1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 5 Ứng dụng công nghệ ai vào dạy học môn tiếng việt lớp 5 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

20 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Ngoài ra, môn Tiếng Việt còn giúp học sinh hiểu biết thêmvề văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc thông qua các bài học văn học và các hoạt động học tập phong phú.. Là một giáo vi

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ AI VÀO DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ

THÔNG 2018

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố ………

………., tháng … năm 202…

Trang 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC

Tên biện pháp:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ AI VÀO DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP

5 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp:

Trường: Tiểu học

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố , tỉnh

I Lý do hình thành biện pháp.

1 Vai trò của biện pháp

AI là viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo Việc áp dụng AI trong dạy học là điều cần thiết trong thời buổi hiện nay bởi những hiệu quả mà AI mang lại cho người sử dụng, kể cả giáo viên Đồng thời việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực giáo dục ngày càng trở nên quan trọng do có nhiều lợi thế và tiềm năng thay đổi trải nghiệm học tập cho học sinh

Môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh Đây là môn học giúp các em

Trang 3

giao tiếp hiệu quả Ngoài ra, môn Tiếng Việt còn giúp học sinh hiểu biết thêm

về văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc thông qua các bài học văn học và các hoạt động học tập phong phú Việc nắm vững tiếng mẹ đẻ không chỉ là nền tảng cho việc học tập các môn học khác mà còn là công cụ quan trọng giúp học sinh phát triển tư duy logic và sáng tạo

Trang 4

Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp Năm, tôi luôn trăn trở “Làm thế nào để vận dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo AI hỗ trợ dạy học để tiết học Tiếng Việt trở nên sôi nổi, huy động được sự tích cực của học sinh?”, “Làm thế nào để

học sinh có kĩ năng viết văn tốt hơn” Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ AI vào dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018” nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt

lớp 5 nói riêng và môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học nói chung

2 Thực tế tại đơn vị

Năm học 2024 - 2025, tôi được phân công phụ trách lớp với 34 học sinh Hầu hết 34 học sinh của lớp tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế trong học tập môn Tiếng Việt Các hạn chế của học sinh là:

- Vốn từ giao tiếp của các em con nghèo nàn, khuôn sáo

- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng

- Giờ Tiếng Việt chưa được các em chú trọng nhiều

- Các em chưa sôi nổi, tích cực trong giờ học môn Tiếng Việt

- Một số học sinh do điều kiện gia đình còn khó khăn nên việc tiếp xúc với công nghệ còn hạn chế, vì vậy trong một số hoạt động tự học ở nhà các em còn hạn chế

Khó khăn về phía giáo viên:

- Sách giáo khoa mới dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin Phương pháp

Trang 5

dạy học truyền thống đã chiếm lĩnh một thời gian dài Nó đi sâu vào tiềm thức

và thói quen dạy học của người giáo viên Vì vậy để đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy là cả một quá trình đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, say mê, tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong quá trình dạy học

- Thực tế, khi làm một bài giảng điện tử phải bỏ rất nhiều thời gian công sức tìm tài liệu, nghiên cứu phương pháp sao cho có một bài giảng hay thu hút học sinh học tập nên phần lớn giáo viên còn ngại

* Kết quả khảo sát về mức độ yêu thích học tập môn Tiếng Việt cuả học sinh 2 tuần đầu năm học 2024 – 2025

Trang 6

Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho giờ học môn Tiếng Việt trở nên nhàm chán, đó là một thách thức đối với giáo viên Tiểu học

Ý nghĩ cho rằng Tiếng Việt là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5

3 Ý nghĩa của biện pháp.

Biện pháp“Ứng dụng công nghệ AI vào dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018” nhằm:

- Cá nhân hóa quá trình học tập: Mỗi học sinh sẽ có một lộ trình học tập riêng, phù hợp với khả năng và tốc độ tiếp thu của từng cá nhân

- Tăng cường tương tác: AI có thể tạo ra các hoạt động tương tác, trò chơi giúp học sinh hứng thú hơn với việc học

- Mở rộng vốn từ: Thông qua các bài tập, trò chơi, AI giúp học sinh tiếp xúc với nhiều từ mới, ngữ cảnh khác nhau

- Rèn luyện kỹ năng đọc, viết: AI có thể tự động sửa lỗi, đưa ra gợi ý về cách viết đúng chính tả, ngữ pháp

26.5%

44,1%

29.4%

Hứng thú trong giờ học môn Tiếng Việt Không hứng thú trong giờ học môn Tiếng Việt

Bình thường trong giờ học môn Tiếng Việt

Trang 7

- Tiết kiệm thời gian cho giáo viên: AI giúp giáo viên tự động hóa một số công việc như chấm bài, tạo bài tập, theo dõi tiến độ học tập của học sinh

II Nội dung của biện pháp

Giải pháp 1: Sử dụng các nền tảng học tập tích hợp AI hỗ trợ dạy học

a) Phần mềm tích hợp Azota

Trang 8

Trong thời điểm ưa chuộng học tập trực tuyến như hiện tại thì Azota được phát triển giúp hỗ trợ giáo viên có thể tạo các đề thi, bài tập và chấm điểm ngay trên phần mềm một cách nhanh chóng Dựa trên nền tảng này, giáo viên có thể giao bài tập để học sinh ôn bài, củng cố kiến thức nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi học Học sinh lớp 5 là giai đoạn cuối cấp Tiểu học, tinh thần tự học và ý thức tự học tập của các em dựa trên nhiệm vụ của giáo viên đưa ra đã chủ động hơn so với các khối lớp khác Vì vậy tôi đã rèn luyện cho các em tinh thần tự học thông qua việc đưa ra một số nhiệm vụ học tập trước khi đến lớp Những nhiệm vụ này đa số sẽ giúp các em có sự chuẩn bị kiến thức, tìm hiểu trước nội dung học tập trong buổi học trên lớp Và công cụ tôi thường sử dụng để giao nhiệm vụ học tập cho các em là Azota

Các bước thực hiện:

Bước 1: Tạo và quản lý lớp học: Sau khi nhận lớp, tôi bắt đầu tạo và theo dõi danh sách học sinh, và phân phối các tài liệu học tập trên nền tảng Azota Bước 2: Giao bài tập: tạo và giao các bài tập về nhà, bài kiểm tra và các dự

án nhóm thông qua Azota, giúp tổ chức và quản lý công việc học tập của học sinh

Bước 3: Chấm điểm và phản hồi: Chấm điểm bài tập một cách tự động và cung cấp phản hồi tức thì, giúp học sinh cải thiện kỹ năng và hiểu biết của mình Ngoài ra Azota còn tạo ra các báo cáo chi tiết về tiến độ học tập của học sinh, giúp giáo viên đánh giá hiệu quả giảng dạy và điều chỉnh phương pháp học tập nếu cần

Ví dụ: Trong bài đọc “ Tiếng hạt nảy mầm ” tôi giao bài cho học sinh đọc

Trang 9

và trả lời câu hỏi trong SGK vào vở chuẩn bị bài sau đó nộp lên phần mềm Azota Dựa vào hỗ trợ của phần mềm tôi biết được bạn nào đã nộp bài và cũng đưa ra đánh giá về bài làm của học sinh

Nhờ có công cụ phần mềm này mà học sinh trong lớp tôi đã có ý thức hơn trong việc chuẩn bị bài môn Tiếng Việt vì học sinh phải gửi bài qua điện thoại của phụ huynh Phụ huynh cũng quản lí được việc học của con em mình, từ đó chất lượng các bài đọc cũng cải thiện rõ rệt

b) Ứng dụng Beeclass

Trang 10

BeeClass là một nền tảng giáo dục hỗ trợ quản lý và tổ chức lớp học, mang lại nhiều lợi ích trong giảng dạy và học tập Mục đích của ứng dụng BeeClass là

hỗ trợ và tối ưu hóa việc giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục hiện đại Tạo ra trải nghiệm học tập số hóa, phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại Theo dõi tiến độ học tập của từng học sinh để giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp đồng thời cũng tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học

Ví dụ: Với các bài đọc, phần luyện đọc tôi chọn tên học sinh ngẫu nhiên trên phần mềm Beeclass Học sinh rất hào hứng và thích thú khi được gọi theo hình thức ngẫu nhiên này

Khi vận dụng ứng dụng gọi tên ngẫu nhiên thì buộc học sinh phải có sự đọc

và tìm hiểu bài ở nhà thật kĩ lưỡng Điều đó đã thúc đẩy việc học tập của các em rất nhiều

2 Giải pháp 2: Ứng dụng AI trong việc soạn giáo án điện tử

a) Úng dụng chat GPT

Chat GPT đã trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực bài giảng điện tử cho giáo viên Đây cũng là công cụ tôi thường sử dụng để tạo ra những bài giảng thú vị Công cụ này mở ra những cánh cửa mới trong việc cải thiện chất lượng giáo dục trực tuyến qua việc:

- Lên ý tưởng cho bài giảng: Với Chat GPT, giáo viên có thể lên ý tưởng cho bài giảng bằng cách cung cấp các gợi ý về nội dung, phương pháp giảng dạy

và hoạt động học tập phù hợp với mục tiêu bài giảng và trình độ học sinh

- Thiết kế bài tập: Chat GPT có thể hỗ trợ trong việc thiết kế các bài tập

Trang 11

phù hợp với mục tiêu học tập và trình độ của học sinh.

Tôi còn sử dụng Chat GPT để tạo ra các bài tập giúp học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, bằng cách cung cấp thông tin về mức độ khó của bài tập, nội dung bài giảng, và thời gian làm bài Chat GPT có thể đề xuất các câu hỏi, bài tập thực hành và bài tập sáng tạo để giáo viên sử dụng trong quá trình đánh giá kiến thức của học sinh

Trang 12

Ví dụ: Khi dạy bài Luyện từ và câu lớp 5 tập 1 bài 48 Từ đồng nghĩa ( trang 47), ở hoạt động củng cố, tôi sử dụng Chat GPT đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập cho học sinh

Qua việc sử dụng Chat GPT để hỗ trợ trợ lên ý tưởng cho bài giảng, tôi thấy công việc sáng tạo của giáo viên đỡ áp lực hơn Hơn thế nữa học sinh cũng

có nhiều trải nghiệm khác nhau trong quá trình học môn Tiếng Việt Điều đó kích thích sự đam mê tìm tòi tài liệu, hào hứng hơn trong học tập

b) Sử dụng Canva AI thiết kế đồ họa dành cho giáo viên

Tôi đã áp dụng Canva AI giúp thiết kế các bài giảng và bài tập tương tác, AI

có thể tạo ra các bài giảng điện tử với hình ảnh, video, và các yếu tố tương tác

Ví dụ: Khi dạy bài "Bến sông tuổi thơ" trang 23,24 trong môn Tiếng Việt lớp 5 bằng cách sử dụng AI để tạo ra bài giảng điện tử, nhờ AI mà tôi đã tạo ra được hình ảnh minh họa liên quan đến bến sông tuổi thơ để chèn vào bài dạy một cách dễ dàng

Ngoài ra tôi còn ứng dụng AI nhằm tạo ra các nhân vật hoạt hình nhảy múa

để trước khi vào tiết học, các em có sự hào hứng, sôi động hơn Một trang web tôi cũng thường sử dụng để tạo thêm âm thanh trong các video bài giảng có trò chơi như: website www.d-id.com để biên tập video giới thiệu bài, kết thúc tiết học để đưa vào sản phẩm Website này giúp tạo những video AI bằng hình ảnh chân thực nhu ̛đang nói chuyện bình thường Giúp tiết kiệm thời gian cho một số loại hình video giáo viên phải trực tiếp ghi hình

b) Ứng dụng AI lồng tiếng

Là giáo viên Tiểu học nên giọng nói đóng một vai trò khá quan trọng trong

Trang 13

việc truyền tải thông điệp, truyền cảm hứng cho học sinh Đặc biệt trong dạy học môn Tiếng Việt nhất là những kiểu bài dạng viết thì giọng nói của giáo viên rất quan trọng Làm thế nào để học sinh không cảm thấy buồn ngủ khi học viết văn đồng thời lại giúp học sinh rèn được kĩ năng viết đó là điều rất khó với giáo viên

Tôi đã ứng dụng phần mềm AI Vbee để tạo ra giọng nói truyền cảm hứng trong học tập môn Tiếng Việt Tôi thường sử dụng AI lồng tiếng trong những lần chuyển ý hay lấy ví dụ mở rộng để truyền cảm hứng viết văn cho học sinh

Trang 14

Ví dụ: Khi dạy viết bài văn “Tả cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống” tôi đã chuyển văn bản mẫu một đoạn viết về cảnh cần tả thành giọng nói Học sinh rất hào hứng khi được nghe giọng đọc truyền cảm đến từ AI, điều đặc biệt đó sẽ được học sinh ghi nhớ lâu hơn Hơn thế giáo viên sẽ tìm được nhiều tài liệu chuyển tải đến các em, giúp các em mở rộng vốn từ khi viết văn

3 Giải pháp 3: Ứng dụng AI trong việc tạo sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức trong môn Tiếng Việt 5

Sơ đồ tư duy được xem là một phương tiện trực quan đơn giản có ưu điểm trong việc giúp sản sinh, hình dung cấu trúc và phân loại các ý tưởng Trong dạy học, công cụ này có thể được sử dụng để biến những ý tưởng và suy nghĩ rời rạc, tản mạn thành sơ đồ có cấu trúc và hình ảnh rõ ràng Hơn nữa, nó giúp học sinh liên kết và gợi nhớ lại những kinh nghiệm đã có, làm cho ý tưởng của các em thêm phần phong phú, sáng tạo

AI có thể phân tích nội dung chương trình học và tạo ra sơ đồ tư duy dựa trên các chủ đề chính và phụ Dựa trên sự hiểu biết và tiến độ học tập của học sinh, AI có thể điều chỉnh sơ đồ tư duy để phù hợp với nhu cầu học tập của từng học sinh

Tóm lại, AI có thể giúp giáo viên tạo ra các sơ đồ tư duy cho các bài giảng hoặc kế hoạch dạy học, đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của nội dung được bao phủ Tôi thường tổng kết bài học mới dưới dạng sơ đồ tư duy để học sinh dễ ghi nhớ kiến thức, đồng thời thông qua việc học qua sơ đồ tư duy các em cũng được phát triển về khả năng tư duy logic, sáng tạo Dạng bài viết văn cũng được

Trang 15

tôi áp dụng sơ đồ tư duy thường xuyên.

Để tạo sơ đồ tư duy bằng AI, giáo viên có thể thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung

- Xác định mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu của sơ đồ tư duy Ví dụ, bạn muốn tạo sơ đồ tư duy cho một bài học cụ thể, chẳng hạn như "Từ đa nghĩa" trong môn Tiếng Việt lớp 5

- Thu thập nội dung: Thu thập và chuẩn bị các thông tin liên quan đến chủ

đề, chẳng hạn như các khái niệm chính, ví dụ, và các chi tiết cần được bao gồm

Bước 2: Sử dụng AI để phân tích nội dung

Trang 16

- Nhập Nội Dung: Cung cấp nội dung cho AI, chẳng hạn như tài liệu học tập hoặc văn bản mô tả chủ đề

- Phân Tích Nội Dung: AI sử dụng các thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên

để phân tích nội dung, nhận diện các khái niệm chính, và xác định mối quan hệ giữa các khái niệm đó

Bước 3: Tạo sơ đồ tư duy

- Tạo khung sơ đồ: AI tạo ra khung sơ đồ tư duy với các nhánh chính dựa trên các khái niệm đã phân tích

- Thêm chi tiết: AI tự động thêm các chi tiết phụ vào sơ đồ, chẳng hạn như

ví dụ và mô tả cho mỗi khái niệm

- Tổ chức thông tin: AI sắp xếp các nhánh chi tiết sao cho dễ hiểu và trực quan Điều này bao gồm việc định dạng, màu sắc, và vị trí của các yếu tố trong

sơ đồ

Bước 4: Tinh chỉnh và cá nhân hóa

- Tinh Chỉnh: Dựa trên phản hồi của người dùng hoặc yêu cầu cụ thể, AI có thể thực hiện các điều chỉnh để cải thiện độ chính xác và tính rõ ràng của sơ đồ

- Cá Nhân Hóa: AI có thể tùy chỉnh sơ đồ theo nhu cầu và sở thích của người dùng, như thay đổi màu sắc, hình dạng, và kiểu chữ

Tôi sử dụng công cụ Mapify và Xmind để tạo sơ đồ tư duy có sự hỗ trợ từ

AI Cụ thể, khi dạy bài: Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh, để giúp các em

ghi nhớ bố cục của bài văn tả phong cảnh và nội dung của mỗi phần, tôi đã xây dựng kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy, sau đó in ra giấy và phát cho học sinh

Trang 17

Ngoài ra ở Mapify, công cụ này còn cung cấp ý tưởng viết cho học sinh dưới dạng sơ đồ tư duy Dựa vào một số ý tưởng trong sơ đồ tôi hướng dẫn các

em lựa chọn và hoàn thiện bài viết của mình dựa vào các gợi ý có sẵn trong sơ

đồ Việc sử dụng sơ đồ tư duy góp phần hình thành kiến thức sâu hơn, dễ nhớ hơn qua các từ khóa và cũng giúp học sinh hứng thú hơn trong các bài học

III Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học

Trong thời gian vừa qua, khi ứng dụng công nghệ AI vào dạy học môn Tiếng Việt tôi cảm thấy khả quan hơn Thành tích học tập của các em cao hơn, chất lượng hơn và học sinh học tập cũng tích cực hơn

Bảng thống kê dưới đây đã chứng minh được điều đó:

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w