Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với không ít người trong xã hội, đặc biệt nó có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên đại học trên địa bàn thành
Trang 1ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
TIỂU LUẬN MÔN: XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
GIẢNG VIÊN : LƯƠNG THỊ ĐÀO
HỌ VÀ TÊN : PHAN TIẾN ANH MSSV : 2153420002
LỚP : K15-QUẢN LÝ VĂN HÓA
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, ngành công nghệ thông tin dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tỉ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP đất nước ngày càng cao Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã đem lại những thay đổi lớn cho cuộc sống con người trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục,… Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, điều đặc biệt hơn là sự xuất hiện của Internet Internet giúp con người có thể trao đổi thông tin trong một xã hội lớn,
nó không chỉ dừng lại ở việc liên kết trao đổi thông tin ở một khu vực, một quốcgia mà đó là sự trao đổi thông tin và liên kết giữa con người với con người trên toàn cầu Sự xuất hiện của Internet bên cạnh những mặt tích cực thì nó cũng gây
ra nhiều bất cập và hạn chế Điều này được thấy rõ thông qua sự ra đời ngày càng nhiều loại hình mạng xã hội, phải kể đến như: Yahoo.com, Google.com, Youtube.com, Facebook.com,
Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với không ít người trong xã hội, đặc biệt nó có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội Địa bàn thành phố Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường đại học đồng thời số lượng sinh viên theo họccác trường rất đông Nằm trong ngưỡng cửa của một người trưởng thành sinh viên là lứa tuổi có nhiều đam mê, sáng tạo tuy nhiên không tránh khỏi sự bồng bột cũng như thiếu chín chắn trong suy nghĩ, do vậy sinh viên là độ tuổi dễ tiếpcận MXH và cũng là độ tuổi dễ chịu tác động của MXH
Hiện nay, sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội đang sử dụng mạng xã hội với tỉ lệ cao, nhiều bạn sinh viên coi mạng xã hội là phương tiện giải trí hữu hiệu trong cuộc sống Mạng xã hội đã và đang ảnh hưởng đến sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực Trước tiên, không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đem lại cho sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội, nhờ mạng xã hội mà sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội có thể gắn kết, xích lại gần nhau hơn, giúp các bạn sinh viên tiết kiệm được thời gian trong việc tìm kiếm tài liệu làm tăng hiệu quả học tập, giúp sinh viên hòa nhập
Trang 3với cộng đồng, đồng thời không ngừng thúc đẩy sự năng động và sáng tạo của từng sinh viên Mạng xã hội sẽ mang lại nhiều tích cực nếu như được sinh viên
sử dụng đúng cách và hợp lí, tuy nhiên khi sử dụng không đúng cách thì nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt đến mọi mặt trong đời sống của sinh viên như sức khỏe, học tập, lối sống,…
Nắm bắt được xu thế sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay đồng thời thấy được những tác động tiêu cực mà mạng xã hội gây ra, tác giả đã chọn
đề tài “Tác động của mạng xã hội đến sinh viên đại học trên địa bàn thành phố
Hà Nội” làm đề tài tiểu luận Đây là đề tài thiết thực và cần thiết để làm rõ thực
trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chếnhững ảnh hưởng tiêu cực mà mạng xã hội gây ra đối với sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội
Trang 4NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘI
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
1 Một số vấn đề lý luận chung về mạng xã hội
Mạng xã hội (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Những người tham gia vào mạng xã hội đượcgọi là cư dân mạng
Tại Việt Nam có nhiều MXH được người dùng quan tâm và sử dụng như Facebook, Zalo, Youtube, Google+, Instagram,…
2 Một số ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đối với đời sống con người
Một là, mạng xã hội giúp người dùng cập nhập thông tin nhanh chóng.
Trong thời đại công nghệ như ngày nay, việc tìm kiếm, tiếp nhận thông tin
là điều rất cần thiết tuy nhiên thay vì phải vất vả đi mua những tờ báo hay nghe tin tức thông qua radio thì con người hiện nay có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng ở mọi lúc mọi nơi nhờ MXH Chỉ với một chiếc điện thoại có kết nối Internet người dùng có thể truy cập vào các trang MXH để xem tin tức, tìm kiếmthông tin Mọi tin tức về thời sự, thời tiết, sức khỏe đều được cập nhật trên mạngFacebook, mạng Youtube hay đơn giản người dùng vào mạng Google+ tìm kiếm
và chỉ sau 3 giây người dùng đã nhận được kết quả
Hai là, mạng xã hội là phương tiện liên lạc, trao đổi thông tin.
Khi MXH trong nước ra đời như Zalo và các MXH trên thế giới du nhập vào Việt Nam như Facebook, Google thì mọi nhu cầu về liên lạc trao đổi thông tin của con người gần như được đáp ứng
Ngày nay, thông qua mạng Facebook hay Zalo các bậc phụ huynh ở mọi vùng miền có thể đễ dàng liên kết trao đổi kiến thức với nhau Tưởng chừng việc trao đổi, liên kết giữa các ông bố bà mẹ trên mọi miền tổ quốc gặp phải khókhăn nhưng việc trao đổi liên kết đó lại được thực hiện đơn giản và dễ dàng
Trang 5thông qua mạng xã hội Facebook và Zalo Các chủ đề và nội dung hiện nay nhiều cha mẹ đang trao đổi với nhau trên Facebook và Zalo như trao đổi về cáchdạy con, chăm sóc gia đình, cách nấu ăn, cách chăm sóc thú cưng, Nhiều ông
bố bà mẹ trẻ mới kết hôn, vẫn còn thiếu kiến thức về hôn nhân đã tìm đến các trang trên Facebook để cùng nhau chia sẻ trao và đổi
Với ứng dụng Gmail của mạng Google, người dùng cũng có thể trao đổi thông tin một cách nhanh chóng Với ứng dung Gmail, người dùng có thể gửi thông tin cho người khác ở mọi lúc mọi nơi, thời gian gửi thông tin lại nhanh chóng và đặc biệt là không phải qua khâu trung gian như gửi qua đường bưu điện Không chỉ vậy, thông qua ứng dụng Gmail, người dùng có thể gửi hình ảnh
và các tệp văn bản nhanh chóng
Hiện nay, kết nối và trao đổi thông tin bằng các phương tiện công nghệ phát triển ở mọi lĩnh vực như kinh tế, y tế và đặc biệt là lĩnh vực giáo dục Việc phụ huynh lập Zalo, Facebook để trao đổi với nhau và nhận thông tin từ giáo viên chủ nhiệm lớp cũng rất phổ biến và sôi nổi
Ba là, mạng xã hội là phương tiện giúp con người giao lưu kết bạn trên phạm vi rộng.
MXH không chỉ giúp con người giao lưu kết bạn với bạn bè trong nước
mà còn bạn bè các nước trên thế giới, mọi người có thể liên kết với nhau thành từng nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng suy nghĩ,… Nhiều MXH như Facebook, Zalo, Viber biết được nhu cầu sử dụng của người dùng đã đưa ra nhiều chức năng vô cùng tiện lợi như: nhắn tin, nghe – gọi video, chia sẻ cảm xúc và thoải mái bình luận về bài viết của người khác Điều này giúp cho người dùng tự do bày tỏ cảm xúc cá nhân đồng thời không tốn thêm một khoản tiền để gọi điện, nhắn tin như dùng các sim gọi bình thường
Trang 6đồng diễn ra mọi nơi trên đất nước và khi có MXH các hoạt động vì cộng đồng trở nên dễ dàng hơn Nhiều việc làm, hành động tốt được đăng tải hằng ngày trên MXH như chung tay giúp đỡ người nghèo, chung tay bảo vệ môi trường, giúp đỡ trẻ em đường phố…
Ngoài ra còn nhiều nhóm như nhóm dạy kỹ năng sống, nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh ít người, cónhững nhóm quan tâm đến các vấn đề truyền thống lịch sử văn hoá Việt Nam,…cũng dần dần được thành lập Điều này có tác động rất lớn đến nhân cách cũng như suy nghĩ của người dùng đặc biệt đối với giới trẻ Giới trẻ ngày càng hưởng ứng nhiệt tình các nhóm từ thiện lập ra trên Facebook, những video trên Youtubethông qua việc làm như: quyên góp quần áo, sách vở cho trẻ em vùng cao, trẻ
em nghèo trên tinh thần tự giác, tự nguyện Nhiều cuộc trao đổi tranh luận quanhcác vấn đề chính trị - xã hội, nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam thông qua MXH đến gần hơn với giới trẻ
Năm là, mạng xã hội là phương tiện hỗ trợ người dùng tìm việc làm, kinh doanh online.
Khi có MXH thì ngày càng nhiều công ty lựa chọn các trang MXH làm kênh quảng cáo tuyển dụng cho chính công ty mình Với những tính năng hữu ích, thuận tiện trong quá trình sử dụng các trang web và chỉ cần một cú “nhấp chuột” các nhà tuyển dụng có thể tìm thấy những ứng viên sáng giá cho công ty Đồng thời MXH rất tiện lợi đối với người đi xin việc Thay vì phải trực tiếp đến tận nơi để tìm hiểu tích chất cũng như môi trường nơi làm việc thì người dùng
có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin qua MXH và có thể nộp đơn xin việc thông qua các website mà nhà tuyển dụng lập trên các trang MXH Tìm kiếm việc làm trên MXH giúp cho người dùng có thể tìm được những công việc mà bản thân yêu thích, phù hợp với năng lực và chuyên môn của mình Hiện tại có nhiều trang MXH hỗ trợ đắc lực cho con người trong vấn đề tìm kiếm việc làm như LinkedIn, Facebook, Google+,…
MXH còn là nơi người dùng có thể kinh doanh, mua bán, nhiều người đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh dựa trên con đường này, người bán cũng thu
Trang 7được lợi nhuận cao mà người mua cũng thuận tiện khi mua hàng Bán hàng qua MXH giúp cho người bán không mất tiền thuê mặt bằng cùng với đó dưới hình thức
“livetream” cụ thể trong mạng Facebook sẽ giúp người bán sẽ dễ dàng quảng bá sản phẩm, người mua dễ dàng lựa chọn những mặt hàng phù hợp và đặt hàng nhanh chóng Người dùng cũng có thể thu lại nhiều lợi nhuận thông qua việc đăng tải các video lên kênh Youtube của bản thân
Vấn đề học tập, nâng cao kiến thức không bao giờ là thiếu đối với mỗi ngườitrong xã hội Con người có thể tiếp thu kiến thức thông qua sách báo, bạn bè, trường lớp và hiện nay MXH giúp con người học tập, nâng cao kiến thức một cách nhanh chóng
Bảy là, mạng xã hội hỗ trợ người dùng trong việc giải trí
Ngày nay, sau những giờ làm việc căng thẳng bên cạnh việc tìm đến những quán cafe hay khu vui chơi giải trí thì con người có xu hướng tìm đến MXH như một hình thức để giải trí Chưa mất 10 giây, người dùng có thể xem được những clip hài trên Youtube, những trò chơi trên Facebook
3 Một số ảnh hưởng tiêu cực và nguyên nhân của mạng xã hội.
Một là, mạng xã hội gây lãng phí thời gian.
Khi có mạng Google, những hiệu sách, nhà sách và thậm chí là thư viện dần dần vắng mặt của giới trẻ Không chỉ vậy, khi sử dụng mạng xã hội quá nhiều, thời gian chủ yếu giới trẻ lên Facebook để kết bạn và Youtube giải trí, lúc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập của giới trẻ, kết quả học tập sẽ bị giảm sút
Mạng Facebook sẽ dẫn đến lãng phí thời gian cho công việc, những hoạt động vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể nếu như không được dùng đúng cách vàkhoa học
Hai là, người dùng bị hạn chế giao tiếp trong xã hội.
Ảnh hưởng tai hại nhất mà mạng xã hội gây ra đó là làm giảm tương tác giữa mọi người xung quanh khi người dùng chỉ chăm chăm vào việc tương tác trên Facebook, Zalo hay Twitter Đôi khi người dùng dành quá nhiều thời gian
Trang 8của mình để sử dụng các thiết bị điện tử và không có thời gian quan tâm đối với những người đang hiện diện trong cuộc sống thực của mình Điều này làm cho người khác cảm thấy khó chịu và bực bội Mặc dù mạng xã hội cho phép người dùng luôn giữ liên lạc với nhau, song tương tác xã hội qua màn hình chứ không phải ngoài đời thật có thể khiến người dùng khó phát triển những kỹ năng cần thiết để duy trì các mối quan hệ trong xã hội.
Ba là, mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
MXH làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh cho người sử dụng như trầm cảm, các bệnh về mắt, bệnh dạ dày Giới trẻ hiện nay nhiều người do quá nghiệnMXH, khi nghiện MXH giới trẻ cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và lo lắng
có khi phải nhập viện
Việc thị lực giảm sút là điều dễ dàng thấy vì khi quá tập trung vào màn hìnhđiện thoại di động trong khoảng thời gian gian dài, mắt của bạn sẽ phải làm việc cật lực dẫn đến thị lực giảm sút, nguy hiểm hơn nếu sử dụng điện thoại để lên MXH vào thời gian ban đêm Không chỉ vậy, khi thức khuya làm cơ quan dạ dàytrong cơ thể thay vì được nghỉ ngơi thì phải tiếp tục hoạt động, điều này gây ảnhhưởng không nhỏ đến dạ dày của con người
Bốn là, người dùng mạng xã hội tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng.
Đối tượng xấu lợi dụng con người thông qua mạng xã hội đang là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà người dùng thường xuyên gặp phải, hiện nay thường gặp với nhiều hình thức như: chuyển tiền, nạp thẻ cào, giả danh những người đáng thương để moi tiền của những người tốt bụng
Năm là, người dùng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi, hành động xấu đăng tải trên mạng xã hội, đồng thời gây ra những mâu thuẫn không đáng có ở giới trẻ.
Độ tuổi bị ảnh hưởng nhiều chính là giới trẻ MXH là nơi để mọi người kết nối với nhau tuy nhiên nếu một bộ phận thiếu ý thức đăng tải những nội dung thiếu văn hóa, thậm chí cả việc lăng nhục, hạ thấp người khác, cũng dễ dàng tác động tới giới trẻ hiện nay Có những người dùng đăng lên mạng những bức ảnh vô cùng phản cảm, cũng không ít người đăng tải những thông tin, clip
Trang 9tục tĩu, nói xấu người khác Giới trẻ là lứa tuổi bồng bột hay chạy theo đám đông, theo trào lưu, MXH là nơi nhanh nhất đưa những trào lưu tiêu cực trong
tế, văn hóa, giáo dục Tuy nhiên khi MXH bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích không chính đáng thì nó sẽ gây ra những tác hại không nhỏ cho con người và xã hội Nhiều thành phần, thế lực xấu lợi dụng MXH để chống phá, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng, bôi xấu chế độ, lãnh tụ Việt Nam, điển hình trênmạng Facebook có trang “Việt Tân” đây là trang của một tổ chức phản động có hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam
Như vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho người dùng là phát huy những mặt tích cực của MXH đồng thời biết hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà MXH gây ra
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hiện nay, MXH ngày càng được nhiều người biết đến như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống, sức lan tỏa của MXH ngày càng rộng, đặc biệt thu hút sự chú ý, tham gia của đông đảo các bạn sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng không là một ngoại lệ
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, em đã tiến hành khảo sát sinh viên đại học trên địa bàn TPHN, thu về được 614 phiếu Trong đó 97 sinh viên trường
ĐH Sư phạm Hà Nội; 58 sinh viên trường ĐH Thương Mại; 70 sinh viên trường
ĐH Xây Dựng; 56 sinh viên trường ĐH Thủy Lợi; 63 sinh viên trường ĐH Tài nguyên và Môi trường; 87 sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội; 64 sinh viên trường ĐH FPT Hà Nội; 59 sinh viên ĐH Công Nghiệp
Hà Nội; 60 sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội năm học 2018 – 2019 Đồng thời
em cũng phóng vấn trực 20 sinh viên của một số trường đại học trên địa bàn TPHN Sau khi khảo sát và tiến hành thống kê tác giả thu được kết quả đáng chú
ý về thực trạng sử dụng MXH của sinh viên đại học trên địa bàn TP HN Kết quảcho thấy:
Trong tổng số 614 sinh viên được khảo sát thì có tất cả 614/614 sinh viên
“có sử dụng MXH”, chiếm tỉ lệ 100% Như vậy cho thấy sinh viên đại học trên địa bàn TPHN đều biết đến và sử dụng MXH
Về thời gian sử dụng: Theo thống kê trong số 614 sinh viên, có 8 sinh
viên sử dụng MXH “dưới 1 năm” chiếm 1,3%, 102 sinh viên sử dụng “từ 1 – 3 năm” chiếm 16,6%, 504 sinh viên sử dụng “trên 3 năm” chiếm 82,1%
Bảng 2.1 Thời gian sử dụng MXH của sinh viên đại học trên địa bàn TPHN
Trang 11Từ 1 – 3 năm 102/614 16,6
(Nguồn: Số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu)
Biểu đồ 2.1 Thời gian sử dụng MXH của sinh viên đại học trên địa bàn TPHN (%)
Dưới 1 năm Từ 1 - 3 năm Trên 3 năm
(Nguồn: Số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu)
Qua bảng và biểu đồ trên em đề tài thấy rằng phần lớn sinh viên đã sử dụng MXH trên 3 năm, chiếm tỷ lệ 82,1%; thấp nhất là sinh viên sử dụng dưới 1năm chiếm 1,3% sinh viên Sinh viên sử dụng từ 1 - 3 năm chiếm tỷ lệ khá thấp
là 16,6%, cao hơn 15,3% tỷ lệ sinh viên sử dụng dưới 1 năm và thấp hơn 65,5%
tỷ lệ sinh viên sử dụng trên 3 năm Số sinh viên sử dụng MXH trên 3 năm gấp
63 lần so với sinh viên sử dụng MXH dưới 1 năm và gấp khoảng 4,9 lần so với sinh viên sử dụng từ 1 – 3 năm
Số sinh viên sử dụng MXH trên 3 năm chiếm tỷ lệ cao bởi vì đây cũng là thời gian trung bình một sinh viên có thể biết và tìm hiểu MXH, điều đáng chú ý là
số lượng sinh viên sử dụng dưới 1 năm lại tập trung vào sinh viên năm nhất còn lại sinh viên sử dụng trên 3 năm phần lớn ở sinh viên năm ba và năm tư Giải thích cho vấn đề này có thể dựa trên một số nguyên nhân như: Trường đại học là nơi hội
tụ của nhiều sinh viên của mọi tỉnh thành đến học tập, một số sinh viên ở những vùng sâu vùng xa nên việc tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế; sinh viên nămnhất mới tốt nghiệp trung học phổ thông, thời gian trước đó còn phải tập trung cho
ôn thi vào các trường cao đẳng, đại học và chịu sự quản lý của bố mẹ nên việc sử dụng điện thoại di động còn hạn chế vì vậy mức độ sử dụng MXH của sinh viên
Trang 12năm nhất còn ít Tuy nhiên, khi lên đại học sinh viên bắt đầu bước vào cuộc sống tựlập, do sống xa nhà nên cần thiết phải có điện thoại di động cùng với đó sinh viên ítchịu sự giám sát của bố mẹ nên sinh viên năm nhất mới bắt đầu sử dụng MXH trong thời gian gần đây Ngược lại đối với sinh viên năm ba và năm tư do thích nghi được với cuộc sống học tập xa nhà cũng như môi trường học ở bậc đại học nên dễ dàng tiếp cận MXH một cách nhanh chóng.
Về thời điểm sử dụng MXH trong ngày của sinh viên đại học trên địa bàn TPHN: Theo thống kê, thời điểm trong ngày sinh viên sử dụng MXH vào thời
gian “buổi sáng” có 8 sinh viên trong tổng số 614 sinh viên chiếm tỷ lệ 1,3%, có17/614 sinh viên sử dụng MXH vào “buổi trưa” chiếm tỷ lệ 2,8%, có 88/614 sinh viên sử dụng MXH vào “buổi tối” chiếm tỷ lệ 14,3% và có 501/614 sinh viên sử dụng vào thời gian “không cố định” chiếm tỷ lệ 81,6%
Bảng 2.2 Thời điểm sử dụng MXH trong một ngày của sinh viên đại học trên địa bàn TPHN
(Nguồn: Số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu)
Biểu đồ 2.2 Thời điểm sử dụng MXH trong ngày của sinh viên đại học trên địa bàn TPHN
Buổi tối
Bất kì thời gian nào trong ngày
(Nguồn: Số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu)
Trang 13Đối với thời điểm sử dụng MXH trong ngày tác giả đề tài thấy rằng, 501/614sinh viên sử dụng vào thời gian không cố định đồng thời chiếm tỷ lệ 81,6% Điều
đó cho thấy sinh viên khá linh động trong việc sử dụng quỹ thời gian của bản thân khi sử dụng mạng Facebook Có 88/614 sinh viên sử dụng vào buổi tối chiếm tỷ lệ 14,3%; sinh viên sử dụng vào buổi sáng và buổi trưa ở mức thấp, buổi sáng chỉ có
8 sinh viên tỷ lệ 1,3% còn buổi trưa có 17 sinh viên tỷ lệ 14,3% Số sinh viên sử dụng vào thời gian không cố định gấp 5,7 lần so với sinh viên sử dụng vào buổi tối,gấp 29,4 lần so với sinh viên sử dụng vào buổi trưa và gấp 62,7 lần so với sinh viên
sử dụng vào buổi sáng
Lí giải về thời điểm sinh viên đại học trên địa bàn TPHN sử dụng MXH trong ngày xuất phát từ một số nguyên nhân như: Quỹ thời gian của sinh viên hiện nay khá linh động nên các bạn sinh viên có thể sắp xếp thời gian hợp lí để kết hợp các hoạt động như học tập, tham gia hoạt động xã hội, vào MXH, giúp
đỡ gia đình,… Sinh viên có thể vào MXH bất kì thời điểm nào trong ngày mà không nhất thiết phải cố định trong một thời điểm như buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi tối Đề cập đến vấn đề này, sinh viên Lê Minh Phương học năm ba khoa Vật Lý trường ĐHSP Hà Nội cho biết: “Theo tôi, vào MXH không nhất thiết phải có thời gian cụ thể, tùy mỗi người mà họ lại vào MXH ở những thời điểm khác nhau, bản thân tôi cũng vậy nhiều khi ban đêm đang ngủ nếu có việc cần tôi cũng có thể vào MXH”
Qua phỏng vấn thêm về vấn đề “sinh viên có sử dụng MXH vào ban đêm không?” đã có một số ý kiến đưa ra: sinh viên Phan Thị Phương học năm hai trường ĐH Tài Nguyên và Môi trường cho biết “Tôi thường sử dụng MXH vào ban đêm tuy nhiên khi lên Hà Nội tôi mới thường dùng MXH vào ban đêm còn khi về quê tôi thường ngủ sớm”; sinh viên Nguyễn Thị Quang học năm hai trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường cho biết “Tôi hay sử dụng MXH vào banđêm vì các bạn ở cùng phòng cũng thường thức khuya nên mỗi khi không ngủ được là tôi vào MXH”; sinh viên Bùi Thị Hằng học năm tư ĐH Thủy Lợi cho biết “Ở trường tôi không sử dụng MXH quá khuya vì tôi ở kí túc xá tầm 12 rưỡi
là cắt mạng nên tôi thường sử dụng đến 11 rưỡi còn khi về nhà tôi mới sử dụng
Trang 14khuya có khi đến 2 giờ sáng mới ngủ”; sinh viên Đặng Thị Thúy Hồng học năm
tư ĐH Công Nghiệp cho biết “Năm nhất và năm hai tôi thường thức khuya để dùng MXH nhưng từ năm ba đến nay tôi không thức khuya nữa và thường dùng MXH muộn nhất là 11 giờ”
Như vậy, thực trạng sử dụng MXH vào ban đêm ở sinh viên vẫn còn đangdiễn ra thường xuyên Nhiều bạn dùng MXH vào ban đêm với những mục đích
vô bổ Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của sinh viên Lí giải về vấn đề sinh viên thường sử dụng MXH vào ban đêm có thể xuất phát từ nguyên nhân: một số sinh viên sử dụng MXH vào ban đêm để tìm kiếm thông tin phục vụ cho học tập; do lối sống khá tự do của hầu hết các sinh viên đại học hiện nay nên nhiều bạn chưa biết cách sắp xếp quỹ thời gian của mình cho công việc học tập, giải trí, nghỉ ngơi Vì sống xa gia đình, không còn chịu sự giám sát cũng như quản lý của bố mẹ nên nhiều bạn sinh viên không có tính tự giác trong việc sử dụng MXH sao cho hợp lý
Xét về thời gian sử dụng MXH trong một ngày của sinh viên đại học trên địa bàn TPHN: Qua khảo sát tác giả thu được kết quả: Trong tổng số 614 sinh viên có
125 sinh viên sử dụng MXH “Từ 1 – 3 tiếng” chiếm tỷ lệ 20,4%; 455 sinh viên sử dụng “Trên 3 tiếng” chiếm tỷ lệ 74,1%; 34 sinh viên sử dụng “Dưới 1 tiếng” chiếm
(Nguồn: Số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu)
Biểu đồ 2.3 Thời gian sử dụng MXH trong một ngày của sinh viên đại học trên địa bàn TPHN (%)
Trang 15Dưới 1 tiếng Từ 1 - 3 tiếng Trên 3 tiếng
(Nguồn: Số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu)
Qua bảng và biểu đồ trên tác giả đề tài thấy rằng: Thời gian sinh viên sử dụng MXH trên 3 tiếng chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 74,1%, thấp nhất là dưới 1 tiếng với tỷ lệ 5,5% Số lượng sinh viên sử dụng MXH từ 1 – 3 tiếng là 125/614 sinh viên chiếm tỷ lệ 20,4% Thời gian sinh viên sử dụng trên 3 tiếng gấp 3,6 lần so với sinh viên sử dụng thời gian từ 1 – 3 tiếng và gấp 13,3 lần sinh viên sử dụng dưới 1 tiếng
Giải thích cho thời gian sử dụng MXH trong ngày của sinh viên đại học trên địa bàn TPHN xuất phát từ một số nguyên nhân: Phần lớn sinh viên dành ra trên 3 tiếng trong ngày vào MXH và con số đó được minh chứng với tỷ lệ 74,1% đây là tỷ
lệ cao Thời gian trên 3 tiếng là khoảng thời gian sinh viên bỏ ra lãng phí nếu như sinh viên chỉ vào MXH để giải trí, trò chuyện với bạn bè,… bởi vì nhiều MXH nhưFacebook, Zalo, Twitter ngày càng đưa ra nhiều tính năng mới như: trò chơi, định
vị bạn bè, nghe nhạc trực tuyến vì vậy sinh viên phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như dễ bị lôi cuốn vào những tính năng đó Tuy nhiên, nếu sinh viên sử dụng MXH trên 3 tiếng trong ngày để học tập, tìm kiếm thông tin học tập thì với thời gian đó là hợp lí bởi vì ngày nay MXH là kho tàng dữ liệu trong cuộc sống, khi cần sinh viên dễ dàng vào MXH tìm kiếm Không chỉ vậy, ngày nay học trực tuyến qua MXH rất phổ biến, cách học này gần giống như học qua trường lớp, do vậy sinh viên phải bỏ ra khoảng thời gian tương đối để học
Đề cập đến thời gian sinh viên sử dụng MXH trong ngày sinh viên Bùi Thị Hằng học năm tư trường ĐH Thủy Lợi cho biết “Bên cạnh việc học tập trên
Trang 16trường tôi còn đi làm thêm nên khoảng thời gian để vào MXH cũng không nhiều, tôi nghĩ tôi chỉ bỏ ra tầm 1,5 tiếng để vào MXH trong ngày”.
Xét về loại MXH sinh viên đại học trên địa bàn TPHN sử dụng: Hiện nay,
có rất nhiều dịch vụ MXH ra đời và một người có thể dùng một hay hai thậm chí
là nhiều dịch vụ MXH Đối với sinh viên đại học trên địa bàn TPHN, qua khảo sát tác giả thu được nhiều ý kiến khác nhau về loại MXH mà sinh viên đại học trên địa bàn TPHN đang dùng Theo kết quả thống kê đã chỉ ra rằng trong tổng
số 614 sinh viên có 614/614 sinh viên sử dụng mạng Google+ chiếm tỷ lệ 100%,mạng Facebook có 602/614 sinh viên chiếm tỷ lệ 98%, mạng Youtube có 610/614 sinh viên sử dụng chiếm 99,3%, mạng Zing Me có 538/614 sinh viên sửdụng chiếm tỷ lệ 87,6%, mạng Yahoo không có sinh viên nào sử dụng, mạng Twitter có 72/614 sinh viên sử dụng chiếm 11,7%, mạng Viber có 50/614 sinh viên sử dụng chiếm tỷ lệ 8,1%