Câu 1: Trình bày khái niệm và phân tích các đặc trưng của nhà nước:Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức có quyền lực chính trị đặc biệt, có quyền quyết định cao nhất trong phạm vi lãnh thổ
Trang 1BÀI THU HOẠCH: PHÁP LUẬT VN ĐẠI CƯƠNG
Trang 2Câu 1: Trình bày khái niệm và phân tích các đặc trưng của nhà nước:
Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức có quyền lực chính trị đặc biệt, có quyền quyết định cao nhất trong phạm vi lãnh thổ, thực hiện sự quản lý xã hội bằng pháp luật và bộ máy Nhà nước được duy trì bằng nguồi thuế đóng góp từ xã hội Phân tích đặc trưng của nhà nước:
So với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp, Nhà nước có một sô đặc điểm đặc thù sau:
Thứ nhất, sự tồn tại của Nhà nước về không gian được xác định bời yếu tổ lãnh thổ Lãnh thổ là một trong ba yếu tố tạo thành quốc gia Lãnh thổ của quốc gia gồm đất đai nằm trong biên giới, hài phận và không phận theo quy định của pháp luật quốc tế
Thứ hai, Nhà nước là tổ chức có chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quồc gia là chủquyền độc lập về lãnh thổ, dân cư và chính quyền, chủ quyền này được các nước trên thế giới tôn trọng Các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều được bình đẳng với nhau trong việc quyết định các vấn để liên quan đến chức năng đồi nội và đối ngoại của một nước, thể hiện quyền tự quyết của một quốc gia Chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn liền với Nhà nước Về mặt đối nội Nhà nước có quyền quyết định tất cả các vấn đề thuộc các ngành, các lĩnh vực trong đời sống
xã hội Vê mặt đối ngoại Nhà nước có quyền đại diện nhân dân tham gia vào các quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ trên thê giới
Thứ ba, Nhà nước có quyền phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính và quản
lý dân cư theo lãnh thổ: Nhà nước là tổ chức có chức năng quản lý xã hội, để thực hiện hiệu quả việc quản lý này, Nhà nước được quyền phân chia lãnh thổ
Trang 3rộng lớn thành từng đơn vị khác nhau trong phạm vi lãnh thổ Những đơn vị nàythường được Nhà nước căn cứ
vào vị trí địa lý, đặc tính dân cư theo từng vùng, miền khác nhau để xác lập đồng thời Nhà nước xây dựng các cơ quan nhà nước trên từng đơn vi này để thưc hiện chức năng quản lý xã hội Ở mỗi quốc gia khác nhau cách gọi tên các đơn vị này có khác nhau, thông thường là tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường
xã, hay tên gọi chung là các
đơn vi hành chính
Thứ tư, Nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện Nhà nước là tổ chức có chức năng quản lý xã hội, để đảm bảo hiệu quả công việc quản lý xã hội, Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ chủ yếu Nhà nước có quyền ban hành pháp luật nhằm định hướng xã hội theo ý chí của Nhà nước và đảm bảo việc thực hiện pháp luật trong xã hội
Thứ năm, Nhà nước có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý - cai trị bao gồm: quân đội, cảnh sát, nhà tù, Để giúp Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội, Nhà nước thiết lập quyền lực đặc biệt cho phép Nhà nước có quyền lực bao trùm trên khặp các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong xã hội.Với quyền lực này Nhà nước có
quyền sử dụng sức mạnh cưỡng chế buộc tất cả các thành viên trong xã hội phảiphục tùng ý muốn Nhà nước, từ đó duy trì sự thông trị của giai cấp thống trị trong xã hội
Thứ sáu, Nhà nước là tố chức duy nhất trong một quốc gia có quyền phát hành tiền, ban hành và thu các loại thuế Cũng như các tổ chức khác trong xã hội khi hoạt động đều cần phải có nguồn lực, các Nhà nước thường tạo nguồn lực hoạt động thông qua các khoản thu từ xã hội là thuê
Câu 2: Phân tích chức năng của Nhà nước, liên hệ các chức năng này với chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Chức năng của Nhà nước: Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tể xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó
Liên hệ các chức năng này với chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam:
1 Chức năng kinh tế: Hiện nay, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy nội dung, cách thức thực hiện chức
Trang 4năng này có những điểm khác với trước đây Chức năng kinh tế của Nhà nước ta bao gồm hai mặt là tổ chức kinh tế và quản lí kinh tế
Nhà nước khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tể; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013 ).”
2 Chức năng chính trị: Đây là chức năng rất quan trọng của Nhà nước ta
hiện nay khi mà các thế lực thù địch vẫn nuôi dưỡng âm mưu chống đối nhà nước, chống đối công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách tinh
vi, phức tạp Nhà nước phải kiên quyết nghiêm trị mọi sự phản kháng củabất cứ lực lượng chống đối nào nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo ổn định trật tự xã hội, phát triển đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Tuỳ theo đặc điểm tình hình
cụ thể mà nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, cần phát huy sức mạnh của toàn xã hội, hết sức chú trọng xây dựng các lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, hiện đại
Trong điều kiện ngày nay, đòi hỏi Nhà nước ta phải không ngừng đề caocảnh giác, kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm minh bất cứ hành vi phản kháng,chống đối nào
3 Chức năng xã hội: Chức năng xã hội của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam rất phát triển và được tiến hành với nhiều nội dung phongphú Về văn hóa, giáo dục, về quốc tế và phát triển nguồn năng lực, khoa
học công nghệ, về vấn đề dân tộc tôn giáo, về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó thảm họa,
4 Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội
Để đạt được mục tiêu xây dựng xã hội ngày càng dân chủ văn minh, nhànước Việt Nam luôn chú trọng đến hoạt động bảo vệ pháp luật nhằm đảm bảo
sự ổn định của xã hội cũng như bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cánhân, tổ chức trong xã hội
Thực hiện chức năng này, trước tiên nhà nước ban hành pháp luật quy định cáchthức xử sự của tất cả các thành viên trong xã hội khi tham gia vào các quan hệ
xã hội được pháp luật điều chỉnh Pháp luật quy định cho các chủ thể nhữnghành vi được làm, những hành vi phải làm cũng như những hành vi bị cấm.Đồng thời pháp luật cũng quy định trách nhiệm của nhà nước trong việc tổ chứcthực hiện và đảm bảo cho quy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế.Cùng với việc quy định trong pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 5còn tích cực, chủ động thực thi nhiệm vụ của mình, đảm bảo các điều kiện thực
tế cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ Đồng thời, các cơ quannhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền luôn kịp thời phát hiện và xử lí nghiêmminh mọi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của nhà nước,của cộng đồng cũng như của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội
Bên cạnh đó nhà nước còn tiến hành nhiều hoạt động khuyến khích, động viêncông dân tích cực tham gia phòng, chống các hiện tượng vi phạm pháp luật;kiểm tra giám sát hoạt động của nhà nước trong thực hiện các quyền lợi củacông dân, qua đó phát huy sức mạnh to lớn của mọi tầng lớp nhân dân trongviệc xây dựng một xã hội ổn định và phát triển
5 Chức năng bảo vệ đất nước
Bất kì nhà nước nào cũng luôn phải chú trọng thực hiện chức năng bảo vệ đấtnước Trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, nguy cơchiến tranh xâm lược vẫn tồn tại, nhà nước Việt Nam cũng như toàn xã hội đềuphải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống cóthể xảy ra Thực tế cho thấy, chức năng bảo vệ đất nước luôn được Nhà nước tađặc biệt quan tâm ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào Để thực hiện chức năng này,nhà nước phải không ngừng củng cố nền quốc phòng toàn dân; xây dựng lựclượng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và tuyệt đối trung thành với Tổquốc, với nhân dân; quy định nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc đối với công dân; pháthuy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa; xây dựng thế trận an ninh nhân dân; kết hợp kinh tế vớiquốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế; sử dụng các diễn đàn quốc
tế để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước
6 Chức năng quan hệ với các nước khác
Hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác với khoảng hơn một trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, không phân biệt sự khác nhau về chế độ chính trị xã hội
Sự hợp tác này diễn ra trên khắp các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoả xã hội, an ninh, môi trường Cùng xu thế hội nhập và phát triển, công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống, học tập ở nước ngoài ngày một đông Việt Nam phải thiết lập quan hệ với nhiều nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài như: vấn đề hợp tác xuất khẩu lao động, vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài, vấn đề du học sinh Việt Nam, vấn đề cứunạn tàu thuyền gặp tai nạn do bão lũ Điều kiện thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi nhà nước và toàn xã hội phải hết sức tỉnh táo trong
Trang 6quan hệ đối ngoại, đảm bảo hợp tác, phát triển mà vẫn giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.
Câu 3: Phân tích khái niệm hình thức nhà nước?Cấu thành hình thức nhà nước ?Cho ví dụ minh họa từng cấu thành: Hình thức nhà nước là một trong
những vấn đề cơ bản của lý luận về nhà nước Hình thức nhà nước là yếu tố quan trọng quyết định kết quả thống trị chính trị của giai cấp thống trị
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những biện pháp để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấutrúc nhà nước và chế độ chính trị
1 Hình thức chính thể
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này
Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà
Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) vào trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc
thừa kế
Với việc tập trung quyền lực tối cao của nhà nước một phần hay toàn bộ vào trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc truyền ngôi mà chính thể quân chủ có hai biến dạng: quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế Ở các quốc gia có hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, vua (hoàng đế…) có quyền lực vôhạn, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đều nằm trong tay người đứng đầu nhà nước Hình thức này chủ yếu tồn tại trong hai kiểu nhà nước đầu tiên là nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến, ví dụ như Nhà nước phong kiến Việt Nam Trong nhà nước có chính thể quân chủ hạn chế, người đứng đầu nhà nước hình thành bằng con đường truyền ngôi chỉ nắm một phần quyền lực nhà nước tối cao, bên cạnh họ có các cơ quan nhà nước hình thành bằng con sản
có chính thể quân chủ nắm quyền lập pháp, Chính phủ tư sản nắm quyền hành pháp và quyền tư pháp thuộc về Toà án tư sản còn nữ hoàng hay quốc vương
Trang 7thông thường chỉ
đại diện cho truyền thống và tình đoàn kết dân tộc
Chính thể cộng hoà là hình hức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về những cơ quan đại diện được bầu ra trong một thời hạn nhất định Chính thể cộng hoà cũng có hai biến dạng là cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tộc Trong những quốc gia có chính thể cộng hoà dân chủ, quyền tham gia bầu cử để thành lập các cơ quan đại diện được quy định dành cho mọi công dân Tuy nhiên, để có thể hiểu đúng bản chất của vấn đề cần phải xem xét điều kiện cụ thể để tham gia bầu cử trong từng nhà nước, chẳng hạn như trong nhà nước dân chủ chủ nô, chỉ có giai cấp chủ nô với có quyền công dân, các tầng lớp nhân dân khác, đặc biệt là nô lệ không được công nhận có quyền công dân trong xã hội (Nhà nước ATen) Trong thực tế, giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định để hạn chế quyền bầu cử của nhân dân lao động Trong các quốc gia có hình thức chính thể cộng hoà quý tộc, quyền bầu cử hình thành các cơ quan đại diện chỉ dành cho giai cấp quý tộc (Nhà nước Spác, Nhà nước La mã)
Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tương quan giai cấp, truyền thống dân tộc, quan điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế – xã hội … Với sự tác động của các yếu tố này đã làm cho hình thức chính thể của mỗi nhà nước có những điểm khác biệt nhau Vì thế khi xem xét hình thức chính thể trong một quốc gia cụ thể cần phải xem xét nó một cách toàn diện tất
cả những yếu tố có ảnh hưởng đến nó
2 Hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành của nó, giữa cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước địa phương
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản là cấu trúc nhà nước đơn nhất và cấu trúc nhà nước liên bang
Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất là hình thức trong đó lãnh thổ của nhà nước là toàn vẹn, thống nhất, nhà nước được chia thành các đơn vị hành chính –lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia, có hệ thống các cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương xuống đến địa phương Ví dụ: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Pháp… là những nước đơn nhất
Nhà nước liên bang là những nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợplại Trong nhà nước liên bang không chỉ có liên bang có dấu hiệu chủ quyền quốc gia mà trong từng bang thành viên đều có dấu hiệu chủ quyền, ví dụ: Ấn
Độ và Liên Xô trước đây… Ở nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan
Trang 8quyền lực và hai hệ thống cơ quan quản lý: một hệ thống chung cho toàn liên bang và một cho từng nhà nước thành viên.
Trên thực tiễn tồn tại thêm loại hình nhà nước liên minh Nhà nước liên minh chỉ là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện những mục đích nhất định Sự liên kết giữa các nhà nước thành viên trong nhà nước liên minh lỏng lẻo hơn rất nhiều so với sự liên kết trong nhà nước liên bang Các quốc gia thành viên trong nhà nước liên minh giữ lại nhiều chủ quyền hơn
so với chủ quyền được giữ lại của các nước thành viên trong nhà nước liên bang Các nhà nước liên minh sau khi đã đạt được những mục đích của mình có thể giải tán cũng có thể chuyển thành nhà nước liên bang
độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ
Trong chế độ chính trị dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng chủ yếu phương pháp giáo dục – thuyết phục Tuy nhiên, phương pháp dân chủ có nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của từng nhà nước cụ thể, như: dân chủhình thức, dân chủ thực sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi…Ví dụ như chế
độ dân chủ trong nhà nước tư sản là biểu hiên cao độ của chế độ dân chủ hình thức, còn chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ thực sự và rộng rãi.Trong chế độ chính trị phản dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng các hình thức, phương pháp mang nặng tính cưỡng chế, đỉnh cao của chế độ này là chế
độ độc tài, phát xít
Như vậy, hình thức nhà nước là sự hợp nhất của ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị, ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại chặt chẽ với nhau, thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị, phản ánh bản chất của nhà nước
Câu 4: Trình bày khái niệm bộ máy nhà nước :
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa
Trang 9phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước Ở các Nhà nước cổ điển chiếm hữu nô lệ, phong kiến),
ranh giới giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp thường không rõ
ràng Vua trong nhà nước quân củ chuyên chế có thể nắm giữ cả ba quyền lực theonguyên tắc đối trọng, chế ước lẫn nhau giữa ba quyền này Đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) thì cân bằng 4 hệ thống cơ quan:
nghĩa (XHCN) thì cân bằng bốn hệ thống cơ quan: quyền lực, hành chính, xét xử và kiểm
sát theo nguyên tắc tập quyền XHCN; tức là tập trung quyền lực về tay Nhân dân màQuốc hội là người đại diện của toàn dân
Câu 5 Tóm tắt sơ đồ tổ chức cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nướcc của các quốc gia trên thế giới.
Đối với Nhà nước cổ điển
Đối với Nhà nước XHCN
Trang 10Câu 6 : Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN.
Hiến pháp năm 2013 quy định 06 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nguyên tắc chủ quyền nhândân; nguyên tắc quyền lực thống nhất; nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa;nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền côngdân; nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (hay còn gọi là nguyên tắc chủ quyền nhân dân)
– Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam
Sở dĩ đánh giá đây là nguyên tắc quan trọng nhất là bởi lẽ, bộ máy nhà nước là
sự hiện thân của quyền lực nhà nước, là chủ thể áp đặt ý chí bắt buộc đối vớitoàn xã hội, vấn đề nền tảng nhất cần phải xác định ở mọi quốc gia là quyền lựcnhà nước thuộc về ai và được thực hiện như thế nào?
– Nội dung nguyên tắc:
+ Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức.” Nhân dân ở đây là khái niệm bao trùm toàn thể công dân màkhông thuộc về một người hay một tầng lớp nào, trong khái niệm đó thì mọi
Trang 11người bình đẳng với nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào (bình đẳng giữanam và nữ, giữa các dân tộc cùng sinh sống trên cùng một lãnh thổ, ) Trongkhái niệm nhân dân, liên minh giai cấp công dân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức là bộ phận đông đảo nhất và có ý thức tiên tiến trong xã hội nhất, họđược xác định là nền tảng để thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân Vìquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên bộ máy nhà nước ta cũng phải xuấtphát từ nhân dân.
+ Điều 6, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhànước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hộiđồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.” Như vậy, nhândân có hai cách thức để thực hiện quyền lức nhà nước: (i) Dân chủ trực tiếp:Khi có những công việc hệ trọng của đất nước cần ý kiến quyết định của ngườidân thì cơ quan nhà nước tổ chức “trưng cầu dân ý” (thường trong xây dựngluật) (ii) Dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội ở trung ương và Hội đồng nhândân ở địa phương Mối quan hệ giữa đại biểu và người dân là mối quan hệ giữangười đại diện và người chủ Người dân bầu ra người đại diện để thay mặt mìnhđưa ra các quyết định thực hiện quyền lực nhà nước Từ các cơ quan đại diệnnhân dân hình thành nên cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, bộ máy nhànước vận hành theo cách này được gọi là chính quyền đại diện
+ Theo Khoản 2, Điều 8 Hiến pháp 2013 nêu ra: “Các cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân,liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhândân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quanliêu, hách dịch, cửa quyền.” Khi quyền lực nhà nước là của Nhân dân thì bộmáy nhà nước cũng là của Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ vì nhân dân
Nguyên tắc quyền lực thống nhất.
Đây là nguyên tắc nền tảng quan trọng thứ hai của bộ máy nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Là nguyên tắc quyết định thiết kế mô hình tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước
– Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
– Nội dung nguyên tắc:
Trang 12+ Quyền lực nhà nước ở Việt Nam là thống nhất Về phương diện chính trị,quyền lực nhà nước tập trung thống nhát ở Nhân dân thể hiện qua nguyên tắcchủ quyền nhân dân Về phương diện tổ chức thực hiện: quyền lực nhà nướcthống nhất ở Quốc hội Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất do nhân dân bầu
ra, trao toàn bộ quyền lực của mình cho Quốc hội
+ Mặc dù Quốc hội là nơi thống nhất quyền lực nhà nước, nhưng Quốc hộikhông trực tiếp thực hiện cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máynhà nước mà có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhànước (Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hànhpháp, Tòa án thực hiện quyền tư pháp) Tuy nhiên, Quốc hội luôn có quyềngiám sát tối cao đối với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước
Với việc áp dụng nguyên tắc này, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước đã đượcđịnh hình một cách rõ ràng với Quốc hội là cơ quan đứng ở vị trí cao nhất của
bộ máy nhà nước, các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, tư pháp và các cơquan trung ương khác như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch nước đều có
vị trí thấp hơn và đặt dưới sự giám sát của Quốc hội
Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Đây là nguyên tắc hạt nhân, cốt lõi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.– Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhândân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” Theo quy định này, mô hình lý tưởng mà côngcuộc xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam hướng tới
là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với bản chất của Nhân dân, do nhândân
– Nội dung:
+ Nguyên tắc này thể hiện qua đặc điểm “nhà nước được tổ chức và hoạt độngtrên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp” và “pháp luật có vị trí tốithượng trong đời sống xã hội” của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Khoản 1, Điều 8 đã biểu hiện rõ Điều này: “Nhà nước được tổ chức và hoạtđộng theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
…”
+ Nội dung cơ bản của nguyên tắc nà là pháp luật phải có vị trí tối thượng haythượng tôn, tối cao với tất cả mọi chủ thể mà trước tiên là tất cả các cơ quan nhà
Trang 13nước Tất cả hoạt động của cơ quan nhà nước, người có chức vụ, quyền hạntrong bộ máy nhà nước đều phải căn cứ vào pháp luật và chỉ được làm những gì
mà pháp luật không cấm và trong khuôn khổ pháp luật đặt ra
Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được xác định trên hai phương diện, đó làlãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo Nhà nước
– Cơ sở pháp lý: Điều 4 Hiến pháp năm 2013
– Nội dung của nguyên tắc:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nói cách khác, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt nam, không thể được lãnh đạo bởi một lực lượng nào khác ngoàiĐảng Cộng sản Việt nam
+ Hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật Điều này là hoạt toàn đúng đắn bởi pháp luật là quy tắc xử sựchung và có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các chủ thể trong xã hội
Nguyên tắc tập trung dân chủ- nguyên tắc tổ chức cơ bản của các Đảng Cộng sản trên thế giới.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo Vaitrò lãnh đạo của Đảng được phát huy chủ yếu thông qua việc lãnh đạo bộ máynhà nước Do đó nguyên tắc tập trung dân chủ cũng trở thành nguyên tắc tổchức và hoạt đông của bộ máy nước
– Cơ sở pháp lý: Điều 8, Hiến pháp năm 2013 “Nhà nước…thực hiện nguyêntắc tập trung dân chủ”
Ở góc độ vĩ mô, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước có thể được hiểu là sự kết hợp hài hòa và thống nhát giữa hai yếutố: tập trung và dân chủ
– Nôi dung của nguyên tắc:
+ Trong các cơ quan nhà nước, những vấn đề quan trọng nhất thường đượcquyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
+ Trong một tập thể thì thiểu số tuân theo đa số, tức là khi quyết định đã đưa rabởi tập thể thì tất cả phải thực hiện quyết định đó
Trang 14+ Cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương Tuy nhiên,trước khi ra quyết định thì cấp trên, trung ương phải tham khảo ý kiến cấp dưới,khuyến khích tính chủ động của địa phương.
– Ý nghĩa : nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò trong việc bảo đảm sự nhấtquán trong hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương,nhưng vẫn khuyến khích được sự chủ động, sáng tạo của cấp dưới và của chínhquyền địa phương, qua đó tránh được sự quan liêu của cấp trên, trung ương
Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Trong Hiến pháp năm 2013, vấn đề ứng xử đối với quyền con người khôngnhững được quy định tại Chương II mà còn được quy định tại những điều khoảnđầu tiên của Chương I Điều này chứng tỏ vấn đề ứng xử đối với quyền conngười đã được quy định như một quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đối với tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là Nhà nước phải hết sức coi trọng vấn đềquyền con người, nhà nước phải coi nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triểncon người là mục đích cao nhất và là mục đích cuối cùng của mình và điều nàyphải được thể hiện trong tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước nóichung và các cơ quan nhà nước nói riêng
Về mặt tổ chức, trong bộ máy nhà nước phải có những thiết chế riêng có chứcnăng chăm lo tới vấn đề quyền con người
Về mặt hoạt động, nhà nước phải co thái độ coi trọng toàn diện đối với quyềncon người, quyền công dân Sự coi trọng toàn diện thể hiện ở bốn nội dung, cụthể:
1 Nhà nước công nhận quyền con người, quyền công dân;
2 Nhà nước tôn trọng quyền con người, quyền công dân;
3 Nhà nước bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
4 Nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Trang 15Câu7
Trang 16Câu 8 Trình bày địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức và tóm lược quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
Địa vị pháp lý là Vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thểpháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật Thông qua địa vị pháp lý có thể phânbiệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét
vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật
6 Vụ Giáo dục thường xuyên
7 Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh
8 Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên
18 Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục
19 Cục Công nghệ thông tin
20 Cục Hợp tác quốc tế
Trang 1721 Cục Cơ sở vật chất.
22 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
23 Học viện Quản lý giáo dục
24 Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
25 Báo Giáo dục và Thời đại
26 Tạp chí Giáo dục
- Quốc hội:
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhândân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quantrọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
- Chính phủ:
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp Chính phủ là cơquan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng
và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội
về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủtịch nước
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân côngcủa Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm
vụ được phân công Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chínhphủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạocông tác của Chính phủ
Trang 18Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướngChính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách,cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động củachính mình
- Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,thực hiện quyền tư pháp Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa ánkhác do luật định
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền côngdân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân
-Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Việnkiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác doluật định
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất
- Chính quyền địa phương
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam còn có chính quyền địa phương Chính quyền địaphương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 58 tỉnh
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổchức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặcbiệt do luật định
- Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịutrách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên
Trang 19Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việctuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hộiđồng nhân dân.
- Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nướccấp trên
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chứcthực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quannhà nước cấp trên giao
Chương 2 Một số vấn đề cơ bản về pháp luật.:Câu 1: Phân tích các thuộc tính đặc trưng của pháp luật? Cho ví dụ minh họa tương ứng với từng thuộc tính.
* Thuộc tính của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến:
+ Cũng giống như các, quy phạm đạo đức, tập quán, các quy phạm của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, pháp luật lầ những quy tắc xử sự, là khuôn mẫu của cáchành vi Những khác với các quy tắc đó, pháp luật có tính quy phạm phổ biến Quyphạm pháp luật có tính phổ quát hơn, rộng khắp hơn Về Nguyên tắc, nhà nước có thểcan thiệp vào bất kỳ lĩnh vực đời sống xã hội nào khi có nhu cầu cần can thiệp, do đópháp luật có thể điều chỉnh bất kỳ quan hệ xã hội nào khi nhà nước nhận thấy có yêucầu, điều này thể hiện ưu thế của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác
VD: Luật giao thông đường bộ được áp dụng với tất cả công dân đang sinh sống trên
lãnh thổ nước Việt Nam, đối với tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính,tôn giáo, dân tộc, và được áp dụng nhiều lần
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
+ Một trong những yêu cầu của pháp luật là phải đảm bảo sự chuẩn xác về nội dung
để tạo ra một cách hiểu thống nhất Hình thức pháp luật phổ biến ở khắp các nước trênthế giới hiện nay là hình thức pháp luật thành văn (còn gọi là luật viết) Tính xác địnhchặt chẽ về mặt hình thức đảm bảo mối tương quan giữa nội dung và hình thức củapháp luật Nói cách khác, pháp luật chính là phương tiện để nhà lập pháp chuyển tải ýtưởng của mình và ý tưởng của cộng đồng phù hợp với lợi ích giai cấp thành khungchuẩn áp dụng chung cho toàn xã hội
Trang 20+ Hơn nữa, tỉnh chặt chẽ còn được thể hiện thông qua tinh hệ thống, tức là các thangbậc của các quy phạm pháp luật trong một quốc gia Thang bậc ấy xác định giá trị caothấp cho từng loại quy phạm pháp luật, được gọi chung là hệ thống pháp luật.
VD: Luật an toàn giao thông có văn bản chứa quy phạm pháp luật Trong đó sẽ ghi rõ
những trường hợp cũng như hình phạt cho những lỗi vi phạm, như: điều 60 quy định
về độ tuổi của người điều khiển xe máy :
- Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới50cm3
- Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50cm3trở lên
- Tính quyền lực:
+ Thông qua bộ máy cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, nhà tù), Nhà nước bảo đảm chopháp luật được phổ biến rộng rãi và nghiêm chính thực hiện Trong trường hợp thựchiện hành vi trái pháp luật, chủ thể phải chịu các biện pháp xử lý tử giáo dục, thuyếtphục đến cưỡng chế Ví dụ: Hình phạt trong bộ luật hình sự của các nước thể hiện các
“hậu quả pháp lý” nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm phápluật gây ra
+ Về bản chất, ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền, có tính đến phầnnào ý chí của các nhóm lợi ích khác trong toàn xã hội Đó cũng là lý do giải thích vìsao pháp luật của kiểu nhà nước này xem một hành vi là nguy hiểm cho toàn xã hội,phải điều chỉnh bằng luật hình sự, trong khi đó, pháp luật của kiểu nhà nước khác lạikhông xem hành vi đó là nguy hiểm
VD: Hình phạt trong bộ luật hình sự của các nước thể hiện các “ hậu quả pháp lý nặng
nề” nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra
- Tính ý chí:
+ Về bản chất, ý chỉ trong pháp luật là ý chi của giai cấp cầm quyền, có tính đến phủnào ý chí của các nhóm lợi ích khác trong toàn xã hội Đó cũng là lý do giải thích vìpháp luật của kiểu nhà nước này xem một hành vi là nguy hiểm cho toàn xã hội, phađiều chỉnh bằng luật hình sự, trong khi đó, pháp luật của kiểu nhà nước khác lại khôngxem hành vi đó là nguy hiểm
Ví dụ: Quốc Triều hình luật - Luật Hồng Đức năm 1483 (Điều 504) xem hành vi
không che giấu tội của cha mẹ là hành vi có tội, nhưng pháp luật hình sự Nhà nướcCHXHCNVN thì quy định hoàn toàn ngược lại không ai được phép che giấu tội phạm
- Tính khách quan
+ Tính khách quan bắt nguồn từ tính xã hội của pháp luật Các đạo luật các quy địnhkhác ra đời và tác động vào cuộc sống xã hội không phải phụ thuộc vào ý chí chủ
Trang 21quan của giai cấp cầm quyền, mà bởi các mối quan hệ khách quan đã tạo nên các quanniệm, quan điểm của giai cấp thống trị Ví dụ, khi lịch sử xã hội đã hình thành cácquan hệ nhân thân, quan hệ dân sự, quan hệ tư hữu thì nhu cầu về bình đẳng, bìnhquyền trở nên bức xúc, đòi hỏi phải có những hình thức pháp luật tương ứng để duy trìnhững quan hệ văn trình đó.
+ Trên thực tế đã có nhiều quy định đã được ban hành rồi mà vẫn không thể thực thi,thậm chí không ai biết đến, bởi vì nhu cầu khách quan của xã hội chưa đòi hỏi việchình thành pháp luật
+ Kinh nghiệm thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta và nhiều nước trên thế giới chothấy rằng khi một văn bản quy phạm pháp luật thể hiện tính khách quan, tính hợppháp thì văn bản đó sẽ điều chỉnh một cách có hiệu quả sự phát triển của các quan hệ
xã hội Ngược lại, sự chủ quan, duy ý chí hoặc chậm trễ trong việc thể chế hóa sẽ làmcho phép luật kém hiệu quả, thậm chí làm cản trở sự phát triển của xã hội VD: QuốcTriều hình luật- Luật Hồng Đức năm 1483 ( Điều 504) xem hành vi không che giấu tộicủa cha mẹ là hành vi có tội, nhưng pháp luật hình sự Nhà nước CHXHCNVN thì quyđịnh hoàn toàn ngược lại: Không ai được phép che giấu tội phạm
VD: Khi lịch sử xã hội đã hình thành các quan hệ nhân thân, quan hệ dân sự, quan hệ
tư hữu thì nhu cầu về bình đẵng, bình quyền trở nên bức xúc, đòi hỏi phải có nhữnghình thức pháp luật tương ứng để duy trì những quan hệ văn minh đó
Câu 2: Trình bày khái niệm, đặc điểm và cấu thành quy phạm pháp luật.
* Khái niệm:
- Quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của pháp luật thành một quy tắc xử sự nhấtđịnh mà chủ thể tuân theo trong trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định và được bảođảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước
- Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất của hệ thống pháp luật Nó là quy tắc xử sựchung, là chuẩn mực để mọi người phải tuân theo, là tiêu chí để Nhà nước đánh giáhành vi con người Thông qua quy phạm pháp luật ta biết được hoạt động nào phù hợpvới pháp luật, hoạt động nào trái pháp luật
* Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
- Quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
- Quy phạm pháp luật được thể hiện bằng hình thức xác định
- Quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi mang tính bắt buộc chung và được áp dụngnhiều lần trong đời sống
- Quy phạm pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện
* Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật:
Trang 22- Giả định:
+ Giả định là một bộ phận nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện, tình tiết có thể xả ratrong cuộc sống, và cá nhân hoặc tổ chức nào ở trong hoàn cảnh, điều kiện đó cầnphải xử sự theo các quy định trong quy phạm pháp luật
+ Giả định phải sát với thực tế cuộc sống thì quy phạm mới có thể áp dụng được, mớiphát huy tác dụng thiết thực Cách xác định bộ phận giả định trong quy phạm phápluật trả lời cho câu hỏi: chủ thể nào, trong hoàn cảnh, điều kiện nào?
Ví dụ: khoản 1 Điều 137/BLHS-2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người
nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật chophép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổnthương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bịphạt tù từ 06 tháng đến 03 năm"
+ Phân loại bộ phận quy định của quy phạm pháp luật căn cứ vào số lượng hoàn cảnh,điều kiện giả định được phân thành hai loại là giả định giản đơn và giả định phức tạp
2014 quy định: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấmdứt quan hệ như vợ chồng"
+ Phân loại bộ phận quy định của quy phạm pháp luật: căn cứ vào mệnh lệnh đượcnêu trong bộ phận quy định, có hai loại quy định là quy định dứt khoác và quy địnhkhông dứt khoát
- Chế tài:
Trang 23+ Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động
mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện đúng mệnh lệnhcủa nhà nước đã nêu ở phần quy định của quy phạm pháp luật Chế tài pháp luật chính
là những hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật Đây là thái độ của nhànước đối với họ đảm bảo cần thiết cho những quy định của nhà nước được thực hiện.+ Cách xác định bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: chủ thể phảichịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật hoặc chủthể được hưởng quyền lợi gì nếu thực hiện tốt các quy định của pháp luật
Ví dụ: khoản 1 Điều 133/BLHS-2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định "Người
nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọanày sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm"
+ Phân loại chế tài: căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm và thẩm quyền áp dụngbiện pháp xử lý, chế tài được phân thành chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷluật, chế tài dân sự
Câu 3:
-Cách xác định từng bộ phận cấu thành của một quy phạm pháp luật :
+ Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó
VD : “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”
Trang 24+ Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.
VD : “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013) Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì)
+ Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định
VD Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Câu 4:
-Khái niệm :
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập
-Đặc điểm :
Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau:
- Do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bao gồm: Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân các cấp, uỷ ban nhân dân các cấp Ngoài ra, theo quy định của pháp luật văn bản quy phạm pháp luật còn được ban hành bởi Đoàn Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ, các chủ thể phối hợp với
Trang 25nhau để ban hành thông tư liên tịch (Xem: Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020).
- Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn và là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật và vănbản hành chính thông dụng
Ví dụ: Luật Giáo dục đại học năm 2012 được Quốc hội ban hành là văn bản quy phạmpháp luật Dựa trên những quy định của Luật này, các cơ sở giáo dục đại học ban hànhvăn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính để thực hiện
Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 định nghĩa:
“Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực băt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện"
Dưới góc độ khoa học, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức Quy phạm là danh từ gốc Hán có nghĩa đen là khuôn thước, tức là mực thước, khuôn mẫu Như vậy, danh từ quy phạm dùng để chỉ cái khuôn, cái mẫu, cái thước mà người ta nói và làm theo.(1) Ngoài ra, quy phạm còn có nghĩa như quy tắc (phép tắc) nhưng với nghĩa đầy đủ hon đó là khuôn mẫu, chuẩn mực đã được họp pháp hoá để mọi người đối chiếu và lựa chọn cách xử sự phù hợp về cơ cấu của quy phạm pháp luật, đa số các luật gia đều cho rằng quy phạm pháp luật thông thường có
ba bộ phận: giả định, quy định, chế tài Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật xác định điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà khi gặp điều kiện, hoàn cảnh đó, các chủ thể sẽ xử sự theo cách thức Nhà nước đặt ra Nó trả lời câu hỏi: Cá nhân nào? tổ chức nào? khi nào? trong điều kiện, hoàn cảnh nào?
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật định hướng hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức theo hướng chỉ rõ những hành vi được thực hiện, hành vi không được thực hiện
và cách thức việc cụ thể xảy ra trên thực tế, nên được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần Còn văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện duy nhất một lần Có nghĩa văn bảnquy phạm pháp luật có khả năng tác động trong khoảng thời gian lâu dài
Tính bắt buộc chung đã ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương tùy thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành cũng như nội dung của mỗi văn bản quy phạm pháp luật Thông thường, văn bản quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành có hiệu lực pháp lý trên phạm vi địa phương đó Ngoài ra, có trường họp văn bản quy phạm pháp
Trang 26luật do cơ quan nhà nước trung ương ban hành nhưng có hiệu lực pháp lý trên phạm vilãnh thổ địa phương xuất phát từ tính đặc thù của địa phương đã quyết định tới nội dung văn bản quy phạm pháp luật Dấu hiệu này là cơ sở để phân biệt với những văn bản có nội dung đặt ra quy tắc xử sự nội bộ trong cơ quan nhà nước Hiện nay, khá nhiều văn bản như quy chế, điều lệ, quy định, nội quy có nội dung là quy tắc xử sự nội bộ được ban hành kèm theo hình thức văn bản quyết định, nghị quyết Những quy tắc xử sự được đặt ra để điều chỉnh hoạt động trong nội bộ một cơ quan nhà nước không phải là quy phạm pháp luật vì các quy tắc xử sự đó không có tính bắt buộc chung mà chỉ là văn bản được ban hành để điều hành quản lý nội bộ, chúng có tính chất bắt buộc nhưng chỉ đối với các đơn vị trực thuộc, nhân viên của cơ quan đó.
- Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức do pháp luật quy định.Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức có nghĩa là đúng tên loại văn bản và đúng thể thức, kĩ thuật trình bày Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, những cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi xác định: Quốc hội ban hành Hiến pháp, luật, nghị quyết; ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tố quốc Việt Nam; Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định; Chính phủ ban hành nghị định, nghị quyết liên tịch với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thủtướng Chính phủ ban hành quyết định; Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết; Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành thông tư; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư; Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định; hộiđồng nhân dân ban hành nghị quyết; ủy ban nhân dân ban hành quyết định Theo quy định của pháp luật (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một sô điêu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 vàNghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điêu và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật), văn bản quy phạm pháp luật phải có đủ và trình bày đúng những yếu tố như: quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành; số, kí hiệu văn bản; địa danh, thời gian ban hành; tên vãn bản; trích yếu nội dung; chữ kí; nơi nhận
- Trình tự, thủ tục ban hành tuân theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Vãn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự: lập chương trình xây dựng văn bản; soạn thảo; lấy ý kiến đóng góp; thấm định, thẩm Ưa; trình, thông qua, kí chứng thực và ban hành
Trong những dấu hiệu trên, nội dung có chứa đựng quy phạm pháp luật được coi là dấu hiệu đặc trưng quan trọng và thể hiện bản chất nhất của văn bản quy phạm pháp luật
Trang 27Trên thực tiễn, việc sử dụng khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật có những nét tương đồng, đồng nhất nhưng khác biệt trong văn phong sử dụng của người học luật chuyên ngành và trong xã hội (nói chung) Có thể hiểu rằng văn bản quy phạm pháp luật là cách thức sử dụng mang tính luật học và được người học luật, nhà nghiên cứu pháp lý sử dụng thường xuyên, còn khái niệm văn bản pháp luật
là một khái niệm được sử dụng phổ biến hơn trên thực tiễn của đời sống xã hội
* Một số văn bản quy phạm pháp luật:
– Hiến pháp năm 2013 (Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014.)
– Bộ luật Dân sự 2015 (Có hiệu lực ngày 1/1/2017)
6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình
sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 Căn
cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Bộ luật Hình sự[2])
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Theo Luật số 101/2015/QH13 thì Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.)
– Bộ luật Lao động năm 2019 (Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 hiện hành.)
– Luật Doanh nghiệp 2020 (Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện đang đang là Luật doanh nghiệp mới nhất và đang có hiệu lực thi hành Quốc hội đã vừa thông qua Luật doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020 Theo đó Luật doanh nghiệp năm 2020 sẽ có hiệu lực pháp luật từ 01/01/2021.)
2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.)
– Luật hôn nhân và gia đình 2014 (Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 )
Trang 28– Luật Thương mại 2005 (sửa đổi, bổ sung 2017) [Luật Thương mại số 36/2005/QH11ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.]
– Luật Đất đai 2013 (Luật này có hiệu lực kể từ 01/7/2014.)
5: Cho ví dụ minh họa quan hệ pháp luật, từ đó phân tích các bộ phận của qua hệ pháp luật đã cho.
Ví dụ: Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Group4 ký hợp đồng cho thuê nhà với chị B (25 tuổi, nhận thức bình thường) Nội dung hợp đồng là công ty
sẽ cho chị B thuê nhà với giá 12.000.000 đồng/ tháng và tiền thuê nhà sẽ thu vào đầu tháng.Thời hạn hợp đồng là 3 năm tính từ ngày 1/12/2020
Quan hệ giao dịch thuê nhà theo hợp đồng của công ty Group4 và chị B
là một quan hệ pháp luật cụ thể Theo định nghĩa quan hệ pháp luật “là quan hệ
xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ phápluật cócác quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện” thì đây là quan hệ pháp luật có can thiệp để điều chỉnh, cụ thể quan hệ pháp luậttrên là quan hệ pháp luật dân sự
Chủ thể của quan hệ pháp luật trên là công ty Group4 và chị B; theo địnhnghĩa “chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện
do pháp luật quy định và tham gia vào quan hệ pháp luật”, công ty Group4 và chị B đều có đủ điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật này ( Cả công ty Group4 và chị B đều có năng lực chủ thể đầy đủ, gồm có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật) Trước tiên về năng lực pháp luật, công ty Group4 được nhà nước thừa nhận là có thể kinh doanh dịch vụ mua bán, cho thuê nhà một cách hợp pháp và đã được cấp giấy phép kinh doanh Còn chị Trang thì theo như Hiến pháp 2013 đã quy định: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp” Về năng lực hành vi pháp luật, công ty Group4 có đủ khả năng có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của nó; tức là công ty đủkhả năng để cho thuê nhà ở, căn hộ, cung cấp những dịch vụ cho thuê tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng Bộ luật dân sự 2015 quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,trừ trường hợp họ bị toà án tuyên
bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi, được toàn quyền
Trang 29xác lập mọi giao dịch dân sự Như vậy chị B đủ tuổi để thực hiện giao dịch dân
sự theo quy định pháp luật; có năng lực nhận thức, trí tuệ phát triển bình thườngmới độc lập thực hiện được giao dịch thuê nhà; đã ký hợp đồng thuê nhà của bên công ty Group4 nên mới có thể tham gia vào quan hệ pháp luật này; đã đến giao dịch và ký hợp đồng trực tiếp với bên công ty Tóm lại cả hai chủ thể (công
ty Group4 và chị B) đều đủ điều kiện để trở thành chủ thể chủ động và độc lập trong quan hệ pháp luật này
Nội dung của quan hệ pháp luật này bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của công ty Group4và chị B Trong đó, quyền của chủ thể là cách xử sự mà công ty Group4 và chị B có thể tiến hành theo quy định của pháp luật; bao gồm
ba khả năng Thứ nhất, tự xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép Về phía công ty Group4 có quyền cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được chị B đồng ý, có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật, đưa ra mức giá thuê nhà cho khách hàng, có quyền quy địnhnội quy khi thuê nhà và ngày trả tiền thuê nhà mỗi tháng Về phía chị B, chị có quyền lựa chọn ngôi nhà muốn thuê, nhận nhà cho thuê theo đúng thỏa thuận,
có quyền đổi nhà đang thuê với người thuê khác và cho thuêlại nhà đang thuê nếu được công ty đồng ý; chị B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định pháp luật Thứ hai, yêu cầu các chủ thể khác phải chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền của mình hoặc phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng phát sinhtừ quyền của mình Về phía công ty Group4
có quyền yêu cầu chị B phải giữ gìn đồ đạc, tài sản trong thời gian được thuê nhà; trả tiền thuê nhà đúng hạn, có quyền yêu cầu chị B bàn giao nhà cửa khi hợp đồng hết hạn và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đến điều khoản trong hợp đồng Về phía chị B có quyền yêu cầu bên công ty sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp bị hư hỏng nặng, yêu cầu công ty phải đảm bảo giá trị sử dụng của tài sản trongnhà theo đúng hợp đồng Thứ ba, được bảo vệ tức là đượcyêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mìnhkhi nó bị xâm hại Chị B có quyền khiếu nại nếu công ty Group4
vi phạm hợp đồng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích của chị B Nếu công tyvẫn xâm phạm đến quyền lợi của chị B thì chị có quyền kiện ra Tòa án, yêu cầu Tòa ánbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại Còn về phía công ty Group4 có quyền yêu cầu chị B phải bồi thường nếu làm thất thoát, hư hỏngtài sản trong nhà
Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà công ty Group4và chị B buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật; bao gồm ba xử sự bắt buộc Thứ
Trang 30nhất,phải thực hiện những hành vi nhất định Về phía công ty Anpha có nghĩa
vụ phải đảm bảo giá trị sử dụng của căn nhà và quyền sử dụng tài sản trong căn nhà cho chị B, giao nhà cho chị B theo đúng hợp đồng; công ty có nghĩa vụ phảibảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thỏa thuận Về phía chị B có nghĩa vụ phải trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn trong hợp đồng, sử dụng nhà đúng mục đích đã thỏa thuận; giữ gìn căn hộ, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra Chị B có nghĩa vụ phải tôn trọng những quy tắc sinh hoạt chungkhi thuênhà và trả nhà cho công ty theo đúng thỏa thuận Thứ hai, phải kiềm chế để không thực hiện những hành vi nhất định Về phía công ty Anpha,không làm trái với những điều khoản trong hợp đồng, không đưa ra giá tiền nhà sai, quá mức với quy định của nhà nước Còn chị B có nghĩa vụ khônglàm hư hại tài sảncủa căn nhà, không trốn tiền thuê nhà và không vi phạm hợp đồng cho thuê Thứ ba, phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thựchiện hoặc thực hiện khôngđúng, không đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình Về phía công ty Group4 phải bồi thường cho chị B nếu gây ra tổn thất và ngược lại chị B cũng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây tổn thất, thất thoát tài sản trong nhà Nếu công ty đã thu tiền thuê nhà của chị B nhưng giá trị cơ sở vật chất không như đảm bảo thì cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý
Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố khiến công ty Group4 và chị Bthiết lập quan hệ pháp luật với nhau, yếu tố này có thể mang lại cho các chủ thể những lợi ích nhất định về vật chất hoặc tinh thần Như vậy khách thể củaquan
hệ pháp luật này là quyền sử dụng ngôi nhà công ty cho chị B thuê Bên công tycung cấp nhà ở, cơ sở vật chất như bàn ghế, giường, bếp cho chị B cũng là mang lại cho chị B những lợi ích về vật chất và tinh thần Đồng thời công ty cũng góp phần đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công dân hiện nay Chị B cũng hướng đến việc tìm kiếm một căn nhà phù hợp để làm việcvà có một cuộc sống tốt
6 Phân biệt điểm giống và khác nhau cơ bản giữa quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội.
* Giống: Quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội đều là các mối quan hệ được nhà
nước đảm bảo thực hiện
* Khác:
QUAN HỆ XÃ HỘI QUAN HỆ PHÁP LUẬT Khái niệm - Quan hệ xã hội là những quan
hệ giữ người với người được
hình thành trong quá trình hoạt
- Quan hệ pháp luật là các
quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp
Trang 31động kinh tế, xã hội, chính trị,
tư tưởng, đạo đức, văn hóa
Mọi sự vật, hiện tượng trong xã
hội đều có mối liên hệ với nhau
Nhưng không phải mối liên hệ
nào cũng là quan hệ xã hội
luật khác nhau, những quan hệ
xã hội này xác lập, phát triển hay chấm dứt dựa trên các quyđịnh của pháp luật các bên tham gia vào quan hệ này là những chủ thể có quyền chủ thể và những nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và nhà nước đảm bảo thực hiện
Đặc điểm - Quan hệ xã hội được hình
thành từ tương tác xã hội
Những tương tác này không
phải là ngẫu nhiên, mà thường
phải có mục đích, có hoạch
định
- Những tương tác này phải có
xu hướng lặp lại, ổn định và tạo
ra một mô hình tương tác Nói
cách khác, các chủ thể hành
động trong mô hình tương tác
này phải đạt được một mức độ
tự động hóa nhất định nào đó
- Tức là họ thực hiện theo thói
quen, gần như không có ý thức
- Phát sinh trên cơ sở quy
phạm pháp luật
( Quy phạm pháp luật là sự dự liệu tình huống nảy sinh quan
hệ pháp luật, xác định chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ pháp lý)
- Mang tính ý chí: Trước tiên
là ý chí của Nhà nước Sau đó
là ý chí của các bên tham gia + Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật, thậm chí là bảo đảm bằngcác biện pháp cưỡng chế thi hành
+ Khi tham gia quan hệ này, các bên bị ràng buộc bằng quyền chủ thể và nghĩa vụ mà pháp luật quy định
Chủ thể - Chủ thể tham gia vào QHXH:
+ Cấp độ vĩ mô: nhóm xã hội,
tập đoàn, toàn thể xã hội, tổ
chức,
+ Cấp độ vi mô: cá nhân
- Chủ thể tham gia vào QHXH
có quyền và nghĩa vụ được quy
Trang 32Câu 7: Trình bày điều kiện làm phát sinh,thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật Cho ví dụ minh họa.
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt dưới tác động của ba điều kiện:Quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý
Quy phạm pháp luật tác động tới các quan hệ xã hội nhất định và biến chúng thành những quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật cũng không thể nảy sinh nếu không có các chủ thể có năng lực chủ thể Như vậy, quy phạm pháp luật và nănglực chủ thể là hai điều kiện chung làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật Tuy nhiên, quy phạm pháp luật chỉ có thể làm nảy sinh quan hệ pháp luật giữa các chủ thể nếu gắn liền với những sự kiện pháp lý
Ví dụ: Một người chết làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ đồng thời làm phát sinh quan hệ thừa kế
Có thể nhiều sự kiện pháp lí làm phát sinh một hậu quả pháp lí, như một người chết có di sản thừa kế, có di chúc hợp pháp để lại làm phát sinh thừa kế theo di chúc Nếu cái chết đó do một hành vi phạm tội sẽ làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại
Câu 8: Cho 1 ví dụ minh họa về vi phạm pháp luật Từ đó phân tích cấu thành vi phạm pháp luật từ ví dụ đã cho.
– Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…
Cấu thành vi phạm pháp luật
– Chủ thể vi phạm:
+ Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan
Trang 33+ Được xây dựng từ năm 1991.
+ Có giấy phép hoạt động từ năm 1994 Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này
– Mặt chủ quan:
+ Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra + Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải Theo quy định thì công ty Vedan phải đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc Đáng ra phải chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó
– Khách thể: Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
+ Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008)
+ Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh)
trong khi đó pháp luật bắt
buộc phải thực hiện
– Thực hiện hành vi vượt
Có đủ 4 yếu tố cấu thành:+ Là hành vi trái với pháp luật+ Có yếu tố lỗi;
+ Được thực hiện bởi chủ thể
có đầy đủ năng lực pháp lý thực hiện và có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý theo quy
Trang 34quá so với phạm vi pháp luật
Ví dụ: A 20 tu i, A vì có xích ổmích v i B nến muốến d y cho B ớ ạ
m t bài h c, m t hốm A h n B ộ ọ ộ ẹ
ra chốỗ văếng người và dùng g y ậđánh B m t tr n khiếến B b ộ ậ ị
thương khá n ng, t l t n ặ ỷ ệ ổ
thương c th là 20% Nh v y, ơ ể ư ậhành vi c a A là hành vi vi ph m ủ ạpháp lu t hình s theo kho n 1 ậ ự ảĐiếều 134 B lu t Hình s 2015, ộ ậ ự
s a đ i b sung 2017.ử ổ ổ
Câu 10 Trình bày được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý? Nêu cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý?
* Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm phápluật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật trước pháp luật
Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật
Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý, mọi người dân có lòng tin và tin tưởng pháp luật
* Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý
-Căn cứ vào các yếu tố thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật: các yếu tố thuộc mặt khách quan bao gồm những hành vi trái pháp luâ •t, gây thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội Thiệt hại có thể là tổn thất về vật chất hoặc tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra
-Căn cứ vào chủ thể vi phạm pháp luật: chủ thể là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và có hành vi vi phạm Mỗi loại vi phạm đều có quy định riêng về từng chủ thể.-Căn cứ vào mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: mặt chủ quan bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích vi phạm Chủ thể vi phạm có thể phạm lỗi cố ý hoặc vô ý, động cơ của tội phạm là lý do chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và gây ra kết quả cuối cùng là mục đích của tội phạm.-Căn cứ vào khách thể của vi phạm pháp luật: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng hành vi phạm tội của cá nhân, tổ chức đã làm xâm phạm đến mối quan hệ này
Trang 35Phần thứ hai Đại cương về các lĩnh vực pháp luật trong hệ thống
Pháp luật Việt Nam
Chương 3 Pháp luật hành chính.
1 Trình bày đối tượng điều chỉnh của luật hành chính?
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là: những quan hệ xã hội hìnhthành trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước Những quan hệ này có thểgọi là những quan hệ chấp hành - điều hành hoặc quan hệ quản lí hành chính
Câu 2: trình bày phương pháp điều chỉnh của luật hành chính? Tại sao nói
“phương pháp điều chỉnh của luật hành chính mang tính bất chấp bình đăng”?:
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mênh lệnh đượchình thành từ quan Ịiệ “quyền lực - phục tùng” giữa một bên có quyền nhândanh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối vói bên kia là cơ quan, tổ chứchoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó Chính mối quan hệ
“quyền lực - phục tùng” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham giaquan hệ quản lí hành chính nhà nước Sự không bình đẳng đó là sự không bìnhđẳng về ý chí và thể hiên rõ nét ở những điểm sau:
- Trước hết, sự không bình đẳng trong quan hệ quản lí hành chính nhà nước thểhiên ở chỗ chủ thể quản lí có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí củamình lên đối tượng quản lí Các quan hệ này rất đa dạng nên việc áp đặt ý chícủa chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí trong những trường hợp khác nhauđược thực hiện dưới những hình thức khác nhau:
+ Hoặc một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắtbuộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực các cơ quan hành chính nhà nước vốicác tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân khác không bắt nguồn
từ quan hệ tổ chức mà từ quan hệ "quyền lực - phục tùng" Trong các quan hệ
đó, cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để thực hiện chức năngchấp hành - điều hành trong lĩnh vực được phân công phụ trách Do vậy, các đốitượng kể trên phải phục tùng ý chí của Nhà nước mà người đại diện là cơ quanhành chính nhà nước
Trang 36- Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhànước còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyếtđịnh hành chính.
Các cơ quan hành chính nhà nước và các chù thể quản lí hành chính khác, dựavào thẩm quyền của mình, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ranhững mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lí thích hợp đối với từng đôìtượng cụ thể Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ýchí của chủ thể quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được phápluật quy định
Trong thực tiễn quản lí có những trường hợp cơ quan hành chính nhà nước raquyết định do yêu cầu của cơ quan cấp dưới, đơn vị trực thuộc hay của cá nhân.Cũng có nhiều trường hợp trước khi ra quyết định các chủ thể quản lí hànhchính nhà nước tổ chức trao đổi, thảo luân về nội dung quyết định với sự thamgia của đại diện cho cơ quan cấp dưới, đơn vị trực thuộc hoặc những đối tượng
có liên quàn Ngay cả trong những trường hợp này quyết định của cơ quan cóthẩm quyền vẫn có tính chất đơn phương bởi vì yêu cầu của các đối tượng cóliên quan, của cấp dưới hoặc ý kiến đóng góp trong các cuộc thảo luận không cótính chất quỹết định mà chỉ là những ý kiến để chủ thể quản lí hành chính nhànước nghiên cứu, xem xét, tham khảo trước khi ra quyết định quy phạm luậthành chính Do vậy, có nhiều quan hệ xã hội đồng thời được điều chỉnh bởi cácquy phạm luật hiến pháp và các quy phạm luật hành chính Các quy phạm luậthiến pháp quy định những vấn đề chung và cơ bản, còn quy phạm luật hànhchính cụ thể hoá quy phạm luật hiến pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh trong quá trình hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước Nói cáchkhác, các quy phạm luật hiến pháp quy định về tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước trong trạng thái tĩnh, còn các quy phạm luật hành chính quy định
về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong trạng thái động
Câu 3: Vẽ sơ đồ hệ thống CQHCNN trong bộ máy NNCHXHCN Việt Nam?
Trang 37Câu 4 Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật hiện hành?
* Điểm giống nhau giữa cán bộ, công chức và viên chức
- Cán bộ, công chức và viên chức đều là công dân Việt Nam
- Trong biên chế
- Hưởng lương từ Ngân sách nhà nước (riêng trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
- Giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên
- Làm việc trong công sở
- Nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; nghĩa vụ trong thi hành công
vụ và một số nghĩa vụ đặc biệt do pháp luật quy định;
- Có quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ; quyền về tiền lương
và các chế độ về tiền lương; quyền về nghỉ ngơi và một số quyền khác
Trang 38vụ quản lý.
- Thực hiện công vụthường xuyên
- Thực hiện chứcnăng xã hội, trựctiếp thực hiện kỹnăng, nghiệp vụchuyên sâu
- Thực hiện các hoạtđộng thuần túymang tính nghiệp
- Thi tuyển, bổ nhiệm,
có quyết định của cơquan nhà nước cóthẩm quyền, trongbiên chế
- Trách nhiệm chínhtrị, trách nhiệm hànhchính của công chức
- Xết tuyển, ký hợpdộng làm việc
- Trách nhiệm trước
cơ quan, người đứngđầu tổ chức, cơ quanxết tuyển, ký hợpđồng
Lương hưởng mộtphần từ ngân sách,còn lại là nguồn thu
Đơn vị sự nghiệpnhà nước, các tổchức xã hội
- Tiến độ và kết quảthực hiện nhiệm vụ
- Tính thần tráchnhiệm và phối hợptrong thực thi nhiệmvụ
- Thái độ phục vụnhân dân
- Năng lực, trình dộchuyên môn nghiệpvụ
- Hiệu quả công việc
- Thái độ phục vụnhân dân
Trang 39Câu 5: Trình bày điều kiện trở thành cán bộ, công chức, viên chức?
Pháp luật hiện hành không giới hạn về đối tượng tham gia dự tuyển công chức, viênchức Theo đó, mọi công dân không phân biệt về dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội,tín ngưỡng hay tôn giáo đều có thể thuộc trường hợp được tham gia dự tuyển Tuynhiên, để được đăng ký dự tuyển công chức, viên chức, họ phải có đủ điều kiện theoquy định tại Điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Điều 22 Luật viên chức
2010, theo đó:
– Phải là người quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam
– Người dự tuyển phải từ đủ 18 tuổi trở lên, riêng trường hợp dự tuyển viên chứctrong một số lĩnh vực đặc thù như văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, độ tuổi này
có thể thấp hơn nhưng phải đủ từ 15 tuổi trở lên và có sự đồng ý của người đại diệntheo pháp luật thể hiện bằng văn bản (Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư15/2012/TT-BNV)
– Người dự tuyển công chức, viên chức phải có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe để thựchiện nhiệm vụ và có đơn đăng ký dự tuyển
– Đáp ứng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ: Theo đó, người dự tuyển phải có vănbằng, chứng chỉ phù hợp với chức danh, vị trí việc làm tuyển dụng không phân biệtloại hình đào tạo (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn haytín chỉ), trường công lập hay ngoài công lập
Tuy nhiên, ngoài những điều kiện này, người dự tuyển còn phải đáp ứng các điều kiệnkhác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển
Lưu ý: Công dân không được đăng ký dự tuyển công chức, viên chức nếu thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:
– Được xác định là người bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Theo Bộ luậtdân sự 2015, đây là những người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năngnhận thức, làm chủ hành vi; Người nghiện ma túy, các chất kích thích khác Việc xácđịnh dựa trên cơ sở giám định pháp y tâm thần, xét nghiệm ma túy của cơ sở khám,chữa bệnh có thẩm quyền
Trang 40– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết địnhhình sự, đã chấp hành nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (đốivới người dự tuyển viên chức dưới 18 tuổi)
Câu 6 Những đối tương nào được tiếp nhận vào công chức mà không qua thi tuyển hoặc xét tuyển?
Đối tượng tiếp nhận công chức mà không qua thi tuyển hoặc xet tuyển gồm:-Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập
-Cán bộ, công chức cấp xã
-Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức
cơ yếu nhưng không phải là công chức
-Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thànhviên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giámđốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữchức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nướcnắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệhoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
-Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩmquyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức
Câu 7 : Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được áp dụng đối với những trường hợp nào?
Theo khoản 2, Điều 2, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, côngchức và Luật viên chức có quy định hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứthiệu lực của hợp đồng Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đốivới các trường hợp sau: viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020; viênchức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định làcông chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển