e_ Trong quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng hòa giải giữa các bên sẽ không có sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục øIải quyết.. Hòa
Trang 1NGAN HANG NHA NUGC VIETNAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HO CHi MINH
TIEU LUAN MON LUAT KINH DOANH
CHU DE: GIAI QUYET TRANH CHAP TRONG HOAT DONG KINH DOANH THUONG MAI
LY LUAN VA THUC TIEN
NHOM 7
Ngô Xuân Danh : 050611230180 Phan Hồng Hạnh : 050611230341 Nguyễn Minh Anh : 050611230060 Tran Quỳnh Như : 050611230946
Đăng Thị Phương Nguyên :— 050611230821
Mai Thanh Thảo : 050611231150
TP Hỗ Chí Minh, tháng 06 năm 2024
Trang 21
PHIEU CHAM DIEM CUA GIANG VIEN
Giang vién cham 1:
Trang 3BÁNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN
1 Ngô Xuân Danh 050611230180 100%
2 Phan Hồng Hạnh 050611230341 100%
3 Nguyễn Minh Anh 050611230060 100%
4 Mai Thanh Thảo 050611231150 100%
5 Trần Quỳnh Như 050611230946 100%
6 Đặng Thị Phương Nguyên 050611230821 100%
Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU -à S21 21 2112112112121111211211211212211 11211 1121112111211 na 1 NOI DUNG ooo cccccccccccscsssessesssessessessvcscssessessvesuesuessessucsusssessesasesuesiessuestessessessesaasesssatestesesesseen 2
I Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương
1 Nhận thức chung về giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại 2
1.4.1 Phi t6 tụng - cá cc n2 nnnH tt 121 121 1 na ng ren 3 1.4.2 TỐ tụng - sc n t Ự nỰE1 1 21121 1n 121 121121 ng ru 4
2 Các phương thức dé giải quyết tranh chấp - 5c s c E tEE r2n2te Hy Hee 4 2.1 Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án - se 4
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm ccc 22 tt HH2 tre 4
2.1.2 Tòa án có thâm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại .5 2.1.3 Thâm quyển Tòa án 12t SE 2112711112122 211018 1212 tgg reo 5
2.1.3.2 Tham quyén theo cap T0a a cccccccccsscescessssssecsessessessesessssesesssevsseren 5 2.1.3.3 Thâm quyên theo lãnh thô 2 St St E12 12111122121 nen 6 2.1.3.4 Thâm quyên của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn - 6 2.1.4 Nguyên tắc Xét XỬ nh HH HH nàn ng ru ren 7
2.1.4.1 Quyén quyét định và định đoạt của đương sự con 7
2.1.4.2 Bình đăng giữa các bên đương sự - SH nhe rryg 7
° cố ch 7
Trang 52.1.4.5 Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng - sec 8
2.1.5 Thủ tục xét xử sơ tha cccccccccccecssesssessecssessvetsvessessnsssessietsserssesserseterees § pRYaaiaẢ § PIN na § 2.1.5.3 Chuân bị xét Xử -5- 2c 222 22 2101212122 re 9 2.1.5.4 Phiên tòa sơ thâm -¿ 5 2522 2112211211122 212212 2g re 9 2.1.6 Thủ tục xét xử phúc thâm -s 5c St E112 1211221221211 1e 9
2.2 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mái 2s cerrrc 10
2.2.1 Khái niệm - 25: c1 2 122211222 1 2 222 rere 10 2.2.2 Đặc điểm - 2n 2H12 H2 H21 21222 10 2.2.3 Phân loại -¿- 25s s2 222110211127 1c 1 21 2 12g12 1c eree 11 2.2.4 Tổ chức trọng tài - s21 212212 12H 121 ng tg re reg 11
2.2.5 Nguyên tắc gidi QUY Et eee ceccccccsecsessesssessesssesesecssecsesssesteseesssestessesneseteee 12 2.2.6 Tham quyén trong tai c.ccccccccccsccesessesssescessessecessssessessnseesscseserseseesieeessees 12
2.2.7 Thủ tc gidi QUY Et eee cecccccccceceecsecsessesssessesessesesecsrecsesstestesecsusestessesneseeees 13 Q2T A NOp GOD cccccccsssessssesssecsseesssessasetssetssvessrectisessestareteseesasecareetsessesteeteees 13 2.2.7.2 Thành lập hội đồng trọng tải 0 S0 SE HH HH re 13 2.2.7.3 Giải quyết tranh chấp s5 1512122212 1g na 13 2.3 Hòa giải cọ HH2 H2 HH2 g1 HH H2 2H nen te 14 2.3.1 Khái niệm và đặc điểm - 5 2S 2E E211 1112212212 re 14
2.3.2 Những quy định chung về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
2.3.2.1 Phạm vi điều chỉnh 5: 56 2s 2212711 11221222 121222 rreg 16 2.3.3 Nguyên tắc hòa giải ch nh HH H2 HH 2H21 gu 16
2.3.4 Phương thức hòa giải 2 11211 vn H1 111111121111 101111012011 1t trkg 17 2.4 Phương thức thương lượng - c2 n1 2v H101 1110111110110 11 re, 18
Trang 6P.hN to nc.PỢOIiiẢÝẼŸỶÝẼÝẼỶẼỶẼỶÝỶŸÃÝỶÝÝẢŸẢ 18
2.4.2 Đặc điểm ch HH HH HH gu gu 19
II Thực tiễn về giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mạii 19
1 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp thương máại 19
NI cu con ii5Ả33Ý 20 1.2 Về công tác tô chức, chỉ đạo triển khai, phối hợp với Sở ban ngành tại địa
phương về việc thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa ắn co 20
1.3 Về bồi dưỡng, tập huấn và thông tin tuyên truyền s- nen sere 20
1.4 Việc tuyên chọn, bỗ nhiệm, miễn nhiệm HGV; hoạt động của HGV 21
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Việc nghiên cứu luật không chỉ giúp chúng ta ở mức độ hiểu biết và chấp hành
luật ma con co thé giúp ta hiểu được nội dung của luật Không có pháp luật, xã hội
sẽ không thê tổn tại được Vì lý do đó, bản thân pháp luật phải là thước đo của sự công bằng và công lý, chúng ta không thê vi phạm giá trị và chức năng vốn có của
nó Từ góc độ một sinh viên kinh tế, những người sẽ tiếp xúc với các hoạt động kinh doanh và thương mại ở một mặt, ta chịu ảnh hướng bởi luật pháp và tuân thủ luật pháp mặt khác, chúng ta cũng phải có khả năng đánh giá luật pháp, kiến thức
và đề xuất, hoàn thiện pháp luật và biến nó thành kênh pháp lý để bảo vệ sự phát
triển lành mạnh của môi trường kinh doanh Vì thế, nhóm chúng em viết bài tiểu luận "Giải quyết tranh chấp trone hoạt động kinh doanh thương mại: lý luận và thực tiễn" nhằm trình bày những hiểu biết, kiến thức của bản thân về pháp luật trong môi trường kinh doanh và thương mại Bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót vi mức độ hiểu biết hạn chế của bản thân, em rất mong nhận được sự góp
ý của thây nhắm củng cô, bồ sung hơn cho kiên thức của nhóm em
Trang 81.1, Khái niệm kinh doanh thương mại
Kinh doanh thương mại là hoạt động sử dụng tải chính, năng lực và sáng tạo của
cá nhân hoặc tổ chức để mua bán hàng hóa, nhằm thu lợi nhuận Dựa theo luật Thương mại của Việt Nam từ năm 2006, thương mại không chỉ đơn thuần là việc mua va ban hang, ma còn bao gom:
e« Mua va ban hang hoa
« - Cung cấp các dịch vụ liên quan
Öồ Xúc tiến thương mại, ví dụ như quảng cáo, khuyến mãi, tô chức hội chợ và triển lãm
« - Hoạt động trung gian, bao gồm môi giới, đại lý, và ủy thác mua bán
« - Một số hoạt động khác như gia công, đấu giá, dịch vụ logistics, và nhượng quyên thương mại
Tất cả những hoạt động trên đều nhằm mục đích phát triển và mở rộng thị trường, tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và thu lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp
1.2, Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ p1ữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại
Trang 93 1.3 Đặc điểm của tranh chấp thương mại
Về chủ thể: tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh doanh, thương mại, chủ yếu giữa các thương nhân
Vệ nội dung: quyền và nghĩa vụ của các bên trong mỗi quan hệ cụ thé phat sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh, thương mại
Về đối tượng: những lợi ích của các bên và thường gắn liền với yếu tổ tải sản 1.4, Phan loại của tranh chấp thương mại
1.4.1 Phi tố tụng
Thương lượng giữa các bên:
e Có thể hiểu hình thức giải quyết tranh chấp thương lượng giữa các bên là hình
thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào
e_ Trong quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng hòa giải giữa các bên sẽ không có sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình
tự, thủ tục øIải quyết
e Két qua cua quá trình giải quyết tranh chấp sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên
Hoà giải thương mại:
Là phương thức hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải
Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên
thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải
quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này
Trang 10-_ Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên
thứ ba
1.4.2 Tổ tụng
Tố tụng và việc các đương sự khởi kiện tại các cơ quan có thắm quyên giải quyết tranh chấp yêu cầu các cơ quan này giải quyết, đưa ra những phán quyết có tính bắt buộc đề bảo vệ cho quyền và lợi ích chính đáng của mình
%* Thủ tục tố tụng tại Tòa án:
Là hình thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán nhà nước Bản án
quyết định của Tòa án có tính chất bắt buộc đối với các bên Trong trường hợp cần
thiết, nhà nước có thê sử dụng biện pháp cưỡng chế
%* Thủ tục tố tụng tại Trọng tài:
Là phương thức giải quyết tranh chấp mà trong đó các bên tranh chấp thỏa thuận
giao cho Trọng tài phán xét tranh chấp của họ Quyết định trọng tài có hiệu lực bắt
buộc đôi với các bên
Trang 112 Các phương thức để giải quyết tranh chấp
2.1 Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa an
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm
Giải quyết tranh chấp tại tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán nhà nước, được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do
pháp luật quy định Bản án, quyết định của Tòa án có tính chất bắt buộc các bên
phải tuân theo và được cưỡng chế thí hành nếu các bên có liên quan không tự nguyện chấp hành
Tòa án có đặc điểm sau đây:
Tòa án 1a co quan tai phán nhân danh nhả nước để giải quyết tranh chấp
e Hoạt động giải quyết tranh chấp bằng tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng, như về địa điểm, thời gian và các bước tiến hành tổ tụng, thành phần hội đồng xét xử,
e Với tư cách nhân danh nhà nước, hoạt động giải quyết tranh chấp của tòa án phải
đáp ứng yêu cầu cao về tính chính xác, khách quan, công bằng, nghiêm minh và
đúng pháp luật
e Trong quá trinhg giải quyết tranh chấp bằng thương mại, Tòa án giữ vai trò vừa
là cơ quan tài phán, đồng thời là cơ quan bảo vệ pháp luật
2.1.2 Tòa án có thấm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại
Tại Việt Nam, hệ thống tòa án bao gồm: Toản án nhân dân tối cao(TAND tối
cao), TAND cấp cao, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (TAND tỉnh), TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (TAND huyện)
và Tòa án quân sự TAND tôi cao, cấp cao không xét xử sơ thâm
Trang 122.1.3 Tham quyền Tòa án
2.1.3.1 Thấm quyền theo vụ việc
Tham quyền theo vụ việc sẽ giúp nguyên đơn xác định được vụ tranh chấp của minh có phải được xét xử tại Tòa kinh tế hay không
2.1.3.2 Thấm quyền theo cấp Tòa án
Thâm quyền theo cấp Tòa án giúp nguyên đơn xác định tranh chấp của mình sẽ được giải quyết lần đầu tại tòa cấp huyện hay tòa cấp tỉnh
Trong trường hợp cần thiết, TAND cấp tỉnh có thê lây những vụ việc thuộc thắm
quyền của TAND cấp huyện lên để giải quyết theo thủ tục sơ thâm
2.1.3.3 Thâm quyền theo lãnh thổ
Việc xác định thâm quyền theo lãnh thô của Tòa án sẽ giúp nguyên đơn biết nơi gửi đơn khởi kiện Tòa án có thắm quyền giải quyết tai:
- Nơi cư trú, trụ sở
- Theo sự thỏa thuận
- Theo nơi có bất động sản
- Theo nơi phải thi hành án
2.1.3.4 Thấm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Trong một số trường hợp nhất định, nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp:
e Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thé yéu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sé cudi củng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
e Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
e Nếu bị đơn cư trú, làm việc, trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thé yêu câu Tòa án nơi bị đơn cu tru, lam viéc, c6 tru so giai quyét;
Trang 13e Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động chi nhánh tô chức thì nguyên đơn có thé yêu cầu Tòa án nơi tô chức có trụ sở hoặc nơi tô chức có chí nhánh giải quyết;
e Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thế yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc oây thiệt hại giải quyết;
e Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa
án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
e Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau
thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải
quyết
2.1.4 Nguyên tắc xét xử
2.1.4.1 Quyền quyết định và định đoạt của đương sự
Khi giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc “quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” Theo đó, các bên tranh chấp
sẽ có quyền quyết định việc khởi kiện và yêu cầu tòa án có thâm quyền giải quyết
vụ việc Tòa án chỉ tiến hành thụ lý khi có đơn khởi kiện và giải quyết VỤ VIỆC trong phạm vi khởi kiện đó
Ngoài ra, trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án, các bên đương
sự hoàn toản có quyền chấm dứt hoặc thay đổi các yêu cầu khởi kiện nếu nó không trái với đạo đức xã hội và pháp luật
2.1.4.2 Bình đẳng giữa các bên đương sự
Theo nguyên tắc này, các bên đương sự sẽ được bình đăng với nhau trong quá trình giải quyết tô tụng tại tòa án mà không có sự phân biệt dù là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân hoặc thuộc thành phần kinh tế nhà nước, không
phân biệt là doanh nghiệp của nước nhỏ hay nước lớn, không phân biệt doanh
nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp thuộc tập đoàn kinh tế lớn.
Trang 14Tuy nhiên trên thực tiễn xét xử thì nguyên tắc này có được đảm bảo hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào công tác pháp chế trong nước và theo từng giai đoạn, thời kỳ
lịch sử nhất định
2.1.4.3 Xét xử độc lập và tuân thủ theo pháp luật
Khi xét xử các vụ án tranh chấp, tòa án sẽ hoản toàn độc lập trong xét xử vả không phụ thuộc vào các cơ quan khác Toàn bộ quá trình tô tụng của tòa án chỉ tuân theo những quy định của pháp luật, không bị chỉ phối bởi các quan điểm chính trị Pháp luật của các nước trên thế giới cũng nghiêm cắm mọi hành vi cản trở thâm phán, hội thâm thực hiện nhiệm vụ trong các phiên xét xử
2.1.4.4 Hoa giai
Tòa án sẽ có trách nhiém thyc hién hoa giai va tao điều kiện thuận lợi để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc tranh chấp Chỉ khi các bên không thể thương lượng, hòa giải với nhau được thì tòa án mới có thể tiễn hành xét xử vụ việc Ngoài ra, việc hòa giai co thé thực hiện ở bắt ky gia doan nao trong quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án
2.1.4.5 Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng
Tòa án không có nghĩa vụ phải cung cấp, xác minh chứng cứ mà chính các bên
đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh tính xác thực của chứng
cứ cũng như yêu cầu giải quyết tranh chấp của mình là có căn cứ và hợp pháp Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định Tòa án có quyền thu thập, xác minh chứng cứ
và chủ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ nếu vụ án nằm trong những trường hợp được quy định bởi pháp luật
2.1.5 Thủ tục xét xử sơ thẫm
2.1.5.1 Khởi kiện
Cá nhân, tô chức có quyên khởi kiện vụ án đề yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp phap cua minh Đề đơn khởi kiện được thụ lý thì cần các điều kiện sau:
e Người khởi kiện có quyền khởi kiện;
e Khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện;
Trang 15e Sw viéc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lự pháp luật của tòa án hoặc của cơ quan có thâm quyền khác;
e Sự việc thuộc thâm quyên của tòa án;
e Sự việc không được các bên thỏa thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài;
e _ Nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí
2.1.5.2 Thụ lí vụ án
Thụ lí là cơ sở phát sinh vụ án đồng thời đó cũng là thời điểm xác định thời hạn
tố tụng Hỗ sơ được thụ lí là hồ sơ đã có thể được xem xét, giải quyết Kế từ thời điểm thụ lí vụ án, Tòa án sẽ phân công thâm phán phụ trách giải quyết vụ việc và các ø1aI đoạn, các bước của tổ tụng kinh tế được bắt đầu
2.1.5.3 Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuân bị xét xử là hai tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, đối với vụ án có
tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể giải quyết gia hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá một tháng
Trong giai đoạn này, Tòa án cần phải tiến hành các công việc:
e Sau khi thụ lí, tòa án cần phải thông báo cho phía bị đơn và những người có quyền lợi liên quan đến vụ kiện mà nguyên đơn đã bị khới kiện, đồng thời những
người này phải gửi ý kiến của mỉnh về vụ việc đó đến tòa án
e Tòa án xác minh, thu thập các chứng cứ, tài liệu để chuẩn bị cho việc xét xử, và
chuẩn bị tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự Tòa án có thé lay lời khai của
những người liên quan
e Tòa án phải tiễn hành hòa giải giữa các đương sự
2.1.5.4 Phiên tòa sơ thấm
e_ Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thắm gồm: 1 thấm án và 2 hội thâm nhân dân Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thâm có thê gồm 2 Tham
phan và 3 Hội thắm nhân dân.
Trang 1610 e_ Thành phần tham gia phiên tòa sơ thâm gồm: Đương sự (hoặc người đại diện
của đương sự), Kiểm soát viên, người làm chứng, người phiên dịch, người giám
định, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
e_ Bản án, quyết định sơ thấm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tổ tụng Bản án, quyết định sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do luật định thì có hiệu lực pháp luật
2.1.6 Thủ tục xét xử phúc thấm
Phúc thâm là một thủ tục của tố tụng kinh tế, mả trong đó, Tòa án cấp phúc thâm
tiễn hành xem xét lại bản án, quyết định sơ thâm của Tòa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật Tòa án cấp phúc thâm không xử lại toàn bộ vụ việc ma toa án cấp sơ thâm đã xử Phiên tòa phúc thấm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thâm có kháng cáo, kháng nghị hoặc
có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị
2.2 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
2.2.1 Khái niệm
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tải viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập được các bên tranh chấp lựa chọn và trên cơ sở pháp luật thừa nhận, tiến hành giải quyết xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên phải thực hiện,
2.2.2 Đặc điểm
Phương thức giải quyết tranh chấp này có một số đặc điểm như sau:
e Trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ, không đại diện cho quyền lực nhà nước, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tải
e Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tổ thỏa thuận và tài phán
Trang 17e Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bảo đảm quyền tự do định đoạn của các đương sự cao hơn so với phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án, cho phép các đương sự được lựa chọn trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp, luật áp dụng vả cả quy tắc tố tụng
e Phán quyết trọng tài là chung thâm và có hiệu lực bắt buộc thi hành
e Nguyên tắc xét xử của trọng tài là không công khai
e Với vai trò cơ quan tài phán tư, trọng tải thương mại nhận được sự hỗ trợ pháo lí
từ phía Nhà nước (thông qya Tòa án, cơ quan thị hành án) trong quá trình giải quyết cũng như thực thi các quyết định và phán quyết trọng tài
2.2.3 Phân loại
Trọng tài quy chế (trọng tài thường trực) là hình thức giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của Trung tam trọng tài đó
Trọng tài vụ việc (Trọng tải Ad-hoc) là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật TTTMI và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận
2.2.4 Tổ chức trọng tài
Không giống như hệ thống Tòa án Nhân dân, các trung tâm trọng tải được thành
lập theo nhu cầu và theo quy định của pháp luật
Hiện nay Việt Nam có các trung tâm trọng tải thương mại sau:
e Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) thành lập ngày 28/4/1993, trụ sở
Trang 182.2.5 Nguyên tắc giải quyết
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên và phải tuân theo các nguyên tac sau:
e Trọng tải viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội Cơ quan trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp khi các bên có thỏa thuận giải quyết tại TTTT đó; Trọng tài viên phải tôn trọng các thỏa thuận của các bên như ngôn ngữ, phạm vi giải quyết tranh chấp, chọn lựa trọng tài viên, chọn lựa luật pháp,
e Trọng tài viên phải độc lập, khách quán, vô tư và tuân theo quy định của pháp
luật
e Các bên tranh chấp đều bình đăng về quyền và nghĩ vụ Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện đề họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
e Giải quyết tranh chấp bằng trọng tải được tiến hành không công khai, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác
e Phán quyết trọng tài là chung thấm: khác với giải quyết bằng Tòa án, phán quyết trọng tải có hiệu lực thí hành ngay và không được phúc thâm, giám đốc thâm hoặc tái thâm
Trang 1913 2.2.6 Thâm quyền trọng tài
Trọng tài có thâm quyền giải quyết các tranh chấp sau:
e Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
e Tranh chấp giữ các bên phát sinh trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại
e Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng
2.2.7.2 Thành lập hội đồng trọng tài
e Hội đồng Trọng tài thường bao gồm một hoặc ba trọng tài viên, được chọn theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của trung tâm trọng tài nếu không có thỏa thuận
e Các bên có thể tự chọn trọng tài viên hoặc yêu cầu trung tâm trọng tài chỉ định
2.2.7.3 Giải quyết tranh chấp
e Trong quá trình tố trụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu HĐTT hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp
e Nếu hòa giải thành và theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài lập Biên bản hòa giải thành và ra Quyết định hòa giải thành, Quyết định này có giá trị chung thâm và được thi hành