1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 3 sử dụng sơ Đồ tư duy trong dạy tiết luyện tập viết Đoạn văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Vai trò của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong Luyện tập viết đoạn văn lớp 3 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tiết Luyện tập viết đoạn văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố ………

………., tháng … năm 202…

Trang 2

UBND THÀNH PHỐ

TRƯỜNG TIỂU HỌC

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tiết Luyện tập viết đoạn văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt tại trường Tiểu học ,

Thành phố , Tỉnh

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp:

Trường: Tiểu học

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố

I Lý do hình thành biện pháp:

1 Vai trò của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong Luyện tập viết đoạn văn lớp 3

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy

Trang 3

học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo để học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên

Dạy học theo hướng phát triển năng lực trước hết cần quan tâm nhiều tới hứng thú, kinh nghiệm, vốn sống của học sinh Học sinh cần được tạo cơ hội để phát triển năng lực, phù hợp với nhu cầu, điều kiện và đặc điểm cá nhân Dạy học theo hướng phát triển năng lực được thực hiện trên cơ sở dạy học phân hóa - đáp ứng sự khác biệt của học sinh về trình độ, nhịp độ, phong cách Đối với mỗi giai đoạn học tập, giáo viên cần chú ý và hướng đến hiệu quả học sâu

Sử dụng sơ đồ tư duy là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy Luyện tập viết đoạn văn Phương pháp này hướng đến việc cá thể hoá tối đa hoạt động nói và viết của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của các em vừa bảo đảm được chuẩn mực cơ bản của một thể loại văn

Trang 4

bản, vừa thể hiện bản chất cái tôi của mỗi học sinh trên cơ sở khai thác khái niệm

và hiểu biết có trước của các em cũng như những ý tưởng và ngôn từ trong các bài đọc theo chủ đề mà các em đã được học trong sách giáo khoa

Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề,… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết Đây là một sơ đồ mở, nó phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người

Tiếng Việt là một môn học trong chương trình lớp 3 Trong môn Tiếng Việt, viết là kỹ năng khó Do đặc thù của môn học phải hình thành và rèn cho học sinh khả năng nói và viết một văn bản ở nhiều thể loại khác nhau như: kể chuyện, miêu

tả, viết thư, Mỗi thể loại yêu cầu cách viết khác nhau Ở lớp 2, các em bước đầu làm quen với kĩ năng viết đoạn văn, yêu cầu viết chỉ từ 3 đến 5 câu qua hình thức quan sát tranh ảnh, nghe chuyện, Sang lớp 3, học sinh cần biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); hình thành một vài ý lớn; viết thành đoạn văn; chỉnh sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, dấu câu, viết hoa) dựa vào gợi ý

Bao gồm:

- Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia

- Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật

- Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật dựa vào gợi ý

- Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe

- Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông

Trang 5

tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân

- Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền được thông tin vào một số tờ khai in sẵn; viết được thư cho người thân hay bạn bè (thư viết tay hoặc thư điện tử)

Luyện tập viết đoạn văn là kỹ năng giúp học sinh thực hành và rèn luyện tổng hợp bốn kỹ năng là: Đọc - viết - nói - nghe, có tính chất tích hợp các phân môn khác trong môn Tiếng Việt Qua tiết luyện tập viết đoạn văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản nói hoặc viết Chính vì vậy hướng dẫn cho học sinh nói đúng, viết đúng, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ là hết sức cần thiết Nhiệm vụ

đó phụ thuộc phần lớn vào việc dạy - học Tiếng Việt nói chung và luyện tập viết đoạn văn nói riêng Trong chương trình viết đoạn văn lớp 3, kiểu bài Nói, viết theo chủ điểm rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, viết, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em củng cố những hiểu biết về phạm vi hiện thực được phản ánh trong chủ điểm học tập

Trang 6

Để giúp học sinh có thể nói, viết theo chủ đề một cách có hệ thống và phát triển và cũng là tiền đề để học sinh có thể làm văn tốt hơn ở các lớp trên thì việc sử dụng bản đồ tư duy hay sơ đồ tư duy trong dạy viết văn ở lớp 3 là một cách làm tương đối hiệu quả Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, … là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học thường dễ thuộc nhưng chóng quên, các em thường ghi nhớ nhanh nhờ vào quan sát hình ảnh sống động, nhiều màu sắc Để giúp các em tiếp cận được với tri thức của nhân loại đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh Thay đổi từ việc dạy cho học sinh kiến thức là chính chuyển sang dạy cho học sinh cách học là chính

2 Khảo sát thực trạng:

Năm học 2024 - 2025, tôi được phân công dạy lớp Ngay từ buổi đầu nhận lớp, tôi bắt tay ngay vào việc tìm hiểu, khảo sát và phân loại khả năng viết đoạn văn của các em học sinh lớp mình chủ nhiệm Sau khi chấm bài kiểm tra khảo sát tôi có kết quả như sau:

Lớp Sĩ số

Viết được đoạn văn logic, có sáng tạo, câu ăn giàu hình ảnh.

Viết được đoạn văn đủ ý, đúng yêu cầu.

Viết đoạn văn nhưng chưa biết cách sắp xếp ý theo trình tự.

Viết đoạn văn

sơ sài, diễn đạt câu lủng củng,

sử dụng từ ngữ chưa hợp lý

Trang 7

Qua kết quả khảo sát luyện tập viết đoạn văn tại lớp chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy số học sinh biết viết đoạn văn sáng tạo, giàu hình ảnh chỉ chiếm 12,5% Còn lại nhiều học sinh chưa biết viết đoạn văn hoặc biết viết nhưng chưa biết cách sắp xếp ý theo logic, câu văn lộn xộn, chưa rõ ý, sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, viết câu còn lủng củng Nhiều khi các em viết văn như trả lời câu hỏi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau:

Một là: Lứa tuổi học sinh còn nhỏ nên chưa biết cách xác định đề tài, mục

đích của đề bài văn

Hai là: Các em chưa biết cách sắp xếp trình tự các sự việc diễn ra để kể, nói,

viết dẫn đến khi trình bày kể, nói, viết câu văn thường chưa đủ ý, thiếu mạch lạc, lủng củng lộn xộn

Trang 8

Ba là: Học sinh chưa nắm được cách viết theo từng chủ đề.

Bốn là: Trong quá trình làm bài, nhiều em còn lúng túng khi dùng từ, diễn đạt

ngôn ngữ vụng, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài, có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng không đủ ý

Với tình hình trên, tôi luôn trăn trở, làm thế nào để học sinh nói và viết Tiếng Việt được tốt hơn Với vốn hiểu biết của mình cùng với những kiến thức và kỹ năng đã được tập huấn trong các buổi tập huấn của Phòng giáo dục tổ chức, tôi đã lựa chọn vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy tiết Luyện tập viết đoạn văn – môn Tiếng Việt

3 Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu:

Nghiên cứu biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng viết văn của học sinh theo chủ đề trong tiết viết văn lớp 3

Giúp học sinh tích cực, hứng thú học tập, giúp cho các em có kỹ năng viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước

II Nội dung của biện pháp:

Tôi đã xây dựng biện pháp Hướng dẫn học sinh sử dụng Sơ đồ tư duy trong Luyện tập viết đoạn văn, gồm 04 bước như sau:

1 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy

Hướng dẫn lập sơ đồ tư duy có thể hiểu chính là bước hướng dẫn học sinh lập dàn ý để chuẩn bị cho phần nói, viết theo chủ đề Những ngày đầu tiên, tôi hướng dẫn học sinh làm quen với sơ đồ có sẵn Học sinh chỉ việc quan sát và điền từ khóa Sau khi làm quen, để giúp học sinh tự vẽ được sơ đồ tư duy, giáo viên làm

Trang 9

mẫu, hướng dẫn học sinh thao tác vẽ sơ đồ tư duy theo các 4 bước chính:

- Bước 1: Vẽ khung trung tâm và viết chủ đề vào khung trung tâm

- Bước 2: Vẽ các nhánh cấp 1 cho sơ đồ tư duy

- Bước 3: Thêm các nhánh phụ cấp 2, 3 (nếu có)

- Bước 4: Tô màu và thêm hình ảnh minh họa

Như vậy, sau khi nắm được yêu cầu của bài xác định đúng chủ đề cần viết Học sinh sẽ vẽ khung trung tâm và viết chủ đề vào khung trung tâm này Từ hình trung tâm hoặc từ Chủ đề, học sinh có thể chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh là một ý chính, từ ngữ có liên quan đến chủ đề Từ nhánh chính học sinh vẽ thêm các nhánh nhỏ với các từ ngữ để miêu tả cho ý chính đã nêu Đặc biệt đây là một sơ đồ

mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi học sinh vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm

từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng “Sơ

Trang 10

đồ tư duy” theo một cách riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi học sinh

Đến thời điểm hiện tại, học sinh đã tự vẽ được các sơ đồ tư duy đơn giản, một

số em đã có những sáng tạo trong bài vẽ của mình

2 Hướng dẫn học sinh xác định đề tài, mục đích của đề bài văn

Viết là một phân môn học khó, ít lôi cuốn các em nhất là đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 3 Mặt khác dạng văn nói, viết về một chủ đề nào đó lại càng khó khăn hơn đối với các em Bởi vì vốn ngôn ngữ, sự hiểu biết của các

em còn nhiều hạn chế Khi nói, viết về một chủ đề nào đó học sinh thường gặp khó khăn trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt Để giúp học sinh có hứng thú, biết cách dùng từ ngữ để nói, viết về một chủ đề cho trước thì người giáo viên cần có những gợi mở chủ đề cần học thông qua các tranh ảnh, câu chuyện nhằm lôi cuốn, giúp các em có vốn hiểu biết về chủ đó Từ đó giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài

- Khi nắm vững yêu cầu của đề bài học sinh định hình cụ thể đối tượng nói hay viết trong trí nhớ đồng thời biết đối tượng đó là ai? là gì? ở đâu? Lúc nào? vào khung chủ đề

Ví dụ: Khi dạy tiết Luyện tập: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một

người bạn - Bài 8 - Tuần 4 thuộc chủ đề: “Những trải nghiệm thú vị” giáo viên yêu

cầu học sinh chuẩn bị ảnh của người bạn mình yêu quý Học sinh có thể mang đến lớp ảnh chụp chung với bạn hoặc nhờ bạn mang ảnh đến lớp (nếu người bạn đó học cùng lớp)

- Gọi 1, 2 học sinh đưa bức ảnh của một người bạn lên và giới thiệu về người

bạn đó.

Trang 11

- Học sinh giới thiệu về người bạn trong ảnh.

- Giáo viên kết luận: Mỗi chúng ta đều có những người bạn mà ta yêu quý Người bạn đó thân thiết, gắn bó và có nhiều kỷ niệm với em Người bạn đó có nhiều điểm tốt để em học tập Bằng những cảm nhận và tình cảm của của mình với người bạn đó, các em hãy suy nghĩ để cùng viết tình cảm, cảm xúc của em đối với bạn

Với cách giới thiệu như vậy giáo viên sẽ giúp học sinh nắm vững được yêu cầu của bài tập Từ đó học sinh dễ dàng liên tưởng đến người bạn mình định nói và viết và cũng giúp các em dễ dàng hoàn thành yêu cầu của bài học Cho đến thời điểm hiện tại, lớp học của tôi không còn có hiện tượng học sinh viết lạc đề, sai đối tượng cần tả

3 Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tiết Luyện tập viết đoạn văn theo từng chủ đề.

Trang 12

Ở chương trình Tiếng Việt lớp 3, viết được chia thành các thể loại gồm: văn

kể chuyện, văn miêu tả, viết thư

* Hướng dẫn lập dàn ý bằng sơ đồ tư duy thể loại văn kể chuyện: Kể giới

thiệu về bản thân, kể về việc làm cùng người thân, người bạn em yêu quý, người thân em yêu quý trong gia đình, nhân vật em ấn tượng trong chuyện, hoạt động chứng kiến, tham gia, ước mơ của em, việc làm góp phần bảo vệ môi trường

Với chủ đề kể về người, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện vẽ sơ đồ theo các gợi ý:

- Học sinh giới thiệu: Tên? Tuổi? Mối quan hệ của người đó với em?

- Tìm hiểu những điểm em thấy ấn tượng về người đó: tìm những đặc điểm về hình dáng, tính cách, hoạt động của người cần tả vào sơ đồ

- Học sinh nêu tình cảm, cảm xúc với người mà mình muốn kể

Ví dụ: Tiết Luyện tập: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người

mình yêu quý - Bài 10 - Tuần 5.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: xác định ngừơi bạn mà mình muốn kể Chú ý nhắc học sinh đối tượng người yêu quý sẽ bao gồm không chỉ người thân trong gia đình mà còn có thể bạn bè, thầy cô, hàng xóm

- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác các gợi ý:

+ Học sinh giới thiệu người mình yêu quý: Tên? Tuổi? Mối quan hệ của người

đó với em?

+ Tìm hiểu những điểm em thấy ấn tượng về người đó: Giáo viên học sinh

Trang 13

thảo luận nhóm, tìm những đặc điểm của người mà các em yêu quý viết vẽ trong sơ

đồ của mình theo gợi ý có sẵn

Giáo viên từng bước hướng dẫn học sinh:

Bước 1: Vẽ khung trung tâm và viết vẽ người mình yêu quý

Bước 2: Vẽ 2 nhánh cấp 1 cho sơ đồ tư duy

Nhánh 1: Giới thiệu về người mình yêu

quý Nhánh 2: Đặc điểm ấn tượng về người

đó

Nhánh 3: Tình cảm, cảm xúc với người mình yêu quý

Bước 3: Thêm các nhánh phụ cấp 2 ghi rõ từng đặc điểm của người mình yêu

quý (ngoại tên, tuổi, nghề nghiệp, hình dáng, tính cách, hành động, tình cảm, cảm xúc )

Bước 4: Tô màu thêm hình ảnh (nếu có)

Trang 14

Lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh điền từ vào sơ đồ tư duy, giáo viên cần lưu ý học sinh tìm các từ khóa, từ trọng tâm, từ làm điểm tựa để dùng phát triển thành câu, thành ý từ đó học sinh dễ dàng phát triển thành đoạn, bài văn ngắn

* Hướng dẫn xây dựng sơ đồ tư duy dạng văn miêu tả:

Với văn miêu tả, học sinh suy nghĩ về đồ vật yêu thích mình định tả theo gợi

ý sau:

+ Giới thiệu về đồ vật: Đó là đồ vật gì? Vì sao em có nó? Em có nó từ khi nào? + Đặc điểm các bộ phận của đồ vật: hình dạng, màu sắc, chất liệu,…

+ Hoạt động của đồ vật hoặc của một số bộ phận trên đồ vật

+ Công dụng của đồ vật

+ Suy nghĩ của em với đồ vật

Ví dụ: Tiết Luyện tập: Viết một đoạn văn tả đồ vật em yêu thích - Bài 24 – Tuần 13.

- Sau khi học sinh đã tìm hiểu về bài văn tả chiếc đồng hồ ở bài tập 1, học sinh hiểu được khi tả một đồ vật chúng ta cần:

+ Tả các bộ phận của đồ vật đó

+ Tả tác dụng, hoạt động của đồ vật hay hoạt động của các bộ phận trên đồ vật + Nêu tình cảm với đồ vật đó

Lưu ý: Để bài văn thêm sinh động, ngoài quan sát bằng mắt học sinh cần sử

dụng nhiều giác quan khác nhau, nên sử dụng các câu văn miêu tả có hình ảnh so sánh

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:49

w