Tại Hà Tĩnh, Chính phủ đã quy hoạch và quyết định xây dựng Khu kinhtế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào năm 2007 với mục tiêu tăng cường hơn nữaquan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
LÊ THỊ MINH CHÂU
LUAN VAN THAC SY QUAN LY KINH TE
CHUONG TRINH DINH HUONG THUC HANH
Hà Nội — 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
LÊ THỊ MINH CHAU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản Luận văn “Quan lý nhà nước của Hai quan Hà
Tinh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cau Treo” là công trình nghiên cứu
độc lập, do chính tôi hoàn thành Các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử
dụng trong Luận văn này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong danh
mục các tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!
Hà Nội ngày tháng năm 2014
Học viên
Lê Thị Minh Châu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn quí Thầy, Cô đã giảng dạy tôi trong ba năm học(2011-2013) tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (cơ sở
đào tạo tại Trường Đại học Hà Tĩnh).
Đặc biệt cảm ơn PGS.TS Phạm Quốc Trung - Học viện Chính trị Quốcgia Hồ Chí Minh đã hết sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùngtôi trong suốt quá trình hoàn thiện Luận văn này.
Cảm ơn những đồng nghiệp của tôi cũng như các Chuyên gia trong vàngoài ngành Hải quan đã hỗ trợ, tư vấn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho Luận văn của tôi hoàn thiện thêm về mặt nội dung và hình thức, đạt kết quảnhư mong muốn
Xin trân trọng cam on!
Lé Thi Minh Chau
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BANG - 5c 212v 12121211122 2111111 1e ce2 iDANH MỤC CÁC HINH VẼ + 2222222222253 EErerrei iiPHAN MỞ DAU ooeecccccccscsssssssesssssesessscscesscsasacasssssssseseseusiceecseseassessssseseess 3Chuong 1 QUAN LY NHA NUGC CUA HAI QUAN DOI VOI KHUKINH TE CỬA KHẨU - CƠ SỞ LY LUẬN VA THUC TIEN 91.1 Khái quát về khu kinh tế cửa khẫu + 2+2 +2£zx+x+zz£zxsez 91.1.1 Khái niệm Khu kinh tế cửa khẩu - 55252 +s+s+z+z£+xs+2 91.1.2 Đặc điểm khu kinh tế cửa khẩu . 2 2 25c cc+cvezxzxzxes 10 1.2 Quản lý nhà nước của Hải quan đối với khu kinh tế cửa khẩu 12 1.2.1 Một số khái niệm ¿-¿ ¿5:2 St S33 E223 21212121 112122211 cxe 12 1.2.2 Nội dung Quản lý nhà nước của Hải quan đối với Khu kinh tế cửa khẩu HH HH He 14 1.2.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến quan lý nha nước của hai quan đối với khu kinh tế cửa khẩu -¿-:- 2+2 19 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước của Hải quan đối với khu kinh tế cửa khẩu ở một số địa phương +2 2 +E+s S2 E32 E2EEE2EEEEEEEEEErrrrrrree 23 1.3.1 Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng qua Khu kinh tế cửa khẩu của
Hải quan Tây Ninh c1 11 2 2211111111111 1n key 23
1.3.2 Quản lý phương tiện vận tải bằng phần mềm tin học của Hải quan
Quảng TTỊ eee eeeeeee HS HH HH TT TT TT TT TT cờ 24 1.3.3 Bài học cho Hải quan Hà Tinh << 5 1 1xx 25
Chương 2 THUC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC CUA HAI QUAN
HA TĨNH TAI KHU KINH TE CUA KHẨU CÂU TREO 27 2.1 Khái quát về Hải quan Hà Tĩnh va quản ly nhà nước tại Khu kinh tế lta KhAu 0e 0i ăC nda 27
Trang 62.1.1 Khái quát về Hải quan Hà Tĩnh - ¿+ 2 +2 +s+z£+xzz£zxzscs2 272.1.2 Khái quát về khu kinh tế cửa khâu Cầu Treo - 5-5: 31
2.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước của Hải quan Hà
Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo . -cc+cccvscsrrrrrrei 402.2.1 Quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khâu quốc tế Cầu Treo 40
2.2.2 Cơ sở pháp Ìý ng ng nà 42
2.2.3 Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động Khu kinh tế cửa khẩu Cau Treo của Hải quan Hà Tĩnh . - 2+2 £+s+s+z£zx+x+sz 43
2.3 Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước của Hải quan Hà
Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo . +: ++scxcx+e se se s2 55 2.3.1 Quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cau Treo 55
2.3.2 Co SO phap LY 6 +£1Íl 57
2.3.3 Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động Khu kinh tế cửakhẩu Cầu Treo của Hải quan Hà Tĩnh . - + + +2 c+E+£zE+£zeserd 57Chương 3 QUAN ĐIÊM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰCQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA HẢI QUAN HÀ TĨNH TẠI KHU KINH I)909/.0.9:7.1009.1006).129 115 65 3.1 Quan điểm và mục tiêu quản lý nhà nước: -s=s=+ 65 3.1.1 Quan điểm phát triển Khu kinh tế cửa khẩu: - 65
3.1.2 Mục tiêu quan lý nhà nue? ou eeeeeccccccceeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeaaaeaeeees 66 3.2 Giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của Hải quan Hà
Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo . c+ccccccsrrrrrrei 673.2.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách: :- :+xccx+ctzrerversrrrrrres 67
Trang 73.2.6 Tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp - 743.2.7 Tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại 75
3.2.8 Nâng cao hiệu quả công tác thanh khoản -«««« «<< << <s 76
3.2.9 Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị Hải quan quản lý Khu kinh tế cửa khâu ¿ ¿ ¿+ St 132121212521 21 1111112111111 111111 re 773.2.10 Hiện đại hóa cơ sở vật chất . :-ccctcrsrirrerrerrrrrrrrres 773.2.11 Điều kiện thực hiện giải phap oi cece eeeceseseseeeeseseeeeees 79KET LUAN ccccccccccccescesceccecesceseeseescuscsecseesescscaseseessescatrsaseasessereneaees 82 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ceccscsceseseseesesesesessecsesteeeeeees 84
Trang 8DANH MỤC CÁC BANG
STT Bảng Nội dung Trang
Số liệu thống kê chất lượng cán bộ công chức Cục
1 Bang 2.1 28
Hai quan tinh Ha Tinh
Tình hình dân số và lao động trên địa bàn Khu kinh
2 | Bang2.2 |, Mw : 41
tê cửa khâu Cau Treo từ năm 2005 đên nay
Kim ngạch XNK qua Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế
khâu Câu Treo từ 2008 đên 2012
Số liệu phương tiện vận tải làm thủ tục xuất, nhập
6 Bảng 2.6 ¬ 52
cảnh qua cửa khâu Câu Treo năm 2008-2012
Kết quả hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương
7 Bảng 2.7 55
mại tại Khu kinh tê cửa khâu quôc tê Câu Treo
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VE
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh 29
il
Trang 10PHAN MO DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tài
Với hơn 4.510km biên giới đất liền, tiếp giáp với nhiều quốc gia, ViệtNam có gần 50 cửa khẩu thông với các nước láng giéng, trong đó có 23 cửakhẩu quốc tế đường bộ Đây là điều kiện thuận lợi dé phát triển loại hình Khukinh tế cửa khẩu nhăm mục đích mở cửa nền kinh tế theo nhiều hướng, nhiềutầng nắc khác nhau, giúp thúc đây giao thương qua các cửa khâu, tạo tiền đềphát triển kinh tế của tỉnh cũng như của quốc gia, mặt khác còn góp phần tăngcường, mở rộng và nâng cao mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với các nước láng giềng có chung đường biên giới cũng như các nướckhác trên thế giới
Trong những năm qua, nhà nước ta đã thí điểm xây dựng và phát triểncác Khu kinh tế cửa khâu - hình thành các đầu mối liên vùng của hợp tác liên
vùng hai hành lang, với việc phát triển vành đai kinh tế ở khu vực phía Bắc,
hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây ở miền Trung và Hành lang kinh tế đường xuyên Á ở miền Nam.
Cùng với việc phát triển các khu kinh tế cửa khâu theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế nhăm khai thác các tiềm năng và nguồn lực của yếu tố
vị trí địa lý kinh tế và chính trị của giải biên giới đất liền, Nhà nước đã bố trínhiều cơ quan, Ban, Ngành nhằm quản lý và định hướng phát triển các Khukinh tế cửa khẩu
Các Khu kinh tế cửa khẩu có không gian kinh tế và thương mại riêngbiệt, trong đó quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa Khu kinh tế cửa khâu
và thị trường trong nước là quan hệ xuất khẩu, nhập khâu Dé quan lý quan hệ xuất khâu, nhập khẩu này, cần bố trí cơ quan Hải quan quản lý Khu kinh tế
cửa khâu.
Trang 11Tại Hà Tĩnh, Chính phủ đã quy hoạch và quyết định xây dựng Khu kinh
tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào năm 2007 với mục tiêu tăng cường hơn nữaquan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lao va các nước láng giéng; khaithác lợi ích kinh tế qua các cơ chế hợp tác khu vực đề thúc đây phát triển kinh tế
- xã hội khu vực miền Trung, góp phần vào sự phát triển và hội nhập kinh tếquốc tế của cả nước; tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước; khai thác tối đa lợi thế sẵn có; phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ; đâymạnh xuất khâu, mở rộng thị trường; tạo việc làm, thúc đây việc đảo tạo và nângcao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng đô thị miễn núi, tạo vùng kinh tế động lực, góp phần thúc day mạnh mẽ sự chuyên dịch cơ cấu kinh tế tinh Hà Tĩnh.Liền sau đó, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã bồ trí một đơn vị Hải quan tại Khukinh tế dé thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với quan hệ trao đổi hànghóa, dịch vụ giữa Khu kinh tế và nội địa Việt Nam
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện những năm qua cho thấy, việc quản lýquan hệ xuất khâu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan còn nhiều khó khăn do chính sách quản lý nhà nước nhằm phát triển Khu kinh tế cửa khẩu còn nhiều bất cập, hiệu quả của công tác quản lý chưa cao Tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với Khu kinh tế nhằm buôn lậu, gian lậnthương mại vẫn thường xuyên xảy ra Bên cạnh đó công tác quản lý gặp nhiềukhó khăn do các quan hệ trao đôi phức tạp của cư dân trong khu kinh tế Do
đó, việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nước của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu
kinh tế cửa khâu quốc tế Cầu Treo, từ đó đánh giá tình hình quản lý, đưa ranhững giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý là một đòi hỏi cấp thiết
Với ý nghĩa trên, van đề “Quản lý nhà nước của Hải quan Hà Tinh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cau Treo” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học quản lý kinh tế.
Trang 122 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Khu kinh tế cửa khâu là mô hình mới ở Việt Nam, được Nha nước áp dụngthí điểm năm 1996, đến nay đã gần 20 năm, tuy nhiên hoạt động của các Khu kinh
tế cửa khâu và cơ chế quản lý của nhà nước vẫn chưa hoàn thiện Đã có một số đềtài nghiên cứu được công bố và một số bài viết trên các tạp chí kinh tế nhưng sốlượng không nhiều và chỉ đánh giá chung hoặc về một số khía cạnh riêng lẻ nhưtình hình hoạt động, cơ chế quản lý Trong đó có một số nghiên cứu như:
- Năm 2001, Thạc sỹ Trần Kim Chung - Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung ương - chủ nhiệm nghiên cứu đề tài “Đánh giá việc áp dụng một số
cơ chế, chính sách về khu kinh tế cửa khẩu trong những năm qua và định hướng cho giai đoạn tiếp theo” Nội dung dé tài chủ yếu nghiên cứu van dé ápdụng cơ chế chính sách và phát triển giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khâubiên giới đất liền phía Bắc, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị về cơ chếchính sách và phát triển giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giớiđất liền phía Bắc
- Cử nhân Nguyễn Thị Mẫn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2007 đã chủ nhiệm dé tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh các khu kinh tế cửa khâu” Đề tài chủ yếu nghiên cứu hoạt độngkinh doanh tại một số khu kinh tế cửa khẩu và tác động của việc phát triểnkhu kinh tế cửa khâu đến đời sống cư dân biên giới cũng như đưa ra một sốvướng mắc trong hoạt động kinh doanh tại các Khu kinh tế cửa khâu; quan hệ
thương mại giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.
- Năm 2009, cử nhân Nguyễn Quốc Anh đã nghiên cứu đề tài “Pháttriển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ Đề tài tập trungnghiên cứu lợi ích và sự cần thiết phát triển khu kinh tế cửa khẩu, phân tích thực trạng việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và kiến nghị một số giảipháp nhằm đây mạnh phát triển các khu kinh tế cửa khẩu
5
Trang 13Tuy nhiên, những nghiên cứu nay chỉ giới han trong phạm vi hẹp, trong
khi cơ chế chính sách liên quan dé thực hiện quan lý nhà nước đối với cácKhu kinh tế cửa khẩu có nhiều thay đổi Về mặt quản lý nhà nước của Hảiquan, chưa có đề tài nào nghiên cứu.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa các van dé lý luận về quản lý nhà nước và quan điểm phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của nhà nước dé phân tích,
đánh giá thực trạng công tác quản lý cua Hải quan Hà Tĩnh; xu hướng phat
triển của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, phát hiện những mặt bất cập, hạn chế, tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhăm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửakhẩu quốc tế Cầu Treo
3.2 Nhiệm vu nghién cứu:
- Hệ thống hóa lý luận về quản ly Nha nước của hai quan đối với cácKhu kinh tế cửa khâu.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước của Hải quan Hà Tĩnh
tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trong giai đoạn 2007 - 2012, từ đó rút ra những van dé còn ton tại trong công tác quản lý và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nướccủa Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nói riêng vàcác Khu kinh tế cửa khâu đường bộ nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực thi công tác quản lý nhà nước
của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khâu quốc tế Cầu Treo
Trang 144.2 Pham vi nghién cứu:
Về không gian: Luận văn nghiên cứu về Khu kinh tế cửa khẩu quốc tếCau Treo
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý nhà nướccủa Hải quan Hà Tĩnh từ năm 2007 đến nay
Các giải pháp đề xuất trong thời gian ngắn hạn đến 2015 và tầm nhìnđến 2020.
5 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận và những quan điểmphát triển kinh tế của Đảng: kết hợp vận dụng với các biện pháp như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, so
sánh
6 Dự kiến đóng góp mới của Luận văn
Luận văn sẽ có một số đóng góp mới như sau:
- Hệ thống hóa lý luận về quản lý Nhà nước của Hải quan đối với cácKhu kinh tế cửa khâu.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước của Hải quan Hà Tĩnh
tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trong giai đoạn 2007 - 2012, từ đó rút ra những van dé còn ton tại trong công tac quản lý và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nướccủa Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nói riêng vàcác Khu kinh tế cửa khâu đường bộ nói chung
Trang 15Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu
kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà
nước của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tê cửa khâu Câu Treo.
Trang 16Chương 1 QUAN LÝ NHÀ NƯỚC CUA HAI QUAN DOI VỚI KHU
KINH TE CỬA KHẨU - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN
1.1 Khái quát về khu kinh tế cửa khẩu
1.1.1 Khái niệm Khu kinh tế cửa khẩu
Cuối năm 2006, nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) Đây là một mốc son quan trọng trong tiễn trìnhhội nhập kinh tế của đất nước Cùng với việc tham gia các Khu vực thươngmại tự do, thực hiện các cam kết của WTO và các Khu vực thương mại tự donày đồng nghĩa với việc tạo mọi điều kiện thuận lợi dé phát triển mối quan hệ giao lưu kinh tế qua biên giới.
Giao lưu kinh tế qua biên giới, theo nghĩa hẹp, là các hoạt động trao đôithương mại, trao đổi hàng hóa giữa cư dân sinh sống trong khu vực biên giới,
hoặc giữa các doanh nghiệp nhỏ đóng tại các địa bàn biên giới xác định, thuộc
tỉnh có cửa khâu biên giới; bao gồm các hình thức khác nhau như: Trao đôi
hàng hóa qua các cặp chợ biên giới trên cơ sở tuân thủ quy định của Nhà nước
về tong khối lượng hoặc tổng trị giá trao đồi, trao đổi hang hóa giữa hai xinghiệp nhỏ tại địa phương với đối tác bên kia biên giới Theo nghĩa rộng, giaolưu kinh tế qua biên giới bao gồm các dạng hoạt động trao đổi kinh tế, kĩthuật qua các cửa khẩu biên giới, trong đó có hoạt động trao đổi thương mai
Cửa khẩu, được hiểu là cửa ngõ của một quốc gia mà nơi đó diễn ra các
hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại
biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác.Cửa khâu có thé thiết lập ở đường bộ, ga hàng không, đường thuỷ, đường sat
liên thông với các nước trong khu vực và trên thê giới.
Trang 17Nước ta có đường biên giới trên bộ chung với Trung Quốc (phía Bắc),Lào (phía Tây) và Campuchia (phía Tây Nam) với tổng chiều dài đường4512km, 23 cửa khâu quốc tế đường bộ và gần 30 cửa khẩu khác.
Với chính sách phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm phát triển tích cực giao lưu kinh tếqua biên giới, trong đó có việc xây dựng và phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu
Khu kinh tế cửa khâu được hiểu là một địa bàn bao gồm một cửa khâubiên giới (cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khâu chính) và một khu vực có quan hệmật thiết đối với toàn bộ hoạt động giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khâu nảy.Địa bàn này có thé là một xã hoặc một số xã của một huyện, có thé là một số xã liền kề của hai hay nhiều huyện Trên địa bàn đó được áp dụng một số chính sách ưu đãi đặc biệt về xây dựng cơ sở hạ tầng, về đầu tư sản xuất, thương mại,thuế, đất đai, xuất nhập cảnh và du lịch, ưu đãi buôn bán biên giới
Việt nam hiện có hơn 20 Khu kinh tế cửa khâu, trong đó có 14 Khu kinh
tế gan với Cửa khâu quốc tế đường bộ, còn lại gắn với các cửa khâu chính như Chi Ma - Lạng Sơn, Tà Lùng - Cao Bằng, Khánh Bình - An Giang
1.1.2 Đặc điểm khu kinh tế cửa khẩu
Là khu vực kinh tế đặc biệt nên Khu kinh tế cửa khẩu có những đặcđiểm riêng biệt:
- Về không gian thành lập: Khu kinh tế được thành lập trên cơ sở diện tíchđất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tếthuận lợi Các yếu tố thuận lợi này được khai thác trong quá trình quy hoạch, xâydựng mới các khu chức năng, các công trình hạ tầng kĩ thuật, tạo thành mộtkhông gian kinh tế rộng lớn và đặc thù bởi sự kết hợp các yếu tô này
- Về quy hoạch tổng thé: Khu kinh tế được tô chức thành các khu chức
năng gồm: Khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp,
khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu
10
Trang 18chức năng khác phù hợp với đặc điểm từng khu kinh tế, trong đó chia thànhhai khu vực chính: Khu thuế quan và khu phi thuế quan.
Khu phi thuế quan là khu vực có ranh giới xác định, được ngăn cáchbang hàng rào cứng với khu vực xung quanh, không có dân cư sinh sống Cáchoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm: sản xuất hàng xuất khâu và hàngphục vụ tại chỗ, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, xúc tiến thươngmại và các hoạt động thương mại khác Quan hệ trao đôi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan và nước ngoài, giữa các khu phi thuế quan với nhauđược xem như quan hệ trao đôi giữa nước ngoài với nước ngoài Hang hóa từnước ngoài nhập khâu vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài không thuộc diện phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Khu thuế quan là khu vực còn lại của khu kinh tẾ, ngoài phạm vi cuakhu phi thuế quan Trong khu thuế quan có khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu giải trí đặc biệt, khu du lịch, khu dân cư và hành chính Hàng hóa ra vào
khu thuế quan thuộc khu vực kinh tế phải tuân thủ quy định của nhà nước vềquản lý mặt hàng, thuế xuất nhập khẩu nhưng được áp dụng những thủ tục hải quan thuận lợi Hàng hóa được tự do lưu thông giữa khu thuế quan và nội địa.
- Về lĩnh vực đầu tư: Khu kinh tế cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có mục tiêu trọng tâm phù hợp với từng khu kinh tế được thành
lập ở mỗi địa bàn khác nhau.
- Về chính sách ưu tiên phát triển: Khu kinh tế được hưởng các ưu đãinhiều hơn đối với quy định hiện hành như chính sách ưu đãi về xây dựng cơ sở
hạ tầng, về đầu tư sản xuất, thương mai, xuất nhập khâu hàng hóa, thuế Đặc
biệt, Khu kinh tế được hưởng ưu đãi tối đa về thuế, có khu “phi thué quan”được coi như là trái tim của Khu kinh tế Mọi hoạt động trong khu phi thuế
quan được xem như hoạt động của nước ngoài, tương ứng với việc hàng hóa
nhập từ nước ngoài vào Khu kinh tế không chịu thuế xuất nhập khâu Quan hệ
11
Trang 19giữa khu kinh tế với nội địa Việt Nam mới được coi là quan hệ trao đôi giữa
nước ngoài với Việt Nam.
1.2 Quản lý nhà nước của Hải quan đối với khu kinh tế cửa khẩu
1.2.1 Một số khái niệm
1.2.1.1 Quản lý nhà nước đối với Khu kinh té cửa khẩu
Quan ly là sự tác động có tổ chức, có mục dich của chủ thé quản lý lênđối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồnlực dé đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật [3,tr26]
Quản lý nhà nước là một dang quan lý do nhà nước làm chủ thé, địnhhướng điều hành, chi phối v.v để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định [3,tr27].
Tóm lại, Quản lý nhà nước là quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước, ýchí nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tô chức điều khiểnquan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người dé đạt được mục tiêu kinh tế
- xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao
Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu bao gom các hoạt động chủ yếu sau:
+ Xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển các Khu kinh tế
cửa khẩu;
+ Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định về hoạt động thương
mại của Khu kinh tế cửa khâu;
+ Xây dựng các chính sách kinh tế, tài chính, thương mại;
+ Kiểm soát hoạt động thương mại, kiểm soát dòng hàng hóa ra, vàoKhu kinh tế cửa khẩu;
+ Hỗ trợ và khuyếch trương đối với hoạt động thương mại của Khukinh tế cửa khẩu;
12
Trang 20+ Quản lý hành chính đối với khu vực như các thủ tục, chế độ hành
chính, bộ máy quản lý.
1.2.1.2 Quản ly nhà nước của ngành Hai quan
Hải quan là ngành có nhiệm vụ đảm bảo an ninh kinh tế đối ngoạithông qua việc thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải;phòng, chống buôn lậu, vận chuyền trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chứcthực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khâu, nhập khẩu; kiến nghịchủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuấtkhâu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu [10].
Là một khâu trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, được thựchiện bởi cơ quan hải quan, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổchức quản lý, điều khiến đối với quan hệ xuất nhập khâu, xuất nhập cảnh quabiên giới nhằm mục đích khuyến khích mạnh mẽ xuất khâu, hướng nhập khâuphục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với nước ngoai, gop phan thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở Việt Nam, các công cụ chủ yếu được Nhà nước sử dụng dé quan ly quan hệ xuất nhập khâu thực hiện bởi co quan hải quan bao gồm: Thủ tục hảiquan, Thuế xuất - nhập khẩu, Hạn ngạch xuất - nhập khẩu, Giấy phép xuất -nhập khẩu, Quản lý ngoại tệ
Quản lý nhà nước của Hải quan đối với các khu kinh tế cửa khâu làviệc cơ quan Hải quan tô chức thực hiện các quy định của Nhà nước về việcquản lý, điều chỉnh các mối quan hệ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trong địabàn Khu kinh tế cửa khâu, giữa nước ngoài với Khu kinh tế cửa khẩu, giữa các Khu kinh tế cửa khẩu với nhau và giữa Khu kinh tế cửa khẩu với nội địa
Việt Nam.
13
Trang 211.2.2 Nội dung Quản lý nhà nước của Hải quan đối với Khu kinh té cửakhẩu.
Việc quản lý nhà nước của Hải quan đối với các Khu kinh tế cửa khâu
là tất yếu khách quan do hình thành quan hệ xuất nhập khâu hàng hóa tại đây.Nhà nước thống nhất quản lý nói chung và quản lý các quan hệ xuất nhậpkhâu hàng hóa (thông qua cơ quan Hải quan) bằng pháp luật, chính sách,chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển.
Đề đạt được hiệu quả quản lý, có tác động thúc đây sự phát triển kinh
tế xã hội trên địa ban Khu kinh tế cửa khẩu nói chung cũng như thúc đây suphát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, đòi hỏi phải thiết lập được hệ thống quản lý với hệ thống các chính sách thương mại, đầu tư, xuất nhậpkhẩu hoàn chỉnh, các công cu quan lý phù hợp với đòi hỏi khách quan củahoạt động thương mại - xuất nhập khẩu
1.2.2.1 Hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu tại Khu kinh té cửakhẩu, bao gồm:
- Hoạt động xuất nhập khẩu, chuyền khẩu, tạm nhập tái xuất, vận
chuyền hàng hóa quá cảnh;
- Kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hànggiới thiệu sản phẩm;
- Hoạt động kinh doanh thương mại trong các Khu kinh tế cửa khâu;
- Hoạt động của các chợ trong Khu kinh tế cửa khâu, chợ biên ĐIỚI;
- Dịch vụ thương mại như vận chuyền hàng hóa, bảo quản, kho hàng Tại các Khu kinh tế cửa khẩu, xuất phát từ những nhu cầu khác nhaugiữa các địa phương, giữa các nước láng giềng, xuất phát từ lợi thế riêng của mình, mỗi bên tổ chức sản xuất, tô chức nguồn hàng nội địa, phát triển xuấtnhập khẩu, buôn bán hàng hóa qua biên giới, từ đó thúc đây phát triển hợp tác
kinh tê giữa nước ta với các nước có chung đường biên giới, đạt hiệu quả kinh
14
Trang 22tế tối ưu cho địa phương, cho Khu kinh tế cửa khẩu, cho nên kinh tế đất nước.Chính ưu thé của Khu kinh tế cửa khâu là điều kiện tiền đề cho việc mở cửanền kinh tế, thực hiện hợp tác kinh tế quốc tế Nếu được mở cửa thì nhữngđiều kiện khu vực được chuyên hóa thành ưu thế quốc tế, làm cho thị trường quốc tế gần hơn, thị trường nội địa trở thành cầu nối trung gian liên kết nộiđịa với quốc tế.
Tham gia hoạt động xuất nhập khâu tại các Khu kinh tế cửa khâu baogồm các chủ thé kinh doanh như: Doanh nghiệp quốc doanh, các công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần, các hộ kinh doanh cá thể và cả các
thương nhân nước ngoài.
Hàng hóa lưu thông qua Khu kinh tế cửa khẩu không chỉ là hàng hóa từ địa phương có Khu kinh tế cửa khâu mà còn bao gồm hàng hóa từ các địa phương khác trong cả nước Do đó, công tác quản lý đối với hàng hóa xuấtnhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khâu hết sức phức tạp
Đối tượng của quản lý nhà nước của Hải quan tại Khu kinh tế cửa khẩu gồm quan lý các hành vi thương mai, quản lý các chủ thé tham gia hoạt động
thương mại xuất nhập khâu trên địa bàn.
1.2.2.2 Cơ sở pháp lý của Quản lý nhà nước của Hải quan đối với Khu kinh tế cửa khẩu.
Các quan hệ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại Khu kinh tế cửa khâuchịu sự chi phối bởi rất nhiều nguồn luật trong nước và quốc tế, các cam kếttrong hội nhập kinh tế quốc tế Đối với pháp luật trong nước, các quan hệ xuấtnhập khẩu, xuất nhập cảnh tại Khu kinh tế cửa khẩu chịu sự tác động của các
văn bản Luật và qui phạm pháp luật có liên quan sau:
+ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi bé
sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH ngày 29/11/2006;
15
Trang 23+ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày
14/6/2005;
+ Luật Quan ly thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đồi,
bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày
20/11/2013;
+ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ qui
định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra
giám sát hải quan;
+ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy
định về khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế;
+ Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 18/8/2010 quy định chỉ tiết thi hành
một số điều của luật thuế xuất nhầu, thuế nhập khẩu;
+ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ qui
định chỉ tiết thi hành Luật Quản lý thuế;
+ Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ qui
định về việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính trong lĩnh vực Hải quan;
+ Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/03/2009 của Thủ tướng Chính
phủ Ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
+ Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành quy chế về kinh doanh hàng miễn thuế;
+ Quyết định số 100/2009/QD-TTg ngày 30/7/2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh
tế, khu kinh tế cử khâu;
+ Thông tư số 120/2009/TT-BTC ngày 16/6/2009 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ
16
Trang 24+ Thông tư số 137/2009/TT-BTC ngày 03/07/2009 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
+ Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài Chính
hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khâu, nhập khẩu;
+ Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghịđịnh số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP
ngày 28/10/2010 của Chính phủ;
+ Thông tư 193/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài Chính quy
định chỉ tiết thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm
2007 của Chính phủ qui định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thihành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan và Nghị định số18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, b6 sungmột số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP;
1.2.2.3 Hoạt động tổ chức kiểm tra, giảm sát của Hải quan ở Khu kinh
tế cửa khẩu.
Đây là hoạt động thực thi pháp luật về Hải quan của cơ quan Hải quanđối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh trong địa bàn Khukinh tế cửa khẩu, bao gồm:
Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu - Là việc cơ quan Hải quan áp dụngcác quy trình, thủ tục, quy định của pháp luật nhằm quản lý hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, lưu g1ữ, tiêu thụ trong Khu kinh tế cửa khẩu; Bao gồm: quản
lý khai hải quan; quản lý hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu ra, vào, lưugiữ, tiêu thụ trong Khu kinh tế cửa khâu
17
Trang 25Khai hải quan - Là việc người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõràng về tên và mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng,xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quyđịnh tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải
nộp ngân sách nhà nước.
Quan ly hang hóa xuất khâu, hàng hóa nhập khẩu ra, vào, lưu giữ, tiêu
thụ trong Khu kinh tế cửa khẩu - Là việc quản lý hàng hóa xuất, nhập, ton tại
địa bàn Khu kinh tế, nhăm đảm bảo hàng hóa được sử dụng đúng mục đích vàđúng khai báo, tránh việc hàng hóa thấm lậu vào nội địa Doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh trong Khu kinh tế cửa khâu phải báo cáo với cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khâu, nhập khâu trong ky báo cáo và lượng hàng hóatồn tại doanh nghiệp cuối kỳ Định kỳ, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm trathực tế lượng hàng tồn trong Khu kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý vàquản lý đối với hàng hóa được miễn thuế theo chế độ ưu đãi của Nhà nước
Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu - Là việc nhà nước thông qua cơ quanHải quan, tac động có t6 chức và bằng pháp quyền đối với các quá trình kinh tế
xã hội (xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, lãnh thô Việt Nam hay từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước và ngược lại) và hành vi của con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung thông qua công cụ thuế quan, cu thé là thuếxuất khâu và thuế nhập khâu Quan hệ giữa khu kinh tế với nội địa Việt Nam
mới được coi là quan hệ trao đôi giữa nước ngoài với Việt Nam, do đó quan hệ
hàng hóa giữa thị trường trong nước và Khu kinh tế là quan hệ xuất nhập khẩuhàng hóa và phải chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam
Công tác quản lý thu thuế xuắt, nhập khẩu, bao gồm họa động Quản lýkhai thuế; Quản lý nộp thuế; Quan lý các trường hợp miễn, xét miễn, hoan
thuế, không thu thuế; Kiểm tra sau thông quan đối với thuế xuất, nhập khẩu;
Thanh tra thuế; Xử lý vi phạm về thuế
18
Trang 26Quản lý phương tiện vận tải, bao gồm quản lý nhà nước đối với phươngtiện xuất cảnh, phương tiện nhập cảnh ra, vào Khu kinh tế cửa khẩu; quản lýphương tiện được lưu hành trong Khu kinh tế và ra khỏi Khu theo quy định.Phương tiện vận tải khi ra, vào Khu kinh té phải thực hiện đầy đủ các thủ tụchải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Nội dung quản lý phương tiện vận tải tại Khu kinh tế cửa khâu gồm:Quản lý phương tiện ra, vào Khu kinh tế và Quản lý phương tiện được mua theo chế độ miễn thuế, sử dụng trong Khu kinh tế.
Dau tranh chống buôn lậu - Là việc co quan Hải quan áp dụng các biệnpháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn các hành vi buôn lậu, vận chuyền trái phéphàng hóa qua biên giới nhằm trốn thuế Đối với Khu kinh tế cửa khâu, hành vibuôn lậu, vận chuyên trái phép hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi Khumột cách trái phép, nhằm trốn thuế do Khu kinh tế cửa khẩu được hưởngchính sách miễn thuế nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu
Cơ quan Hải quan t6 chức kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh trong địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu bằngthủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan
Thông qua việc quản lý về hải quan đối với các hoạt động xuất nhậpkhẩu, xuất nhập khẩu tại Khu kinh tế cửa khâu, cơ quan Hải quan tiến hànhđánh giá các hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, ngoài ra còn đánh giá cáchoạt động tại Khu kinh tế cửa khẩu thông qua hoạt động xuất nhập khẩu như:
Hoạt động của doanh nghiệp trong Khu, sự phù hợp của các chính sách nhà
nước áp dung trong Khu, kiến nghị thay đổi chính sách phù hợp nhằm quản lý
có hiệu quả hơn
1.2.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của hải quan doi vớikhu kinh tế cửa khẩu.
1.2.3.1 Chính sách phát triển Khu kinh tế cửa khẩu.
Với chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế khu vực biên giới dựa trên cơ
sở khai thác các tiềm năng và lợi thế của khu vực này, Chính phủ xây dựng và
19
Trang 27ban hành nhiều chính sách ưu tiên áp dụng tại các Khu kinh tế cửa khẩu như
ưu đãi về đầu tư, ưu đãi về thuế các loại, ưu đãi về tín dụng
Những chính sách này có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nướccủa Hải quan đối với Khu kinh tế cửa khâu, đặc biệt là các chính sách ưu đãi
về thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt của hànghóa ra, vào Khu kinh tế cửa khâu Với những ưu đãi về chính sách phát triểnKhu kinh tế, cơ quan Hải quan phải có chính sách quản lý phù hợp, vừa đảm
bao chức năng quan lý nhà nước chuyên ngành, vừa đảm bảo việc thực thi các
chính sách phát triển Khu kinh tế cửa khẩu của Nhà nước, theo đó cơ chếquản lý của Hải quan tại Khu kinh tế cửa khâu cũng có những đặc trưng riêng
biệt so với những địa bàn khác.
Bên cạnh đó, chính sách phát triển đối với Khu kinh tế cửa khâu phảiphù hợp với đặc điểm của từng Khu kinh tế và không mâu thuẫn với các
chính sách quản lý của các ngành khác Cơ quan Hải quan là đơn vi thực thi
quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khâu, do đó sẽ thực hiện chính sách quản lý của nhiều ngành liên quan Việc các chính sách của các ngành không phù hợp đặc thù Khu kinh tế cửa khẩu, mâu thuẫn lẫn nhau sẽ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực thi, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trong Khu kinh tế cửa khẩu.
1.2.3.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu
Đặc điểm kinh tế, xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu bao gồm đặc điểmphát triển kinh tế, đặc điểm địa lý, trình độ dân trí cũng như phân bố dân cưtrong địa bàn Sự phát triển kinh tế, đặc điểm về địa lý và trình độ dân trí sẽảnh hưởng lớn đến việc thực thi chính sách quản lý nhà nước của cơ quan Hảiquan cũng như các chính sách khác trong Khu kinh tế cửa khâu.
Việc thực thi các chính sách quản lý của nhà nước thông qua cơ quan
hải quan có tốt hay không, có thuận lợi hay không, phụ thuộc vào các yếu tố
20
Trang 28về đặc điểm kinh tế, xã hội của Khu kinh tế cửa khâu Nếu kinh tế phát triển ởmức nhất định, kéo theo cơ sở vật chất phát triển, trình độ dân cư ở mức cao
sẽ là điều kiện thuận lợi cho cơ quan Hải quan trong hoạt động quản lý nhànước và ngược lại, đặc biệt trong điều kiện cơ quan Hai quan ngay càng ápdụng nhiều phương pháp, phương tiện hiện đại trong quá trình quản lý
Ngoài ra, chính sách phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với những ưu đãi
về thuế làm tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại có xu hướng gia tăng,thủ đoạn tinh vi và phức tap Dac điểm địa lý thuận lợi, không phức tạp, nhândân hiểu được chính sách của Nhà nước va đồng tình ủng hộ thì hoạt độngchống buôn lậu và gian lận thương mại của cơ quan Hải quan dễ dàng và thuận lợi Ngược lại, hoạt động của cơ quan Hải quan sẽ gặp nhiều khó khăn
cả về địa lý địa hình, cả về đối phó với các thủ đoạn của các đối tượng buôn
lậu, gian lận thương mại.
1.2.3.3 Việc thực thi chính sách của các chủ thể trong Khu kinh tế cửa khẩu
Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi đối với Khu kinh tế cửa khẩuCau Treo một mặt nhằm phát triển kinh tế khu vực biên giới, mặt khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, dân cư trong địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Các chủ thê thực thi chính sách trong Khu kinh tế cửa khâu bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức, cá nhân và chính quyền địa phương trong Khu kinh tế cửa khâu Đối vớihoạt động quản ly của cơ quan hải quan, các chủ thé này có những tác độngnhất định Đó là quan hệ phối hợp quản lý của các cơ quan quản lý nhà nướckhác (Biên phòng, kiểm dịch, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khau ); quan hệđối tác và thực thi chính sách của các doanh nghiệp, tô chức, cá nhân tham giahoạt động xuất, nhập khẩu; dân cư và chính quyền địa phương cũng đóng vaitrò nhất định trong hoạt động quản lý của cơ quan hải quan do đối tượng sử
21
Trang 29dụng hàng hóa do các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu là dân cư, và chính quyềnđịa phương đóng vai trò là những đại diện cho tiếng nói của dân cư.
Do đó, đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng nhất định trong công tác quản
lý nhà nước của hải quan tại Khu kinh tế cửa khẩu
1.2.3.4 Năng lực, chất lượng của cơ quan hải quan
Là cơ quan thực thi chức năng quản lý nhà nước đối với quan hệ xuất
khẩu, nhập khẩu, năng lực và chất lượng của cơ quan hải quan chính là nhân
tố quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước của hải quan tạiKhu kinh tế cửa khẩu
Năng lực, chất lượng của cơ quan hải quan bao gồm cơ chế quản lý,cách thức tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức của cơ quan hải quan
Cơ chế quản lý được thống nhất từ Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan Tuynhiên với đặc thù riêng của từng Khu kinh tế cửa khâu, Bộ và Tổng cục Hảiquan cũng có những quy chế riêng phù hợp quy định của pháp luật dé tô chứcthực thi hiệu quả các chính sách quản lý của nhà nước Những quy chế này sátthực tế hay không ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan Do
đó đòi hỏi phải xây dựng cơ chế quản lý phù hợp nhất, thuận lợi và tăng cường hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan đối với Khu kinh tế cửa khẩu.
Tổ chức bộ máy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của
cơ quan hải quan Một bộ máy thông suốt, được xây dựng khoa học, phù hợp
với từng khâu nghiệp vụ sẽ đảm bảo cho công tác quản lý được thuận lợi, nâng cao hiệu lực quản lý.
Đội ngũ cán bộ công chức trình độ cao là yếu tố mang tính chất quyếtđịnh đối với hiệu quả quản lý vì đây là lực lượng trực tiếp thực hiện các quytrình nghiệp vụ, trực tiếp tiếp xúc với doanh nghiệp và người dân, trực tiếp thực hiện đấu tranh với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định Chấtlượng và trình độ, đạo đức nghề nghiệp của lực lượng cán bộ công chức đóng
22
Trang 30vai trò quyết định trong hiệu quả của công tác quản lý nhà nước của cơ quanhải quan đối với Khu kinh tế cửa khẩu.
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước của Hải quan đối với khu kinh tế cửakhẩu ở một số địa phương
1.3.1 Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng qua Khu kinh té cửa khẩu của Hải
quan Tây Ninh.
Tây Ninh là tỉnh có hai Khu kinh tế cửa khẩu, đó là Khu kinh tế cửakhẩu Mộc Bài và Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, trong đó Khu kinh tế cửakhẩu Mộc Bài có quy chế hoạt động riêng theo Quyết định của Thủ tướngChính phủ Đây là Khu kinh tế cửa khẩu có chung đường biên giới với
Campuchia, là một trong những cửa ngõ giao thương giữa Campuchia với
biển Đông.
Khu kinh tế cửa khâu Mộc Bài có diện tích 21.284ha, với dân số năm
2012 là 67 nghìn người, là Khu kinh tế cửa khâu có hoạt động nhộn nhịp nhấtkhu vực các Khu kinh tế cửa khẩu giao thương với Campuchia Năm 2012, Khu kinh tế nay đóng góp vào ngân sách nhà nước 14,2 tỷ đồng với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 861.680 triệu USD.
Các khu kinh tế đều có dân cư sinh sống, do đó hàng hóa từ nội địa được xuất khâu vào Khu kinh tế cửa khâu nhăm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cư dân sinh sống tại đây, cũng như dé xuất khâu ra nước ngoài Hang hóanày khi xuất khâu vào Khu kinh tế cửa khẩu thì được hoàn thuế Giá trị giatăng Quy định này đã gây nhiều khó khăn cho việc quản lý Hải quan nói
chung cũng như quản lý ngân sách nhà nước nói riêng khi các doanh nghiệp
lợi dụng chính sách, thâm lậu hàng hóa trở lại nội địa và hưởng phần thuế Giá
tri gia tăng được hoản.
Đề hạn chế tình trạng này, Hải quan tỉnh Tây Ninh đã đề xuất Ủy bannhân dân tỉnh không nên hoàn thuế cho tất cả hàng hóa vào Khu kinh tế cửa
23
Trang 31khẩu Mộc Bài, mà nên chọn lọc và tập trung ưu tiên hoàn thuế cho một số mặthàng, bỏ một số loại hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu ra khỏi danhsách hàng hóa được hoàn thuế Giá trị gia tăng Với sự đồng thuận của Lãnhđạo Tỉnh, việc quản lý trở nên thuận lợi hơn, hạn chế thất thu cho Ngân sách
biệt Lao Bảo qua đường biên giới làKhu thương mại biên giới Den
Savanh của Lào, ngay cạnh sông Sepon Hai khu này là một nút quan trọng
trên Hành lang kinh tế Đông - Tây
Khu kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo có tổng diện tích 15.804
ha, dân số năm 2012 khoảng 45 nghìn người, là Khu kinh tế cửa khâu có hoạtđộng nhộn nhịp nhất nhóm các Khu kinh tế cửa khẩu giáp Lào với số thu nộpngân sách nhà nước năm 2012 lên đến 482,2 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhậpkhâu đạt 342,2 triệu USD
Với chính sách ưu đãi đối với ô tô nhập khâu vào Khu kinh tế cửa khâu
và sự phát triển kinh tế cũng như nhu cầu ngày càng cao của các doanhnghiệp trong Khu kinh tế cửa khâu, việc nhập khẩu ô tô vào Khu kinh tế cửakhẩu sẽ ngày càng nhiều Tuy nhiên quản lý đối với các xe được ưu đãi nàyhiện nay đang là một bài toán khó đối với cơ quan hải quan nói chung Đối
với Hải quan Quang Tri, việc quan lý loại hình phương tiện nay khá thuận
tiện nhờ sử dụng một phân mêm tin học riêng.
24
Trang 32Phần mềm tin học được thiết kế dùng dé quản lý xe ô tô nhập khẩu vàlưu hành trong Khu kinh tế cửa khẩu theo diện được miễn thuế Phần mềm được thiết kế kha dé sử dụng, theo dõi đối với các xe ô tô riêng Cơ quan Hải quan nhập các thông số liên quan đến xe vào phần mềm, ngày tháng xe rakhỏi Khu kinh tế cửa khâu, ngày tháng xe quay trở lại Khu kinh tế cửa khâu.Với chức năng theo dõi quá trình xe ra, vào Khu, hệ thống giúp cơ quan Hảiquan kiểm soát việc vi phạm quy định hay thực hiện đúng quy định về thờihạn xe được lưu hành trong nội địa Sự giúp sức của phần mềm đã giúp Hảiquan Quang Tri quản lý xe 6 tô đăng ký lưu hành trong Khu kinh tế cửa khẩu
dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với loại xe này.
1.3.3 Bài học cho Hai quan Hà Tĩnh
Cũng như các Khu kinh tế cửa khâu khác, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tếCầu Treo cũng xuất hiện các hiện tượng gian lận của các đối tượng nhằmhưởng lợi từ các chính sách ưu đãi đối với Khu kinh tế cửa khẩu, trong đó thủđoạn làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa từ nội địa vào Khu kinh tế cửa khâu, sau
đó đề nghị hoàn thuế Giá trị gia tăng, nhưng lại tiếp tục vận chuyên lậu hàng hóa đó quay trở lại nội địa, tiếp tục bán ở nội địa với giá thấp hơn xảy ra nhiều và khó kiểm soát Hay việc quản lý xe ô tô nhập khẩu và đăng ký lưu hành trong địa ban Khu kinh tế cửa khâu băng việc mở sô thủ công nhiều khi
khó quan lý, việc tính ngày lưu hành trong nội địa hay thời gian vi phạm cua
chủ phương tiện mang tính thủ công dẫn đến công tác quản lý chưa đạt hiệuquả như mong muốn
Qua việc tham khảo cách quản lý của hai đơn vị Hải quan trên, có thê
rút ra những gợi ý trong việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của Hải
quan tai Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo như sau:
- Đối với quản lý hàng hóa từ nội địa vào Khu kinh tế cửa khẩu: Rà
soát, chọn lọc và đê xuât các câp có thâm quyên chỉ tập trung ưu tiên hoàn
25
Trang 33thuế cho một số mặt hàng nhất định, bỏ một số loại hàng hóa không khuyếnkhích nhập khẩu ra khỏi danh sách hàng hóa được hoàn thuế Giá trị gia tăng.
- Đối với quản lý xe ô tô được ưu đãi trong Khu kinh tế cửa khâu CầuTreo: Nên thiết kế phần mềm riêng theo dõi đối với loại phương tiện này khi
ra, vào Khu kinh tế cửa khâu Trong khi chưa thiết kế phần mềm, có thé theodõi trên máy tính các thông số của phương tiện, thiết kế chức năng theo dõingày quá hạn được lưu hành trong nội địa đối với từng xe ô tô
Với chủ trương phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Nhà nước và
xu hướng phat triển ngày càng cao của nền kinh tế, công tác quản lý nhà nướccủa Hải quan sẽ đứng trước nhiều yêu cầu mới cao hơn, do đó việc áp dung nhiều biện pháp quản lý một cách linh hoạt không những tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp chân chính mà còn giúp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, góp phân phát triên nên kinh tê nước nhà.
26
Trang 34Chương 2 THUC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC CUA HAI QUAN
HÀ TĨNH TAI KHU KINH TE CỬA KHẨU CÂU TREO
2.1 Khái quát về Hải quan Hà Tĩnh và quản lý nhà nước tại Khu kinh tếcửa khẩu Cầu Treo.
2.1.1 Khái quát về Hải quan Hà Tĩnh
Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh là cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải quan, đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, là đơn vị hành chính hoạt động theo nguyên tắctập trung thống nhất với chức năng quản lý nhà nước về hải quan đối với các
hoạt động xuất khâu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế
đối với hàng hóa xuất khâu, nhập khẩu trên địa bàn tinh Hà Tĩnh, góp phan bảo vệ
an ninh chính trị và phát triển kinh tế xã hội trên địa bản tỉnh Hà Tĩnh
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc tách tỉnh Nghệ Tĩnh thànhhai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, Tổng cục Hải quan có quyết định số 107/TCHQ-
TCCB, ngày 06/6/1992, tách Hai quan Nghệ Tĩnh thành Hai quan Nghệ An
và Hải quan Hà Tĩnh (nay là Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh).
Lúc mới thành lập, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh phải đối mặt với muônvàn khó khăn như: cơ sở vật chất phục vụ công tác thiếu thốn, phải thuê trụ sở cho các đơn vị làm việc tạm thời, biên chế ít ỏi với hơn 40 cán bộ công chức,phần lớn là thanh niên xung phong, bộ đội chuyền ngành, trình độ văn hóa
thấp, không đồng đều được phân bồ thành 6 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục.
Trải qua gần 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, t6 chức bộmáy của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh ngày càng lớn mạnh nhiều mặt Từ chỗchỉ có hơn 40 cán bộ công chức, đến nay quân số đã lên tới 195 cán bộ côngchức và hợp đồng lao động, được bồ trí thành 13 đơn vị thuộc và trực thuộcCục Di đôi với việc phát triển đội ngũ cán bộ công chức, công tác dao tao
nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức trong toàn Cục ngày càng
27
Trang 35tiến bộ, cụ thể: Đội ngũ cán bộ có trình độ trên đại học có 06 d/c, dai học và
cao đăng có 151 đ/c (chiếm 80%), còn lại trung cấp Trình độ Tin học &
Ngoại ngữ: Có khoảng trên 85% tổng số cán bộ công chức biết ngoại ngữ và
95% cán bộ công chức biết sử dụng vi tính (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ
-Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh) Về đào tạo cán bộ công chức: Hàng năm -Cục
Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cử khoảng trên 50% cán bộ đi đào tạo và tự đào tạo tại
chỗ cho các chuyên ngành: Nghiệp vụ Hải quan, Nghiệp vụ giám sát quản lý
vê Hải quan, kê toán thuê, Kiêm tra sau thông quan, kiêm soát, điêu tra chong
buôn lậu, Lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học và ngoại ngữ (Xem
biểu 2.1)
Bảng 2.1 Số liệu thông kê chất lượng cán bộ công chức Cục Hải
quan tinh Hà Tinh
(Nguồn: Phong Tổ chức cán bộ - Cục Hải quan tinh Hà Tĩnh) + Về tổ chức bộ máy, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh hiện có 05 Phòngtham mưu, 01 Đội Kiểm soát phòng chống ma túy, 01 Đội Kiểm soát Hải
quan, 06 Chi cục Hai quan Cửa khâu và tương đương (Cau Treo, Hồng Lĩnh,
28
PHAN THEO CHỨC VỤ theo ngạch công chú Theo trình độ đảo tạo Theo độ tui
œ le ä 8 P Chuyên mén nghiệp vụ Tin học ai Le) s
HOCK và Tương đương |19|0|4|15|n|n|nl|19e|n a |0| 19 g|z|n|1s|nl|1s
Đội trưởng thuộc
CCHOCK và Tương đương | 6 |0|n|s |n|nl|nlsl|n ao joj 6 2|1|1|J s|0|5
P.Đội trrởng thuộc
CCHOCK và Tương đương | 9 |0|n|7 |n|2|n|rln a jo] s 1 o{s [i] 38
Công Chia, hank 126|n|n|ss|3|zz|is|siln 1 |8 |118 2|3|z1|sr|s|54
Công 176| 0 |13|120| 3 | 25 |1z|139| 0 10 |8 | 16T 20|22| 6z | 97 | 17 |102
Hop dong theo Nghị
đỉnh 68
Lai xe, tạp vụ, bão về, midi
chả; tin boos, 1#|n|n|nl|nl|nlislnl|n 14|n| a z|J17|n|I2a
TÔNG CỘNG 19Z| 0 |1?|120| 3 | 25 |34|139| 0 34 |# | 167 0 |20|22| 64 |114| 17 |104|
Trang 36Xuân Hải, Vũng Ang, Kiểm tra sau thông quan, Khu Kinh tế cửa khẩu Cầu
Treo): (xem hình 2.2)
CỤC TRƯỞNG
CUC HAI QUAN TỈNH HÀ TINH
CAC TRUONG PHONG
THAM MUU
CHANH VAN PHONG
CAC CHI CUC TRUONG CAC DOI TRUONG
THANH TRA CHI CUC TRƯỞNG HAI
TRƯỞNG PHONG CHONG
BUON LAU & XỬ LÝ VI
PHAM
QUAN HONG LĨNH
CHI CUC TRƯỞNG HAI
CHI CUC TRƯỞNG CHI CỤC
KIEM TRA SAU THONG
OUAN
DOI TRUONG DOI KIEM SOAT HAI QUAN
DOI TRUONG DOI
KIEM SOAT PHONG
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
29
Trang 37Tổng số cán bộ, công chức trong Cục được phân bồ như sau:
* Ban Lãnh đạo Cục: 04 đồng chí;
* Chi cục Hải quan khu kinh tế cửa khâu Cầu Treo là một trong nhữngđơn vị có quy mô hoạt động lớn nhất toàn Cục, có 39 đồng chi; gom 04 độinghiệp vụ thuộc Chi cục (Đội Thủ tục hàng hóa XNK, Đội Tổng hợp, ĐộiKiểm tra giám sát và Đội Kiểm soát Hải quan); Đây là đơn vị Hải quan trựctiếp thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan tại Khu kinh tế cửa khâu Cầu
Treo.
* Chi cục Hải quan cửa khâu quốc tế Cầu Treo: 46 đồng chi
Tổ chức bộ máy của Chi cục gồm có 04 đội, tô công tác: (Đội Nghiệp vụ; Đội Tổng hợp; Tổ KT,GS,KS chống buôn lậu; Tổ kiểm soát phòng chống
ma tuý);
* Chi cục Hải quan cửa khẩu cảngVũng Ang: 21 đồng chí;
* Chỉ cục Hải quan cửa khẩu cảng Xuân Hải: 11 đồng chí;
* Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh: 16 đồng chí;
* Chi cục Kiểm tra sau thông quan: 14 đồng chí; gồm 02 đội: Đội Tổng
Trang 382.1.2 Khái quát về khu kinh té cửa khẩu Cau Treo.
2.1.2.1 Khu kinh tế cửa khẩu Cau Treo.
Khu kinh tế cửa khâu quốc tế Cầu Treo là một trong những khu kinh tếcửa khâu được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển Khu kinh tế này gắn với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (sang cửa khẩu Nampao, huyện Khamkheuth,
tỉnh Bolikhamxai, Lào), thuộc dia bàn huyện Huong Son, tỉnh Hà Tĩnh, Việt
Nam Đầu quý 4 năm 2008, Bộ Xây dựng đã thầm định nhiệm vụ thiết kế quyhoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thành trọngđiểm của khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam
Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo năm về phía Tây của tinh Hà Tĩnh, trên địa bàn huyện Hương Sơn - là huyện miền núi, chủ yếu sản xuất nông, lâmnghiệp, gồm 30 xã và 2 thị tran, trong đó có 4 xã giáp biên giới Lao là SonKim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và Sơn Hồng Cửa khâu quốc tế Cầu Treo nằmtrên tuyến đường 8A, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội của Ha Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung bộ: Cách Thành phố Hà Tĩnh 115
km, cách cảng Vũng Áng 180 km, cách Thành phố Vinh 105 km, cách thị xã Cửa Lò 115 km Từ Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đến Thị trấn Laksao của Lào khoảng 35 km, đến đường 13 (đường xuyên suốt nước Lào) của Lào khoảng
148 km, qua Lào đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan Cửa khẩu quốc tế CầuTreo nằm trên trung điểm của các thành phố lớn Hà Nội - Huế - Viên Chăn,
đo đó Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là nơi giao lưu thuận lợi nhất giữa ViệtNam - Lào - Thái Lan và Mianma Đây cũng là cửa ngõ ngắn nhất để nướcbạn Lào và các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng hướng ra biểnĐông phát triển quan hệ với các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Châu
Âu, Châu Úc và Bắc Mỹ qua cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương tỉnh
Hà Tĩnh, cảng Nghi Sơn - Thanh Hóa.
3l
Trang 39Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo được thành lập theo Quyết định số
177/1998/QD-TTg ngày 15 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ với
diện tích tự nhiên là 38.198 ha, bao gồm các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, SơnTây và Thị tran Tây Sơn của huyện Hương Sơn Với việc thực hiện các chínhsách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninhquốc phòng vùng biên giới, trong đó có chính sách về Khu kinh tế cửa khâubiên giới nên các hoạt động kinh tế xã hội tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo
đã có nhiều khởi sắc, hình thành khu đô thị, khu kinh tế thương mại cửa khâubiên giới, có lúc kim ngạch xuất nhập khâu qua Cửa khâu quốc tế Cầu Treo
đã đứng đầu các cửa khẩu biên giới Việt - Lào.
Dé khai thác tiềm năng và lợi thế nhằm phát triển Khu vực cửa khâu quốc tế Cầu Treo thành khu vực kinh tế năng động của tỉnh Hà Tĩnh, ngày 19tháng 10 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 162/2007/QD-TTg
về việc ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế CầuTreo, tỉnh Hà Tĩnh Theo đó, toàn bộ Khu kinh tế được xác định là Khu phithuế quan với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt về đầu tư, thuế, tín dụng, đất đai và một số cơ chế chính sách khác Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có ưu thế về phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ và công
nghiệp gia công, láp ráp hàng dân dụng [10].
Khu kinh tế cửa khâu quốc tế Cầu Treo đóng vai trò là Khu kinh tếđộng lực phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh, vùng Bắc Trung bộ; tăng cường hợp táckinh tế, an ninh quốc phòng và thắt chặt tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nướcViệt Nam - Lào; phát huy hành lang kinh tế Đông Tây, vùng Đông Bắc TháiLan; kết nối hệ thống giao thông quốc gia đường 8A, đường Hồ Chí Minh,quốc lộ 1A, tạo điều kiện dé khai thác lợi thế của Khu kinh tế Vũng Ang, Đôthị thành phố Hà Tĩnh, mỏ sắt Thạch Khê và các Khu kinh tế khác của Hà
Tĩnh.
32
Trang 402.1.2.2 Quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Cau Treo:
- Phạm vi: Khu kinh tế cửa khâu quốc tế Cầu Treo bao gồm toàn bộranh giới hành chính: xã Sơn Kim 1, xã Son Kim 2, xã Sơn Tây và Thi tranTây Son thuộc huyện Huong Son, tỉnh Ha Tinh với tong diện tích tự nhiên là
56.685 ha Ranh giới được xác định như sau:
Phía Bắc giáp xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn;
Phía Nam giáp huyện Vũ Quang;
Phía Đông giáp xã Sơn Lĩnh, Sơn Diệm huyện Hương Sơn;
Phía Tây giáp tỉnh Bolykhămxay, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào.
- Tính chat:
Là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Công nghiệp
-Thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm nghiệp;
Là cửa ngõ giao thương quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng trong nước - quốc tế trên hành lang kinh tế Đông Tay;
Là trung tâm kinh tế văn hóa, dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Tĩnh và vùng Bắc Trung bộ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ, hiện đại.
- Dự báo phát triển dân số và đất xây dựng trong vùng:
Dân số: Dự báo đến năm 2015 quy mô dân số chính thức đạt khoảng30.000 người; đến năm 2025 dự báo quy mô dân số chính thức đạt khoảng
50.000 người.
Đất xây dựng: Đến năm 2015, nhu cầu sử dụng đất xây dựng các khuchức năng chính đạt khoảng 1.219ha; Đến năm 2025, nhu cầu sử dụng đất xây
dựng các khu chức năng chính đạt khoảng 2.448 ha [9].
2.1.2.3 Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Câu Treo
Định hướng mở rộng quy mô khu kinh tế cửa khẩu
33