2.1.2 Sự biến động của ngành nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 2.1.3 Cơ chế chính sách tác động đến phát triễn sản xuất nông nghiệp và nông thôn ngoại thành 2.1.4 Quan điểm giải qu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
QUYET VIEC LAM CHO LAO DONG TRONG QUA TRINH
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN BÌNH CHÁNH
PHAM THI THANH HOA LOP: PINT & KN 26A
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 05/2004
mm ẦẮÒÖ
Trang 2
ss x aN MẾT CAI, ———— oe G2250 sả 2S
5 * Sl -
Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học hệ cử nhân, khoa Kinh tế,
trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐÔ THỊ HÓA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐÔNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ Ở
HUYỆN BÌNH CHÁNH”, tác giả PHẠM THỊ THANH HOA, sinh viên khoá
26, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày Lb tổ chức tại JAK Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Kinh tế, trường đại học Nông Lâm TP
Trang 3UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
JACEE
GIAY XAC NHAN
Kính gởi: Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lam — TP Hồ Chí Minh
Xuất phát từ thực trạng phát triển đô thị tại địa phương, tác động đến nền
sản xuất nông nghiệp vốn là bản chất thuần tuý của Huyện Bình Chánh, dẫn đến
sự biến động về cơ cấu kinh tế và bể mặt tổng quan của Huyện
Trước vấn để mang tính thời sự, sinh viên: Phạm Thị Thanh Hoa đã đến
học tập, nghiên cứu và có nhiễu cố gắng thu thập phân tích thông tín, điều tra
khảo sát tình hình kinh tế, xã hội và hoạt động nông nghiệp của Huyện, nhằm
quyết việc làm cho lao động trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện
Bình Chánh ”
Trong thời gian kể từ ngày: 16/2/2004 đến ngày 31/5/2004
Nay xác nhận và kính chuyển khoa kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm
Trang 4LỜI CÁM TA
Trân trọng biết ơn:
Thây: Lê Văn Mến đã tận tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này
Tất cả các Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đã truyền đạt kiến thức,
tận tình chỉ bảo, dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập vừa qua, tạo cho em
hành trang vô cùng quý báu để em bước vào ngưỡng cửa cuộc đời mình và cũng
quyết định cho tương lai của mình
Ban lãnh đạo các phòng ban, các cô chú, anh chị ở UBNB Huyện Bình Chánh
đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, khích lệ cho em trong suốt thời gian thực tập
làm đề tài
Tất cả những bạn bè đã cho em thêm quyết tâm, tự tin để em có thể hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình
Sinh viên Phạm Thị Thanh Hoa
Trang 5‘ a”
iC
La *
t
`
t ,
Trang 6NHAN XET CUA GIANG VIEN PHAN BIEN
Đề tài: “Đô thị hóa - Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện Bình Chánh" do Phạm Thị
Thanh Hoa thực hiện
Đề tài thể hiện được tính thời sự và cấp thiết trong quá trình phát triển của huyện
ình Chánh hiện nay Một số số liệu tính toán đã đáp ứng được mục đích nghiên
cứu là xác định cụ thể số việc làm tăng thêm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế của huyện Tuy nhiên cách diễn đạt của đề tài chưa chặt chế, câu văn còn
lắng cúng Phần trình bày mục dich nghiên cứu của đề tài chưa đáp ứng đầy đủ tên
để tài (phần về phản ánh thực trạng lao động hiện này của huyện Bình Chánh còn
hạn chế) Phần giải pháp gia tăng nhu cầu lao động (trang 46 — 55) thì cơ sở của
việc tính toán nhu cầu lao động gia tăng và khoản chi phí đầu tư cho 1 chỗ làm
không được để cập khiến các số liệu đưa ra thiếu tính thuyết phục Tương tự các mô
hình sản xuất đưa ra theo từng nhóm hộ (trang 56 — 61) cũng chưa trình bày rõ cơ
sở của việc đề xuất mô hình Các số liệu ở phần phụ lục như phụ lục 1 (nhu cầu lao
động tăng thêm), phụ lục 2 (dự tính nhu cầu lao động trong ngành nông lâm thủy
sản) hoặc phụ lục 3 (lao động thất nghiệp và nhu cầu lao động tăng thêm của
huyện năm 2003) nên đưa vào nội dung chính của để tài thì hợp lý hơn vì các số
liệu này đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài
Nhìn chung mặc dù dé tai con nhiều hạn chế nhưng nội dung nêu được một số vấn
để tương đối mới và thể hiện được sự cố gắng đầu tư thời giờ và công sức của tác
giả trong quá trình thực hiện đề tài
Ngày 7 tháng 6 năm 2004
GV phản biện,
TS Thái Anh Hòa
Trang 7ĐÔ THỊ HÓA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN
ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN BÌNH CHÁNH
URBANISE - REAL SITUATION AND SOLUTION FOR
SOLVING EMPLOYMENT IN PROCESSION OF ECONOMIC
STRUCTURE TRANSITION AT BINH CHANH DISTRICT
NOI DUNG TOM TAT
Quá trình đô thị hóa hiện nay ở Bình Chánh làm điện tích đất NLUTS ngày
càng thu hẹp nhằm: xây dựng, mở rộng các khu công nghiệp và dịch vụ, xây
dựng cơ sở hạ tầng Vì thế, lực lượng lao động trong nông nghiệp từ trước hiện
đôi ra, chưa có việc làm hay đang lao động phổ thông trong các ngành phi nông
nghiép Và mục đích chính của đề tài là: khai thác các nguồn lực tại chỗ, giải
quyết sức ép và tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn; khai thác
hết thời gian và số lượng lao động đang làm nông nghiệp, lao động chưa có việc;
xác định cụ thể số chỗ làm việc cụ thể (quam tâm nhiều về lĩnh vực nông nghiện
là chính)
Từ thực trạng còn tôn tại ở Huyện, có những dự kiến về nhu cầu lao động
cần tăng thêm cho những năm sắp tới nhằm phân bố lại lao động trong nông
nghiệp và các ngành khác cho phù hợp Từ đó đề ra những giải pháp chính sách
cụ thể tạo điều kiện cho lao động tự tạo việc làm mới Và để những kiến nghị
của để tài đi vào thực tiễn, đề tài đã để ra những cơ chế tổ chức.thực hiện các
chính sách giải quyết việc làm cho lao động phù hợp với nội dung nghiên cứu
Trang 82.1.2 Sự biến động của ngành nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
2.1.3 Cơ chế chính sách tác động đến phát triễn sản xuất nông nghiệp
và nông thôn ngoại thành
2.1.4 Quan điểm giải quyết việc làm nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh
2.1.5 Các vấn đề liên quan đến giải pháp tạo việc làm cho lao động
2.1.6 Thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm ở ngoại thành
2.1.7 Các biện pháp tạo việc làm cho người lao động ở ngoại thành
2.1.8 Định hướng quy hoạch phát triển nông thôn ở ngoại thành
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang Vill
Trang 9Chương 3 TỔNG QUAN
31 Điều kiện tự nhiên
3.4.1 Sản xuất nông nghiệp ở Huyện
3.4.2 Sự chuyển đổi ngành nghề ở Huyện
3.5 Những tiểm năng, lợi thế, hạn chế và thách thức
3.5.1 Tiểm năng và lợi thế
3.5.2 Những hạn chế và thách thức
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng kinh tế, lao động và việc làm của lao động nông
nghiệp ở Huyện Bình Chánh trong quá trình đô thị hóa
41.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn ở Huyện
„4.1.2 Quá trình đô thị hóa và sự ảnh hưởng đến lao động việc làm
của lao động nông nghiệp, nông thôn
42
Trang 10a » = ——
4.1.3.1 Tổng quan
41.3.3 Tình hình hộ, nhân khẩu, lao động nông nghiệp ;
4.1.3.4 Số lượng, cơ cấu lao động,
4.1.3.5 Sử dụng thời gian lao động nông nghiệp
4.1.3.6 Giải quyết việc làm
4.2 Dự kiến và giải pháp gia tăng về nhu cầu lao động
4.2.1 Ngành nông nghiệp (Khu vực I)
4.2.2 Ngành công nghiệp — xây dựng (khu vực ID)
4.2.3 Ngành thương mại — dịch vụ (khu vực HH)
43 Giải pháp
4.3.1 Phân tích tính bền vững phát triển kinh tế ở Huyện
4.3.2 Phân tích các loại hình kinh tế ở Huyện
Trang 11Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp Tính toán tổng hợp Công nghiệp -— tiểu thủ công nghiệp
Thương mại — dịch vụ Trách nhiệm hữu hạn
Nông nghiệp — thuỷ san
Đồng bằng sông Cửu Long
Trung học cơ sở
Phổ thông trung học
Niên giám thống kê huyện Bình Chánh
Tính toán tổng hợp Tổng hợp số liệu
Vili
Trang 12DANH MUC CAC BANG
Bảng 1: Tỉ lệ dân số các đô thị các nước Đông Nam Á nửa thế kỷ XX
Bảng 2: Diện tích — dân số và đơn vị hành chánh huyện năm 2003
Bảng 3: Một số chỉ tiêu về dân số huyện Bình Chánh năm 1999 - 2003
Bảng 4: Một số chỉ tiêu về lao động huyện Bình Chánh năm 1999 — 2003
Bảng 5: Cơ Cấu GTSX trên địa bàn Huyện phân theo ngành kinh tế
Bảng 6: Cơ cấu GTSX ngành NLTS 19999 — 2003
Bảng 7: Nhịp độ phát triển qua các năm 1999 - 2003
Bang 8: Cơ cấu diện tích gieo trồng một số nhóm cây chính
Bảng 9: Tốc độ phát triển quy mô đàn heo và bò sữa 1999 — 2003
Bảng 10: Sản phẩm trong quy mô phát triển đàn heo và bò sữa
Bảng 11: Giá trị và cơ cấu GTSX CN - TTCN giai đoạn 1999 — 2003
Bảng 12: Diện tích gieo trồng các loại cây qua các năm 1999 - 2003
Bảng 13: Số dân nhập cư trong giai đoạn 1999 — 2003
Bảng 14: Lao động trên địa bàn huyện qua các năm 1999 — 2003
Bảng 15: Phân bổ hộ nông thôn theo ngành nghề hoạt động
Bảng 16: Biến động nhân khẩu lao động nông nghiệp ở Huyện
Trang 13DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Tổng hợp nhu cầu lao động tăng thêm của Bình Chánh
Phụ lục 2 Dự tính nhu cầu lao động trong ngành Nông — Lam - Thuỷ sản
Phụ lục 3 Bảng tổng hợp lao động thất nghiệp và nhu cầu lao động tăng thêm
Phụ lục 4 Sơ đồ khái quát 1
Phụ lục 5 Sơ đồ 2
Trang 14Chương 1
^
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lời Mở Đầu
Đô thị hóa các vùng nông thôn là một trong những xu hướng phù hợp với
sự phát triển của quốc gia, tuy nhiên kết quả nhận được ở mỗi giai đoạn phải thể
hiện các giá trị mong đợi hay triển vọng đi lên của địa phương Do vậy, việc
thường xuyên quan tâm đến các kết quả đạt được trong quá trình đô thị hóa là
việc làm cần thiết nhằm nhận diện ra xu hướng phát triển đó Sự thật đô thị hóa
nông thôn đã làm thay đổi trong cơ cấu xã hội nông thôn Quá trình hoạt động tổ
chức các ngành nghề trong vùng và nền sản xuất nông nghiệp vốn là bản chất
và đặc trưng trong một thời gian dài đối với người lao động nông thôn
Cùng với việc đô thị hóa đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ với tốc độ khá
nhanh của cả nước nói chung thì TP Hồ Chí Minh: với tốc độ phát triển vượt bậc
đã tác động rất lớn đến diện mạo phát triển của mình, cũng làm ảnh hưởng đến
sự phát triển của vùng ngoại thành và ven đô Từ đó, làm đẩy nhanh tốc độ đô
thị hóa, thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thành phố và đời sống tâm lí của người
dân Quá trình CNH - HĐH ở TP Hồ Chí Minh đang đòi hỏi ngày càng thúc
bách về một đội ngũ lao động năng động, dồi đào về số lượng, mạnh về chất
lượng, khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu ngày một cao của phát triển kinh
tế
Xu thế đô thị hóa phát triển nhanh mang tính tự phát cao, đất nông nghiệp
sẽ thu hẹp dân, phải bố trí lại sản xuất nông nghiệp để có hướng đầu tư lâu dài
cho những vùng nông nghiệp ổn định, qui hoạch lại các khu dân cư để chấm đứt
tình trạng tự phát Đồng thời, có hướng bố trí đất đai cho các ngành sản xuất
Trang 15công nghiệp và dịch vụ phát triển nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch co cấu kinh tế
theo hướng tiến bộ Sử dụng lao động đồi dào, tăng thu nhập và nâng cao mức
sống dân cư, giảm sự cách biệt về sự phân hóa giàu nghèo so với khu vực nội
thị, để khai thác được tiểm năng và thế mạnh của Huyện đã có và sẽ có Nhưng
việc chuyển đổi như thế nào cho phù hợp với đặc tính của từng vùng, đây là vấn
đề làm nhức nhối các nhà quy hoạch
Với thực trạng lao động trên địa bàn Thành phố nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng vẫn còn tổn tại nhiều vấn để cần đầu tư nghiên cứu, giải quyết
và những giải pháp thực hiện của nó không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của các
ngành, các cấp của TP Hồ Chí Minh và Trung Ương mà còn cần đến sự hợp lực
của toàn xã hội
1.2 Mục Dich va Ý Nghĩa của Đề Tài
1.2.1 Mục Đích
Xây dựng các giải pháp chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn huyện Bình Chánh trong quá trình đô thị hóa những năm 1999 — 2003
nhằm: khai thác các nguồn lực tại chỗ, giải quyết sức ép và tạo công ăn việc
làm cho người lao động nông thôn; khai thác hết thời gian và số lượng lao động
đang làm nông nghiệp, lao động chưa có việc làm, trong khi diện tích đất nông
nghiệp ngày càng thu hẹp
Xác định cụ thể số chỗ làm việc cụ thể trong qúa trình chuyển đổi cơ cấu
của phần lớn lao động nông nghiệp
Xác định các giải pháp cụ thể tạo điều kiện cho lao động tự tạo việc làm
mới và phân bố lao động cho phù hợp trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ trên địa bàn
Trang 161.2.2 Ý Nghĩa
Là một tập tài liệu, một báo cáo khoa học phục vụ cho một số quyết định
quần lí trong lĩnh vực thay đổi cơ cấu ngành nghề trên địa bàn Huyện cho phù
hợp với việc đô thị hóa Nếu như để tài thật sự thành công, hi vọng sẽ là tài liệu
tham khảo, phục vụ cho những nghiên cứu của nhà khoa học, các nhà kinh tế,
các chức giới hữu quan về vấn đề lao động trên địa bàn
Đề tài nếu tiếp tục phát triển sâu, có thể có ý nghĩa cho một số quyết định
trong lĩnh vực quản lí lao động, phục vụ cho việc hoạch định một số chính sách
kinh tế — xã hội ở thành phố
1.3 Phạm Vi Nghiên Cứu của Đề Tài
Vì đây là một vấn đề rất rộng nên tôi giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp
là chính
Trên cơ sở thống kê về tình hình tại địa phương cấp Huyện, cơ sở nguồn
đữ liệu thứ cấp và kết quả khảo sát thực tế, tôi đã tiến hành nghiên cứu, mô tả
tổng quát, nhận định, tổng hợp và kiến nghị một số biện pháp giải quyết vấn đề lao động nông nghiệp cho phù hợp với tình hình và tiém năng phát triển của địa
phương
Quá trình nghiên cứu, để tài có kế thừa những nhận định, đánh giá về tình
hình lao động của Huyện và nghiên cứu tham khảo các đề tài có liên quan như:
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ngoại thành, thị trường sức
lao động tại TP Hồ Chí Minh
Vấn để quan trọng trong việc chọn lựa giai đoạn khảo sát là số liệu được
thu thập chỉ trong giai đoạn từ năm 1999-2003, vì việc chuyển đổi xảy ra rõ rệt
nhất
Thời gian thực hiện đề tài từ: ngày 12/2/2004 đến ngày 31/5/2004
Trang 17Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, kiến thức, lí luận lẫn thực tế chưa thể
đầy đủ, lần đầu tiên tiếp xúc với công việc nghiên cứu khoa học nên đù có nhiều
cố gắng, tôi vẫn cảm thấy có nhiều bỡ ngỡ, lúng túng và khó khăn, vì vậy luận
văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến
đóng góp từ các thầy cô, bạn bè để luận văn thêm phần phong phú và hoàn
thiện
1.4 Bố Cục Luận Văn
Đề tài: “ Đô Thị Hóa - Thực Trạng và Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm
cho Lao Động trong Quá Trình Chuyển Đổi Cơ Cấu Kinh Tế ở Huyện Bình
Chánh” gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết, mục tiêu và ý nghĩa của để tài
Chương 2: Cơ sở lí luận - Phương pháp nghiên cứu
Những cơ sở lý thuyết được tham khảo và những phương pháp tiến hành
nghiên cứu
Chương 3: Tổng quan
Giới thiệu chỉ tiết về địa điểm, các thông tin liên quan đến nội dung cần
nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Từ kết quả nghiên cứu của để tài để đưa ra những nhận xét, đánh giá và
kết quả phân tích |
Chương 5: Kết luận — Kiến nghị
Tóm lượt lại nội dung nghiên cứu, từ đó đưa ra những đề xuất cho việc
nghiên cứu
Trang 18Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ Sở Lý Luận
2.1.1 Đô Thị Hóa
2.1.1.1 Khái Niệm về đô thị
Đô thị là một thực thể quá rõ ràng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một
khái niệm thống nhất Theo J.Bruhoes và D.Deffortanes:
“Đô thị là những tụ điểm dân cư mà ở đó dân cư dùng phần lớn thời gian
của mình ở ngay trong lòng tụ điểm ấy” Hoặc “Đô thị là tụ điểm dân cư mà
phần lớn dân cư làm thương nghiệp, công nghiệp hoặc hành chánh” (1264) Định
nghĩa này được sửa thành: “Đô thị là các tụ diểm dân cư tương đối quan trọng
mà những người ở đó có những hoạt động nghề nghiệp đa dạng đặt biệt là trong
khu vực dịch vụ” (1954)
Trên thực tế, tạm thời có ba tiêu thức được qui định để quyết định một tụ
điểm dân cư có tính chất đô thị hay nông thôn là: qui mô dân số, mật độ dân số
và tính chất hoạt động lao động của tụ điểm ấy
Tùy theo qui mô, tốc độ phát triển mà người ta xếp đô thị thành nhiều loại
khác nhau: đô thị cấp I, đô thị cấp II, đô thị cấp IH và đô thị cao cấp
2/112 Đô Thị Hóa Ngày Nay Trên Thế Giới
Lịch sử phát triển kinh tế Thế giới cho thấy: quá trình phát triển kinh tế
hiện đại gắn liền với quá trình CNH - HĐH, quá trình Công nghiệp hóa gắn với
Đô thi hóa Đô thị hóa là một trong những xu hướng tất yếu của quá trình phát
triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Cho dù còn nhiều mặt còn tiếp tục giải
5
Trang 19quyết (như vấn đề môi trường, an ninh, chính trị, xã hội ) thành thị vẫn là những
cực phát triển của từng vùng lãnh thổ, là động lực phát triển của xã hội Có thể
nói đô thị được coi là một quá trình phát triển lịch sử của thế giới vỀ sự tập trung
hóa, phát triển theo chiểu sâu của tổ chức cộng đồng, là một quá trình phát sinh,
nầy sinh ngày càng nhiều mặt hơn trong nhu cầu hoạt động của đời sống thực
tiễn Đô thị hóa là kết quả tất yếu trong thời đại Công nghiệp hóa đã và đang
diễn ra ở các nước trong khu vực và trên thế giới
Về mặt quản lí - chính trị hành chính - đô thị là nơi tập trung các cơ quan
lãnh đạo cao nhất của một vùng lãnh thổ hoặc cả nước
Về mặt kinh tế, xã hội và sản xuất đó là nơi tập trung các trường đại học,
cơ sở đào tạo chuyên môn, phòng thí nghiệm, nghiên cứu, nó hội tụ “các chất
xám” Đó là nơi phát triển các ngành: trung tâm công nghiệp, thương nghiệp
dịch vụ, y tế, văn hóa, đáp ứng được những nhu cầu đa dạng và cao cấp của
dân cư đô thị, nơi tiếp nhận nhanh chóng và dễ dàng lối sống hiện đại
Bảng 1 Tỉ Lệ Dân Số Các Đô Thị các Nước Đông Nam Á Nửa Thế Kỷ XX
Trang 20Trong báo cáo về phát triển (1992), Ngân hàng Thế giới đã dự báo: tại
khu vực Châu Á — Thái Bình Dương từ nay đến 2020 tỷ lệ dân số thành thị sẽ
chiếm 75% dân số của vùng Đến cuối thế kỷ XXI có ít nhất 12 siêu đô thị với số
dân hơn 20 triệu người trong số 21 siêu đô thị của thế giới Bombay (Ấn Ðộ),
Thượng Hải (Trung Quốc), Canlcuta (Ấn Độ) mỗi thành phố này sẽ có dân số
trên 15 triệu và đân cư 9 thành phố khác sẽ vượt quá triệu
2.1.1.3 Đô Thị Hóa ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1688, thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi là
Bến Nghé với số dân chỉ vài ngần người Đến ngày nay trải qua nhiều tên gọi
như: Gia Định Thành (1775), Gia Định Kinh (1790), Trấn Gia Định (1802), Phiên
An Thành (1832), Gia Định Tỉnh (1836), và cho đến đầu thế kỷ XIX được qui
hoạch thành 3 cụm: Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn với dân số nửa triệu người
Ngày 2/7/1976 chính thức đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh với hiện
trạng cơ sở hạ tầng có 3.391.000 người sinh sống
Từ 1986 trở về trước nên kinh tế quản lí theo kiểu tập trung bao cấp nên
sự gia tăng dân số Thành phố không lớn lắm: (năm 1979) có 3.660.000 người,
tăng tự nhiên 1,64%, tăng cơ học 0,16%; (năm 1983) có 3.075.000 người, tăng tự
nhiên 1,71%, tăng cơ học 1,21%
Từ năm 1986 trở lại đây thực hiện quản lí nền kinh tế theo cơ chế thị
trường, điểu này đã thu hút mạnh mẽ lao động tạo nên lần sóng di cư từ nơi khác
đổ về thành phố nảy sinh một điện mạo quá tải bởi cơ sở hạ tầng không phát
triển kịp với tốc độ gia tăng dân số Năm 1989, dân số thành phố 3.942.000
người, năm 1992 là 4.399.000 người Trải qua thời gian xây dựng và phát triển
Thành phố ngày càng biến đổi để đúng với tên gọi trung tâm kinh tế lớn nhất
nước Đến năm 2003, thành phố hoàn tất quá trình đô thị hóa với 24 quận, huyện
Trang 21(19 quận và 5 huyện ngoại thành) Và đân số hiện nay khoảng 5.726.000 người
thành thị, chiếm 82,95% và nông thôn 17,05%
Đô thị hóa ở TP Hồ Chí Minh được thực hiện dưới các xu hướng chính:
chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, sự gia tăng dân số
học, môi trường giao tiếp mở rộng và sự phân tầng sâu sắc cơ cấu xã hội
Theo ban du kién qui hoach TP H6 Chi Minh nam 2020, dan số Thành
phố sẽ tăng lên 10 triệu người với 18 quận huyện và 12 khu công nghiệp
2.1.2 Sự Biến Động của Ngành Nông Nghiệp trong Quá Trình Đô Thị Hóa
Ở đây, để tài chỉ để cặp đến sự biến đổi trong sản xuất nông nghiệp nông
thôn đo quá trình đô thị hóa tác động, bởi lẽ khi ấy hoạt động sản xuất, đời sống,
tâm lí người dân sẽ thay đổi theo yêu cầu, đòi hỏi sự thích nghỉ về hai mặt:
2.1.2.1 Thất bại
Xu hướng phát triển một vùng nông thôn thành đô thị là cơ cấu diện tích
đất đai của vùng đó bị biến động theo chiều hướng tăng dần về đất chuyên dùng,
giảm dân về đất nông nghiệp Khi đó, tỷ lệ lao động và mức đóng góp vào thu
nhập quốc dân của nông nghiệp (Khu vực J) giảm dần, công nghiệp (Khu vực II)
và thương mại - dịch vụ (Khu vực II) tăng dần
2.1.2.2 Lợiích
Tăng đầu tư vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp Bên cạnh phát triển CN -
TTCN, TM - DV phục vụ cho đô thị, công nghiệp — dich vu phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp cũng phát triển đa đạng hiện đại từ khâu ban đầu đến thu
hoạch, chế biến bảo quản
Phương tiện sản xuất được cải thiện hiện đại, tạo điều kiện cơ giới hóa,
tăng năng suất, chất lượng, giảm cực nhọc cho người nông dân
Trang 22
Nâng cao trình độ, có điều kiện giao lưu, tiếp nhận những thành tựu khoa
học kỹ thuật, tạo điều kiện phát huy sáng kiến phục vụ cho sản xuất có hiệu quả
hơn
Tăng thông tin về khoa học kỹ thuật, công nghệ, tạo cơ hội phát triển sản
xuất về chất lượng và số lượng
Song song với phát triển cơ sở hạ tầng của đô thị, hệ thống thủy lợi từng
bước được hoàn thiện làm tăng hiệu quả sử dụng của đất
Mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho quá trình tiêu thụ nông sản, giúp
nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, điều kiện sinh hoạt, giải trí, tăng cầu
nông thôn
2.1.3 Cơ Chế Chính Sách Tác Động đến Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp
và Nông Thôn Ngoại Thành
2.1.3.1 Về Ruộng Đất
Luật Đất Đai (1993) ra đời làm cho mối quan hệ và sử dụng ruộng đất ở
nông thôn có sự thay đổi cơ bản, tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, phù hợp với yêu cầu phát triển chung nền kinh tế Thành phố
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể Việc quy hoạch và công bố quy hoạch làm cho biến động về
sử dụng ruộng đất
Hiện nay nguồn vốn ở nông thôn rất phong phú, được huy động từ ngân
sách Nhà nước (chủ yếu đầu tư cơ sở hạ tầng), các chương trình và nhân dân
Riêng vốn ngân hàng Nhà nước đã đáp ứng được trên 40% hộ nông dân
có nhu cầu Nguồn vốn nội bộ nông dân cũng tăng lên, thông qua hình thức hợp
Trang 23—Se"= —
tác tương trợ Vốn từ các chương trình Xóa đói giảm nghèo, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và các tổ chức quốc tế góp phần không nhỏ vào phát triển nông
nghiệp — nông thôn
213.3 Vé Giai Quyét Viéc Lam
Trong những năm qua, Huyện đã thu hút lao động qua việc phát triển khu công nghiệp với nhiều ngành khác nhau: xây dựng, giao thông vận tải, thương
mại — dịch vụ Với hàng loạt doanh nghiệp mới ra đời, thu hút hàng vạn lao động
Nhờ có chính sách khuyến khích, việc phát triển kinh tế gia đình, kinh tế
hộ cũng đã khai thác lao động trong gia đình Bên cạnh đó, Hội nông dân,
Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, có nhiều biện pháp trợ vốn, hướng
nghiệp, giúp nghề cho đoàn viên thanh niên, hội viên Nhưng tình trạng thừa lao
động phổ thông, thiếu lao động có chất lượng cao và lao động kỹ thuật, có tay nghề chuyên môn vẫn còn là vấn đề bức xúc hiện nay
Quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính sách giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn, đề tài đã nghiên cứu dựa trên các quan điểm:
Quan điểm có tính chất mục tiêu và chiến lược của giải quyết việc làm là
hướng vào phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, giải quyết mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tạo ra cơ cấu lao động ngày
càng phù hợp với cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi Trong chiến
lược phát triển kinh tế đều lấy mục tiêu quan trọng là đảm bảo việc làm, sử dụng tối đa thu nhập lao động xã hội Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang
10
Trang 24kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động hiện
có phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế mới
Giải quyết việc làm cho lao động xã hội, phải bằng mọi biện pháp nhằm
giải phóng tiém năng lao động trên cơ sở phát triển mạnh sản xuất hàng hóa
nhiều thành phẩm, với nhiều hình thức tổ chức sắn xuất — kinh doanh da dang,
phong phú, đan xen và hỗ trợ nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, hình thành thị
trường lao động thống nhất và linh hoạt, không bị chia cắt về địa lý hành chính
Trong điều kiện đó, sức lao động mới được giải phóng triệt để, người lao động
mới có cơ hội tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động cho xã hội,
Quan điểm này bảo đẩm cho người lao động tự do hành nghề, lập hội nghề
nghiệp, Hên doanh liên kết; tự do làm giàu chính đáng, coi một bộ phận dân cư
giàu lên là cần thiết cho sự phát triển và tiến bộ chung; tự do thuê mướn trên cơ
sở pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước; xoá bổ mọi ngăn cấm, trói buộc
người lao động; phát huy đến mức cao nhất khả năng sáng tạo trong tự tạo việc
làm, phát triển việc làm của người dân
Giải quyết việc làm là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, của các
ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và của con người lao động Khuyến khích
phát triển thị trường lao động bằng các chính sách bảo vệ và khuyến khích các
tổ chức, đơn vị kinh tế, các chủ doanh nghiệp, kể cả các chủ tư nhân, hộ gia đình
và mọi người lao động ở mọi thành phần nhằm tạo được nhiều chỗ làm việc mới
và thu hút được nhiều lao động Trong điều kiện kinh tế còn nghèo, cần phát huy
mọi nguồn tiểm năng, khai thác đến mức tối đa tiềm năng của dân (vốn, kỹ
thuật và kinh nghiệm làm ăn), đồng thời tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn đầu tư của các chương trình và dự án việc làm Giải quyết việc làm
vừa là vấn đề cơ bản có tính chất chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách trước mắt
11
Trang 25Với đặc điểm của lao động nông thôn TP Hồ Chí Minh cần chú ý những
vấn đề:
Nghiên cứu nguồn lao động và tạo chỗ làm việc cho lao động nông thôn
ngoại thành gắn với quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn ngoại thành đi
lên CNH - HĐH Nông nghiệp nông thôn ngoại thành TP Hồ Chí Minh phải là
công nghiệp hóa nông nghiệp nghĩa là phải làm nông nghiệp với máy móc hiện
đại, với tác phong công nghiệp
Tạo chỗ làm việc và chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ngoại thành trên cơ sở chuyển dịch kinh tế nông thôn ngoại thành trong quá
trình đô thị hóa TP Hồ Chí Minh Tạo chỗ làm việc cho lao động nông thôn
ngoại thành có hấp dẫn của vùng ven đô thị lớn - TP Hỗ Chí Minh, trở thành
vùng nông nghiệp sinh thái bền vững, trù phú và mẫu mực của đất nước
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành bao hàm khai
thác hết thời gian lao động của lao động đang làm nông nghiệp, những người lao
động chưa có việc làm, số thanh niên đến tuổi lao động ở ngoại thành
Giải quyết việc làm tại chỗ, ổn định cho lao động tại chỗ trên cơ sở tiểm
năng của ngoại thành và lợi thế của quá trình đô thị hóa ngoại thành
Giải quyết việc làm cho lao động một cách đồng bộ với nâng cao dân trí,
trình độ nghề nghiệp của lao động và dân cư nông thôn ngoại thành
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành trên cơ sở sức lao
động những tư liệu sẳẩn xuất sẵn có của các hộ, từ sự phát triển nội sinh của kinh
tế hộ, kinh tế doanh nghiệp nhỏ, vừa
Quan điểm tiếp cận và giải quyết việc làm là: tự người lao động tổ chức
việc làm cho mình, hợp tác nhiều người để tạo việc làm, lao động làm thuê và
làm công ăn lương
12
Trang 262.1.6 Thuận Lợi và Khó Khăn trong Giải Quyết Việc Làm ở Ngoại Thành
Quá trình tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành vừa
có những thuận lợi, vừa có những khó khăn
2.1.6.1 Về Thuận Lợi
Tiềm năng đất, mặt nước ở ngoại thành còn nhiều, có thể khai thác để
giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và cả lao động nội thành chuyển ra Có
tiểm năng về vốn của các loại quỹ của Nhà Nước, của thành phố, của các tổ
chức, tiềm năng vốn trong một số dân cư
Lao động ngoại thành tiếp cận với trung tâm khoa học, kỹ thuật, thương
mại có điều kiện tiếp nhận khoa học kỹ thuật, có thị trường tiêu thụ sản phẩm
thuận lợi Việc hình thành các vùng nông sản hàng hóa ở các vùng lân cận với
giá thành thấp và khối lượng lớn sẽ là đối thủ cạnh tranh trong các mặt hàng
nông sản hàng hóa ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh
Về mặt đối ngoại: đang mở ra khả năng hợp tác với nước ngoài, kể cả đầu
tư cho cơ sở hạ tầng Riêng ngoại thành trong một vài năm gần đây đã tiếp đón
nhiều đoàn thương nhân và các tổ chức quốc tế, quốc gia đến khảo sát, thăm dò;
nhiều dự án đầu tư đang nghiên cứu và có khả năng thực thi ngay trong 1 — 2
năm tới như: Dự án xuất khẩu thịt gia súc, gia câm; Dự án xây dựng cắẳng cá
Mương Chuối Chủ trương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng dựa vào quỹ đất sẽ
góp phần làm thay đổi nhanh bộ mặt nông thôn
Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách kinh tế đang được tích cực đổi
mới, đặc biệt là cơ chế khoán và việc giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu
đài, thừa nhận tồn tại nhiều thành phần kinh tế hoạt động theo kinh tế thị trường
và đã thực sự mang lại niềm phấn khởi cho nông dân, tạo ra nhiều động lực mới,
đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa, tạo tích luỹ và cải thiện rõ rệt đời sống của
khu vực nông nghiệp nói riêng, ngoạ! thành nói chung
Lo
Trang 27Việc nghiên cứu đổi mới quản lý Nhà nước đang tạo nền móng cho một
kỷ cương, trật tự xã hội cũng như sản xuất, kinh doanh, trực tiếp là các Luật đất
đai, Luật thuế Về phía lãnh đạo của thành phố có sự nhất trí cao đối với
phương hướng chung và các biện pháp tương đối cụ thể phát triển nông nghiệp
ngoại thành theo yêu cầu mới
2.1.6.2 Vé Khé Khăn
Đổi mới cơ chế quản lý và chính sách kinh tế là một quá trình phức tạp,
do không được giải quyết đồng bộ và triệt để đã gây không ít khó khăn, ách tắc
đối với sản xuất, trong khi đội ngũ cán bộ, bao gồm cán bộ quản iý Nhà nước
cũng như quản lý sản xuất kinh doanh ở khu vực ngoại thành chưa được chuẩn bị
kịp thời nên chắc chắn sẽ còn có khó khăn trong thời gian tới
Cơ sở vật chất kỹ thuật có tăng cường nhưng còn hạn chế, không đồng bộ
và không đều ở các Huyện như Cần Giờ, Nam Nhà Bè, Nam Thủ Đức và Nam
Bình Chánh Diễn biến của điều kiện tự nhiên ở một số khu vực ngoại thành còn
nhiều phức tạp và chưa có thể ổn định trong vài năm tới do sự tiếp tục xuất hiện
các công trình ở khu thượng nguồn
Kinh nghiệm tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản phẩm còn
yếu, đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực vốn đã có uy tín
và chiếm lĩnh thị trường từ nhiều năm nay Còn thiếu các chính sách ở tầm vĩ mô
nhằm tác động trực tiếp đến lợi ích của người sản xuất
Khó khăn lớn và lâu dài là trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp của lao
động ngoại thành còn rất thấp Số đông lao động ngoại thành, nhất là lao động
trẻ không ham muốn sản xuất nông nghiệp, ít muốn làm việc ở nông thôn Số
lao động chưa có việc làm phần lớn ngại học hành Trong khi đó, việc làm đòi
14
Trang 28hỏi tay nghề kỹ thuật ngày một cao Thị trường sức lao động trên địa bàn Thành
phố đang diễn ra cuộc cạnh tranh lớn giữa lao động tại chỗ và lao động nhập cư
2.1.7 Các Biện Pháp Tạo Việc Làm cho Người Lao Động ở Ngoại Thành
Đẩy mạnh sản xuất — dịch vụ, phân bố lại dân cư và lao động trong nông
nghiệp trên địa bàn nông thôn, khắc phục tình trạng thiếu việc làm và làm việc
thiếu hiệu quả ở nông thôn nhằm: phát triển kinh tế hộ gia đình trang trại, hình
thành và phát triển các loại hình hợp tác xã sản xuất — dịch vụ, di dân và lao
động đến các vùng kinh tế mới
Phát triển các doanh nghiệp vừa, nhỏ và sản xuất kinh doanh, kinh doanh
dịch vụ phụ thuộc các thành phần kinh tế phi chính quy (kinh tế đại chúng) Phát
triển các hình thức gia công và sản xuất hàng xuất khẩu để tạo việc làm (xuất
khẩu tại chỗ)
Khôi phục duy trì và phát triển các nghề cổ truyền để tạo việc làm, sản
xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Khuyến khích tự do chuyển dịch và
hành nghề hữu ích (các kíp, tiếp thị nghề nghiệp, điều hòa cung cầu)
Tổ chức và phát triển các hình thức thanh niên xung phong, tạo việc làm
và giáo dục thanh niên, vào các công trình trọng điểm, khai hoang, lấn biển, làm
đường giao thông theo các dự án của Nhà Nước Khuyến khích các lực lượng vũ
trang tham gia phát triển kinh tế, tạo việc làm (vào các dự án Nhà nước)
Phát triển các hiệp hội làm kinh tế nhằm sử dụng số lao động chuyển
sang từ SXNN, ngoài ra còn giải quyết một phần nhu cầu lao động của người già
va tan tat
15
Trang 292.1.8 Định Hướng Qui Hoạch Phát Triển Nông Thôn ở Ngoại Thành
Ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh, năng lực sản xuất còn thấp so với nội
thành Để rút ngắn khoảng cách chênh lệch kinh tế nội thành và kinh tế ngoại
thành, đồng thời để kinh tế ngoại thành đóng góp thích đáng vào sự phát triển
kinh tế chung của thành phố nhằm thực hiện vai trò của thành phố trong khu vực
Nam Bộ, nhất thiết phải tăng năng lực sản xuất ở ngoại thành trong đó công
nghiệp nông thôn là một giải pháp
Do quá trình đô thị hóa ở ngoại thành điễn ra rất nhanh, hoạt động nông
thôn ngày càng thu hẹp lại, dẫn đến lao động nông nghiệp không có việc làm
ngày càng tăng Bên cạnh đó, lực lượng thanh niên đến tuổi lao động ngày càng
nhiều, làm cho tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở ngoại thành ngày càng
trầm trọng hơn Do đó phát triển công nghiệp nông thôn là một giải pháp quan
trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động ở ngoại thành Phát
triển công nghiệp nông thôn không chỉ để giải quyết sức ép công ăn việc làm
của người lao động ở ngoại thành, mà còn góp phần hạn chế luồng đi đân từ
ngoại thành vào nội thành tìm việc làm, đồng thời còn hỗ trợ cho chủ trương dan
đân từ nội thành ra ngoại thành Vì thế, mục tiêu phát triển công nghiệp nông
thôn ở ngoại thành phải tạo ngày càng nhiều việc làm, thực hiện phương châm
”ly nông bất Ïy tâm”
2.2Phương Pháp Nghiên Cứu
Phương pháp duy vật biện chứng: các hiện tượng và quá trình kinh tế, xã
hội được xem xét trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong trạng
thái phát triển không ngừng Áp dụng các chính sách được phân ra nghiên cứu
thành từng nhóm theo nội dung tác động
16
Trang 30Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập số liệu thống kê, tham
khảo công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn để nghiên cứu và một số tài
liệu công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Phương pháp quan sát: Cùng với dữ liệu thứ cấp sẵn có, cần khảo sát một -
số điểu kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội để xác nhận một cách khách
quan tiểm năng phát triển và các vấn đề liên quan đến nhu cầu lao động
Phương pháp dự báo và phân tích tổng hợp trên cơ sở sử dụng những tư
liệu điều tra về tình hình thay đối ngành nghề của Huyện nói chung trong qui mô
phát triển từ các phòng ban có chức năng: Phòng thống kê; Phòng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Huyện; Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội; Phòng
Kinh Tế Huyện
Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết của các đơn vị, xí nghiệp,
doanh nghiệp do văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Huyện cung cấp
Qua khảo sát thực tế tại một số xã trong Huyện để thấy rõ tình hình, từ đó
có những để xuất cụ thể
Đề tài còn kế thừa những nhận định, đánh giá về tình hình lao động ngoại
thành Song những giải pháp chính sách giải quyết việc làm của các dé tai da
nghiên cứu chưa đi vào cụ thể
Trang 31
Chương 3
TỔNG QUAN
3.1 Điều Kiện Tự Nhiên
Bình Chánh là một Huyện ngoại thành nằm ở phía Tây - Tây Nam của
nội thành TP Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố khoảng 15 km, là cửa ngõ
đi vào nội thành từ các tỉnh miền Tây
Diện tích tự nhiên: 25.26§,6 ha với tổng dân số là 219.344 người
VỊ trí hành chánh huyện Bình Chánh:
- Phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 7, Quận 8, và huyện Nhà Bè
- Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Phía Nam giáp hai huyện Bến Lức và Cần Guuộc, tỉnh Long An
- Phía Bắc giáp với huyện Hóc Môn
Đây là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP Hồ Chí Minh, nối liền với các
trục đường giao thông quan trọng (Quốc lộ 1A), là huyết mạch giao thông chính
từ các tỉnh ĐB SCL đến các tỉnh miễn Đông Nam Bộ Với các trục giao thông
quan trọng xuyên qua địa bàn, Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế và
giao thương đường bộ giữa Bình Chánh, TP HCM với các ving DB SCL va
vùng kinh tế trọng điểm, đã và sẽ mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bình Chánh
3.2 Điều Kiên Kinh Tế - Xã Hôi
Trang 32Bảng 2 Diện Tích - Dân Số và Đơn Vị Hành Chánh Huyện Năm 2003
32.21 Dân Số
Dân số trung bình huyện Bình Chánh năm 2003 là 219.340 người, trong
đó nam chiếm 48,34%, nữ chiếm 51,66% Do tác động của quá trình đô thị hóa,
dân số huyện Bình Chánh tăng nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng dân số
bình quân hàng năm ở giai đoạn 1999 — 2002 là 3,89%
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 1,51%
năm 1999 xuống còn 1,37% năm 2002, tuy nhiên so với tỷ lệ tăng tự nhiên của
thành phố (1,27% năm 2002) thì tỷ lệ này vẫn còn cao, do đó công tác kế hoạch
hóa gia đình phải được quan tâm và đầu tư chiều sâu nhất là ở vùng nông thôn
19
Trang 33Tỷ lệ tăng cơ học thời gian qua có nhiều biến động và có xu hướng giảm,
năm 2000 là 5% đến năm 2003 còn 4.59% Phần lớn dân nhập cư là do giãn dân
từ nội thành, và số lao động từ các quận huyện và các tỉnh khác đến tìm kiếm
việc làm Dân nhập cư chủ yếu tập trung ở các xã có mức đô thị hóa cao và các
xã có nhiều xí nghiệp sản xuất Vì vậy, việc tích cực là tăng thêm nguồn lao
động, lực lượng dân nhập cư đang là một áp lực lớn cho Huyện trong việc quản
lý con người, giải quyết việc làm và tăng thêm sự quá tải cho các công trình hạ
tầng như: giáo dục, y tế, nhà ở, đồng thời cũng gây nên nhiều hiệu quả phức
tạp về kinh tế, an ninh trật tự và an toàn xã hội
Bang 3 Một Số Chỉ Tiêu về Dân Số Huyện Bình Chánh 1999 ~ 2003
Mật độ dân cư bình quân năm 2003 là 868 người/km”, xã có mật độ dân
cư đông nhất là xã Bình Hưng 2.051 người/km” và thấp nhất là xã Bình Lợi 360
người/km” Sự phân bố các điểm dân cư không đều, chủ yếu tập trung vào các
xã đang đô thị hóa như: Bình Chánh, Tân Kiên, Tân Túc, Tân Quý Tây Mặc dù
có tỷ lệ tăng dân số khá cao nhưng mật độ dân cư của Bình Chánh đến năm
2003 vẫn còn ở mức thấp so với mật độ bình quân chung của toàn Thành phố
20
Trang 34(2.601 người/km”) Điều này cho thấy khả năng thu hút dân số của Huyện còn
rất lớn, có nhiều thuận lợi trong việc bố trí các khu đân cư mới, các khu - cụm
công nghiệp, các khu thương mại — dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng
Dân số Bình Chánh thuộc dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động tăng
nhanh và chiếm tỷ trọng lớn, đây là nguồn lực đổi dào để cung ứng lao động cho
sự phát triển kinh tế — xã hội của Huyện và những năm sắp tới
3.2.2.2 Lao Dong
Dân số trong độ tuổi lao động tăng cao, nên tốc độ tăng nguồn lao động
huyện Bình Chánh cao hơn tốc độ tăng dân số Tốc độ tăng bình quân năm của
nguồn lao động Huyện giai đoạn 1999 — 2003 là 4,34% Số người trong độ tuổi
lao động Huyện có xu hướng tăng nhanh, từ 120.771 người (1999) lên 142.790
người (2003) Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động so với tổng số dân có xu hướng
tăng dần, chiếm 58,65% (1999) lên đến 61,7% (2003)
Nguồn lao động tăng nhanh có thể trở thành thế mạnh của Huyện về nhân
lực để phát triển kinh tế - xã hội Nguyên nhân là do nguồn lao động tăng cao,
một phần là do dân nhập cư cơ học có tỷ lệ lao động cao, số người mất sức lao
động không còn khả năng lao động chiếm tỷ lệ ngày càng giảm, số người ngoài
tuổi lao động tham gia lao động tăng cao
Tốc độ tăng bình quân năm của lao động đang làm việc giai đoạn 1999 —
2003 là 4,55%, nhanh hơn tốc độ tăng bình quân năm của nguồn lao động Khu
vực H và khu vực II có tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 1999 — 2003 cao
nhất Điều này phù hợp với địa bàn đang đô thị hóa, đó là sự chuyển dịch cơ cấu
lao động giữa các khu vực kinh tế Trong tổng nguồn lao động, lao động đang
làm việc luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng gia tăng, năm 1999 lao động
đang làm việc chiếm 71,79%, năm 2003 chiếm 72,48% so với nguồn lao động
Al
Trang 35Xét về cơ cấu lao động theo khu vực năm 2003, thì lao động trong khu vực
I bao gồm nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,3%; khu vực II bao gồm CN - TTCN và
xây dựng chiếm 35,1%; khu vực II kể cả TM — DV, địch vụ tài chính, tín dụng,
1 Lao động chia theo giới tính
B PHAN PHOI LAO DONG
1 Lao động đang làm việc 89825 100950 106969 4,55
Ghi chú: KV TI (Nông - Lâm - thuỷ sản)
KV H(CN - TTCN & XD)
KV IHII( Các ngành dịch vụ còn lại)
26;
Trang 36Lao động dự trữ của Huyện cũng còn chiếm tỷ lệ khá cao trong nguồn lao
động, tỷ lệ này là 28,9% (1999) và là 27,51% (2003) Số lao động nội trợ cũng
tăng về số lượng nhưng tỷ lệ giảm so với tổng nguồn lao động Lao động chưa có
việc làm có xu hướng giảm từ 7,46% còn 6,81% năm 2003 so với tổng nguồn lao
động
Từ số liệu trên cho thấy lao động trên địa bàn Huyện chủ yếu là lao động
thú công, chỉ phù hợp với một số ngành nghề không đòi hỏi chuyên môn cao và
đào tạo trong ngành công nghiệp Do đặc điểm là một Huyện ngoại thành, lao
động chủ yếu bằng nghề nông, trình độ chuyên môn không đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang CN - TTCN Mặt khác, do đi dân từ
những nơi khác đến, phần lớn lao đội ngũ lao động này có trình độ văn hóa thấp,
không có chuyên môn về một ngành nghề nhất định
Nhìn chung, chất lượng nguồn lao động (thể hiện qua trình độ văn hóa,
trình độ chuyên môn kỹ thuật) của Huyện thấp so với mức bình quân chung của
toàn Thành phố Và còn quá thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế — xã hội của
Huyện cũng như so với yêu cầu về vị trí và tầm quan trọng trong phát triển kinh
tế của Huyện trong nền kinh tế Thành phố
Dân số tăng nhanh sẽ tạo ra nguồn lao động ngày càng lớn và hiện nay có
xu hướng tăng nhanh, đây là một trong những yếu tố cơ bản góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Tuy nhiên, dân số tăng nhanh trong khi
hệ thống hạ tầng cơ sơ, kỹ thuật — xã hội còn thấp kém, nên không đáp ứng nhu
cầu về nhà ở, đi lại, học hành, chăm sóc sứa khoẻ, đào tạo nghề của người dân
Sự chuyển dịch cơ cấu dân số từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra ngày
càng mạnh, tình trạng nhập cư ngày càng tăng dẫn đến việc quản lý dân cư trên
địa bàn và vấn đề giải quyết việc làm trở nên phức tạp hơn, phát sinh tệ nạn xã
hội và ô nhiễm môi trường
23
Trang 373.2.3 Tình Hình Văn Hóa - Giáo Dục và Y Tế
3.2.3.1 Văn Hóa - Giáo Dục
Là ngành không kém quan trọng trong vị trí phát triển nguồn nhân lực cho
xã hội Ngành giáo dục huyện Bình Chánh thời gian qua không ngừng xây dựng,
nâng cấp phương diện cơ sở vật chất Trường đào tạo bồi dưỡng là lá cờ đầu
ngành giáo dục, hoạt động dạy nghề từng bước nâng cao chất lượng, nhằm đáp
ứng kịp thời và phù hợp nhu cầu lao động cho các lĩnh vực Đặc biệt, chú trọng
đầu tư các trang thiết bị học tập, nghiên cứu, phòng thí nghiệm, máy vi tính,
Theo số liệu điều tra dân số cho thấy mặt bằng dân trí của Huyện chỉ đạt
6,65 lớp, so với mặt bằng dân trí của Thành phố thì thấp hơn gần 1 lớp Nâng
cao mặt bằng học vấn là yêu cầu cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
đồng thời tạo thuận lợi cho dạy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật Với xu thế
của quá trình đô thị hóa, một số không nhỏ lao động ở khu vực nông nghiệp sẽ
phải chuyển sang làm việc trong lĩnh vực khác nên họ rất cần được đào tạo
Thực hiện lộ trình nâng cao mặt bằng học vấn của người dân, san bằng sự cách
biệt giữa nội và ngoại thành, có nhiều biện pháp được thực hiện bởi toàn xã hội
không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục
3232 Y Tế
Toàn Huyện có một bệnh viện trung tâm và hai phòng khám khu vực,
được trang bị máy móc và các thiết bị y tế tương đối đầy đủ và hiện đại như:
máy siêu âm, máy chụp X quang, máy đo điện tim, Với trang thiết bị trên,
những năm qua ngành không chỉ làm nhiệm vụ sơ cấp cứu ban đầu mà còn phục
vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cho người dân trong Huyện rất tốt
Ngoài ra, Huyện còn triển khai và thực hiện tốt các chương trình sau:
công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình với nhiều hình thức phong phú, đa
24
Trang 38dạng có hiệu quả, chương trình phòng chống dịch bệnh, chương trình quản lý
bệnh xã hội và chương trình Xoá đói giảm nghèo, Quản lý sức khoẻ trẻ em
3.3 Cơ Sở Hạ Tầng
Trong những năm qua cùng với việc qui hoạch cải tạo TP Hồ Chí Minh,
Bình Chánh được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã từng bước qui hoạch
cải tạo và xây dựng, phát triển trở thành khu đô thị mới phía Tây Nam Thành
phố
Do vị trí thế mạnh của Huyện trong cơ cấu phát triển chung của Thành
phố, việc phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng đã được chú trọng đâu tư và quan
tâm triệt để (từ các cơ quan Nhà nước đến các ban ngành, đoàn thể, các xí
nghiệp và các đơn vị hoạt động trên địa bàn)
3.3.1 5 Giao Thông Vận Tải
Cùng với thủy lợi, giao thông là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng hàng
đầu để phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của Huyện chủ yếu là đường
cấp phối sỏi đỏ và đường đất đen, đường bê tông nhựa và đường nhựa chiếm tỷ
lệ rất nhỏ Hiện nay chất lượng của hầu hết các con đường đều đang trong tình
trạng xuống cấp, việc xây dựng tràn lan không theo quy hoạch đã ảnh hưởng
đáng kể đến chất lượng mạng lưới giao thông trên địa bần
Ngoài ra, Bình Chánh còn có mạng lưới sông rạch khá dày đặc, thuận tiện
cho giao thông đường thủy Mạng lưới đường thủy trên toàn Huyện dài khoảng
85 km với diện tích sông rạch là 10,54 km”, chiếm 4,2% tổng diện tích sử dụng
đất của Huyện Và Huyện còn có một số tuyến giao thông thủy chính: tuyến
đường sông theo sông Bến Lức đi Đồng Tháp Mười, tuyến đường sông theo sông
Zo
Trang 39Cần Giuộc - Cây Khô đi Hà Tiên - Cà Mau, tuyến liên vùng Hóc Môn — Bình
Chánh theo kinh An Hạ
Các cảng sông chủ yếu trên địa bàn Huyện là các cảng chuyên dùng của
các xí nghiệp như cảng của nhà máy xay xát Sakate, nhà máy phân bón Bình
Điền I &II, các bến đò ngang liên xã Phong Phú — Hung Long
3.3.2 Các Cơ Sở Hạ Tâng Khác
3.3.21 Điện
Mạng lưới điện của Huyện thuộc mạng lưới của toàn Thành phố, điện
năng cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất khác chiếm khoảng 70%, riêng phần điện phục vụ sinh hoạt khoảng 95% hộ dân toàn
Huyện Mạng lưới điện bố trí đọc theo các trục lộ chính và các khu dân cư trọng
điểm
Hiện nay, việc cải tạo nâng cấp lưới điện truyền tải 66 kV/110 kV, nâng
công suất lên (như trạm Phú Lâm) nên giảm bớt tình trạng quá tải cho các tuyến
đường đây và các trạm trung gian trên địa bàn và cải thiện đáng kể tình trạng
cung cấp điện cho các phụ tải
3.3.2.2 Thông Tin Liên Lạc
Hai năm gần đây, hệ thống bưu điện Bình Chánh đã có sự đầu tư vào cơ
sở hạ tầng và kỹ thuật, góp phần vào việc đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt
từ Thành phố đến Huyện, Xã giúp cho các hoạt động hành chính, sản xuất kinh
doanh của các nhà đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả
Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông được thể hiện qua tốc độ
tăng trưởng của hệ thống bưu điện và điện thoại của Bình Chánh trong những
năm qua Mức độ tăng trưởng về số lượng điện thoại trong những năm gần đây
26
Trang 40vào khoảng 18 —- 24% Đây là tốc độ phát triển tương đối cao đối với một Huyện
đang trong quá trình đô thị hóa như Bình Chánh
3.3.3 Vệ Sinh Môi Trường
Là một Huyện ngoại thành, nên thói quen trong sinh hoạt còn mang
những sắc thái của vùng quê
Vấn đề ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp: hầu hết các hộ chưa thực hiện
tốt việc xây dựng chuồng trại và xử lý phân, nước thải, gây ô nhiễm nguồn nước
và không khí, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường xung quanh, có hại đến sức
khoẻ của dân cư Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đôi khi chưa được bà con
dùng đúng liều lượng và phương cách, nên cũng gây hại cho đất, không khí và
sản phẩm nông nghiệp
Vấn đề ô nhiễm do sản xuất CN - TTCN, sự gia tăng các cơ sở CN -
TTCN đồng nghĩa với việc gia tăng việc gây ô nhiễm môi trường Hiện nay có
nhiều cơ sở gây ô nhiễm mùi hôi, và nguồn nước, đó là do các xí nghiệp chế
biến đông lạnh, phân bón, giết mổ gia súc, và nguồn nước còn bị ô nhiễm do
chính nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung Ngoài ra, hầu hết hệ thống
kênh rạch đều bị ô nhiễm , gây tác hại đến việc nuôi trồng thủy sản, giảm năng
suất cây trồng và nước sinh hoạt của người dân
3.4Nhận Xét Chung
3.4.1 Sản Xuất Nông Nghiệp ở Huyện
Mục tiêu chung:”CNH - HĐH nhưng nông nghiệp vẫn là mặt trận hang
đầu, để bảo đảm vấn để an ninh lương thực”
Mặc dù Huyện đã và đang bước vào quỹ đạo đô thị hóa chung của Thành
phố, không gian đô thị đang dẫn mớ ra và rộng khắp trên địa bàn Huyện Các
27