Lãi suất tín dụng có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế, như hoạt động sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, lạm phát và thâm hụt ngân sách.. Khi lãi suất cho vay của ngân h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
NHÓM 1 BÀI BÁO CÁO CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG LÃI SUẤT TÍN DỤNG TRƯỚC, TRONG VÀ
SAU COVID CỦA VIỆT NAM
Lớp học phần: EC4004 - 03
Khóa học: 2023-2024
Giảng viên hướng dẫn: Ths Hồ Thị Khánh Linh
Đồng Tháp, ngày 22 tháng 10 năm 2023
Trang 2BẢNG DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
ST
T
PHÂN CÔNG
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1 Nguyễn Thành Tú 0022410058 ĐHQTKD22A
Soạn nội dung lãi suất tín dụng trước Covid 19
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công
2 Lâm Bùi Nhật Vy 0022410062 ĐHKT22A
Soạn nội dung lãi suất tín dụng sau Covid
19 và trình bày Word
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công
3 Lê Nguyễn Tuyết Nhi 0022410834 ĐHKT22A
Soạn nội dung lãi suất tín dụng trong Covid 19
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công
4 Nguyễn Thị Bảo Ngọc 0022410858 ĐHKT22A
Soạn nội dung phân loại và vai trò của lãi suất tín dụng
và trình bày PowerPoint
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công
5 Nguyễn Ngọc Nhã Yến 0022411674 ĐHKT22B
Soạn nội dung khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công
Trang 36 Lê Phước Định 0022410885 ĐHKT22A
Soạn nội dung chính sách của NHNN sau dịch bệnh Covid 19
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công
7 Võ Thanh Vũ Em 0022412744 ĐHKT22A
Soạn nội dung chính sách của NHNN sau dịch bệnh Covid 19 và video về lãi suất tín dụng
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công
MỤC LỤC
Trang 4A TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG 6
I Khái niệm về lãi suất tín dụng 6
II Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất trong nước 6
III Phân loại lãi suất 6
1 Hoạt động của ngân hàng trung ương 6
2 Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại 7
IV Vai trò của lãi suất 7
B THỰC TRẠNG LÃI SUẤT VIỆT NAM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU COVID-19 7
I Thực trạng lãi suất Việt Nam trước Covid 19 7
II Thực trạng lãi suất Việt Nam trong thời kì COVID-19 .9
III Thực trạng lãi suất sau thời kì COVID-19 10
IV Những chính sách, giải pháp của ngành Ngân hàng giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua “cú sốc” Covid-19 12
KẾT LUẬN……… 15
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 5Trong học phần Lý thuyết tài chính tiền tệ dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ
Hồ Thị Khánh Linh chúng em đã được định hướng những kiến thức cơ bản về tài chính tiền tệ và song song đó cũng nhận thức được tác động của các yếu tố
đó đến nền kinh tế Trong đó, lãi suất tín dụng là một trong những yếu tố mà chúng em thấy có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia Lãi suất tín dụng có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế, như hoạt động sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, lạm phát và thâm hụt ngân sách Bên cạnh
đó, nó còn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ gia đình Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam thì lãi suất tín dụng trong nước cũng thay đổi theo từng giai đoạn của dịch bệnh Trong bài báo cáo này, chúng em sẽ giới thiệu sơ lược về lãi suất tín dụng và đặc biệt
là sẽ phân tích thực trạng lãi suất tín dụng ở Việt Nam trước, trong và sau dịch Covid 19
Trang 6THỰC TRẠNG LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU COVID-19
A TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG
I Khái niệm về lãi suất tín dụng
Lãi suất tín dụng: là tỷ lệ % được xác định cho một đơn vị thời gian dùng làm cơ
sở để tính lợi tức tính dụng Là tỷ lệ % giữa tổng số lợi tức thu được trong một thời gian với tổng vốn bỏ ra cho vay trong cùng một thời gian đó Lãi suất tín dụng chính
là giá cả của tín dụng, giá cả của quyền sử dụng vốn
II Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất trong nước
- Cung cầu về vốn tín dụng: Cung cầu về vốn tín dụng bị chi phối bởi số lượng tiền mặt nằm trong tay các tần lớp dân cư
- Chính sách tiền tệ của Chính phủ: Là nhân tố tác động rất mạnh đến lãi suất tín dụng Bởi vậy mà Nhà nước thực hiện các chính sách tiền tệ thông qua ngân hàng trung ương với tư cách ngân hàng của các ngân hàng thực hiện vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng
- Tình hình lạm phát trong nước: Lãi suất tín dụng thường biến động tỷ lệ thuận với tốc độ lạm phát
0 < tỷ lệ lạm phát < lãi suất tín dụng <= tỷ suất lợi nhuận bình quân
III Phân loại lãi suất
1 Hoạt động của ngân hàng trung ương
- Lãi suất cơ bản: Là lãi suất chi phối các loại lãi suất khác Lãi suất cơ bản do
ngân hàng trung ương xác định và công bố trên cơ sở tình hình thực tế và mục tiêu của chính sách tiền tệ, là cơ sở để các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh, có ý nghĩa hướng dẫn, tham khảo cho các ngân hàng thương mại
- Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng khi tái
chiết khấu giấy tờ có giá cho các ngân hàng thương mại, tác động mạnh đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng thương mại
Trang 7Lãi suất phi rủi ro: Là lãi suất áp dụng cho đối tượng vay không có rủi ro
-mất khả năng hoàn trả nợ vay
2 Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại
- Lãi suất huy động: Gồm lãi suất tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.
- Lãi suất cho vay: Gồm lãi suất cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Lãi suất chiết khấu: Lãi suất được dùng để khấu trừ tiền lãi chiết khấu khi
thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hoặc tái chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá ở các ngân hàng thương mại
- Lãi suất liên ngân hàng: Là lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại
trên thị trường liên ngân hàng Chịu sự chi phối của lãi suất tái chiết khấu
IV Vai trò của lãi suất
- Là công cụ để huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế
- Là đòn bẩy kích thích các đơn vị và cá nhân sử dụng vốn
- Ở tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ qua trọng để ngân hàng trung ương tác động và điều chỉnh các mặt hoạt động của ngành tài chính ngân hàng
- Để phát huy vai trò tích cực của lãi suất cần áp dụng cơ chế lãi suất thực dương
0 < tỷ lệ lạm phát < lãi suất huy động bình quân < lãi suất cho vay bình quân <=
tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế
B THỰC TRẠNG LÃI SUẤT VIỆT NAM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU COVID-19
I Thực trạng lãi suất Việt Nam trước Covid 19
Trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các doanh nghiệp phải trả cho người cho vay là các ngân hàng thương mại Đối với các doanh nghiệp, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh
Trang 8hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ trong các hoạt động kinh tế
Khi lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh Xu hướng tăng lãi suất ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế Ngược lại, khi lãi suất ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh
Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế
Ở nước ta, do điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các kênh huy động vốn đối với doanh nghiệp còn hạn chế nên nguồn vốn từ ngân hàng đóng một vai trò quan trọng
Qua bảng số liệu cho thấy, thời kỳ 2008-2012, đă yc biê yt là những năm 2008-2010, dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực doanh nghiệp là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất
Lãi suất tiền gửi được đẩy lên liên tục, cao nhất là 19-20%/năm Theo đó, lãi suất cho vay cũng tăng lên tương ứng, chạm 21% tối đa mức vay trung hạn tăng đến 21,6% Trong khi ngân hàng nhà nước đã quy định mức trần lãi suất huy động là 14%/năm, nhưng một số ngân hàng thương mại vẫn lách luật và huy động trượt lãi suất 2% - 5% để thu hút khách hàng
Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các doanh nghiệp trong th>i ky này
Trang 9- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao
- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động
- Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đã phải ngừng hoạt động, giải thể/phá sản
Từ năm 2012 đến năm 2015, bằng nhiều giải pháp của Chính phủ và ngân hàng nhà nước, mặt bằng lãi suất đã liên tục được điều chỉnh giảm, nguồn cung tín dụng được nới lỏng, cùng với chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng như số tiền giải ngân cho nền kinh tế của các ngân hàng thương mại đã tăng trở lại
Giai đoạn từ năm 2016- năm 2019, lãi suất đã được thiết lập lại theo hướng từ thấp lên cao theo kỳ hạn từ ngắn đến dài, đúng theo quy luật của đường cong lãi suất
LÃI SUẤT CHO VAY TRƯỚC COVID 19
Nguồn: Tổng cục Thống kê, NHNN và tính toán của tác giả
II Thực trạng lãi suất Việt Nam trong thời kì COVID-19
Dịch bê ynh COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các DN: Nhiều DN bị đóng cửa do phải cách ly/phong tỏa; nhiều
DN bị gián đoạn sản xuất do đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vâ yt liê yu, vâ yn chuyển; thiếu lao đô yng trầm trọng… dẫn đến không có nguồn thu từ sản xuất kinh doanh, không có dòng tiền để trả nợ ngân hàng
Trang 10Trước tình hình đó, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiê yn các giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua đại dịch lần này như: gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm phí/lãi vay… Thực hiê yn chỉ đạo trên, mô yt trong các giải pháp các ngân hàng thương mại đã thực hiê yn là miễn giảm lãi vay cho khách hàng, trong đó có doanh nghiệp Có thể thấy, tình hình lãi suất cho vay trước và sau dịch COVID-19 đã thay đổi mạnh, đă yc biê yt là lãi suất cho vay ngắn hạn
LÃI SUẤT CHO VAY TỪ KHI DỊCH COVID ĐẾN 2021
Nguồn: Tổng cục Thống kê, NHNN và tính toán của tác giả.
Năm 2020, toàn hệ thống ngân hàng đã giảm trung bình khoảng 0,8-1%/năm lãi suất cho vay với dư nợ hiện hữu, tương đương với 10.000 tỷ đồng Đối với lãi suất cho vay mới, mức giảm trung bình là 1%/năm, tương đương 11.500 tỷ đồng Sang nửa đầu năm 2021, hệ thống tiếp tục giảm lãi suất cho vay bình quân thêm 1%/năm, tương đương tổng số tiền hỗ trợ gần 30.000 tỷ đồng Từ nửa cuối tháng 7/2021, các ngân hàng đồng loạt giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay theo lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng Theo đó, 16 ngân hàng (chiếm 75% tổng dư nợ của nền kinh tế) đã cam kết giảm khoảng 20,6 nghìn tỷ đồng lãi vay từ nay đến cuối năm, 4 ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại có sở hữu Nhà nước còn cam kết giảm thêm 4 nghìn tỷ đồng ngoài gói hỗ trợ chung Mặt bằng lãi suất ngân hàng năm 2021 đã về mức thấp nhất trong 20 năm qua
Tuy nhiên, có thể thấy lãi suất cho vay không giảm mạnh như lãi suất huy động Bởi vì, trong khi người gửi tiền chắc chắn sẽ nhận được lãi từ ngân hàng thì ngân hàng chưa chắc đã thu đủ cả nợ gốc và lãi từ người đi vay trong bối cảnh nền kinh tế khó
Trang 11khăn như hiện nay Do vậy, thời gian qua, các ngân hàng đã phải tích cực trích lập dự phòng rủi ro, đề phòng các khoản nợ xấu phát sinh trong thời gian tới
III Thực trạng lãi suất sau thời kì COVID-19
Sự phục hồi của kinh tế toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế trong nước Tuy nhiên, cần lưu tâm đến rủi ro lạm phát do cộng hưởng bởi cả áp lực cung - cầu Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có thể chịu tác động không nhỏ bởi những xu hướng chung
Tại Việt Nam, năm 2022, khi các ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, lãi suất trong nước cũng tăng theo, mức lãi suất cho vay bình quân đã tăng lên 8,8%/năm
LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2019-2022
Nguồn: báo cáo tài chính của các Ngân hàng niêm yết, ngân hàng Nhà nước và
Ngân hàng thế giới 2019-2022
Việc tăng lãi suất được sử dụng phổ biến như một công cụ mạnh trong kiểm soát lạm phát và để bảo vệ đồng bản tệ trước sự biến động nhanh chóng của các luồng vốn trên thị trường quốc tế và trước những thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế; đồng thời, kích thích hạn chế tiêu dùng, tăng tích trữ hàng hóa và vàng, làm tăng tiền gửi và sử dụng tiết kiệm các khoản vay, làm giảm cầu tín dụng, thu hẹp nhập khẩu
Trang 12Mức lãi suất càng cao hơn mức lạm phát thì tác động tức thời của nó đến việc làm giảm mức lạm phát càng rõ rệt
Nếu như năm 2022, lãi suất tín dụng là câu chuyện nóng khi một loạt ngân hàng chạm trần cho vay thì năm nay “gió đã đổi chiều”, tín dụng không còn giữ vai trò trọng yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi sức hấp thụ vốn kém
Trong hơn 2 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, diễn biến lạm phát trong nước và quốc tế vẫn khó lường Tuy nhiên, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vẫn thể hiện quan điểm nhất quán, đặt ra yêu cầu giảm lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân Theo đó, chỉ trong vòng 3 tháng từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023, NHNN đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5 - 2%/năm
Với các biện pháp điều hành và chỉ đạo của NHNN, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất tiền gửi và cho vay mới có xu hướng giảm dần Lãi suất tiền gửi bình quân của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân đồng Việt Nam ở mức khoảng 7,9%/năm (giảm gần 1,0%/năm so với cuối năm 2022) Mặc dù mặt bằng lãi suất đã giảm, nhưng doanh nghiệp và người dân vẫn kỳ vọng lãi suất cần phải giảm hơn nữa mới đủ động lực kích thích các hoạt động kinh doanh và nền kinh tế
IV Những chính sách, giải pháp của ngành Ngân hàng Nhà nước giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua “cú sốc” Covid-19
Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Ngay từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động, tích cực ban hành các văn bản yêu cầu các chi nhánh NHNN, tổ chức tín dụng xem xét hoãn, giãn nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Điển hình là Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài
cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thông tư 01) Đây là cơ sở pháp lý quan trọng