1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Mai Sương
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Văn Luyện
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 14,49 MB

Nội dung

Với quan điểm đổi mới theo tinh thần Đại hội toàn quốc Lần thứ VI củaĐảng quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và tiền lương nói riêng đã có nhữngthay đổi đáng kể: tiền lương được hình

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG DAI HỌC KINH TE

NGUYÊN THỊ MAI SƯƠNG

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE TIEN LUONG DOI VỚI CÁC

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

NGUYÊN THỊ MAI SƯƠNG

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE TIEN LUONG DOI VỚI CÁC

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành:

Mã số: 60 34 04 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ VĂN LUYỆN

XÁC NHAN CỦA XÁC NHAN CUA CHỦ TỊCH HD

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHÁM LUẬN VĂN

PGS.TS LÊ VĂN LUYỆN PGS.TS LÊ DANH TÓN

Hà Nội — 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn luận văn của tôi, PhóGiáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Luyện, người đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡtôi hoàn thành tốt luận văn này Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy đã rất nhiệttình hướng dẫn, trợ giúp va động viên tôi Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũngnhư kinh nghiệm của thay chính là tiền đề giúp tôi dat được những thành tựu và

kinh nghiệm quý báu.

Xin cám ơn Khoa Kinh tế chính tri, Phòng Dao tạo, Trường Đại học Kinh tế

- Dai học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa dé

tiên hành tôt luận văn.

Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cô vũ và động viên tôi những lúc khó khăn đê có thê vượt qua và hoàn thành tôt luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Mai Sương

Trang 4

LOI CAM DOAN

Dé tai nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kêt quả nghiên cứu có

tính độc lập riêng, không sao chép bât kỳ tài liệu nào và chưa được công bô nội

dung bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích

nguôn gốc rõ ràng, minh bạch

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Mai Sương

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG BIÊU - 2-2-5 St SE+ESEEEE2E9E5EEEE5E5E1E12E253E1212E5E 1xx czxer i DANH MUC BANG HINH ooccccccccscscsssssssssesescscscscscsssssesesesevecsvavacsssssssesevevevevees ll PHAN MO ĐẦU 2 2c c2EzEzEvEzszszzcs Error! Bookmark not defined CHUONG I - TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA NHUNG VAN DE CƠ

BAN CUA QUAN LY NHÀ NƯỚC VE TIEN LUONG DOI VỚI DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC TAI VIET NAM Error! Bookmark not defined.

11 Tổng quan nghiên

[0ì 0 Error! Bookmark not

1.2 Cơ sở lý thuyết của quản lý nhà nước về tiền lương đối với doanh

nghiệp nhà nước tại Việt

bi ố.ốốốốố.ố.ốốố Error! Bookmark not

defined

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tiền lương Error! Bookmark not defined.1.2.2 Đặc điểm của khu vực nha nước trong nền kinh tế thi trường Error!

Bookmark not defined.

1.2.3 Mục tiêu quản lý nha nước về tiền lương trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa 55555 s<<+<s++ Error! Bookmark not defined.

1.2.4 Vai trò quản lý nhà nước về tiền lương trong nền kinh tế thị trường Error!

Bookmark not defined.

1.2.5 Nội dung quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà

ho Error! Bookmark not defined.

1.2.6 Các nhân tố anh hưởng đến quản lý nhà nước về tiền lương Error!

Bookmark not defined.

1.2.7 Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước về tiền lương trong các loại

hình doanh nghiỆp 555555 s+s<s+ss+<s2 Error! Bookmark not defined.

Trang 6

CHƯƠNG 2- PHƯƠNG PHAP VÀ THUC TE NGHIÊN CỨU Error!

Bookmark not defined.

2.1 Phương pháp nghiên cứu tại

DAN — Error! Bookmark not defined.

2.2 _ Phương pháp thu thập số liệu thứ

0 Error! Bookmark not defined.

2.3 Phương pháp phân tích, tong

HỢP 5555555555666 600000666988688966 Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 3 - THUC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE TIEN LƯƠNG

DOI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM Error!

Bookmark not defined.

3.1 Đặc điểm và tinh chất của doanh nghiệp nhà

0000" Error! Bookmark not defined.

3.2 _ Thực trạng quản lý nhà nước về tiền lương đối với doanh nghiệp nhà

nước tại Việt

NAM G55 55555550960969.9.90909.9000.0000.000000000064 00000000000 000000000000000 Error! Bookmark

not defined.

3.2.1 Quy định hiện hành - 5 Error! Bookmark not defined.

3.2.2 Tình hình thực hiện <<: Error! Bookmark not defined.

3.2.3 Đánh giá ưu điểm, những han chế và nguyên nhân Error! Bookmark not

defined.

CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NOI DUNG QUAN LÝ NHÀ

NƯỚC VE TIEN LƯƠNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI

VIET NAM G- cty rrệc Error! Bookmark not defined.

4.1 Quan điểm, nguyên tắc và phương hướng hoàn thiện nội dung quan lý

nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước tại Việt

Nam Error! Bookmark not defined.

4.1.1 Quan điểm ¿- 2s s+xexx+Eerkerereereee Error! Bookmark not defined

Trang 7

4.1.2 Phương hướng -«++-«s+<++ex+<s2 Error! Bookmark not defined.

4.1.3 Nguyên tắc -¿-c-©cccsccsercrrrrrerree Error! Bookmark not defined

4.2 Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý tiền lương nhà nước về tiền

lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt

ÏNaH o25555s5555<<<eeessse Error! Bookmark not defined.

4.2.1 Về lương tối thiểu .- Error! Bookmark not defined.4.2.2 Vé thang lương, bảng lương Error! Bookmark not defined.4.2.3 Về quan lý phân phối tiền lương Error! Bookmark not defined.4.2.4 Tiép tuc hoan thién hé thống tổ chức thực thi chính sách tiền lương

trong doanh nghiệp nhà nước Error! Bookmark not defined.

4.2.5 Tang cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quan lý tiền lương

Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN 5- 252cc cteEvErerrererees Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

STT Bảng Nội dung Trang

1 | Bảng3.1 Tiên lương tôi thiêu vùng của các loại hình doanh 20

nghiệp năm 2010 đên 2012

1 | Bang 3.2 Mức lương tháng bình quân đóng bao hiểm xã hội 40

2 |Bảng3.3 | Mức lương tối thiêu chung và tối thiểu thực trả 4]

Muc luong thang binh quan trong doanh nghiép Nha

3 | Bang 3.4 , 42

nước

: Tiền lương bình quân của người lao động theo kết quả

4 | Bảng 3.3 sản xuât, kinh doanh của doanh nghiệp 43

5 | Bảng 3.6 | Tiền lương bình quân theo một số ngành 44

6 Bang 3.7 | Tiền lương bình quân theo một số nghề,công việc 44

8 Bảng 3.8 Tiên lương, thu nhập chung của can bộ quan lý chuyên 55

trach

Tiên lương, thu nhập của Chủ tịch công ty chuyên

9 Bảng 3.9 trách 56

10 | Bảng 3.10 Tiền lương, thu nhập của Tổng giám đốc, Giám đốc 57

Thù lao, thu nhập của can bộ quan lý không chuyên 58

11 | Bang 3.11 trach

12 | Bang 4.1 Đề xuất lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiêu SỊ

Điều chỉnh mức lương tối thiêu đạt nhu câu sông tôi

13 | Bảng4.2 82

thiêu của người lao động

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

STT Hinh Nội dung Trang

1 Hình 3.1 | Đồng tiền lương tao ra doanh thu 46

2 Hình 3.2 Đồng tiền lương tạo ra lợi nhuận 4

3 Hình 3.3 | Tỷ trọng tiền lương trong tổng chi phí sản xuất 47

4 Hình 3.4 | Ty lệ xếp lương, nang bậc lương cho người 48

lao động

5 Hình 3.5 | Tiền lương bình quân theo vi trí công việc 51

6 Hinh 3.6 | Chênh lệch tiền lương giữa các bậc 51

Hình 3.7 Tỷ lệ doanh nghiệp có quy chế nâng bậc lương 52

Trang 10

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thong chinh sachkinh tế - xã hội của đất nước, có liên quan chặt chẽ đến phát triển và tăng trưởngkinh tế, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, tạo động lực cho phát huynhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hộinhập quốc tế

Với quan điểm đổi mới theo tinh thần Đại hội toàn quốc Lần thứ VI củaĐảng quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và tiền lương nói riêng đã có nhữngthay đổi đáng kể: tiền lương được hình thành theo cơ chế thi trường, trên cơ sở thoảthuận giữa người sử dụng lao động và người lao động và phụ thuộc cung cầu của thịtrường: hệ thống tiền lương tối thiêu bước đầu được thiết lập và luật hoá làm mứcsàn cho việc thoả thuận tiền lương trên thị trường: nhà nước tôn trọng quyền xácđịnh tiền lương, trả lương của doanh nghiệp trên cơ sở các nguyên tắc đảo bảo công

bằng trong vấn đề trả lương; tiền lương bước đầu gắn với năng suất lao động, kết

quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, đã

tách quỹ tiền lương của cán bộ quan lý với quỹ tiền lương của người lao động.v.v

Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước về tiền lương thời gian qua vẫn cònnhững hạn chế nhất định như: hệ thống lương tối thiểu quy định chưa thực sự phù

hợp: mức lương tối thiểu quy định theo tháng, mức lương tối thiểu điều chỉnh hàng

năm, còn có sự ràng buộc bởi yếu tổ ngân sách nhà nước; còn có sự chênh lệch vềtiền lương của cán bộ quản lý giữa công ty có lợi thé và công ty không có lợi thé,

giữa người trực tiếp lao động với cán bộ quản lý; cơ chế kiểm tra, giám sát trong nộitại công ty (kiểm soát viên) chưa được quy định đầy đủ; các cơ quan, tổ chức được

phân công, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý bị

buông lỏng, đặc biệt chưa có sự tách bạch giữa chức năng , nhiệm vụ quản lý nhà

nước về lao động , tiền lương với van dé tự chủ trong việc xác định chi phí tiền

lương với tư cách là đại điện chủ sở hữu nhà nước _, tiền lương hiện hành chưa gắnchặt tiền lương với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh

10

Trang 11

Đề khắc phục những tôn tại nêu trên và theo Kết luận số 23-KL/TW ngày 29tháng 5 năm 2012 của Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhoá XI về “Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người

có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quyđịnh quản lý lao động, tiền lương đối với người lao động làm việc trong công ty

trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu Tuy nhiên do có

những ràng buộc về mặt pháp lý va phải có lộ trình thực hiện theo nguyên tắc thị

trường, quy định về tiền lương nêu trên vẫn chưa thể khắc phục được hết ngay

những hạn chế trong việc trả lương đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp _, can tiếp

tục phải hoàn thiện.

Dé tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị

trường, nâng cao hiệu quả, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh, đứng

vững và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế tác giả đã chọn đề tài “Quản lý

nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” làm

đề tài viết luận văn của mình

2 Cau hỏi nghiên cứu

- Thue tế công tác quản ly nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp

nhà nước ở Việt Nam hiện nay đạt được những thành tựu, còn tồn tại những gì vànguyên nhân chủ yêu?

- _ Những giải pháp cụ thé nào dé hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về tiềnlương đối với các doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của nhànước trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà

nước nói riêng trong thời kỳ hội nhập?

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich

Đề xuất các giải pháp hoan thiện nội dung quan lý nhà nước về tiền lương

đối với doanh nghiệp nhà nước, nay là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

do Nhà nước làm chủ sở hữu.

11

Trang 12

3.2 Nhiệm vu

Thứ nhất, Luận văn tập trung hệ thống hóa co sở lý luận và thực tiễn về quan

lý nhà nước về tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước

Thứ hai, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tiền lương đối với doanh nghiệpnhà nước chỉ ra những ưu điểmnhững hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước

về tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước phù hợp với các nguyên tắc của kinh

tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về tiền lương đối với người lao

động và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Vé không gian: Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước — nay là công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (theo luật doanh

nghiệp 2005) đến nay

- _ Về thời gian: Thực trạng từ năm 2010-2012 và đề xuất giải pháp trong thời

gian tiếp theo

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu và phankét luận luận văn được kết cau thành04 chương như sau:

Chương I Tong quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về tiền lương và quản

lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

Chương II Phương pháp nghiên cứu

Chương III Thực trạng quản lý nhà nước về tiền lương đối với doanh

nghiệp nhà nước tại Việt Nam.

Chương IV Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về tiềnlương đối với doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

12

Trang 13

CHUONG I - TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VAN ĐÈ CƠ BAN

CUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE TIEN LUONG DOI VỚI DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC TAI VIỆT NAM

1.1 Tổng quan nghiên cứu

Trên thực tế, tại Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, cơ quan thay mặtChính phủ quản lý và điều hành chính sách tiền lương, cũng đã có nhiều đề tàinghiên cứu thực trạng chính sách tiền lương cũng như các đề tài về cơ chế quản lý

tiền lương của Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp, có thé kế đến một vài

của người sử dụng lao động, tạo điều kiện dé thị trường lao động phat triển đúnghướng Song đề tài chưa làm rõ phân tích chỉ tiết thực trạng quản lý tiền lương của

doanh nghiệp cũng như thực trạng quản lý của nhà nước, nội dung vẫn còn chung

chung, không có sự so sánh quản lý giữa các loại hình doanh nghiệp.

- Dé tài cap Bộ năm 2007 “ Bản chất tiền lương, tiền công trong nền kinh tếthị trường” do Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương Tiền công Nguyễn Hữu Dũng làm chủnhiệm Đề tài nhằm nghiên cứu làm rõ bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị

trường, dé phuc vu nhu cầu cải cách hệ thống chính sách tiền lương trong điều kiện

mới ở nước ta.

- Pé tài cấp Bộ “Xây dựng cơ chế tiền lương , tiền thưởng đối với Tông giámđốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc , Phó giám đốc , Kế toán trưởng làm việc theohợp đồng trong các công ty nhà nước” do ông Hoang Minh Hào - Phó Vụ trưởng

Vụ Lao động - Tiên lương chủ biên (năm 2007) Đề tài đã khái quát những nguyên

13

Trang 14

tac, nội dung của cơ chê tiên lương _, tiên thưởng lam cơ so đê xác định mức tiên

lương, tiên thưởng tra cho Tông giảm đôc, Giám độc, Phó Tông giám déc, Phó giám

đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng trong các công ty nhà nước

- Dé tai cấp Bộ năm 2011 « Đổi mới nội dung quản lý nhà nước về tiền lương

trong các loại hình doanh nghiệp đến năm 2020 » Đề tài phân tích thực trạng côngtác quản lý tiền lương của chủ sử dụng lao động của Nhà nước trong doanh nghiệpnhà nước từ năm 2005 năm 2010 dé đánh giá những mặt được, mặt hạn chế, tìm rabat cập, tồn tại Từ đó đề xuất các nội dung đổi mới nhằm nâng cao hiệu qua trong

công tác quản lý tiền lương của Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này phù

hợp với xu thế hội nhập

Các nghiên cứu trên đã khái quát lý luận về tiền lương, các cơ chế quản lý tiềnlương trong nền kinh tế thị trường, các nội dung về chính sách tiền lương, thu nhậpchung trong doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp dé đổi mới cơ chế quản lý tiền

lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta như giải pháp hoàn thiện pháp luật,

chính sách, chan chỉnh, sát nhập, cô phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Đồng thời

cũng đúc rút một số kinh nghiệm của các nước trong khu vực Châu Á về cơ chế trả

lương trong các doanh nghiệp Tuy nhiên, để xác định rõ các nội dung quản lý nhànước về tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước phủ hợp với nguyên tắc của kinh

tế thị trường thông qua việc làm rõ vai trò của Nhà nước về tiền lương, các nội dungquản lý tiền lương Tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lýnhà nước và vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp

nhà nước thi chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống và phân tích dé tìm

ra các giải pháp phù hợp dé nâng cao hiệu qua quản lý nhà nước về tiền lương trongcác doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

14

Trang 15

1.2 Cơ sở lý thuyết của quản lý nhà nước về tiền lương đối với doanh nghiệp

nhà nước

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tiền lương

1.2.1.1 Khái niệm tiền lương

Tiền lương là một phạm trù kinh tế gan lién voi su xuat hién hién tuong su

dung sức lao động của một bộ phận dân cư trong xã hội bởi một bộ phận dân cư

khác Trong thực tế, khái niệm tiền lương còn có nhiều tên gọi khác nhau, như tiền

công, thù lao lao động, thu nhập lao động, Những tên gọi này được sử dụng đối

với những nhóm lao động khác nhau hoặc cho những loại công việc khác nhau

Trong kinh tế thị trường, tiền lương, tiền công phụ thuộc vào quan hệ cung

-cầu lao động Khi cung lao động lớn hơn -cầu lao động, người chủ sử dụng lao động

có xu hướng hạ thấp tiền lương, tiền công Ngược lại khi cầu lớn hơn cung lao động,tiền lương, tiền công lại có xu hướng tăng lên Mặc dù tiền lương, tiền công phụthuộc vào quan hệ cung - cầu lao động, nhưng mức tiền lương, tiền công phải dựatrên giá trị lao động và có xu hướng là phải trả đúng giá trị lao động Tuy nhiên, tiềnlương, tiền công chia ra làm 2 loại: (i) tong mức tiền lương bao gồm tiền lương

người lao động nhận trực tiếp băng tiền và phần không nhận trực tiếp (chi phi đào

tạo, tuyển dụng, bảo hiểm xã hội ), phản ánh tổng chi phí lao động của người chủ

sử dung lao động phải chi trả; (ii) tiền lương cuối cùng đến tay người lao động làphan trả cho người lao động, phản ánh chi phí lao động sống của người lao độngtrong sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ

Từ các quan niệm nêu trên có thé khái quát tiền lương, tiền công trong kinh tế

thị trường gồm 3 nội dung cơ bản và có quan hệ hữu cơ không tách rời là: Tiền

lương, tiền công là giá cả lao động, hay biéu hiện bang tiền của giá trị lao động mà

người chủ sử dụng lao động trả cho người lao động làm thuê dựa trên cơ sở tính

đúng, tinh đủ chi phi lao động, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động; Tiềnlương, tiền công hình thành thông qua thỏa thuận giữa giới thợ và giới sử dụng laođộng, nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định

15

Trang 16

Dé có một khái niệm mang tính pháp lý về tiền lương, Điều 55 Bộ luật Lao

động có ghi: "Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng

lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà

nước quy định".

Trong khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh

nghiệp, các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và

chính sách của Nhà nước và được thé hiện trong hệ thong thang, bảng lương do Nha

nước quy định.

1.2.1.2 Đặc điểm cia tiền lương

- Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo đủ sống Tức là đảm bảotái sản xuất sức lao động của bản thân người lao động và gia đình Với yêu cầu này,vẫn đề quan trọng nhất là, mặc dù tiền lương phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, song doanh nghiệp phải đảm bảo trả lương cho người lao

động đủ sống, tức là mức thấp nhất không được trả thấp hơn mức lương tối thiêu đủ

sống do Nhà nước quy định Đề thực hiện yêu cầu này, Nhà nước khi công bố tiền

lương tối thiểu phải xem xét đến nhu cầu mức sống tối thiêu của người lao động phùhợp với trình độ phát triển của nền kinh tế để quy định mức lương tối thiểu đủ sốnglàm căn cứ cho việc thỏa thuận, thương lượng giữa các bên trong doanh nghiệp vềtiền lương

- Phải đảm bảo nguyên tắc công băng trong phân phối tiền lương trong doanhnghiệp Tiền lương và thu nhập của người lao động phụ thuộc vào mức độ đóng góp

của lao động và kết quả đầu ra của sản xuất kinh doanh Song phải coi lao động là

yếu tố quyết định của sản xuất kinh doanh, và do đó phân phối tiền lương, tiền công

cho người lao động được coi là công bằng khi nó được trả tương xứng với sự đóng

góp của lao động, tức là trả đúng giá trị của lao động Theo yêu cầu này, phải xóa bỏphân phối bình quân, cào bằng

16

Trang 17

- Phân phối tiền lương trong doanh nghiệp phải đảm bảo mối quan hệ hài hòalợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, giữa ngắn hạn vàdài hạn Theo yêu cầu này phải đặt lợi ích Nhà nước lên trên, doanh nghiệp phải cónghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước (chủ yếu thông qua thuế), đồng thời cũng phải chú

ý đến mục tiêu phát triển lâu dai của doanh nghiệp Người lao động được trả lương,trả công thỏa đáng, song cũng phải trong tổng thể phát triển của doanh nghiệp vànhiều khi người lao động cũng phải chia sẻ với doanh nghiệp dé ưu tiên cho mụctiêu đầu tư phát triển để có việc làm ổn định và thu nhập cao trong tương lai Do đóyêu cầu phải xây dựng quan hệ lao động hài hòa và đồng thuận về tiền lương, giảmthiểu tranh chấp và đình công trên cơ sở hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng,thỏa thuận và tự định đoạt về tiền lương, nhất là tiền lương tối thiêu ở doanh nghiệp

và ngành.

1.2.2 Đặc điểm của khu vực nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, A.Smit cho rằng “bản tay vôhình” của thị trường điều tiết, dẫn dắt thị trường, thị trường lao động cũng chịu tác

động của “bàn tay vô hình” Theo quan điểm của ông, điều chỉnh và cân đối cung

cầu lao động trên thị trường do “bàn tay vô hình” của thị trường điều tiết, không cần

có sự can thiệp của Nhà nước và như thế luôn luôn có những lớp người bị bần cùng

hóa, bị chết, số còn lại tự nó phát triển và cân đối

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, điều tiết của Nhànước là thê hiện sự phối hợp giữa “bàn tay vô hình” của thị trường và “bàn tay hữuhình” của Nhà nước Sự phối hợp này đảm bảo nguyên tắc hạn chế được những mặt

tiêu cực và không làm ảnh hưởng tới tác động tích cực của “bản tay vô hình”, tuy

nhiên phải đảm bảo mức độ can thiệp hợp lý của nhà nước.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế pháttriển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa Với phương châm Nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường hướng dẫndoanh nghiệp, Nhà nước quản lý nền kinh tế — xã hội theo nguyên tắc kết hợp thị

17

Trang 18

trường với kế hoạch, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị

trường, bảo vệ lợi ích của người lao động và toàn thê nhân dân.

Nhà nước quản lý tiền lương trong cơ chế thị trường vừa phát huy được

những mặt tích cực của thị trường lao động về tiền lương, đồng thời khắc phục

những tổn tại nhằm thé hiện quan điểm vừa bảo vệ quyền lợi của người lao động,vừa quan tâm đến lợi ích của người sử dụng lao động, thực hiện tốt vai trò chứcnăng của Nhà nước trong việc quản lý, điều tiết kinh tế xã hội Dé giải quyết mốiquan hệ giữa Nhà nước và thị trường cần phải làm rõ vai trò của thị trường cũng nhưvai trò của nhà nước đối với tiền lương

- Vai trò của thị trường đối với tiền lương:

Tiền lương, tiền công là biểu hiện của giá cả hàng hóa sức lao động thông

qua giá trị và giá trị sử dụng của nó và do quan hệ cung cầu trên thị trường lao độngquyết định Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng

của con người cũng đòi hỏi ngày càng cao và như vậy họ phải có thu nhập cao hơn.

Muốn có thu nhập cao hơn, người lao động không ngừng học tập, rèn luyện đề nâng

cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề (nâng cao khả năng lao động) nhằm nângcao giá tri sức lao động và qua đó có thé có được việc làm 6n định với mức tiền

lương cao.

và phía người sử dụng lao động, để cạnh tranh được với đối thủ của mìnhphải tìm cách giảm chỉ phí, muốn giảm chỉ phí thì phải có năng suất lao động cao

Do vậy, họ phải lựa chọn những người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật

cao, tay nghề giỏi, muốn làm được điều đó phải có mức tiền công cao và như thế có

sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau trong lựa chọn lao động.

Thị trường lao động trở nên sôi động và người lao động muốn có việc làm,doanh nghiệp muốn có lao động, hai bên phải thỏa thuận với nhau về tiền công trên

cơ sở mặt bằng chung của thị trường, đó là điểm gặp nhau giữa đường cung vàđường cầu lao động Tiền lương phải do thị trường lao động quyết định, có trên cơ

sở đó mới thỏa mãn được nhu câu của người ban lần người mua sức lao động Nêu

18

Trang 19

có sự can thiệp trực tiép nào đó thi sẽ làm không thỏa mãn được nhu câu của cả hai

bên, làm mất đi động lực của tiền lương

Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có những khuyết tật, đó là bần cùng hóa

một bộ phận lao động yếu thế, tạo chênh lệch thu nhập; một sé nganh nghé có tiền

lương cao khiến người lao động chuyển vào ngành nghề đó, dẫn đến thiếu hụt lao

động ở những nganh nghề có mức lương thấp, tạo mất can đối cục bộ trên thị

trường; hoặc trong điều kiện cung lớn hơn cầu lao động, người sử dụng lao động ép

mức lương của người lao động quá đáng dẫn đến bóc lột đòi hỏi phải có sự can

thiệt của bàn tay hữu hình — Nhà nước.

1.2.3 Mục tiêu quản lý nhà nước về tiền lương trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa

Quản lý nhà nước về tiền lương là sự tác động có định hướng của Nhà nướcthông qua các công cụ quản lý (chính sách, chế độ, hệ thống các đòn bẩy, giảipháp ) lên hệ thống tiền lương, tiền công nhằm trật tự hoá nó và phát triển phù hợpvới những quy luật phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý tiền lương tại doanh nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc củanền kinh tế thị trường Mục tiêu của quản lý tiền lương ở doanh nghiệp là bảo đảm táisản xuất mở rộng sức lao động, kích thích tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, đềcao trách nhiệm sự quan tâm đến hiệu quả và doanh lợi Đồng thời kết hợp hài hoà lợi

ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.

Quản lý tiền lương có mối quan hệ chặt chẽ với quản lý kinh tế và xã hội.Tiền lương tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động, mặt khác tiền lương

tác động đến lợi nhuận của chủ đầu tư Tiền lương được nhìn nhận dưới góc độ khác

nhau giữa chủ đầu tư, người sử dụng lao động với người làm công ăn lương Nhưng

cả hai nhóm xã hội này đều có mối quan hệ cần thiết lẫn nhau: Chủ đầu tư, người sử

dụng lao động cần có người làm công ăn lương để tạo ra lợi nhuận, người lao độnglàm công ăn lương cần có chủ đầu tư, người sử dụng lao động dé có việc làm và thunhập Do đó quản lý nhà nước về tiền lương phải sử dụng các công cụ cần thiết dé

19

Trang 20

tác động thúc đây và đảm bảo phát triển hài hoà, ôn định các quá trình quan hệ laođộng này, đảm bảo cho sự phát triển ôn định kinh tế - xã hội một cách lành mạnh.

Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung dựa trên hai căn cứ:

Thứ nhất, là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho quyền lợi của toàn dân,

Nhà nước có quyền bắt buộc các thành viên trong xã hội phải thực hiện các quyền

và nghĩa vụ theo Hiến pháp và hệ thống pháp luật quy định

Thứ hai, dé thực hiện quyền lực và các mục tiêu kinh tế - xã hội, Nhà nướcban hành hệ thống pháp luật, thiết lập tổ chức bộ máy và dựa vào đó điều chỉnh cácchính sách kinh tế cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội

Nhà nước cũng là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất lớn nhất của xã hội, Nhà

nước vừa có quyền lực chính tri, vừa có quyền lực kinh tế Trong quản lý kinh tế và

xã hội Nhà nước luôn hướng tới các mục tiêu làm cho tiền lương, thu nhập, mứcsong của người lao động và người dân không ngừng được nâng cao dé đạt các mụctiêu xã hội phon vinh, thúc đây hội nhập quốc tế

Chính vì vậy, quản lý tiền lương là bộ phận cực kỳ quan trọng của quản lýkinh tế và xã hội Nhà nước quản lý thống nhất về tiền lương Đối với người laođộng là công nhân viên chức, Nhà nước trực tiếp quản lý tiền lương (theo các chỉ

tiêu cụ thế về đối tượng hưởng lương, bậc lương và tiền lương tối thiếu) Nhà nước

cũng thực hiện một cơ chế kiếm soát trong thực hiện chính sách và chế độ tiềnlương, trên cơ sở luật pháp về tiền lương, các hợp đồng lao động và thuế thu nhập

1.2.4 Vai trò quản lý nhà nước về tiền lương trong nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, mọi quá trình và hiện tượng kinh tế — xã hội đều do sựphối hợp giữa bàn tay vô hình của thị trường và sự điều tiết của chế định Nhà nước.Hai yếu tố này tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau đảm bảo nguyên tắc hạn chế

được những mặt tiêu cực và không làm ảnh hưởng tới tác động tích cực của “ban tay

vô hình”, tuy nhiên phải đảm bảo mức độ can thiệp hợp lý của nhà nước.

20

Trang 21

Đối với nước ta, đang trong quá trình chuyền đổi từ nền kinh tế vận hành theo

cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nên kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước đối với tiền lương, trong kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa đảm bảo:

e© Người lao động phải được giải phóng va phát huy triệt dé, làm chủ sức laođộng của mình, được tự do tìm kiếm việc làm theo năng lực, nguyện vọng của mình

ở bất kỳ nơi nào; người sử dụng lao động ở các loại hình doanh nghiệp khác nhauđược tự do thuê lao động theo sỐ lượng, chất lượng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh

theo pháp luật.

e Hệ thống pháp luật phải đầy đủ và đồng bộ tạo hành lang pháp lý cho thịtrường lao động hình thành, vận hành và phát trién

e Có môi trường kinh tế thuận lợi cho nền sản xuất lớn phát triển dựa trên cơ

sở đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế và đa hình thức sản xuất kinh doanh;đồng thời tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường trong nước và hội nhập quốc tế,

hoạt động theo các quy luật khách quan của thị trường, năng động, cạnh tranh lành

mạnh trên cơ sở pháp luật.

e Có môi trường đầu tư lành mạnh cho phát triển các loại hình doanh nghiệp

để tăng cầu sử dụng, thuê mướn lao động làm công hưởng lương (tăng bộ phận laođộng tham gia thị trường lao động); đảm bảo đối xử công bằng giữa các loại hìnhdoanh nghiệp; bảo vệ lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động; bảo

đảm sự tự do di chuyên lao động, xoá bỏ các hàng rào hành chính, chia cắt thị

trường lao động.

e Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp sử dụng lao động thực hiện tuyển dụng lao

động theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc

Tóm lại, vai trò của nhà nước đối với thị trường lao động nói chung, tiềnlương, tiền công nói riêng phải đảm bảo cả hai mặt: một là đảm bảo cho thị trườnglao động hoạt động khách quan, theo đúng nguyên tắc của thị trường; tiền lương,tiền công phải do thị trường quyết định; hai là phải đảm bảo cho thị trường phát triển

21

Trang 22

theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; tiền lương, tiền công phải thực sự đượcphân phối công bằng.

Ngoài các nội dung nêu trên, vai trò của nhà nước Việt Nam còn phải có vai

trò “bà đỡ” trong việc tô chức và hỗ trợ phát triển thị trường lao động theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, cụ thê là:

- Vai trò tổ chức, gồm: Tô chức tuyên truyền, nâng cao ý thức về pháp luật laođộng, về chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường cho cả người lao động và

người sử dụng lao động dé các bên thực hiện đúng luật pháp; Tổ chức các hoạt động

dịch vụ công trong kinh tế thị trường, nhất là dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm,

dự báo, thông tin thị trường lao động ; Thiết lập hệ thống tô chức các bên trongquan hệ lao động (tổ chức đại điện người lao động, người sử dụng lao động: ủy ban

quan hệ lao động các cấp; hòa giải, tòa án ) dé thực hiện cơ chế thỏa thuận, đặc

biệt thỏa thuận về tiền lương, tiền công; Tổ chức hệ thống và các chương trình giám

sát, phân tích thị trường lao động, tiền lương tối thiểu ở phạm vi quốc gia, ngành vađịa phương; Tổ chức hệ thống an sinh xã hội đa tầng và linh hoạt để giảm thiểu vàkhắc phục rủi ro cho người lao động trong kinh tế thị trường dẫn đến giảm hoặc matnguồn thu nhập, nhất là hỗ trợ thu nhập cho người thất nghiệp, tạo điều kiện cho họsớm trở lại thị trường lao động; Phat triển các thiết chế t6 chức trong xã hôi dân sự

dé thúc đây phát triển thị trường lao động (hội các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

- nghệ nghiệp, tô chức phi chính phủ )

- Vai trò hỗ trợ, bà đỡ, gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sắpxếp lại, chuyên đổi sở hữu, cổ phần hóa trong việc giải quyết lao động đôi dư dédoanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động và tham gia đầy đủ vào thị

trường lao động bình đăng với các loại hình doanh nghiệp khác; Hỗ trợ giải quyết

các van dé mat việc làm, thất nghiệp khi doanh nghiệp phá sản sa thải lao động hàngloạt; Hỗ trợ nhóm lao động đặc thù yếu thế còn khả năng lao động tham gia thịtrường lao động để có việc làm và thu nhập thông qua các chính sách và chươngtrình mục tiêu (việc làm, xóa đói giảm nghèo, day nghé )

22

Trang 23

1.2.5 Nội dung quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà

nước

1.2.5.1 Yêu cầu

Dé có nội dung quản lý nhà nước về tiền lương thể hiện đúng vai trò và phát

huy đầy đủ tác dụng của mình thì phải thực hiện các yêu cầu sau:

- — Phải thể hiện đúng, đầy đủ đường lối, chủ trương, các chính sách và phápluật của Đảng và Nhà nước về kinh tế và quản lý kinh tế nói chung, về lao động tiền

lương nói riêng.

- _ Phải phù hợp với hình thức tô chức kinh tế và tổ chức sản xuất từng thời kỳ

- Bao vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, quyền và lợi ích hợp

pháp của người sử dụng lao động khi họ tham gia thị trường lao động, tạo điều kiệncho thị trường lao động vận động và phát triển lành mạnh, đúng hướng Trong đó,

người sử dụng lao động được bảo đảm quyền tự sử dụng lao động và trả lương, gắntiền lương với năng suất, chất lượng lao động của từng người lao động và hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.5.2 Nội dung quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà

nước

a) Chính sách về tiền lương tối thiếu, trong đó có quy định mức lương tối thiểu

chung, mức lương tối thiểu theo ngành và theo vùng, những điều kiện, tiêu chuẩn ápdụng cùng những điều kiện, căn cứ và nguyên tắc điều chỉnh chúng

Mức lương tôi thiêu chung phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- - Mức lương tối thiểu chung do Nhà nước công bố là mức lương "sàn", thấp

nhất của xã hội để trả cho người lao động tham gia quan hệ lao động, làm công việcgiản đơn nhất trong điều kiện bình thường, nhưng phải đủ để tái sản xuất sức laođộng giản đơn và một phần mở rộng (nâng cao trình độ, nuôi con), người sử dụng laođộng thuộc mọi thành phần kinh tế không được trả lương thấp hơn mức lương này

23

Trang 24

- Mire lương tối thiểu chung là lưới an toàn cho tất cả những người làm công

ăn lương ở tất cả các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường, bảo đảm ngăn chặn

sự bóc lột sức lao động, bảo vệ sức mua của người lao động, bảo đảm quan hệ cánh

kéo thu nhập công nông.

- Gop phần khuyến khích, thu hút đầu tư, thúc đây tạo nhiều việc làm, tiến tới

việc làm đầy đủ, giảm thất nghiệp trong nền kinh tế

- _ Là công cụ quan lý vĩ mô về tiền lương, tiền công của Nhà nước, là căn cứpháp ly dé các bên trong quan hệ lao động thoả thuận ký kết các mức lượng cao hơnphủ hợp với công việc phải làm theo hợp đồng lao động

b) Thang lương, bang lương

Về thực chất, thang lương, bảng lương là thang giá sức lao động gắn với

chức danh công việc trong trị trường lao động Vi vậy, việc có thang, bảng lương là

rat cần thiết Tuy nhiên, van đề ở đây chi là cau trúc như thé nào và do ai quyết định

cho phù hợp mà thôi.

Chức năng của tiền lương: đối với người lao động là thu nhập, có vai trò thu

hút, tạo động lực trong lao động; đối với người sử dụng lao động là khuyến khích

đầu tư, kích cầu về sử dụng lao động, tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và thúc

đây nền kinh tế phát triển Các chức năng nay chỉ có thé biến thành hiện thực nếu

bản thân các mức lương được xác định phù hợp với công việc, nghĩa là được xác

định nhờ thang lương, bảng lương phù hợp với công việc hoặc nghề Đồng thờikhoảng cách giữa mức lương thấp nhất với mức lương cao nhất cũng như giữa các

mức lương trong các thang lương, bảng lương phải hợp lý, không nên quá xa,

nhưng cũng không nên quá gần, dẫn đến cào bằng, bình quân

c) Các nguyên tắc, tiêu chuẩn để thực hiện phân phối tiền lương:

Đây là tiêu chuẩn bắt buộc doanh nghiệp phải xây dựng dé thực hiện việc trảcông lao động cho phù hợp với từng loại lao động và kết quả lao động của họ như:

định mức lao động; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ;

24

Trang 25

quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng Nhà nước quy định các nguyên tắc, cácphương pháp dé doanh nghiệp xây dung và triển khai thực hiện.

Ngoài ra tiền lương phải căn cứ trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động vàngười sử dụng lao động, theo nguyên tắc làm việc gì hưởng lương theo việc đó

Mức lương này được dùng làm cơ sở dé tính lương làm thêm giờ, làm đêm, ngày

nghỉ, tạm ngừng việc, thôi việc, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế Ngoai mức

lương này còn phải có phan trả lương bổ sung và tiền thưởng gắn với năng suất,

chất lượng lao động mỗi người và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Những nộidung này đều phải được ghi trong hợp đồng lao động và quy chế trả lương củadoanh nghiệp Trong quy chế trả lương còn phải quy định rõ hình thức trả lương(theo giờ, ngày, tuần, tháng, lương sản phẩm hoặc lương khoán), thời gian trả lương

(trả hàng tuần, hai tuần hoặc hàng tháng) Những quy định này hoàn toàn do người

sử dụng lao động quyết định sau khi có sự thoả thuận với người lao động hoặc công

đoàn và phải 6n định trong khoảng thời gian nhất định

d) TỔ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức về chính sách tiền lương trong

kinh tế thị trường cho cả người lao động và người sử dụng lao động để các bên

thực hiện ding luật pháp

e) Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế định về tiền

lương đối với các doanh nghiệp nhà nước

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan lý nhà nước về tiền lương

Tiền lương là một van dé khá phức tạp đối với tất cả các doanh nghiệp, nó chiphối nhiều mức hoạt động của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, nhưng

mặt khác lại chiu tác động của nhiêu yêu tô:

- Bộ luật lao động: Luật này quy định về mức lương tối thiểu, cách trả lương,bảng lương, thang lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội cho người lao động Mỗi một quốcgia có bộ luật lao động riêng dé bảo vệ quyền lợi cho người lao động và người sử

dụng lao động Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân phải nghiên

cứu kỹ và dựa vào bộ luật lao động dé tao cơ sở cho mọi hình thức sử dụng và trảcông cho người lao động sao cho hợp lý và phù hợp nhất đối với doanh nghiệp mình

25

Trang 26

- Thị trường lao động: Thị trường này có vai trò điều phối lao động cho cácngành nghề, tuy nhiên nó lại phụ thuộc rất lớn vào tiền lương Nếu ngành này trảlương quá thấp thì lao động của ngành đó dồn sang các ngành khác có mức lươngcao hơn và ngược lại Vì vậy tuỳ thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường laođộng mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức lương cho phù hợp nhằm đảm bảo lợi

ích cho người lao động và nguồn lao động trong doanh nghiệp, tránh tình trạngthiếu lao động dẫn đến sản xuấtngưng trệ

- Mức giá cả sinh hoạt: Do tiền lương nhăm tái sản xuất sức lao động, tiền lương

được người lao động sử dụng để mua của cải vật chất phục vụ cho đời sống của họ nên

tiền lương phải phủ hợp với giá cả sinh hoạt Do đó các doanh nghiệp phải có chính sáchtrả lương hợp lý nhằm dam bảo đời sống cho người lao động

- Các ngành nghề khác nhau sẽ được trả lương khác nhau, ngay cả trongcùng một ngành nghề nhưng nếu cơ sở sản xuất ở những nơi khác nhau về điều kiệnsông thì tiền lương cũng khác nhau.Ly do chung là do giá cả sinh hoạt ở các nơi đó là

khác nhau, các doanh nghiệp nên lưu ý đến yếu tổ này dé chi trả lương cho hợp lý

- Trình độ người lao động cũng ảnh hưởng đến tiền lương mà họ nhận được

Những người lao động có thâm niên và trình độ cao sẽ nhận được lương cao hơn

những người lao động có trình độ và tay nghề thấp hơn

- Tiền lương còn chịu ảnh hưởng của tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, các chính sách về nhân sự của công ty

Tóm lại, Nhà nước muốn thực hiện tốt công tác quản lý tiền lương phảinghiên cứu kỹ các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương Đặc biệt là bộ luật lao động

bởi vì đây là bộ luật quy định đầy đủ và rất chặt chẽ nhất chế độ tiền lương và sửdụng lao động trong doanh nghiệp.

26

Trang 27

1.2.7 Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước về tiền lương trong các

loại hình doanh nghiệp

1.2.7.1 Kinh nghiệm của Trung quốc

Dé đạt được các mục tiêu cải cách tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

giai đoạn chuyền sang nền kinh tế thị trường, từng bước thực hiện bình đăng với các

doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, Trung Quốc luôn tôn trọng triệt dé nguyên tắcphân phối theo công việc Phân phối theo công việc được coi là nguyên tắc xã hội chủnghĩa quan trọng nhất hướng dẫn phân phối tiền lương và là một tiêu chuẩn khoa họccho việc phân phối công bằng Tình hình nảy tạo ra sự cùng tồn tại của các phươngpháp phân phối tiền lương khác nhau dựa trên phân phối theo công việc Tất cả cácyếu tô tham gia vào quá trình sản xuất cần phải được tham gia vào phân phối Tuynhiên, loại trừ một số ít trường hợp, phân phối theo công việc vẫn tiếp tục là nguồnthu nhập chính đối với hầu hết công nhân làm việc trong khu vực sở hữu công cộng

Trong điều kiện của sở hữu công cộng, người công nhân tham gia vào phân phối tiềnlương thông qua lao động của họ trong công việc Hao phí lao động càng nhiều thìthu nhập cảng cao và ngược lại.

Theo nguyên tắc phân phối theo công việc thì thu nhập của người công nhânphụ thuộc vào kết quả công việc của họ Các giới hạn có thé được xây dựng dựa theo

mức độ năng suất lao động xã hội, quy mô phúc lợi xã hội, chất lượng của lao động

trung bình và năng lực được tạo ra của con người Sự phân hoá thu nhập do sự khác

biệt về kết quả công việc có thể được mở rộng hoặc thu hẹp Nếu mở rộng sự khácnhau quá giới hạn thì sẽ dẫn đến phân hoá lớn trong xã hội Ngược lại, nếu thu hẹp sựkhác nhau chỉ có thé dẫn đến chủ nghĩa bình quân Cả chủ nghĩa bình quân và sựphân hoá thu nhập lớn đều đi ngược lại nguyên tắc phân phối theo công việc, gây raphân phối bất bình đăng, kiềm chế sáng tạo công việc của con người và ảnh hưởngđến sự 6n định xã hội Phân phối theo công việc được xác định theo hiệu quả củacông nhân và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Chỉ với sự tuân thủ chính xácnguyên tắc phân phối theo công việc thì nhiệt tình của công nhân mới tăng lên, năng

27

Trang 28

suất lao động và hiệu quả cũng được tăng lên theo và quản lý doanh nghiệp mới được

cải thiện.

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quy định hệ thốngphân phối tiền lương theo năm, trong đó chia thu nhập hằng năm của các nhà quản lý

thành thu nhập cơ bản và thu nhập theo hiệu quả Thu nhập cơ bản được xác định

theo các mức lương của nhà quản lý ở địa phương và các doanh nghiệp, trong khi đó

thu nhập theo hiệu quả được xác định trên cơ sở các mục tiêu kinh tế mà doanhnghiệp dự định thực hiện được, ké cả thuế, lợi nhuận, các mục tiêu tăng giá trị tài sảncủa nhà nước, các rủi ro và khó khăn trong sản xuất và hoạt động Nếu vì do lỗi củaquản lý mà không thực hiện được các nhiệm vụ thì họ chỉ có thé nhận được phần tiền

lương cơ bản mà thôi.

1.2.7.2 Kinh nghiệm của Singapore

a) Đặc điểm chung của hệ thống trả công lao động của Singapore

Nhằm giúp đỡ các công ty có hệ thống tiền lương mềm dẻo đề điều chỉnh kịpthời với các biến động về kinh tế và lợi nhuận, vào năm 1998, Hội đồng tiền lương

quốc gia đã khuyến nghị các công ty áp dụng hệ thống tiền lương linh hoạt theo tháng

Các mục tiêu cụ thé của hệ thống tiền lương linh hoạt theo tháng, gồm: Kích

thích người lao động không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và cá

nhân; Nâng cao tính linh hoạt trong hệ thống trả lương, gắn tiền lương một cách linhhoạt hơn với kết quả của người lao động và công ty; Giúp đỡ các công ty cắt giảm chỉphí, nâng cao khả năng cạnh tranh; duy trì việc làm cho người lao động và giảm tối

đa mức thất nghiệp

Với việc áp dụng hệ thống tiền lương tháng linh hoạt, các mức tăng tiền lương

trong tháng sẽ dưới hình thức phan tiền lương mềm và như vậy công ty có khả năng

điều chỉnh phần tiền lương này theo kết quả cụ thé trong tháng và duy trì chỗ làmviệc cho người lao động trong điều kiện kinh tế biến động và suy thoái

Các nguyên tắc xác định tiền lương, gồm: Trên phạm vi vĩ mô, tổng mức tiền

lương cân phản ánh hiệu quả của nên kinh tê nói chung; Mức tăng tiên lương cân

28

Trang 29

phản ánh giá trị của công việc; Mức tăng tiền lương cần phản ánh hiệu quả của cánhân và doanh nghiệp; Mức tăng tiền lương cần linh hoạt, tách ra khỏi tiền lương cơbản; Việc điều chỉnh tiền lương theo tháng cần bảo đảm nguyên tắc ôn định thu nhậpcủa người lao động; Đối với những người có thu nhập thấp, việc điều chỉnh tiềnlương tháng cần dựa trên số tiền tuyệt đối (không nên tính bằng % so với mức tiền

lương cơ bản) để bảo đảm thu nhập tối thiêu cho họ

Cơ cấu tiền lương, gồm: Tiền lương cơ bản; Tiền lương theo thâm niên (chiếm

tỷ lệ nhỏ); Tiền lương tăng giá của thị trường (lao động và hàng hoá); Tháng lươngthứ 13; Tiền lương mềm theo năm (chiếm khoảng 20%) gắn với kết quả hoạt động vàlợi nhuận của công ty và 10% mềm theo tháng dé điều chỉnh chi phí tiền lương theobiến động của sản xuất kinh doanh trong tháng; Tiền bảo hiểm hưu trí (người lao

o Trả lương theo vị trí - Pay for position

Trả lương theo vị trí thực hiện thông qua việc xây dựng hệ thống chức danh

công việc hợp lý và so sánh mức tiền lương công ty với mức tiền công trên thị trườngthông qua việc thu thập các thông tin định kỳ về tiền lương trong các ngành, nghề

tương tự.

Thông thường việc trả lương theo công việc được căn cứ vào khả năng trả

lương của công ty cũng như các mức lương hiện hành trên thị trường Hệ thống tiềnlương theo công việc được xây dựng trên cơ sở đánh giá công việc sau đó sẽ điều

chỉnh với các mức lương cho các công việc tương ứng trên thị trường.

29

Trang 30

o Trả lương theo ca nhân - pay for personXác định các yêu cầu về trình độ và khả năng của người lao động đối với từng

vị trí công việc từ đó trả lương cho người lao động tương ứng với khả năng đảm

nhiệm của họ đối với từng vị trí cụ thê Đồng thời xác định và áp dụng các mức lươngcao đối với các kỹ năng và tay nghề có nhu cầu cao trong thị trường

Theo nguyên tắc này, mỗi người lao động có thé nhận các mức lương thấp hơnmức dự kiến nếu như họ có trình độ tay nghề thấp hoặc chưa có điều kiện để đáp ứngcác yêu cầu của vị trí tương ứng (bao gồm trình độ đào tạo, kinh nghiệm và kiếnthức) Trái lại, đối với những người có trình độ tay nghé, kỹ năng và kiến thức mà thị

trường đòi hỏi nhiều, họ có thê được trả lương cao hơn mức dự kiến dé bảo đảm khả

năng cạnh tranh.

o Trả lương cho kết quả hoàn thành công việc - pay for performance

Trường hợp kết quả công ty tốt, hoặc khi mỗi cá nhân hoàn thành vượt mức

công việc được giao, có thé áp dụng các hình thức thưởng theo năm cũng như thưởngtheo tháng dé khuyến khích kịp thời người lao động

1.2.7.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Kinh nghiệm quản lý tiền lương, trả lương trong các doanh nghiệp của các

quốc gia nêu trên, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc có ý nghĩa trong việcnghiên cứu, vận dụng vào cải cách tiền lương ở nước ta nhằm có hệ thống trả cônglao động hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, thê hiện:

o Về chính sách tiền lương vĩ mô:

- Cần hướng tới hiệu quả và phân phối công bằng Điều đó có nghĩa là cầnphải thiết lập hệ thống chính sách phân phối tiền lương có sự điều chỉnh của thịtrường, tự quyết định của doanh nghiệp và kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước

- Chính sách tiền lương cần phản ánh kịp thời các yêu cầu của phát triểnnguôn nhân lực Mục tiêu của chính sách tiền lương nhằm định hướng các giá trị laođộng và thúc đây các mối quan hệ lao động

30

Trang 31

o Nguyên tắc và nội dung chính sách:

- Cần tôn trọng sự tồn tại đồng thời của nhiều hình thức phân phối trong thời

kỳ xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Trong đó cầntôn trọng triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động( công việc), nhằm chống chủnghĩa bình quân và sự phân hoá thu nhập quá lớn, bất hợp lý gây ra sự không bình

dang, anh hưởng đến 6n định xã hội

- Tiền lương cần phản ánh sự biến động của nên kinh tế, thiết lập một hệ thốngchính sách tiền lương gắn với năng suất và linh hoạt, trả lương theo kết quả lao động

và hiệu quả sản xuất kinh doanh như là một nguyên tắc bắt buộc trong tổ chức tiềnlương, nâng cao tính linh hoạt của hệ thống tiền lương nhằm bảo đảm cho các chínhsách tiền lương có hiệu quả Tuy nhiên cần tăng với tốc độ thấp hơn, trong đó năng

suất lao động trên cơ sở giá trị gia tăng

- Tiền lương cần phải được hiểu như là tổng hop chi phí cho lao động, baogồm tiền lương cơ bản, các khoản trả ngoài lương, kế cả lương cho hưu trí sau này

Dé nâng cao tính linh hoạt và cạnh tranh của tiền lương, cần giảm thiểu phan trangoài tiền lương

- Dé bảo đảm tiền lương gắn với kết quả hoạt động của doanh nghiệp và cá

nhân, cần quan niệm tiền lương thuộc phạm trù quan hệ lao động, tăng cường vai trò

thoả ước lao động tập thể trong việc hoạch định chính sách tiền lương vi mô

- Cần tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về tiền lương trong kinh tế thị

trường, tuy nhiên Vai trò can thiệp của Chính phủ chỉ nên dừng ở hoạch định các

khung chính sách vĩ mô Sự can thiệp trực tiếp chỉ cần thiết trong trường hợp hai bên

(giới chủ và thợ) không thoả thuận được.

31

Trang 32

CHUONG 2- PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC TE NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Bao gồm tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, bằng việc tận dụngmột cách có hệ thống mạng lưới Internet, tham khảo thông tin từ các trang mạng xãhội, trang mạng chính thống: báo chí; tạp chí các bải viết trao đôi nghiên cứu, các

đề tài đã nghiên cứu liên quan, các văn bản, chính sách pháp luật về tiền lương, các

số liệu thống kê

Căn cứ vào những thông tin đó có thể tông hợp, phân tích, so sánh cũng như

chọn lọc những thông tin phù hợp, đảm bảo nắm được luéng thông tin đa chiều,tổng quát Đây chính là nguồn thông tin để làm căn cứ lý luận và thực tiễn tạo cơ sởxây dựng các phương án đổi mới quản lý tiền lương phù hợp với thời kỳ đối mới

2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng bộ số liệu điều tra tiền lương hàng năm của Bộ Lao động —Thương binh và Xã hội; Bộ số liệu điều tra hàng năm tình hình sản xuất, kinhdoanh của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp từ năm 2010-2013 của Tổng CụcThống kê nhằm đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tiền lương, tiền lưởngtrong loại hình doanh nghiệp này; Sử dụng các tài liệu về tiền lương, báo cáo tiềnlương, thu nhập hàng năm dé đề xuất các nội dung đổi mới các nội dung quan lý

nhà nước về tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước để phù hợp với kinh tế thị

trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Sử dụng số liệu thông qua việc tiếp cận trao đổi với cá nhân là các chuyêngia, lãnh đạo của các cơ quan Chính phủ, đơn vi trực tiếp triển khai, thực hiện côngtác quản lý nhà nước về tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Cácchuyên gia về lĩnh vực Lao động và tiền lương

Qua việc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp, học viên đã tìm hiểu sâu hơn và cũngđược làm rõ các vân đê quản lý tiên lương trong các loại hình doanh nghiệp nói

32

Trang 33

chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng: về các nguyên tắc, vai trò, cơ chế, các

nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về tiền lương trong nền kinh tế thị trường

Đặc biệt qua hình thức trao đối, các thông tin thu thập được cũng giúp học viên cóthêm những thông tin về tình hình thực hiện công tác quản lý ở các doanh nghiệp,công tác quản lý của nhà nước về tiền lương, những thành tựa, những hạn chế cũng

như những nguyên nhân Thông qua đó, các chuyên gia cũng giúp định hướng một

số các giải pháp về tiền lương trong những năm tiếp theo

Ngoài ra, luận văn sử dụng số liệu thông qua báo cáo thu thập thu thập kếtquả của các mẫu phiếu điều tra về tình hình lao động và tiền lương hàng năm do Vụ

Lao động tiền lương của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội thực hiện từ năm2010-2012 cho hai đối tượng, gồm: Người sử dụng lao động hoặc đại diện người sửdụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, dé điều tra “Thực trang sử dụnglao động, tiền lương trong các doanh nghiệp” và người lao động có thời gian làmviệc từ 1 năm trở lên trong doanh nghiệp nhà nước, lựa chon 36 lượng người lao

động được phỏng vấn của từng doanh nghiệp theo cơ cấu: viên chức quản lý doanhnghiệp (đại diện sử dụng lao động); viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và công nhân

viên trực tiếp sản xuất và kinh doanh Nội dung thông tin mà học viên đã thu thập

được thông qua các kết quả của mẫu điều tra

a Các thông tin từ phiếu điều tra doanh nghiệp:

- - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp

- - SỐ lượng, chất lượng và cơ cấu lao động

- Hop đồng lao động, thỏa ước lao động tập thé, nội quy lao động và các quan

hệ lao động khác trong doanh nghiệp nhà nước

- Tiền lương, thu nhập: thấp nhất, bình quân và cao nhất trong doanh nghiệp

- Tinh hình xây dựng và đăng ký hệ thống thang, bảng lương; quy chế trả

lương của doanh nghiệp;

- —Ý kiến của doanh nghiệp

33

Trang 34

b Cac thông tin từ phiếu điều tra người lao động:

- Họ và tên, giới tính, tuổi

- _ Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Tinh hình về việc làm, dao tạo, thời gian làm việc, nghỉ ngơi

- Nghé, công việc, chức danh công việc đảm nhận

- Tién lương, tiền thưởng, các chế độ phụ cấp và thu nhập

- Tinh hình tham gia bảo hiểm xã hội

- Ý kiến của người lao động

Căn cứ vào các câu trả lời học viên được tông hợp và phân loại và xử lý thông

tin theo các phương pháp phân tích tong hợp

Sở dĩ, học viên chọn phương pháp nghiên cứu các nội dung thông tin củabáo cáo hằng năm dé thu thập thông tin vì việc thực hiện quản ly nhà nước về tiềnlương có liên quan đến các đối tượng này Thông qua các kết quả thu thập phần nào

cũng giúp việc phân tích được sâu và toàn điện hơn Kết quả của điều tra được tổnghợp thành bộ dữ liệu và xử lý phản ánh một phan thực trạng việc quản ly nhà nước

về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước Đồng thời, kết quả được sử dụng phối

hợp với số liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn tài liệu khác nhau dé làm sốngđộng hơn bức tranh về thực hiện quản lý nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp

Việt Nam và việc triển khai thực hiện chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà

nước Phương pháp này nhằm thu thập thông tin, đánh giá rõ thực trạng chính sách,

nội dung quản lý nhà nước về tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước, chỉ ranhững mặt được, mặt ton tại và nguyên nhân của tình hình

2.3 Phương pháp phân tích, tong hợp

Phương pháp phân tích: Thông qua tình hình sử dụng lao động và trả lương

của doanh nghiệp nhà nước, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình trả

lương theo quy định về lương tối thiểu, thu nhập, tình hình thực hiện trả lương, xây

34

Trang 35

dựng theo thang lương, bảng lương dé phân tích tìm hiểu về, tình hình trả lương và

hiệu quả trả lương theo quy định của pháp luật.

Phương pháp tong hợp: Các thông tin, đữ liệu sau khi thu thập và phân tích sẽđược tổng hop lại theo từng nội dung, từng chỉ tiêu dé có nhận thức day đủ, tìm rađược bản chất, đưa ra các đánh giá nhận xét chung, từ đó đưa ra một sỐ khuyến nghịgiải pháp cụ thê

35

Ngày đăng: 29/10/2024, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN