1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tên Đề tài sự khác biệt về kỹ năng giữa trọng tài viên và thẩm phán khi giải quyết tranh chấp trong thương mại

27 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu vào các phương thức, đặc biệt là trọng tài và Tòa án, tác giả nhận thấy giữa chúng cũng tồn tại nhiều sự khác biệt không chỉ ở cách hoạt động mà còn là những

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CSII)

KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẢN

KỸ NĂNG GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP TRONG KINH DOANH

Hoc ky: I Nam hoe : 2024 - 2025 Tên đề tài: Sự khác biệt về kỹ năng giữa trọng tài viên và thắm phán khi

giải quyết tranh chấp trong thương mại

Sinh viên thực hiện: Phan Lê Hồng Thiên

Lớp: Đ21LK2

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Ni l Chương 1: KHÁI QUÁT VE KY NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG

I)›0019)i62)//.9hrễi 2

1.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp trong thương mại sec szzzszs2 2 1.1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mii 2-2 +c2s2zcEz 222cc 2 1.1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại c2 1212112111211 1 2E ce2 2 1.1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại 2-5 s S222 3 1.1.2 Đặc điểm giải quyết tranh chấp thương mại - 222222212 22x 3 1.1.3 Vai trò của giải quyết tranh chấp thương mại ee eee 4 1.1.4 Nguyên tắc chung của giải quyết tranh chấp thương mại 5 1.2 Các chủ thể tham gia vảo giải quyết tranh chấp thương mại 5¿ 6 1.3 Một số kỹ năng cơ bản trong giải quyết tranh chấp thương mại 7 1.3.1 Kỹ năng chung về giải quyết tranh chấp thương mại - 2555: 7 1.3.2 Kỹ năng đối với trọng tài viên - 2 c2 1121121211111 111212 xe 8 1.3.3 Kỹ năng đối với thắm phán cece cccecesseseessesessesessesseseesesseneees 8 Chuong 2: SU KHAC BIET VE KY NANG GIU'A TRONG TAI VIEN VA THAM PHÁN KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHAP TRONG THUONG MẠI 10 2.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại l0 2.1.1 Khái niệm 22s S21 9212711211221127127121111211 011211 2102210121 2 2e 10 2.1.2 Đặc điểm - 2-21 212 22122112112112111211211211211212121121112212 12kg 10 2.1.3 Vai trÒ à 00 n2 12 2212211121221 1kg ll

QA, NQUY6N C80 ccc cccccecccceesccsesscssesesssssecsesseseessesissecseseessesiesicsseseteseneneeeees 11 2.2 Khái quát về giải quyết tranh chấp bằng phương thức Tòa án 11 2.2.1 Khái niệm 25s S219 1221121122112711211211111211 0112112022102 12 ra 11 PP» 1t)! ĐEN SiiiâầầầẳầầẳắẳắẳắẳẮ 12 2.2.3 Vai trÒ 0 2 212 2212211212212 1kg 12 2.2.4 Nguyên tẮC cà n2 201112121121 1 1121121111211 e 13 2.3 Sự khác biệt về kỹ năng giữa trọng tài viên và thâm phán khi giải quyết tranh chấp trong thương mại - 2-5 2E 2E11187111511211111211 111111212122 211111 E1 rru 13

Trang 3

KẾT LUẬN

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong thời buổi kinh tế phát triển, số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngày cảng tăng Theo như số liệu từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tinh riéng thang 9 nam 2024 đã có gần 122.000 doanh nghiệp thành lập, 61.103 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động Các doanh nghiệp thường xuyên hợp tác “đôi bên cùng có lợi” Một đặc điểm của những hợp tác đó là đối tượng của giao dịch luôn mang tính chất có giá trị lớn, ngoài ra các bên cũng cần đảm bảo quyền va loi ich cua minh, vi vay sẽ can ràng buộc trách nhiệm với nhau Chính vi vậy mà hợp đồng là một phần không thê thiếu khi các bên giao kết với nhau Tùy mục đích mà điều khoản trong hợp đồng có thê sẽ khác nhau những phải luôn chứa đựng những điều khoản cơ bản như thông tin các bên, đối tượng hợp đồng, giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán, Trong đó, phương thức giải quyết tranh chấp

là điều khoản không bên nào muốn nhưng không thể không có nhằm mục đích phòng trừ những tranh chấp có thế xảy ra Nếu có tranh chấp xảy ra thì đây là điều

khoản ràng buộc các bên để giải quyết tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của bên bị xâm phạm quyền Hiện nay, có bốn phương thức giải quyết tranh chấp là thương lượng, hòa giải, giải quyết bằng trọng tải thương mại và Tòa án Mỗi phương thức đều có điểm riêng, ta nhận thấy được đối với phương thức thương lượng, hòa giải sẽ tôn trọng ý chí các bên, đòi hỏi các bên trong tranh chấp có ý chí tự nguyện, cầu thị mới giải quyết được mâu thuẫn, tức là tính ràng buộc nghĩa vụ các bên không cao Đối với giải quyết bằng trọng tài thương mại và Tòa án sẽ mang tính ràng buộc cao hơn do thứ nhất, quyết định của trọng tài có giá trị chung thấm, không thê kháng cáo kháng nghị trừ khi chứng minh được phán quyết đó thuộc một trong các trường hợp hủy phán quyết trọng tài Tại Điều 34 Bản Quy tắc trọng tài UNCITRAL quy định: “Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và là chung thẩm và ràng buộc các bên, các bên cam kết thi hành phán quyết không chậm trể” Thứ hai, Tòa

án là hiện thân của quyền lực nhà nước vỉ vậy Tòa án sử dụng quyền lực của mình

để cưỡng chế thi hành thế nên tính ràng buôc cũng rất cao Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu vào các phương thức, đặc biệt là trọng tài và Tòa án, tác giả nhận thấy giữa chúng cũng tồn tại nhiều sự khác biệt không chỉ ở cách hoạt động mà còn là những yêu cầu về người làm nghề như kỹ năng, chuyên môn, kiến thức đặc biệt là giữa trọng tài viên và thâm phán khi họ phải giải quyết một tranh chấp thương mại khác nhau như thế nào Vì muốn tìm hiểu sâu sắc về điều đó mà tác giả chọn đề tài: “Sự

khác biệt về kỹ năng giữa trọng tải viên và thấm phán khi giải quyết tranh chấp

trong thương mại” để làm tiểu luận kết thúc môn

Trang 5

3

CHUONG l1: KHÁI QUÁT VẺ KỸ NẴNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẮP

TRONG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp trong thương mại

1.1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại

1.1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại (hay tranh chấp kinh doanh thương mại) là một trong những hệ quả của hoạt động thương mại, đây là một trạng thái phô biến và thường xuyên diễn ra trong nén kinh tế thị trường Đây là một thuật ngữ quen thuộc, được hiểu là những bất đồng phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện quyên và nghĩa vụ của mình, bất đồng phát sinh từ hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh hay mâu thuẫn phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân Có thê nói trong các loại hình tranh chấp trên thì tranh chấp về thương mại là loại hình tranh chấp phô biến nhất

Ở Việt Nam, khái niệm tranh chấp thương mại trong từng giai đoạn là khác

nhau Lần đầu tiên khái niệm tranh chấp thương mại được ghi nhận trong

Luật Thương mại năm 1997 tại Điều 238 như sau: “7rznh chấp thương mại

là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

hợp đồng trong hoạt động thương mại ” Theo đó, nội hàm hoạt động thương

mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: Hoạt động mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiễn thương mại Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét

về bản chất thì các tranh chấp đó có thế được coi là tranh chấp thương mại

Vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, trong đó có cả những Công ước quốc

tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên như Công ước New York năm

1958, sây không ít những trở ngại, rắc rỗi trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập

Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 không trực tiếp đưa ra định nghĩa

về tranh chấp thương mại song với sự hiện diện của khái niệm “hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng đã tạo ra sự tương đồng trong quan niệm về thương mại và tranh chấp thương mại của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế

Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra một khái niệm về hoạt động thương mại theo đó khái niệm này mở rộng hoạt động thương mại bao gồm tất cả

Trang 6

4

mọi hoạt động có mục đích sinh lợi Hướng tiếp cận này cho thấy khái niệm

về hoạt động thương mại đã thể hiện sự tương đồng với khái niệm kinh

doanh trong Luật Doanh nghiệp 1999, Luật doanh nghiệp 2005 cũng như

Luật doanh nghiệp năm 2014

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án Tuy sử dụng thuật ngữ các tranh chấp kinh doanh, thương mại nhưng về nội hàm thì tương đồng với các tranh chấp thương mại theo Luật Thương mại năm 2005

Từ các tiếp cận trên có thê hiểu: tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bat đồng, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể (có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân) trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại (các hoạt động có mục đích sinh lời)

1.1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại

Giải quyết tranh chấp thương mại có thể được hiểu là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích piữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với bên bị vi phạm Hoặc có thể hiểu giải quyết tranh chấp thương mại là việc các bên tranh chấp thông qua hình thức, thủ tục thích hợp tiễn hành các giải pháp nhằm loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng

về lợi ích trong hoạt động thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp

phap cua minh

Nói chung, giải quyết tranh chấp thương mại là quá trình các bên trong quan

hệ tranh chấp tìm ra các phương thức, biện pháp đề tháo bỏ những xung đột, mâu thuẫn về lợi ích của các bên và quá trình giải quyết tranh chấp này sẽ giúp các bên bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ

1.1.2 Đặc điểm giải quyết tranh chấp thương mại

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp thương mại là tìm kiếm những giải pháp hợp tác Trong hoạt động thương mại, các bên vừa hợp tác đồng thời vừa cạnh

tranh nhau Do đó, việc phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình thực hiện quyên và nghĩa vụ của các bên là điều tất yếu Phương pháp giải

quyết tranh chấp thương mại tập trung vào giải pháp hợp tác và tạo ra thỏa thuận chấp nhận được cho cả hai bên thay vi tập trung vào việc chiếm lấy lợi ích hoặc chứng tỏ sự sai lầm của nhau

Thứ hai, có đa dạng phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại Giải quyết tranh chấp thương mại cung cấp nhiều phương pháp giải quyết với

Trang 7

5

nhiều ưu điểm khác nhau, như thương lượng, hòa giải các bên có thê tùy ý thỏa thuận giải quyết mâu thuẫn; trọng tải, Tòa án với nhiều quyền lực hơn đảm bảo thị hành bản án, quyết định Việc lựa chọn phương pháp nào là phụ thuộc vào tính chất của tranh chấp, mong muốn của các bên, yếu tố văn hóa

và pháp ly

Thứ ba, trong giải quyết tranh chấp thương mại, quyền lợi luôn đi liển với nghĩa vụ Quá trình giải quyết tranh chấp thương mại xem xét quyền loi va nghĩa vụ của các bên liên quan Các quyên lợi và nghĩa vụ này có thế được quy định rõ trong hợp đồng, quy định pháp luật và quyền lệnh cơ bản Việc xem xét và thảo luận giup xác định phạm vi tranh chấp và tìm kiếm các giải pháp hợp ly

Thứ tư, giải quyết tranh chấp thương mại đảm bảo tính khách quan và

chuyên nghiệp Hoạt động thương mại cần phải được tiến hành một cach

khách quan và chuyên nghiệp Điều nay đam bảo rằng các quyết định và giải pháp được đưa ra dựa trên căn cứ thông tin và luật lệ mà không bị ảnh hưởng

bởi thành kiếnn và các yếu tố không liên quan

Thứ năm, giải quyết tranh chấp thương mại đảm bảo tính linh hoạt Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên linh hoạt cung cấp thông tin, điều này là cần thiết để tạo sự cân bằng và tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho cả hai bên

Thứ sáu, các bên cân tuân thủ quyết định khi giải quyết tranh chấp thương mại Khi quyết định cuối cùng được đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên tham gia cần tuân thủ và thực hiện theo quyết định này

1.1.3 Vai trò của giải quyết tranh chấp thương mại

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp thương mại giúp đâm bảo công lý và công bằng Với vai trò này, giải quyết tranh chấp thương mại đảm bảo rằng các bên đều có cơ hội lên tiếng, đưa ra bằng chứng minh quyền và lợi ích của mình Bên bị vi phạm được lên tiếng trinh bày những thiệt hại của mình nhằm tìm kiếm các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như được đền bù các tồn thất do bị thiệt hại Đồng thời bên vi phạm cũng có quyền lên tiếng chứng minh và phản hỏi thông tin của bên bị phạm nhằm bảo

vệ quyền và lợi ích của mình trong những trường hợp ví dụ như bên bị thiệt hại muốn được bồi thường thiệt hại nhưng khoản bồi thường thiệt hại là quá

vô ly và bên bị thiệt hại có hành vĩ không phù hợp mua chuộc đề bên thứ ba đưa ra quyết định thiếu công bằng để lấy nhiều tiền bồi thường hơn, nếu không có tính công bằng và chính xác, chắng phải bên vi phạm sẽ phải chịu

Trang 8

6

mức bồi thường lớn hơn thực tế sao? Chính vì vay ma cần các quyết định và

giải pháp được đưa ra trên nguyên tắc nhất định, không bị ảnh hưởng bởi yếu

tố không liên quan để đem lại công lý cho các bên tranh chấp Các phương

pháp giải quyết này phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo đưa ra

các quyết định hợp lý

Thứ hai, giải quyết tranh chấp thương mại giúp bảo vệ quyên lợi cho các

bên tranh chấp Trong quá trình này, các bên có cơ hội xác định, thảo luận

và tìm kiếm các giải pháp thỏa đáng và công bằng cho mình

Thứ ba, giải quyết tranh chấp thương mại giúp các bên đuy trì quan hệ kinh đoanh Thay vì tốn thời gian tranh cãi và mâu thuẫn với nhau, việc giải quyết tranh chấp thương mại giúp loại bỏ mâu thuẫn, củng cô, xây dựng và bảo vệ mỗi quan hệ của các bên tham gia vào hoạt động kinh đoanh thương mại

Thứ tư, giải quyết tranh chấp thương mại giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực Bên cạnh việc duy trì các mỗi quan hệ trong kinh doanh, giải quyết tranh

chấp thương mại còn giúp các bên tiết kiệm thời gian và nguồn tiền chỉ trả

cho các hoạt động kiện tụng hay tranh đấu đối đầu

Thứ năm, giải quyết tranh chấp thương mại giúp các bên kiểm soát quyết định của mình Thay vì chờ đợi quyết định của trọng tài hay Tòa án, các bên

có thê tham gia vào quá trình giải quyết và đưa ra giải pháp phủ hợp với yêu cầu và lợi ích của mình

1.1.4 Nguyên tắc chung của giải quyết tranh chấp thương mại

Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện, hòa giải Trong lĩnh vực giải quyết tranh

chấp thương mại, neuyên tắc tự nguyện được hiểu là việc các bên tranh chấp

có quyền tư quyết định tham gia hoặc không tham gia, tự do thỏa thuận về nội dune, phương thức giải quyết tranh chấp Trong trong tai hay Toa an thi nguyên tắc này cũng được áp dụng ở một mức độ nhất định Ví dụ như sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp Tòa án cũng sẽ hòa giải, nếu hòa giải không thành mới tiễn hành tổ tụng

Thứ hai, nguyên tắc tôn trọng quan điêm của các bên tham gia giải quyết tranh chấp thương mại Tôn trọng là sự đánh giả đúng mực, coi trong danh

dự, phâm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người Điều này có nghĩa là các bên phải xem xét vấn đề từ góc nhìn của đối

phương mà không chỉ nhìn từ góc nhìn của bản thân mình Theo đó, các bên

phải được lắng nghe, hiểu và đánh giá một cách khách quan những góc nhìn, mong muôn và lợi ích cũng như tôn trọng và cởi mở trong g1ao tiếp Việc

Trang 9

7

này sẽ giúp các bên hiểu được nguyên nhân, lợi ích và mong muốn của nhau

Từ đó tìm được giải pháp phù hợp hướng tới mục tiêu đôi bên cùng có lợi

Thứ ba, nguyên tắc bình đăng, công bằng Bình đăng có nghĩa là sự đôi xử

công bằng và như nhau, không có sự phân biệt hoặc ưu tiên dựa trên bất kỳ đặc điểm cá nhân nảo Điều này có nghĩa là các bên phải xem xét vấn đề từ góc nhìn của đối phương, không chỉ dựa vào quan điêm riêng của mình, đặt mình vào vị trí, vai trò ngang hàng với đối phương Việc này sẽ giúp các bên hiểu được nguyên nhân, lợi ích và mong muốn của nhau, từ đó tìm ra giải pháp hợp lý và cân bằng cho cả hai bên Nguyên tắc này phan anh tinh than của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại, theo đó các bên có quyền

tự do lựa chọn phương thức, thủ tục và điều kiện để giải quyết tranh chấp, không bị áp đặt hay can thiệp bởi bất kỳ cơ quan, tô chức hay cá nhân nảo Công bằng, hợp lý, không vi phạm điều cắm của pháp luật, đạo đức xã hội là yêu cầu trong mọi việc giải quyết tranh chấp

Thứ tư, nguyên tắc thiện chí, hợp tác Trong hoạt động thương mại, thiện chí được hiểu là sự mong muốn thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng và hợp tác với các bên liên quan để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững Trong giải quyết tranh chấp thương mại, hợp tác là sự cùng nhau bản bạc, trao đôi thông tin, chia sẻ quan điểm và tìm ra giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên Theo đó, các bên tham gia tranh chấp phải có ý định nghiêm túc, trung thực và tôn trọng lợi ích của nhau trong quá trình đàm phán, không được sử dụng các biện pháp gian lận, đe dọa hoặc ép buộc để đạt được kết quả mong muốn

Thứ năm, nguyên tắc các bên cùng có lợi Trong lĩnh vực giải quyết tranh

chấp thương mại, nguyên tắc này được hiểu là việc các bên tranh chấp củng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp và đều đóng góp ý kiến, giải

pháp đề tìm ra một giải pháp giải quyết tranh chấp phù hợp với lợi ích của cả

hai bên Trong các tranh chấp liên quan đến pháp lý thì việc tìm một giải pháp để cả đôi bên đều có lợi không phải là vấn đề đơn giản Nhưng phải biết nhìn xa trông rộng, chịu bỏ đi một lợi ích nhỏ trước mắt để có những mỗi quan hệ lâu dài Nguyên tắc này có vai trò trong việc đảm bảo tính khả thí và bền vững của giải pháp giải quyết tranh chấp

1.2 Các chủ thể tham gia vào giải quyết tranh chấp thương mại

Thứ nhất là các bên tranh chấp Đây là những cá nhân, tô chức hay doanh nghiệp

có mâu thuẫn hoặc tranh cãi với nhau về một vẫn dé thương mại cụ thể Các bên tranh chấp có quyền và lợi ích riêng và thường mong muốn tìm kiếm sự công bằng

Trang 10

Thi ba là hòa giải viên thương mại hoặc trung tâm hòa giải thương mại Hòa giải viên thương mại hoặc trune tâm hòa giải thương mại có thê cung cấp dịch vụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại Họ có thể cung cấp các quy tắc và quy trình để hỗ trợ và điều phối quá trình giải quyết tranh chấp

Thứ tư là trọng tài thương mại Trọng tài là một bên thứ ba không liên quan đến mâu thuẫn và được hai bên đồng ý bổ nhiệm để giải quyết tranh chấp Trọng tài có vai trò như một quan tòa không chính thức và đưa ra quyết định cuỗi cùng Quyết định của trọng tải thường có tính ràng buộc pháp lý

Thứ năm là các cơ quan !Ố tụng, Tòa án Trong một số trường hợp, khi các bên

không thê giải quyết được tranh chấp thông qua đàm phán hoặc trong tài, họ có thé đưa tranh chấp lên Tòa án trong nước hoặc quốc tế Tòa án là một cơ quan chính thức có thâm quyên ra quyết định và tuyên án trong tranh chấp

Các chủ thể nêu trên có thể tham gia đơn độc hoặc kết hợp với nhau để giải quyết

tranh chấp thương mại Cách thức tham gia và vai trò của từng chủ thể có thể khác

nhau tủy theo quy định pháp luật và sự thỏa thuận của các bên liên quan

1.3 Mật số kỹ năng cơ bản trong giải quyết tranh chấp thương mại

1.3.1 Kỹ năng chung về giải quyết tranh chấp thương mại

Vè kỹ năng đàm phán: Đàm phán là quá trình tìm kiếm sự thỏa thuận giữa

các bên tranh chấp Kỹ năng đảm phán bao gồm khả năng lắng nghe, tác động, và tìm ra các giải pháp sáng tạo và công bằng Nắm vững các kỹ năng dam phán có thê giúp người tham gia giải quyết tranh chấp thương mai tim

ra những thỏa thuận có lợi cho tất cả các bên

Vè kỹ năng giải quyết xung đột: Trong quá trình tranh chấp thương mại xảy

ra nhiều xung đột và mâu thuẫn Kỹ năng giải quyết xung đột giúp người tham gia giải quyết tranh chấp thương mại hiểu vấn đề một cách xác thực, tận dụng những cơ hội để giới thiệu các phương án giải quyết và đi đến sự thỏa thuận

Vè kỹ năng phân tích và đánh giá: Trong một tranh chấp thương mại, việc

phân tích và đánh giá sự thật là quan trọng Kỹ năng này g1úp người tham gia giải quyết tranh chấp thương mại hiểu rõ các yếu tô chính của tranh chấp,

Trang 11

Vè kỹ năng giải thích và lập luận: Trong quá trình đưa ra các quan điểm và

lập luận, người tham gia giải quyết tranh chấp thương mại cần có khả năng giải thích một cách logic và sâu sắc để chứng minh quan điểm của mình Kỹ năng giải thích và lập luận giúp người tham gia giải quyết tranh chấp thương mại thuyết phục và đảm bảo rằng các quyết định và sự thỏa thuận được đưa

ra dựa trên cơ sở hợp lý và công bằng

1.3.2 Kỹ năng đối với trọng tài viên

Thứ nhất, kiến thức về luật pháp: Trọng tài viên là người cầm cân nảy mực,

dù không phải là người đại diện cho quyền lực nhà nước nhưng họ cần có kiến thức sâu về luật pháp liên quan đến lĩnh vực thương mại Hiểu rõ các quy định, chính sách và quy tắc mà các bên tranh chấp có thê áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp Trọng tài viên được các bên lựa chọn nên thường phải có năng lực chuyên môn 2, kiến thức về luật pháp

Thứ hai, kỹ năng năng phân tích: Đề giải quyết được tranh chấp giữa các

bên Trọng tài cần có khả năng phân tích thông tin một cách logic và đáng tin cậy Điều này giúp họ hiểu rõ các yếu tố quyết định và làm ra những quyết định đúng đắn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, sự công bằng trong tranh chấp cũng như uy tín của chính minh

Thứ ba, khả năng lắng nghe và giao tiếp: Trọng tài viên là người thứ ba, ở giữa để giải quyết tranh chấp cho hai bên nên cần lắng nghe và hiểu cả hai

bên tranh chấp một cách công bằng và không thiên vị Họ cũng cần có khả nang giao tiếp tốt đề nhận diện và minh bạch hiểu ý kiến và quan điểm của

cả hai bên

Thứ tư, khả năng quản lý thời gian: Trong quá trình giải quyết tranh chấp,

trọng tài cần tuân thủ các thời hạn và đảm bảo quá trình diễn ra đúng tiến độ Khả năng quản lý thời gian đúng là quan trọng để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả của quy trinh

Trang 12

10

Thứ năm, khả năng đưa ra quyết định: Trọng tài cần có khả năng đưa ra

quyết định phù hợp và công bằng dựa trên các bằng chứng, luật pháp và quy tắc hợp lý Điều này yêu cầu họ có khả năng suy luận và đánh giá các thông tin một cách chinh xac va logic

1.3.3 Kỹ năng đối với thâm phán

Thứ nhất, về kiến thức về luật pháp: Thâm phán cần có kiến thức vững, và

sâu về luật pháp liên quan đến lĩnh vực thương mại Nắm vững các quy định

và tiêu chuẩn mà các bên tranh chấp có thế áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp

Thứ hai, về kỹ năng nghệ của thẩm phán: Tham phán cần có kỹ năng phân tích tài liệu, các bằng chứng và các tài liệu pháp lý liên quan Họ cần biết cách nắm bắt các yếu tố quyết định và rút ra kết luận đúng đắn từ các thông tin sẵn có

Thứ ba, về khả năng lắng nghe và giao tiếp: Thâm phán cần lắng nghe và hiểu rõ đầy đủ quan điểm của cả hai bên trong tranh chấp Họ cũng cần có

khả năng giao tiếp tốt để minh bạch và giải thích rõ ràng quyết định của

minh cho các bên liên quan

Thứ tư, về quản lý quy trình: Trong quá trình giải quyết tranh chấp, thâm

phán cần quản lý thời gian và hạn chế đủ để đảm bảo quá trình diễn ra một

cách hợp lý Họ cũng cần kiểm tra rõ ràng và bảo đảm tuân thủ quy trình và quy định tùy thuộc vào các vụ án cụ thê

Thứ năm, về kỹ năng đưa ra quyết định: Thâm phán cần có khả năng đọc

hiểu và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn và tiêu chí pháp lý để ra quyết định chính xác Họ cần suy luận và logic trong việc định rõ các yếu tổ quyết định

và đưa ra quyết định công bằng

Thứ sáu, về tính nhân văn và đạo đức: Thâm phan cần thế hiện tính nhân văn

và đạo đức trong giải quyết tranh chấp Họ cần đảm bảo tôn trọng và đôi xử công băng với tất cà các bên liên quan và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và quyên lợi pháp lý

Trang 13

11 CHƯƠNG 2: SỰ KHÁC BIỆT VẺ KỸ NĂNG GIỮA TRỌNG TÀI VIÊN VA THAM PHÁN KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHÁP TRONG THƯƠNG MẠI

2.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại

2.1.1, Khái niệm

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010

Khải niệm Trọng tài thương mại được chính thức quy định tại Khoản 1, Điều

3 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 Theo đó, “7rọng rài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thóa thuận và được tiễn hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại”

2.1.2 Đặc điểm

Một, trọng tài thương mại có tính phi nhà nước Đây là tô chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài Các trung tâm trọng tài thương mại không nằm trong cơ cấu thiết chế nào của bộ máy Nhà nước

và cũng không phải là một cơ quan xét xử của Nhà nước mà là một tổ chức

xã hội nghề nghiệp

Hai, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu

tô thỏa thuận va tai phán Thỏa thuận là yếu tố đầu tiên để các bên tranh

chấp quyết định sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng

trong tài thương mại Các bên thỏa thuận đề cùng nhau lựa chọn phương thức trọng tài (quy chế hay vụ việc) Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tải không thể thực hiện được Như vậy, nếu các bên đã đồng thuận trong việc chọn trọng tài thì phán quyết của trọng tài có chất bắt buộc các bên phải tuân

thủ

Ba, đương sự được tự định đoạt Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thê đề giải quyết đối với các hoạt động trọng tài; các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài hòa giải để các bên tranh thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp

Bốn, phán quyết của trọng tài là chung thẩm Phán quyết của trong tài có giá

trị chung thấm và không thể kháng cáo, kháng nghị trước bất kỳ cơ quan, tô chức nào Trọng tai chỉ xét xử một lần, phán quyết có giá trị chung thắm, nếu không bị hủy thì phán quyết sẽ được chuyền sang Cơ quan thi hành án

Ngày đăng: 27/12/2024, 07:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN