1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 5 một số biện pháp tạo hứng thú khi viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Đặc biệt, tiết viết ở Tiểu học chiếm một thời lượng lớn 02 tiết/ tuần với 70 tiết/năm với các kiểu bài như: báo cáo, kể chuyện; miêu tả.., tôi nhận thấy học sinh có thể làm tốt các kiểu

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ KHI VIẾT VĂN TẢ

CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ KHI VIẾT VĂN TẢ CẢNH

CHO HỌC SINH LỚP 5

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp:

Trường: Tiểu học , thành phố

I Lý do hình thành biện pháp

Trong môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng và bậc tiểu học nói chung Viết bài văn

tả cảnh không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: “đọc -viết - nói - nghe” mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp Hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới Đặc biệt, tiết viết ở Tiểu học chiếm một thời lượng lớn 02 tiết/ tuần với 70 tiết/năm với các kiểu bài như: báo cáo, kể chuyện; miêu tả , tôi nhận thấy học sinh có thể làm tốt các kiểu bài viết văn miêu tả như: tả con vật, tả cây cối Nhưng khi làm văn tả cảnh thì học sinh còn nhiều lúng túng; câu văn thường ngắn ngủn, thiếu bộ phận, thiếu hình ảnh; diễn đạt rườm rà, cảm xúc còn đơn điệu, nghèo nàn…Các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê

Để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học và với vốn sống thực tế sẽ giúp các em có sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và cả sự cảm nhận về màu sắc, sự nhận xét về không gian, thời gian, đối với cảnh sẽ miêu tả Biết dùng từ ngữ, câu văn giàu cảm xúc,

Trang 3

đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp Vì thế tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh khi học dạng bài viết văn tả cảnh

Qua quá trình thực tế giảng dạy bài tả cảnh tôi rút ra được một số nguyên nhân sau:

*)Về phía giáo viên: Chỉ chú trọng tìm tòi khai thác tài liệu giảng dạy phong phú phù hợp với từng đối tượng học sinh Giáo viên chưa kiên trì rèn cho học sinh

kĩ năng quan sát, kĩ năng viết một đoạn văn hay bài văn hoàn chỉnh Đặc biệt trong các tiết trả bài, vì thời lượng có hạn nên giáo viên chưa chữa bài một cách tỉ mỉ cho học sinh

*) Về phía học sinh: Đa số các em sống ở nông thôn, gia đình chủ yếu làm nông nên chưa có điều kiện để cho con em được đi du lịch, tham quan các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ở các địa phương khác nhau dẫn đến việc học sinh thiếu trải nghiệm thực tế, thiếu sự quan sát nên khi viết văn tả cảnh gặp rất nhiều khó khăn

Trang 4

Vốn ngôn ngữ của các em còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là các em chưa biết cách trau chuốt, gọt giũa lời văn, câu văn cho bóng bẩy, mang tính “nghệ thuật”,

mà đa số các em “nghĩ sao thì viết vậy”

Một số học sinh chưa nắm chắc cách trình bày bài văn, dàn bài chưa cụ thể, thứ tự tả còn lộn xộn

Chưa biết cách sử dụng câu nêu ý bao trùm của đoạn, chuyển ý giữa các đoạn, làm cho các đoạn văn trong một bài văn rời rạc, chưa logic Khả năng phát triển một ý thành một đoạn văn còn hạn chế do vốn từ ngữ còn nghèo nàn

Trong khi viết, các em chưa có sự liên tưởng, chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình Chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ trong khi làm văn để diễn tả hình ảnh, âm thanh của sự vật….Một số em có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như

so sánh, nhân hóa nhưng còn cứng nhắc

*) Về phía phụ huynh: Còn nhiều phụ huynh bận công việc chưa quan tâm đến việc học của con em mình, còn phó mặc cho giáo viên

Nhận thấy tầm quan trọng của nội dung viết văn trong môn Tiếng Việt lớp

5, đặc biệt là dạng bài văn tả cảnh, tôi đã suy nghĩ phải dạy như thế nào để học sinh

có hứng thú khi học viết văn tả cảnh và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, phát triển ngôn ngữ để viết được bài văn tả cảnh tốt nhất Với mong muốn đó, bản

thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn, đưa ra “Một số biện pháp tạo hứng thú khi viết

văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”.

II Nội dung của biện pháp

Biện pháp 1: Tạo điều kiện cho học sinh quan sát thực tế, xây dựng không gian sáng tạo, tạo tâm thế thoải mái để cảm nhận cái đẹp của cảnh vật

Trang 5

quan sát được.

Tạo điều kiện cho học sinh được quan sát thực tế, xây dựng "không gian sáng tạo", tạo tâm thế thoải mái để cảm nhận cái đẹp của cảnh vật quan sát được là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng Nếu giờ viết văn các em chỉ ở trong lớp học, trong một không gian nhất định nào đó sẽ làm trì hoãn trí tưởng tượng của các em và tạo

ra không khí học rất căng thẳng Vì vậy, ở nhiều tiết học, tôi đã sử dụng không gian ngoài trời và dành đủ thời gian để cho các em thỏa sức sáng tạo theo mạch cảm xúc Ngoài các yếu tố nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thì việc thiết lập một không gian sáng tạo là một việc làm hết sức cần thiết Trước mỗi đề văn, tôi thường giao cho các em về nhà tìm hiểu quan sát trước cảnh định tả Ví dụ

đề bài: tả cánh đồng, tả dòng sông, tả một cảnh biển, tả cảnh sân trường em

Ví dụ: Khi tả cảnh sân trường tôi cho học sinh được ra sân quan sát thực tế rồi

các em sẽ ghi chép lại những gì quan sát được Sau đó, đến giờ viết văn, các em chỉ việc hệ thống và viết lại bằng cách dùng các từ ngữ giàu cảm xúc, câu văn giàu hình ảnh của mình thành một bài văn mang đậm dấu ấn của mỗi cá nhân

Trang 6

Ví dụ: Khi viết bài văn với chủ đề “ Tả cây xanh”, tôi sẽ cho học sinh được

quan sát trực tiếp các loại cây xanh trong sân trường, vườn trường Để từ đó các em

đã chủ động tự quan sát, miêu tả bằng lời văn của mình

Ảnh Học sinh rất thích thú khi được quan sát cây xanh trong trường và ghi

lại những đặc điểm chính của cây.

Qua việc quan sát, các em rất hứng thú và có tâm thế thoải mái để cảm nhận cái đẹp của cảnh vật quan sát được Từ cái nhìn tinh tế và vốn từ giàu cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho việc học tiết viết văn của các em học sinh tốt hơn và đặc biệt là viết bài văn tả cảnh

Biện pháp 2: Thay đổi linh hoạt không gian để tạo hứng thú cho học sinh viết văn tả cảnh

* Đối với đề bài chủ để gần gũi với học sinh:

Tôi luôn cố gắng thay đổi không gian gần gũi với học sinh

Ví dụ:Trong tiết bồi dưỡng Tiếng Việt “Luyện tập viết văn tả cảnh” tả cánh

đồng lúa ở quê hương em Tôi sẽ tổ chức cho các em quan sát trực tiếp cánh đồng lúa Từ đó, các em sẽ tự nói lên cảm nhận, cảm xúc, điều em thấy khi đến đó hay quan sát rồi miêu tả bằng ngôn từ, hình ảnh

Đối với học sinh của tôi, các em đều sống ở vùng nông thôn Nên tôi thường

ra đề bài phù hợp với thực tế địa phương ( Ví dụ: Tả cánh đồng quê em, tả một dòng sông, làng quê nơi em sống, ) Theo tôi có thể như vậy sẽ hạn chế học sinh phát huy trí tưởng tượng của mình, nhưng khi ra đề bài cho các em, tôi luôn cho các em quyền lựa chọn bằng cách ra nhiều đề bài mở để các đối tượng trong lớp đều có thể lựa chọn đề bài phù hợp với mình

Trang 7

Ví dụ: Khi ra đề bài tả cảnh cho các em làm bài kiểm tra viết, tôi chọn đề bài

sau: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc nơi gia đình em sinh sống Đề bài trên là một dạng đề mở, các em có nhiều lựa chọn đối tượng

Trang 8

miêu tả cho mình Từ đó các em có thể phát huy được hết khả năng sáng tạo của bản thân mình

* Đối với đề bài chủ để không gần gũi với học sinh.

Do đặc điểm cư trú của học sinh tôi là ở vùng nông thôn, bố mẹ còn làm nông, làm công nhân nên nhiều em chưa được bố mẹ cho đi tham quan một địa điểm du lịch do đó khi các em gặp đề miêu tả về một đối tượng xa lạ

Ví dụ: “Tả một cảnh biển hay một địa điểm du lịch” sẽ quá sức với các em Vì

đó là đối tượng các em không được quan sát trực tiếp, các em không biết các đặc điểm, đặc trưng của sự vật đó, vì thế sẽ rất khó để các em có hứng thú miêu tả Nhận thấy học sinh có khó khăn như vậy, với mỗi đối tượng miêu tả đó tôi thường cho các em quan sát qua hình ảnh, video hoặc lời kể để các em có cái nhìn sinh động về đối tượng Sau khi quan sát, tôi cho các em chia sẻ với bạn về những điều vừa quan sát được cũng như chia sẻ những hiểu biết của bản thân để cùng tìm ra được những nét đặc trưng, cơ bản nhất của đối tượng định tả Từ đó, giúp các em hình dung ra đối tượng và cảm thấy dễ dàng khi miêu tả đối tượng

Biện pháp 3 Giúp học sinh làm giàu vốn từ ngữ, trí tưởng tượng, tích lũy các hình ảnh văn học.

Khi trực tiếp giảng dạy các tiết viết văn tôi thấy các em học sinh ít tham gia phát biểu Lí do là các em không biết bộc lộ ý của mình bằng câu văn nào, hoặc khi viết câu văn còn diễn đạt lủng củng, chưa rõ nghĩa … bởi lẽ vốn từ của các em còn quá ít Chính vì thế để làm giàu vốn từ cho các em qua các tiết Đọc, Luyện từ và câu, Nói và nghe hay Đọc mở rộng hoặc từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,… tôi thường cung cấp và mở rộng vốn từ cho học sinh đặc biệt qua những phần tìm

Trang 9

hiểu nội dung bài học sinh nắm được cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh gợi tả, sử dụng

từ láy và các biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, … của tác giả, giúp cho các em biết cách tìm ra những câu văn hay, những câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài Qua đó học sinh có một vốn từ phong phú, giúp các em hiểu rõ hơn

về tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ, từ đó sẽ miêu tả sự vật được sinh động hơn, khắc họa sự vật được rõ nét hơn, làm bài văn hay hơn, hấp dẫn hơn với người đọc

Ví dụ: Khi dạy bài đọc “Những hòn đảo trên vịnh ”– Tuần 6, qua

tìm hiểu nội dung bài đọc, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của những hòn đảo trên vịnh ; cảm nhận được cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp

so sánh, nhân hóa,… của tác giả trong việc miêu tả hình dáng, sự sắp xếp kì thú của những hòn đảo trên vịnh Từ đó học sinh biết cách quan sát phong cảnh để chuẩn

bị cho bài văn tả phong cảnh

Hàng tuần vào buổi sáng thứ sáu, học sinh được vào thư viện đọc sách, truyện Ngoài ra các em còn được nhà trường cho mượn mang về nhà để đọc Thư viện là địa chỉ đáng tin cậy của tất cả các em học sinh, khi đến đây các em được tự mình lựa chọn những cuốn sách mà mình yêu thích và đam mê Từ những cuốn sách nhỏ giúp các em tiếp thu nhiều điều hay, mở mang vốn từ của mình Khi thấy những câu thơ, câu văn và những từ ngữ hình ảnh đẹp mà học

Trang 10

sinh yêu thích các em đã ghi chép lại vào sổ tay để làm tư liệu tham khảo khi làm viết văn Khi được tham gia các hoạt động học tập các em rất thoải mái, tự nhiên và hứng thú

Ảnh Các em rất hứng thú khi thường xuyên tham gia đọc sách, truyện trong thư

viện nhà trường để làm giàu vốn từ.

Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh phương pháp làm văn miêu tả.

4.1 Tìm hiểu đề.

Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau: Đọc kĩ đề rồi phân tích

+ Phân tích đề bằng cách: Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả

4.2 Tìm ý - Lập dàn ý

Sau khi tìm hiểu đề các em đã xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết Tôi hướng dẫn cho học sinh tìm ý cho bài văn tả cảnh Việc tìm ý cho bài văn phải được tiến hành song song với việc quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả

* Ví dụ: Tiết viết “Quan sát phong cảnh” _ tuần 6 Em hãy quan sát một cảnh

ao hồ, sông suối hoặc biển đảo và ghi lại kết quả quan sát

Tôi luôn yêu cầu học sinh phải quan sát và ghi chép đầy đủ đặc điểm của các cảnh vật đã quan sát

Khi quan sát, tôi hướng dẫn học sinh tránh những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng,…Tôi

Trang 11

khuyến khích các em cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan khác nhau Bên cạnh

đó, các em học sinh được tôi lưu ý: khi quan sát cần theo trình tự nhất định, quan sát tỉ mỉ, nhiều lần cảnh đó Tôi nhấn mạnh cho các em các nội dung:

Trang 12

+ Cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát.

+ Có thể quan sát từ cụ thể đến bao quát hoặc ngược lại

+ Quan sát từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới… + Quan sát theo trình tự không gian (từ xa đến gần hay từ gần đến xa) + Quan sát theo trình tự thời gian (theo các thời điểm trong ngày, theo mùa trong năm…)

Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, nhiều hình ảnh, đoạn văn, bài văn đa dạng phong phú từ đó lập giàn ý cho một bài văn

Ví dụ: Lập dàn ý cho bài: “Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống”_ tuần 7 các em dựa vào kết quả quan sát trong

hoạt động viết ở bài 12 và lập giàn ý chi tiết

Ảnh Lập dàn ý tả cảnh dòng sông nơi em ở của học sinh.

4.3 Viết bài hoàn chỉnh

Đây là bước quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất Trên cơ sở dàn bài vừa lập, các em viết thành bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)

Để viết được bài văn sinh động, giàu hình ảnh cuốn hút người đọc tôi đã định hướng cho học sinh làm tốt cả ba phần (mở bài, thân bài, kết bài)

Mở bài: Là phần đầu tiên đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác ấn

tượng về bài viết Phần này có vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì vậy một mở bài ngắn gọn, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú cho người đọc và báo hiệu một bài văn hay

Thân bài: Tả lần lượt từng phần, từng vẻ đẹp của phong cảnh hay có thể tả

Trang 13

phong cảnh theo trình tự thời gian hoặc phối hợp cả hai cách để miêu tả.

Trang 14

Kết bài: Nếu mở bài như một lời thân ái mời chào của người viết đối với

khách tới thăm thì kết bài là lời tạm biệt đầy tình cảm mến yêu, nó khép lại trước mắt người đọc những cảm xúc, những hình ảnh đẹp đẽ mà các em đã miêu tả, nó kết lại những ý lớn ở phần thân bài Vì thế khi viết phần kết bài, tôi cũng đã hướng dẫn các em viết làm sao cho thật cô đọng, ngắn gọn

4.4 Kiểm tra lại toàn bộ bài văn

Đây là bước rất cần thiết, nó giúp các em sửa chữa những lỗi sai khi viết văn như: lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu, tạo đoạn, dấu câu, cách trình bày và đặc biệt là nhận biết được mình đã làm đúng yêu cầu đề bài chưa và bổ sung nội dung còn thiếu

văn.

Ảnh Bài văn tả dòng suối nơi em sống của học sinh Hoàng Minh Đức.

Biện pháp 5: Tạo hứng thú khi học tiết viết đánh giá, chỉnh sửa bài

Trong tất cả các tiết trả bài tôi thường đổi mới hình thức đánh giá cụ thể

- Tôi cũng thiết lập nội dung và tiêu chí đánh giá (đúng yêu cầu đề, đúng nội dung đủ ý, bố cục rõ ràng, dùng từ đặt câu, câu văn có hình ảnh)

-Tổ chức cho học sinh đánh giá

+ Cho học sinh đứng dậy đọc bài viết của mình trước lớp trình bày ưu điểm, khuyết điểm của mình rút ra cho bản thân

+ Gọi bạn nhận xét, đánh giá ( nhận xét đánh giá bạn, sự tiến bộ của bạn qua bài viết, học tập ở bạn những câu văn hay, từ ngữ miêu tả có hình ảnh Bài viết giàu hình ảnh đã biết kết hợp tả cảnh, tả người lồng với cảm xúc Chỉ ra được những

Trang 15

điểm bạn cần phải sửa lỗi khắc phục câu văn rõ ý nhưng chưa có hình ảnh Bài viết chưa thể hiện được cảm xúc)

+ Tôi luôn giúp học sinh tự sửa lỗi giúp các em dần khắc phục những lỗi của mình, giáo viên nhận xét đánh giá sự tiến bộ, động viên khích lệ học sinh

Trang 16

Ví dụ: Dạy tiết“Viết: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn tả phong cảnh” - Tuần 8

không chỉ là tổng kết, đánh giá mà còn giúp học sinh phát hiện hạn chế trong bài làm của mình, bài làm của bạn giúp mình và bạn sửa lỗi từ đó học sinh phát huy tích cực, tự lực và sáng tạo

Biện pháp 6: Phối hợp với các giáo viên bộ môn và cha mẹ học sinh.

* Đối với giáo viên bộ môn:

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời tình hình của học sinh Thông qua các môn học Mĩ thuật, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm…học sinh trao dồi thêm vốn từ của mình Từ đó biết sử dụng từ ngữ để miêu tả cảnh đẹp xung quanh hay thể hiện tình cảm đối với quê hương đất nước

* Đối với cha mẹ học sinh:

Kết quả giáo dục có cao hay không một phần quan trọng phụ thuộc vào sự kết hợp giữa phụ huynh với giáo viên và nhà trường Nhận thức được tầm quan trọng tôi luôn phối hợp với phụ huynh qua tất cả các kênh thông tin, đặc biệt là qua zalo Tôi thường xuyên nhắn tin giao bài cho học sinh, chữa lỗi trực tiếp trên tin nhắn zalo Qua đó, tôi còn gửi tới các em các kênh tài liệu video, bài văn hay mà tôi sưu tầm được Hoặc các đoạn văn, bài văn hay của các em học sinh ở lớp để các em học sinh khác tham khảo

Tôi thường trao đổi và động viên phụ huynh mua sách tham khảo cho học sinh Nhờ phụ huynh tạo thời gian cho học sinh đọc sách, tham khảo các kênh thông tin vì đó là con đường làm giàu vốn từ cho học sinh, là cách gián tiếp để học sinh hứng thú trong việc tạo lập những đoạn văn, bài văn tả cảnh sinh động

III/ Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

w