MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4 CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Họ và tên giáo viên: .... Nhận t
Trang 1PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ………
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………
*** ***
BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA
LÍ LỚP 4
CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố ………
………., tháng … năm 202…
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4 CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Họ và tên giáo viên:
Dạy tại lớp : 4E
Trường :
Huyện (thị xã, thành phố) :
I Lý do hình thành biện pháp:
Trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục theo yêu cầu của Chương trình giáo
dục phổ thông 2018, câu danh ngôn “Tôi nghe tôi quên Tôi nhìn tôi nhớ Tôi làm tôi hiểu.” của Benjamin Franklin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập thông
qua trải nghiệm Học tập trải nghiệm rèn luyện cho học sinh nhiều phẩm chất, năng lực cần thiết phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học
Trang 3Môn Lịch sử và Địa lí, với tư cách là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, đòi hỏi học sinh phải tham gia và vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, góp phần phát triển năng lực Môn học này có nhiều cơ hội để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trường là một trong những trường tiên phong của tỉnh đưa hoạt động học tập trải nghiệm vào các tiết học trên lớp và ngoài phạm vi trường học Tuy nhiên, hoạt động trải nghiệm vẫn còn là một hình thức giáo dục khá mới, gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình thực hiện
Nhận thức được ý nghĩa của việc này, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số
biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử và Địa lí lớp 4 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018” để nâng
cao chất lượng và hiệu quả học tập môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh lớp 4
II Nội dung của biện pháp
Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử và Địa lí lớp 4 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Trang 41 Biện pháp 1: Trải nghiệm thông qua trò chơi học tập
Tổ chức trải nghiệm thông qua trò chơi học tập giúp học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ Trò chơi giúp các em tiếp thu tri thức môn học một cách dễ dàng hơn, rèn luyện sự nhạy bén, tích cực hợp tác nhóm và nâng cao vốn hiểu biết về lịch sử và địa lí
- Các bước tổ chức cho học sinh trải nghiệm thông qua trò chơi học
tập: Bước 1: Chuẩn bị trò chơi
Bước 2: Phổ biến nội dung và luật chơi
Bước 3: Tổ chức trò chơi
Bước 4: Tổng kết trò chơi, chốt kiến thức
* Trải nghiệm trò chơi trong hoạt động khởi động.
Ví dụ: Khi dạy bài 13 “Văn Miếu - Quốc Tử Giám”, giáo viên tổ chức cho
học sinh khởi động với trò chơi “Ô cửa bí mật” Giáo viên đưa ra 4 ô cửa, học sinh lựa chọn trả lời câu hỏi, để lật mở bí mật sau ô cửa Sau khi lật mở hết các ô cửa sẽ xuất hiện hình ảnh Khuê Văn Các Từ đó giáo viên giới thiệu vào bài mới
Ô cửa 1: Vị vua nào thời
Lý đổi tên Đại La thành
Thăng Long?
Ô cửa 2: Thủ đô Hà Nội nằm ở vùng nào nước ta?
Ô cửa 3: Bạn nhận được
một phần quà từ cô giáo.
Ô cửa 4: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập ở đâu?
Thông qua trò chơi “Ô cửa bí mật” học sinh vừa được ôn lại kiến thức của bài học trước, vừa có tâm thế hào hứng khi đến với bài học mới, việc tiếp thu bài sẽ hiệu quả hơn
Trang 5* Trải nghiệm trò chơi trong hoạt động khám phá tri thức
Ví dụ: Khi dạy bài 18 “Cố đô Huế”, nội dung 2: Kể chuyện lịch sử Cố đô
Huế, giáo viên tổ chức cho học sinh trải nghiệm thông qua trò chơi: “Điền từ còn thiếu vào ô trống” và kể lại cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế thông qua lược đồ
Giáo viên phổ biến luật chơi và chia nhóm Mỗi nhóm có 5 phút thảo luận Hết thời gian thảo luận, đại diện một số nhóm sẽ lên kể lại diễn biến cuộc phản công theo lược đồ đã gắn mũi tên Các nhóm khác sẽ theo dõi để đưa ra ý kiến nhận xét Sau cùng, giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá về cách làm việc, kết quả thảo luận và tuyên bố nhóm giành được chiến thắng ở trò chơi này
Có thể thấy, hoạt động trải nghiệm thông qua trò chơi học tập ở nội dung trên giúp học sinh năng động, tích cực hơn Bên cạnh đó, học sinh còn tích lũy được kiến thức về vị tướng Tôn Thất Thuyết, nắm được diễn biến cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế
Trang 6*Trải nghiệm trò chơi trong hoạt động củng cố kiến thức
Ví dụ: Khi dạy bài 25: “Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ” giáo
viên tổ chức cho học sinh trải nghiệm trò chơi “Ô chữ kì diệu” Học sinh sử dụng kiến thức vừa tìm hiểu và gợi ý của trò chơi để tìm ra ô chữ hàng ngang, hàng dọc,
từ khóa Qua đó củng cố lại kiến thức của bài học, giúp học sinh nhớ lâu, nhớ sâu nội dung bài học hơn Tiết học kết thúc trong không khí vui vẻ, hào hứng
Kết luận: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thông qua trò chơi học tập là phương pháp được đa số giáo viên sử dụng trong các tiết học Lịch sử và Địa lí, giúp học sinh hứng thú học tập và tiếp thu bài hiệu quả hơn Tuy nhiên tôi không quá lạm dụng tổ chức trò chơi, mà căn cứ vào nội dung kiến thức cần hình thành cho học sinh để vận dụng phù hợp Tôi thiết trò chơi kế theo các cấp độ khác nhau, trò chơi phải có tính thử thách nhưng không quá khó làm nản lòng người học.
2 Biện pháp 2 Trải nghiệm thông qua đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Khi tham gia hoạt động đóng vai, học sinh được trao đổi, thể hiện tài năng của mình trước đám đông, được hòa mình vào không khí sôi nổi, thoải mái, thân thiện của lớp học Hoạt động đóng vai trong dạy học Lịch sử và Địa lí cũng giúp học sinh được sống cùng quá khứ, hiểu rõ hơn
về câu chuyện, sự kiện và ý nghĩa của nó
- Các bước tổ chức cho học sinh trải nghiệm thông qua đóng vai:
Bước 1: Nêu mục đích, nhiệm vụ đóng vai
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chuẩn bị đóng vai
Trang 7Bước 3: Tổ chức cho học sinh đóng vai
Bước 4: Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Hình 1 Học sinh đóng vai nhân vật lịch sử
- Các hình thức đóng vai:
* Đóng vai nhân vật lịch sử:
Khi đóng vai nhân vật lịch sử, các “diễn viên” phải khắc họa được hình tượng nhân vật (về thần thái, tính cách, ) Do vậy, việc “diễn” là phần khá quan trọng Yêu cầu học sinh tìm hiểu kĩ các thông tin về nhân vật mình đóng Việc xây dựng kịch bản và tập diễn do học sinh tiến hành trước khi đến lớp, tức là có sự chuẩn bị trước Giáo viên là người chỉ dẫn, sửa kịch bản, tổng duyệt trước khi học sinh “diễn” trước tập thể lớp để thời gian diễn xuất ngắn, không làm ảnh hưởng đến tiến trình bài học
Ví dụ: Khi học bài 12 “Thăng Long – Hà Nội,” các em có thể đóng vai những
nhân vật trong triều đình vua Lý Công Uẩn để kể lại quá trình dời đô Qua đó giúp
Trang 8học sinh hình dung rõ hơn về sự kiện lịch sử lớn khi vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô, thể hiện tầm nhìn chiến lược và khát vọng phát triển đất nước của nhà vua
*Đóng vai xử lí tình huống:
Trong hoạt động trải nghiệm này, việc xây dựng tình huống là do giáo viên, còn học sinh đảm nhận nhiệm vụ giải quyết tình huống Học sinh không có sự chuẩn
bị trước ở nhà như đóng vai nhân vật mà được thông báo tình huống và giải quyết tình huống ngay tại lớp bằng cách làm việc theo tổ, nhóm Giáo viên cần lưu ý cách diễn xuất của học sinh cũng như bàn luận về cách giải quyết tình huống trong quá trình diễn xuất có phù hợp không
Ví dụ: Khi dạy bài 19: “Phố cổ Hội An” giáo viên đưa ra tình huống: Nam và
các bạn đi ngắm cảnh Phố cổ Hội An, một du khách đến hỏi Nam về các giá trị văn hóa và du lịch của phố cổ Hội An Đóng vai là nhân vật Nam và các bạn để giải quyết tình huống trên
Hình thức đóng xử lí tình huống không chỉ giúp học sinh tìm hiểu về giá trị văn hóa và du lịch của Phố cổ Hội An mà còn rèn kỹ năng giao tiếp, giới thiệu văn hóa địa phương với người khác
*Đóng vai nhân vật giả định: nhà
báo, phóng viên, đạo diễn
Ví dụ: Khi học bài 6: “Một số nét văn
hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ”, học sinh được trải nghiệm đóng
vai là phóng viên hỏi các bạn về lễ hội
Trang 9ở địa phương mình
Hình 2: Học sinh đóng vai phóng viên
Nếu như đóng vai nhân vật lịch sử có nguyên mẫu từ tư liệu lịch sử thì khi đóng vai nhân vật giả định, đòi hỏi học sinh phải tưởng tượng, phải có vốn kiến thức cuộc sống phong phú thì vai diễn mới sinh động và hấp dẫn Dựa trên những thông tin, dữ liệu hỗ trợ mà giáo viên sẽ cung cấp, các em hóa thân vào nhân vật trong
cuộc sống hiện tại nói về vấn đề liên quan đến bài học .
Kết
luận: Trải nghiệm đóng vai có nhiều ưu điểm:
- Phát huy sự sáng tạo của học sinh trong việc xây dựng kịch bản, diễn xuất và giải quyết tình huống
- Rèn kĩ năng làm việc nhóm và tích cực chủ động khi thực hiện nhiệm vụ
- Hình thành phẩm chất yêu nước, tự hào về truyền thống cha ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước
- Để tổ chức hoạt động trải nghiệm đóng vai được hiệu quả, tôi chuẩn bị chu đáo công
Trang 10phu: hóa trang, đạo cụ cần thiết, quan sát lựa chọn học sinh phù hợp với nhân vật, hướng dẫn lời thoại, cách diễn
3 Biện pháp 3 Trải nghiệm thông qua tranh luận
Đây là một hình thức trải nghiệm trong đó có đề cập đến vấn đề chứa đựng xung đột Những ý kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau Mục tiêu của tranh luận không phải nhằm đánh bại ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau Điều đó cũng góp phần kích thích niềm say mê, hứng thú của học sinh với môn học và góp phần phát triển ở học sinh năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, hợp tác
Việc tổ chức cho học sinh tranh luận có thể được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ tranh luận
Bước 2: Tổ chức học sinh thảo luận nhóm
Bước 3: Tổ chức học sinh báo cáo tranh luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức
Ví dụ: Khi dạy bài 2:“Thiên nhiên và con người địa phương em.”, giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh tranh luận vấn đề: Phát triển du lịch và bảo tồn di sản Để tổ chức tranh luận, giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống chứa đựng
những mâu thuẫn, xung đột về nhận thức bằng cách đưa ra 2 quan điểm như sau:
Quan điểm 1: Phát triển du lịch cần làm mọi cách để đáp ứng nhu cầu của
du khách
Quan điểm 2: Hạn chế phát triển du lịch để bảo vệ di sản mà thiên nhiên
Trang 11đã ban tặng
Hình thức tổ chức là thảo luận theo nhóm Những học sinh có cùng quan điểm sẽ lập thành một nhóm; thậm chí để thay đổi không khí của lớp học, giáo viên
có thể lựa chọn nhóm theo hình thức bắt thăm để tạo lập một đội Các nhóm nhận nhiệm vụ và làm việc trong thời gian từ 3-5 phút Nhóm 1 tìm những lập luận, bằng chứng chứng minh cho quan điểm 1 Nhóm 2 chứng minh quan điểm 2 Sử dụng nhóm tranh luận trong trường hợp này có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kĩ năng,
tư duy của học sinh Trong quá trình tranh luận, mỗi thành viên trong nhóm đều phải suy nghĩ, đưa ra ý kiến Sau đó, các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất các ý kiến để tạo thành một “bức tranh tổng thể”
Hết thời gian làm việc, từng nhóm sẽ sử dụng những lí lẽ, quan điểm, lập luận để bảo vệ quan điểm của nhóm mình trước toàn lớp Sau phần trình bày của mỗi nhóm, nhóm còn lại có thể đặt câu hỏi yêu cầu nhóm trình bày trả lời Cuối cùng, giáo viên chốt lại các vấn đề trọng tâm trên cơ sở ý kiến của các nhóm
Trang 12Kết luận: Tranh luận trong nhóm và ngoài nhóm giúp học sinh được đưa ý kiến hoặc bác bỏ quan điểm, được trao đổi, được hợp tác từ đó hình thành những năng lực quan trọng của người học Phương pháp này phát huy trí thông minh và chủ động học tập của học sinh Tranh luận đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu vấn đề, suy nghĩ về các sự kiện, biết tìm ra lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe Thông qua tranh luận, các em được bộc lộ mình, được rèn luyện tư duy, giao tiếp từ đó chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức
Để tổ chức cho học sinh trải nghiệm tranh luận hiệu quả, tôi chọn nội dung tranh luận đúng với nội dung bài học, phù hợp nhận thức của học sinh Tôi khéo léo dẫn dắt những ý kiến trái ngược nhau đó thành ý thống nhất chung
4 Biện pháp 4 Trải nghiệm thông qua các chuyến đi thực tế
Trải nghiệm các chuyến đi thực tế là phương pháp giáo dục hiện đại, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động khám phá thực tế Từ đó, học sinh có thể phân tích, đánh giá vấn đề và đưa ra kết luận chính xác, giúp người học có thể tiếp cận kiến thức một cách sáng tạo và chủ động
Các bước tổ chức cho học sinh trải nghiệm qua các chuyến đi thực tế
Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên cần xác định chính xác mục tiêu bài học, lựa chọn địa điểm trải nghiệm, thời gian cụ thể phù hợp với nội dung bài học và điều kiện tổ chức Đồng thời giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể cho buổi trải nghiệm, giao nhiệm vụ và định hướng cho học sinh chuẩn bị, phổ biến nội dung và hình thức đánh giá của buổi trải nghiệm
Bước 2: Tổ chức trải nghiệm: Giáo viên nêu mục đích, ý nghĩa, nội quy của
Trang 13buổi trải nghiệm và tổ chức cho học sinh trải nghiệm
Bước 3: Thảo luận và chia sẻ: Học sinh thảo luận để trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung của bài học Việc làm này tạo cơ hội để học sinh giải quyết vấn
đề dựa vào việc vận dụng những kiến thức tích lũy được từ trải nghiệm trước đó Bên cạnh đó, học sinh sẽ được giải đáp các thắc mắc của bản thân dựa trên việc trao đổi trực tiếp với hướng dẫn viên tại địa điểm trải nghiệm Qua đó giáo viên có thể đánh giá sơ bộ kết quả làm việc của học sinh khi tổ chức trải nghiệm
Bước 4: Tổng kết, đánh giá:
+ Đánh giá sau khi trải nghiệm: Ngay sau khi học sinh kết thúc trải nghiệm, giáo viên tổ chức các hoạt động nhỏ để học sinh chia sẻ những cảm xúc sau quá trình trải nghiệm, những tri thức học sinh đã ghi nhớ, sự kiện và nhân vật lịch sự mà học sinh có ấn tượng sâu sắc Giai đoạn này, giáo viên nên tạo cơ hội để học sinh tự đánh giá bản thân và được đánh giá các bạn khác
Trang 14+ Đánh giá thông qua việc làm bài thu hoạch: Học sinh tự viết ra những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về buổi trải nghiệm Việc viết bài thu hoạch cũng giúp học sinh ôn lại cách viết một bài tập làm văn, nâng cao khả năng tư duy và ghi nhớ
* Trải nghiệm tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
Trải nghiệm tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh không những tạo cơ hội để học sinh được khám phá, tìm tòi những kiến thức lịch sử và địa lí từ thực tế
mà còn giúp học sinh thay đổi môi trường học tập để tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, tích cực và chủ động hơn
Ví dụ: Khi dạy học Bài 3 “Lịch sử và
văn hóa truyền thống địa phương
em”, giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh trải nghiệm tại trung tâm văn hóa
núi Bài Thơ Học sinh sẽ được tham
quan, trải nghiệm khu di tích, tìm hiểu
một số món ăn, lễ hội tiêu biểu của
địa phương, các câu chuyện về danh
nhân
địa phương
Hình 3 Học sinh tham gia trải nghiệm di tích lịch sử
Qua buổi trải nghiệm tại di tích lịch sử, học sinh sẽ hiểu hơn về nét văn hóa của địa phương Ngoài ra, học sinh còn có cơ hội giao lưu, bộc lộ những khả năng vốn có của bản thân, từ đó đúc kết những kinh nghiệm thực tế để ứng dụng vào