1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung quy luật lượng chất và ý nghĩa phương phápluận của quy luật

19 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội Dung Quy Luật Lượng - Chất Và Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Quy Luật
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Duyên
Người hướng dẫn TS. Lương Thanh Tân
Trường học Trường Đại Học Đồng Tháp
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Trong những quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một vấn đề cơ bản phổ biến về phương t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ CẨM DUYÊN

NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT

VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT

Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Việt Nam

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

BÀI TIỂU LUẬN

Đồng Tháp_Tháng 03/2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ CẨM DUYÊN

NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT

VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT

Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Việt Nam

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

BÀI TIỂU LUẬN

Giảng viên hướng dẫn:

TS LƯƠNG THANH TÂN

Đồng Tháp_Tháng 03/2023

Trang 3

ii LỜI CẢM ƠN Đến với học phần Triết học, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Đồng Tháp, quý thầy cô trong nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em và các bạn học viên hoàn thành học phần trong điều kiện thuận lợi nhất

Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn chân thành tới thầy TS Lương Thanh Tân là người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em hoàn thành học phần Triết học Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Triết học, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Thầy

đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống

Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Trân trọng cảm ơn!

TX Cai Lậy, ngày 04 tháng 04 năm 2023

Tác giả tiểu luận

Nguyễn Thị Cẩm Duyên

Trang 4

1 MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cảm ơn ii

Mục lục 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Giả thuyết nghiên cứu của đề tài 4

7 Ý nghĩa tác dụng 4

PHẦN 2: NỘI DUNG 5

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT: QUY LUẬT LƯỢNG VÀ CHẤT 5

1.1 Nội dung quy luật lượng - chất……….5

1.2 Phân tích quy luật lượng - chất 5

1.2.1 Phạm trù “chất” 5

1.2.2 Phạm trù “lượng” 6

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng - chất 7

1.3.1 “Độ” 8

1.3.2 “Điểm nút” 8

1.3.3 “Bước nhảy” 9

II Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT 10

III VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG VÀ CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG 10

3.1 Quy luật lượng và chất trong sự thay đổi từ bậc cơ sở lên bậc trung học phổ thông 11

Trang 5

3.2 Quy luật lượng - chất trong cách tích lũy kiến thức 11

3.3 Quy luật lượng - chất ý thức học tập 11

3.4 Quy luật lượng - chất trong phương pháp học tập 12

PHẦN 3: KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 6

3 PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin là hệ thống tri thức lý luận của con người về những quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của tự nhiên xã hội và tư duy nhằm xây dựng thế giới quan phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng Trong những quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi

về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một vấn đề cơ bản phổ biến về phương thức chung của quá trình vận động và phát triển của các

sự vật hiện tượng trong tự nhiên xã hội và trong tư duy của con người Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới về giáo dục là một trong những yêu cầu cấp thiết được đặt lên hàng đầu Không chỉ đổi mới về quy mô chất lượng giảng dạy mà bản thân người học cũng phải chủ động làm mới mình để đáp ứng với yêu cầu học tập trong thời đại mới Việc nhận thức đúng đắn khái niệm mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng - chất là nền tảng lý luận làm cơ sở để con người vận dụng vào việc giải quyết các tình huống về tự nhiên xã hội hoặc tư duy nhằm lý giải được sự vận động và phát triển của mọi sự vật hiện tượng để có những phương pháp và cách thức giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, cụ thể ở đây là vận dụng quy luật này vào quá trình học tập của học sinh Từ đó tôi đã quyết định chọn đề tài “Nội dung quy luật lượng - chất và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật” làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc môn Triết học Mác-Lênin

2 Mục đích nghiên cứu

Với bài tiểu luận này, tôi muốn làm rõ nội dung cùng các khía cạnh liên quan của quy luật lượng - chất để từ đó rút ra được phương pháp luận giải quyết các vấn đề liên quan đến học tập của học sinh ở trường phổ thông

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện mục đích nêu trên đề tài sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:

Trang 7

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết: quy luật lượng và chất

- Vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đây là đề tài mang tính lý luận và ứng dụng thực tiễn đòi hỏi tầm nhìn tổng quát khả năng nắm bắt và vận dụng sâu sắc vào quá trình học tập và công tác của bản thân nói riêng và toàn thể học sinh nói chung Vì vậy đối tượng nghiên cứu chính là các khía cạnh của quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật này thực tiễn

b Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận này chỉ giới hạn ở phạm vi phân tích sự chuyển hóa lượng – chất và vận dụng vai trò của quy luật lượng chất

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận được thực hiện với hai phương pháp nghiên cứu chính Thứ nhất phương pháp luận duy vật biện chứng, dựa trên những quan điểm về nhân sinh quan, thế giới quan sử dụng các nguyên tắc của một hệ thống lý luận nhất định để giải quyết các vấn đề Thứ hai, phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin tìm kiếm

ở các nguồn tài liệu làm cơ sở cho lý luận của đề tài

6 Giả thuyết nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm bổ sung kiến thức cho bản thân và những bạn có nhu cầu tìm hiểu nội dung quy luật lượng - chất và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật

7 Ý nghĩa tác dụng

Khi tiểu luận hoàn thành, tôi mong muốn tiểu luận sẽ vận dụng quy luật lượng chất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của bản thân và học tập của học sinh Từ đó bản thân làm việc tuân theo các qui luật vốn có của sự vật hiện tượng

Trang 8

5 PHẦN 2: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT: QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT

1.1 Nội dung quy luật lượng – chất

Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật hiện tượng Từ mối liên hệ giữa chất và lượng hình thành quy luật lượng – chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi

về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại Đây cũng là một trong

ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin Quy luật phát biểu rằng: “Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời

sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.”

Quy luật cho ta thấy sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng qua

sự thay đổi về lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật

và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo Theo Ph.Ăng-ghen ông

đã khái quát quy luật này như sau "Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất" 1.2 Phân tích quy luật lượng – chất

1.2.1 Phạm trù “chất”

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác Mỗi sự vật có rất nhiều chất Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau và trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật Mỗi sự vật hiện tượng đều được tạo ra từ những chất vốn có làm nên sự khác biệt giữa chúng với những sự vật hiện tượng khác Thuộc tính của sự vật

là những tinh chất, những trạng thái những yếu tố cấu thành sự vật Những thuộc tính này có thể đã gắn liền với sự vật từ khi sinh ra hoặc hình thành

Trang 9

6 trong quá trình phát triển của sự vật Vì vậy muốn nhận thức đúng đắn về những thuộc tính của sự vật chúng ta phải thông qua sự tác động qua lại của

sự vật đó với bản thân chúng ta hoặc thông qua quan mối liên hệ qua lại của

nó với các sự vật khác Nếu nhận thức càng nhiều mối quan hệ của sự vật này với các sự vật khác ta sẽ hiểu ngày càng đầy đủ về chất của sự vật đó Tổng hợp các thuộc tính của sự vật làm nên chất của sự vật đó

Thuộc tính ở đây có thể hiểu là “tính chất” như tính dẫn điện, tính co giãn, Thuộc tính của sự vật gồm thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật và chỉ có thuộc tính cơ bản mới tổng hợp được thành chất mà thôi, chính chúng quy định sự tồn tại vận động và phát triển của sự vật hiện tượng Ngoài ra, chất không chỉ được quy định bởi thuộc tính mà còn được quy định bởi kết cấu và liên kết giữa chúng

Mỗi sự vật đều có giới hạn tồn tại của mình Khi xem xét sự vật trong tính xác định về chất của nó ta thường so sánh sự vật đó với các sự vật khác

Sự so sánh này giúp ta hình thành về giới hạn tồn tại của sự vật vượt qua giới hạn của mình sự vật không còn là nó mà trở thành một cái gì đó khác Điều đó

có nghĩa là chất của sự vật đồng nghĩa với tính có hạn của nó

1.2.2 Phạm trù “lượng”

Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định vốn có của sự , hiện tượng về mặt số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm, Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể, như trong một cơ sở giáo dục, có thể đếm số lượng học sinh trong trường, trong lớp, số lượng bàn ghế, thiết bị dạy học hay diện tích sân chơi, nhưng cũng có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như lượng của học sinh giỏi khác với lượng của học sinh khá, lượng của học sinh lớp 10 và học sinh lớp 12,…

Trang 10

7 Lượng là cái vốn có của sự vật, qui định sự vật ấy là nó Lượng của sự vật không thuộc vào ý chí, ý thức của con người Đồng thời lượng tồn tại song song với chất Do đó, lượng của sự vật cũng có tính khách quan như chất của sự vật Cho nên, sự phân biệt giữa lượng và chất chỉ mang tính tương đối Điều này phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định Có những tính qui định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị số lượng của sự vật và ngược lại

Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời nhau trong sự vật Trong quá trình vận động phát triển, chất và lượng của sự vật không đứng im mà luôn vận động không phải biệt lập với nhau mà luôn luôn có quan hệ qua lại theo một qui luật nhất định tạo nên mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng – chất

Chất và lượng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng và chúng cho biết được phương thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng Chúng ta cần nhận định rằng: "Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn có sự thống nhất giữa hai mặt đó là chất và lượng” Chúng luôn song hành trong một sự vật hiện tượng nào đó

Nội dung của quy luật lượng – chất đã được được vạch ra một cách cụ thể thông qua việc tìm hiểu và làm rõ các khái niệm phạm trù có liên quan

“Chất” dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác Đặc điểm của “chất” là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật hiện tượng, nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác thì nó vẫn chưa có sự thay đổi Mỗi

sự vật và hiện tượng đều có quá trình vận động và phát triển riêng và phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có một chất riêng cho từng giai đoạn ấy Như vậy ta có thể thấy một sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một chất mà

có thể có nhiều chất

Trang 11

8 Đặc điểm cơ bản của “lượng” là thể hiện tính khách quan vì “lượng” là một dạng biểu hiện của vật chất Đặc biệt, nó chiếm một vị trí quan trọng trong không gian và thời gian nhất định Mỗi sự vật hiện tượng sẽ có nhiều lượng khác nhau, “lượng” có thể thể hiện bên trong hoặc bên ngoài Sự vật hiện tượng càng phức tạp thì lượng cũng phức tạp Nhưng trong một số trường hợp lượng không thể được thể hiện bằng số liệu một cách cụ thể được

mà chỉ có thể thể hiện qua trừu tượng hóa

Sự phân biệt giữa lượng và chất có một ý nghĩa tương đối tùy vào sự vật hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng mà xác định đâu là lượng, đâu là chất

Có thể là lượng trong mối quan hệ này nhưng lại là chất trong mối quan hệ khác Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành nên các quy luật, mỗi sự vật hiện tượng đều có sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng Chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau: “Lượng đổi dẫn đến chất đổi" Ở quy luật này lượng là yếu tố động luôn luôn thay đổi, nó có thể tăng lên hoặc giảm xuống Lượng biến đổi một cách có quy luật, nó biến đổi dần dần và tuần tự, các biến đổi này có xu hướng tích lũy để đạt tới điểm nút Tại điểm nút sẽ xảy ra sự nhảy vọt đồng nghĩa với việc biến đổi về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời và thay thế cho nó

“Ngược lại, chất đổi cũng làm cho lượng đổi" Khác với lượng, chất là yếu tố mang tính ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ thì chất chưa có biến đổi căn bản Khi chất thay đổi đồng nghĩa với việc có sự nhảy vọt tại điểm nút Biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản và toàn diện Qua đó chất cũ, sự vật cũ mất đi chuyển hóa thành chất mới, sự vật mới

ra đời Chất đổi sinh ra sự vật mới mang lượng mới và chúng tiếp tục biến đổi một cách tuần tự

1.3.1 “Ɖộ”

“Độ” là khái niệm dùng để chỉ giới hạn tồn tại của sự vật và hiện tượng

mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật hiện tượng đó vẫn là nó và chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác

Trang 12

9 1.3.2 “Điểm nút”

“Điểm nút” là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất có thể phá vỡ độ cũ làm cho sự vật hiện tượng thay đổi và chuyển hóa thành chất mới thời điểm mà tại đó xảy ra bước nhảy được gọi là điểm nút Độ được giới hạn bởi điểm nút và sự tích lũy về lượng đạt tới điểm nút dẫn đến sinh ra chất mới Chất mới ra đời tạo nên sự thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo ra độ mới và điểm nút mới

1.3.3 “Bước nhảy”

“Bước nhảy” là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa căn bản về chất của sự vật và hiện tượng do lượng đổi gây ra Nó kết thúc sự thay đổi về lượng và là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng Sự vật hiện tượng mới ra đời là do bước nhảy được thực hiện Chất mới ra đời, lượng mới lại biến đổi, lượng mới sẽ tích lũy đủ để đạt tới điểm nút mới tại đây có bước nhảy mới Cứ như thế quá trình này diễn ra một cách tuần tự và kéo dài Tùy vào sự vật hiện tưởng, mâu thuẫn giữa chúng và điều kiện tồn tại khác nhau mà có nhiều hình thức bước nhảy khác nhau Thứ nhất là căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy có “bước nhảy toàn bộ” và “bước nhảy cục bộ” “Bước nhảy toàn bộ” là bước nhảy mà nó làm cho tất cả các mặt, các bộ phận và yếu tố của sự vật và hiện tượng thay đổi Trong khi đó “bước nhảy cục bộ” chỉ làm thay đổi một số mặt, yếu tố và

bộ phận nào đó của sự vật hiện tượng Sự phân biệt giữa bước nhảy toàn bộ

và cục bộ chỉ mang ý nghĩa tương đối vì cả hai đều là kết quả của quá trình thay đổi về lượng

Thứ hai căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và trên cơ chế của

sự thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng mà bước nhảy được chia ra làm

“bước nhảy tức thời” và “bước nhảy dần dần” “Bước nhảy tức thời” làm cho

sự vật hiện tượng biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận và các mặt của sự và tự hiện tượng Trong khi đó “bước nhảy dần dần” là quá trình diễn ra theo sự tích lũy dần dần các yếu tố của chất mới đồng thời loại bỏ dần

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w