1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Đối Với Các Tổ Chức Phi Chính Phủ Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp
Tác giả Nguyễn Thị Tú Trinh
Người hướng dẫn PGS – TS. Đặng Thành Hà
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 5,43 MB

Nội dung

Bằng phướng pháp thu thập thông tin về tình hình phê duyệt và tiếp nhận dự án, kết quả giải ngân thông qua các đối tượng khảo sát là những cán bộ, lãnh đạo của các tổ chức PCPNN có hoạt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ TÚ TRINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI VỚI

CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Trường Đại học

Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh trong quá trình tham gia học tập tại Trường

Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến PGS – TS Đặng Thành Hà, đã tận tình hỗ trợ

và hướng dẫn Tôi hoàn thành luận văn trong suốt quá trình thực hiện Với kiến thức sâu rộng và những ý kiến góp ý thiết thực của Thầy, Tôi được tiếp thu thêm nhiều luận điểm mới rất ý nghĩa trong quá trình công tác tại đơn vị của mình

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô, quý lãnh đạo các phòng, ban và các đơn vị liên quan đã quan tâm, tạo điều kiện cho Tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2024

Tác giả

Nguyễn Thị Tú Trinh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2024

Tác giả

Nguyễn Thị Tú Trinh

Trang 5

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, Đồng Tháp có nhiều sự thay đổi, sự phát triển về kinh tế-xã hội có nhiều khởi sắc Hiện tại, có hơn 40 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đang hoạt động tại Đồng Tháp, trải rộng qua nhiều lĩnh vực khác nhau, và việc quản lý các hoạt động này đòi hỏi sự hoàn thiện và đồng nhất trong quản lý từ phía nhà nước

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN vẫn còn tồn tại bất cập cần giải quyết, như: Hệ thống quản lý của cơ quan nhà nước vẫn còn thiếu điểm tựa vững chắc và sự thống nhất trong thể chế quản lý Việc củng cố đội ngũ nhân sự cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động quản

lý Những thiếu sót trong tổ chức bộ máy có thể dẫn đến sự mất cơ hội và không thể đạt được mục tiêu phát triển Sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng của nhân sự có thể gây ra sự quản lý kém hiệu quả Sự không thống nhất trong cơ chế quản lý từ cấp trung ương đến địa phương có thể gây ra sự mơ hồ trong việc phân định trách nhiệm

và quyền hạn, và điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và tính thống nhất trong hoạt động đối với các tổ chức

Bằng phướng pháp thu thập thông tin về tình hình phê duyệt và tiếp nhận dự án, kết quả giải ngân thông qua các đối tượng khảo sát là những cán bộ, lãnh đạo của các

tổ chức PCPNN có hoạt động tại Đồng Tháp và các nhân sự trực tiếp quản lý các hoạt động của dự án, luận văn này đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Các nhóm giải pháp kèm kiến nghị đối với Chính phủ và địa phương bao gồm nâng cao nhận thức, hoàn thiện bộ máy và cơ chế phối hợptại địa phương, nâng cao hiệu quả công tác triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, hiệu quả hoạt động

dự đoán, lập kế hoạch, tập trung công tác đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát

Trang 6

ABSTRACT

In recent years, Dong Thap has undergone many changes, with socio-economic development having many positive developments Currently, there are more than 40 foreign non-governmental organizations (NGOs) operating in Dong Thap, spanning many different fields, and the management of these activities requires improvement and uniformity in management from the state However, there are still shortcomings

in the management of NGOs that need to be addressed, such as: The management system of state agencies still lacks a solid foundation and uniformity in the management system Strengthening the human resources team is also an important factor to ensure the effectiveness of management activities Shortcomings in the organizational structure can lead to lost opportunities and failure to achieve development goals Lack of knowledge and skills of personnel can cause ineffective management The lack of uniformity in the management mechanism from the central

to local levels can cause ambiguity in the division of responsibilities and powers, and this can affect the efficiency and consistency in operations for organizations

By collecting information on the status of project approval and acceptance, disbursement results through the survey subjects who are officers and leaders of foreign NGOs operating in Dong Thap and personnel directly managing project activities, this thesis proposes a number of solutions to improve the effectiveness of state economic management of foreign NGOs in Dong Thap province The groups of solutions with recommendations for the Government and localities include raising awareness, perfecting the apparatus and coordination mechanism at the local level, improving the effectiveness of implementing legal documents, the effectiveness of forecasting and planning activities, focusing on training and improving the quality of human resources and improving the effectiveness of inspection and supervision activities

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Những điểm mới của đề tài 5

8 Kết cấu luận văn 6

CHƯƠNG 1 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI 7

1.1 Tổng quan về các tổ chức phi chính phủ 7

1.1.1 Khái niệm về tổ chức phi chính phủ trên thế giới 7

1.1.2 Khái niệm về tổ chức PCPNN ở Việt Nam 8

1.2 Công tác QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN 8

1.2.1 Khái niệm về QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN 8

1.2.2 Nguyên tắc QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN 10

1.2.3 Nội dung QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN 12

1.2.4 Vai trò của QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN 13

1.3 Nhân tố tác động đến QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN 16

1.3.1 Các nhân tố khách quan 16

1.3.2 Nhân tố chủ quan 18

1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương 19

1.4.1 Hà Tĩnh 19

1.4.2 Quảng Bình 20

CHƯƠNG 2 23

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP 23 2.1 Đặc điểm tự nhiên về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến QLNN về kinh tế đối với

Trang 8

2.1.1 Tổng quan kinh tế - xã hội của Đồng Tháp 23

2.1.2 Sự đóng góp của các tổ chức PCPNN đối với tỉnh Đồng Tháp 26

2.1.3 Sự cần thiết phải có sự QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 27

2.2 Thực trạng công tác QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 28

2.2.1 Thực trạng 28

2.2.2 Phân tích nhân tố tác động đến công tác QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 45

2.3 Đánh giá chung 48

2.3.1 Thành quả 48

2.3.2 Vấn đề tồn tại 49

CHƯƠNG 3 55

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP 55

3.1 Định hướng chung về quản lý về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 55

3.1.1 Quan điểm định hướng chung về quản lý về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN của Đảng 55

3.1.2 Quan điểm định hướng về quản lý về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN tại Đồng Tháp 56

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện 59

3.2.1 Nâng cao nhận thức 59

3.2.2 Hoàn thiện bộ máy và cơ chế phối hợp 60

3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác triển khai thực hiện các văn bản pháp luật 62

3.2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động dự đoán, lập kế hoạch 62

3.2.5 Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 64

3.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát 67

3.3 Kiến nghị 70

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 70

3.3.2 Kiến nghị với địa phương 71

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHIẾU ĐIỀU TRA 76

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.2 Đánh giá của các cán bộ tham gia quản lý nhà nước đối với

các văn bản liên quan đến tổ chức phi chính phủ nước ngoài 34 Bảng 3.3: Độ hài lòng sau khi thẩm định dự án PCPNN 37 Bảng 3.4 Tình hình cam kết và giải ngân giai đoạn 2017 - 2023 39 Bảng 3.5 Các kênh thông tin tổ chức PCPNN tiếp cận tỉnh Đồng Tháp 41 Bảng 3.6: Khảo sát chất lượng giám sát, đánh giá dự án PCPNN 44

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km và giáp tỉnh Prây Veng (Campuchia) ở hướng bắc, với chiều dài biên giới 50,066 km, có 02 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà và 05 cửa khẩu phụ: Sở Thượng (Ba Nguyên), Mộc Rá, Á Đôn (Cả Xiêm), Bình Phú và Thông Bình; giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ hướng nam, An Giang ở hướng tây và Long An và Tiền Giang hướng đông

Trong những năm gần đây, Đồng Tháp có nhiều sự thay đổi, sự phát triển về kinh tế-xã hội có nhiều khởi sắc Quy mô kinh tế được quan tâm mở rộng, chuyển dịch kinh tế, hạ tầng được nâng cấp, người dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần ở chất lượng tốt hơn Tuy nhiên, vẫn còn những vùng sâu, vùng xa ở Đồng Tháp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, và điều này đặc biệt đúng với một số phần của nhân dân

Do đó, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và tinh thần văn hóa của nhân dân, việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn, đặc biệt là từ các tổ chức quốc

tế, đóng một vai trò quan trọng Hiện tại, có hơn 40 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đang hoạt động tại Đồng Tháp, trải rộng qua nhiều lĩnh vực khác nhau, và việc quản lý các hoạt động này đòi hỏi sự hoàn thiện và đồng nhất trong quản lý từ phía nhà nước

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN vẫn còn tồn tại bất cập cần giải quyết, như: Hệ thống quản lý của cơ quan nhà nước vẫn còn thiếu điểm tựa vững chắc và sự thống nhất trong thể chế quản lý Việc củng cố đội ngũ nhân sự cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động quản

lý Những thiếu sót trong tổ chức bộ máy có thể dẫn đến sự mất cơ hội và không thể đạt được mục tiêu phát triển Sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng của nhân sự có thể

Trang 12

gây ra sự quản lý kém hiệu quả Sự không thống nhất trong cơ chế quản lý từ cấp trung ương đến địa phương có thể gây ra sự mơ hồ trong việc phân định trách nhiệm

và quyền hạn, và điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và tính thống nhất trong hoạt động đối với các tổ chức

Những vấn đề này yêu cầu sự quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng để xây dựng và cải thiện cơ chế quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Đồng Tháp Do đó tác

giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

2.1 Theo nghiên cứu của PGS.TS Đinh Thị Minh Tuyết (2018) về “Thể chế quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam”, tác giả đã đưa ra khái quát về các tổ chức PCPNN, thực trạng về thể chế quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và đề xuất một số phương hướng hoàn thiện QLNN đối với các tổ chức PCP…

2.2 Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Phượng (2018) về “Phát huy vai trò của các

tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta” đã khái quát quan hệ của các tổ chức PCPNN với Việt Nam, công tác QLNN đối với các

tổ chức PCPNN cũng như vai trò của các tổ chức PCPNN đối với sự phát triển của Việt Nam Qua đó đưa ra các giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức PCPNN trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế sâu rộng, cần có nhiều nguồn lực cho phát triển, và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức PCPNN góp phần phát triển đất nước

2.3 Trong một nghiên cức của Trần Doãn Quân (2021) về “Tăng cường quản

lý nhà nước về vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài”cũng đưa ra một số lập luận nghiên cứu về việc quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài vẫn còn một số hạn chế, như: công tác kiểm tra, giám sát vốn viện trợ của các

tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn hạn chế; vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chưa được điều phối thật sự hợp lý

Trang 13

2.4 Phạm Vĩnh Hà (2022) cho rằng việc nắm được những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài sẽ giúp Việt Nam có thêm những giải pháp và định hướng hoạt động tốt hơn trong việc phối hợp với các tổ chức này nhằm hoàn thành tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ đó đã chỉ ra “5 vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam”

Có thể thấy các tài liệu nghiên cứu về các tổ chức PCPNN và công tác quản lý hoạt động các tổ chức này là tương đối Và tại Việt Nam công tác nghiên cứu sâu về khía cạnh quản lý kinh tế trong công tác QLNN các tổ chức này còn ít

3 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích và đánh giá một cách khách quan về những hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Đồng Tháp, trong đó tập trung phân tích sâu công tác QLNN trong lĩnh vực kinh tế đối với các tổ chức này Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tình hình thực tế của việc QLNN đối với hoạt động của các tổ PCPNN có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra các giải pháp phù hợp để cải thiện công tác QLNN về khía cạnh kinh tế đối với tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh cũng như trong khu vực

4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

5 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng, kết quả, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác QLNN về kinh

tế đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Trang 14

Phạm vi về thời gian: Số liệu được sử dụng để phân tích chủ yếu được thu thập trong trong các năm 2017 đến 2023

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về tình hình phê duyệt và tiếp nhận dự

án, kết quả giải ngân Những tài liệu này được thu thập chủ yếu từ những số liệu của UBND Tỉnh, Sở KHĐT Tỉnh, các tổ chức hội và tổ chức đoàn thể

Ngoài ra, một số thông tin được thu thập từ các cơ quan thống kê Trung ương, tham khảo các luận văn đã được công bố từ các trường đại học và các bộ ngành liên quan cũng như từ các tạp chí chuyên ngành, bài báo, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet

6.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Mục tiêu của việc điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giá phân tích ý kiến của các tổ chức PCPNN, trình độ cán bộ Để thu thập thông tin, tác giả lập phiếu điều tra tập trung vào tổ chức bộ máy của các tổ chức PCPNN gồm:

- Lãnh đạo các tổ chức PCPNN có hoạt động tại Đồng Tháp

- Lãnh đạo tham gia công tác điều hành các dự án triển khai tại Đồng Tháp

- Nhân sự trực tiếp quản lý các hoạt động của dự án

Quy trình thiết kế phiếu điều tra

Bước 1: Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tài liệu và tham vấn một số cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu

Bước 2: Phiếu điều tra sau khi được hoàn chỉnh sẽ được khảo sát thử trước khi thực hiện điều tra chính thức để tăng độ tin cậy của thông tin được thu thập

Nội dụng của phiếu điều tra gồm 2 phần là: thu thập thông tin cá nhân điều tra

và Đánh giá các công việc liên quan đến công tác QLNN về thời gian thẩm định dự

án, kiểm tra, thanh tra các dự án của tổ chức PCPNN

Trang 15

6.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Xử lý số liệu trong các tài liệu đợc công khai, tổng hợp, bổ sung thông tin cập nhật, sau đó tổng hợp lựa chọn những thông tin phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của

đề tài Những số liệu điều tra được xử lý bằng chương trình Excel

6.4 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả thực trạng về số lượng tổ chức, những dự án đã và đang triển khai, số vốn đã giải ngân; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng này lên hiện tượng kia Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu

để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học

6.5 Phương pháp so sánh

Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời điểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm giải pháp mới Phương pháp này được sử dụng trong luận văn qua các phần như tổng hợp chung tình hình kinh tế phát triển của địa phương, tình hình quản lý các dự án…

7 Những điểm mới của đề tài

- Lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu khoa học dùng công cụ, phương pháp nghiên cứu kinh tế, đưa ra các vấn đề lý luận và thực tiễn phân tích, đánh giá, kết quả, tình hình QLNN đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Thực tiễn: Công tác viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mới được triển khai thực hiện và phát huy hiệu quả trong những năm gần đây, vì thế các công trình nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá thực trang triển khải chương trình này rất ít Bằng những cách tiếp cận riêng, tác giả muốn mang lại cái nhìn khách quan,

Trang 16

chân thực hơn về việc công tác QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN, từ đó

đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác việc trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh trong thời giam tới Đây có thể được xem là một trong những công trình nghiên cứu có tính thực tiễn đầu tiên tại địa phương

- Giải pháp: trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa có một nghiên cứu chính thống nào liên quan đến việc phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN về mặt kinh tế Nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho công tác lãnh đạo, hoạch định chính sách, chỉ đạo thực tiễn nhằm góp phần thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

8 Kết cấu luận văn

Luận văn có kết cấu phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; trong đó, phần nội dung gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1 Cơ sở lý luận

Chương 2 Thực trạng

Chương 3 Những giải pháp

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI VỚI

CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI

1.1 Tổng quan về các tổ chức phi chính phủ

1.1.1 Khái niệm về tổ chức phi chính phủ trên thế giới

Tổ chức Phi chính phủ theo tiếng Anh thường gọi là Non Governmental Organization (viết tắt là NGO), theo tiếng Pháp là Organisation Non Gouvernementale (viết tắt là ONG)

Theo tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank) các tổ chức PCP được xác định

là những nhóm tổ chức tư nhân theo đuổi các hoạt động để giảm bớt đau khổ, thúc đẩy các lợi ích của người nghèo, bảo vệ môi trường, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản hay đảm nhiệm việc phát triển cộng đồng Với cách sử dụng rộng rãi hơn thì thuật ngữ “tổ chức phi chính phủ” có thể áp dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận mà hoạt động của chúng hoàn toàn hoặc phần lớn độc lập với chính phủ Giá trị của các tổ chức PCP chủ yếu thể hiện qua hoạt động viện trợ từ thiện và các dịch vụ tình nguyện với đặc điểm chủ yếu là các nguyên tắc lòng vị tha và tự nguyện

Tùy theo đặc thù và tính chất cần nhấn mạnh mà ở các nước sử dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ các tổ chức phi chính phủ Ở Pháp gọi là tổ chức kinh tế

- xã hội (Économie Sociale); Mỹ thì gọi là tổ chức phi lợi nhuận hay tổ chức tự nguyện

cá thể (Private Voluntary Organizations); Vương quốc Anh gọi là hội từ thiện công (Public Charities)…

Tóm lại về mặt định nghĩa pháp lý cũng như trong cách gọi về tổ chức phi chính phủ tuy không phải tất cả các nước trên thế giới đều hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng đều là tự nguyện và không thuộc chính phủ

Trang 18

1.1.2 Khái niệm về tổ chức PCPNN ở Việt Nam

Trong bối cảnh đất nước đang phát triển và đổi mới, mở cửa ra với thế giới, Chính phủ nước ta đã thu hút một số lượng ngày càng tăng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) đến hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam Hầu hết trên các địa phương, đặc biệt là các vùng kinh tế - xã hội phát triển còn khó khăn, đã nhận được

sự hỗ trợ từ các TCPCPNN thông qua các dự án như chăm sóc sức khỏe, phát triển sinh kế cho người dân, xây dựng đê chống lũ lụt, cung cấp nguồn nước sạch cho vùng nông thôn, hỗ trợ phụ nữ nghèo thông qua quỹ vốn xoay vòng, xây dựng trường học

và hỗ trợ dụng cụ học tập cho trẻ em cùng nhiều hoạt động khác Mặt khác, tất cả những hỗ trợ này có thể được coi là khiêm tốn so với quy mô cần thiết, nhưng chúng

đã đóng góp một phần quan trọng giúp chính quyên địa phương và người dân phát triển hơn, qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn vầ tôn chỉ, mục đích hoặt động và các mặt tích cực của sự có mặt của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 58/2022/NĐ-CP ngày 31/8/2022 của Chính phủ về đăng

ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, quy định “Tổ chức phi chính phủ nước ngoài” là tổ chức phi lợi nhuận, quỹ xã hội, quỹ

tư nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài; có nguồn vốn hợp pháp từ nước ngoài; hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận và các mục đích khác; không quyên góp tài chính, vận động tài trợ, gây quỹ

từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam

Các tổ chức này khi đến Việt Nam hoạt động sẽ được cấp một trong 2 loại giấy phép: Giấy đăng ký hoạt động vầ Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện

1.2 Công tác QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN

1.2.1 Khái niệm về QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN

Có nhiều ý kiến thống nhất cho rằng: Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực theo một quy trình với những nguyên tắc, phương pháp, phong cách, nghệ thuật

và các công cụ của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý để đạt được mục tiêu của tổ chức trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định

Trang 19

Tuy nhiên, đến nay vẫn có nhiều cách hiểu về việc QLNN với những cách tiếp cận khác nhau:

Tiếp cận từ sự ra đời của nhà nước và quá trình lao động, khái niệm quản lý được hiểu “là một phạm trù xuất hiện trước khi có nhà nước với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời lao động và bản thân quản lý cũng là một loại lao động”

Từ cách tiếp cận hệ thống thì quản lý nhà nước: “ là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước từ cơ quan quyền lực Nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Ủy ban hành chính nhà nước, cơ quan kiểm soát: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân các cấp” Theo đó, quan niệm này cho rằng QLNN gồm có các bộ máy lập pháp, hành pháp cũng như cơ quan tư pháp Một cách tiếp cận khác cho rằng, quản lý nhà nước là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, phòng ban chuyên môn Từ việc tìm hiểu trên đây, luận văn cho rằng: "Quản lý nhà nước là

sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm đạt các mục tiêu các chủ thể quản lý thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc quản lý nhà nước trên cơ sở pháp luật Quản lý nhà nước phải luôn luôn gắn với những mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể"

QLNN về kinh tế là sự tác động lên nền kinh tế một cách có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước để đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước một cách hiệu quả nhất, tận dụng tốt các cơ hội, cụ thể hóa các mục tiêu trong điều hành, quản lý kinh tế - xã hội nói chung khi đất nước đang trong quá trình hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế

QLNN về kinh tế là một trong các yếu tố chính của quản lý xã hội nói chung, đảm bảo có sự liên kết chặ chẽ với các hoạt động quản lý khác

Trang 20

Theo nghĩa rộng, QLNN về kinh tế được thực hiện bằng cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh

tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh

tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ ở Trung ương và UBND tỉnh ở cấp tỉnh)

Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng các công cụ quản lý Hiện nay công cụ quản

lý nhà nước về kinh tế được hiểu theo 2 nghĩa: Dụng cụ và phương tiện, là những công cụ này sẽ giúp nhà nước thực hiện được hoạt động quản lý của mình

Từ những khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm về QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước, để các tổ chức này đảm bảo triển khai hoạt động đúng mục đích nhân đạo từ thiện, phù hợp với luật pháp của Việt Nam và những yêu cầu chung về phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo rằng lợi ích chính đáng của các tổ chức PCPNN được pháp luật bảo vệ khi hoạt động tại Việt Nam, duy trì mối quan hệ hài hòa với các đối tác Việt Nam

1.2.2 Nguyên tắc QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN

Đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN thì công tác QLNN về mặt kinh tế

là một phần của hoạt động QLNN nói chung Chính vì vậy, lĩnh vực quản lý này cũng phải tuân thủ những nguyên tắc quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa, là những nguyên tắc cho thấy bản chất của xã hội chủ nghĩa của hoạt động quản lý nhà nước Cụ thể

có những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo

Nguyên tắc này được xác định là nguyên tắc cơ bản và cũng là cơ chế chung của công tác quản lý xã hội, bao gồm cả việc quản lý công việc phi chính phủ của các

tổ chức nước ngoài Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu quan trọng: công tác QLNN phải thúc đẩy vai trò của nhân dân, tôn vinh vai trò lãnh đạo của Đảng và đồng nghĩa với việc xác định hướng đi theo Chủ nghĩa xã hội Cụ thể, trước tiên việc quản lý các tổ chức PCPNN bắt buộc tuân thủ hướng dẫn và chính sách của Đảng về đối ngoại nói

Trang 21

chung và đối ngoại nhân dân nói riêng; phải có sự quản lý của Nhà nước từ cấp Trung ương và chiến lược lâu dài; mọi quyết định trong công tác QLNN nhằm phục vụ quyền và lợi ích của người dân, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của nhân dân trong công tác quản lý Mục tiêu cuối cùng là biến người dân từ việc chỉ là bên tiếp nhận thụ động các khoản viện trợ trở thành đối tác chủ động, tích cực trong cơ chế hợp tác

ba bên: Chính quyền - nhân dân - các tổ chức PCPNN

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

Có thể nói, nguyên tắc “Tập trung dân chủ” quan trọng nhất, điều khiển tất cả hoạt động của tổ chức, sinh hoạt trong nội bộ và phương thức làm việc Tập trung, dân chủ khi được hiểu đúng và làm đúng sẽ cho thấy hai nhân tố nguyên tắc này hoàn toàn tương thích, không tạo ra mâu thuẫn, không hạn chế lẫn nhau đó, Nhà nước sẽ

là cơ quan đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, mang tính chiến lược, nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết các vấn đề cụ thể sẽ do các bộ, ngành và địa phương thực hiện nhằm khuyến khích sự sáng tạo, tính chủ động và sự linh hoạt của các cấp, các ngành Tập trung được thực hiện để tránh tình trạng lỏng lẻo, làm nửa vời, hoặc sự thiếu quản lý dẫn đến các vấn đề như sự tự do chủ nghĩa, thiếu quyền lực trung ương, và

sự mất kiểm soát

- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo địa bàn và quản lý theo ngành

Việc kết hợp quản lý theo địa bàn và quản lý theo ngành yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực mà tổ chức PCPNN tham gia Các bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chung mà Nhà nước giao cho từng cơ quan, đơn vị mình theo mục tiêu quản lý tổng thể đề ra Khi duy trì thực hiện nguyên tắc này, cơ quan QLNN sẽ đảm bảo được tính hệ thống và phân cấp trong cơ cấu quản lý, đồng thời cũng đảm bảo được sự thống nhất giữa cơ cấu ngành

và cơ cấu lãnh thổ

- Nguyên tắc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc này đòi hỏi rằng QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN phảiđảm bảo tuân thủ trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, việc quản lý tùy tiện, dựa

Trang 22

vào cảm tính hoặc ý muốn chủ quan là không được phép Để nguyên tắc này được thực hiện một cách hiệu quả thì cần đảm bảo các điều kiện quan trọng sau: một là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hai là giáo dục về pháp luật và tạo ý thức tuân thủ, cuối cùng là xử lý nghiêm vi phạm pháp luật Việc tuân thủ các điều kiện này sẽ đảm bảo được việc quản lý kinh tế đối với các tổ chức PCPNN được thực hiện một cách công bằng và minh bạch, tuân thủ pháp luật, quyền lợi các bên liên quan

- Nguyên tắc công khai

Hoạt động của các cơ quan QLNN trong quản lý, điều hành phải được thực hiện công khai và rõ ràng Các chính sách và quy định của Nhà nước phải được được tiếp cận đến toàn thể nhân dân biết, đồng thời thông báo cho các tổ chức PCPNN Đây là nguyên tắc này đặc biệt quan trọng vì có liên quan đến các hoạt động quản lý và quyền lợi về tài chính

1.2.3 Nội dung QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN

a) Về chính sách, quy định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Các tổ chức PCPNN chịu tác động bởi các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về chính sách hoạt động Việc ban hành các văn bản đóng vai trò quan trọng trong tạo lập môi trường và điều tiết hoạt động của các tổ chức PCPNN Chính phủ, chính quyền tỉnh Đồng Tháp và các sở, ngành liên quan ban hành các loại chính sách quy định về tài chính, đầu tư, văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về việc quản lý hoạt động của tổ chức PCPNN

b) Về hoạt động thẩm định, phê duyệt dự án PCPNN

- Kết quả thẩm định, phê duyệt dự án PCPNN

Số lượng dự án được phê duyệt

Tổng số dự án tiếp nhận bước đầu

=> Ý nghĩa việc tính tỷ lệ: Kết quả này cho biết có bao nhiêu dự án của tổ chức PCPNN được thông qua sau khi thẩm định

Trang 23

- Tình hình triển khai và giải ngân các dự án

c) Về tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án

- Hiện trạng về công tác kiểm tra, đánh giá dự án PCPNN

- Vai trò của chính quyền địa phương (theo đánh giá từ phía các tổ chức phi chính phủ nước ngoài)

- Quản lý nhà nước đối với cán bộ, nhân viên của các tổ chức PCPNN và các thông tin liên quan đến các tổ chức PCPNN

- Năng lực giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương đối với hoạt động của tổ chức PCPNN và hoạt động liên quan đến công tác viện trợ

- Xử lý vi phạm pháp luật về tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ

1.2.4 Vai trò của QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN

a) Đảm bảo việc hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam

Cùng với việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương và đa dạng hóa các mối quan hệ số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng lên Có thể thấy quan hệ với cộng đồng PCPNN đang trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam Các

tổ chức PCPNN đã và đang góp phần không nhỏ cùng nhà nước khắc phục các tác động tiêu cực của quá trình phát triển Chính vì lẽ đó, cũng như các lĩnh vực khác, nó tất yếu cần có sự quản lý của nhà nước Đây điều hết sức cần thiết, góp phần điều chỉnh hoạt động của các tổ chức này đảm bảo phù hợp mục tiêu phát triển của đất nước

Trang 24

b) Phát huy mặt tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Không chỉ nhằm mục đích quản lý, quản lý nhà nước còn nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động và phát huy những tác dụng tích cực của mình, qua đó thu hút tối đa mọi nguồn lực đóng góp cho

sự phát triển KTXH của Việt Nam, khai thác có hiệu quả nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Sự hỗ trợ của các tổ chức PCPNN tuy không lớn so với các nguồn viện trợ khác như viện trợ ODA, song cũng là một nguồn lực quan trọng giúp nhà nước tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn khôi phục, xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo Nhìn chung nguồn viện trợ này có tác dụng thiết thực đối với nhiều ngành, địa phương và cơ sở, nhất là những cơ sở nghèo và là một nguồn bổ sung đáng kể cho ngân sách quốc gia Do đó nó có một ý nghĩa nhất định đối với nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là khi nguồn viện trợ này được tập trung cho các vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai Bên cạnh đó, ngoài hình thức viện trợ hàng hóa và trang thiết bị trực tiếp (thường là trong những trường hợp cứu trợ khẩn cấp) các tổ chức PCPNN còn hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án trên nhiều lĩnh vực khác nhau như giúp đỡ người khuyết tật, giải quyết các vấn đề xã hội, giáo dục đào tạo, viện trợ

y tế; phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường Không chỉ viện trợ về vật chất mà các tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn tài trợ qua nhiều hình thức khác như hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục… Do đó cần phải quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để đảm bảo nguồn viện trợ đó tới được những nơi, những đối tượng cần nhất và đạt hiệu quả cao nhất

Quản lý nhà nước còn nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức PCPNN trong công tác đối ngoại nhân dân Trên thế giới hiện nay các tổ chức phi chính phủ ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng Các tổ chức PCP được xem như cầu nối trong quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Chính phủ nhiều nước trong số các quốc gia tài trợ ngày càng quan tâm, sử dụng các cơ chế tham vấn, lấy ý kiến của các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng, hoạch định chính sách, tăng

Trang 25

cường sử dụng tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào việc triển khai viện trợ cũng như trong thực hiện chính sách đối ngoại của mình

c) Hạn chế tiêu cực

Quản lý kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thiết lập để bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì độc lập chủ quyền, và bảo vệ bí mật quốc gia Việc quản lý còn nhằm ngăn chặn, hạn chế các tiêu cực trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài:

- Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển và viện trợ nhân đạo, một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài tập trung vào các hoạt động khác như tuyên truyền lối sống

và tư tưởng phương Tây, cố gắng ảnh hưởng đến quá trình cải cách hành chính, cải cách thể chế, xây dựng pháp luật và chính sách của Việt Nam Họ cũng thúc đẩy sự

ra đời và phát triển của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoặc các tổ chức xã hội dân sự độc lập, không dưới sự quản lý của nhà nước Các hoạt động này đã tạo ra những tác động phức tạp, đặc biệt là tại các địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương hoặc ở những nơi chính quyền địa phương chưa đủ mạnh

- Nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài ngày càng đang mất đi tính chất phi chính phủ ban đầu của họ Họ phụ thuộc vào tài chính từ các cơ quan chính phủ, điều này dẫn đến sự ảnh hưởng của các cơ quan tài trợ lên hoạt động của tổ chức này Các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài thường không chỉ tập trung vào mục tiêu từ thiện như ban đầu mà còn nhằm vào các đối tượng và mục đích cụ thể khác

Ví dụ, một số tổ chức có thể lợi dụng việc thực hiện các dự án để thu thập thông tin

về Việt Nam, thông tin này có thể bị biến t distort hoặc được sử dụng một cách không công bằng, gây hại cho Việt Nam Các thủ đoạn này đã được sử dụng rộng rãi bởi các nước tư bản trên khắp thế giới để tác động đến nhiều quốc gia

- Ngày càng có nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan đến các hệ phái tôn giáo lớn, thậm chí nhận sự tài trợ từ các tổ chức tôn giáo để thực hiện hoạt động tại Việt Nam Trong quá trình hoạt động, nhiều trong số những tổ chức này luôn quan tâm và có ý định tác động đến vấn đề tôn giáo, thậm chí thực hiện các hành

Trang 26

động kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi hoặc tư tưởng tự do tôn giáo theo kiểu phương Tây

Tóm lại, lĩnh vực hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang phát triển nhanh chóng, do đó, việc chú ý và quản lý của nhà nước trở nên ngày càng quan trọng Quản lý này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hướng dẫn các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam và cận thận trong việc sử dụng sự hỗ trợ và giúp đỡ của họ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Bên cạnh đó, do hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam mang tính chất phức tạp và có tiềm ẩn các yếu tố có thể gây ra tác động tiêu cực đối với nhiều khía cạnh như kinh tế-xã hội, an ninh, chính trị, văn hóa và tư tưởng, vì vậy, quản lý của nhà nước trở nên tất yếu và ngày càng trở nên cần thiết đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam ngày nay Qua việc quản lý này, Việt Nam sẽ khuyến khích phát huy những điểm mạnh và kịp thời ngăn chặn và giải quyết các vi phạm của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

1.3 Nhân tố tác động đến QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN

1.3.1 Các nhân tố khách quan

a) Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

Về lý thuyết, toàn cầu hoá thúc đẩy tự do hóa thương mại, đòi hỏi xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thủ tục thương mại trở nên đơn giản và ngày càng thống nhất trên phạm vi toàn thế giới, làm tăng cơ hội cho các nước đang phát triển được tiếp cận các nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, mở rộng quan hệ giao thương và khả năng hội nhập vào thị trường thế giới Lúc này, quản

lý phải khai thông, phát triển quan hệ kinh tế quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi để có thể thu hút được các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào quốc gia Đối với các tổ chức phi chính phủ, hội nhập kinh tế tạo cơ hội cho cả hai bên hợp tác nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân

Trang 27

Quá trình hội nhập này đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới quản lý nhà nước theo hướng ban hành các chính sách, quy định phù hợp với cam kết quốc tế; tỉnh Đồng Tháp tạo điều kiện cho các các tổ chức phi chính phủ mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế, đồng thời, theo dõi, kiểm soát quá trình hội nhập để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực và bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng Thứ hai, sự liên kết hợp tác giữa trong nước và quốc tế đòi hỏi Nhà nước phải cải cách hành chính nhằm tạo ra một môi trường thể chế tốt với các thủ tục hành chính minh bạch, đơn giản, thuận lợi cho hợp tác quốc tế

b) Chính sách của bên tài trợ

Nói chung, mỗi tổ chức tài trợ đều thiết lập chính sách và quy trình riêng yêu cầu quốc gia nhận viện trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình và dự án sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ của họ Những quy trình này khác nhau ở nhiều khía cạnh, bao gồm việc xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thủ tục đấu thầu, thủ tục giải ngân, các hạn mức tài trợ, thủ tục rút vốn,

và các chế độ báo cáo định kỳ

Những yêu cầu và thủ tục phức tạp này thường làm cho các quốc gia nhận viện trợ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án Tiến độ của các chương trình dự án thường bị chậm trễ, kéo dài hơn so với kế hoạch, và gây giảm hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài trợ Vì vậy, hiểu rõ và tuân thủ đúng các hướng dẫn và quy định của từng tổ chức tài trợ là điều vô cùng quan trọng đối với các quốc gia nhận viện trợ

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

Như đã biết, các khoản viện trợ kinh tế có tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế, cũng như là nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho người dân Mặt khác, nước nhận viện trợ còn phải chịu rủi ro của đồng tiền viện trợ Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền của các nước nhận được do xuất khẩu thì nước tiếp nhận sẽ phải trả thêm một khoản nợ bổ sung do chênh lệch tỷ giá tại thời điểm vay và thời điểm trả nợ (đối với các khoản viện trợ một phần dưới dạng vốn ODA) Theo tính toán của

Trang 28

các chuyên gia thì cho dù không đi kèm theo điều kiện ràng buộc nào thì viện trợ vẫn đem lại lợi ích thương mại cho quốc gia viện trợ

Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định Sự ổn định về chính trị - xã hội là

cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính Sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là yếu tố tác động tích cực để kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh

tế những năm 2008 - 2011 và mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

1.3.2 Nhân tố chủ quan

a) Năng lực của cán bộ

Năng lực và phẩm chất đạo đức của các cán bộ thực hiện các chương trình viện trợ phi chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong quản lý của nhà nước đối với các tổ chức này Các cán bộ này cần phải có kỹ năng đàm phán, ký kết dự án, và khả năng triển khai, quản lý tài chính Họ cũng cần có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, và ngoại ngữ, vì thực tế cho thấy các hoạt động thực hiện

dự án yêu cầu tuân thủ cả qui định nội địa và hướng dẫn của nhà tài trợ

Ngoài ra, các cán bộ quản lý dự án cần phải có phẩm chất đạo đức cao Hiện nay, cơ chế quản lý cũ và tâm lý "bao cấp" của một số người có thể dẫn đến việc coi viện trợ là một điều tự nhiên và không cần phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý

và sử dụng nguồn vốn này Sự trách nhiệm là một yếu tố quan trọng, bởi viện trợ, dù

là dự án hay phi dự án, đều đòi hỏi sự chịu trách nhiệm cao từ phía Chính phủ của quốc gia tiếp nhận, cả trong nước và trong mắt cộng đồng quốc tế

b) Sự cam kết, chỉ đạo sâu sát và sự tham gia của các bên liên quan

Sự tham gia rộng rãi của các ngành và cấp, cùng với sự chỉ đạo tỉ mỉ đối với mọi giai đoạn của dự án, là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của dự án PCPNN Có thể thấy rằng ở những địa phương mà có cơ chế quản lý theo

Trang 29

chiều dọc, và sự tuân thủ các hướng dẫn từ cấp trên, dự án chỉ có thể tiến hành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu khi có sự tham gia hết sức tích cực của các cấp, bộ ngành liên quan

Hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của dự án PCPNN cũng sẽ tăng lên nếu có sự tham gia tích cực của các đối tượng thụ hưởng tại các cấp trong quá trình chuẩn bị, thực hiện, và theo dõi Sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập

kế hoạch và thực hiện dự án cũng giúp đảm bảo lựa chọn các giải pháp đúng, sử dụng nguồn lực một cách công khai và minh bạch, ngăn ngừa thất thoát, lãng phí, và tham nhũng, đồng thời giữ được lợi ích kéo dài mà nguồn viện trợ của dự án PCPNN mang lại

c) Chính sách của địa phương

Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có

ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài Chính sách phù hợp sẽ tạo tiền đề rất tốt cho sự hợp tác, phát triển của địa phương Ngược lại, chính sách không phù hợp sẽ gây khó khăn rất lớn trong quá trình hợp tác

1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương

1.4.1 Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 về Chương trình xúc tiến vận động viện trợ PCPNN của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 - 2017 Quyết định trên đã tạo hành lang pháp lý và định hướng cho công tác vận động viện trợ PCPNN của tỉnh Hà Tĩnh Địa phương này đã kêu gọi, vận động

và triển khai hiệu quả các chương trình dự án đúng mục đích, đối tượng và cam kết với nhà tài trợ

Trong khi nguồn ngân sách của địa phương này còn hạn hẹp thì sự giúp đỡ từ bên ngoài là rất cần thiết Bình quân mỗi năm, tỉnh thu hút và giải ngân từ 30 - 50 tỷ đồng từ các khoản viện trợ, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Các hoạt động viện trợ cũng đa dạng về hình thức, tập trung vào lĩnh vực phát triển bền

Trang 30

vững thông qua các chương trình xây dựng nâng cao năng lực cộng đồng, nhất là trên các lĩnh vực nâng cao nhận thức, hỗ trợ sản xuất tăng thu nhập cho người dân; hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn; phòng chống biến đổi khí hậu, môi trường; y tế, giáo dục - đào tạo, cứu trợ khẩn cấp, Theo đánh giá của Ban Công tác PCP tỉnh, tất

cả các chương trình, dự án này được thực hiện có sự tham gia tích cực từ phía chính quyền địa phương và người dân trong vùng thụ hưởng Hầu hết, các dự án đều được triển khai đúng theo kế hoạch và được đánh giá là tiếp cận có hiệu quả trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, tăng cường năng lực quản lý cũng như các hoạt động sản xuất của người dân, góp phần nâng cao chất lượng sinh kế cho người nghèo, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Sau 5 năm (2013 - 2017), Hà Tĩnh đã tiếp nhận và triển khai tốt 64 chương trình,

dự án liên quan đến các lĩnh vực: nông nghiệp - nông thôn, y tế, giáo dục, môi trường, giảm nhẹ thiên tai, cứu trợ khẩn cấp với giá trị tài trợ trên 22,5 triệu USD

Hầu hết, các dự án đều được triển khai đúng theo kế hoạch và được đánh giá là tiếp cận có hiệu quả trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, tăng cường năng lực quản lý cũng như các hoạt động sản xuất của người dân, góp phần nâng cao chất lượng sinh kế cho người nghèo, đặc biệt ở những vùng sâu Việc theo dõi, giám sát đầu tư các dự án từ nguồn viện trợ PCNNN đảm bảo đúng quy định, không có thất thoát, lãng phí, phát huy được hiệu quả của dự án; đồng thời, thông qua quản lý, triển khai các dự án trên, trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý dự án được nâng lên

1.4.2 Quảng Bình

Cuộc sống của người dân Quảng Bình còn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt

là trong bối cảnh thường xuyên phải đối mặt với thiên tai như bão lụt và hạn hán, và trong những năm gần đây, nguồn viện trợ PCPNN đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Trang 31

Trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, tổng cộng có 148 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên toàn tỉnh, thực hiện 232 chương trình và dự án, cam kết tổng số vốn lên đến 17,47 triệu USD Riêng trong năm 2017, tỉnh đã tiếp nhận 31 dự án với tổng trị giá 2,3 triệu USD từ 23 tổ chức phi chính phủ nước ngoài Các chương trình

và dự án này tập trung vào các vùng địa phương đang đối mặt với đời sống khó khăn

và cách xa, và chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục và đào tạo, y tế, giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến người khuyết tật, hậu quả chiến tranh, đào tạo nghề

và tạo việc làm, phát triển kinh tế-xã hội, cứu trợ khẩn cấp và phòng ngừa thảm họa Trong quá trình thực hiện, các sở, ban, ngành và địa phương đã nghiêm túc triển khai Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 16 tháng năm 2010 của UBND tỉnh về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) trên địa bàn tỉnh Điều này đã giúp quản lý và sử dụng nguồn viện trợ PCPNN hiệu quả và tuân thủ đúng quy định Hơn nữa, các sở, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng các

dự án để kêu gọi đầu tư và viện trợ, tập trung vào các lĩnh vực phù hợp và ưu tiên trong phát triển kinh tế-xã hội Các cơ quan này cũng đã phối hợp chặt chẽ với các

cơ quan liên quan để tăng cường hiệu quả trong việc thực hiện các chương trình và

dự án, cũng như quản lý tốt các tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh

Mặt khác, việc tổ chức các cuộc giao ban định kỳ giữa các tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn với các ngành và địa phương đã được thực hiện thường xuyên Những cuộc giao ban này đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin, phối hợp trong hoạt động, và tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác PCPNN Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình hoạt động của các dự án PCPNN được thực hiện để nắm bắt thông tin kịp thời, đảm bảo rằng các tổ chức PCPNN hoạt động theo đúng mục đích và tôn chỉ của tổ chức, các dự án đạt đúng tiến độ và hiệu quả, và tuân thủ quy định của pháp luật

Để thu hút viện trợ pcpnn và góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, ubnd tỉnh đã ban hành các chỉ đạo và biện pháp cụ thể Cụ thể, các cấp, các ngành,

và địa phương trên địa bàn tỉnh đã được hướng dẫn và chỉ đạo các nội dung sau: liên tục cập nhật thông tin về hoạt động và viện trợ của tổ chức PCPNN, từ đó phát hiện

Trang 32

và tiếp cận các dự án phù hợp với nhu cầu lĩnh vực địa phương; chủ động đăng ký tiếp nhận dự án ở các lĩnh vực địa phương có nhu cầu cụ thể; tăng cường tiếp cận và làm việc với tổ chức và nhà tài trợ tiềm năng, hướng họ vào các dự án có quy mô lớn, bền vững và dài hạn; kiểm tra việc thực hiện chương trình và dự án để đảm bảo hiệu quả và tuân thủ quy định; phát huy vai trò chủ động và tích cực của các địa phương, đơn vị trong quá trình vận động, tiếp nhận và thực hiện chương trình và dự án; đa dạng hóa hình thức vận động viện trợ, mở rộng đối tượng kêu gọi, và tận dụng tiềm năng của đại sứ quán các nước, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trong tỉnh; cải cách thủ tục hành chính để tăng cường tiếp nhận và thẩm định dự án từ nguồn viện trợ; tập huấn và đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác PCPNN để nâng cao hiệu quả trong hoạt động và quản lý sử dụng nguồn vốn viện trợ trên địa bàn tỉnh

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ĐỒNG THÁP

2.1 Đặc điểm tự nhiên về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN tại Đồng Tháp

2.1.1 Tổng quan kinh tế - xã hội của Đồng Tháp

a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong ba tỉnh vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) Địa giới của tỉnh nằm trên 02 vùng của ĐBSCL là vùng ĐTM và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu; cách Thành phố Hồ Chí Minh 165 km về hướng Tây Nam; phía bắc tiếp giáp tỉnh Prây Veng (Vương quốc Campuchia) với chiều dài biên giới 50,066 km, có 02 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà và 05 cửa khẩu phụ: Sở Thượng (Ba Nguyên), Mộc Rá,

Á Đôn (Cả Xiêm), Bình Phú và Thông Bình; phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ; giáp tỉnh An Giang ở phía tây và giáp Long An, Tiền Giang ở phía đông

b) Diện tích

Đồng Tháp có tổng diện tích là 3.384 km2 (năm 2019), tỉnh được chia thành

12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: 02 thành phố (thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc), 01 thị xã Hồng Ngự và 09 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành; với trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thành phố Cao Lãnh

c) Điều kiện tự nhiên:

Tỉnh Đồng Tháp có địa hình bằng phẳng và tương đối đồng nhất mang đặc điểm chung của vùng ĐBSCL, dòng sông Tiền chảy qua và chia tỉnh Đồng Tháp

Trang 34

thành 02 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực ĐTM có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; vùng phía Nam sông Tiền nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu có địa hình dạng long máng, hướng dốc

từ hai bên sông vào giữa Đặc điểm của vùng này là hệ thống sông, rạch tự nhiên phong phú, hiện trạng chủ yếu là lúa và cây ăn trái đặc sản (cam, quýt, nhãn,…) Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, có 02 mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc), thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

d) Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư

Dân số trung bình của Đồng Tháp là 1.599.504 người (năm 2019 ) với mật độ dân số là 472 người/km2 bao gồm: dân số nam 798.855 người (chiếm 49,97% tổng dân số); dân số nữ 799.899 người (chiếm 50,03%) Trong tổng dân số, khu vực thành thị có 304.711 người (chiếm 19,06%); khu vực nông thôn có 1.294.043 người (chiếm 80,94%)

Tỷ lệ trong độ tuổi lao động: 56,2% (khoảng 898.281 người)

Tỷ lệ lao động có trình độ cao từ Cao đẳng trở lên đạt 4,3% (khoảng 68.547 người)

Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm được thực hiện và đạt kết quả thiết thực, trong năm 2020 đã tổ chức 15 phiên giao dịch việc làm, có 121 doanh nghiệp, đơn

vị trực tiếp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh và có 10.019 lao động tham dự; đã giới thiệu việc làm cho 20.190 lao động, trong đó đã đưa 724 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo được quan tâm thực hiện và cộng đồng ủng hộ Tổ chức các đoàn đi thăm hỏi và tặng quà cho gia đình người có công, hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, các trẻ

có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền gần 32 tỷ đồng trong dịp Tết nguyên đán Công tác khám, chữa bệnh tại các tuyến được thực hiện tốt, đáp ứng cơ bản

Trang 35

cho những người thuộc diện bảo trợ xã hội Đảm bảo 100% đối tượng bảo trợ xã hội

đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, có 65.787 đối tượng bảo trợ xã hội được trợ cấp tại cộng đồng; vận động hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa: 139/50 căn, đạt 278%, vận động hỗ trợ sửa chữa nhà tình nghĩa: 59/50 căn, đạt 118%, tổ chức điều dưỡng người có công: 2.007/3.050 người, đạt 66%; vận động Quỹ bảo trợ trẻ em trong toàn tỉnh đạt 3,8/8 tỷ đồng, đạt 47,5% so với kế hoạch Hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 590 căn nhà cho hộ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 1,45% , tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh giảm còn 1,28%

đ) Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm 2020 đạt 4,5%, lĩnh vực nông - lâm

- thủy sản tăng 2,12%; lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng 7,12%; lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng 5,03% Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, đến cuối năm 2020 đạt 87.093 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người ước đạt 54,44 triệu đồng (tương đương 2.326 USD) Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, tỷ trọng đóng góp của khu vực 2 và khu vực 3 tăng cao; cơ cấu lao động giảm dần tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản còn 49,3%

e) Về lĩnh vực nông - lâm, thuỷ sản

Khu vực kinh tế nông, lâm, thủy sản năm 2020 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng vừa phải (tăng 2,12%), cơ cấu nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi theo hướng gia tăng sản xuất cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu Giá trị sản xuất ước đạt 43.939 tỷ đồng, tăng 4,41% so với năm 2019, tương đương 1.854 tỷ đồng

g) Sản xuất công nghiệp

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đa số doanh nghiệp vẫn duy trì trong điều kiện khó khăn nhờ vào nguồn nguyên liệu tại chỗ (lúa và cá tra) Ngành chế biến thủy sản và chế biến thức ăn chăn nuôi tăng trưởng khá, duy trì vị thế và đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp đạt mức 6,75% Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 66.957 tỷ đồng, tăng 8,17% so với cùng kỳ năm 2019

Trang 36

Hạ tầng các khu công nghiệp được quan tâm đầu tư hoàn thiện dần nhằm kêu gọi đầu tư Đến nay, khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Trần Quốc Toản và khu công nghiệp Sông Hậu đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, tỷ

lệ lấp đầy bình quân 99,11%

2.1.2 Sự đóng góp của các tổ chức PCPNN đối với tỉnh Đồng Tháp

Thời gian gần đây, việc huy động và sử dụng nguồn vốn từ các tổ chức PCPNN ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KTXH của Đồng Tháp, bao gồm:

Thứ nhất, đóng góp một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển xã hội góp

phần cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để phát triển kinh tế-xã hội và hỗ trợ phát triển Từ năm 2017 đến năm 2023, tổng ngân sách các dự án PCPNN đóng góp tỉnh Đồng Tháp hơn 11 triệu Đô la Mỹ

Thứ hai, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng KTXH, phát triển nông nghiệp; chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, tạo động lực cho phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương, nhất là các xã nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa

Thứ ba, chuyển giao kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc, kinh nghiệm

quản lý tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương; một số dự án tham gia hỗ trợ phát triển thể chế, chính sách

Thứ tư, Chính quyền tỉnh được hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh

trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội như dịch bệnh, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình và các vấn đề toàn cầu khác như biến đổi khí hậu, dịch bệnh ; tăng cường bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững

Thứ năm, góp phần giúp tỉnh thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách đối

ngoại, hình ảnh và vị thế của Đồng Tháp ngày được phổ biến rộng rãi với bạn bè quốc tế

Trang 37

2.1.3 Sự cần thiết phải có sự QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

a) Yêu cầu đối với công tác đối ngoại của tỉnh

Các tổ chức PCPNN cần được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để có thể hiểu biết hơn về lịch sử, văn hóa truyền thống của đất nước, con người Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng

Cần xem xét, đặt công tác vận động sự trợ giúp của các tổ chức PCPNN gắn với nhiệm vụ phát triển KTXH của địa phương một cách chủ động hơn

b) Phát huy các mặt tích cực của tổ chức PCPNN

Quản lý nhà nước về kinh tế vừa là quản lý, đồng thời là sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức PCPNN và phát huy những tác dụng tích cực, đóng góp cho sự phát triển KTXH của cả nước và của Đồng Tháp Nguồn viện trợ tuy chưa nhiều nhưng có quy mô thích hợp gắn với mục tiêu cụ thể, hỗ trợ thiết thực cho nhiều ngành, địa phương Bên cạnh sự giúp đỡ về vật chất, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao vị thế Việt Nam với thế giới

Do đặc thù riêng, cần phải đặt sự quan tâm đặc biệt và quản lý sâu sát của Nhà nước và Chính quyền các cấp đối với công tác PCPNN Đây là một lĩnh vực còn rất nhạy cảm, gắn bó chặt chẽ và có ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, chính trị:

Về chính trị - xã hội, một số tổ chức PCPNN tuy có pháp nhân tại Việt Nam

nhưng vẫn có quan hệ chặt chẽ với chính phủ của họ, với các hệ phái tôn giáo lớn, nên ảnh hưởng đến địa bàn dự án khá lớn Nếu thiếu sự quản lý, một số tổ chức có thể lợi dụng khoảng trống về chính trị, tìm cách áp đặt ý chí của họ vào các cộng đồng dân cư và gạt chính quyền cấp xã ra khỏi các quyết sách về quản lý và thực hiện dự án

Về an ninh, đối ngoại: Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế, các thiết

chế tài chính ngày càng chú trọng vào việc tăng cường viện trợ thông qua các tổ chức phi chính phủ cho các nước đang phát triển để thực hiện chính sách đối ngoại của

Trang 38

họ Nhiều tổ chức tôn giáo lấy chiêu bài viện trợ từ thiện nhân đạo đã thâm nhập vào các vùng trọng yếu, vùng tập trung đông giáo dân để tập hợp thông tin, phát tán tài liệu, tuyên truyền lôi kéo người dân nhằm thực hiện mục đích truyền đạo

Về văn hóa, tư tưởng: Một số năm trở lại đây, ngày càng có nhiều tổ chức

PCPNN, đặc biệt là các quỹ Văn hóa – xã hội sẵn sàng cấp học bổng cho người Việt Nam ra nước ngoài học tập nghiên cứu Trong số đó không ít học bổng được cấp cho khu vực công trên các lĩnh vực quan trọng như chính sách công, quản lý phát triển, khoa học chính trị, quan hệ quốc tế… Thông qua các chương trình giáo dục, đào tạo, các tổ chức PCPNN tìm cách tác động vào một số bộ phận học sinh, sinh viên, cán

bộ, công chức, những người làm trong hệ thống chính trị của Việt Nam với ý đồ tạo

ra lớp người thân phương Tây sẵn sàng hấp thụ và áp dụng những mô hình phương tây ở Việt Nam trong tương lai, phục vụ cho mục tiêu chính trị lâu dài của họ

2.2 Thực trạng công tác QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

2.2.1 Thực trạng

Là một lĩnh vực mới đầy tiềm năng và đang phát triển nhanh chóng, do đó đối với việc các tổ chức PCPNN đến hoạt động tại Đồng Tháp đòi hỏi cần có sự quan tâm và quản lý của chính quyền địa phương Điều này nhằm đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức PCPNN đáp ứng đúng mục tiêu của tỉnh, tuân thủ pháp luật và định hướng phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời, việc quản lý này cũng giúp khuyến khích và tận dụng những ưu điểm của các tổ chức PCPNN, đồng thời phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi sai trái hoặc lạm dụng từ phía các tổ chức này

Trong thời gian gần đây, việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng về mặt kinh tế như sau:

a) Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý

Sở Ngoại vụ, Công an Tinh, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Tinh, Sở Kế hoạch

và Đầu tư là các cơ quan đầu mối phối hợp quản lý thống nhất hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Trang 39

Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm:

Tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân Tinh trong chỉ đạo và hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương chấp hành các quy định của pháp luật về tiếp nhận nguồn viện trợ từ các tổ chức PCPNN

Quản lý hoạt động các tổ chức PCPNN Phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân Tinh trao đổi với Ủy ban Công tác về các

tổ chức PCPNN tìm hiểu thông tin về các tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn Tỉnh để chủ động phối hợp, trao đổi với các ngành có liên quan làm tốt công tác quản

lý, giám sát

Thẩm định theo lĩnh vực ngành quản lý đối với các Chương trình, dự án, phi

dự án do tổ chức PCPNN thực hiện tại trên địa bàn tỉnh; thẩm định năng lực, giấy phép của các tổ chức PCPNN

Tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép của các tổ chức PCPNN

Phối hợp Công an Tinh hướng dẫn các vấn đề xuất nhập cảnh, cư trú

Kịp thời trao đổi với Công an Tỉnh khi các tổ chức PCPNN có dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra các sở, ngành, địa phương trong tiếp xúc, làm việc với các tổ chức PCPNN Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với việc tuyển chọn, sử dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN khi đến hoạt động trong khuôn khổ các chương trình, dự án, phi dự án của

tổ chức PCPNN thực hiện trên địa bàn Tinh và các chính sách có liên quan

Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức PCPNN và cơ quan, đơn vị, địa phương hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCPNN

và viện trợ PCPNN

Công an Tỉnh

Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chức năng

Trang 40

quản lý nhà nước trên lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của các cá nhân, tổ chức nước ngoài trên địa bàn Tỉnh theo quy định của pháp luật Phối hợp quản lý hoạt động đi lại của các tổ chức và thành viên tổ chức PCPNN tại địa phương

Chủ động nắm tình hình, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo các

sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh từ chối tiếp nhận các tổ chức PCPNN bị đình chỉ, chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chính phủ

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành có liên quan khi được đề nghị thẩm định những chương trình, dự án, phi dự án nhằm đảm bảo nội dung, hoạt động của các dự án khi triển khai không làm ảnh hưởng đến an ninh

Phối hợp với Sở Ngoại vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị trong tiếp xúc, làm việc, tiếp nhận, sử dụng viện trợ Hướng dẫn nội dung cung cấp thông tin, tài liệu, trả lời phỏng vấn nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cho cán bộ, công chức khi tiếp và làm việc với các tổ chức PCPNN

Trao đổi thường xuyên các thông tin có liên quan về âm mưu, ý đồ, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tổ chức PCPNN chống phá, để chủ động phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn

Chủ động nắm tình hình, thu thập, củng cố tài liệu chứng cứ xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật, quy định, quy chế hoạt động PCPNN, đảm bảo yêu cầu chính trị, đối ngoại, nghiệp vụ, tạo môi trường thuận lợi để tỉnh tranh thủ tiếp cận được các nguồn viện trợ từ tổ chức PCPNN góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Là cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng viện trợ từ các tổ chức PCPNN; tổ chức thẩm định các khoản viện trợ PCPNN trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, phê duyệt các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tinh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thẩm định các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền cấp trên

Ngày đăng: 05/12/2024, 10:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN