¿- xxx 19 9 2x 2x nghe 31 2.3.3 Những ưu điểm va van dé bat cập, hạn chế phát sinh trong quá trình quan 2.4 Nguyên nhân dẫn đến những bắt cập trong quản lý vỉa hè trên địa bànQuận Hai Bà
Trang 1TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
-»aJ -v\NH TẾ @y,
_ ED.
z
CHUYEN DE THUC TAP
CHUYEN NGANH: KINH TE VA QUAN LY ĐÔ THỊ
Dé tai:
CONG TAC QUAN LY KINH DOANH VỈA HE
TAI QUAN HAI BA TRUNG THANH PHO HA NOI
Sinh viên thực hiện |: NGUYEN THỊ BICH NGAN
Lép : KINH TE VA QUAN LY DO THI
Khoá : 52
Mã Sinh Viên : CQ522478
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội, 4/2014
Trang 2Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyễn
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIET TAT
DANH MỤC HÌNH, BANG BIEU
LOT MO ĐẦUU s« °+e©SE+4EEE cE9E244 072344 077344077940 072141 972141petrrd 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VE QUAN LÝ LONG DUONG, ViA HE ĐÔ
“TÏHH], 5-5 < << 0 0000000 00040004.00100 0.04 6
1.1 Khái niệm đô thị, quản lý đô th] 5-5-5555 s5 sesssS°ssese.ssesee, 6
1.2 Khái niệm và chức năng về lòng đường, vỉa hè đô thị . 8
1.3 Quy chuẩn xây dựng Via hè đô thi c.ccssssscesssssssessessscesssssssessssessessssesseseseeeee 8
1.4 Kinh doanh via hè va anh hưởng của kinh doanh vỉa hè 9
1.4.1 Khái niệm, phân loại kinh doanh via hè - <5 «+25 *++£+svsseeessxe 9
1.4.2 Những quy định đối với kinh doanh Via hè .2- 2 52 ¿525 12
1.4.3 Ảnh hưởng của kinh doanh via hè đô thị - 5+ 5+ xxx: 12
1.4 Quản lý nhà nước với kinh doanh vỉa hè đô thị <s=s«« 15
1.4.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý nha nƯỚC - - s6 5 «+ £+s£++vesseese 15
1.4.2 Căn cứ pháp luật của quản lý nhà nước về kinh doanh via hè 161.4.3 Chức năng và nhiệm vụ của các chủ thé quản lý 2 2s: 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC KINH DOANH VỈA HÈ TRÊN ĐỊA
BAN QUAN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHO HÀ NỘII 19
2.1 Giới thiệu chung về Quận Hai Bà Trưng -e-2ssssessessesse 19
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên — xã hội -2- 2 5z+ce+cxczxeerxee 19
2.2 Thực trạng việc kinh doanh vỉa hè trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 22
2.2.1 Đặc điểm hệ thống các tuyến phó trên địa bàn Quận 22
2.2.2 Thực trạng kinh doanh via hé tại dia bàn quận Hai Bà Trưng 24
2.3 Thực trạng công tác quản lý kinh doanh via hè đối với các tuyến phố trên
địa bàn Quận Hai Ba Trung o 5-55 < 5 5< 99 999599 939695 889561856 30
2.3.1 Cơ chế chính sách đã được thực hiện đối với kinh doanh vỉa hè tại địa bàn
9225 :aala 5a áãšãA Aa 30
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 3Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyễn
2.3.2 Những văn bản pháp lý và biện pháp thực hiện cụ thê Quận Hai Bà Trưng
đã áp dụng với kinh doanh Via hè ¿- xxx 19 9 2x 2x nghe 31
2.3.3 Những ưu điểm va van dé bat cập, hạn chế phát sinh trong quá trình quan
2.4 Nguyên nhân dẫn đến những bắt cập trong quản lý vỉa hè trên địa bànQuận Hai Bà Trung, Thành phố Hà Nội 2- 5° ss©sssessessesse 35
CHUONG III: MỘT SO GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG HIEU QUÁ CONGTAC QUAN LY KINH DOANH ViA HE TREN DIA BAN QUAN HAI BA
TRUNG, HA NOI uuccscssssssssessssssssessessessessesssssessessessessessssessessessessessesseseesesseesessesseess 38
3.1 Quyết định, định hướng của công tác quan ly via hè trên dia bàn Quan.38
3.3.1 Tăng kinh phí cho hoạt động kiêm tra xử lý vi phạm -. - 45
3.3.2 Xây dựng mô hình thu phi vi phạm - 5 5 +25 + *+sksseeeserese 45
3.3.3 Tư vấn hỗ trợ học nghề và tìm kiếm việc làm cho những người kinh
doanh via hè lưu đỘng - - - 5 6 xxx TT nh ngưng 46
3.4 Một số kiến nghi scsssssssssssssssssssssesssssssssessssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssessssees 48
3.4.1 Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân 48
3.4.2 Quy hoạch các bãi gửi xe quy M6 lớn - ¿- 5+ s+++£++kE+e+seesseese 49
3.4.3 Xây dựng các tuyến phố đạt chuẩn “Van minh đô thị” -‹ 4945180007.) 51
PHU LUC
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
SVTH: Nguyễn Thị Bich Ngân Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 4Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyễn
DANH MỤC CHU VIET TAT
ATGT An toàn giao thông
ANTT An ninh trật tự
CSGT Cảnh sát giao thông CSTT Cảnh sát trật tự
CSHT Cơ sở hạ tầng
GTCC Giao thông công chính
GT Giao thông GTĐT Giao thông đô thị
GTVT Giao thông vận tải
Trang 5Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyễn
DANH MỤC HINH, BANG BIEU
Hình 2.1: Ban đồ địa giới Quận Hai Ba Trung cccccecccssesssessesssessessesssessecsseesesseeess 19
Bảng 1.1 Chiều rộng tối thiểu của hè phố đi bộ dọc theo đường phố (m) 9
Bảng 1.2 Khả năng thông hành của | làn đi bộ (ng/h) 5-55 <5s<+<c<sesxe 9 Bang 1.3: Các hình thức kinh doanh được phân loại theo tiêu chí II Bảng 2.1 Hoạt động của các chợ chính - c 2+ 1331331191111 rrrk 26
Bảng 2.2 Hoạt động của một số chợ tạm trong quận Hai Bà Trưng - 27
Biểu 2.1: Số hộ kinh doanh lan chiếm via hé năm 2010-2013 . - 28
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 6Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị ngày nay, là một trong những thành tựu đỉnh cao trong quá trình phát
triển từ khi con người xuất hiện Kết quả từ những quá trình vận động phát triển
không ngừng, giờ đây con người được sống trong những thành phó, đô thi sam uất,
hiện đại, văn minh Trong quá trình hiện đại hoá — công nghiệp hoá, đất nước hộinhập, thì việc đô thị có cơ hội ngày cảng phát triển là điều tất yếu Đặt ra nhiệm vụcho các nhà quản lý làm sao cho phát triển các đô thị theo hướng bền vững Nhìn lạitoàn bộ quá trình phát triển của đô thị, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
với tỷ lệ đô thị hoá hiện nay khoảng 30% với 755 đô thị trong cả nước và dự tính sẽ tăng lên 50% năm 2025.
Nhưng đi kèm với đó là quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh đã có những tác
động xấu tới kinh tế và xã hội, trong đó phải ké đến những tác động xấu tới cơ sở hạtầng đô thị Cơ sở hạ tầng không được quy hoạch đồng bộ, đầu tư đúng mức đã
ngay càng xuống cấp Điền hình hiện nay tai Thanh phố Hà Nội - vốn được vinh là
thành phố vì hoà bình với nhiều cây xanh, nhiều thắng cảnh dep, là mảnh dat với nghìn năm văn hiến, thu hút du khách gần xa — vốn có hệ thống via hè dành cho
người đi bộ tại các tuyến đường, trong quá trình xây dựng và sử dụng cho đến nayhầu hết thì các via hè hầu hết đều xuống cấp về chất lượng và có chiều rộng khôngđáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân Bên cạnh đó còn diễn ra tình trạng kinhdoanh via hè tràn lan Tuy việc kinh doanh làm tăng nhu cầu tiêu dùng người dân,tạo không ít công ăn việc làm cho những người không có thu nhập ổn định nhưnggây ra nhiều tác động xấu tới đô thị: như môi trường, cảnh quan, kinh tế, an ninh
ra những lựa chọn, giải pháp giúp cho tình trạng kinh doanh lan chiếm via hè, chất
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 1 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 7Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
lượng giao thông được cải thiện như:
Tiêu biểu có thé nhắc đến luận văn của sinh viên Lê Thu Giang (2006) “Một
số giải pháp tăng cường công tác quản lý lòng đường, vía hè trên địa bàn quận BaĐình, Thành phó Hà Nội” Luận văn đã đưa ra được những đề xuất nhằm tăngcường công tác quản lý lòng đường, via hè cho chính quyền quan lý Quận dựa trênthực trạng tại quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Đặng Thu Trang (2006) “Giải pháp giảm ùn tắc giao thông trên địa bànThành phố Hà Nội” Đề tài nghiên cứu đề cập tới giải pháp làm giảm ùn tắc bằngcách quản lý, quy hoạch via hè, tránh tình trang lan chiếm via hè tại khu vực ùn tắcvào giờ cao điểm
Một tác giả khác cũng viết về đề tài này là tác giả Nguyễn Bá Ngọc, Trường
Đại học Giao thông Vận tải với dé tài “Thuc trạng và giải pháp về trật tự an toàn
giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội” Trong bài viết, tác giả đã đềcập đến những vấn đề còn tồn tại về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phó Hà Nội và cũng đưa ra một số mô hình tiêu biéu về quản lý hệ thống
giao thông có thé áp dụng trong địa bàn thành phố dé góp phan giảm thiêu ùn tắc và
tai nan giao thông.
Tuy nhiên đây là một van dé nhạy cam, đặt ra cho chính quyền đô thị Ha Nội
phải có những giải pháp kịp thời, khả thi hơn nhằm giải quyết vấn đề phát triển hài
hòa giữa lý và sử dung via hè sao cho vừa tạo được nét đẹp đô thị vừa không làm mat
đi những giá trị tinh thần, văn hóa của kinh doanh vỉa hè mang lại
Do đó tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp
tăng cường công tác quản ly kinh doanh via hè tại quận Hai Bà Trưng, Thanh
phố Hà Nội” Day là một đề tài khá mới với hy vọng sẽ là một gợi ý cho các nhàquy hoạch, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong van đề quản lý giao thông đường
bộ, trong đó có quản lý vỉa hè tại địa bàn quận.
2 Mục tiêu của chuyên đềTrên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và nghiên cứu thực tế, đề tài nghiên
cứu có những mục đích chính sau đây:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 2 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 8Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
Một là, hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về đô thị, quản lý đô thị và quản lý
lòng đường, vỉa hè.
Hai là, đánh giá thực trạng kinh doanh vỉa hè tại quận Hai Bà Trưng và xác
định nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng đó.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết van dé lan chiếm via hè tráiphép, đưa ra một số kiến nghị đối với việc tăng cường công tác quản lý kinh doanh
vỉa hè trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng.
3 Câu hỏi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung giải quyết những câu hỏi:
Thứ nhất, “Thực trạng tình trạng lấn chiếm via hè dé kinh doanh của các cánhân, hộ gia đình hiện nay như thế nào?”
Thứ hai, “Công tác quản lý kinh doanh vỉa hè của chính quyền địa phương
được thực hiện ra sao?”
Thứ ba, “Nguyên nhân chính dẫn tới tinh trạng lấn chiếm, kinh doanh via hè
là gì?”
Thứ tư, “Có thể thực hiện những giải pháp nao dé tăng cường công tác quan
lý, giải quyết được tình trạng lắn chiếm, kinh doanh via hè hiện nay?”
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ năm 2008 đến nayPhạm vi không gian: Nghiên cứu tình trạng lấn chiếm, kinh doanh via hè trên
địa bàn Quận Hai Bà Trưng, tập trung ở các Phường lớn, trên các trục đường chính.
5 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp phân tích, tông hợp: thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá,tong hợp các tài liệu có liên quan và nguồn thông tin thu thập được
- Phương pháp so sánh
5 Kết cau của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 3 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 9Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
Chương 1: Lý luận chung về quản lý lòng đường, via hè đô thị
Chương 2: Thực trạng việc kinh doanh vỉa hè trên địa bàn Quận Hai Bà
Trưng, Thành phó Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý kinh
doanh vỉa hè trên địa bàn Quận.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 4 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 10Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các
thầy cô giáo trong Khoa Môi trường và Đô thị, cũng như các bác, các cô, các chú và
các anh chị đang làm việc tại Phòng Quản lý Đô thị - UBND Quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thanh Huyền,người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thu Hoa, TS Nguyễn Hữu Đoàn, TS.
Nguyễn Kim Hoàng cùng các thầy cô trong tập thể Khoa Môi trường và Đô thị đãtrang bị cho tôi những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành chuyên đề nghiên cứu
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND Quận Hai Bà Trưng, Ban
lãnh đạo Phòng Quan lý Đô thị: bác Nguyễn Đăng Khoa — Trưởng phòng Quan lý
Đô thị, anh Nguyễn Tiến Quang — Phó phòng Quản lý Đô thị, đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi thực tập tại Phòng Quản lý Đô thị - UBND Quận Hai Bà Trưng Tôi xingửi lời cảm ơn đến anh Trần Đức Quyền, chuyên viên Phòng Quản lý Đô thị -UBND Quận Hai Bà Trưng đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập tài liệu,
số liệu liên quan đến chuyên dé
Việc nghiên cứu về công tác quản lý kinh doanh vỉa hè là một vấn đề cấp thiết,tôi đã cố gắng cao nhất dé hoàn thành chuyên dé này Tuy nhiên do những hạn chế
về mặt thời gian cũng như trình độ của bản thân nên chuyên đề nghiên cứu khôngthé tránh được sai sót Tôi rat mong nhận được những góp ý quý báu của các thầy
cô giáo dé tôi có thé tiếp tục bổ sung và hoàn thiện
Tôi xin chân thành cảm on!
Lời cam đoan: "Tôi xin cam đoan nội dung bao cáo đã viết là do bản thân thựchiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn cua người khác; nếu sai
phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường ”.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Ngân
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 5 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 11Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VE QUAN LY LONG DUONG, VỈA HE ĐÔ THỊ
1.1 Khái niệm đô thị, quản lý đô thị
Khái niệm Đô thị:
Trên góc độ quản lí kinh tế - xã hội, đô thị là điểm tập trung dân cư với mật
độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung
tâm tông hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc day sự phát triển kinh tế
-xã hội cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trongtỉnh hoặc trong huyện (Thông tw số 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ XâyDựng và Ban tổ chức cán bộ của chính phú, mới đây nhất là Nghị định số42/2009/NĐ-CP của Chính phú thay thế Nghị định số 72/2001/NĐ-CP về phân loại
đô thị va cấp quản lý đô thị) Do sự phát trién kinh tế xã hội và trình độ nhận thức
khác nhau nên khái niệm đô thị ở các nước cũng không giống nhau, theo tình hình
hiện nay, khái niệm đô thị được hiểu như sau:
“Đồ thị là một hình thức cư trú văn minh cua con người trong
một không gian — vật chất nhất định, ở đó cư dân sống tập trung với
mật độ cao, lao động chủ yếu phi nông nghiệp, cơ sở hạ tang kĩ thuậthiện đại, kinh tế xã hội phát triển, có vai trò thúc đầy sự phát triểnkinh tế xã hội của một vùng hoặc cả nước ”
D6 thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III,
loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận
1 Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2 Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nộithành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II làthành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành
3 Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành,
nội thi và các xã ngoại thành, ngoại thi.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 6 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 12Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
4 Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5 Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị tran thuộc huyện có các khu phố xây
dựng tập trung và có thê có các diém dân cư nông thôn.
Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sởhiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập dé án phân loại đô thị hoặctại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:
1 Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành,cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm củavùng trong tỉnh; có vai trò thúc day sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặcmột vùng lãnh thổ nhất định
2 Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên
3 Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô
thị va được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung củathị tran
4 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành,
nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiêu 65% so với tổng số lao động
5 Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội
và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
a) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và
có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;
b) Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng
bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền
vững.
6 Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quychế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phốvăn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 7 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 13Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi
trường, cảnh quan thiên nhiên.
Khái niệm Quản lý đô thị:
Quản lý đô thị có vai trò rất quan trọng đối với các Chính phủ và các tổ chứcphát triển quốc tế trên thế giới Quản lý đô thi là quá trình tac động bằng các cơ chế,chính sách của các chủ thé quan lý đô thị (các cấp chính quyên, các tổ chức xã hội,các sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì
hoạt động đó.
Trên góc độ Nhà nước, Quản lý Nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằngquyền lực của mình ( bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quả trình pháttriển kinh tế xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo hướng nhất định
1.2 Khái niệm và chức năng về lòng đường, vỉa hè đô thị
Khái niệm via hè (hay hè phố): Là một bộ phận của giao thông đường bộ, làphần lề đường phụ đọc hai bên con đường dé dành cho người đi bộ, là nơi trồng cây,
trồng cột điện, cống rãnh bên dưới và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị khác.
Chức năng của via hè bao gom:
- Chủ yếu phục vụ người di bộ
- Bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật như: Chiếu sáng, cung cấp nănglượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị, các trạm đỗ xe, các thiết bị
an toàn giao thông.
- Trồng cây xanh công cộng, cây bóng mát hoặc cây xanh cách ly
- Sử dụng tạm thời trong các trường hợp sau: Kinh doanh buôn bán; trông
giữ phương tiện giao thông; trung chuyên vật liệu phục vụ thi công, xây dựng công
trình; lắp đặt kiét, mái che với điều kiện được cơ quan Nhà nước có thầm quyền
cho phép.
1.3 Quy chuẩn xây dựng via hè đô thị
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thịQCVN07/2010/BXD thì việc xây dựng via hè đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trên hè phố không được bồ trí mương thoát nước mưa dang hở
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 8 Lớp: Kinh tế và Quan lý đô thị K52
Trang 14Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
- Chiều rộng 1 làn người đi bộ trên hè phố được quy định tối thiểu là 0,75m.Dưới đây là chiều rộng tối thiểu của hè phố được quy định tại bảng 1.1
Bảng 1.1 Chiều rộng tối thiểu của hè phố đi bộ doc theo đường phố (m)
Loại đường phô Chiêu rộng via hè mỗi bên đường(m)
Đường cấp đô thị, đường phố tiếp xúc
với lôi vào trung tâm thương mại, chợ,
6,0 (4,0)
Đường cấp khu vực 4,5 (3,0)
Duong phân khu vực 3,0 (2,0)
Đường nhóm nha ở Không quy định
(Nguồn: Quy chuẩn QCVNO72010/BXD )
- Dốc ngang của hè phố: Độ dốc ngang hè phố tối thiểu là 1% và tối đa là 4%
và có hướng đô ra mặt đường.
- Kha năng thông hành của 1 làn đi bộ cho ở bảng 1.2:
Bang 1.2 Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ (ng/h)
Điều kiện đi bộ Khả năng thông hành (ng/h)
Dọc hè phố có cửa hàng, nhà cửa 700
Hè tách xa nhà và cửa hàng 800
Hé trong dai cay xanh 1000
Duong dao choi 600
Dai di bộ qua đường 1200
(Nguôn: Quy chuẩn OCVN07/2010/BXD )
1.4 Kinh doanh vỉa hè và ảnh hưởng của kinh doanh via hè
1.4.1 Khai niệm, phân loại kinh doanh via hè
Khái niêm kinh doanh vía hè:
Do nhu câu của người tiêu dùng hiện nay theo xu hướng nhanh, tiện, gọn, vỉa
hè (hè phố) đô thị đã trở thành một địa điểm kinh doanh lý tưởng cho nhiều loạihàng hóa, dịch vụ trên thị trường, thêm đó vỉa hè có những lợi thế riêng cho hoạtđộng kinh doanh Kinh doanh via hè không những phổ biến ở Việt Nam còn khá
phô biên ở nhiêu quôc gia phát triên khác.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 15Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
Kinh doanh vỉa hè: Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả cáccông đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phâm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường; mà địa điểm kinh doanh là via hè
Giống như các hình thức kinh doanh khác kinh doanh via hè là hoạt độngnhăm mục dich sinh lợi, gồm sản xuất, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác Hoạt độngkinh doanh via hè cũng có những điểm tương đồng với bat kì hoạt động kinh doanh
nào khác, đó là:
- Hoạt động kinh doanh via hè luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế,
hệ thống chính sách và luật pháp của nhà nước cũng như các yếu tô môi trường kinh
doanh khác.
- Chủ thê kinh doanh via hè phải nghiên cứu phân tích dé xác định được nhu
cầu của thị trường
- Chủ thé kinh doanh via hè phải xây dựng được chiến lược kinh doanh trên
cơ sở huy động và sử dụng hợp lý của nguồn lực của mình
Phân loại kinh doanh via hè:
*« Dựa theo tính lưu động địa điểm kinh doanh, kinh doanh via hè được phânthành hai hình thức là kinh doanh lưu động và kinh doanh cô định
> Kinh doanh lưu động: có đặc điểm là chủ thể kinh doanh có thé dé dang di
chuyên địa điểm kinh doanh của minh và họ thường xuyên di chuyền địa điểm kinhdoanh, coi việc di chuyển địa điểm kinh doanh là hoạt động tất yếu trong quá trìnhkinh doanh, với mục đích là đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Dé thực hiện hìnhthức kinh doanh lưu động, chủ thể kinh doanh cần có phương tiện chuyên chở lưu
động (các loại xe thông dụng như xe đạp, xe máy, ô tô hoặc các loại phương tiện chuyên dùng khác).
> Kinh doanh cố định: có đặc điểm là chủ thể kinh doanh mong muốn tìmđược địa điểm kinh doanh tốt nhất để cố định địa điểm kinh doanh trong quá trình
kinh doanh Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, xuất phát từ những nguyên nhân
khách quan hay chủ quan, chủ thể kinh doanh có thể di chuyển địa điểm kinh
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 10 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 16Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
doanh Nhưng việc di chuyển này không phải là thường xuyên, và chủ thé kinh
doanh luôn có xu hướng ổn định địa điểm kinh doanh Việc di chuyền địa điểm kinh
doanh của kinh doanh cố định khác với việc lưu động địa điểm kinh doanh của kinh
doanh lưu động.
Việc chọn hình thức kinh doanh lưu động hay cố định phụ thuộc nhiều yếu tố,quan trọng nhất là loại dịch vụ, hàng hóa kinh doanh Có những mặt hàng có thể
vừa kinh doanh lưu động, vừa kinh doanh cố định, ví dụ: thực phẩm, đồ uống, tạp
chí, sách báo, Cũng có loại dịch vụ chỉ có thể kinh doanh có định, như trông giữ
xe dap, xe may, 6 tô.
* Dựa trên hoạt động đăng kí kinh doanh của chủ thé kinh doanh, có thé phân
chia kinh doanh vỉa hẻ thành kinh doanh có đăng kí kinh doanh và kinh doanh không có đăng kí kinh doanh.
Bang 1.3: Các hình thức kinh doanh được phan loại theo tiêu chi
mm
Kinh doanh có
Kinh doanh không có
Tiêu chí đăng kí kinh doanh đăng kí kinh doanh Thi hành Pháp | Yêu câu bắt buộc tuân thủ các | Việc tuân thủ pháp luật thực
luật quy định của pháp luật hiện chưa nghiêm túc
Điều kiện Điều kiện lao động được đảm Điều kiện lao động không
lao động bảo theo quy định pháp luật được đảm bảo.
phép đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh không đăng kí kinh doanh không đồng nghĩa với kinh doanh tráiphép Theo nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 19/02/2007 của Chính phủ quy định
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 11 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 17Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng
ký kinh doanh thì da phần các hoạt động kinh doanh via hè hiện nay không cần phải
đăng kí kinh doanh.
1.4.2 Những quy định đối với kinh doanh via hè
Các hành vi bị cắm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng
đường đô thị:
- Thiết kế, xây dựng đường đô thị không tuân thủ quy hoạch đã được cấp có
thâm quyền phê duyệt.
- Tự ý xây dựng, đào bới đường đô thị.
- Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nói trái phép vào đường chính
- Sử dụng đường đô thị dé họp chợ, kinh doanh dich vụ ăn uống, bày hàng
hóa, vật liệu.
- Dé rác, phế thải và các hành vi gây mat vệ sinh môi trường đô thị
- Lap dat, xay dung buc, bé dat xe, bac tam cap vào nhà va công trình bênđường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ;gây mắt mỹ quan đô thị
- Lắp đặt, xây dựng các công trình, biển quảng cáo, trang trí, đường dây tráiphép, ảnh hưởng đến kết cầu đường đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị
và gây mat mỹ quan đô thị
- Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn của đường đô thi.
- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè
phó, lòng đường không có giấy phép; dé xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi
quy định.
1.4.3 Ảnh hướng của kinh doanh via hè đô thị
Kinh doanh via hè diễn ra ở khắp các đô thị tại Việt Nam, là một hệ quả củaquá trình đô thị hóa đang diễn ra ở Việt Nam Kinh doanh via hè tồn tại đã có
những ảnh hưởng không hề nhỏ tới sự phát triển của đô thị.
Ảnh hưởng tới kinh tế - tài chính đô thị:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 12 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 18Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
Kinh doanh via hè đã góp phần cung ứng một khối lượng hàng hóa và dich
vụ khá phô biến với giá cả vừa phải cho đại bộ phận dân cư, nhất là những ngườidân lao động còn nghèo và có thu nhập thấp Những hàng hóa kinh doanh trên via
hè khá đa dạng: thực phẩm, thời trang, các dịch vụ trông giữ, sửa chữa, Tuy quy
mô của các đơn vị kinh doanh thường nhỏ, nhưng đây là một khu vực kinh doanh
phát triển khá mạnh Sự hoạt động của khu vực này, với sự tiện lợi trong giao dịchhàng hóa, đã góp phần đây nhanh tốc độ chu chuyền hàng hóa trên thị trường
Tuy vậy, kinh doanh vé đã gây ra một số tiêu cực đối với hoạt động kinh tếcủa đô thị Theo như xu thế hiện đại, hoạt động mua bán ở đô thị được khuyến
khích tập trung tại các trung tâm thương mại Nhưng với thói quen tiêu dùng hiện
nay của người dân, nêu kinh doanh via hè tiếp tục phát triển, nó sẽ tạo áp lực cạnh
tranh với các trung tâm thương mại Thêm đó do công tác quản lý kinh doanh vỉa hè
còn hạn chế, nên tình trạng hàng hóa không đảm bảo chất lượng và xuất xứ không
rõ ràng được trao đổi và mua bán, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất và tiêuthụ sản pham của các doanh nghiệp
Phan lớn hoạt động kinh doanh vỉa hé có tính tự phát, các chu thể tiến hành
kinh doanh vỉa phần lớn không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, gây ra một phần thất
thoát cho ngân sách của đô thị địa phương.
Ảnh hưởng tới dân số, lao động và việc làm đô thị:
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta hiện nay, các đô thị
ngày càng được mở rộng quy mô và không ngừng tăng trưởng kinh tế Tạo nên sứchút của các đô thị với lao động từ những vùng khác chuyền tới Hàng năm, haithành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có khoảng hàng trămnghìn người nhập cư Số lượng lao động nhập cư ngày càng gia tăng nhanh, nhưng
sự tăng trưởng của đô thị thì không thể đáp ứng Một bộ phận lớn lao động do
không có trình độ, kỹ năng tay nghề, nên đã tham gia vào khu vực kinh tế phi chính
thức với hình thức kinh doanh via hè để kiếm thêm thu nhập Có thé nói rằng kinhdoanh via hè đã đáp ứng được phần nào nhu cầu việc làm đô thị hiện nay trên thị
trường.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 13 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 19Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
Ảnh hưởng tới giao thông đô thị:
Via hè với chức năng là một bộ phận của hệ thống đường bộ, nhằm phục vụcho người đi bộ Trong khi đó, thực tế cho thấy là do đa phần trong kinh doanh vỉa
hè hiện nay, chủ thé kinh doanh đã có hành vi lan chiếm via hè, làm cho diện tíchvỉa hè phục vụ cho người đi bộ giảm di đáng ké, nhất là trên những tuyến phố màchiều rộng via hè vốn đã nhỏ
Hoạt động kinh doanh via hè vi thé đã gây ra những ảnh hưởng nhất định tớigiao thông đô thị Via hè bị chủ thể kinh doanh lan chiếm, người đi bộ phải thực
hiện hành vi tham gia giao thông ở khu vực lòng đường, gây nguy hiểm cho cả
người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông khác Lòng đường trở nên quá
tải và luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông Không những vậy, khi tiến hành giao
dịch mua và bán trên vỉa hè; thường xuyên xảy ra tình trạng dừng, đỗ xe trái phép
dưới lòng đường Dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông ở nhiều mức độ khác nhau
Ảnh hưởng tới mĩ quan và môi trường đô thị:
Hoạt động kinh doanh via hè diễn ra đã làm thay đổi cấu trúc cảnh quan vốn
có của vỉa hè Chủ yếu các hoạt động kinh doanh vỉa hè là tự phát và sự quản lý củacác cơ quan nha nước chưa được chặt chẽ, do vậy mà việc bồ trí không gian kinhdoanh mang tính thiếu quy hoạch, thiếu tổ chức Thậm chí ở nhiều nơi, chủ thể kinhdoanh còn có những hành vi phá hoại các công trình kỹ thuật trên via hè dé phục vu
cho mục đích kinh doanh của họ.
Hầu hết các hình thức kinh doanh via hè đều kèm theo rác thải, nhất là dịch
vụ ăn uống Trong khi đó, ý thức giữ gìn vệ sinh chung của cả chủ thể kinh doanh
và người tiêu dùng còn thấp đã dẫn đến tình trạng rác thải bừa bãi trên vỉa hè, lòng
đường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh một cách nghiêm trọng Kinh doanh
vỉa hè nếu không được quản lý tốt sẽ làm ảnh hưởng xấu tới mỹ quan thành phố và môi
trường đô thị.
Ảnh hưởng tới văn hóa đồ thị:
Kinh doanh via hè phát triển, đã tạo nên những nét phong tục và văn hóa
đường phô riêng ở nhiêu quôc gia trên thê giới Ở nhiêu nơi, các địa điêm kinh
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 14 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 20Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
doanh via hè còn trở thành địa điểm thu hút du lịch, không chỉ với mục đích tiêudùng ma còn dé trải nghiệm không gian văn hóa riêng biệt Kinh doanh via hè ởViệt Nam đã tạo nên phong cách riêng, như âm thực via hè đã trở thành một trongnhững nét đặc trưng của âm thực Việt Nam Tuy nhiên, những hình ảnh kinh doanhvỉa hè gây mat mỹ quan, ô nhiễm môi trường hay cách ứng xử thiếu chuân mực vănhóa của một bộ phận những người kinh doanh, tiêu dùng đã gây ảnh hưởng xấu tới
văn hóa, văn minh đô thị người Việt.
Anh hưởng tới tinh hình an ninh, trật tự an toàn xã hội:
Đa số hoạt động kinh doanh via hè là mang tinh tự phát, không được cấpphép vì vậy trong quá trình kinh doanh, khi xảy ra các tranh chấp, do không có sựquản lý của cơ quan nhà nước nảo, dẫn tới tình trạng giải quyết tranh chấp trái vớiquy định của pháp luật, gây mat an ninh, trật tự an toàn xã hội
1.4 Quản lý nhà nước với kinh doanh vỉa hè đô thị
1.4.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước với kinh doanh vía hè đô thị: Là sự can thiệp băng quyềnlực của nhà nước (bằng pháp luật, thông qua pháp luật, cơ chế, chính sách) vào hoạt
động kinh doanh via hè nham thay đôi hoặc duy trì hoạt động đó, với mục tiêu cuối
cùng là phát triển đô thị theo định hướng nhất định mang tính tích cực
Kinh doanh via hè có đặc trưng là hoạt động kinh doanh diễn ra trên via hè.
Mà vỉa hè lại là một bộ phận thuộc đường bộ đô thị, tức là hạ tầng Kĩ thuật đô thi
Do đó, quan ly kinh doanh vỉa hè không chỉ đòi hỏi quản lý hoạt động kinh doanh
của chủ thể kinh doanh, mà còn là quản lý vỉa hè đô thị với mục đích sử dụng cho
kinh doanh.
Mục tiêu cụ thể của quan ly kinh doanh via hè đô thị:
- Đảm bảo các hoạt động kinh doanh vỉa hè thực hiện đúng các chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật.
- Định hướng hoạt động kinh doanh via hè, quyết định việc tiếp tục duy trì
hay nghiêm cam hình thức kinh doanh này.
- Đảm bảo vỉa hè thực hiện đúng chức năng theo quy định của pháp luật.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 15 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 21Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
- Có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử phạt hợp lý đối với các hoạt động
kinh doanh vỉa hè trái pháp luật.
1.4.2 Căn cứ pháp luật của quản lý nhà nước về kinh doanh via hè
Việc quản lý nhà nước với kinh doanh vỉa hè được quy định và hướng dan cụ
thé trong các văn bản pháp luật cũng như các văn bản dưới luật Đối tượng của quản
lý kinh doanh vỉa hè là hoạt động kinh doanh và vỉa hè được sử dụng cho hoạt động
kinh doanh Chủ thé quản lý là các cơ quan thuộc bộ máy quan ly nhà nước về đô
thị Các căn cứ pháp luật chính cho hoạt động quản lý kinh doanh vỉa hè đô thị như
sau:
- Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 19/02/2007 của Chính phủ quy định về
cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003
- Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005.
- Luật Thương mại ngày 14/06/2005.
- Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001.
- Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ về quy định
xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Sửa đổi, bổ sungtheo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP
- Nghị quyết số 32/2007/NĐ-CP ngày 29/06/2007 của Chính phủ về một sốgiải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
- Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng hướngdẫn quản lý về đường đô thị
Ngoài ra, còn có các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành từ cấp
trung ương tới địa phương quy định về van đề kinh doanh via hè Các văn bản cấpđịa phương được ban hành dựa trên tình hình cụ thể hoạt động kinh doanh vỉa hè ở
địa phương nhưng vẫn phải dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ
chính ké trên
1.4.3 Chức năng và nhiệm vụ của các chủ thể quan lý
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 16 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 22Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
Trách nhiệm của UBND các Quan, huyện
- Thực hiện công tác quản lý sử dụng vỉa hè và lòng đường theo đúng chức
năng, nhiệm vụ đã được Thành phố quy định
- Chiu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc quản lý và sử dụng vỉa hè,
lòng đường, TTĐT, vệ sinh môi trường trên địa bàn; có biện pháp chống lắn chiếm
kinh doanh via hè bảo đảm an toàn giao thông, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan
đô thị
- Quản lý xây dựng, cải tạo nâng cấp đối với các đường, ngõ, xóm do UBNDcác phường thực hiện chức năng quản lý theo thâm quyền Tổ chức kiểm tra và xử
lý các vi phạm theo đúng thâm quyền và quy định của pháp luật
Trách nhiệm của UBND phường, xã
- Tổ chức tuyên truyền, phô biến hướng dẫn những quy định đã nêu và tổ
- Lập và thực hiện kế hoạch xây dựng, duy tu bảo đưỡng quản lý chất lượng,
an toàn hè phố, lòng đường các tuyến do Sở GTCC được giao quản lý
- Tổ chức quản lý, lắp đặt hệ thống biển báo, kẻ sơn vạch, tổ chức phânluồng GT trong Quận
- Cấp giấy phép, kiểm tra và giám sát hoàn công cho các công trình đã cấp
giấy phép xây dựng
- Lập danh mục những đoạn via hè, lòng đường đề xuất dé thành phố xemxét cho phép sử dụng tạm thời cho các điểm đỗ từng loại phương tiện trong thờigian quá độ phát triển bến bãi đỗ, gửi xe
- Phối hợp với UBND các quận, huyện hướng dẫn về chuyên môn và thống
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 17 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 23Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
nhất những nội dung dé UBND các quận, huyện quản lý
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm trên địa bàn, phối hợp vớiCông an Thành phố bảo đảm trật tự vệ sinh, an toàn hè phố
Chức năng của Công an Thành phó
- Chỉ đạo lực lượng CSGT, CSTT và các lực lượng khác trong ngành phối
hợp với ngành GTCC, UBND các Quận, huyện xử lý kip thời các vi phạm quy định của pháp luật
- Giao lực lượng CSTT được quyén xử phạt các vi phạm trên hè phó, lòng
đường.
- Tổ chức kiểm tra và duy trì hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông.Chức năng của Sở Quy hoạch- Kiến trúc
- Công bố quy định những điều kiện được làm mái che mưa, che nắng và
những công trình kiến trúc được phân công.
Chức năng của Sở Xây dựng
- Phối hợp với kiểm tra, hướng dẫn thực hiện việc đào via hè, lòng đường, sử
dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường phục vụ thi công, xây dựng công trình.
Chức năng của Sở Tài chính và Cục thuế Hà Nội
- Hướng dẫn mức phạt, tem phạt, quản lý và sử dụng tiền phạt theo đúng quy
định của pháp luật.
Chức năng của Sở văn hóa thông tin
- Phối hợp với Sở GTCC, UBND các quận, huyện hướng dẫn thực hiệnnhững quy định về lắp đặt biển chỉ dẫn giao thông, biển quảng cáo trên via hè, lềđường: tô chức tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định này trên hệ thống thông
tin đại chúng.
- Chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện tổ chức dỡ bỏ biển hiệu, biển
quảng cáo sai quy định.
Chức năng của Sở thương mại
- Phối hợp với UBND các Quận huyện chỉ đạo, hướng dẫn đến UBND
phường kiểm tra việc buôn bán trên các tuyến phố; Quy định các điều kiện cấp phéptạm thời kinh doanh bán hàng ăn uống trên via hè
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 18 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 24Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
CHƯƠNG II:
THUC TRẠNG VIỆC KINH DOANH ViA HE TREN DIA BAN QUAN
HAI BA TRUNG, THANH PHO HA NOI
2.1 Giới thiệu chung về Quận Hai Bà Trưng
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên — xã hội
VỊ trí địa lý, đặc điềm tự nhiên:
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, là địa bàn cóvinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâmcủa dân tộc: Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị Phía Bắc giáp quận hoàn Kiếm, phía
Đông giáp sông Hồng (qua sông là quận Long Biên), phía Nam giáp quận Hoàng
Mai, phía Tây chủ yêu giáp Quận Đống Đa (một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân).Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng âm, độ âm trung bình hàng năm là 84,5% và
lượng mưa trung bình các năm dao động từ 1.445 — 1559 mm.
GUẬN DONG DA
QUAN THANH XUAN
Quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị
Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Pham Đình Hồ, Đồng Nhân, Đống Mác, BachĐăng, Thanh Lương, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy,Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm, Thanh Nhàn, Cầu Dén
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 19 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 25Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
Quận Hai Bà Trưng có diện tích 961,7 ha, với tổng dân số quận tính tới31/12/2013 là 378 nghìn người, mật độ dân số là 30.904 người/km2 Quận có sốdân đứng thứ 3 trong Thành phó, sau quận Đồng Da và Hoàn Kiếm
Đặc điểm kinh tế — xã hộiCác chỉ tiêu kinh tế — xã hội các năm của quận Hai Bà Trưng đều hoàn thànhtheo kế hoạch đề ra Trên địa bàn quận, tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp cảTrung ương và thành phố như dét kim Đồng Xuân, cảng Hà Nội, cụm công nghiệp
Minh Khai — Vĩnh Tuy Bên cạnh đó còn có các cơ quan quan lý Thành phố và một
số Bộ, với đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và cơ sở vật chất tốt, đã hỗ trợ cho
Quận trong việc phát triển và quản lý kinh tế — xã hội Cùng các trường đại học lớn( Đại học Kinh té Quéc dân, Dai học Bach Khoa, Dai hoc Xây dựng, Viện dai hoc
Mo, Đại hoc Kinh doanh Công nghệ va Dai học Kinh tế — Kỹ thuật Công nghiệp),
và một số viện nghiên cứu các chuyên ngành
Về công tác xã hội, công tác y tế, dân số, giáo dục đào tạo, thông tin tuyên
truyền và tô chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thé dục thé thao luôn được tiếp
tục giữ vững và đạt kết quả tốt trong nhiều năm trở lại đây.
Các địa điểm nồi tiếng
Quận Hai Bà Trưng có 91 di tích lịch sử, văn hoá va cách mạng, trong đó có
33 di tích đã được xếp hạng như: Chùa Liên Phái, Chùa Hương Tích, Đền Hai BàTrưng, Đình Tương Mai, Di tích cách mạng 152 Bạch Mai, Khu tưởng niệm đồng
chí Hoàng Văn Thu, Khu tưởng niệm nạn đói 1945, Di tích lịch sử cách mạng
kháng chiến 18 Nguyễn Du Và hiện còn dấu tích của kinh thành Thăng Long xưaqua 3 cửa ô: ô Đồng Lầm (hay ô Kim Liên), ô Cầu Dền (hay ô Thịnh Yên), ô Đống
Mắc (hay ô Lương Yên).
Trên địa bàn quận còn có hai công viên lớn là công viên Thống Nhất và công
viên Tuổi Trẻ Trong thời gian tới, hai công viên sẽ được cải tạo theo hướng hiện
đại, đa dang hoá các hoạt động dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh
thần cho người dân và thu hút thêm khách du lịch.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 20 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 26Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
2.1.2 Thuận lợi, khó khăn của Quận
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển du lịch, thuhút khách và nâng cao đời sông văn hoá tỉnh thần của người dân; và có hệ thốnggiao thông đường bộ, đường sắt nối Hà Nội với tất cả các địa phương, đường sôngnối Hà Nội với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc giúpcho mở rộng thị trường giao thương hang hoá dịch vụ; chưa kể trên địa ban quậntập trung nhiều xí nghiệp các ngành dệt may, cơ khí, chế biến thực phẩm, các bệnh
viện, trường đại học, khu chợ lớn tình hình kinh tế Quận trong điều kiện thị
trường khó khăn vẫn duy trì ôn định và phát triển Năm 2013, các chỉ tiêu kinh tế —
xã hội của quận Hai Bà Trưng đều hoàn thành tốt và vượt trên kế hoạch đề ra Giátrị dịch vụ kinh tế ngoài nhà nước tăng 7,95% so với cùng ky năm trước, giá tri dịch
vụ tăng 16,08% Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa ban đạt 85% kế hoạch Thungân sách của Quận đạt 98%, chi ngân sách đạt 98% Các chỉ tiêu phát triển vănhoá, xã hội trên địa bàn đều đạt và vượt kế hoạch Thành phố giao Các hoạt độngvăn hoá, văn nghệ, thé dục thé thao được tô chức phong phú, chất lượng, góp phan
nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của cán bộ và các tầng lớp nhân dân trên địa
bàn, thúc đây các phong trào thi đua sôi nồi trên các lĩnh vực công tác Công tác
chăm sóc các gia đình chính sách, người có công được quan tâm chu đáo, đặc biệt là
trong các dịp lễ, tết, bảo đảm tốt an sinh xã hội Quận đã quyết liệt chỉ đạo, đổi mới
và đã tạo được nhiều chuyên biến tích cực, các thủ tục hành chính đã bảo đảm đượcgiải quyết đúng thời hạn, kỷ cương hành chính được nâng lên, trật tự đô thị có nhiềuchuyền biến, phản ảnh kết quả thực hiện Công tác quản lý đô thị cũng được tăngcường, Quận đã tiến hành xử lý vi phạm tình trạng trông giữ xe trái phép, chỉ đạoUBND các phường đồng loạt ra quân xử lý các vi phạm trật tự quản lý hè phố, lòngđường; công tác cấp phép xây dung đô thị được quan tâm thực hiện, trong 9 thángcấp được 495 giấy phép xây dựng, số công trình được cấp phép đạt tỷ lệ 99,75% Nhờ vậy, tuy còn nhiều khó khăn tác động, nhiều nhiệm vụ đã được đánh giá hoànthành xuất sắc Đặc biệt như trong việc đầu tư giám sát, Công tác ứng dụng CNTTđược quan tâm va ứng dụng hiệu quả Trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND —
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 21 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 27Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
UB MTTQ và các đoàn thé đã có sự phối hợp động bộ từ tổ chức triển khai, tuyêntruyền vận động đến ngành giáo dục, việc đấu tranh phòng chống dịch bệnh, việctăng cường các thiết chế văn hoá ở cơ sở
Về khó khăn, với vị trí cửa ngõ Phía Nam, Quận Hai Bà Trưng luôn phải đốimặt với sức ép từ lưu lượng giao thông cao gây ách tắc vào giờ cao điểm, dẫn đến
hạ tầng đô thị nhanh xuống cấp, hư hỏng, không đáp ứng được nhu cầu người dân.Ngoài ra do có các trường đại học, có nhiều địa điểm du lịch, có nhiều nhà máy, xí
nghiệp và bệnh viện lớn tuyến Trung ương nên số lượng người ngoại tỉnh tạm trú
tại địa bàn Quận nhiều dẫn tới khá khó khăn trong việc triển khai công tác quản lý,
đảm bảo an ninh trật tự cho người dân Từ phía chính quyên, còn một số Ít cán bộ
với năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao dẫn tới làm việc không hiệu quả,gây thất thoát lãng phí cho nhà nước và khó khăn cho người dân Hệ thống quy định
chính sách của Quận khi triển khai xuống, các Phường thực hiện còn chưa hiệu quả,
nhất quán với chỉ thị; khâu giáo dục tuyên truyền pháp luật tới người dân còn gặp
nhiều khó khăn, dẫn tới có những tình huống đáng tiếc xảy ra.
2.2 Thực trạng việc kinh doanh vỉa hè trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng
2.2.1 Đặc điểm hệ thông các tuyến phố trên địa bàn Quận
Trên địa bàn toàn Quận hiện gần 100 tuyến phó, hầu hết đều đảm bảo tiêuchuẩn về lòng đường, hè phó, có độ rộng via hè đáp ứng nhu cầu người dân (BảngPhụ lục các tuyến phố quận Hai Bà Trưng) Tuy vậy, trong đó có những tuyến phốlâu đời được hình thành vào nửa đầu thế kỉ 19, trong những năm gần đây tiếp tụcphát triển thành những khu TTTM sam uất Theo đó, hoạt động kinh doanh diễn ra
ở khắp nơi, cả những khu lân cận, hình thức kinh doanh chủ yếu là các cửa hàngdọc theo tuyến phố Các cửa hàng trên cùng 1 tuyến phố thường bán các mặt hànggiống nhau Tại các tuyến phố này có đầy đủ mặt hàng như trong chợ hay mộtTTTM thực thụ, từ quần áo, giày đép, giường tủ cho đến mọi đồ dùng gia đình.Không thé không kể tới các tuyến phố lớn như Giải Phóng, Phố Huế, BàTriệu với các nhà hầu như có dạng hình ống Tầng 1 dành dé buôn bán, các tầngtrên dé ở Hau hết các tuyến phố còn lại là những con đường hẹp, khá mat vệ sinh,
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 22 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 28Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
nhưng đo kinh doanh các sản phẩm rẻ và đa dạng nên tình hình kinh doanh khátốt, thu hút nhiều khách hàng Tuy tình hình hoạt động thương mại của các tuyếnphố của Quận khá tốt nhưng phan lớn trên các tuyến phố tình trạng mat vệ sinh, ùntắc giao thông cùng sự xuống cấp của cảnh quan đô thị là khá nghiêm trọng.Trước đây, un tắc giao thông rất hiếm xảy ra ở đây nhưng ngày nay cùng với sựphát triển nhộn nhịp của khu vực, việc un tắc đã xảy ra thường xuyên trên một sốtuyến đường như: Phố Huế, Bà Triệu, Đại La, Bạch Mai, Trương Định, Đê Tô
Hoàng, Minh Khai,
Dia bàn Quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường với khoảng 65 km đường
có diện tích gần 600 000 m2 và gần 100 000 m hè có diện tích 320 000 m? nên van
dé quản lý và sử dụng via hè luôn được lãnh đạo phường quận quan tâm chi đạo
Tuy nhiên, hai hoạt động này trong thực tế trên từng tuyến phố, từng phường có
sự khác nhau Một số tuyến đường như đường Lê Đại Hành, Phố Huế Có thểnói ở các tuyến phố nói trên mọi hoạt động giao thông đô thị diễn ra 24/24h trong
ngày được đảm bảo khoa học, văn minh Tuy nhiên các tuyến phố này quá ít chỉ
chiếm khoảng 5%.
Có những tuyến phố, cộng cả via hè như các tuyến phố Bà Triệu, Bùi ThịXuân, Nguyễn Du, Đại Cô Việt, Trần Đại Nghĩa, thì hoạt động quản lý lại coitrọng hơn hoạt động sử dụng Hoạt động sử dụng chỉ đơn thuần cho người vàphương tiện tham gia giao thông Trên tuyến phố cũng có khu dân cư ở đan xen vớicác cơ quan, trường học nhưng không có hiện tượng lấn chiếm long đường, vỉa hè
dé bán hàng, không có hiện tượng các mái che, các biển quảng cáo đặt trái phép làmmat mỹ quan đường phó Tắt cả via hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành chocác phương tiện giao thông, phương tiện đậu đỗ đúng nơi quy định Cho thấy vai tròquản lý Nhà nước rất quan trọng, ý thức người dân ở khu vực này về giao thông đô
thị khá tốt Khi xuất hiện hàng rong hay phương tiện giao thông đậu đỗ trước cửa
nhà, người dân tại đây sẽ có ý kiến phản hồi, nhắc người bán hàng vào chợ hoặckiên quyết yêu cầu người bán hàng nhanh chóng rời khỏi Những tuyến phố này chỉchiếm khoảng 10-15% các tuyến phố trong toàn quận
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 23 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 29Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
Khó khăn nhất là trên các tuyến phố mà vấn đề quản lý và sử dụng tách rời
nhau, thậm chí có nơi có lúc còn buông lỏng cả hoạt động quản lý và hoạt động sử
dụng Uớc tính những tuyến phố này chiếm tới 80-85% trên toàn quận Có nhữngcon đường đã từng được coi là con đường đẹp nhất của Hà Nội như đường Đại La,Minh Khai, Giải Phóng, Lê Duan vwv và rất nhiều đường phố khác, việc lấnchiếm, kinh doanh vỉa hè diễn ra rất phô biến và hết sức phức tạp nên bộ mặt đô thị
trở nên ngày càng trở nên đông đúc, chật chội quá mức.
2.2.2 Thực trạng kinh doanh via hè tại địa ban quận Hai Bà Trưng
Căn cứ vào hoạt động quản lý, sử dụng via hè sẽ thấy được thực trạng lấnchiếm, kinh doanh vỉa hè trên địa bàn Quận hiện nay Đây là thước đo trình độ nănglực của chính quyền địa phương, đồng thời chỉ ra được nguyên nhân của tình trạng14n chiếm, kinh doanh via hè, chia làm 3 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Hoạt động quản lý và sử dụng được kết hợp hai hòa dưới sự điềuhành của các cơ quan công quyền Các tuyến đường, hè hoàn toàn không có tìnhtrạng bị lắn chiếm, kinh doanh Nhóm này chiếm khoảng 10%
- Nhóm 2: Hoạt động quản lý kiểm tra giám sát được coi trọng, đầu tư vahoạt động sử dụng là chủ yếu Chính quyền địa phương và nhân dân cùng tham giakiểm tra giám sát Các tuyến đường, via hè thuộc nhóm này chủ yếu được khai thác
và sử dung đúng mục đích Hiện tượng lắn chiếm via hè lòng đường chi là cá biệt,đơn lẻ và diễn ra trong thời gian ngắn Nhóm này chiếm khoảng 10-15%
- Nhóm 3: Hoạt động quan lý và sử dụng tách rời nhau riêng lẻ, thậm chí có
nơi buông lỏng cả quản lý và sử dụng Các tuyến đường, vỉa hè nơi đây được sửdụng tùy tiện làm bộ mặt giao thông trở nên lộn xộn, gây ảnh hưởng xấu tới mỹquan đô thị Nhóm này chiếm khoảng 75-80 %
Theo đó, việc lan chiếm kinh doanh via hè ở nhiều tuyến phố là một thực tế,
nó tồn tại ở nhiều tuyến phố với các hình thức đa dạng: nhiều hàng rong tụ tập trên
hè thành chợ xanh, chợ cóc; hay có thể là kiot sách báo, các điểm trông giữ xe đạp,
xe máy, hay các hang quan via hé di động.
Theo quyết định 20/2008 QĐ- UBND ngày 16/4/2008 của UBND thành phố
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 24 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 30Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thi Thanh Huyền
Hà Nội về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố chỉ chophép tô chức, cá nhân sử dụng tạm thời via hè vào việc cưới, việc tang, bán hang ănuống, làm nơi dé xe, thi công xây dựng công trình Tất cả các hoạt động tạm thời sửdụng đều phải xin phép và được phép của cơ quan thẩm quyền như Sở GTCC HàNội, UBND xã, phường với thời gian đối với việc bán hàng ăn - uống được quyđịnh từ 5h - 8h, và 19h - 24h Các tổ chức và cá nhân có đăng ký kinh doanh muốn
sử dụng tạm thời hè phố để bán hàng ăn, uống phải làm đơn xin phép UBNDphường sở tại Theo đó, UBND phường sẽ nhận đơn và bố trí sắp xếp vào nơi thíchhợp theo những điều kiện cụ thể do Sở Thương Mại quy định Tại các tuyến phốviệc sử dụng vỉa hè không chỉ vào các việc bán hàng ăn uống mà còn dé kinh doanhhoa quả, đồ đạc, quần áo, xe cộ, sách báo, phim ảnh, Việc kinh doanh này không
hề mang tính chất tạm thời mà 6n định, thường xuyên và kéo dai cả ngày, từ tháng
này sang tháng khác, khiến cả đoạn đường biến thành nơi buôn bán tràn lan, ra cả lềđường, gây cản trở giao thông và mỹ quan đường phó
Thực trạng hoạt động các chợ trên địa bàn Quận
Hiện trạng trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng có 3 chợ lớn là: Chợ Nguyễn
Công Trứ, chợ Nguyễn Cao, Chợ Đồng Tâm và rất nhiều các loại chợ cóc tự pháttriển trên địa bàn quận với diện tích từ 1000 đến gần 10.000 m°
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 25 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52
Trang 31Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bảng 2.1 Hoạt động của các chợ chính
128 C Đại La, Phường Đồng Tâm, Số 5 Đông Mác, Phường Đông Mác, Số 2 Yên Bái I, Phường Phố Huế, Quận Hai Bà
Diachi | Quan Hai Ba Trung, Tp HaNoi | QuânHaiBà oe Thanh pho Ha Trưng, Thanh phố Hà Nội
Số hộ
tham gia 538 684 598
buôn bán
Thời gian Chợ hoạt động chính thức từ 7h | Thời gian hoạt động chính diễn ra Thời gian hoạt động chính từ 7h đến 10h30 tôi
hoạt động sáng đên 10h tôi Các thương lái có | muôn hơn, khoảng từ §h sáng: den
thé đên sớm hơn và hoạt động mua | 10h30 tôi Cho hoạt động sôi nôi vê
củachợ |, x x : ` :À
bán vẫn dién ra bình thường ban chiêu.
Diễn ra khá sôi nồi, hiệu quả An | Hoạt động của chợ diễn ra sôi nôi với | Chợ Nguyễn Công Trứ là một chợ khá rộng và thuninh khu vực chợ khá tốt Đồng thời | nhiều hàng hóa được bày bán, phần | hút được phần lớn các hộ gia đình kinh doanhThực trạng vệ sinh môi trường ở chợ được thực lớn là hàng ¬ mới, số ít vẫn bày bàn | trong khu vực chợ này Việc buôn bán hàng hóa ở
hoạt động hiện đây đủ, rat ít khi xảy ra tình | đồ cũ An ninh vê ban ngày của chợ | chợ diễn ra sôi nôi Tuy nhiên, sự hoạt động mạnh
của cho trạng nước thải, rác thải tran ra các | kha tot Tuy nhiên khi vê đêm, khung | mẽ của chợ cùng với sự thiêu ý thức của các hộ
khu vực khác và đường giao thông giờ từ 9h - 10h an ninh của chợ chưa
được thực hiện tốt, tình trạng cãi lộn,
đánh nhau, móc túi vẫn diễn ra
kinh doanh và sự lỏng lẻo của ban quán lý dẫn đến
tình trạng rác thải, nước thải tràn lan gây ô nhiễm
môi trường xung quanh và hè phố
Nguôn: Báo cáo tổng hợp UBND Quận Hai Bà Trưng
Trang 32Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bảng 2.2 Hoạt động của một số chợ tạm trong quận Hai Bà Trưng
Tên chợ Khu chợ tạm tại Đường đê Tô Chợ lưu động trên | Chợ tạm Công Chợ tạm Kim Chợ tạm Phố Tuệ
Cống Mộc Hoàng phố Bà Triệu viên Thống Ngưu (quận Hai Ba| Cao Đạt Tĩnh
Nhất Trưng)
sa bún hằng 236 156 189 120 300 410 267
Hoạt động từ lúc | Hoạt động chủ yếu Hoạt động thất Hoạt động từ | Hoạt động từ 6h30 | Hoạt động | Hoạt động
Thời gian hoạt | Sáng sớm, chủ yếu | từ6h30đếnl8h | thường hơn Chủ | §hđến2lh đến 21h30 từ7hđến | từ 7h đến
động "| từ 8h đên 19h cùng yêu là vê ban Hoạt động chủ 22h 20h
° ngay chiéu yéu dién ra vé
ban dém
Hoạt động không Lan chiêm hau hết Tình trạng hỗn Gây mat mỹ Không có người Đã được Hoạt động
có sự quản lý, gây | đường Lê Tô Hoàng | loạn, mất trậttự | quan công viên | quản lý nên trật tự | giải quyết | của chợ gâymất trật tự an ninh | do đây là con đường | thường xuyên diễn | Đồng thời gây an ninh của chợ ô nhiễmThực trạng Đồng thời làm gây | hẹp, hơn nữa lại có | ra Đồng thời hoạt | ô nhiễm môi diễn ra rất phức môi trường
hoạt động ô nhiêm môi trường | rat nhiêu hộtham | động của chợ làm trường tạp, đông thời hoạt nặng nê
" với rác thải và nước | gia mua bán tại đây ô nhiễm môi động của chợ gây trong khu
thải từ các quán Tình trạng tắc trường xung can trở giao thông phố Tuệ
bán đường thường quanh nghiêm trên đường phố Tĩnh
Xuyên xảy ra trọng Chưa được giải
Nguồn: Báo cáo tong hợp UBND Quận Hai Bà Trưng
Trang 33Chuyên dé tot nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Có thể thấy, số lượng chợ chính quá ít, nhu cầu của người tiêu dùng lại lớn,
do đó việc phát sinh chợ xanh, chợ cóc, chợ VLXD dé phục vụ người tiêu dùng làtất yếu khách quan Các chợ, có cả chợ cóc chợ xanh, hầu như hoạt động từ 5h -10h
và 16h -17h Trong đó, 13 trường hop vi phạm lan chiếm lòng đường, một trườnghop lan chiếm via hè và 8 trường hợp vừa vi phạm lòng đường và hè đường với số
người tham gia buôn bán khoảng 1330 người Mặt hàng kinh doanh chủ yếu là rau
củ quả, thực pham tươi sống nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ bữa ăn hàng ngày các
gia đình Năm 2008, các chợ trên đã được giải toả, tuy nhiên không đủ lực lượng
duy trì nên nay đã tái họp trở lại Theo thống kê có khoảng 25 điểm buôn bán
VLXD rời có quy mô từ một vài chục hộ đến hàng trăm hộ kinh doanh lẫn chiếm
hàng ngàn m? via hè ở hầu khắp các phường trong quận Việc lan chiếm via hèđường phố dé họp chợ tràn lan gây ra nạn ùn tắc GT trién miên, đặc biệt vào giờcao điểm Mặc dù lực lượng Thanh tra GTCC đã thường xuyên phối hợp với chínhquyền địa phương, giải tỏa nhiều lần các chợ tạm nhưng tình hình GT vẫn không
được cải thiện nhiều, khi các lực lượng chức năng đi thì chợ lại bắt đầu họp Tình
trạng này kéo dài làm hao tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức nhưng vẫnchưa giải quyết dứt điểm
Thực trạng hoạt động kinh doanh, hang ăn, quán bia
0 +
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2013
Biểu 2.1: Số hộ kinh doanh lan chiếm via hè năm 2010-2013
(Nguôn: Báo cáo tổng hợp UBND Quận Hai Bà Trưng)
Các quán hàng ăn, quán bia kinh doanh lắn chiếm via hè ngày càng gia tăng,
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngân 28 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị K52