1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 5 nâng cao hiệu quả dạy học viết văn miêu tả phong cảnh cho học sinh lớp 5

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Với vai trò, vị trí của nội dung tiết viết trong môn Tiếng Việt, tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và nâng cao hiệu quả giảng dạy học viết là một vấn đề qua

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC VIẾT VĂN MIÊU TẢ

PHONG CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố ………

………., tháng … năm 202…

Trang 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC VIẾT VĂN MIÊU TẢ PHONG CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp:

Trường: Tiểu học Huyện (TX, TP):

I Lý do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp với học sinh

Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy giao tiếp của con người Việt Nam ta Chính vì vậy, môn học Tiếng Việt là một môn học chính được giảng dạy ở các cấp học, được phân bố thời lượng nhiều nhất so với các môn học khác Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh

Với vai trò, vị trí của nội dung tiết viết trong môn Tiếng Việt, tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và nâng cao hiệu quả giảng dạy học viết là một vấn đề quan trọng Song, để có được kết quả học tập tốt, trong quá trình dạy học, giáo viên phải tạo được cho học sinh hứng thú học tập Nhằm trang bị kiến thức để giúp học sinh mở rộng vốn sống, rèn luyện tư

Trang 3

học sinh.

2 Thực tế tại đơn vị

Năm học 2024 -2025, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp Lớp có 32 học sinh, 22 nam và 10 nữ Phần lớn các em đều ngoan, chăm chỉ, có

ý thức học tập tốt Tập thể lớp được Ban giám hệu nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động dạy học tại lớp được đầu tư đảm bảo đúng quy định 100% giáo viên dạy lớp 5 được tập huấn đầy đủ theo chương

trình giáo dục phổ thông 2018 Học sinh lớp 5 đã được học bộ sách Kết nối tri

thức với cuộc sống từ năm lớp 1 nên có sự kế thừa và kiến thức được phát triển

theo vòng xoáy đồng tâm Phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trang 4

Tuy nhiên, năm học này là năm đầu tiên lớp 5 thực hiện dạy - học theo chương trình GDPT 2018 nên có một số giáo viên còn lúng túng trong khâu lựa chọn, vận dụng phương pháp dạy học Giờ học Tiếng Việt chưa lôi cuốn, chưa tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp thu kiến thức Học sinh chưa biết quan sát phong cảnh để miêu tả Vốn từ chưa phong phú, vốn hiểu biết về các phong cảnh còn hạn chế, nên các em dùng từ chưa chính xác, sử dụng câu chưa hợp lý

Để kiểm tra khảo sát thực tế về khả năng học văn miêu tả phong cảnh của các em học sinh lớp , tôi đã ra bài tập kiểm tra như sau:

Đề bài: Hãy tả lại ngôi nhà em đang ở.

Kết quả khảo sát đầu năm học 2024 – 2025.

Số lượng học sinh tham gia khảo sát 32 học sinh.

Học sinh biết quan sát, từ ngữ sử dụng có chọn lọc,

câu văn có hình ảnh, cảm xúc.

Học sinh biết quan sát nhưng không biết kết hợp với

kinh nghiệm sống và trí tượng tượng.

Nguyên nhân là do học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả Kĩ năng quan sát của học sinh còn hời hợt, chưa hợp lý Nhiều em chưa biết cách diễn đạt ý của mình qua các câu văn, chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật Các em sử dụng từ ngữ chưa có chọn lọc, chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật trong việc bộc lộ cảm xúc để thể hiện cái hay, cái đẹp trong văn học Do đó, giờ học đôi khi chưa lôi cuốn, chưa tạo hứng

Trang 5

thú cho học sinh khi tiếp thu kiến thức.

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Trước thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi mong muốn đề ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học viết văn miêu tả phong cảnh ở lớp 5 nói riêng và dạy học tiết viết trong môn Tiếng Việt nói chung Thông qua hoạt động dạy - học của thầy và trò góp phần nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt cho học sinh Qua đó, làm tốt hơn công tác giáo dục toàn diện cho học sinh Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn miêu tả phong cảnh, thổi hồn vào thiên nhiên bằng các biện pháp nghệ thuật tu từ

II Nội dung của biện pháp

Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề bài

Trang 6

Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy

Để học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài, trước tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng

Ví dụ: Đề bài: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc nơi

gia đình em sinh sống (Tuần 7 - Tiếng Việt 5 bộ sách Kết nối tri thức với

cuộc sống).

Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên giúp học sinh hiểu việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết:

Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:

a Yêu cầu về thể loại của đề là: miêu tả phong cảnh (thể hiện ở từ “Tả”)

b Yêu cầu về nội dung là: cảnh ao hồ, sông suối

c Yêu cầu về trọng tâm là: Ở quê hương em, nơi gia đình em sinh sống Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”

Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,

Giải pháp 2: Rèn luyện, phát triển kĩ năng quan sát cho học sinh.

Kĩ năng quan sát, tìm ý được coi là quan trọng nhất trong làm văn Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý:

Trang 7

* Tả theo trình tự không gian: thường quan sát bao quát toàn bộ phong

cảnh trước rồi đến quan sát chi tiết từng bộ phận, quan sát tả từ trái sang phải hay từ trên xuống dưới, hoặc nhìn từ ngoài vào trong, nhìn từ xa lại gần và ngược lại

Ví dụ 1: Tả bao quát: Vịnh là thắng cảnh có một không hai của đất nước

ta Trên một diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng trầu, phượng múa (Bài: 12 Những hòn đảo trên vịnh - Tiếng Việt 5, tập

1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Ví dụ 2: Tả từ ngoài vào trong: Lớp ngoài cùng của Trái Đất là lớp vỏ rất cứng, chính là nơi mà bạn đang đứng nhảy nhót phía trên Dưới lớp vỏ, có những chỗ đá bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh …

( Bài: 14 Những ngọn núi nóng rẫy - Tiếng Việt 5, tập 1)

Trang 8

Ví dụ 3: Tả từ trên xuống dưới: Đứng từ trên cao nhìn xuống, thung lũng giống như một cái chảo khổng lồ, viền chảo là dãy núi ghé sát vai nhau cao ngất, lòng chảo có cánh đồng lúa xanh rì Cuối con đường mòn có những mái nhà lô nhô quây quần bên nhau ( Bài: 24 - Tiếng Việt 5, tập 2)

* Tả theo trình tự thời gian: cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả

trước Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau Theo các mùa trong năm, theo các buổi trong ngày, theo sự thay đổi của cảnh quan qua năm tháng, … Từ đó, học sinh tìm ra, lột tả được đặc điểm của cảnh vật với những nét riêng biệt, tiêu biểu, độc đáo

Ví dụ 1: Theo các mùa trong năm: bài Bốn mùa trong ánh nước (Tiếng Việt 5, tập 1) Giúp người đọc cảm nhận được nhiều vẻ đẹp, nhiều đặc điểm của

hồ Hoàn Kiếm theo hành trình cả năm

Ví dụ 2: Theo sự thay đổi của cảnh quan qua năm tháng: bài Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú hay bài Những hòn đảo trên vịnh (Tiếng Việt 5, tập 1)

* Tả theo trình tự tâm lí: Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi

bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau Khi tả phải xác định một trình tự phù hợp với cảnh được tả và tùy thuộc vào đặc điểm của từng cảnh vật

Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả

Ví dụ: Phân tích bài văn: Bốn mùa trong ánh nước (Tiếng Việt 5, tập 1), ta thấy tác giả quan sát bằng nhiều giác quan như sau:

Trang 9

Thị giác: Thấy cảnh đẹp của hồ Hoàn Kiếm theo bốn mùa…

Xúc giác: Cảm nhận được cái lạnh của mùa đông, không khí tưng bừng của dịp tết Nguyên đán, cái đẹp của mùa thu…

Thính giác: Nghe thấy tiếng chim ríu rít, tiếng rao, tiếng mời chào của người bán hàng, …

Quan sát cần gắn với ghi chép Ghi chép cũng giúp học sinh rèn luyện khả năng ghi nhớ, cách dùng từ, cách diễn đạt sao cho hay Chính vì thế, trong quá trình học sinh quan sát tranh ảnh, video qua mạng internet, quan sát bằng trải nghiệm thực tế, giáo viên cần quan tâm, hỗ trợ kịp thời về vốn từ cũng như vốn hiểu biết cho các em

Trang 10

Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý bằng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực

Lập dàn ý là một việc làm không thể thiếu của một bài văn miêu tả nói riêng và các thể loại văn khác nói chung

Sau khi HS đã xác định đúng yêu cầu đề bài, dựa vào những ghi chép

cơ bản về đối tượng sau khi quan sát được, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý cho bài văn Thao tác này giúp cho học sinh tránh việc bỏ sót ý, viết lan man, không đúng trọng tâm Để lập dàn ý chi tiết học sinh cần:

+ Căn cứ vào những đặc điểm đã quan sát được

+ Chọn lọc những chi tiết, hình ảnh, hoạt động đặc trưng riêng, khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết Có thể sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để miêu tả Là người hướng dẫn, tôi chỉ đưa ra cái khung chung nhất của

bài văn miêu tả phong cảnh thường có 3 phần Ví dụ đó là:

Sau đó tôi hướng dẫn học sinh xây dựng một dàn ý chi tiết Nó sẽ định hướng trong quan sát làm bài văn miêu tả có trọng tâm Tôi không gò ép các

em theo các khuôn mẫu, để các em được tùy ý sáng tạo, trình bày với những tư

Trang 11

liệu mình đã quan sát, cảm nhận được Mọi suy nghĩ, cách nhìn của các em đều được tôn trọng Điều này đã giúp các em tự tin hơn vào những cảm nhận và đánh giá cá nhân của mình Khi cho các em lập dàn ý, tôi thường khuyến khích các em sáng tạo, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau không đơn thuần là các gạch đầu dòng nữa Qua đó giúp các em có hứng thú, đam mê với môn học Đồng thời cũng giúp các em ghi nhớ tốt hơn

Trang 12

Giải pháp 4: Rèn kĩ năng viết đoạn văn có tính sáng tạo, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

Muốn giúp học sinh đưa cảm xúc, sự sáng tạo vào bài văn thì người giáo viên cần trau dồi hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học

Ví dụ: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các tác phẩm văn học trên thư viện,….

Vậy phải làm gì để các em có thể tiếp xúc nhiều hơn với thơ văn?

Khi dạy Tiếng Việt, nhất là tiết Đọc, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng tôi luôn giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài, cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đồng thời khuyến khích các em học thuộc lòng những đoạn văn, những bài thơ hay mà các em yêu thích Những buổi sinh hoạt theo chủ điểm, tôi tổ chức cho các

em thi đọc những bài văn, bài thơ hay mà các em sưu tầm được ngoài sách giáo khoa, giới thiệu về cảnh đẹp địa phương, những cuộc triển lãm nhỏ về tranh phong cảnh của đất nước, để trau dồi cảm xúc cho các em

Ví dụ: Tổ chức cho học sinh thi đọc thơ trong buổi sinh hoạt lớp theo chủ đề

Bên cạnh đó, muốn câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc thì người giáo viên cần hướng dẫn học sinh:

+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn: Một bài văn hay thì

trong bài văn không thể thiếu tính nghệ thuật Khi viết văn miêu tả giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật để bài văn thêm sinh động và làm nổi bật được đối tượng miêu tả

Ví dụ: Học sinh dùng biện pháp nhân hóa để viết lại câu văn sau:

Trang 13

- Mặt hồ trong xanh như màu ngọc bích.

=> Mặt hồ thật lộng lẫy, kiêu xa luôn thắm xanh một màu ngọc bích

+ Đưa cảm xúc vào bài văn: Cảm xúc không chỉ được thể hiện ở phần kết

bài mà nó còn thấm đẫm trong từng câu, từng đoạn của bài văn Qua đây cũng giúp hình thành ở học sinh những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp, ươm mầm tài năng văn học cho các em

Ví dụ: Câu: Em rất yêu quê hương em

HS viết lại: Quê hương là nơi ta luôn thuộc về, hai tiếng ấy thiêng liêng vô cùng Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi!

Giải pháp 5: Rèn kĩ năng viết một bài văn hoàn chỉnh và sửa lỗi thông qua tiết trả bài.

Viết bài văn hoàn chỉnh là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất Tuy nhiên, một bài văn hay không đơn giản là sự chắp ghép của ba phần mà

Trang 14

giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn trong bài phải có sự gắn kết với nhau, sự chuyển ý nhẹ nhàng, bố cục rõ ràng, câu văn trong sáng, giàu hình ảnh

+ Phần mở bài như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với người khách đến thăm “vườn văn” của mình Lời mời chào ấy phải hấp dẫn, gợi mở, gây cảm xúc ban đầu nhẹ nhàng, nêu được ý muốn diễn đạt ở toàn bài Trong quá trình giảng dạy, tôi đã hướng dẫn các em viết mở bài bằng nhiều cách, không dập khuôn máy móc, tùy theo từng đối tượng học sinh Tuy nhiên giáo viên nên hướng học sinh viết mở bài gián tiếp để tạo sự bất ngờ, thú vị khi dẫn dắt vào phong cảnh mà mình định tả

Ví dụ: Nước ta nổi tiếng với rất nhiều cảnh đẹp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có, là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế đất nước

Và trong số những cảnh đẹp quê hương, hẳn chúng ta không thể không nhắc tới vịnh - một di sản thiên nhiên thế giới đã hai lần được UNESCO công nhận Đây là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Việt Nam Thật là tự hào khi chúng ta được sở hữu một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đến thế

+ Phần thân bài là phần quan trọng nhất của bài làm, đối tượng được miêu

tả một cách chi tiết theo một trình tự nhất định và phải đảm bảo đủ ý, có tính logic cao Trong phần thân bài được chia ra nhiều ý, mỗi ý miêu tả một chi tiết của sự vật, phần này có thể là một đoạn hoặc nhiều đoạn

+ Phần kết bài là phần hoàn thiện cuối cùng của bài văn miêu tả, phải viết cô đọng, ngắn gọn nhưng cũng phải tránh cách hành văn cộc lốc, công thức khuôn mẫu và gợi mở ra nhiều suy nghĩ, liên tưởng mới

Ví dụ: Thời gian cứ thế trôi đi mang theo bao đổi thay của cuộc sống người dân quê hương em Nhưng một kì quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử

Trang 15

vẫn rất xứng đáng là một trong bảy kì quan thiên nhiên của thế giới Đến chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời Tôi tự hào là một người con ở Quảng Ninh và được sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới

Giờ trả bài viết văn có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng nhận xét, đánh giá kết quả học tập, tự điều chỉnh bài viết của mình Giúp học sinh có kinh nghiệm làm bài, định hướng cho bài kiểm tra sau Để thực hiện có hiệu quả giáo viên cần thực hiện theo các bước:

+ Nhận xét bài làm của học sinh

+ Chỉ ra các lỗi phổ biến và cá biệt

+ Thực hành chữa mẫu một số lỗi cơ bản (về nội dung, về kĩ năng: xây dựng văn bản và kĩ năng dùng từ đặt câu)

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w