và thu được bảng số liệu như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập trước khi thực hiện biện pháp: Lớp Sĩ số Có hứng thú học tập, tích cực, ch
Trang 1PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ………
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………
*** ***
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY NHẰM PHÁT HUY TÍNH
CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố ………
………., tháng … năm 202…
Trang 2UBND THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC
BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC……….THÀNH PHỐ……….TỈNH…………
Họ và tên giáo viên:
Dạy tại lớp:
Trường: Tiểu học
Thành phố:
Với sự đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đặt ra mục tiêu: phát triển phẩm chất và năng lực người học theo phương thức dạy những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa đức, trí, thể, mỹ và chú trọng thực hành, để học sinh biết vận dụng những điều
đã học vào thực tế Điều này đòi hỏi giáo viên cần có những phương pháp dạy học, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động cho học sinh, lôi cuốn, tạo hứng thú học tập cho học sinh
Nâng cao chất lượng đào tạo là nhu cầu bức thiết đối với các nhà trường, là sự sống còn tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của xã hội Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích t hích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh Những phương pháp,
kỹ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy tính tích cực, tự gi
ác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo
Năm học 2024-2025, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp Lớp tôi có 39 học sinh, 100% học sinh đi học đúng độ tuổi Hầu hết các em học sinh trong lớp đều nhanh nhẹn, tích cực tham gia các hoạt động tập thể Ngay từ những ngày đầu của năm học, qua việc theo dõi học sinh tham gia các hoạt động học tập, t ôi
Trang 3thấy các em đều rất chăm ngoan Tuy nhiên, phần lớn các em lại chưa chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức Khi giáo viên đưa ra các câu hỏi, các em thường không chủ động, chỉ chờ đợi đáp án từ phía giáo viên Chính vì lí do trên nên tôi đã tiến hành khảo sát ý thức của học sinh trong học tập ở lớp và thu được bảng số liệu như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập trước khi thực hiện biện pháp:
Lớp Sĩ số
Có hứng thú học tập, tích cực, chủ động, nghiêm túc khi tham gia học tập
Có ý thức, nghiêm túc khi kham gia môn học song chưa tích cực, chủ động
Ý thức học tập chưa tốt, chưa tích cực, chủ động tham gia học tập
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Qua khảo sát, tôi nhận thấy học sinh có hứng thú học tập, tích cực, chủ động, nghiêm túc khi tham gia học tập ở lớp tôi chỉ đạt 5/39 em, chiếm tỉ lệ 12,8% Nhiều
em còn rụt rè, thiếu tự tin, ngại tham gia vào các hoạt động học tập hoặc có tham gia nhưng chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu? Theo tôi, có ba nguyên nhân cơ bản sau:
- Nguyên nhân thứ nhất là từ phía giáo viên Một số giáo viên chưa tạo ra những tình huống gây sự chú ý và kích thích hứng thú học tập của học sinh, chưa đầu tư thích đáng cho hệ thống câu hỏi hướng dẫn nhằm phát huy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo củ
a học sinh trong quá trình học tập
- Nguyên nhân thứ hai là từ phía cha mẹ học sinh Các bậc cha mẹ luôn nóng vội trong việc dạy con; khi được các con hỏi thì nhanh chóng đưa ra đáp án trả lời
mà không khơi gợi, định hướng cho con Ngoài ra, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm đến việc học tập của con
- Nguyên nhân thứ ba là từ phía học sinh Học sinh ngại động não, suy nghĩ, chỉ quen nghe giảng, chờ đợi giáo viên thông báo đáp án, ít có hứng thú học tập
Vậy làm thế nào để học sinh lớp mình phát huy hết khả năng vốn có của bản thân, làm thế nào để các em tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động học tập?
Từ những bất cập của học sinh nêu ở trên, để tăng cường tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, giúp học sinh có các kỹ năng làm việc theo nhóm, có sự phân công và hợp tác, cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thiết nghĩ bản thân phải luôn không ngừng trau dồi chuyên môn, luôn đổi mới phương pháp dạy học Chính vì lẽ đó, tôi đã cố gắng tìm hiểu nhiều phương
Trang 4pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và áp dụng vào trong giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục Do đó tôi đã quyết định chọn biện pháp: “Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh lớp 4 tại trường Tiểu học , thành phố , tỉnh Quảng Ninh”.
Trong quá trình giảng dạy, tôi sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm cuốn hút học sinh vào tiết học, giúp các em thấy được niềm vui học tập từ đó có ý thức tự giác lĩnh hội kiến thức
Lớp học đảo ngược là mô hình học tập ngược lại với lớp học truyền thống, lấy người học làm trung tâm và ứng dụng phương pháp hướng dẫn người học tự tìm hiểu nội dung trước bài giảng
Phương pháp lớp học đảo ngược gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Học sinh tự học ở nhà
- Giai đoạn 2: Dạy học trực tiếp trên lớp
Với mục tiêu giúp học sinh tự nghiên cứu, khám phá kiến thức mới trước mỗi buổi học, tôi thường hướng dẫn các em tự học bằng việc tự đọc sách giáo khoa, học thông qua các học liệu số E-learning, bài tập trên phần mềm OLM, video bài giảng điện tử trên youtube,
Ví dụ 1: Bài “Gặt chữ trên non”, tôi yêu cầu học sinh tự đọc bài trước ở nhà
và trả lời các câu hỏi trang 64, sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1
Hôm sau, tôi hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp kiểm tra các em đã luyện đọc và trả lời câu hỏi
Ví dụ 2: Tiết Đọc mở rộng tuần 6, tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước: Tìm đọc một bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống
+ Để thực hiện yêu cầu, học sinh tìm các bài thơ, bài văn trong sách, báo, truyện, hoặc tìm kiếm bài thông qua công cụ google, và ghi chép ra vở soạn bài
+ Đến tiết Đọc mở rộng, học sinh sẽ trình bày trước lớp
+ Giáo viên khen ngợi, động viên học sinh đã chuẩn bị bài chu đáo
Ví dụ 3: Trước khi học bài “Tìm số trung bình cộng”, môn Toán, tôi gửi đường link video bài giảng và trong video sẽ có yêu cầu tương tác
- Học sinh sẽ tự học, hoàn thành bài tập ở nhà trên phần mềm
- Ở tiết học trên lớp, giáo viên sẽ kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh; tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau, với giáo viên để nắm được kiến thức của bài học
Trang 5Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định
Phương pháp đóng vai có rất nhiều ưu điểm Khi đóng vai, học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, gây được hứng thú và chú ý cho học sinh từ đó tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, hà
nh vi của học sinh theo chuẩn mực Qua tình huống đóng vai có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm qua các vai diễn
Ví dụ: Khi dạy tiết Hoạt động trải nghiệm, tuần 4: Chủ đề Điều chỉnh cảm xúc
(môn Hoạt động trải nghiệm), ở hoạt động Vận dụng, tôi đưa ra tình huống: Trong gi
ờ ra chơi, một số bạn chơi đùa với nhau làm hộp bút màu của Nam ở trên bàn rơi vu
ng vãi ra sàn lớp học Các bạn không chịu nhặt hộp bút lên và xin lỗi Nam Điều đó khiến Nam rất tức giận Nếu là Nam, em sẽ làm gì? và yêu cầu học sinh làm việc theo
nhóm để đưa ra cách giải quyết tình huống và báo cáo kết quả bằng hình thức đóng vai Sau khi các nhóm lên đóng vai, giáo viên sẽ đặt một số câu hỏi: Vì sao em lại ứng xử như vậy? Em có cảm xúc gì khi thực hiện cách ứng xử đó? và cuối cùng, lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Vì sao
?
Giáo viên kết luận: Trong mỗi tình huống cụ thể, chúng ta cần biết cách điều
chỉnh cảm xúc và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp để không ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao trong học tập, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp để học sinh nắm chắc kiến thức, ghi nhớ lâu thay cho kiểu học thuộc lòng trước đây Kĩ thuật sơ đồ tư duy có thể được áp dụng trong phần lớn các bài học lớp 4
Sau khi học xong các bài học, nhằm giúp cho học sinh ghi nhớ lâu, hiểu sâu sắc kiến thức đã học và tránh tình trạng các em học vẹt, tôi đã hướng dẫn học sinh cách vẽ và sử dụng sơ đồ tư duy
Ví dụ: Khi dạy bài Luyện viết mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện (môn Tiếng Việt), ở Hoạt động Vận dụng, tôi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, các
em cùng tham gia vẽ sơ đồ thể hiện các cách mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện
Trang 6Với xu hướng lấy học sinh làm trung tâm như hiện nay, việc giáo viên áp dụng cách vẽ sơ đồ tư duy trong giảng dạy mang lại rất nhiều lợi ích Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh trình bày nội dung bài học một cách khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ Các
em vừa ghi chép kết hợp sử dụng hình ảnh, màu sắc, sáng tạo ý tưởng để tóm tắt nội dung bài học, chủ động ghi nhớ kiến thức Từ đó kích thích hứng thú học tập, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não
Đây là một kĩ thuật dạy học tích cực mà giáo viên rất dễ dàng áp dụng để khai thác kiến thức của học sinh Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân, phát triển sự tương tác giữa học sinh với học sinh
Ví dụ: Khi dạy bài Bài 7: Lễ hội Đền Hùng (môn Lịch sử và Địa lí), trong hoạt
động Khám phá kiến thức ở hoạt động 2: Tìm hiểu về Lễ giỗ Tổ Hùng Vương, tôi áp dụng kĩ thuật theo các bước sau:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình 3, 4 thảo luận nhóm 4 thông qua hình thức sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, trả lời 3 câu hỏi:
1 Lễ hội Đền Hùng gồm mấy phần?
2 Phần Lễ gồm những hoạt động gì?
3 Phần Hội có những hoạt động nào?
Trang 7* Bước 2: Làm việc cá nhân
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong 2 phút, ghi câu trả lời vào phần giấy của mình trên phiếu học tập
* Bước 3: Thảo luận, thống nhất ý kiến chung
- Trên cơ sở ý kiến cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa tấm khăn trải bàn
Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn Trong một bài, mỗi nhóm có thể có hai, ba cách làm khác nhau Tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với hoạt động này bởi nó đã phát huy được cả trí lực của cá nhân
và tập thể
Đây là một kĩ thuật mà tôi nghĩ giáo viên nên dùng khi dạy học theo chủ đề và
có thể dùng vào phần giới thiệu chủ đề, giúp cho giáo viên nắm bắt được kiến thức nền tảng của học sinh từ đó chủ động định hướng phương pháp, nội dung dạy học tiếp theo phù hợp với thứ học sinh cần về chủ đề đó
Kĩ thuật này được tiến hành theo 4 bước qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trước khi nghiên cứu bài, học sinh hoàn thiện thông tin vào cột
K và W
Giai đoạn 2: Sau khi học xong bài, học sinh hoàn thiện cột 3: L.
Ví dụ: Khi dạy Bài 9: Vai trò của ánh sáng (môn Khoa học), ở hoạt động
Khám phá kiến thức, tôi đã sử dụng kĩ thuật KWL để khai thác kiến thức của bài học theo các bước sau:
+ Bước 1: Giáo viên chuẩn bị phiếu KWL cho học sinh trong lớp.
+ Bước 2: Giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu cần đạt được của bài.
+ Bước 3: Giáo viên phát phiếu KWL để học sinh hoàn thiện thông tin những điều mình đã biết và những điều mình cần biết thêm về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật, thực vật vào phiếu cột K và cột W.
Trang 8+ Bước 4: Sau khi học xong bài, tôi yêu cầu học sinh hoàn thiệt cột L viết về những điều em đã học được.
Căn cứ trên kết quả KWL, tôi nắm bắt được nhu cầu của học sinh, cũng nhờ đây, tôi có thời gian để dạy những nội dung học sinh cần biết, tránh dạy lan man kiến thức Ngoài ra, giáo viên thông qua phiếu đánh giá được năng lực, kiến thức và
kĩ năng của học sinh Trên cơ sở đó có những điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp
Lẩu băng chuyền là một kĩ thuật dạy học tích cực, dùng để tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, để chia sẻ bài học hoặc thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu giúp học sinh chỉ trong thời gian ngắn tạo được nhiều cặp đối tác mới Điều này đã làm thay đổi trạng thái của học sinh một cách tích cực, hiệu quả, tránh nhàm chán; tạo được sự hào hứng trong lớp học
Việc áp dụng kĩ thuật này sẽ được thực hiện qua 3 bước
Ví dụ: Khi dạy Bài 15: Giây, ở bài tập vận dụng: Kể tên các hoạt động trong
thực tế có sử dụng đơn vị đo thời gian là giây, tôi yêu cầu học sinh chia sẻ với bạn
các hoạt động trong thực tế có sử dụng đơn vị đo thời gian là giây thông qua hình thức sử dụng kĩ thuật lẩu băng chuyền
Các bước thực hiện:
+ Trước khi chia sẻ: Học sinh đã tự chuẩn bị một bức ảnh hoặc nội dung các hoạt động trong thực tế có sử dụng đơn vị đo thời gian là giây vào vở chuẩn bị bài
+ Trong khi chia sẻ: Học sinh cầm nội dung đã chuẩn bị của mình để chia sẻ với bạn theo hình thức lẩu băng chuyền (học sinh xếp thành 2 dãy băng); Sau mỗi lần dịch chuyển, học sinh lại bước sang phải một bước, đổi vị trí cho bạn bên cạnh
và tiếp tục chia sẻ với bạn mới (tạo thành cặp mới), đảm bảo mỗi học sinh được chia
sẻ với khoảng 5 bạn, được nghe 5 bạn chia sẻ thông tin, các hoạt động trong thực tế
mà bạn tìm hiểu được
Giáo viên lưu ý cho học sinh: Mỗi lượt trao đổi, em ghi thêm thông tin của
bạn khác em Khi trao đổi cần chú ý ghi lại: Bạn nói về hoạt động gì? Hoạt động đó
đã sử dụng đơn vị đo thời gian là giây chưa?
+ Sau khi chia sẻ: Sau khi hết thời gian chia sẻ, học sinh sẽ nêu những điều mình thích, được biết thêm khi nghe bạn mình chia sẻ thông tin mà mình chưa biết đến
Trang 9Qua quá trình tiến hành thực nghiệm một số tiết dạy sử dụng kĩ thuật lẩu băng chuyền, tôi nhận thấy kĩ thuật này có rất nhiều ưu điểm: nhiều học sinh được tham gia , nâng cao hứng thú và tạo cảm giác thoải mái cho học sinh; Tuy nhiên tôi thấy rằng khi áp dụng kĩ thuật này giáo viên cần chuẩn bị giao nhiệm vụ trước và khéo léo trong khâu quản lí lớp vì rất dễ gây mất trật tự
Chuyển đổi số trong dạy học giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường học tập thuận tiện nhất Ứng dụng chuyển đổi số sẽ giúp học sinh chủ động trong việc học tập, người học không bị giới hạn trong việc truy cập tài liệu, tiết kiệm tối đa chi phí học tập Chính vì vậy tôi đã thực hiện ứng dụng chuyển đổi số vào một số hoạt động học tập của học sinh như:
Ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tranh ảnh, tư liệu, phim tư liệu liên quan đến bài giảng hoặc thiết kế bài giảng điện tử để giảng dạy, thiết kế các trò chơi,…
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy thông qua các tiết học trực tiếp và trực tuyến: Sử dụng bài giảng trực tuyến OLM, bài giảng trên youtube; sử dụng công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử E-learning: AI, Cavan, Avina, Ispring, Camtasia, ; phần mềm hỗ trợ giao bài, làm bài tập: Zalo, Azota, Quzzic, Plicker; phần mềm hỗ trợ chiếu bài làm trực tiếp của học sinh: iVcam, Droidcam, ; phần mềm giảng dạy trực tuyến: Zoom, TeamLink, Google Classroom,
Ví dụ 1: Khi dạy tiết Toán, bài Tìm số trung bình cộng (tiết 1), trước ngày dạy, tôi gửi đường link: ……… trên zalo nhóm lớp để học sinh tìm hiểu bài trước trên phần mềm OLM Trong quá trình soạn bài, tôi sử dụng phần mềm AI để tạo video trong hoạt động Khám phá kiến thức giúp học sinh hứng thú với bài học; sử dụng phần mềm iMindmap (vẽ sơ đồ tư duy) để tóm lược toàn bộ nộ
i dung bài Ở bài tập 1, 2, tôi sử dụng phần mềm iVcam để chiếu trực tiếp bài làm của học sinh thuận tiện cho việc chữa bài Trong hoạt động Vận dụng, củng cố kiến thức, tôi sử dụng phần mềm plicker tổ chức cho học sinh chơi trò chơi chọn đáp án đúng bằng hình thức quét mã thẻ
Trang 10Ví dụ 2: Khi dạy bài Luyện từ và câu: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, trước ngày dạy, tôi gửi đường link: ……… trên zalo nhóm lớp để họ
c sinh tìm hiểu bài trước trên phần mềm OLM Ở bài tập 4, tôi sử dụng phần mềm iVcam để chiếu trực tiếp bài làm của học sinh thuận tiện cho việc chữa bài
Như vậy, muốn nâng cao chất lượng các môn học, khi thiết kế các bài dạy, người giáo viên có thể lựa chọn một hay nhiều kĩ thuật dạy học, sử dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để tiết học đạt được hiệu quả cao nhất
Sau một thời gian áp dụng biện pháp “Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo
chủ nhiệm đã thu được rất nhiều kết quả đáng khích lệ, các em học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt Khi tham gia các hoạt động học tập, học sinh lớp tôi chủ động, hứng thú và sáng tạo hơn được thể hiện qua bảng đối chiếu so sánh sau:
Bảng 2: Kết quả khảo sát mức độ chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập trước và sau khi áp dụng biện pháp:
Thời gian Sĩ số
Có hứng thú học tập, tích cực, chủ động, nghiêm túc khi tham gia học tập
Có ý thức, nghiêm túc khi kham gia môn học song chưa tích cực, chủ động
Ý thức học tập chưa tốt, chưa tích cực chủ động tham gia học tập
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Qua bảng số liệu có thể thấy: Với những học sinh có hứng thú học tập, tích cực, chủ động, nghiêm túc khi tham gia học tập đầu năm số lượng chỉ có 5 em, nhưng đến tháng 11 năm 2024, số lượng đã tăng lên 30 em chiếm tỉ lệ 76,9%
Bản thân giáo viên khi thấy học trò của mình đạt được những mục tiêu mà mình đề ra là một sự thành công lớn Nhìn các em vui, phấn khởi, thích thú khi đến lớp, say sưa, hứng thú, tích cực chủ động xây dựng bài, tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được