1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 5 một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy học sinh viết bài văn kể chuyện sáng tạo

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI DẠY HỌC SINH VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Họ và tên giáo viên: .... Chính vì vậy, dạy học sinh viết tốt bài văn kể ch

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ……….

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI DẠY HỌC

SINH VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI DẠY HỌC SINH

VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp: 5A

Trường: Huyện (thị xã, thành phố):

I Lý do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp với học sinh

Mục tiêu chính của chương trình GDPT 2018 là giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực theo phương thức dạy những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa đức, trí, thể, mỹ và chú trọng thực hành, để học sinh biết vận dụng những điều đã học vào thực tế Việc dạy học tất cả các môn học đều xoay quanh mục tiêu cốt lõi này, trong đó có dạy học môn Tiếng Việt Với nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh, môn Tiếng Việt đã chú trọng rèn cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Trong bốn kĩ năng đó, kĩ năng viết có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả khi dạy học sinh viết văn là việc làm cần thiết

Trong môn Tiếng Việt lớp 5, viết bài văn kể chuyện sáng tạo là một trong bốn nội dung mới của CTGDPT 2018 so với chương trình năm 2000 Đây là một

Trang 3

trong những dạng bài tập yêu thích của học sinh tiểu học, bởi nó cho phép các em tưởng tượng, sáng tạo và bày tỏ suy nghĩ cá nhân một cách tự do Chính vì vậy, dạy học sinh viết tốt bài văn kể chuyện sáng tạo không chỉ là dạy học sinh một kỹ năng quan trọng trong môn Tiếng Việt, tạo tiền đề giúp cho học sinh học tốt môn Ngữ văn ở cấp THCS mà còn là một công cụ hữu ích góp phần phát triển toàn diện các năng lực và phẩm chất của học sinh lớp 5

2 Thực tế tại đơn vị

Năm học 2024- 2025, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A Đầu năm học, tôi cho các em làm bài kiểm tra năng lực viết văn, kết quả thu được như sau:

Trang 4

số không đạt

yêu cầu

Kể đúng cốt

truyện, một số

chi tiết còn sơ

sài.

Kể đúng cốt truyện, dùng từ chưa hợp lí.

Kể đầy đủ nội

chuyện, dùng

từ linh hoạt.

Thực tế cho thấy, đa số học sinh đều nắm được nhiệm vụ học tập song các

em còn gặp khó khăn trong việc phát triển ý tưởng, chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sinh động Bên cạnh đó, đánh giá việc giảng dạy trong tổ, khối chuyên môn, tôi cũng nhận ra: nhiều giáo viên đều thấy cần thiết phải nâng cao hiệu quả khi dạy học sinh viết văn nói chung và viết bài văn kể chuyện sáng tạo nói riêng bởi đây là một dạng bài mới trong chương trình lớp 5 Tuy nhiên, giáo viên còn lúng túng chưa biết nên hướng dẫn học sinh như thế nào, có những cách nào để giúp học sinh phát huy tối đa năng lực tưởng tượng và cảm xúc khi làm bài

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Như vậy, khắc phục các tồn tại đã nêu từ phía học sinh và giáo viên, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt là việc làm quan trọng và cần tìm ra những biện pháp mang lại hiệu quả cao Xuất phát từ những lý do trên, tôi

lựa chọn: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy học sinh viết bài văn

kể chuyện sáng tạo trong môn Tiếng Việt lớp 5 ” với mong muốn giúp học sinh

phát huy được các năng lực ngôn ngữ, khơi gợi hứng thú học tập của các em ở môn

Trang 5

Tiếng Việt từ đó phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học

II Nội dung của biện pháp

1 Biện pháp 1: Mỗi giáo viên cần tìm hiểu kĩ về nội dung dạy học văn

kể chuyện sáng tạo trong chương trình

Trong chương trình môn Tiếng Việt, các nội dung dạy học được xây dựng theo hướng đồng tâm, lớp trên mở rộng lớp dưới Văn kể chuyện sáng tạo cũng vậy Lớp 4 các em đã được học về văn kể chuyện, về đoạn văn tưởng tượng - tiền

đề để lớp 5 học về văn kể chuyện sáng tạo với yêu cầu cao hơn là viết bài văn Tuy nhiên, văn kể chuyện sáng tạo ở đây đặt ra yêu cầu với học sinh là các

Trang 6

em viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo Kiểu bài này khác hẳn với kiểu bài văn sáng tác - học sinh không dựa trên một câu chuyện có sẵn nào mà dùng trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của mình để viết ra một câu chuyện hoàn toàn mới

Ưu điểm của biện pháp này: Giáo viên xác định được vai trò tiên phong

của mình, từ đó có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” của học sinh

2 Biện pháp 2: Tạo hứng thú học tập cho học sinh

2.1 Tổ chức các hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi

“Học mà chơi – chơi mà học” là cách tạo hứng thú cho học sinh hiệu quả nhất Việc tổ chức trò chơi học tập sẽ làm thay đổi hình thức hoạt động, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực Có nhiều trò chơi học tập khác nhau, vì thế trong quá trình dạy học, tôi luôn bám sát vào các nguyên tắc về tính hiệu quả, phát triển, hấp dẫn, phù hợp để lựa chọn các trò chơi phù hợp trong hoạt động khởi động hoặc khám phá, hay vận dụng

Ví dụ : Khi dạy bài “Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (SGK Tiếng Việt 5, bộ KNTT, tập 1, trang 15), trong phần Vận dụng, tôi tổ chức trò chơi

“Nhân vật bí ấn” Luật chơi như sau:

- 1 học sinh đóng vai một nhân vật và kể một đoạn truyện trước lớp, nhưng không được giới thiệu mình đang đóng vai nhân vật nào.

- Các học sinh khác (hoặc các nhóm) đoán bạn đang đóng vai nhân vật nào, trong câu chuyện gì.

Trang 7

- Học sinh (hoặc nhóm) đoán được nhanh và đúng sẽ chiến thắng.

2 2 Xây dựng “không gian sáng tạo – trải nghiệm” cho học sinh

Việc thiết lập một “không gian sáng tạo” góp phần không nhỏ trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh Ở đó, học sinh không bị bó buộc bởi vị trí ngồi học, không đơn điệu với bảng đen, phấn trắng và đặc biệt các em được đưa vào mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong mỗi giờ học

Ví dụ 1: Khi tổ chức tiết học “Đánh giá, chỉnh sửa bài văn kể chuyện sáng tạo” (SGK Tiếng Việt 5, bộ KNTT, tập 1, trang 30), giáo viên có thể lựa chọn 1 góc sân trường/ sảnh gần lớp học trưng bài bài viết của học sinh trên giá vẽ và các học sinh có thể di chuyển theo nhóm, đọc bài của bạn, của mình để cùng nhận xét, rút kinh nghiệm.

Trang 8

Ưu điểm của biện pháp này: Việc học thông qua chơi hoặc tổ chức “các

lớp học không tường” sẽ khơi dậy hứng thú, làm cho giờ học trở nên vui vẻ và hấp dẫn hơn, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và hăng hái viết văn kể chuyện

3 Biện pháp 3: Làm giàu vốn từ cho học sinh

Viết văn kể chuyện sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có vốn từ phong phú, khả năng miêu tả tốt Trong quá trình dạy học, tôi đã giúp học sinh làm giàu vốn từ bằng cách:

* Tích lũy vốn từ:

- Giáo viên khai thác thường xuyên các bài đọc trong chương trình học để giúp học sinh mở rộng vốn từ Sau mỗi bài đọc, học sinh có thể được yêu cầu liệt kê các từ ngữ miêu tả nhân vật, cảnh vật, hoặc cảm xúc, Từ đó, các em sẽ hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn kể chuyện

- Lập "sổ tay từ ngữ": Mỗi học sinh có thể lập một cuốn sổ tay từ ngữ để ghi lại các

từ mới, cụm từ hay Giáo viên có thể khuyến khích các em đặt câu với những từ mới này hàng ngày để rèn kỹ năng dùng từ đặt câu khi viết văn

- Cung cấp vốn từ: giáo viên cung cấp thêm từ ngữ cho học sinh bằng chính vốn

từ của mình ở thời điểm học dạng bài viết bài văn kể chuyện sáng tạo (bước tìm ý)

Để làm được điều này, bản thân mỗi giáo viên cần thường xuyên trau dồi vốn từ phong phú về các chủ đề cho chính mình

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh sáng tạo câu chuyện bằng cách thêm chi tiết miêu tả, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập bảng từ miêu tả khung cảnh thiên nhiên (bầu trời, thời tiết, nắng, gió, cây cối, ), miêu tả ngoại hình/ tâm trạng của

Trang 9

nhân vật.

Ưu điểm của biện pháp này: Tạo cho học sinh có “những viên gạch”

phong phú góp phần xây dựng nền móng cho việc viết câu văn, đoạn văn, bài văn hay

4 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh viết bài văn kể chuyện sáng tạo

Trang 10

4.1 Hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo bài văn kể chuyện sáng tạo

Mở bài Giới thiệu câu chuyện, tác giả (nếu đóng vai nhân vật trong

truyện, cần giới thiệu mình là nhân vật nào) Thân bài Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết

được kể sáng tạo theo một trong ba cách:

- Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết)

- Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em

- Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng

hô, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật)

Kết bài Nêu suy nghĩ, cảm xúc, … về câu chuyện hoặc nêu cách kết

thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện)

Giáo viên cần giải thích rõ vai trò của từng phần và cách triển khai ý tưởng trong mỗi phần để học sinh làm căn cứ triển khai bài viết của mình

4.2 Hướng dẫn học sinh viết từng phần của bài văn kể chuyện sáng tạo

a) Hướng dẫn học sinh viết phần mở bài: Học sinh thường lúng túng khi viết

mở bài, không biết bắt đầu như thế nào Vì vậy, trong quá trình dạy học, tôi luôn gợi mở cho các em nhiều cách mở bài khác nhau

Trang 11

- Mở bài trực tiếp: Học sinh có thể bắt đầu thẳng vào sự kiện chính mà câu

chuyện xoay quanh

- Mở bài gián tiếp: Học sinh có thêm phần dẫn dắt trước khi vào câu chuyện.

Ví dụ: Một số cách mở bài trong văn kể chuyện

Cách 1: Từ một điều lạ, điều bất ngờ trong câu chuyện rồi dẫn đến câu

chuyện Cách 2: Từ tình huống được đọc câu chuyện.

Cách 3: Từ thói quen đọc sách, đọc truyện, ý nghĩa của sách với con người Cách 4: Từ ý nghĩa của truyện ngụ ngôn hoặc truyện cổ tích dẫn vào câu

chuyện.

b) Hướng dẫn học sinh viết phần thân bài

Bước 1: Học sinh đọc kĩ lại câu chuyện theo yêu cầu của đề bài

Trang 12

Các câu chuyện đó có thể là: Câu chuyện cụ thể học sinh đã được học/ Câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật hoặc cây cối/ Câu chuyện em thích nhất trong các câu chuyện đã học

Bước 2: Học sinh tóm tắt được các sự việc chính của câu chuyện “gốc”

Giáo viên có thể gợi mở cho học sinh thông qua hệ thống các câu hỏi để hỗ trợ học sinh xác định cấu trúc chính của bất kỳ câu chuyện nào, từ mở đầu đến cao trào và kết thúc, giúp các em tóm tắt câu chuyện một cách dễ dàng và ngắn gọn

Ví dụ: Một số câu hỏi giáo viên có thể sử dụng:

Câu hỏi 1: Câu chuyện bắt đầu như thế nào và có những nhân vật nào xuất hiện ngay từ đầu?

Câu hỏi 2: Nhân vật chính đã gặp phải tình huống hoặc thử thách gì quan

trọng?

Câu hỏi 3: Nhân vật chính đã làm gì để giải quyết thử thách hoặc vấn đề đó? Câu hỏi 4: Trong quá trình đối mặt với thử thách, nhân vật chính có học được điều gì mới hoặc gặp gỡ nhân vật nào đặc biệt không?

Câu hỏi 5 Điều gì xảy ra ở đoạn cao trào của câu chuyện, và kết quả của tình huống đó là gì?

Câu hỏi 6: Câu chuyện kết thúc thế nào và nhân vật chính đã rút ra bài học gì?

Bước 3: Lập dàn ý chi tiết

Ở bước này, giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại các cách sáng tạo câu chuyện Sau đó, ở mỗi vị trí một sự việc chính trong câu chuyện, giáo viên yêu cầu

học sinh điền thêm chi tiết sáng tạo sao cho phù hợp (thêm chi tiết tả khung cảnh

thiên nhiên/ thêm chi tiết tả ngoại hình nhân vật/ thêm lời thoại nhân vật/ thêm chi

Trang 13

tiết ý nghĩ của nhân vật…) Đối với sự việc kết thúc câu chuyện, giáo viên có thể

gợi mở cho học sinh sáng tạo thay đổi kết thúc câu chuyện bằng cách đặt câu hỏi

gợi mở như "Điều gì sẽ xảy ra nếu…?", "Nhân vật này sẽ làm gì nếu…?" Điều này

giúp các em học cách sáng tạo và nghĩ ra nhiều tình huống thú vị

Bước 4: Từ dàn ý chi tiết, học sinh triển khai thành các đoạn văn, mỗi đoạn văn gắn với một hoặc hai sự việc chính của câu chuyện

Sau khi có dàn ý, học sinh viết các đoạn văn Đối với học sinh còn lúng túng, giáo viên có thể thiết kế phiếu học tập dạng điền khuyết trong đó đã có sẵn các sự việc chính, bỏ trống vị trí có thể thêm chi tiết sáng tạo để giúp đỡ học sinh

Trang 14

Ví dụ: Phiếu bài tập gợi ý cho học sinh viết phần 1 của câu chuyện “Rùa và Thỏ”

PHIẾU HỌC TẬP

Đề bài: Dựa vào gợi ý, viết thêm các chi tiết sáng tạo vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn kể phần một của câu chuyện “Rùa và Thỏ”.

Bài làm Một buổi sáng mùa thu, ………(1)… (tả khung cảnh thiên nhiên).

Bên bờ hồ, một chú Rùa …………(2)… (tả ngoại hình của Rùa) đang tập chạy Thỏ đi qua ……(3) (thái độ của Thỏ) chê bai Rùa:

- (4) (lời nói trực tiếp của Thỏ)

Rùa ………(5)… đáp:

- (6)………

Thỏ ………(7)………… (từ chỉ cảm xúc) nói:

-(8)………

Rùa thách đố Thỏ chạy thi với mình (chuyển thành lời nói trực tiếp)

Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc và đồng ý thi chạy với Rùa (chuyển thành lời nói trực tiếp)

-(10)………

c) Hướng dẫn học sinh cách liên kết các đoạn văn trong bài kể chuyện

Việc liên kết các đoạn văn trong một bài văn kể chuyện rất quan trọng để tạo

Trang 15

nên sự mạch lạc và liên tục cho câu chuyện Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng các từ nối, câu nối hoặc các biện pháp liên kết khác để đảm bảo sự thông suốt giữa các đoạn

Ví dụ: Một số từ nối giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng:

Từ nối chỉ thời gian Từ nối chỉ nguyên

nhân - kết quả

Từ nối chỉ sự tương phản

sau đó, rồi, tiếp theo, lúc

bấy giờ, ban đầu,

cuối

cùng,…

vì vậy, do đó, bởi vậy, kết quả là, thế nên,…

tuy nhiên, nhưng, trái lại, mặc dù vậy,

d) Hướng dẫn học sinh viết kết bài

Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh một số cách kết bài: Kết bài bằng cách

mở rộng cảm xúc hoặc suy nghĩ của nhân vật/ Kết bài đưa ra bài học hoặc

Trang 16

lời khuyên nhẹ nhàng/ Kết bài với hình ảnh đẹp, gợi cảm xúc/ Kết bài mở ra một hướng đi mới (kết thúc mở)/ Kết bài bằng lời hứa hoặc ước mơ của nhân vật/ Kết bài cảm thán hoặc câu nói ý nghĩa/ Kết bài hồi tưởng (nhìn lại câu chuyện trong tương lai)

Ví dụ 1: Kết bài trong bài văn kể sáng tạo câu chuyện “Rùa và Thỏ”.

Ưu điểm của biện pháp này: Giáo viên hướng dẫn được từng phần cụ thể

theo cấu tạo bài văn kể chuyện, giúp học sinh dễ dàng viết được các đoạn văn đồng thời liên kết thành bài văn hoàn chỉnh

5 Biện pháp 5: Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

5.1 Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Mỗi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đều có vai trò đặc trưng và ý nghĩa riêng Trong quá trình dạy học văn kể chuyện sáng tạo, tôi nhận thấy sử dụng

sơ đồ tư duy và hình thức dạy học theo nhóm mang lại hiệu quả rõ rệt Sử dụng sơ

đồ tư duy kết hợp với lời giảng của giáo viên sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý tưởng viết bài văn, đảm bảo cho nội dung bài văn rõ ràng, mạch lạc, đủ ý Bên cạnh

đó, hoạt động nhóm giúp các em chia sẻ được nhiều cách sáng tạo, hình thành được nhiều ý tưởng hơn

5.2.Ứng dụng công nghệ thông tin khi tổ chức các hoạt động dạy học

- Sử dụng vi-deo, hình ảnh để minh họa câu chuyện: Giáo viên có thể sử dụng

những đoạn phim ngắn, hoạt hình hoặc dựa vào công nghệ AI tạo hình ảnh sinh động minh họa cho những câu chuyện để bài học thêm hấp dẫn

- Tạo bài viết trên ứng dụng padlet: Cách làm này tạo ra sự mới mẻ, tránh nhàm

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

w