Theo đó,chương trình Toán lớp 1 mới nhấn mạnh về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần “tạo hứng thú học toán cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi học tập, xây dựng các tìn
Trang 2UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
TRƯỜNG
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1
Trang 3I Lý do hình thành biện pháp:
Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã kí Thông
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông Theo đó,chương trình Toán lớp 1 mới nhấn mạnh về phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học cần “tạo hứng thú học toán cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi học tập, xây dựng các tình huống kích thích, cuốn hút học sinh vào cá hoạt động học tập” Bởi Toán học là môn học phổ biến và vô cùng quan trọng được ứng dụng
nhiều vào cuộc sống Việc nắm được các kỹ năng Toán học sẽ giúp trẻ giải quyếtvấn đề thực tế chính xác và có hệ thống hơn
Đối với chương trình toán lớp 1, các em được cung cấp những kiến thức cơbản ban đầu về số học, hình học, hình thành các kỹ năng tính toán, đo lường,giảitoán và có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống Những kiến thức này tuyđơn giản nhưng là cơ sở cho quá trình học tập sau này Để thực hiện thành côngviệc dạy Toán 1 chương trình 2018 đòi hỏi giáo viên phải có cái nhìn tổng quát vềchương trình và từng bước áp dụng thành công phương pháp giảng dạy ở từngdạng bài
Trang 4Hơn hết, học sinh lớp 1 là những học sinh đang ở giai đoạn đầu tiểu học Ởlứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ
bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học Ngoài ra, họcsinh lớp 1 từ môi trường Mầm non học mà chơi, chơi mà học nên khi vào lớp 1
nhiều em chưa bắt nhịp được với thời gian biểu, hoạt động của trường Tiểu học.Nhiều em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập.Nhiều học sinh làm toán một cách máy móc, Những điều này khiến cho tiết họcToán trở lên căng thẳng, trầm lắng, hiệu quả của tiết dạy chưa cao Do đó giáoviên cần phải tạo hứng thú, lôi cuốn các em vào hoạt động học tập, bởi vì tronghọc tập môn Toán cũng như các môn học khác việc tạo hứng thú học tập cho họcsinh là một yếu tố quan trọng nó gần như quyết định hiệu quả của tiết dạy
Năm học 2024 - 2025, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảngdạy lớp 1B với tổng số học sinh của lớp là 23 em, thuộc điểm trường Tổng hợp,nằm trên địa bàn xã Quảng La Đây là một xã thuần nông với hơn 60% là ngườidân tộc thiểu số, do nhận thức của một bộ phận người dân về việc học tập của con
em còn hạn chế, chưa xác định đúng động cơ học tập, chưa động viên, khích lệcon em nên nhiều học sinh áp lực và chán nản
Trang 5Sau hai tuần nhận lớp và giảng dạy tôi quan sát thái độ, ý thức học tập củahọc sinh và tiến hành khảo sát mức độ hứng thú học tập môn Toán của các em học
sinh trong lớp bằng hình thức phỏng vấn với câu hỏi: “Các con có thích học môn Toán không?” và thu được kết quả như sau:
Trang 6ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của môn Toán Bởi vì thực tế dạy học tôi thấyrằng những học sinh có hứng thú học tập thì sẽ phát hiện được vấn đề nhanh hơn,ghi nhớ bài lâu và bền vững hơn Còn những học sinh nhút nhát, uể oải, không chú
ý thì khả năng giải quyết vấn đề chậm, thậm chí là không phát hiện được vấn đề,vận dụng thực hành chậm
Trong những năm giảng dạy lớp 1, tôi luôn không ngừng học hỏi để nâng caotrình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy để sao cho có thể giúp các
em học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết và cũng có thể vận dụnglinh hoạt kiến thức toán học vào trong thực tế cuộc sống, yêu thích bộ môn Bêncạnh đó tôi cũng đặt nhiệm vụ hàng đầu cho chính bản thân mình là: Cần tạo hứngthú trong môn Toán làm cho những tiết toán trở nên sinh động hấp dẫn hơn, làmcho những con số khô khan trở lên thú vị Và hơn hết giúp cho học sinh năngđộng, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em Vậy làmthế nào để học sinh lớp 1 hứng thú học tập và học tốt môn Toán, biết vận dụngkiến thức toán học vào thực tiễn cuộc sống? Và làm thế nào để giờ học toán trởnên sôi nổi, hứng thú, học sinh không nhàm chán, không bị áp lực mà vẫn đảmbảo được nội dung, kiến thức bài học? Đây chính là vấn đề tôi luôn trăn trở, vì vậy
tôi đã lựa chọn biện pháp “Biện pháp tạo hứng thú học môn Toán cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học và trung học cơ sở Dân Chủ - Quảng La”.
Trang 7II Nội dung của biện pháp:
1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức đúng, rõ ràng về động cơ học tập: Động
cơ học tập được hình thành từ những cảm xúc, nhu cầu học tập của học sinh Họcsinh có động cơ học tập sẽ kích thích, thúc đẩy tính tích cực, tự
giác chiếm lĩnh kiến thức Đối với học sinh lớp 1 thì động cơ học tập không cósẵn Đa số các em đều chưa ý thức được mục đích của việc học Toán vì thế trongquá trình học tập và rèn luyện, giáo viên là người dẫn dắt hình thành động cơ họctoán cho các em Mỗi giáo viên cần phải khơi gợi vốn kiến thức sẵn có của trẻ, tạotình huống gần gũi với cuộc sống để phát huy tính tích cực học tập cho các em Đểtạo được động cơ học Toán cho học sinh, ngay từ đầu năm học, tôi giới thiệu vềnhững nội dung chính trong chương trình Toán lớp 1 để kích thích sự tò mò, khámphá của các em Tôi cũng giới thiệu và giúp học sinh thấy được ứng dụng quantrọng, hữu ích của môn Toán trong cuộc sống hàng ngày
Ví dụ: Khi dạy bài 2“Hình vuông - Hình tròn - Hình tam giác - Hình chữ nhật”, trang 8, Toán 1, sách Cánh Diều Tôi cho học sinh chuẩn bị ở nhà những đồ
vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác mà em biết Học
Trang 8sinh sẽ xung phong lần lượt lên giới thiệu các đồ vật Hoạt động này giúp các emthấy toán học thật gần gũi với cuộc sống Qua phần giới thiệu trên, tôi thấy rõ sự
tò mò, sự hào hứng hiện lên trong ánh mắt của các em
Sau mỗi tiết học ở phần vận dụng tôi đều cho các em suy nghĩ đưa ra các tìnhhuống thực tế liên quan đến bài học để các em thấy được Toán học gần gũi và cónhiều ứng dụng hữu ích trong thực tiễn
Ví dụ: Khi dạy bài 14“Làm quen với phép cộng- Dấu cộng”, trang 34, Toán
1, sách Cánh Diều Ở hoạt động vận dụng tôi cho học sinh suy nghĩ và nêu tìnhhuống trong thực tế liên quan đến phép cộng rồi chia sẻ với các bạn Chẳng hạn: Bảo có 3 chiếc bút chì An có 2 chiếc bút chì Cả hai bạn có tất cả 5 cái bút chì Qua hoạt động này học sinh biết được ý nghĩa của phép cộng (gộp lại) trong tìnhhuống gắn với thực tiễn
Để phát huy tối đa tính tích cực, hứng thú và động cơ học tập của học sinh thìviệc phối kết hợp với phụ huynh trong lớp đóng vai trò rất quan trọng Bởi phụhuynh chính là nguồn động lực, điểm tựa vững chắc và định hướng tạo tâm lí tò
mò, hứng thú khám phá kiến thức cho học sinh ở gia đình mọi lúc mọi nơi Vì thế,
Trang 9thông qua gặp gỡ trực tiếp, qua các kì họp phụ huynh, liên lạc qua điện thoại… tôitrao đổi để phụ huynh hiểu rõ về vai trò của việc tạo động cơ học tập cho học sinh
để họ chủ động quan tâm và phối hợp với giáo viên trong việc nâng cao nhận thức
và động cơ học tập cho học sinh
Biện pháp 2: Khai thác, vận dụng công nghệ số, các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy Toán:
2.1 Khai thác, sử dụng công nghệ số vào dạy Toán:
Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong dạy học là một trong nhữngđịnh hướng rất đổi mới, giúp học sinh hứng thú hơn trong mỗi tiết học Điển hình
là tôi đã sử dụng và thiết kế bài giảng Powerpoint với các hiệu ứng sinh động,phong phú ở mỗi bài soạn Tôi còn vào trang Hoc10 vn để tải các học liệu, videominh họa tình huống trong bài toán để làm nổi bật nội dung bài học đem lại hiệuquả cao trong tiết dạy
Ví dụ: Khi dạy bài 14“Làm quen với phép cộng- Dấu cộng”, trang 34, Toán
Trang 101, sách Cánh Diều Tôi cho học sinh xem video tình huống ở trang Hoc10 vn giúphọc sinh nhận biết ý nghĩa của phép cộng.
Bên cạnh đó tôi tích cực học hỏi ứng dụng phần mềm Canva và công nghệ
AI để thiết kế bài giảng sinh động, tạo hứng thú với học sinh
Ví dụ: Khi dạy Bài 16 “Phép cộng trong phạm vi 6”, trang 38, Toán 1, sách
Cánh Diều Tôi đã sử dụng phần mềm Canva kết hợp với công nghệ AI để tạovideo tình huống giới thiệu bài một cách sinh động, thu hút được sự chú ý của họcsinh vào bài học
Vi deo tình huống giới thiệu bài:
https://drive.google.com/drive/folders/18Y3_kSw9txGhMGELIR2hCg7yng1vf-GA
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy học với hình ảnh màu sắcsống động, rõ nét tác động đến hầu hết các giác quan của học sinh, tạo ấn tượngsâu sắc với các em, nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập, kết quả học tập tốt hơn.Ngoài ra tôi còn chủ động soạn các phiếu học tập giao vào cuối các tuần học thông
Trang 11qua phần mềm OLM để phối hợp với phụ huynh cho học sinh ôn tập củng cố kiếnthức, nâng cao hứng thú học tập đối với các môn học nói chung và bộ môn Toánnói riêng
2.2 Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy Toán: Kĩ thuật dạy
học tích cực là các kĩ thuật dạy học phát huy sự tham gia tích cực, sáng tạo, khảnăng giải quyết vấn đề và khả năng hợp tác, hứng thú học tập của học sinh Một số
kĩ thuật tôi thường sử dụng trong lớp học của mình là kĩ thuật lẩu băng chuyền, kĩthuật khăn trải bàn,…
* Kĩ thuật Lẩu băng chuyền: Kĩ thuật này tuy không mới nhưng rất phù
hợp với tâm lí học sinh lớp 1 thích vận động Kĩ thuật “Lẩu băng chuyền” dùng
để tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp đôi chia sẻ bài học hoặc thực hiệnnhiệm vụ giáo viên yêu cầu một cách hiệu quả, tránh nhàm chán, tạo sự hào hứng
Ví dụ: Khi dạy bài Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiếp theo), Toán 1, sách
Cánh Diều Để các giúp học sinh rèn kĩ năng cộng và ghi nhớ bảng cộng, tôi làm
như sau: Học sinh đứng thành hai hàng ngang, hai bạn đối diện sẽ đọc bảng cộngcho nhau nghe, hết lượt lẩu thứ nhất tôi ra khẩu lệnh “chuyển”, hàng một bước
Trang 12sang bên phải một bước, như vậy sẽ làm thay đổi vị trí các cặp, và các em tiếp tụclặp lại như trên đến khi hết lượt lẩu.Với kĩ thuật này học sinh sẽ không thấy nhàmchán, sẽ hứng thú và ghi nhớ bảng cộng lâu hơn
* Kĩ thuật Khăn trải bàn: Đặc thù lớp 1 tôi dạy có số lượng học sinh không
đông, lớp có không gian dễ di chuyển, thuận lợi áp dụng kĩ thuật này, hơn
nữa học sinh lớp 1 thích được thể hiện bản thân, thích gây chú ý nên khi áp dụng
kĩ thuật này học sinh cũng được trình bày ý kiến cá nhân của mình Ví dụ: Khi
dạy bài “Phép cộng trong phạm vi 10” (trang 44 - Toán 1, sách Cánh Diều) Tôi
chia lớp thành 4 nhóm (4-6 học sinh/ nhóm) Yêu cầu học sinh quan sát tranh, viết các phép tính cộng trong phạm vi 10, mỗi học sinh viết ít nhất một phép tính theo từng ô được chia sẵn Thời gian làm việc cá nhân 3 phút vào bốn ô riêng Sau đó, học sinh thảo luận để hoàn thiện kết quả bài làm vào chính giữa tờ giấy trong thời gian 2 phút Khi có hiệu lệnh kết thúc, các nhóm trình bày kết quả bài làm trước lớp
Khi vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trên, các em được phát huy tối đa
Trang 13năng lực tự chủ, tự giác Các em hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào quátrình học tập hơn, tăng cường tinh thần hợp tác, tự tin sáng tạo các ý tưởng mới.
Biện pháp 3 Tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh thông qua các trò chơi:
Tổ chức trò chơi trong dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và dạy học Toánlớp 1 nói riêng là phương pháp dạy học thu hút được sự chú ý và hứng thú của họcsinh Trong quá trình dạy học Toán, để tiết học trở nên sôi nổi, học sinh hứng thú,nhớ kiến thức lâu hơn, tôi dựa vào nội dung bài học, từng mạch kiến thức, thờigian trong từng tiết học để lựa chọn và thiết kế các trò chơi linh hoạt, phù hợp Tròchơi thường được tôi vận dụng tổ chức vào các phần sau:
3.1 Tổ chức trò chơi vào hoạt động khởi động:
* Mục đích: Kiểm tra kiến thức học sinh đã học ở các bài trước, tạo hứng
thú học tập cho học sinh bắt đầu tiết học mới
Trang 14Các trò chơi có thể tổ chức ở phần khởi động như trò chơi: bắn tên, chèothuyền, nhổ cà rốt, bay lên nào, vượt chướng ngại vật…Trong các giờ học toán ởhoạt động khởi động tôi thường cho học sinh chơi trò chơi bắn tên, chèo thuyềnvới trò chơi này đem lại hiệu quả rất cao, các em được rèn phản xạ nhanh, được ônlại bảng cộng, bảng trừ cũng như kiến thức đã học rất tốt Bên cạnh đó tôi còn tổchức cho học sinh chơi các trò chơi nhổ cà rốt, bay lên nào, vượt chướng ngạivật…
Ví dụ: Khi dạy bài “Luyện tập”, trang 42 – Toán 1, sách Cánh Diều Ở phần
khởi động tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Nhổ cà rốt” Mục đích để rènluyện kĩ năng thực hiện các phép tính trong phạm vi 6, rèn kĩ năng phản xạ nhanhcho học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh bắt đầu tiết học
Cách chơi: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi: Câu hỏi 1: 2 + 2 = ? Câu hỏi 2: 4 + 1 = ? Câu hỏi 3: 3 + 2 = ?… Học sinh đóng vai thành chú Thỏ dễ thương đến
xin bác nông dân củ cà rốt Mỗi củ cà rốt là một đáp án Nếu chọn đáp án đúng,Thỏ sẽ nhổ được cà rốt lên Trò chơi này giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng thamgia Học sinh giơ tay nhanh sẽ được quyền trả lời
Trang 15Hình ảnh học sinh hào hứng tham gia trò chơi
Trò chơi này thú vị lại dễ thương đã mang đến cho các em một giờ học vuinhộn Bên cạnh đó để phần khởi động thêm thú vị và hào hứng tôi còn tổ chứccho học sinh chơi trò chơi trên phần mềm trò chơi trực tuyến như Quizizz,Baamboozle…
Ví dụ: Khi dạy bài “Luyện tập”, trang 50, Toán 1, sách Cánh Diều Tôi đã tổ
chức cho học sinh chơi trò chơi “Hỏi nhanh đáp đúng” trên phần mềm trò chơitrực tuyến Baamboozle Mục đích: Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tínhtrong phạm vi 10 Rèn kĩ năng phản xạ nhanh và tinh thần đồng đội cho học sinh.Cách chơi: Tôi thiết kế các phép cộng trong phạm vi 10 trên phần mềm Tiếptheo tôi chia lớp thành 2 nhóm, hai nhóm sẽ lần lượt lựa chọn các phép tính ẩnsau mỗi ô số, suy nghĩ và tìm kết quả của phép tính Hai nhóm cùng cố gắngnhanh chóng tìm kết quả của phép tính và nhóm nhấn chuông trước sẽ được trảlời câu hỏi, nhóm trả lời chính xác sẽ được cộng điểm tự động trên phần mềm
Trang 16Sau khi hết câu hỏi, nhóm nào có số điểm cao hơn sẽ là nhóm chiến thắng và sẽđược nhận một phần quà thú vị mà tôi đã chuẩn bị trước
https://www.baamboozle.com/classic/2769944
Tôi nhận thấy sự hứng thú và háo hức của học sinh khi tham gia vào các tròchơi Các trò chơi tôi vận dụng vào phần khởi động thúc đẩy sự hào hứng, giúpcác em có tinh thần học tập các nội dung kiến thức mới
3.2 Tổ chức trò chơi vào luyện tập, thực hành:
* Mục đích: Tổ chức trò chơi ở phần luyện tập, thực hành giúp các em vận
dụng kiến thức vào làm bài tập, giải quyết vấn đề sáng tạo; giúp các em khắc sâu
Trang 17kiến thức bài học Các trò chơi có thể tổ chức như: Truyền điện, hỏi nhanh, đápđúng, ai nhanh hơn…
Ví dụ: Khi dạy bài “Phép cộng trong phạm vi 10” (tiếp theo), trang 48
-Toán 1, sách Cánh Diều Sau khi hình thành kiến thức mới, ở bài tập 1 tôi đã tổchức cho các em chơi trò chơi “Truyền điện” Mục đích: Kiểm tra được các phéptính trong bảng cộng trong phạm vi 10 Rèn phản xạ nhanh cho học sinh
Cách chơi: Giáo viên gọi một học sinh đọc và nêu kết quả của phép tính đầutiên Học sinh trả lời đúng sẽ nêu một phép tính tiếp theo trong bài và gọi bất kìbạn trong lớp để trả lời, nếu bạn đó trả lời đúng thì được gọi bạn khác, nếu bạn đótrả lời sai thì bị phạt nhảy lò cò
Trò chơi này cả lớp được tham gia Các em rất phấn khởi, rất tập trung vàphản xạ rất nhanh Trò chơi này không cầu kì nhưng vẫn gây được không khí sôinổi, hào hứng trong giờ học cho các em
3.3 Tổ chức trò chơi vào củng cố kiến thức:
Trang 18* Mục đích: Rèn kĩ năng cho học sinh sau khi học xong kiến thức bài học Các trò chơi có thể tổ chức: Ai nhanh, ai đúng, ô cửa bí mật,… Ví dụ: Khi
dạy bài“Phép cộng trong phạm vi 6”(tiếp theo), trang 40 -Toán 1,
sách Cánh Diều, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” Mụcđích nhằm giúp học sinh củng cố lại kĩ năng thực hiện phép cộng trong phạm vi 6vào cuối bài học
Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ viết sẵn một số phép tính trong bảngcộng Tổ 1, 3 mỗi tổ cử bốn bạn tham gia chơi, tổ 2 làm giám khảo Khi tham giatrò chơi các em rất hào hứng,sôi nổi bạn nào cũng muốn lên tham gia chơi
Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.