TÓM TẮTĐề tài “Các nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng điện thoại di động Viettel của khách hàng tại tỉnh Gia Lai” được tiễn hành tai tỉnh Gia Lai với mục tiêu phân tích các n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH
Trang 3CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH
LỰA CHỌN MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
VIETTEL CỦA KHÁCH HÀNG TẠI
Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
3 Uy viên: TS NGUYEN NGOC THUY
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Võ Trần Trung
Ngày sinh: 18/9/1980
Nơi sinh: Gia Lai
Năm 1998 tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Phan Bội Châu
Năm 2002 tốt nghiệp Đại học: Duy Tân; Ngành: Quản Tri Kinh Doanh
Cơ quan công tác: Viettel Gia Lai
Địa chỉ cơ quan: 87-89 Nguyễn Tất Thành, P Hoa Lư, Tp Pleiku, Tỉnh Gia
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Đề án “Các nhân tô ảnh hướng đến quyết định lựa chọn mạng điện thoại diđộng Viettel của khách hang tại tinh Gia Lai” là công trình nghiên cứu của tôi Các
số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực, được thu thập từ điều tra thực tế tại các
địa phương.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công
bố trong bat kỳ nghiên cứu nào khác
Gia Lai, ngay tháng 12 nam 2023
Tác gia
Võ Trần Trung
ill
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành cam
ơn Trường Đại học Nông Lâm - TP Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học, Khoa Kinh tế
và Quý thầy, cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đến Tiến
sĩ Nguyễn Tài và Tiến sĩ Lê Quang Thông đã khuyến khích và tận tình chỉ dẫn tôitrong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài đề án tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Gia Lai, Sở Thông tin và Truyền thông
tỉnh Gia Lai, các Phong ban chuyên môn của Viettel chi nhánh Gia Lai đã hợp tác
chia sẻ những thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục
vụ cho đề tài nghiên cứu
Đặc biệt, xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo Viettel Gia Lai đã tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi trong quá trình tôi công tác, học tập và thực hiện đề án tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã động viên
và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề án
Gia Lai, ngày tháng 12 năm 2023
Tác giả
Võ Trần Trung
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài “Các nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng điện thoại
di động Viettel của khách hàng tại tỉnh Gia Lai” được tiễn hành tai tỉnh Gia Lai với
mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng điện thoại
di động Viettel của khách hang tại tinh Gia Lai.
Mô hình nghiên cứu của dé tài được xây dung dựa trên nền tảng lý thuyết TAM-TPB, và các lý thuyết có liên quan như: TPB, TAM, TAM2, lý thuyết cạnhtranh với 7 nhân tố được đề xuất: Chất lượng mạng; Uy tín thương hiệu; Dịch vụ giá
C-tri gia tăng; Chăm sóc khách hàng; Hoạt động chiêu thi; Chi phí sử dụng hợp lý; Cam
nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích Nghiên cứu chọn mô hình xử lý số liệu là môhình nhân tố khám pha (EFA) dé phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến quyết định lựachọn của khách hàng Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 236 khách hàng sửdụng mạng điện thoại di động Viettel hiện đang sinh song va lam viéc tai tinh GiaLai, kết quả khảo sát được tông hợp, xử ly bang phần mềm SPSS.22
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến thu được kết quả có 7 nhân té tác
động đến quyết định lựa chọn mạng điện thoại di động Viettel của khách hàng và có
mối quan hệ thuận chiều, mức độ tác động của các nhân tố được sắp theo thứ tự giảm
dần như sau: Nhân tô Uy tín thương hiệu với hệ số B = 0,532; Nhân tô Chất lượngmạng với hệ số = 0,296; Nhân tố Chi phí sử dụng hợp lý với hệ số B = 0,182; Nhân
tố Hoạt động chiêu thị với hệ số B= 0.167; Nhân tố Dịch vu giá tri gia tăng với hệ số
B = 0,162; Nhân tố Cảm nhận dễ sử dung, cảm nhận hữu ích với hệ số B = 0,151;Nhân tố Chăm sóc khách hàng với hệ số B = 0,104
Đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quyết định lựa chọn sử dụng mạngđiện thoại đi động Viettel của khách hàng tại tỉnh Gia Lai: Giải pháp về Uy tín thươnghiệu; Giải pháp về Chất lượng mạng; Giải pháp về Chi phi sử dung hợp lý; Giải pháp
về Hoạt động chiêu thị; Giải pháp về Dịch vụ giá trị gia tăng; Giải pháp về Cảm nhận
dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích; Giải pháp về Chăm sóc khách hàng
Trang 8The study “Factors affecting customers’ decision to choose Viettel mobile
phone network in Gia Lai province” was conducted in Gia Lai province with the goal
of analyzing factors affecting the decision to choose a phone network Viettel mobile
phone of customers in Gia Lai province.
The research model of the topic is built on the basis of C-TAM-TPB theory, and related theories such as: TPB, TAM, TAM2, competition theory with 7 proposed factors: Network quality; Brand reputation; Value-added service; Customer care;
Promotion activities; Reasonable use costs; Feels easy to use, feels useful The research chooses a data processing model which is an exploratory factor model (EFA)
to analyze the factors affecting the customer's choice decision Data is collected through a survey of 236 customers using Viettel mobile phone network currently
living and working in Gia Lai province, the survey results are synthesized and processed using SPSS.22 software.
The results of multivariable linear regression analysis have 7 factors affecting
customers’ decision to choose Viettel mobile phone network and have a positive relationship the following: Brand reputation factor with coefficient B = 0.532;
Network Quality factor with coefficient B = 0.296; Factor Cost of reasonable use with coefficient = 0.182; Factor Promotional activity with coefficient B = 0.167; Value-
added service factor with coefficient B = 0.162; Factor Perceived ease of use, perceived usefulness with coefficient B = 0.151; Customer care factor with coefficient
B = 0.104.
The topic proposes solutions to improve customers’ decision to choose to use
Viettel mobile phone network in Gia Lai province: Solutions on brand reputation; Solutions for Network Quality; Solutions for reasonable cost of use; Solutions for
Promotional Activities; Solutions for Value-Added Services; Solution about Ease of use, feel useful; Customer Care Solutions.
Trang 9MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Tri MT rn i
HD ale) otece is 01/121 eee ee i
LOD CaM i0 ill
DO ANNA WOT rare seo oes Se Se SS aa SS SEF Se 1V
Diath SÁEH.606 TT HisrsstoarnsroriiidyEDXGHDGIIEEGGESEENSEESGESPIIRENETEIAGHHEEESSERDEAAtEBtitatrsuEtsg Xill
Bocce sissies mesmo otrorior seen ncn ninco 1Chương 1 TONG QUAN 0 csscsscssessessesesseesesstsessesesssssiessessessessessessessessesseseeeseess 5
1.1 Các nghiên cứu trước có liÊn quan -¿- ¿5-5252 22 E2 +22 £zrerrkrerrres 5
1.1.1 Cae ng bien: cit DHƯỚC 0 QO scscsxss660506655190536 3Ag8368458443g/So5Ep Q458G38g38ỹ90380 6 ug35.0 0580 5
1;1:2 Cac phiên cứu (LONE HUẾ suiseesneesntasoilDAvES04111190489190335313899595938832558898sEggit 71.1.3 Đúc kết các nghiên cứu trước k4 00cxe 10(o0 A4 0c 0 8n lãi1.2.1 Khái quát về Viettel Gia Lai 2-52 522E22E22E22E22E22E22E22122222222222xe2 111.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân Su ccc cccecseessesseessesseeseessessesssessesssesiessussseeseeeseeees 121.2.3 Ngành nghề kinh doanh 2¿-2222222EE+EE22EE2EE22E222E22322212222222ezxe2 13ÌLŠ.Ã Eiễt tri it | 1413; Tổng quan về dich vụ thông tin di động tai địa bàn nghiên cứu 15Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 18
Zell CO sở lý lUẬH x22 sexs6s2i6t54518x613533 3333SE358555S1SGESESS.SQ2ESES.GI2SS4EES0SKG383580381450561013485 18
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2 2 2©52222222E22E22E225223223223223222222222 e2 182.1.2 Đặc điểm dich vụ mạng điện thoại di động -2- 55225 19
vil
Trang 102.1.3 Các mô hình lý thuyết có liên quan - 2: 2¿22222z22z22++2E£zzxzzzzzzxzze+ 202.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết -222252222222z+2z+2zxzzzzzzxcree 25
911 Cree a Hi snccsnaperenrncmmmamnemnnemnenmmanuanscamousans 252.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu - + ¿222222+E22E22E22E22E2252222222222212222222222e5 262.2.3 Mô hình nghiên CỨu - - 5 + +11 2212 2 2 HH ngàng nưệt 29
2.3.x PHONE, Play) NGM CN CW ¡uxexsopBni giiiAdi tin gá Lá v50 S688633531623053858610id838115ã400155319g.8024588/0600 30
2.3.1 Quy trinh nghién 0 30Ee: | 1
2.3.3 Công cụ xử lý số LU eee ccc ccc ccc ccccssessessecsesssesessuessssscssssusiesssestesessessesseseeseeeees AlChương 3 KET QUA VA THẢO LUAN oes ocscsocsscsscsssssssesssesscessesstsneseceesseeees 423.1 Đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp dich vụ viễn thông di động Viettel
1851:0608 42
3.1.1 Hạ tầng mạng lưới di động 2-22 2222222122E22212212221271212221 21222 cze 423.1.2 Điểm giao địch và đại lý 2-©222222222222122211271122112212221221221 21c 44chi KP Ớÿÿỷ 45
3.14, Quậng bá.thữ0ng HIỂU sssvsssessnswsssncensse vonsnsusenens tia 1o4813830535580584618883105g833883601533858580 49
3.1.5 Cone tac chăm sốo Khách Dan ‹-.¡saecisceseeeiiiieriabistsadseidiitasaltidisxeidigsaeee 513.1.6 Tình hình kết qua kinh doanh dich vụ viễn thông di động 533.1.7 Tình hình cạnh tranh kinh doanh dich vụ viễn thông di động trên dia bàn
TART 251: 0IÌP 1092 ốốốốẽốẽố ốc 55
3.1.8 Đánh giá chung về tình hình kinh doanh dịch vụ viễn thông di động của
Visttel tat tỉnh: Gd Lal cess diesssodinntiSiollEriliedililGs0893dl040211380-08:3ã0)g06 050038088 4, 57
3.2 Xác định các nhân tố anh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng điện thoại
di động Viettel của khách hang tại tỉnh Gia LuaI - ©5755 <5<<+c+ss+ 583.2.1 Thống kê mô tả đặc điểm khách hàng khảo sát - : -2-2-552 583.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo 2-©222222222+22E2EE22Et2EEzrxerrrsrrrrer 603.33.Thăn l:nhậu TỔ ct pH ee 61
3.24, Phân tél TODS Qual scecssscseensswxemacesasnennnereemmncrememameanrenuenesmens 62
3.2.5 Phan 00006 ngaODỶ'.4 63
Trang 113.2.6 Kiểm định sự khác biệt - 2-5252 22E2E12E12532112112112121221 2 re 673.2.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu -2-©222252222++2E2E+22E£E+zExzzxzzrxcrer 683.3 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao quyết định lựa chọn sử dụng mạng điện
thoại di động Viettel của khách hang tại tỉnh Gia Lai - 70
3.3.1 Giải pháp về Uy tín - thương hiệu (B = 0,532) 2 ¿+2+2z2z+2ce2 713.3.2 Giải pháp về Chất lượng mạng (B = 0,296) -2¿22¿222+22zzzzzzz+2 ose3.3.3 Giải pháp về Chi phí sử dung (B = 0,182) 2 2-52222222222zzzxzzzczez 723.3.4 Giải pháp về Hoạt động chiều thị (D E 0,161) ssc oscvssssvsssnsvevaevassapnensepseeseenrees 733.3.5 Giải pháp về Dịch vụ giá trị gia tăng (B = 0,162) -¿ ¿5 5c-5ce2 743.3.6 Giải pháp về Cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích (B = 0,151) Wie)3.3.7 Giải pháp về Chăm sóc khách hàng (B = 0,104) -¿z52z=552 76KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ 222-222c+crrrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrred 77TAI LIEU THAM KHAO 0.ccccssssssesessessesecsesecsecsessesvesesevseceesseesesesevesssesseeesseseveees 79
5108009 2m 83
1X
Trang 12DANH SÁCH CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tô khám phá)
HDCT Hoat dong chiéu thi
CSKH Chăm sóc khách hàng
HDLD Hop đồng lao động
ICOR Incremental Capital Output Ratio (Hệ số hiệu quả sử dung vốn)GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm trong nước)
GP-CNTT Giải pháp - Công nghệ thông tin
GPRS Genaral Packet Radio Services (Tin nhắn đa phương tiện)
GTGT Gia tri gia tang
FITH Fiber To The Home (Thuê bao Internet cô định)
PCI Provincial Competitiveness Index (Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh)
PSC Phát sinh cước
QDLC Quyét định lựa chọn
QNCN Quân nhân chuyên nghiệp
SERQUAL Service — Quality (Chất lượng dịch vu)
SDHI Sử dụng hữu ích
SEM Structural Equation Modeling (Mô hình cấu trúc tuyến tính)SMS Short Message Services (Dich vụ nhan tin ngan)
SQ Sy quan
Trang 13Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
SPSS Statistical Package for the Social Sciences
(Théng kê cho các dịch vụ xã hội)SXKD Sản xuất kinh doanh
TAM Theory of Technology Acceptance Model
(Lý thuyết chấp nhận công nghệ)
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TP Thành phố
TPB Theory of Planed Behavior (Lý thuyết hành vi kế hoạch)
TRA Theory of Reasoned Action (Lý thuyết hành vi hợp lý)
TT&TT Thông tin và Truyền thông
UTTH Uy tín thương hiệu
UBND Uy ban nhân dân
VAS Value-added service (Dịch vu giá trị gia tang)
VT-CNTT Viễn thông - Công nghệ thông tin
XI
Trang 14DANH SÁCH CÁC BANG
BANG TRANG
Bang 1.1 Tinh hình nhân sự cua Viettel Gia LaI - cece erect eee eeeees 13
Bang 1.2 Két qua phat trién thué bao giai doan 2020 - 2022 cua Viettel Gia Lai
¬——— 14
Bảng 1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2020 - 2022 của Viettel Gia Lai SS8EERVLSEEGESISEELEEIDIIGGERXSESEMISSSEXAEERBASEAESSGĐISLSSESS yearn eee een Eee 15 Bang 1.4 Thị phan dịch vu thông tin di động tai tinh Gia Lai - 17
Bang 2.1 Xác định các biến trong mô hình nghiên cứu dựa trên các lý thuyết TIỀN 22 S52222221922122152122127112112212112112211211211211211211211211211211211211 2121 xe 26 Bảng 2.2 Thang đo được xây dựng thông qua thảo luận nhóm chuyên gia 32
Bảng 2.3 Thang đo nhân tố độc LEP huaziczessesos1e135156158138934G2358031032023995g00083009 8003982055 33 Bảng 2.4 Thang đo nhân tố phụ thuộc - 222 +22£+2£2E+2E2E22E2zz2zzzzzze2 35 Bang 3.1 Hạ tang mạng lưới di động của Viettel Gia Lai đến năm 2022 42
Bảng 3.2 Số lượng điểm giao dịch và đại lý của Viettel Gia Lai GD 2020 -DD bia g6ngy seer sts cs acer ana Ne eR cia Sal RRS 44 Bang 3.3 Giải quyết khiếu nại về dịch vụ di động của Viettel Gia Lai 52
Bảng 3.4 Tình hình kết quả kinh doanh dịch vụ viễn thông di động 54
Bang 3.5 Tổng hop đánh giá năng lực cạnh tranh của các nha mạng 37
Bảng 3.6 Kết quả phân tích các nhân tố khám phá các biến độc lập - 61
Bảng 3.7 Kết qua phân tích các nhân tổ khám phá của biến phụ thu6c 62 Bảng 3.8 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến -2-©25-55522 62 Bang 3.9 Bang tông hợp hệ số hồi quy đa biến -2©222222222E22z22z22z2222 63 Bang 3.10 Bang thống kê mức độ ảnh hưởng của các nhân tô đến đến quyết
định lựa chọn mạng điện thoại di động Viettel -5- 68
Trang 15DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 1.1 Cơ cau tô chức của Viettel Gia Lai 2-55-522225222+22xszzcszxsrxez 12
Hình 2.1 Mô hình thuyết hành vi hợp lý (TRA) - 2-22 2222222zz2z2zzzzsc2 20Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi kế hoạch (TPB) - 2 2 22552255222 ealHinh 2.3 M6 hinh chap nhận công nghệ (TAM) - +2 cs+sssssssreses 22Hình 2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (TAM2) - 23
Hình 2.5 Mô hình lý thuyết C-TAM-TPB 52-5-2222 222122221221 221 222 c2 24
Hình 2.6 Mô hình 5 tác động cạnh tranh + 22+ +2 + *+2£+zE£+s+zereeezeereeess 25
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu dé xuất 2 2222222S2E22E2E22E22E22E222zzzcee 29
Hình 2.§: Quy trïnh nghiên cứu - -¿-<s522+222451252524255565852218 56 5s se 30
Hình 2.9 Quy trình xây dựng bang Hỏi::‹‹.‹‹:::-.::s:x22s6:c2552212266661171166 106585166364 1615653684856 37
Hình 3.1 Đánh giá của khách hàng về chất lượng mạng tại Viettel Gia Lai 43Hình 3.2 Số lượng gói dịch vụ di động giai đoạn 2020 - 2022 của Viettel Gia
Ẽ 46
Hình 3.3 Đánh giá của khách hàng về chi phí sử dụng dich vụ viễn thông di
động tại Viettel Gid Lđlissessesseosessssssbstssx64aS0349535099888/.03303g80g80232s8s0sg0400/01ssẺ 47
Hình 3.4 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ giá trị gia tăng tại Viettel Gia
Tl say 2sssx 556 061118 hd S08 SHiớigE0E3iQ HGJRGCGHSGGBAILEASHGRARENSGUSSBG.LEĐRENSEUSGESCHGOGG.H4843838382580 48
Hình 3.5 Đánh giá của khách hàng về tính dé sử dụng, sự hữu ích của dịch vụ
„iu hồng đi động TƯÍS II ee 48Hình 3.6 Đánh giá của khách hàng về hoạt động chiêu thị của Viettel Gia Lai 50Hình 3.7 Đánh giá của khách hàng về uy tín thương hiệu của Viettel Gia Lai 51Hình 3.8 Đánh giá của khách hàng về hoạt động CSKH của Viettel Gia Lai 53Hình 3.9 Thị phần dịch vụ viễn thông di động của các nhà mạng tại tỉnh Gia
XI
Trang 16MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Với chính sách mở cửa và tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, bình đăng giữacác thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp của Nhà nước Chính phủ đã cấp phép
cho 5 doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam
nói chung cũng như tại khu vực tỉnh Gia Lai nói riêng nhằm biến ngành viễn thông,trong đó có dịch vụ thông tin di động thành lĩnh vực cơ sở ha tang xã hội, thúc day pháttriển sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng Tuy
nhiên, do đặc thù vùng dia bàn cũng như quy mô thị trường, tại khu vực tỉnh Gia Lai
dịch vụ thông tin di động hầu như chỉ được cung cấp bởi 3 nhà mạng chính là Viettel,Mobifone và Vinaphone Nhà mạng Vietnamobile dù đang kinh doanh nhưng thị phầndang rất thấp, không quá 1%; nhà mạng Gtel hầu như chưa tham gia kinh doanh, chưa
có thị phần tại địa bàn khu vực này
Viettel hiện là mạng viễn thông - công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam
và nằm trong Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới Kiến tạo hạ tầngmạng lưới hiện đại, tự chủ và tiên phong về công nghệ dé tạo ra những cuộc cáchmạng về kết nối, góp phan thay đôi cuộc sống của con người, phát triển đời sống kinh
tế - xã hội bảo vệ Tổ quốc (Viettel, 2021) Trong công bố kết qua đo kiểm chất lượngdịch vụ viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông (2021), Viettel tiếp tục đượcxác định là mạng di động tốt nhất cả về 2G, 3G, 4G, và vượt tiêu chuan quy định ởtất cả các chỉ tiêu Điều này phản ánh thực tế cảm nhận chất lượng dịch vụ của kháchhàng trên mọi loại thiết bị đầu cuối và bao phủ tất cả khu vực từ thành thị tới nôngthôn, miền núi, biển đảo giúp người dân dễ dàng tiếp cận, chia sẻ thông tin, hìnhảnh, video, tường thuật trực tuyến đề làm việc, học tập, giải trí hay kinh doanh (BộThông tin và Truyền thông, 2021)
Trang 17Những lợi ích của khách hàng khi sử dụng mạng Viettel đó là: Chất lượng sóngmạnh với tốc độ rất nhanh với 36.000 trạm BTS 4G, 37.000 trạm BTS 3G và 29.000trạm BTS 2G, mạng Viettel phủ sóng hơn 98% dân SỐ, mạng Viettel được đánh giá làmột trong những nhà mạng có tốc độ phủ sóng nhanh hơn nhiều nhà mạng trong nước
và quốc tế; Cước Data và cước gọi của Viettel có mức giá hợp lý; Nhân viên chăm sóckhách hàng nhiệt tình và chu đáo với hệ thống kênh phân phối và các chi nhánh Vietteltỉnh trải dài khắp Việt Nam Hệ thống chăm sóc khách hàng của Viettel dày đặc, tận
tình và rất chu đáo Viettel luôn hỗ trợ kịp thời mọi thắc mắc của khách hàng, Viettel
còn đưa nhân viên đến hỗ trợ khách hàng trực tiếp tại nhà, như dịch vụ chuyên mạnggiữ số Viettel mới áp dụng gần đây (Viettel, 2022)
Tuy vậy, hiện vẫn còn có những khó khăn gặp phải khi khách hàng sử dụngdịch vụ của Viettel đó là với nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, thời gian và tầnsuất sử dụng dịch vụ nhiều hơn, yêu cầu về trải nghiệm dịch vụ ngày càng cao Songsong với đó thì mạng lưới ngày càng phức tạp, trước đây hệ thống chỉ có 2G, 3G, cònbây giờ có 2G, 3G, 4G, 5G, trong khi tài nguyên tần số hữu hạn, đòi hỏi nhà mạngphải tính toán, sử dụng hiệu quả Bên cạnh đó, dịch vụ viễn thông ngày nay rất đadạng, trước đây chỉ đơn giản là nhắn tin, gọi điện, truy cập web, nhưng hiện nay đãchuyền dịch lên thoại chất lượng cao (VoLTE), một số điện thoại nhân bản thànhnhiều SIM dùng cùng lúc nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thôngminh (MultiSIM) hay dùng nhiều SIM trên 1 máy Cùng với đó là xu hướng sử dụng
điện thoại cho các nhu cầu mua sắm, thanh toán điện tử, học tập, hội họp trực tuyến
-làm cho sự phụ thuộc giữa chất lượng mạng và thiết bị đầu cuối tăng lên so với trướckia Mặt khác, việc các nhà mạng liên tiếp ra các chương trình ưu đãi là nhằm mụcđích cạnh tranh thị phần và điều đó đem lại quyền lợi cho người dùng nhiều hơn, dẫnđến họ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng mang của nhà mạng nao Vớinhững thách thức trên, Viettel không thê duy trì tối ưu theo cách truyền thống là xử
lý từng phản ánh đơn lẻ, mà đòi hỏi phải phân tích dữ liệu lớn, chủ động phát hiệncác trải nghiệm chưa tốt của khách hàng để nâng cao chất lượng mạng di động trên
diện rộng và tôi ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
Trang 18Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả đã chon đề tài “Các nhân tổ ảnh hướngđến quyết định lựa chọn mạng điện thoại di động Viettel của khách hàng tại tỉnh
Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu cho đề án tốt nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn mạng điện thoại di động Viettel của khách hang tại tinh Gia Lai.
Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông di động Viettel
tại tinh Gia Lai.
(2) Xac dinh cac nhan t6 anh huong dén quyét định lựa chọn mạng điện thoại
di động Viettel của khách hàng tại tỉnh Gia Lai và vai trò của từng nhân tó
(3) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao quyết định lựa chọn sử dụng mạng điệnthoại di động Viettel của khách hàng tại tỉnh Gia Lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tô ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn mạng điện thoại di động Viettel của khách hang tại tinh Gia Lai.
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là những khách hàng đã quyết định sử dụngmạng điện thoại di động Viettel hiện đang sinh song va lam viéc tai tinh Gia Lai
Pham vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Gia Lai.
Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2020 đến năm 2022 Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn khách hàng từ tháng
11 đến tháng 12 năm 2022
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho nhà quản trị của Viettel Gia Lai cóthé nhận điện được các nhân tố chính, quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định lựachọn mạng điện thoại di động của khách hàng Từ đó, họ sẽ hiểu rõ được hành vi tiêu
Trang 19dùng của khách hàng đối với dịch vụ mạng điện thoại di động mà đơn vị mình đangcung cấp Dựa trên cơ sở đó, Viettel Gia Lai có thể xây dựng các chương trìnhMarketing, quảng cáo để tạo hình ảnh tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụnhằm thu hút khách hàng chọn sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của mình nhiều hơnnữa đồng thời có những chiến lược và chính sách thích hợp tác động vào từng đốitượng khách hàng giúp Viettel Gia Lai có hướng đi lâu dài trong việc phát triển sảnphẩm dịch vụ của mình trong thị trường chung.
Cấu trúc của đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tải liệu thamkhảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: TONG QUAN - Nội dung chương 1 chủ yếu tông quan về các côngtrình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tong quan về điều kiện kinh tế tự nhiên xãhội tỉnh Gia Lai và Viettel - Chỉ nhánh Gia Lai, tổng quan về dịch vụ thông tin diđộng tại địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU - Trong chương
này, trình bày các khái niệm, mô hình lý thuyết có liên quan (TRA, TPB, TAM,
C-TAM-TPB) Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài Tác giảxây dựng quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu của luận văn bao gồm hai giai
đoạn chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, phương pháp thu thập
và xử lý dữ liệu.
Chương 3: KET QUA VÀ THẢO LUẬN - Trong chương 3, tác giả tiến hànhđánh giá thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông di động của Viettel tạitỉnh Gia Lai Thống kê mô tả mẫu điều tra, tiến hành các bước phân tích độ tin cậycủa thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và hồi quy,kiểm định sự khác biệt về quyết định sử dụng mạng điện thoại di động của kháchhang, thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp
Trang 20Chương 1
TỎNG QUAN
1.1 Các nghiên cứu trước có liên quan
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Aftab va Butt (2019) về những yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh mua thẻ SIM và việc chuyên đổi nha cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di độngcủa người tiêu dùng tại Chennai (Ấn Đội) Đề thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đãtiền hành khảo sát 110 người người tiêu dùng, nghiên cứu sử dụng các lý thuyết hành
vi kế hoạch (TPB) và lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) mở rộng dé xác định cácyếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng Các phương pháp kiêm định hệ
số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tổ khám phá (EFA) và mô hình hồi quytuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả kiểm định mô hình cho thấy: Chiphí sử dụng đóng vai trò then chốt trong việc lựa chọn mạng dịch vụ di động, theosau là chất lượng phủ sóng, dịch vụ giá tri gia tang, dich vụ chăm sóc khách hàng vaquảng cáo thì đóng vai trò quan trọng nhất Nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối liên
hệ giữa việc chuyên đổi nhà cung cấp dịch vụ và các yếu tô (dich vụ khách hàng, van
đề dịch vụ, chi phí sử dụng) Chất lượng dịch vụ kém, vấn đề mạng thường xuyên,chi phí sử dụng cao, ảnh hưởng từ gia đình và bạn bè là những yếu tố quan trọng nhấtảnh hưởng đến hành vi chuyển mạng Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp đólà: Chi phí sử dụng hợp lý, đảm bảo chất lượng phủ sóng, nâng cao dịch vụ giá trị giatăng, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng và tăng cường hoạt động quảng cáo.
Hammoud va cộng sự (2018) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động ở Malaysia, nghiên cứu tậptrung vào 4 nhà cung cấp lớn, chỉ phối chính đến việc kinh doanh viễn thông di động
Trang 21thuyết hành vi người tiêu dùng của Kotler (2001) và lý thuyết chấp nhận công nghệ(TAM) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng Cácphương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tô khám phá(EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả nghiêncứu cho thấy các yếu tố chỉ phí, lợi ích của công nghệ, chất lượng dịch vụ và hồ sơ tổchức của nhà cung cấp đều ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ viễnthông di động tại Malaysia Trong đó, công nghệ là yếu tố được xác định là có ảnhhưởng đáng ké nhất, tiếp theo yếu t6 chi phí là yếu tố quan trọng thứ hai, chất lượngdich vụ là yếu tô quan trọng thứ ba và cuối cùng là yếu tô hồ sơ tổ chức Thông quanghiên cứu tác giả đã đề xuất các giải pháp về nâng cao lợi ích của công nghệ, chỉ phíhợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực của nhà cung cấp.
Beerli và cộng sự (2016) đã tiễn hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng sự lựachọn nha mạng viễn thông tại Bangladesh Nghiên cứu dựa trên mô hình cau trúctuyến tính (SEM) đối với người tiêu dùng Bangladesh đã chỉ ra rằng có 4 nhóm yếu
tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng tại Bangladesh là chất lượng dịch vụ
(đo lường bằng 5 thành phần trong thang đo Serqual của Parasuraman và cộng sự,
1988 nhưng có hiệu chỉnh) bao gồm giá, chất lượng và tính sẵn có của sản phẩm,chính sách xúc tiến Nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng kết hợp các yếu tố trên làmột gợi ý tốt trong việc nghiên cứu nhận thức để ra quyết định của khách hàng Từkết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất giải pháp về giá cả hợp lý, nâng cao chất lượngsản phẩm, nâng cao khả năng đáp ứng của sản phẩm và thúc đây hoạt động xúc tiến
Kaura và cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tổ quyết định sự
lựa chọn nhà mạng tại thị trường viễn thông Nigeria Công trình nghiên cứu đã dựa
trên lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Kotler (2001), lý thuyết hành vi kế hoạch(TPB) dé xây dựng mô hình nghiên cứu, phương pháp phân tích được áp dụng là kiểmđịnh hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy
tuyến tính Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố như chất lượng dịch vụ, giá cước, tính
sẵn có của sản phẩm dịch vụ, chính sách truyền thông, hình ảnh thương hiệu là nhữngyêu tố tác động mạnh đến sự lựa chọn nhà mạng của người tiêu dùng Nigeria Thông
Trang 22qua nghiên cứu tác giả đã đề xuất các giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ, giácước hợp lý, nâng cao khả năng đáp ứng của sản phẩm, tăng cường hoạt động truyền
thông và nâng cao hình ảnh thương hiệu của nhà mạng.
Nghiên cứu tác động của rào cản tâm lý đến quyết định lựa chọn của kháchhàng trong ngành hàng viễn thông của 3 tác giả Nassar, Moshi và Mitomo (2013) đãdựa trên lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) và của mô hình quyết định khách hàng.Bằng việc phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) các tác giả đã chỉ rarằng có 2 nhóm yếu tô chính tác động tới hành vi dự định của khách hàng bao gồm:Thứ nhất nhóm yếu tố liên quan lợi ích và chi phí: Cảm nhận về lợi ích ở hiện tại sẽ
có tác động tích cực đến hành vi dự định Tuy nhiên ảnh hưởng đến cảm nhận lợi ích
ở hiện tại có 2 yếu tố là lợi ích chuyên đổi (có tác động tích cực) và chi phí chuyểnđổi (có tác động tiêu cực, ngược chiều) Thứ hai, nhóm tác động tiêu cực khi ngườitiêu dùng có nhiều sự lựa chọn Yếu tố hành vi né tránh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đếnhành vi dự định Trong nhóm yếu tổ này, hành vi né tránh của khách hàng bị tác độngtích cực bởi sự phân vân, hối tiếc có thể lường trước Yếu tổ sự phân vân hồi tiếclường trước này bị ảnh hưởng cùng chiều bởi chi phí chuyên đôi và việc lựa chọn làmột quyết định khó khăn Qua nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp về lợi ích củasản phẩm dich vụ, về chi phí chuyên đổi, về chuẩn chủ quan
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Đặng Thị Kim Hoa và các cộng sự (2021) xem xét mối quan
hệ giữa chất lượng dịch vụ các mạng điện thoại di động đến sự thoả mãn của kháchhàng dựa trên mô hình nghiên cứu lý thuyết về sự trung thành và sự thoả mãn của khách
hàng sử dụng dịch vụ mạng điện thoại di động tại Việt Nam Nghiên cứu này được
thực hiện trên một mẫu gồm 388 khách hàng tại thành phố Nha Trang Nghiên cứu sửdụng lý thuyết hành vi người tiêu dung của Kotler (2001), mô hình lý thuyết chất lượngdịch vụ SERQUAL của Parasuraman va cộng sự (1988) dé xác định các yếu tố ảnhhưởng đến sự lựa chọn của khách hàng, phương pháp phân tích áp dụng là kiểm định
hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám pha (EFA) và mô hình hồiquy tuyến tính Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình phù hợp với dit liệu thị trường,
Trang 23sự thoả mãn của khách hàng chịu sự tác động dương của 5 yếu tố: (1) Chất lượng cuộcgọi, (2) Dịch vụ giá trị gia tăng, (3) Sự thuận tiện, (4) Câu trúc giá, và (5) Dịch vụkhách hàng Trong nghiên cứu này sự thuận tiện tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãncủa khách hàng, cấu trúc gia tác động mạnh thứ hai, chất lượng cuộc gọi tác động mạnhthứ ba, dịch vụ giá trị gia tăng tác động mạnh thứ tư, cuối cùng là dịch vụ khách hàng.Qua đó, bài viết đề xuất các giải pháp theo các yếu tô ảnh hưởng đó là giải pháp về sựthuận tiện, về cấu trúc giá, về chất lượng cuộc gọi, về dịch vụ gia tri gia tang va vé dich
vu khach hang.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Loan (2019) về các nhân tổ tác động đến việclựa chọn nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động của sinh viên thành phố HồChí Minh Nghiên cứu áp dụng mô hình lý thuyết chất lượng dịch vụ SERQUAL củaParasuraman và cộng sự (1988) nhưng có hiệu chỉnh Mô hình nghiên cứu đề xuấtgồm 6 biến độc lập (1) Chi phi hợp lý, (2) Chất lượng kỹ thuật, (3) Chat lượng phục
vụ, (4) Sự hấp dẫn, (5) Dịch vụ giá trị gia tăng và (6) Sự tin cậy Các phương phápkiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô
hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả kiểm định mô hình
cho thay nhân tố chất lượng phục vụ và dich vụ giá trị gia tăng không phải là nhữngnhân tố quyết định ảnh hưởng đến việc lựa chon nhà cung cấp dich vụ mạng điệnthoại di động của sinh viên thành phố Hồ Chi Minh Bốn nhân tổ còn lại đều có ảnhhưởng, trong đó sự hấp dẫn (khuyến mại hấp dẫn, quảng cáo hay) có ảnh hưởng nhiềunhất và độ tin cậy (vùng phủ sóng, đảm bảo thông tin liên lạc) có ảnh hưởng ít nhất.Thông qua nghiên cứu tác giả đã đề xuất các giải pháp về gia tăng sự tin cậy, nâng
cao SỰ hấp dẫn của dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện chất lượng phục
vụ của nhà mạng.
Nghiên cứu của Phạm Quốc Hạnh (2018) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựachọn nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động thành phó Hồ Chí Minh Nghiêncứu sử dụng các lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Kotler (2011), lý thuyết hành vi
kế hoạch (TPB) và lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) mở rộng đề xác định các yêu
tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng Tác giả đã đề xuất mô hình bao gồm 7
Trang 24biến độc lập: (1) Chất lượng dich vụ, (2) Giá cước, chi phi, (3) Công nghệ, (4) Dịch vugiá trị gia tăng, (5) Dịch vụ chăm sóc khách hàng, (6) Khuyến mại và (7) Uy tín-thươnghiệu Phương pháp phân tích áp dung là kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha,phân tích nhân tổ khám phá (EFA) va mô hình hồi quy tuyến tính Kết quả kiểm địnhtrên 393 khách hàng được khảo sát cho thay có 5 yếu tô ảnh hưởng từ cao xuống thấplần lượt là: Công nghệ, uy tín - thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ giátri gia tăng, chat lượng dich vu, những yếu tố này giải thích được 62,8% sự lựa chọnnhà cung cấp của khách hàng Qua nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải pháp đó là:
Giải pháp gia tăng công nghệ, giải pháp gia tăng uy tín - thương hiệu, giải pháp gia
tăng chất lương dịch vụ, giải pháp dịch vụ gia tăng giá trị, giải pháp gia tăng khuyếnmãi, giải pháp gia tăng tính cạnh tranh giá cả.
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Quân (2017) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh lựa chon mạng di động của khách hàng trên thị trường khu vực Bình Tri Thiên.Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) và lý thuyết chấpnhận công nghệ (TAM) mở rộng dé xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọncủa khách hàng Phương pháp phân tích áp dụng là kiểm định hệ số tin cậyCronbach’s Alpha, phân tích nhân tổ khám pha (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính.Kết quả nghiên cứu cho thấy, 5 yếu tố tác động đến nhận thức nhu cầu của khách
hàng tại thị trường Khu vực Bình Trị Thiên đó là: Cảm nhận hữu dụng, chất lượng
mang, giá dịch vụ rẻ, dé sử dụng và cộng đồng người dùng Thông qua nghiên cứutác giả đã đề xuất các giải pháp theo các yếu tô ảnh hưởng đó là nâng cao lợi ích củadịch vụ, nâng cao chất lượng mạng, giá dịch vụ hợp lý, dễ sử dụng và tăng cường sựảnh hưởng của cộng đồng người dùng
Trần Thị Minh Ngọc (2016) với nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh lựa chon mạng điện thoại di động của khách hàng tại thành phó Hồ Chí Minh.Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết hành vi người tiêu ding của Kotler (2001), lý thuyếthành vi kế hoạch (TPB) và lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) mở rộng dé xácđịnh các yêu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng Nghiên cứu sử dụng các
kỹ thuật phân tích dit liệu là kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám
Trang 25phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính bội Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở thờiđiểm hiện tại có 6 yếu tố có tác động đến quyết định lựa chọn mạng điện thoại diđộng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh được xếp theo trình tự mức độ ảnhhưởng từ cao xuống thấp là: Uy tín thương hiệu, chăm sóc khách hàng, chất lượngmạng, chỉ phí sử dụng phù hợp, dịch vụ giá trị gia tăng, chiêu thị Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy có sự khác biệt về quyết định lựa chon mạng điện thoại di động của
khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh theo nhóm tuổi và nghề nghiệp Mặt khác,nghiên cứu cũng cho thay, không tìm thấy sự khác biệt về quyết định lựa chọn mangđiện thoại di động của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh giữa các nhóm có giới
tính và thu nhập khác nhau.
1.1.3 Đúc kết các nghiên cứu trước
Từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước (chi tiết thé hiện tại Phụ lục 2)
có thê thấy rằng:
Thứ nhất về các nhân tô ảnh hưởng: Các tác giả khi nghiên cứu về hành vi lựachọn mạng viễn thông của khách hàng thường sử dụng lý thuyết hành vi kế hoạch(TPB) và lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) dé xác định các nhân tố ảnh hưởng
làm nhân tổ độc lập như: Ủy tín thương hiệu, sản phẩm, giá cả, phân phối, chăm sóc
khách hàng, sự hữu ích ,tính dé sử dụng và một số yếu tố về kỹ thuật như vùng phục
vụ của mạng lưới có tác động đến hành vi lựa chọn trong giai đoạn mà tác giả nghiêncứu nhằm mục đích giải thích cụ thé hơn giúp chúng ta hiểu sâu hơn các nhân tố cũngnhư mức độ ảnh hưởng của các nhân tô đến hành vi của khách hàng
Thứ hai về lý thuyết nền: Các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đếnhành vi tiêu dùng của khách hàng trong lĩnh vực thông tin di động hầu hết được tiếpcận theo lý thuyết hành vi người tiêu dung của Kotler (2001), lý thuyết hành vi kếhoạch (TPB ), lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình lý thuyết kết hợp C-TAM-TPB va mô hình 5 tác động cạnh tranh dé làm cơ sở đề xuất cho mô hình nghiên
cứu.
Thứ ba về mô hình xử lý số liệu: Phần lược khảo các nghiên cứu trước đây chothay các nghiên cứu đa phan đã sử dung mô hình xử lý số liệu EFA dé phân tích các
10
Trang 26nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn sử dung mạng điện thoại di động của khách
hàng.
Do vậy dựa trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan tác giả kế thừa có chọn lọc,
cụ thé trong nghiên cứu này tac giả lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhlựa chọn mạng điện thoại di động Viettel của khách hàng tại địa bàn nghiên cứu (tỉnhGia Lai) bao gồm: (1) Chất lượng mang; (2) Chi phí sử dụng hợp lý; (3) Dịch vụ giá
trị gia tang; (4) Chăm sóc khách hang; (5) Hoạt động chiêu thi; (6) Uy tín - thương
hiệu và (7) Cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích qua việc sử dụng lý thuyết nên
C-TAM-TPB, và các lý thuyết có liên quan như: TPB, TAM, TAM2, mô hình 5 tác
động cạnh tranh (ly thuyết cạnh tranh) dé làm cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởngđến quyết định lựa chọn của khách hàng
Tác giả thừa kế các nghiên cứu trước chọn mô hình xử lý số liệu là mô hìnhnhân tố khám phá (EFA) dé phân tích các nhân tố anh hưởng đến quyết định lựa chọncủa khách hàng.
1.2 Tổng quan về Viettel Gia Lai
1.2.1 Khái quát về Viettel Gia Lai
Tên tiếng Việt: VIETTEL GIA LAI - CHI NHANH TAP DOAN CÔNGNGHIỆP - VIÊN THÔNG QUẦN ĐỘI
Tên chỉ nhánh viết tắt: VIETTEL GIA LAI
Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài: VIETTEL GIA LAI BRANCH OF
VIETTEL GROUP.
Địa chỉ: 87 - 89 Nguyễn Tat Thành, Phường Hoa Lu, Thành phố Pleiku, Tinh
Gia Lai, Việt Nam.
Dién thoai: 0269.6251111 Fax: 0269.6250067
Ngày 15/04/2002, Viettel Gia Lai ra đời, Viettel Gia Lai với chức nang quan
lý mạng viễn thông nội tỉnh và kinh doanh các dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn tỉnh
Gia Lai.
Trang 271.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Giám đốc Viettel Gia Lai là người đứng đầu đơn vị, tổ chức điều hành mọihoạt động của don vi và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Tập đoàn VIETTEL
và trước pháp luật; 02 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, 01 Phó Giám đốc phụtrách kinh doanh; 01 Phó Giám đốc phụ trách giải pháp - công nghệ thông tin; cácphòng trực thuộc Viettel Gia Lai có chức năng tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vựcthuộc phòng phụ trách, bao gồm 4 phòng: Phòng Tổng hợp; Phòng Tài chính; Phòng
Ky thuật ha tang; Phong Kế hoạch - Kinh doanh; và 17 đơn vị trực thuộc, hạch toán
phụ thuộc Viettel Gia Lai.
Các đơn vi trực thuộc, hạch toán phụ thuộc
Viettel Gia Lai
Hình 1.1 Cơ cau tô chức của Viettel Gia Lai
(Nguôn: Viettel Gia Lai, 2022)
Về nhân sự: Quân số toàn đơn vị đến hết năm 2022 là 34 đồng chi (SQ: 01;QNCN: 03; HĐLĐ: 30) Năm 2022 theo hướng dẫn của Tổng công ty Viễn thôngViettel và Tổng Công ty dịch vụ số Viettel, về việc thực hiện Outsource nhân sự sangTổng Công ty Buu chính Viettel Cấp ủy, BGĐ Viettel Gia Lai đã tổ chức truyềnthông mô hình tô chức, quy định chức năng nhiệm vụ, định biên nhân sự khung, quytrình đánh giá sắp xếp nhân sự đến toàn thể CBNV tại đơn vị 100% cán bộ nhân viên
ồn định tư tưởng, yên tâm công tác Kết quả sau 03 lần chuyền dịch sang lực lượngViettel Post OS là 19 đồng chí (kênh cửa hàng và kênh SME 03; kênh BHTT và khối
12
Trang 28hỗ trợ: 18; kênh Viettelpay: 04) theo đúng chủ trương hướng dẫn của trên; thực hiệnđiều chuyên công tác 03 đồng chí là nhân viên Phòng Kỹ thuật - Hạ tang về Trung
vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình
Viettel Gia Lai có các chức năng kinh doanh như sau: Tổ chức xây dựng, quản
lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàntỉnh Gia Lai; tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông - côngnghệ thông tin (VT-CNTT) trên địa ban tinh Gia Lai; san xuất, kinh doanh, cung ứng,đại lý vật tư, thiết bị VT-CNTT theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhucầu của khách hàng; khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình VT-
CNTT; kinh doanh dich vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông; kinh doanh bất động
sản, cho thuê văn phòng; xuất bản phần mềm; chuyên giao công nghệ; sữa chữa máymóc, thiết bị; cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm ngườiđiều khién; hoạt động cho thuê tài chính; tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêucầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên; kinh doanh các nghànhnghề khác trong phạm vi được Tập đoàn ủy quyền và phù hợp với quy định của pháp
luật.
Trang 291.2.4 Kết quả kinh doanh
Viettel Gia Lai là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn VIETTEL, là nhà
cung cấp các dịch vụ VT-CNTT hàng đầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai với vùng phủ rộngnhất và chất lượng dịch vụ tốt nhất
Bảng 1.2 Kết quả phát triển thuê bao giai đoạn 2020 - 2022 của Viettel Gia Lai
Đơn vị tính: Thuê bao
(Nguồn: Viettel Gia Lai, 2022)
Trong thời gian vừa qua, Viettel Gia Lai đã nhanh chóng thực hiện đề án đôimới tổ chức và mô hình hoạt động theo định hướng của Tập đoàn, xây dựng phongcách kinh doanh mới và nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua giải pháp dùng chung cơ
sở hạ tầng và phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị Ngoài ra đơn vị không ngừng xâydựng mạng lưới, phát triển dịch vụ Triển khai phát triển dịch vụ theo mức độ ưu tiênnhư sau: Di động, Internet, GP-CNTT, điện thoại có định và các dịch vụ còn lại Đâymạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao công tác chăm sóc khách hàng.Nghiên cứu phân khúc thị trường để có các chính sách Marketing phù hợp theo từngđối tượng, từng địa bàn đối với từng dịch vụ cụ thể
Qua bảng 1.2 kết quả phát triển thuê bao giai đoạn 2020 - 2022 của ViettelGia Lai cho thấy tổng số thuê bao di động có xu hướng tăng lên cụ thể năm 2021 là
14
Trang 30841.511 thuê bao tăng 43.906 thuê bao tương ứng với tốc độ phát triển là 106% sovới năm 2020, đến năm 2022 đạt 829.876 thuê bao giảm 11.635 thuê bao tương ứngvới tốc độ phát triển là 99% so với năm 2021 Tổng thuê bao truyền hình năm 2022đạt 34.048 thuê bao và tông số thuê bao Internet có định (FTTH) năm 2022 đạt 83.041
Chi phi 360.623 366.104 367.550 5.481 102 1.446 102
Lợi nhuận trước
P 487.715 551.076 596.488 63.361 113 45.412 113 thuê
Thuế TNDN 97543 110.215 123.450 12.672 I13 13235 I13Lợi nhuận sau thuế 390.172 440.861 473.038 50.689 113 32.177 113
Thu nhập bình
35 36 36 1 102,9 0 100 quân của lao động
(Nguồn: Viettel Gia Lai, 2022)Qua bang 1.3 thé hiện về kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2020 - 2022 củaViettel Gia Lai đã cho thay su những két quả tích cực cua don vi, với lợi nhuận sauthuế tăng lên qua từng năm, cụ thể năm 2020 lợi nhuận sau thuế đạt 390.172 triệuđồng đến năm 2021 tăng lên 440.861 triệu đồng (tăng 50.689 triệu đồng tương ứng113% so với năm 2020) và đến năm 2022 lợi nhuận sau thuế đạt 473.038 (tăng 32.177triệu đồng tương ứng 113% so với năm 2022) Thu nhập bình quân của người laođộng là 36 triệu đồng/người/tháng
1.3 Tống quan về dịch vụ thông tin di động tại địa bàn nghiên cứu
Thị trường dich vụ thông tin di động tại tỉnh Gia Lai so với thị trường trong
lĩnh vực này tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Da Nẵng, Thànhphố Hồ Chi Minh có thể nói là nhỏ về quy mô va đặc biệt là tính đa dạng về các
dịch vụ cũng như nhu câu tiêu dùng của khách hàng vê cơ bản đang còn ở mức độ
Trang 31thấp Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nhà mạng như hiệnnay dẫn đến chỉ phí sử dụng dịch vụ thông tin di động của người tiêu dùng ngày cànggiảm, cộng với việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng mạng 3G, 4G của các nhà mạng(để đưa vào khai thác các dịch vụ GTGT, dịch vụ nội dung, ) thì khu vực này có thểnói là một thị trường tiềm năng với sự gia tăng về số lượng khách hàng cũng như sự
đa dạng về loại hình dịch vụ sử dụng Hiện nay tại địa bàn tinh Gia Lai cũng như trên
cả nước các nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động tuy sử dụng hay đặt tên cácdịch vụ có khác nhau nhưng tựu trung các nhà mạng đang tập trung đầu tư và kinhdoanh trên nền 4 nhóm dich vụ chính là thoại (voice), tin nhắn (SMS), dữ liệu (data),dịch vụ giá tri gia tăng (VAS).
Đánh giá chung về các nhà mạng kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại địabàn có thể nói Viettel đang là nhà mạng chiếm thị phần lớn nhất trong khu vực vớithị phần về thuê bao Tuy nhiên, ở mỗi phân khúc khách hàng, ở mỗi địa bàn do chiếnlược kinh doanh của các nhà mạng khác nhau dẫn đến sự quan tâm, nhất là đầu tư về
cơ sở hạ tầng và dịch vụ cung cấp cũng khác nhau Ngoài ra, do sự tác động của cácnhân tố bên ngoài nên thị phần các nhà mạng cũng khác nhau (Sở Thông tin và Truyềnthông tinh Gia Lai, 2022).
Theo số liệu thống kê từ Sở Thông tin và Truyền thông tinh Gia Lai, tinh đếnhết 31/12/2022 tổng số thuê bao di động của 4 nhà mạng Viettel, MobiFone,Vinaphone và Vietnamobile trên địa bàn là 1.261.211 thuê bao, đạt khoảng 90 thuê bao di động/100 dân Như vậy so với mức độ sử dụng thuê bao di động trên cả nước
là 116 thuê bao/100 dan (năm 2022) có thé thay thị trường thông tin di động trên địabàn nghiên cứu còn nhiều cơ hội dé phát triển Tuy nhiên, những thách thức về côngnghệ, đặc biệt là việc ứng dụng các dịch vụ giá tri gia tăng trên nền 4G cũng như việc
Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép khách hàng chuyên đổi nhà mạng cung cấpdịch vụ giữ nguyên số thuê bao (MNP- Mobile Number Portability) sẽ tạo nên mộtcuộc cạnh tranh mới, khốc liệt hơn trên địa bàn cả nước nói chung cũng như tỉnh Gia
Lai nói riêng.
16
Trang 32Bảng 1.4 Thị phần dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Gia Lai
Nam 2021 841.511 278.790 151.601 12.848 357 1.285.107 65,5% 21,7% 11,8% 1,0% 0,0% Tang/giam (11.635) (7.631) (5.301) 1025 (24) (23.896) 0,3% -0,2% -0,2% 0,1% 0,0%
Thị phần thuê bao mới - ngày 31/12/2022
Số thuê bao thị phân bán mới Thị phan bán mới
Danh
Vietnam : ; ; Vietnam muc Viettel Mobifone Vinaphone ; Gtel Tông Viettel Mobifone Vinaphone ; Gtel
mobile mobile Năm 2022 23.974 10.703 5.565 2.569 193 43.004 56% 25% 13% 6% 0% Năm 2021 18.832 8.921 3.965 1.322 222 33.262 57% 27% 12% 4% 0% Tang/giam 5.141 1.782 1.600 1.247 (29) 9.742 -1% -2% 1% 2% 0,0%
(Nguon: Viettel Gia Lai, 2022)
Trang 33Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Phân tích: Là việc phân chia đối tượng nhận thức thành nhiều bộ phận, từ đó
xem xét cụ thể theo từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhânquả giữa chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm làm rõ van đề nghiêncứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Quyết định: Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ (2004), quyết định làmột động từ chỉ việc có ý kiến ditt khoát về việc làm cụ thé nào đó, là kết quả lựachọn một trong các khả năng, sau khi đã có sự cân nhắc
Quyết định tiêu dùng: Quyết định tiêu dùng là một quá trình đánh giá hành vimua dựa trên nhu cầu và thông tin, đánh giá của bản thân người mua về nhóm sảnphẩm, dịch vụ đó Trong giai đoạn này, người mua sắp xếp các nhãn hiệu trong nhómnhãn hiệu đưa vào đề lựa chọn theo các thứ bậc và từ đó bắt đầu hình thành ý định muanhãn hiệu được đánh giá cao nhất Bình thường, người tiêu dùng sẽ mua nhãn hiệuđược ưu tiên nhất (Micheal, 1992) Hành vi tiêu dùng được hiéu là những phan ứng màcác cá nhân biểu lộ trong quá trình ra quyết định mua hàng hóa, dich vụ Biết đượchành vi của người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm, nhữngchiến lược tiếp thị và kinh doanh sản phẩm phù hợp Kotler (2008)
Ảnh hưởng: Sự ảnh hưởng có thê được định nghĩa như là một sự thay đổi trongthái độ, gia tri, niềm tin và hành vi của đối tượng mục tiêu do bị tác động của các sáchlược ảnh hưởng mà họ có thé sử dụng hay có thé được người khác sử dụng dé tácđộng đến họ (Hughes và cộng sự, 2012)
18
Trang 34Lựa chon: Là thuật ngữ được dùng để nhắn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán
để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điềukiện hay cách thực hiện dé có thé dat được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếmnguồn lực (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thi Thanh Huyền, 2006)
Dịch vụ mạng điện thoại di động: Là một loại hình dịch vụ viễn thông, đó là
dịch vụ gửi, truyền, nhận tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng
khác của thông tin giữa các điểm kết nối của mạng viễn thông Một cách căn bản đó
là dịch vụ cho phép kết nối thông tin giữa hai đối tượng khách hàng riêng biệt thôngqua các thiết bị đầu cuối không dây (điện thoại cầm tay) trong phạm vi cung cấp dịch
vụ (Phạm Công Hùng và cộng sự, 2007).
Dịch vụ mạng điện thoại di động Viettel: Là địch vụ viễn thông do Tổng Công
ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom), trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông
Quân đội (Viettel) cung cấp Dịch vụ di động bao gồm gói cước data, gọi thoai/sms,
mua sim SỐ, chuyên sang trả sau, gói cước chính, dịch vụ GTGT, dịch vụ quốc tẾ,điện thoại - thiết bị (Viettel, 2011)
2.1.2 Đặc điểm dịch vụ mạng điện thoại di động
Dịch vụ mạng điện thoại di động có đầy đủ các đặc tính của một dịch vụ thôngthường như tính vô hình; không tồn kho, lưu trữ; tính đồng thời, sản xuất gắn liềntiêu thụ; không đồng nhất
Chất lượng của dịch vụ mạng điện thoại di động phụ thuộc vào các yếu tố củamôi trường bên ngoài và môi trường bên trong Nó được xác định bằng trình độ kỹthuật của các phương tiện thông tin, việc tổ chức sản xuất, trạng thái mạng lưới kếtnối các điểm thông tin, kỹ thuật khai thác thiết bi và công trình viễn thông, Cụ thể
chất lượng của dịch vụ mạng điện thoại di động bao gồm hai khía cạnh: chất lượng
mạng và chăm sóc khách hàng.
Chất lượng mạng thé hiện ở các chỉ tiêu như tốc độ truyền đưa tin tức, độ chính
xác, trung thực của việc truyền đưa và khôi phục tin tức, độ hoạt động ôn định củacác phương tiện thông tin Cụ thé đó là năng lực phủ sóng của mạng lưới, khả năng
thực hiện cuộc gọi thành công đên các vùng trên cả nước, là việc kêt nôi thông tin
Trang 35không bị nghẽn mạng, tín hiệu đàm thoại rõ ràng, trung thực, thông tin khách hàngđược bảo mật và không thất thoát, đảm bảo đầy đủ, chính xác, thời gian xử lý sự cốnhanh, là việc cung cấp nhiều loại hình dịch vụ đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng
khách hàng khác nhau
Chăm sóc khách hàng thé hiện qua các chỉ tiêu như mức độ phé cập các phươngtiện thông tin, mức độ thỏa mãn nhu cầu của toàn xã hội về các dịch vụ thông tin, khanăng phục vu cua mang lưới giao dịch, thái độ, phong cách phục vu của nhân viêngiao dịch, đảm bảo bí mật thông tin khách hàng, cách thức giải quyết các vấn đề,khiếu nại, thắc mắc của khách hàng, các dịch vụ chăm sóc khách hàng (Phạm Công
Hùng và cộng sự, 2007).
2.1.3 Các mô hình lý thuyết có liên quan
2.1.3.1 Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA)
Thuyết hành vi hợp ly TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và
Fishbein xây dựng từ năm 1967 va được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian Mô hình
TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) cho thấy xu hướng tiêu ding là yếu tố dự đoán tốtnhất về hành vi tiêu dùng Dé quan tâm hơn về các yêu tố góp phần đến xu hướng
mua thì xem xét hai yêu tô là thái độ và chuân chủ quan của khách hàng.
Niêm tin đôi với những thuộc
hưởng sẽ nghĩ răng tôi nên thực
hiện hay không thực hiện hành
quan
\X⁄/.NW
Sự thúc đây làm theo ý muốn
của những người ảnh hưởng
Hình 2.1 Mô hình thuyết hành vi hợp lý (TRA)
(Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975)
Trang 36Thái độ trong mô hình TRA có thé được do lường tương tự như thái độ trong
mô hình thái độ đa thuộc tính Người tiêu ding xem sản phẩm như là một tập hợp cácthuộc tính với những khả năng đem lại những ích lợi tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầukhác nhau Chuẩn chủ quan có thể được đo lường một cách trực tiếp thông qua việc
đo lường cảm xúc của người tiêu dùng về phía những người có liên quan (như giađình, bạn bè, đồng nghiệp, )
2.1.3.2 Lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB)
Trên cơ sở thuyết hành vi hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975), Ajzen (1991)phát triển thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planed Behavior - TPB) dé dự báo
và làm sáng tỏ hành vi con người trong một bối cảnh cụ thể Nó sẽ cho phép dự đoán
cả những hành vi không hoàn toàn điều khiển được với giả định một hành vi có théđược dự báo hoặc được giải thích bởi ý định dé thực hiện hành vi đó (Kolvereid,1996) Theo đó, TPB cho rằng ý định là nhân tố động cơ dẫn đến hành vi và đượcđịnh nghĩa như là mức độ nỗ lực cá nhân dé thực hiện hành vi
Niêm tin về lợi
ích của hành vi Thái độ hướng
Niềm tin về sự tự
chủ 5
Nhận thức về
—— kiêm soát hành vi Những yêu tô
ngoài tâm kiêm
soát của cá nhân
Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi kế hoạch (TPB)
(Nguôn: Ajzen, 1991)
Trang 37Ajzen (1991) cho rằng ý định lại là một hàm của 3 nhân tổ ảnh hưởng: Thứ nhất,các thái độ đối với hành vi; Thứ hai, là quy chuẩn chủ quan Thứ ba, nhận thức kiểm
soát hành vi Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán
và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiêncứu Bởi vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổsung thêm yếu tô kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen 1991)
2.1.3.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình chấp nhận công nghệ
mở rộng (TAM2)
Mô hình chấp nhận công nghệ (Theory of Technology Acceptance ModelTAM) của Davis (1989) là mô hình được xây dựng trên nén tảng của lý thuyết hànhđộng hợp lý (TRA) được sử dụng để giải thích ý định thực hiện quyết định trong lĩnhvực công nghệ thông tin TAM cho rằng hai yếu tố: Nhận thức về tính hữu dụng(Perceive Usefulness - PU) và nhận thức về tính dé dàng sử dung (Perceive Ease ofUse - PEU) liên quan mật thiết đến quyết định chấp nhận của người tiêu dùng đối với
một sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin
22
Trang 38báo còn hạn chế nên Venkatesh và Davis (2000) đã mở rộng TAM thành TAM2 đề
giải thích độ hữu ích và ý định sử dụng dưới dạng ảnh hưởng xã hội và quá trình nhận
thức Kỳ vọng đối với TAM2 là giữ nguyên các cau trúc TAM ban dau và bé sung về
sự nhận thức về tính hữu ích và cấu trúc ý định sử dụng của TAM, đồng thời hiểuđược tác động của các yếu tố quyết định này thay đổi như thế nào khi tăng trải nghiệmcủa người dùng theo thời gian với hệ thống mục tiêu (Venkatesh và Davis, 2000)
Khả năng phục vụ
Cơ sở hạ tầng
Hình 2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (TAM2)
(Nguồn: Venkatesh và Davis, 2000)
2.1.3.4 Mô hình lý thuyết kết hợp TAM và TPB (C - TAM - TPB)
Taylor và Todd (1995) đề xuất kết hợp mô hình TAM và mô hình TPB thành
mô hình C-TAM-TPB Mô hình này có lợi thế hơn mô hình TAM và mô hình TPBriêng biệt ở chỗ nó xác định niềm tin cụ thể mà có thê ảnh hưởng đến việc sử dụngcông nghệ thông tin, làm tăng khả năng giải thích quyết định hành vi và sự hiểu biếtchính xác của các sự kiện hành vi Thành phần chính của mô hình được xác định bởi
33 66
“quyết định sử dụng” Quyết định sử dụng” lần lượt được xác định bởi “thái độ”,
Trang 39“ảnh hưởng xã hội” và “kiêm soát hành vi” Trong đó, “thái độ” được xác định bởi
“nhận thức sự hữu ích” và “nhận thức tính dễ sử dụng”
—=——~-hìnhTPB
Hình 2.5 Mô hình lý thuyết C-TAM-TPB
(Nguồn: Taylor và Todd, 1995)2.1.3.5 Lý thuyết cạnh tranh
Mô hình phân tích 5 tác động cạnh tranh của Porter (1985) khuyến khích các
nhà chiến lược tìm hiểu năm tác động trong ngành công nghiệp: mối đe dọa của đốithủ mới, mối đe dọa về sản phâm hay dịch vụ thay thế, khả năng thương lượng củacác nhà cung ứng, khả năng thương lượng của các khách hàng, và việc sử dụng chiếnthuật hợp lý đề chiếm vị thế giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Theo Porter (1985), lợi thế cạnh tranh được phân thành hai loại cơ bản: lợi thếchi phí thấp và lợi thế khác biệt hóa Lợi thế chi phí thấp (cost advantage) đạt đượckhi doanh nghiệp cung ứng những giá trị/tiện ích như các đối thủ cảnh tranh nhưngvới chỉ phí thấp hơn Lợi thế khác biệt hóa (differentitation advantage) đạt được làkhi doanh nghiệp cung ứng những giá trị/tiện ích vượt trội hơn sản phâm/dịch vụ cácđối thủ cạnh tranh
24
Trang 40CÁC ĐỐI THỦTIEM NANG
Nguy co de doa từ những người mới vào cuộc
( CÁC ĐỐI THỦ CẠNH `
TRANH TRONG NGÀNH
Quyền lực Quyền lực
NHÀ thương lượng thương lượng | KHACH
CUNG UNG | — của nhà của người | HANG
cung ứng mua
Cuộc cạnh tranh giữa
` các đối thú hiện tại
2.2.1 Cơ sở đề xuất mô hình
Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên việc kế thừa và chọn lọc các nhân
tố từ các nghiên mô hình lý thuyết và công trình nghiên cứu trước có liên quan dé tìmhiểu mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di độngViettel Trong nghiên cứu này tác giả kế thừa 07 nhân tố (có điều chỉnh lại một số tênbiến cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu) cụ thể: Chất lượng mạng từ mô hình lýthuyết cạnh tranh; nhân tố Uy tín thương hiệu (hay cảm nhận Sự tin cậy) từ mô hìnhC-TAM-TPB, TPB và TAM2; nhân tố Dịch vụ giá trị gia tăng từ mô hình lý thuyếtcạnh tranh; nhân tố Chăm sóc khách hàng và Hoạt động chiêu thị (đây là một bộ phậncầu thành của sản phẩm cung cấp cho khách hàng) từ mô hình C-TAM-TPB và TPB;Chi phí sử dụng hợp lý từ mô hình TAM2 và lý thuyết cạnh tranh; Cảm nhận dễ sửdụng, cảm nhận hữu ích từ mô hình C-TAM-TPB và TAM Có thê thấy, hầu hết các