1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ti)U luân + luật thương mại quốc tế tên Đề tài luật wto về giải quyết tranh chấp

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

Bên cạnh những thành công đáng kể, hệ thống giải quyết tranh chấp củaWTO vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được giải quyết thông qua đàmphán trong khuôn khổ WTO, như vấn đề về khả nă

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HVNG

KHOA QT KINH TẾ – QUỐC TẾ

TI)U LUÂ+N LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Tên đề tài:

LUẬT WTO VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Chuyên ngành: Luâ Xt kinh tế Khóa học: 2021

GVHD: Võ Anh Phúc Nhóm 3

Biên H4a, tháng 10/2023

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1 Hệ thống giải quyết tranh chấp - từ GATT đến WTO:

Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, được vận hành từ ngày1/1/1995 đến nay, vốn không phải là hệ thống mới Thực chất, hệ thống nàyđược xây dựng trên cơ sở hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT 1947.Trong suốt gần 50 năm trước khi WTO ra đời, hệ thống giải quyết tranh chấpcủa GATT 1947 được vận hành chỉ dựa trên hai điều khoản ngắn gọn - ĐiềuXXII và Điều XXIII GATT 1947, cùng với một số nguyên tắc cũng như thông

lệ được hệ thống hoá trong các quyết định và thoả thuận của các bên kí kếtGATT 1947 Vì vậy, cũng dễ hiểu khi hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT

đã không thể đưa ra những thủ tục cụ thể để giải quyết các tranh chấp một cáchhiệu quả Hơn thế nữa, hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT 1947 còn cónhiều điểm hạn chế đáng kể, dẫn đến việc nảy sinh những vấn đề phức tạp vàonhững năm 1980 Do đó, rất nhiều bên kí kết của GATT 1947, kể cả các DCs vàcác nước phát triển, đều nhận thấy rằng cần phải thay thế hệ thống giải quyếttranh chấp của GATT 1947, vốn đã lạc hậu, đơn giản, được vận hành dựa trênsức mạnh, và giải quyết các tranh chấp chủ yếu thông qua các cuộc đàm phánmang tính ngoại giao, bằng một hệ thống cụ thể và được vận hành dựa trên cácquy tắc để giải quyết các tranh chấp thông qua việc xét xử Trên cơ sở đó, saucác cuộc tranh luận kéo dài, một hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, đượcđàm phán trong khuôn khổ Vòng đàm phán U-ru-goay, đã được thiết lập Hệthống này được hình thành chủ yếu nhằm đưa ra một cơ chế giải quyết tranhchấp nhanh chóng giữa các thành viên WTO liên quan đến các quyền và nghĩa

vụ của họ theo quy định của WTO, cũng như nhằm bảo vệ an ninh và cung cấpkhả năng có thể dự đoán của hệ thống thương mại đa phương Hệ thống giảiquyết tranh chấp của WTO được vận hành dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhưnguyên tắc ‘đồng thuận nghịch’, nguyên tắc bí mật trong tố tụng, nguyên tắcbình đẳng trong giải quyết tranh chấp và nguyên tắc dành sự đối xử đặc biệt chocác thành viên DCs

Mặc dù hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên cơ

sở các quy định và thực tiễn giải quyết tranh chấp của GATT 1947, nhưng nóvẫn có một số thay đổi đáng kể, đó là:

- Sự xuất hiện của nguyên tắc ‘đồng thuận nghịch’;

- Việc đẩy nhanh các thủ tục với những khung thời hạn cụ thể cho các hoạt động

tố tụng tại WTO;

Trang 4

- Bổ sung thủ tục phúc thẩm nhằm mang lại cho các bên tranh chấp cơ hội tiếptheo để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình theo quy định củaWTO; và

- Bổ sung tính bắt buộc và xây dựng cơ chế thực thi nhằm đảm bảo tốt hơn việcbảo vệ quyền lợi cho các thành viên WTO

Bên cạnh những thành công đáng kể, hệ thống giải quyết tranh chấp củaWTO vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được giải quyết thông qua đàmphán trong khuôn khổ WTO, như vấn đề về khả năng và tính hiệu quả của việc

áp dụng các biện pháp trả đũa, về phạm vi xem xét phúc thẩm, cũng như việc ápdụng các biện pháp tạm thời Các thành viên WTO cũng đã nhất trí việc tiếnhành đàm phán nhằm cải tiến và làm rõ các quy định của DSU Trên thực tế, cáccuộc đàm phán để rà soát và sửa đổi DSU đã diễn ra từ năm 1998 nhưng chođến nay vẫn chưa đạt được bất kì thoả thuận nào

2 Hiệp định về giải quyết tranh chấp của WTO (DSU):

Hiệp định về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp, thường đượcgọi là Hiệp định về giải quyết tranh chấp hay DSU, thường được xem như làmột trong những thành công đáng kể nhất của Vòng đàm phán U-ru-goay DSUđưa ra một cơ chế giải quyết tranh chấp duy nhất áp dụng cho tất cả các hiệpđịnh của WTO được liệt kê trong Phụ lục 1 của DSU, bao gồm Hiệp định thànhlập WTO; 12 hiệp định đa phương trong lĩnh vực thương mại hàng hoá; Hiệpđịnh GATS; Hiệp định TRIPS; Hiệp định về mua sắm chính phủ; Hiệp định vềmua bán máy bay dân dụng; và chính DSU

Về cấu trúc, DSU gồm có 27 điều và 4 phụ lục DSU quy định về phạm

vi thẩm quyền và chức năng cơ bản của các thiết chế trong việc giải quyết tranhchấp tại WTO Bốn phụ lục của DSU đã cụ thể hoá các hiệp định có liên quan;phân nhóm các quy tắc và thủ tục đặc biệt và bổ sung được quy định trong cáchiệp định có liên quan; quy định những thủ tục làm việc cơ bản và kế hoạch làmviệc dự kiến của Ban hội thẩm và đưa ra những quy tắc và thủ tục được áp dụngcho bất kì nhóm chuyên gia rà soát nào có thể được thành lập bởi Ban hội thẩm

3 Các cơ quan của WTO tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp:

Các cơ quan chính của WTO tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp

đó là: Cơ quan giải quyết tranh chấp (viết tắt là ‘DSB’), Ban hội thẩm, Cơ quanphúc thẩm, Tổng giám đốc và Ban thư kí của WTO, các trọng tài viên, cácchuyên gia độc lập và các cơ quan chuyên môn khác Nội dung của mục nàychủ yếu trình bày về DSB, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm

Trang 5

Đại hội đồng sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của DSUthông qua DSB Giống như Đại hội đồng, DSB là cơ quan chính trị bao gồmđại diện của tất cả các thành viên WTO Theo khoản 1 Điều 2 DSU, DSB cóthẩm quyền thành lập Ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp, thông qua các báocáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc áp dụngcác phán quyết và khuyến nghị mà cơ quan này thông qua và cho phép đình chỉcác nhượng bộ và các nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan, nếu cácphán quyết và khuyến nghị đó không được các thành viên thực hiện trongkhoảng thời gian hợp lí DSB có một Chủ tịch riêng, thường là người đứng đầucủa phái đoàn thường trực tại Giơ-ne-vơ của một trong các thành viên và được

hỗ trợ bởi Ban thư kí WTO

Ban hội thẩm là một cơ quan bán tư pháp và độc lập, do DSB thành lập

để xem xét các tranh chấp không thể giải quyết được ở giai đoạn tham vấn.Khoản 1 Điều 6 của DSU quy định rằng Ban hội thẩm được thành lập chậmnhất là vào ngày cuộc họp tiếp theo của DSU, mà tại đó yêu cầu thành lập Banhội thẩm lần đầu tiên được đưa ra như một nội dung trong chương trình nghị sựcủa DSB, trừ trường hợp tại cuộc họp đó, DSB quyết định trên cơ sở đồng thuậnkhông thành lập Ban hội thẩm Mỗi Ban hội thẩm thường bao gồm ba, trongtrường hợp đặc biệt là năm chuyên gia có trình độ và độc lập được lựa chọn trên

cơ sở ‘ad hoc’ (theo từng vụ việc) Theo khoản 10 Điều 8 DSU, trong trườnghợp tranh chấp xảy ra giữa một thành viên DC và một thành viên phát triển, nếuthành viên DC có yêu cầu thì trong thành phần Ban hội thẩm sẽ phải có ít nhấtmột hội thẩm viên là công dân của một thành viên DC Chức năng của Ban hộithẩm là đưa ra các đánh giá khách quan về cả nội dung sự kiện và nội dungpháp luật của vụ việc, và đệ trình một báo cáo lên DSB, trong đó Ban hội thẩmđưa ra các kết luận của mình bao gồm cả những khuyến nghị, trong trường hợpphát hiện có sự vi phạm nghĩa vụ của một thành viên WTO

Cơ quan phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai và cũng là cấp xét xử cuối cùngcủa hệ thống giải quyết tranh chấp Giống như Ban hội thẩm, Cơ quan phúcthẩm là cơ quan bán tư pháp và độc lập, nhưng khác với Ban hội thẩm, Cơ quanphúc thẩm là cơ quan thường trực bao gồm bảy thành viên, trong đó mỗi thànhviên có nhiệm kì bốn năm và có thể được tái bổ nhiệm một lần Theo khoản 3Điều 17 DSU, các thành viên Cơ quan phúc thẩm phải là những người có uy tín,

có kinh nghiệm chuyên môn về pháp luật, về thương mại quốc tế và những lĩnhvực thuộc diện điều chỉnh của các hiệp định nói chung; đồng thời họ cũngkhông được liên kết với bất kì chính phủ nào Trong trường hợp có kháng cáođối với báo cáo của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm sẽ tiến hành xem xét lạicác nội dung pháp luật bị kháng cáo và đệ trình báo cáo lên DSB, trong đó Cơquan phúc thẩm có thể giữ nguyên, hủy bỏ hoặc sửa đổi kết luận của Ban hội

Trang 6

thẩm, nhưng chỉ trong phạm vi các nội dung pháp lí đã được nêu và việc giảithích pháp luật Một điều cần lưu ý là trong các kết luận và khuyến nghị củamình, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm không thể bổ sung hay hạn chế cácquyền và nghĩa vụ của bất cứ thành viên WTO nào được quy định trong cáchiệp định có liên quan

Ngoài ba cơ quan nêu trên, trong khuôn khổ WTO, còn có một số cơquan khác cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp,như Tổng giám đốc và Ban thư kí của WTO, các trọng tài viên, các chuyên giađộc lập và các cơ quan chuyên môn

4 Các bên tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp:

4.1 Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB):

Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cảcác quốc gia thành viên DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua cácbáo cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành cácquyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện cácnghĩa vụ và nhượng bộ (trả đũa) Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông quaquyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.Các quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủquyết Đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thôngqua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua Điều này đồng nghĩavới việc các quyết định của DSB hầu như được thông qua tự động vì khó có thểtưởng tượng một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành viênDSB Nguyên tắc này khắc phục được nhược điểm cơ bản của cơ chế giải quyếttranh chấp trong GATT 1947 nơi áp dụng nguyên tắc đồng thuận truyền thống -mọi quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các thành viên bỏ phiếu thông qua(mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định) – một rào cản trong việcthông qua các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp

4.2 Ban hội thẩm (Panel):

Ban Hội thẩm bao gồm từ 3 - 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét một vấn

đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO được quốc gia nguyên đơnviện dẫn Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở cácqui định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn

cứ cho đơn kiện để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho cácbên tranh chấp Kết quả công việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình DSBthông qua, giúp DSB đưa ra các khuyến nghị đối với các Bên tranh chấp Trênthực tế, đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền

Trang 7

quyết định (bởi với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết mọi vấn đề về giải quyếttranh chấp khi đã đưa ra trước DSB đều được “tự động” thông qua).

Các thành viên Ban hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức chínhphủ hoặc các chuyên gia phi chính phủ không có quốc tịch của một Bên tranhchấp hoặc của một nước cùng là thành viên trong một Liên minh thuế quan hoặcThị trường chung với một trong các nước tranh chấp (ví dụ: Liên minh ChâuÂu) Ban hoạt động độc lập, không chịu sự giám sát của bất kỳ quốc gia nào.4.3 Cơ quan Phúc thẩm (SAB):

Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranhchấp của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội thẩm được xem xét lại (khi cóyêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp Sự ra đờicủa cơ quan này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyếttranh chấp mới

Cơ quan Phúc thẩm gồm 7 thành viên do DSB bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4năm (có thể được bầu lại 1 lần) Các thành viên Cơ quan Phúc thẩm được lựachọn trong số những nhân vật có uy tín và có chuyên môn được công nhận tronglĩnh vực luật pháp, thương mại quốc tế và trong những vấn đề thuộc phạm viđiều chỉnh của các hiệp định liên quan Tuy nhiên, việc xét xử phúc thẩm trongtừng vụ việc chỉ do 3 thành viên SAB thực hiện một cách độc lập

Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp

lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lạicác yếu tố thực tiễn của tranh chấp Kết quả làm việc của SAB là một báo cáotrong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kếtluận trong báo cáo của Ban hội thẩm Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm đượcthông qua tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp

5 Các phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO:

5.1 Tham vấn (Consultation):

Bên có khiếu nại trước hết phải đưa ra yêu cầu tham vấn Bên kia (Điều 4DSU) Việc tham vấn được tiến hành bí mật (không công khai) và không gâythiệt hại cho các quyền tiếp theo của các Bên Bên được tham vấn phải trả lờitrong thời hạn 10 ngày và phải tiến hành tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ khinhận được yêu cầu (trường hợp khẩn cấp – ví dụ hàng hoá liên quan có nguy cơ

hư hỏng, các thời hạn này lần lượt là 10 ngày và 20 ngày) Bên được tham vấn

có nghĩa vụ "đảm bảo việc xem xét một cách cảm thông và tạo cơ hội thoảđáng" cho Bên yêu cầu tham vấn

Trang 8

Thủ tục tham vấn chỉ là thủ tục được tiến hành giữa các Bên với nhau.DSB được thông báo về thủ tục này và có trách nhiệm thông báo cho các quốcgia thành viên về yêu cầu tham vấn nhưng cơ quan này không trực tiếp tham giavào thủ tục tham vấn Các quốc gia khác có thể xin tham gia vào việc tham vấnnày nếu Bên bị tham vấn thừa nhận rằng các quốc gia này có “quyền lợi thươngmại thực chất” trong việc tham vấn này.

Thông thường các quốc gia đều có gắng giải quyết các bất đồng ở giaiđoạn tham vấn nhằm hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại về lợi ích cho tất cảcác bên đồng thời đảm bảo tính bí mật của các thông tin liên quan đến tranhchấp

Tuy nhiên, các qui định về tham vấn trong WTO cũng bộc lộ một số hạnchế nhất định như: làm thế nào để định lượng hoặc kiểm nghiệm được việc thựchiện nghĩa vụ “tham vấn một cách thông cảm” của Bên được yêu cầu tham vấn;trường hợp tham vấn đạt được một thoả thuận thì thông báo về kết quả tham vấncần phải chi tiết đến mức nào để các Thành viên khác của WTO và cơ quan cóthẩm quyền kiểm tra được tính hợp pháp của thoả thuận tham vấn (tránh hiệntượng thoả thuận đạt được đơn thuần chỉ là sự thoả hiệp về lợi ích giữa các bên

mà không dựa trên các qui định của WTO và thực tế vi phạm vẫn tồn tại…)5.2 Môi giới, Trung gian, Hoà giải:

Bên cạnh thủ tục tham vấn, DSU còn qui định các hình thức giải quyếttranh chấp mang tính “chính trị” khác như môi giới, trung gian, hoà giải Cáchình thức này được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, bí mật giữa các Bên tại bất

kỳ thời điểm nào sau khi phát sinh tranh chấp (ngay cả khi Ban hội thẩm đãđược thành lập và đã tiến hành hoạt động) Tương tự như vậy, các thủ tục nàycũng có thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào DSU không xác định bên nào (nguyênđơn hay bị đơn) có quyền yêu cầu chấm dứt nên có thể hiểu là tất cả các bêntranh chấp đều có quyền yêu cầu chấm dứt các thủ tục này

Chức năng môi giới, trung gian, hoà giải do Tổng Thư ký WTO đảmnhiệm (Điều 5 DSU) Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có qui định về việc liệu một cánhân hoặc một tổ chức có thể đứng ra đảm trách vai trò môi giới, trung gian,hoà giải này không

Với các ưu thế nhất định như tiết kiệm được về thời gian, tiền bạc, quan

hệ hữu hảo giữa các bên tranh chấp… các phương thức chủ yếu dựa trên đàmphán ngoại giao này được DSU đặc biệt khuyến khích sử dụng (Điều 3.7 DSU),

và việc tìm ra được một giải pháp hợp lý thoả mãn tất cả các bên tranh chấp có

lẽ còn được coi trọng hơn cả việc đạt được một giải pháp phù hợp với các quitắc thương mại trong Hiệp định

Trang 9

5.3 Thành lập Ban hội thẩm (Panel Establishment):

Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản sau khi Bênđược tham vấn từ chối tham vấn hoặc tham vấn không đạt kết quả trong vòng

60 ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn (Điều 6 DSU) Tuy nhiên, như trên đã đềcập, yêu cầu thành lập Ban hội thẩm có thể đưa ra trước thời hạn này nếu cácbên tranh chấp đều thống nhất rằng các thủ tục tham vấn, hoà giải không dẫnđến kết quả gì Văn bản yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải nêu rõ quá trìnhtham vấn, xác định chính xác biện pháp thương mại bị khiếu kiện và tóm tắt cáccăn cứ pháp lý cho khiếu kiện

Yêu cầu này được gửi tới DSB để cơ quan này ra quyết định thành lậpBan hội thẩm Nhờ có nguyên tắc đồng thuận phủ quyết nên hầu như quyềnđược giải quyết tranh chấp bằng hoạt động của Ban hội thẩm của nguyên đơnđược đảm bảo

Thành viên Ban hội thẩm, nếu không được các bên thống nhất chỉ địnhtrong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định thành lập sẽ do Tổng Giám đốcWTO chỉ định trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia có uy tíntrong lĩnh vực luật, chính sách thương mại quốc tế

Trong trường hợp có nhiều nước cùng yêu cầu thành lập Ban hội thẩm đểxem xét cùng một vấn đề (ví dụ: một biện pháp thương mại của một quốc giathành viên bị nhiều quốc gia khác phản đối) thì DSB có thể xem xét thành lậpmột Ban hội thẩm duy nhất Nếu vẫn phải thành lập các Ban hội thẩm riêng rẽtrong trường hợp này thì các Ban hội thẩm này có thể có chung các thành viên

và thời gian biểu sẽ được xác định một cách hài hoà để các thành viên này hoạtđộng một cách hiệu quả nhất

Bất kỳ quốc gia thành viên nào có quyền lợi thực chất trong vấn đề tranhchấp đều có thể thông báo cho DSB về ý định tham gia vụ việc với tư cách làBên thứ ba Các Bên thứ ba này được tạo điều kiện để trình bày ý kiến bằng vănbản trước Ban hội thẩm

5.4 Hoạt động của Ban hội thẩm (Panel Procedures):

Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các quiđịnh trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứcho đơn kiện của mình để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợpcho các bên tranh chấp

Về nghĩa vụ chứng minh của các bên: Theo tập quán hình thành từ GATT

1947, trường hợp khiếu kiện có vi phạm thì Bên bị đơn có nghĩa vụ chứng minhhành vi vi phạm của Bên đó không gây thiệt hại cho Bên nguyên đơn; trường

Trang 10

hợp khiếu kiện không có vi phạm thì Bên nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minhhành vi không vi phạm của Bên bị đơn gây ra thiệt hại về lợi ích mà Bên đóđáng lẽ phải được hưởng theo qui định của Hiệp định hoặc chứng minh sự cảntrở đối với việc thực hiện một mục tiêu nhất định của Hiệp định Đối với việcchứng minh các vấn đề khác, mặc dù DSU không có qui định cụ thể về việcnày, một tập quán chung (vốn được áp dụng tại Toà án Quốc tế) đã được thừanhận khá rộng rãi trong khuôn khổ cơ chế này là bên tranh chấp đã đưa ra mộtchi tiết/thực tế có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ chứng minh cho chi tiết/thực

tế đó không phụ thuộc vào việc bên đó là nguyên đơn hay bị đơn trong tranhchấp

Thủ tục hoạt động của Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12 DSU Banhội thẩm, sau khi tham khảo ý kiến của các Bên liên quan sẽ ấn định một thờigian biểu cụ thể cho phiên xét xử đầu tiên (các Bên trình bày các văn bản giảitrình tình tiết vụ việc và các lập luận liên quan), phiên xét xử thứ hai (đại diện

và luật sư của các Bên lần lượt trình bày ý kiến và trả lời các câu hỏi của Banhội thẩm – oral hearings) Sau phiên xét xử thứ hai, Ban hội thẩm soạn thảo vàchuyển đến các bên phần Tóm tắt nội dung tranh chấp của báo cáo để họ cho ýkiến trong một thời hạn nhất định Trên cơ sở các ý kiến này, Ban hội thẩm đưa

ra Báo cáo tạm thời (mô tả vụ việc, các lập luận, kết luận của Ban hội thẩm).Các Bên cho ý kiến về Báo cáo này Nếu có yêu cầu, Ban hội thẩm có thể tổchức thêm một phiên họp bổ sung để xem xét lại tổng thể các vấn đề liên quan.Sau đó Ban hội thẩm soạn thảo Báo cáo chính thức để gửi đến tất cả các thànhviên WTO và chuyển cho DSB thông qua

Trong quá trình xem xét vụ việc, Ban hội thẩm có thể tìm kiếm thông tin

từ nhiều nguồn khác nhau hoặc thành lập nhóm chuyên gia để tư vấn cho Ban

về các vấn đề kỹ thuật hoặc môi trường

Các phiên họp thảo luận và tài liệu lưu hành trong quá trình hoạt độngcủa Ban hội thẩm phải được giữ bí mật nhằm đảm bảo tính khách quan, độc lậpcủa Ban Tuy nhiên một Bên tranh chấp có quyền công khai các tài liệu màmình đã cung cấp cho Ban hội thẩm

Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT, DSU có qui định hếtsức chặt chẽ về các thời hạn cho hoạt động của Ban hội thẩm nhằm mục tiêugiải quyết nhanh chóng tranh chấp, tránh để quá lâu làm ảnh hưởng đến tínhcạnh tranh của hàng hoá dịch vụ cũng như ý nghĩa của khuyến nghị giải quyếttranh chấp Điều 12 DSU qui định:

- Ban hội thẩm phải bắt đầu công việc giải quyết tranh chấp chậm nhất là 1 tuầnsau khi được thành lập

Trang 11

- Báo cáo chính thức phải được hoàn thành chậm nhất là 6 tháng kể từ khi thànhlập Ban hội thẩm (nếu là trường hợp hàng hóa liên quan dễ bị hư hỏng thì thờihạn này là 3 tháng) Thời hạn này cũng có thể được DSB kéo dài thêm trên cơ

sở yêu cầu của Ban hội thẩm với lý do giải thích rõ ràng nhưng trong bất kỳtrường hợp nào cũng không được gia hạn thêm quá 3 tháng

- Các thời hạn trên có thể được điều chỉnh trong trường hợp tranh chấp có liênquan đến một nước đang phát triển

5.5 Thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm (Adoption of Panel Report):Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển cho tất cả các thành viên WTO

và được DSB thông qua trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Báo cáo đượcchuyển cho các thành viên trừ khi một Bên tranh chấp quyết định kháng cáohoặc DSB đồng thuận phủ quyết Báo cáo (các Bên tranh chấp và các thành viênWTO khác có quyền đưa ra ý phản đối có kèm theo lý do bằng văn bản đối vớiBáo cáo của Ban hội thẩm chậm nhất là 10 ngày trước khi DSB họp để thôngqua Báo cáo)

Báo cáo của Ban hội thẩm được lập thành văn bản trong đó phải có cácnội dung sau: trình bày các tình tiết thực tế của vụ việc, tường trình về việc ápdụng các qui định của WTO trong các vấn đề liên quan, kết luận và các khuyếnnghị cùng với các căn cứ dẫn tới kết luận, khuyến nghị đó

5.6 Trình tự Phúc thẩm (Appelate Review):

Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáocủa Ban hội thẩm (yêu cầu phúc thẩm) trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng vănbản Khi có yêu cầu này thủ tục phúc thẩm sẽ được bắt đầu

Trong quá trình làm việc của SAB, các Bên tranh chấp và các Bên thứ ba

có quyền đệ trình ý kiến bằng văn bản hoặc trình bày miệng tại phiên họp của

cơ quan này Hoạt động của SAB được giữ bí mật Việc xem xét và đưa ra Báocáo phải được thực hiện với sự tham gia của các Bên tranh chấp

Cơ quan Phúc thẩm ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày khángcáo (trường hợp có yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưngphải thông báo lý do cho DSB biết) Báo cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổihoặc loại bỏ các vấn đề và kết luận pháp lý của Ban hội thẩm Các Bên không

có quyền phản đối Báo cáo này DSB thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúcthẩm trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Báo cáo của SAB được chuyển đến tất cảcác thành viên trừ khi DSB đồng thuận phủ quyết

5.7 Khuyến nghị các giải pháp (Recommended Remedies):

Trang 12

Khi Báo cáo được thông qua xác định một biện pháp của một Bên là viphạm qui định của WTO, cơ quan ra Báo cáo phải đưa ra khuyến nghị nhằmbuộc Bên có biện pháp vi phạm phải tuân thủ qui định của WTO (yêu cầu bịđơn rút lại hoặc sửa đổi biện pháp liên quan) và có thể đưa ra các gợi ý (khôngbắt buộc) về cách thức thực hiện khuyến nghị đó.

Trường hợp khiếu kiện không vi phạm, Bên thua kiện không phải rút lạibiện pháp liên quan (vì không có vi phạm) nhưng Báo cáo có thể khuyến nghịBên thua thực hiện các dàn xếp nhất định để thoả mãn các Bên liên quan (Báocáo có thể đưa ra những gợi ý về biện pháp dàn xếp thoả đáng, ví dụ: bồithường)

5.8 Thi hành (Implementation):

Bên thua phải thông báo ý định về việc thi hành khuyến nghị tại buổi họpcủa DSB triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua Báo cáo Nếukhông thực hiện được ngay, Bên đó có thể được gia hạn thực hiện trong mộtkhoảng thời gian hợp lý (thời hạn này do DSB quyết định trên cơ sở đề nghị củacác Bên; hoặc do các Bên tranh chấp thỏa thuận trong thời hạn 45 ngày kể từngày thông qua khuyến nghị; hoặc theo phán quyết trọng tài tiến hành trongvòng 90 ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị)

DSB cũng là cơ quan giám sát việc thực thi khuyến nghị của các Bên liênquan Trong thời gian qui định cho việc thực hiện khuyến nghị, bất kỳ thànhviên nào cũng có thể đưa vấn đề thực hiện khuyến nghị này vào chương trìnhnghị sự của DSB; mỗi khi có đề nghị như vậy thì Bên phải thực hiện khuyếnnghị có nghĩa vụ giải trình bằng văn bản về việc thực hiện khuyến nghị củamình gửi cho DSB chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành phiên họp củaDSB

5.9 Bồi thường và trả đũa:

Bồi thường và trả đũa là các biện pháp giải quyết tạm thời được sử dụngnhằm đảm bảo lợi ích của Bên thắng kiện trong thời gian Bên thua kiện khôngthể thực hiện được khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) (giaiđoạn trong khi chờ đợi Bên thua kiện thực hiện khuyến nghị) Các biện phápnày không làm chấm dứt nghĩa vụ thực hiện khuyến nghị của Bên vi phạm

Cụ thể, nếu Bên thua kiện tạm thời không thể thực hiện được khuyếnnghị của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp, các Bên tranh chấp có thể thỏa thuận

về khoản bồi thường Việc bồi thường phải được thực hiện trên nguyên tắc tựnguyện và phù hợp với hiệp định có liên quan

Trang 13

Nếu các Bên không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường trong vòng 20ngày kể từ khi hết hạn thực hiện khuyến nghị, Bên thắng kiện có thể yêu cầu Cơquan Giải quyết Tranh chấp cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa song songhoặc trả đũa chéo Cần lưu ý là Quy tắc Giải quyết tranh chấp trong WTO(DSU) nghiêm cấm việc trả đũa đơn phương mà không có sự chấp thuận của cơquan này (qui định này thực chất nhằm chấm dứt hiện tượng trả đũa đơnphương khá phổ biến trong thực tiễn giải quyết tranh chấp của GATT 1947).Mức độ và thời hạn trả đũa do Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) quyết địnhcăn cứ trên thủ tục qui định về vấn đề này trong Quy tắc Giải quyết tranh chấptrong khuôn khổ WTO (DSU).

Trả đũa song song thực chất là việc Bên thắng kiện không phải thực hiệncác nhân nhượng thuế quan đối với hàng hoá của Bên thua kiện trong cùng lĩnhvực mà Bên thắng kiện bị thiệt hại

Trả đũa chéo là hình thức trả đũa nhằm vào lĩnh vực khác lĩnh vực bịthiệt hại trong trường hợp việc trả đũa song song không thể thực hiện được (cóthể trả đũa chéo lĩnh vực – khác lĩnh vực nhưng trong cùng phạm vi điều chỉnhcủa một hiệp định; hoặc trả đũa chéo hiệp định – trả đũa trong một lĩnh vựcthuộc phạm vi điều chỉnh của một hiệp định khác nếu việc trả đũa song song vàtrả đũa chéo lĩnh vực đều không thể thực hiện được)

5.10 Trọng tài:

Thủ tục trọng tài có thể được các Bên tranh chấp thoả thuận sử dụngtrong các trường hợp sau đây:

*Trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU: trọng tài có thể

được sử dụng trong các thủ tục sau:

- xác định thời hạn thực hiện khuyến nghị trong trường hợp Bên thua không thểthực hiện ngay khuyến nghị;

- xác định mức độ trả đũa trong trường hợp Bên thua có kiến nghị về vấn đề nàyTrong trường hợp này thủ tục trọng tài sẽ do các thành viên Ban hội thẩmban đầu làm trọng tài viên Nếu các thành viên Ban hội thẩm không có điều kiệnlàm trọng tài viên thì trọng tài viên (là một cá nhân hoặc một tổ chức) sẽ doTổng Thư ký WTO chỉ định

Trường hợp tranh cãi về mức độ trả đũa, trọng tài không đánh giá về bảnchất biện pháp trả đũa mà chỉ xem xét xem mức độ Bên thắng kiện đình chỉ cácnhân nhượng/nghĩa vụ có tương đương với mức độ thiệt hại mà Bên thắng kiện

đã phải chịu không

Trang 14

*Ngoài khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU:

Các Bên tranh chấp có thể thoả thuận lựa chọn cơ chế trọng tài độc lập đểgiải quyết tranh chấp của mình mà không cần sử dụng đến cơ chế của DSU (cơchế sử dụng Ban hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm…) DSU chỉ cho phép sử dụngtrọng tài để giải quyết các tranh chấp trong đó vấn đề tranh chấp (the isssues inconflict) đã được các bên xác định một cách rõ ràng và thống nhất

Trong trường hợp này, quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp bằngtrọng tài độc lập phải được các Bên tranh chấp thông báo đến tất cả các thànhviên WTO trước khi thủ tục tố tụng được bắt đầu Các thành viên WTO chỉ cóthể tham gia thủ tục tố tụng nếu được các Bên tranh chấp đồng ý

Quyết định giải quyết của trọng tài phải được các Bên tuân thủ nghiêmtúc Các Bên có nghĩa vụ thông báo về quyết định này cho các thành viên WTO,cho Hội đồng hoặc cho Uỷ ban của Hiệp định có liên quan Quy tắc giải quyếttranh chấp trong WTO (DSU) qui định quyết định này của trọng tài phải phùhợp với các hiệp định có liên quan và không được gây thiệt hại cho bất kỳ thànhviên nào khác của WTO Bất kỳ thành viên nào cũng có quyền đưa ra câu hỏiliên quan đến quyết định này

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN