5 Vai trò và tinh hình sản xuất bắp rau trên thế giới và Việt Nam
1.1.5.1 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
Bắp bao tử là những bắp bắp được thu hoạch khi còn non, có giá trị dinh đưỡngcao, khi ăn có hương vi ngọt, giòn Được thu hoạch khi còn non nên bắp rau được coinhư một sản pham rau an toàn, do ở giai đoạn nay bắp còn được bao trong lá bi, ít sâubệnh nên không sử dụng các loại thuốc trừ sâu Bắp rau còn được bao kín trong lá binên hàm lượng NOs tồn tại trong sản phẩm rat ít
Bap rau không phải một loại bắp biệt dang như bắp ngọt, bắp nếp mà có thé sử
dụng ở bat kỳ loại bắp nao Tuy nhiên, bắp rau được chọn tạo từ những giống có thé
sản sinh ra nhiều bắp trên cây, 2 - 3 bắp/cây (Cao Thị Thương Duyên, 2018) Bắp raucho năng suất thân lá xanh từ 13,6 tan/ha đến 30,4 tan/ha và lá bi 3 - 4 tan/ha, tùythuộc vào giống và vụ gieo trồng Bap rau được thu hoạch khi còn non nên năng suấtsinh khối rất lớn, các bộ phận như thân lá xanh, lá bi, thường được dùng làm thức ănxanh hoặc ủ chua cho gia súc, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa, một hướng pháttriển mạnh trong nông nghiệp nước ta hiện nay Do thời gian sinh trưởng ngắn cũngnhư mang lại giá trị cao hơn bắp hạt, bắp bao tử mang lại những cơ hội mới cho ngườinông dân.
Về mặt dinh dưỡng, bắp và bắp bao tử rất khác nhau So với một số loại ăn quả
và ăn hoa, bắp rau có hàm lượng hydrat cacbon cao nhất, hàm lượng photpho cao gấp
4 lần dưa chuột, hàm lượng protein cao hơn các loại cà, cà chua, củ cải, hàm lượngcanxi và một sô loại vitamin cao (xem Bảng 1.1).
li
Trang 23Bảng 1.1 Hàm lượng dinh dưỡng của bắp rau so với một số loại rau củ khác
Hàm lượng Bap Súplơ Bap Cà Đậu Đậu Củcải Ca Bó
dinh dưỡng rau trăng cải chua co-ve bắp đỏ tím xôi
(Nguôn: Cao Thị Thuong Duyên, 2018)
Hiện nay bắp rau là một loại rau cao cấp đang được thị trường quốc tế ưachuộng Nhiều khách hàng từ nhiều nước trên thế giới quan tâm và đặt mua đồ hộpbắp bao tử từ các nước Những năm gan đây, đồ hộp bắp bao tử của Việt Nam dambảo mọi yêu cầu về chất lượng, cảm quan, giá thành nên rất được chú ý
1.1.5.2 Tình hình sản xuất bắp rau trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới:
Sản xuất bắp rau càng ngày càng được mở rộng trên toàn thé giới Trong đó,Châu Á là nơi có nhu cầu sử dụng bắp rau cao nhất, bắp non được thu hoạch và sản
phẩm bắp bao tử sử dụng ngày trong nước Bắp rau không chỉ dùng làm sản phẩm tươi
mà còn được đóng hộp và bảo quản đông lạnh dùng trong nước mà còn được đem xuấtkhẩu ra các nước khác trên thế giới Các nước xuất khẩu bắp rau chính bao gồm: Thái
Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Zimbabwe, Zambia, Indonesia, Nam Phi, Nicaragua,Costa Rica, Guatemala, Honduras va thị trường nhập khẩu bắp rau chủ yếu của các
nước trên là Anh, Mỹ, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Uc
Bắc Mỹ: Bac Mỹ là thị trường nhập khâu bap rau lớn nhất thế giới Các quốcgia thuộc Bắc Mỹ thường nhập khâu sản phâm bắp rau và tiêu thụ trong nước Bắp nonthường được sử dụng trong các nhà hàng cao cấp và hiếm gặp trong các siêu thị haycác nhà bán buôn, bán lẽ Có hai sản phâm bắp rau được nhập khâu chủ yêu là sản
Trang 24phẩm bắp rau đóng hộp (bắp non được ngâm muối trong lo thủy tinh) và sản phâm bắp
rau đông lạnh nhanh (IQF) Sản phẩm bắp rau đóng hộp và sản phẩm bắp rau đônglạnh được Mỹ nhập khẩu từ các nước của châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Indonesia,tuy nhiên sản phâm bắp đông lạnh nhanh (IQF) giá cao nên được nhập khâu ít hơn
Châu Âu: Châu Âu là thị trường nhập khẩu bắp rau lớn hơn Bắc Mỹ Sản phẩmbắp rau chưa đóng gói và đã được đóng gói được nhập khẩu từ một số nước thuộc
Châu Á và Châu Phi vào thị trường Châu Âu ngày càng nhiều Trong các quốc giathuộc Châu Âu, thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất là Vương Quốc Anh Anh và các
nước trong khu vực nhập khẩu sản phẩm bắp rau sau đó cung cấp, phân phối tại các
siêu thị và được buôn bán, bán lẻ bởi các doanh nghiệp và tư nhân trên toàn quốc chứkhông tập chung chủ yếu tại các nhà hàng như tại Bắc Mỹ Ngoài cung cấp cho thịtrường trong nước, việc nhập khẩu bắp rau ở dạng đơn giản (chưa qua đóng gói) sẽ trải
qua giai đoạn chế biến và được đem xuất khâu sang các nước khác Tuy nhiên chỉ cómột vai nước cua Châu Âu xuât khâu sản pham bap rau điên hình là Hà Lan.
Trung Đông: Trung Đông nhập khẩu bắp rau chủ yếu từ Hà Lan và một số nước
thuộc châu Âu ở dạng đóng gói sẵn Nhưng trên thực tế sản pham bap rau đó có nguồngốc từ Chau A va Châu Phi Trong các nước thuộc khu vực Trung Đông, A Rap Xê Ut
là nước nhập khâu lớn nhất sản phẩm bắp rau ở dạng đóng hộp
Chau A: Châu A là thị trường sản xuât và cung cap sản pham bắp rau lớn nhât Hau hêt các nước ở Châu A sản xuât bap rau và xuât khâu sang các khu vực khác Một
sô nước nhập khẩu các hộp bắp non đê phục vụ cho việc đóng gói và bảo quản bắp raunhư Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia.
Việt Nam:
Năm 2000, Chính Phủ ra Nghị quyết phát triển các loại rau theo hướng chấtlượng tốt, đặc biệt là các loại rau cao cấp như: bắp rau, măng tây Từ đó việc trồng bắp
rau mới diễn ra mạnh mẽ hơn và mang tính kinh tế hơn, trở thành một trong những sản
phẩm nông nghiệp xuất khâu có giá trị Khoảng 20 năm gần đây, ngoài bắp nếp, bắp tẻthì bắp rau và bắp đường được đưa vào gieo trồng Tuy nhiên, sản xuất bắp rau vẫncòn manh mún, nhỏ lẻ, chưa phổ biến rộng rãi, sản phẩm của bắp rau chủ yếu cung cấptrong nước Diện tích canh tác chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
13
Trang 25sông Cửu Long Riêng ở miền Trung chỉ mới được đưa vào trồng thử nghiệm trong vàinăm gân đây.
Trong vụ thu Đông - Xuân 2012 - 2013 và vụ Xuân 2013, tỉnh An Giang đãtrồng được 9,8 ha ca rau đậu nành và bắp rau hợp đồng với công ty cổ phần Rau qua
thực phẩm An Giang và vụ Xuân 2013 đã trồng với tổng diện tích lên đến 30 ha, với
năng suất bắp rau đạt bình quan 1,8 tan/ha Với lợi nhuận từ 11 - 12 triệu đồng/ha, cao
gấp đôi so với trồng lúa Đây là một hướng đi mới và hữu ích cho người nông dân(Sharma và Saikia, 2000).
Tập quán dùng bắp rau mới được hình thành, chủ yếu ở các vùng đô thị Ở cácvùng ven đô, nông dân trồng và trực tiếp bán bắp rau cho người tiêu dùng làm rau.Những vùng trồng bắp rau mới đang được hình thành như Ninh Bình, Thanh Hóa củaCông ty xuất nhập khẩu nông sản Đồng Giao; Chợ Mới - An Giang của công ty xuấtnhập khẩu Nông sản An Giang
Cách sử dụng phô biến của bắp rau là ăn tươi và được chế biến thành các món
ăn dùng trong các bữa ăn hàng ngày Vậy nên các số liệu về diện tích, năng suất, và
sản lượng bắp rau trong nước không được tông hợp thường xuyên hay không có sốliệu thông kê cụ thể như sản phẩm bắp lấy hạt
Kết quả nghiên cứu trong nước cho thấy so với đồ hộp bắp rau của Thái Lan vàTrung Quốc sản xuất được nhập khẩu vào Việt Nam năm 1995, đồ hộp bắp rau sản xuấttheo quy trình công nghệ của Việt Nam hoàn toàn đảm bảo mọi yêu cầu về chất lượng và
cảm quan Giá thành sản xuất trong nước lại rẻ hơn Sản phẩm bắp rau cũng đã được sửdụng nhiều ở trong nước, chủ yếu ở các đô thị và các khu du lịch (Mai Thị Phương Anh,
Trang 26năng suất cao hơn đáng kể, chu vi lõi bắp rau (4,99 cm), trọng lượng lõi bắp (17,40 g),
năng suất bắp rau (64.43 tạ/ha) và năng suất thức ăn thô xanh (233,33 tạ/ha)
Theo Mahapatra và ctv (2018), bón 2,5 tấn/ha phân trùn qué va phân hữu cơsinh học (Azotobacter, Azospirillum) trên nền phân hóa học 90 kg N, 45 kg PzOs, 45
kg KzO cho thấy năng suất lõi bap cao nhất là 1,5 tắn/ha, chiều dài lõi bắp là 9,28 cm
va năng suất thức ăn thô xanh là 26,03 tan/ha so với nghiệm thức không bón phân trùnqué kết hợp với phân hữu cơ sinh học (Azotobacter, Azospirillum) trên nền phân hóahọc 90 kg N, 45 kg PzOs, 45 kg KaO cho năng suất lõi bắp rau là 1,32 tan/ha và năng
suất thức ăn thô xanh là 24,66 tắn/ha
1.1.6.2 Các nghiên cứu về cây bắp rau ở Việt Nam
Theo Nguyễn Việt Long và ctv (2007), nghiên cứu trên 28 tổ hợp lai luân giaobắp rau được tạo ra từ § dòng bắp nhiều bắp theo sơ đồ IV của Griffing (Kí hiệu từ Ri
- Rs) và giống đối chứng Pacific 421 trong vụ xuân 2007 tại Gia Lâm, Hà Nội cho thấycác dòng có khả năng kết hợp chung cao bao gồm dong Ri và dòng Ru Các cặp tổ hợplai có kha năng kết hợp riêng cao là: Ri x Ra; Ri x Ru; Ri x Rg; Ro x R7 Kết quả phân
tích kha năng kết hợp cho thay 2 dong R: và Ry là các dòng vừa có khả năng kết hợp
chung và khả năng kết hợp riêng cao, đây là nguồn vật liệu tốt cho việc chọn tạo cácgiống bắp rau lai Có sự biến động lớn về năng suất bắp bao tử của các tổ hợp lai bắprau dat từ 0,38 đến 2,54 tan/ha, năng suất bắp bao tử của các tô hợp bắp rau lai luânphiên biến động trong khoảng 0,38 - 2,54 tan/ha Tổ hợp có năng suất cao nhất là Ri x
Ry (2,54 tắn/ha) vượt giống đối chứng Pacific 421 (1,04 tan/ha) Một số tổ hợp laicũng có năng suất bap bao tử cao hơn đối chứng ở mức ở mức xác xuất 95%: Ri x Re(2,12 tan/ha), Ri x Rs (2,38 tan/ha), Ra x Re (2,07 tan/ha) va Rs x Re (2,06 tan/ha)
Theo Nguyễn Bá Lộc và Huynh Thị Quynh Trang (2009), phun công thức phốihợp giữa Mn ở nồng độ 3 x 10 và GA3 nồng độ 10 ppm cho khối lượng lõi bắp trungbình là 9,57 g/bắp, chiều dài lõi là 9,49 cm, năng suất lõi thực thu cao nhất 20,10
tạ/ha và năng suất thức ăn thô xanh đạt 429,21 tạ/ha so với nghiệm thức đối chứng
(không phun Mn và GA3) và cao nhất trong tat cả các nghiệm thức có phun công thứcphối hợp giữa Mn và GA ở các nồng độ khác nhau
Theo Lê Thị Hoa và ctv (2009), bón 12 tan phân chuồng kết hợp với nền phân
15
Trang 27120 kg N/ha, 80 kg P2Os/ha, 60 kg KzO/ha cho cây bắp rau trồng trên đất phù sa ThừaThiên Huế mang lại khối lượng lõi bắp 10 g/bắp, năng suất lõi bắp thực thu cao nhất24,0 tạ/ha và có lợi nhuận tăng thêm so với nghiệm thức không bón phân chuồng caonhất là 6.168.000 đồng.
Cao Thị Thương Duyên (2018), khi so sánh sự sinh trưởng phát triển, pham
chat của 9 giống bắp rau: Adi 668, Hana 627, Hana 01836, Thái ngọt số 2, Bach Long,
NT98, B468, BX10 và giống đối chứng Goden Cob trên đất phù sa Đà Nẵng thì giốngThái ngọt số 2 cho lãi ròng cao nhất 96.122 nghìn đồng/ha cao hơn đối chứng 49.288
nghìn đồng/ ha Có 3 giống có lõi màu vàng sáng là Thái ngọt số 2, Bạch Long, BX10,
còn lại đều có màu vàng nhạt Giống Thái Ngọt số 2 có độ Brix cao nhất là 7,27%.Qua thí nghiệm đã chọn được 2 giống bắp rau có triển vọng nhất, hiệu quả kinh tế cao,
phù hợp với thị hiểu người tiêu dùng và cơ cấu cây trồng của địa phương là Thái ngọt
số 2 và B468
Theo Lam Văn Hùng (2019), cây bắp rau ở nghiệm thức tưới 140% ETc và 15tan/ha phan chuéng sinh trưởng mạnh nhất với chiều cao đạt 224,4 cm, có năng suất
đạt cao nhất 3,2 tan/ha và có khối lượng lõi bắp cao nhất đạt 6,9 g/bap Tuy nhiên, ở
nghiệm thức tưới 140% ETc và lượng phân hữu cơ 10 tan/ha lại dem lại lợi nhuận cao
nhất 30.470.988 đồng và tỉ suất lợi nhuận 24%
Theo Nguyễn Thi Thơm (2020), khi bón 180 kg N/ha trên nền phân (10 tấnphân bò hoai mục + 1 tấn vôi + 80 kg PzOs)/ha có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng củagiống bắp rau PAC 271 với ngày trổ cờ là 50,3 NSG, ngày phun râu là 51 NSG vàngày thu hoạch là 54 NSG, chiều cao cây cao nhất đạt 204,6 cm, số lá đạt 19,4 lá/cây(thời điểm 50 NSG) và đường kính thân lớn nhất 2,6 cm Khối lượng trung bình 1 lõibắp đạt 11,5 g/lõi, nang suất thực thu lõi bắp đạt 2,9 tắn/ha và năng suất thực thu râu
bắp đạt 3,5 tan/ha, mang lợi lợi nhuận cao nhất 66.274.329 đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi
nhuận 1,2 và hiệu suất sử dụng phân bón đạt 13,3%
Theo Nguyễn Thị Linh (2020), khi bón 1,5 tân/ha phân hữu co vi sinh HảiDương trên nền phân hóa học (200 kg N, 80 kg PzOs, 90 kg KaO) có ảnh hưởng tốtđến sinh trưởng của giống bắp rau PAC 271 với chiều cao cây lớn nhất đạt 202,5 cm
(thời điểm 50 NSG), số lá đạt 21,7 lá/cây và đường kính thân cao nhất là 25,4 mm
Trang 28Bon 1,5 tan/ha phân hữu co vi sinh Hải Dương trên nền phân hóa học (200 kg N, 80 kgP20s, 90 kg KzO) giúp cây bắp rau trồng trên vùng đất xám bac màu có số bắp trungbình 7,3 bắp/cây, khối lượng bắp trung bình đạt 11,4 g/bắp, năng suất thực thu đạt 3,0tan/ha, tăng 66,7% so với đối chứng (không sử dụng phân hữu cơ vi sinh Hai Dương),mang lại lợi nhuận cao nhất 60.852.000/ha/vụ đồng và tỷ suất lợi nhuận cao nhất 0,9.
Theo Nguyễn Văn Huy (2021), khi bón 100 kg/ha phân hữu cơ CSV 70 OM
trên nền phân 200 kg N - 80 kg PzOs - 90 kg K2O có ảnh hưởng tốt nhất đến sinhtrưởng của bắp rau với chiều cao cây đạt 193,4 em, đạt 17,4 lá lúc 50 NSG; diện tích láđạt 38,5 dm2, chi số điện tích lá 2,8 m? lá/m? đất tại thời điểm 40 NSG; đường kínhthân đạt 24,1 mm Bón 100 kg/ha phân hữu cơ CSV 70 OM giúp cây bắp rau có số lõibắp trung bình đạt 6,7 bắp/cây, khối lượng lõi bắp trung bình đạt 10,6 g/bắp, khốilượng râu bắp trung bình đạt 12,2 g/bắp, năng suất thực thu lõi bắp đạt 2,21 tắn/ha vànăng suất thực thu râu bắp đạt 2,41 tắn/ha tương ứng với tăng 22,8% và 21,7% so vớiđối chứng không bón phân hữu cơ CSV 70 OM; mang lại lợi nhuận 50.989.000
đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận là 0,8 và VCR cao nhất là 16,2.
Theo Cù Ngọc Bảo (2021), khi bón 300 kg/ha phân hữu cơ CSV 3-2-2+75 OMtrên nền phân 200 kg N - 80 kg P2Os - 90 kg K2O có ảnh hưởng tốt nhất đến sinhtrưởng của bắp rau với chiều cao cây đạt 239,7 cm, đạt 17,8 lá (50 NSG); diện tích láđạt 43,2 dm?, chi số diện tích lá 3,1 m°lám? đất tại thời điểm 40 NSG; đường kínhthân đạt 29,3 mm Bon 300 kg/ha phân hữu co CSV 3-2-2175 OM giúp cây bắp rau có
số lõi bắp trung bình đạt 6,8 bắp/cây, khối lượng lõi bắp trung bình đạt 11,2 g/bắp,
khối lượng râu bắp trung bình đạt 12,7 g/bắp, năng suất thực thu lõi bắp đạt 2,46
tan/ha và năng suất thực thu râu bắp đạt 2,75 tân/ha tương ứng với tăng 31,6% va35,5% so với đối chứng không bón phân hữu co CSV 3-2-2175 OM; mang lại lợinhuận 63.219.000 déng/ha/vu, tỷ suất lợi nhuận là 0,8 va VCR là 8,7
Theo Trần Thị Phương Uyên (2022), liều lượng phân hữu cơ vi sinh SôngGianh và phân bón lá Neptune’s Harvest không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng,phát triển, và năng suất của cây bắp rau Chiều cao cây dat 18 - 207,9 cm, đường kínhthân dat 1,7 - 1,9 cm, số lá đạt 2 - 16 lá Năng suất các nghiệm thức dat từ 2,4 - 2,9tan/ha Sự tương tác giữa hai yếu tố không tác động nhiều đến thời gian sinh trưởng
iy
Trang 29cũng như phát triển nhưng với lượng phân bón 0,5 tấn vi sinh sông Gianh và 20ml/16
lít nước thì cho lợi nhuận cũng như tỉ suất lợi nhuận cao nhất là 125.468.000
đồng/ha/vụ và 2%
Theo Nguyễn Thị Y Vy (2022), khi bón 210 kg N/ha và 100 kg KzO/ha có ảnh
hơjởng tốt đến sinh trưởng của cây bap rau với chiều cao cây đạt 263,7 cm (thời điểm
50 NSG), số lá đạt 17,8 lá/cây (thời điểm 50 NSG), đường kính thân đạt 1,8 cm, chiềucao đóng bắp đạt 107,0 em, số bắp hữu hiệu đạt cao nhất 6 bắp/cây, độ âm đất đạt caonhất 12,9% và có năng suất thực thu lõi bắp đạt 2,5 tan/ha, năng suất thực thu râu bắpđạt 1,8 tan/ha mang lại lợi nhuận cao nhất với 61.324.000 đồng/ha/vụ với tỉ suất lợinhuận là 0,9.
1.2 Tống quan về phân bón lá
1.2.1 Khái niệm phân bón lá
Theo Vũ Cao Thái (2000) phân bón lá là một dạng phân hữu ích có tác dụngnhanh chóng đến cây trồng đặc biệt sau các điều kiện bat lợi như hạn, ngập ung, sâubệnh, làm tăng năng suất cây trồng đáng kẻ
Theo Trần Thị Thu Hà (2009) phân bón là là loại phân được sản xuất ở dạng
nước hoặc được hòa tan trong nước và phun lên lá nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng
Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế kỷ trước,tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới được chính thức đề cập trongcác văn bản pháp quy của Nhà nước (Bùi Huy Hiền và ctv, 2013)
Theo Bộ NN & PTNT (2018), phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấpchất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho câytrồng
Phân bón lá hiện nay rất đa dạng, có thể gồm các loại phân đơn như: P, Zn, N,
Cu, các loại phân bón lá hỗn hợp gồm có các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng.Ngoài ra phân bón lá còn được b6 sung thêm các chất kích thích sinh trưởng dé câyphát triển tốt hơn, tăng năng suất, chất lượng
Hiện nay, bên cạnh các loại phân bón lá đã được sử dụng khá phổ biến, các loại
phân bón lá mới vẫn được tiếp tục nghiên cứu và phát triển, đó là các loại phân bón lá
Trang 30có nguồn gốc từ tự nhiên như phân bón lá vi sinh, phân bón lá sinh học, không chỉ gópphần tăng năng suất và chất lượng của cây trồng, giúp tăng cường khả năng đề khángchống lại sâu bệnh mà còn thân thiện với môi trường.
1.2.2 Vai trò của phan bón lá
Bón phân qua lá thậm chí còn tốt hơn là bón qua rễ, đây là cách nhanh nhất màcây hấp thụ Phân bón lá là một công cụ quan trọng cho việc quản lý hiệu quả và bềnvững cho cây trồng
Vai trò của phân bón lá ngảy càng quan trọng do việc sử dụng lâu dài cácnguyên tố dinh dưỡng đa, trung lượng mà không có bổ sung các chất vi lượng; hơnnữa, nhiều nguyên tố, nhất là vi lượng dễ bị kết tủa khi thay đôi môi trường đất, rửatrôi nên việc đưa các nguyên tố này vào cây trồng thông qua lá là phương pháp hiệuquả Hầu hết phân bón lá cho hiệu lực nhanh, kinh tế hơn bón vào đất do cây sử dụngđến 95% lượng dinh dưỡng bón vào, trong khi hệ số sử dụng phân bón tương tự khi
bón vào đất chỉ đạt 45 - 50%, thậm chí thấp hơn Một trong những nguyên nhân cơ bản
là cây trồng tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với điện tích bằng 15 - 20 lần điệntích đất ở tán cây che phủ Như vậy, mục tiêu chính khi sử dụng phân bón lá là:
- Bồ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu mà đất và phân bón đa lượngkhông thé cung cấp đủ
- Giúp cây trồng khắc phục các hạn chế khi việc cung cấp dinh dưỡng qua đất bịảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, phản ứng của đất, hoặc xuất hiện các
yếu tô dinh dưỡng đối kháng
- Cung cấp các chất dinh dưỡng theo hướng tăng cường chức năng, nhất làtrong các giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây trồng (hình thành quả, củ, chỉ tiêuchất lượng)
- Hạn chế mất chất dinh dưỡng trong đất do bị cố định hoặc bị rửa trôi Một sốnguyên tô dinh dưỡng, thậm chí được khuyến cáo chỉ nên bón qua lá như bón sắt vàođất kiềm, bón các nguyên tố vi lượng (Bùi Huy Hiền và ctv, 2013)
Phân bón lá cũng ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong sảnxuất Phân bón lá ngoài việc cung cấp các nguyên t6 đa lượng còn cung cấp các
nguyên tổ trung và vi lượng cần cho cây, có ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng
19
Trang 31nông sản đặc biệt là những nhóm cây rau quả (Rusu, 2001).
1.2.3 Cơ chế của phân bón lá
Bón phân qua lá thậm chí còn tốt hơn cả bón phân qua rễ vì đây là cách nhanh
nhất mà chất dinh dưỡng được cây hấp thụ Các con đường chính cây hấp thụ phânbón lá là:
Qua khí khống: Bên cạnh quá trình hút chất dinh dưỡng, nước từ rễ, cây vẫn
có thé lấy một phần dinh dưỡng bằng bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, ké cả vỏcây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khíkhổng) Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bang con đường phun qua lá
Trên cây một lá mam khí không thường phân bố ở cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá
nhiều hơn mặt dưới lá như: Lúa, lúa mì Trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí không
thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá
Qua lớp cutin: Cấu tạo lá gồm có 1 lớp biểu bì bên trên sẽ giúp lá không thoátnước một cách thụ động, làm cho lá cứng cáp hơn dé chống lại sâu bệnh Vách ngoàicủa những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấmnước rất mạnh Đây là yếu tố có lợi cho cây trồng tuy nhiên cũng là mặt hạn chế đốivới phân bón lá Cấu tao của lớp sáp nay bằng một loại lipid không thấm nước khi lákhô Phun phân bón lá lúc sáng sớm hoặc chiều mát để lớp sáp mềm mới thấm nước.Day là bức tường lớn nhất dé hấp thu dinh dưỡng qua lá Dưới kính hiển vi điện tửgiữa các phân tử sáp với nhau có một khoảng hở vai micromex hoặc vài nanomex tùy
theo loài Chính từ khoảng hở này nếu chất tan của phân bón lá nhỏ thì nó sẽ đi vào
giữa lớp sáp.
Sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức căng cao và các khí không
có thể xảy ra dưới một số điều kiện Một trong những điều kiện này là tạo các giọt nhỏ
liên kết với sự bốc hơi Khi sự bốc hơi xảy ra, mức độ xâm nhập đạt cao nhất và sựhap thu liên tục xảy ra với các phan chat ran còn lại.
Sự xâm nhập chất dinh dưỡng còn vào các không bào bên trong lá cây Các
không bao rat quan trọng dé chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được hấp thu
vào bên trong từng tế bào Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi
Trang 32xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các maomạch trong thân cây.
Những nguyên tắc chung về việc hap thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không
bào bên trong từng tế bào lá cũng giống như sự hấp thu từ bộ rễ Sự hấp thu qua các tế
bào lá có thể được điều khiển qua tình trạng dinh dưỡng của cây trồng, nhưng đâykhông phải là quy luật chung mặc đù hiện tượng này đã được khám phá đối với sự hấpthu lân Việc hấp thu lân qua lá và vận chuyên xuống rễ xảy ra nhanh hơn đổi với câyđang thiếu lân Kế tiếp phân bón lá xâm nhập vào màng tế bào Đây là thành phần
sông của tế bào cau tạo bởi phospholipid và trên đó có gắn những protein giữa những
protein có những khoảng hở dé cho các chat tan chui qua
Do đó, trong phân bón lá, ta phải dùng chất có nhũ dầu, chat detergent hoặc
chất ướt dé giúp chất phân lỏng đính vào lá Một cách đơn giản, sự hấp thu phân vào lá
là do chênh lệch nồng độ dung dịch giứa chất phân ở bên ngoài lá và dung dịch ở bêntrong lớp cutin của bì mô lá, nhờ đó phân được thâm thấu vào bên trong lá Chất dinhdưỡng hấp thu qua lá nhiều hay ít phụ thuộc vào tốc độ khô của dung dịch trên mặt lá
và vào khả năng tan lại của các loại muối khoáng (Nguyễn Văn Uyên, 1995)
1.2.4 Phân loại phần bón lá
Hiện nay các chê phâm trên thị trường rât phong phú, trong đó chủ yêu là các loại phân bón lá do cơ sở trong nước sản xuât, chỉ có một sô chê phâm phân bón lá được nhập từ nước ngoai Loại phân bón lá do các cơ sở trong nước sản xuat được phân làm 2 nhóm chính:
- Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng nhằm thúc đây sinh trưởnghoặc thúc đây nhanh ra hoa kết trái, giảm tỉ lệ rụng quả, thúc đấy quá trình chín hoặc
làm nhanh quá trình ra rễ.
- Nhóm không chứa các chất kích thích sinh trưởng mà chỉ chứa các nguyên tốkhoáng vi lượng, đa lượng được phối trộn theo một tỷ lệ hợp lý giúp cây sinh trưởng
ồn định một cách tự nhiên (Nguyễn Văn Uyén, 1995)
Theo Bùi Văn Hiền và ctv (2013) có thé chia phân bón lá thành các nhóm theo
dạng, thành phần dinh dưỡng và theo cơ chế liên kết các nguyên tô dinh dưỡng
21
Trang 33- Theo dạng thì phân bón lá được chia thành: dạng rắn và dạng lỏng.
- Theo thành phan có thé chia phân bón lá thành 3 nhóm: Chỉ có các yếu tố dinh
dưỡng vô cơ riêng rẽ hoặc phối hợp (đa lượng, trung lượng và vi lượng); có bổ dungchất điều hòa sinh trưởng (kích thích, ức chế); có thuốc bảo vệ thực vật
- Theo cơ chế liên kết các nguyên tố dinh dưỡng thì phân bón lá được chiathành 2 nhóm: Dạng vô cơ; dạng hữu cơ (trong đó có chelate) và hữu cơ - khoáng.
1.2.5 Ưu nhược điểm của phân bón lá
1.2.5.1 Ưu điểm
Bón phân qua lá giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn qua hệ thống khíkhông ở bề mặt lá, bón phân qua lá khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng lên đến 95%,trong khi bón phân qua đất chỉ đạt được 45 - 50%
Thành phần dinh dưỡng trong phân bón lá khá đa dạng, bao gồm cả đa, trung,
vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng Bon phân qua lá giúp bổ sung các chat cần thiếtcho cây trồng một cách trực tiếp Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh đưỡng cho cây
sinh trưởng toàn diện trong mỗi giai đoạn khác nhau và phục hồi nhanh khi cây bị còi
coc.
Tránh được các yếu tố bat lợi khi bón phân qua đất như dat bị rửa trôi xói mon,phèn mặn, dinh dưỡng trong đất bị cố định, cây trồng bị ngộ độc, rễ cây bị tổn thươngthì việc bón phân qua lá là cần thiết và hiệu quả Phân bón lá có thể kết hợp sử dụng
cùng thuốc bảo vật thực vật vừa giảm tính độc hại, vừa tăng hiệu quả phòng trừ bệnh
đảm bảo chất lượng nông sản, củ quả mùa thu hoạch
1.2.5.2 Nhược điểm
Không thé thay thế phân bón qua gốc, vi nó mang tính chất bổ sung dinh
dưỡng, chỉ cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định
Dinh dưỡng và các chất dinh đưỡng bổ sung qua lá không thể chuyển vị đếnnhững vị trí ở xa như rễ, cơ quan sinh sản sinh trưởng mới sau phun Bồ sung phânbón qua lá cho cây là biện pháp bổ sung nhanh sự thiếu hụt dinh dưỡng cho cây vào
tình huống khan cấp nên cần phải kết hợp cùng phân bón qua đất mới nuôi dưỡng cây
Trang 34hoàn hảo.
1.2.6 Lưu ý khi sử dụng phân bón lá
Mỗi loại phân bón lá có thành phần và tỉ lệ các chất khác nhau, thích hợp với
mỗi loại cây trồng, mỗi giai đoạn phát triển của cây và mục đích sử dụng khác nhau.Cần xem xét cụ thể từng loại phân dé sử dụng đúng điều kiện và mục đích (NguyễnMạnh Chinh va ctv, 2005).
Không nên sử dụng phân bón lá khi cây dang nở hoa vi dé làm rụng hoa, giảm
hiệu quả sử dụng phân bón.
Vì phân bón lá được hấp thụ qua khí không nên phải phun khi khí không mở thì
mới mang lại hiệu quả Không phun khi nắng gắt, gió mạnh hoặc không khí quá khô
hay quá ẩm vì tỷ lệ lỗ khí không đóng cao Không phun sau mưa do tế bào đã căng
nước, khó hấp thụ thêm dinh dưỡng
Thời điểm thích hợp dé phun phân bón lá là lúc trời ram mát như khi chiều tốihoặc sáng sớm Thời gian phun phù hợp nhất: từ 9 - 10h sáng và 2 - 3h chiều về mùađông; 7 - 8 giờ sáng hoặc 5 - 6 giờ chiều về mùa hè
Bên cạnh đó, nồng độ phù hợp dé lá cây hấp thu của chất dinh dưỡng khoángtùy loài cây, giai đoạn phát triển cây, trạng thái dinh dưỡng, sức khỏe của cây vả tìnhhình thời tiết Nếu phun nồng độ cao cây sẽ bị “bội thực” và chết, nếu phun nồng độthấp thì hiệu quả không rõ (Lê Văn Tri, 2001) Vậy nên cần phải đọc kỹ hướng dẫn sửdụng trước khi phun cho cây dé tránh sự lãng phí, gây hại đến cây trồng
Không nên nhằm lẫn phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng cây trồng vìmỗi loại có tác dụng khác nhau Trong chất kích thích không có chất dinh đưỡng Nếumuốn vừa kích thích vừa cung cấp dinh dưỡng thì dùng loại phân bón lá có chất kíchthích hoặc pha chung phân bón lá với chất kích thích (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv,2005).
Với những cây hai lá mầm như cà chua, cam, quýt thì nên phun tập trung mặtdưới lá, với những cây như lúa, bắp thì phun đều cả hai mặt lá Khi phun thì cũng cần
đủ lượng nước đề dung dịch phun tiếp xúc đều tán lá
23
Trang 351.2.7 Tình hình sử dụng phân bón lá ở Việt Nam
Về khối lượng, năm 2013, ở phía Bắc 9 doanh nghiệp sản xuất 343,2 tắn/năm,trong đó dang lỏng 69,7% (239,2 tan), dạng rắn 30,3% (104,0 tan) Ở phía Nam, sảnlượng của 38 doanh nghiệp là 61.609 tan, trong đó dạng lỏng 56,3% (34.656,4 tấn) vàdạng răn 43,7 % (26.952,6 tấn) Tổng sản lượng phân bón lá của 47 doanh nghiệp ở cả
2 miền là 61.952,2 tan, trong đó dạng lỏng 56,3% (34.895,6 tan), dang rắn 43,7%(27.056,6 tân) Khối lượng phân bón lá được tiêu thụ đạt 97,8% (60.573,2 tấn), trong
đó dạng lỏng 54,5% (33.798,2 tan), dạng rắn 43,2% (26.775 tan)
Sử dụng phân bón lá làm tăng năng suất lúa ở 5 - 15%; tăng năng suất các câytrồng khác 10 - 25% Cụ thể với cây hòa thảo (lúa, bắp) có thể tăng 5 - 15%; cây họđậu (lạc, đậu tương) tăng 10 - 30%; cây ăn quả (cam, xoai) tăng 15 - 30%; chè, cả phêtăng 15 - 30%; rau (cà chua, bắp cải) tăng 20 - 30% và cây công nghiệp ngắn ngày(mía, thuốc lá, bông) tăng 15 - 25%
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất phân bón lá đều có hướng dẫn sử dụng dướidạng tờ rơi và ghi trên bao bì Loại phân bón lá sử dụng cho nhiều hơn 3 loại cây trồng
chiếm 74,7%, sử dụng cho 1 - 2 loại cây trồng chiếm tỷ lệ 25,3% Như vậy, phân bón
lá chuyên dùng rất ít (Bùi Huy Hiền và ctv, 2013)
1.3 Phân bón lá Viusid - Agro và một sô nghiên cứu
1.3.1 Amino acid và vai trò của amino acid
Axit amin (amino acid) là nguyên vật liệu xây dựng co bản của cơ thể và đóngvai trò quan trọng như là chất trung gian trong quá trình chuyên hóa cũng như tônghợp của protein, đồng thời là đơn vị cấu trúc cơ bản của Protein Axit amin là mộtphan của các enzym và hệ thống nội tiết tố trong cơ thé sinh vật, tham gia vào cau trúc
di truyền của cơ thê sinh vật (ADN và ARN) Hiện nay các nhà khoa học phát hiện cókhoảng 20 loại axit amin trong cơ thể sinh vật trong đó có 8 axit amin được cho làthiết yếu và không phải co thé sinh vật nào cũng tự tổng hợp được day đủ, do vậy việc
bồ sung các axit amin thiết yếu cho cơ thé là cần thiết trong quá trình sống của sinhvật Đối với nông nghiệp axit amin còn được ứng dụng làm phân bón lá nhằm cungcấp đạm sinh học cho cây
Trang 36Amino acid có tác dụng thúc day quá trình sinh tổng hợp trao đổi chất: Khi sửdụng axit amin làm phân bón lá bón trực tiếp lên lá cho cây, giúp cây hấp thu nhanh,
thức đây nhanh quá trình sinh tổng hợp Protein, tham gia vào hệ enzym trong cơ thể
thực vật thúc day quá trình trao đôi chất diễn ra nhanh Từ đó giúp cây trồng sinhtrưởng phát triển tốt hơn
Amino acid có tác dụng tăng sức đề kháng của cây trồng: Axit amin có thể làm
giảm tac hại của sâu bệnh hại trên cây trồng, vì nguyên tố lưu huỳnh trong phân tử axit
amin đã góp phần làm tăng sức đề kháng sâu bệnh ở cây trồng Ví dụ: hiệu quả của cácaxit amin đã làm giảm bệnh sưng vàng rễ khoai tây do tuyến trùng gây ra (Kovacs);
giảm tình trang san hư trái do vi rút (plum pox virus) gây ra sau khi phun vài lần axit
amin (Jacob) Một số nghiên cứu còn cho thấy hiệu quả và lợi ích của axit amin làkhắc phục sự khủng hoảng sinh lý của cây trồng hoặc ảnh hưởng bất lợi của mỗitrường (hạn, nhiệt độ cao, quá nắng, sốc khi cây chuyên giai đoạn sinh trưởng) đã
được chứng minh qua nhiều kết quả nghiên cứu và sử dụng thực tế trên cây trồng Từ
các kết quả nghiên cứu này, axit amin đã trở thành các sản pham dùng phổ biến như làphân bón sinh học ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới Cùng với vai trò là hợp phầncủa protein và quá trình sinh tổng hợp trong cây, các axit amin còn thực thi nhiều vaitrò khác và đem lại rất nhiều ích lợi cho cây trồng
Amino acid có tác dụng đến sự ra hoa và đậu quả của cây trồng: Các axit amincũng làm giảm rụng trái ở các cây ăn trái nhờ vai trò của các hormon dinh dưỡng trongcây Các kết quả nghiên cứu ở Italia trên cây ăn trái cho thấy axit amin giúp nâng caokhả năng thụ phấn và kéo dài thời gian sống của hạt phấn
Amino acid có tác dung dén viéc tăng tính hữu hiệu sinh hoc của nguyên tổ vilượng: Các axit amin có khả năng liên kết với các kim loại như Mangan, sắt và kẽm tốtgiống như với Canxi và Magié Các nguyên tố trung vi lượng này hiện điện tự nhiêntrong nước dùng dé phun hoặc được bồ sung ngay trong phân bón Các dang phức Axitamin - Kim loại được hấp thụ bởi cây trồng một cách nhanh chóng và hiệu quả cao
Nó cũng gia tăng hiệu quả trong việc vận chuyên dài từ rễ, lá đến các bộ phận khác
trong cây Ngoài ra các axit amin khi sử dụng làm phân bón lá phối với một số loạithuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật,
tăng khả năng hấp thụ của thuốc, giúp lưu giữ thuốc lâu hơn trên bề mặt là hạn chế tác
25
Trang 37động rửa trôi của nước mưa và nước tưới Đặt biệt đối với canh tác hữu cơ thì axitamin là nguyên liệu cung cấp đạm chính thống và thiết yếu cho cây trồng vì lúc nàykhông thé cung cấp đạm vô cơ cho cây trồng được (Lâm Văn Hà va Trần Thị TườngLinh, 2019).
1.3.2 Phan bón lá Viusid - Agro
Phân bón lá Viusid - Agro là sản phẩm do Công ty Cổ phần Novatech nhậpkhâu từ Tây Ban Nha Phân bón lá amino acid Viusid - Agro có thành phần là:Potassium Photphate, Acid malic, Kẽm sunfat, Arginine, Glycine, Vitamin C, Vitamin
Bs, Vitamin Be, Acid Folic, Vitamin Biz, Glucossamine, MonoamoniumGlycryrrhizinat và do Phong thi nghiệm xúc tác (Tây Ban Nha) sản xuất
Các amino acid có vai trò quan trọng trong việc thúc day sự sinh trưởng phát
triển của cây trồng Mỗi amino acid sẽ có vai trò riêng Cụ thé, Arginin tăng kha năngchống chịu với các điều kiện khắc nghiệt như nóng, sương giá, hạn hán và mặn Nó cóvai trò trong việc hình thành chất điệp luc và tăng cường sự hình thành rễ cũng nhưphân chia tế bảo và hình thành poly amid (Hozayn và Abd El - Monem, 2010).Glycine kích hoạt quá trình quang hợp va nâng cao hiệu quả của nó vì nó tăng cường
sự hình thành chất diép lục và khuyến khích sự phát triển sinh dưỡng cũng như nó cóvai trò trong quá trình thụ phan và đậu quả Aspatic acid tăng cường kha năng chốngchịu bệnh tật của cây trồng (Baquir va ctv, 2019)
Potassium Photphate: Giúp hệ thống rễ phát triển sớm, cây trồng hấp thu cácchất dinh dưỡng thuận lợi và vì vậy tăng cường khả năng chống hạn Phốt pho cầnthiết để chuyên và lưu trữ năng lượng trong thực vật Nó giúp cây trong quá trình
trưởng thành và thúc đây sự phát triển của rễ, hoa và hạt Kali hỗ trợ sự hình thành củacarbohydrate.
Acid malic: Thuốc khang vi-rút tự nhiên mạnh mẽ, hỗ trợ quang hợp va dé dangchuyền hóa bởi các vi sinh vật
Kém sunfat: được sử dụng phô biến trong việc bổ sung kẽm cho cây trồng hỗtrợ sự hình thành và phát triển của mô mới Nó rất quan trọng đối với các quá trình của
thực vật, chẳng hạn như nảy mam, ra hoa và tạo quả
Vitamin C: chất chống oxy hóa tự nhiên xuất sắc Nó làm giảm tannin bị oxy
Trang 38hóa trên bề mặt của trái cây vừa thu hoạch Nó làm tăng khả năng chống chịu của câytrồng với sự thay đôi của khí hậu
Vitamin Bs: Một trong những chất dinh dưỡng cơ bản trong đời sông thực vật
và tham gia trực tiếp vào quá trình quang chu kỳ của cây Nó đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình tổng hợp và oxy hóa các axit béo Nó điều chỉnh sự phát triển của
1.3.3 Nghiên cứu về phân bón lá Viusid - Agro trên một số loại cây trồng
Theo Kolima và ctv (2018), khi phun phân bón lá Viusid - Agro trên cây thuốc
lá với 4 liều lượng lần lượt là 0,2; 0,5; 0,7 và 1,0 L/ha và một đối chứng 0 L/ha chothấy tốc độ tăng trưởng sinh lý và nông nghiệp thực tế cũng đã được đánh giá Kết quảcho thay sự gia tăng đáng ké (p < 0,05) khối lượng tươi và khô của cây khi Viusid -Agro đã được dùng Về chiều dài của thân cây, mức tăng trung bình của những câyđược xử lý so với đối chứng trong lần đánh giá cuối cùng là 28,42%, 30,51%, 41,17%
và 38,43% Xét về đường kính của thân cây và diện tích lá trong tat cả các đánh giá,
các nghiệm thức với Viusid - Agro vượt quá mức kiêm soát một cách đáng ké Trong
21
Trang 39đó ghi nhận tốc độ tăng trưởng tốt nhất là liều lượng 0,5 L/ha, trong đánh giá cuối
cùng Về năng suất, hiệu suất tốt nhất với sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với cácnghiệm thức khác là liều lượng 0,5, 0,7 và 1,0 L/ha Do đó, Viusid - Agro có anhhưởng tích cực đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất của thuốc lá cây con
Theo Kolima và ctv (2019), khi phun phân bón lá Viusid - Agro với 3 liều
lượng lần lượt là 0,1; 0,2; 0,3 L/ha và đối chứng phun nước lã trên cây cải thìa cho kết
quả số lượng lá trên mỗi cây là đáng ké cao hơn ở 35 ngày sau khi gieo đối với nghiệm
thức 0,2 L/ha và 0,3 L/ha, với mức tăng 15,0% và 14,17% so với déi chứng Về chiềudài cây và khối lượng tươi ở lần đánh giá cuối cùng, các nghiệm thức sử dụng liềulượng cao hơn cho kết quả tốt nhất Về tốc độ tăng trưởng tích cực, liều lượng 0,2 L/hatạo ra hiệu quả tốt nhất, và về tốc độ tăng trưởng tương đối, 0,2 L/ha và liều lượng 0.3Lha cho kết quả tốt nhất so với đối chứng Năng suất thực tế cao hơn đạt được khi sửdụng liều lượng 0,2 L/ha và 0,3 L/ha ở mức 18,03% và 12,88% so với đối chứng Do
đó, Viusid - Agro anh hưởng tích cực đến năng suất của cây cải thìa
Theo Alexson va ctv (2020), khi phun phân bón lá Viusid - Agro với 4 nồng độlần lượt là 0,2 mL/L; 0,4 mL/L; 0,6 mL/L; 0,8 mL/L trên rau diép thuy canh cho thayphun nồng độ 0,4 mL/L thi cây rau diép cho sự tăng trưởng lớn hon so với đối chứng(0 mL/L) ở các chỉ tiêu được phân tích là chiều dài thân lớn hơn 36%, chiều dai rễ vàsinh khối rễ tươi cho 0,4 mL/L lần lượt cao hơn 19% và 33% so với đối chứng (0mL/L) Nồng độ 0,8 mL/L không được khuyến cáo sử dụng cho rau diép thủy canh
Theo Kolima và ctv (2021) đã thí nghiệm phun phân bón lá Viusid - Agro với 3liều lượng lần lượt là 0,1; 0,3; 0,5 L/ha và một đối chứng 0 L/ha trên cây bắp Kết quacho thấy liều lượng cho hiệu quả tốt nhất trong một số chỉ tiêu của hai thí nghiệm là0,3 và 0,5 L/ha Các nghiệm thức cho năng suất nông nghiệp tốt nhất ở cả hai thínghiệm là liều 0,3 và 0,5 L/ha với mức tăng trung bình so với đối chứng lần lượt là24,55 và 45,06%.
Theo Vũ Van Qui (2020), đã thực hiện khảo nghiệm phân bón lá Viusid - Agrotrên cây cải ngọt tại Bình Phước và Tây Ninh trong 2 vụ, với công thức bón phối hợpnền (2 tan phân chuồng + 300 kg NPK 16 - 16 - 8/ha) với 3 nồng độ phân Viusid -Agro 25 mL/25 L; 30 mL/25 L; 35 mL/25 L và 1 đối chứng không phun phân bón lá.Kết quả cho thấy nồng độ 35 mL/25 L cho hiệu quả cao nhất cả ở Bình Phước với hiệu
Trang 40quả kinh tế cao nhất tăng 10.037.000 đồng/ha ở vụ 1 và 10.170.000 đồng/ha ở vụ 2
(tương ứng tăng 25,58% ở vụ 1 và 27,12% ở vụ 2) so với công thức đối chứng; ở Tây
Ninh hiệu quả kinh tế cao nhất tăng 10.436.000 đồng/ha ở vụ 1 và 10.303.000 đồng/ha
ở vụ 2 (tưng ứng tăng 29,59 - 27,35%) so với công thức đối chứng
Theo Vi Ngọc Mai Hạnh (2022), trong điều kiện canh tác tại Thành phố Hồ Chí
Minh, khi phun phân bón lá Viusid - Agro ở nồng độ 0,3 mL/L có ảnh hưởng tốt nhấtđến giống đậu bắp TN31 với chiều cao cây đạt 107,7 cm, số lá đạt 28 lá/cây, đạt 6,5nhánh cấp 1/cây Phun phân bón lá Viusid - Agro nồng độ 0,3 mL/L đạt NSTT đậubap cao nhất là 8,6 tan/ha, lợi nhuận cao nhất là 38.930.000 đồng/ha/vụ với tỉ suất lợinhuận cao nhất là 0,45 và VCR là 6,3
Hiện nay phân bón lá amino acid Viusid - Agro đã được nghiên cứu trên nhiềucây trồng, tuy nhiên trên cây bắp rau vẫn còn hạn chế Nhận thấy được tiềm năng củaphân bón lá amino acid Viusid - Agro có thành phần là các acid amin, vitamin giúp
thúc đây quá trình trao đổi chất và sinh trưởng sinh thực tốt hơn cho cây bắp rau Vì
vậy, đề tài “Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất bắp rau (Zea mays L.) vụ Xuân Hè 2022 trên vùng đất xám bạc mau Thành Phố
Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm xác định nồng độ phân bón lá phù hợp dé cây bắprau sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao
29