1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dân tộc và quan hệ dân tộc ở việt nam

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dân Tộc Và Quan Hệ Dân Tộc Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn A, Trần Thị B, Nguyễn Thị C
Người hướng dẫn Trần Thị B
Trường học Đại Học Đồng Tháp
Thể loại bài luận
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 736,66 KB

Nội dung

Quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc; Từ việc tìm hiểu, nhóm trả lời câu hỏi: “ Theo anh/chị, đặc điểm dân tộc như đã nêu trên có ảnh hưởng như thế nào đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 4

BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM

1 Phân công nhiệm vụ các thành viên

1 Nguyễn Văn A Tìm lài liệu

12 Trần Thị B Tổng hợp Nhóm trưởng

24 Nguyễn Thị C Đánh máy

31

45

46

57

61

(*): Ghi theo SỐ THỨ TỰ TRONG DANH SÁCH ĐIỂM DANH CỦA CÔ

2 Đánh giá chất lượng công việc của thành viên

1 Nguyễn Văn A Tìm lài liệu A

12 Trần Thị B Tổng hợp A

24 Nguyễn Thị C Đánh máy B

Người lập bảng

Trần Thị B

Lưu ý: Cách cho điểm

A – Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

B – Chưa hoàn thành tốt hoặc chưa đúng thời gian nhóm yêu cầu

C - Chưa hoàn thành tốt và chưa đúng thời gian nhóm yêu cầu

D – Không hoàn thành nhiệm vụ

LHP: GE4093 – CR04 TÊN ĐỀ TÀI

“DÂN TỘC VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM 4

LHP: GE4093-CR04

1 NguyễnThị Nguyệt Huỳnh Soạn nội dung, tìm hình

5 Đinh Nguyễn Minh Tuyết

Phân công, soạn nội dung, tìm hình ảnh/video, tổng hợp bài word nhóm, trả lời câu hỏi

trưởng

6 Trương Thị Như Ý Làm Powerpoint, photo bài word, nộp bài, thuyết trình A

9 Huỳnh Thị Thùy Dương Soạn nội dung, tìm hình ảnh/video, trả lời câu hỏi A

12 Nguyễn Thị Tuyết Nhi Soạn nội dung, trả lời câu

Trang 3

A MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NỘI DUNG:

- Chương 6 nói về “Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội” gồm I và II;

- Nhóm tìm hiểu về “ Dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam” (trong phần I Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội) gồm 2 nội dung chính sau:

1 Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam;

2 Quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc;

Từ việc tìm hiểu, nhóm trả lời câu hỏi: “ Theo anh/chị, đặc điểm dân tộc như đã nêu trên

có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay”

Trang 4

B NỘI DUNG

DÂN TỘC VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

1 Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người có những đặc điểm nỗi bật sau:

- Thứ nhất: có sự chênh lệch về số dân giữa các dân giữa các tộc người

+ Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh (Việt) là dân tộc đa số chiếm 85,3% Trong 53 dân tộc thiểu số , 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là : Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng (Tày có dân số đông nhất với 1,85 triệu người), 11 dân tộc có số dân dưới 5 nghìn người, dân tộc Ơ Đu có số dân thấp nhất (482 người), dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng trung du

và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

+ Thực tế cho thấy , nếu một dân tộc mà có số dân ít sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức sinh sống, bảo tồn tiếng nói, giữ gìn văn hóa dân tộc, duy trì và phát triễn nòi giống Do đó việc phát triễn dân số hợp lý , nhất là dân tộc thiểu số ít người là một trong những chính sách đang được Đảng và Nhà Nước quan tâm đặc biệt

- Thứ hai: các dân tộc cư trú xen kẽ nhau

+ Việt Nam vốn là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á Tính chất này làm cho bản đồ cư trú của các dân tộc trở nên phân tán, xen kẽ làm cho lãnh thổ Việt Nam không

có lãnh thổ riêng Vì vậy không có một dân tộc nào ở Việt Nam cư trú tập trung và duy nhất tại một địa bàn

+ Đặc điểm này tạo cho các dân tộc nhiều điều kiện thuận lợi để cùng hợp tác, mở rộng giao lưu, giúp đỡ nhau cùng phát triễn, tạo nên một nền văn hóa thống nhất đa dạng Tuy nhiên do

có nhiều người sinh sống nên dễ xảy ra mâu thuẫn, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để phái hoại an ninh chính trị và thống nhất đất nước

- Thứ ba: các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng

Mặc dù chỉ chiếm 14,3% dân số, nhưng 53 dân tộc nhưng dân tộc thiểu số lại cư trứ trên

¾ diện tích và ở những địa bàn trọng yếu của quốc gia cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với các dân tộc

Trang 5

láng giềng và khu vực ví dụ: dân tộc Thái, Mông, Hoa, Khmer…cũng vì vậy nên các thế lực phản động thường lợi dụng các vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam

- Thứ tư: các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều

Các dân tộc ở nước ta còn sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển:

+ Xã hội: trình độ tổ chức đời sống, quan hệ xã hội của các dân tộc thiểu số không giống nhau; + Kinh tế: có sự phân loại, một số ít dân tộc vẫn còn duy trì kinh tế chiếm đoạt, dựa vào khai thác tự nhiên, tuy nhiên đại bộ phận các dân tộc đã chuyển sang phương thức sản thức tiến bộ , tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Văn hóa: trình độ dân trí thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhiều dân tộc thiểu số vẫn còn thấp

- Thứ năm: các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất

+ Đặc trưng này được hình thành do yêu cầu của quá trình cải biến tự nhiên và nhu cầu phải hợp sức, đoàn kết để cùng đấu tranh chống ngoại xâm;

+ Đoàn kết dân tộc trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ở Việt Nam là một trong nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi của dân tộc trong các giai đoạn lịch sử, đánh thắng mọi kẻ thù, giành độc lập, thống nhất tổ quốc Ngày nay để thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và bảo vệ vững tổ quốc Việt Nam, các dân tộc cần phát huy nội lực, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc

- Thứ sáu: mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất

+ Việt nam là một quốc gia đa dân tộc Trong văn hóa của mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng;

+ Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn quan tâm đến chính sách dân tộc , xem đó là vấn đề chính trị - xã hội rộng lớn và toàn diện gắn liền với các mục tiêu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trang 6

2 Quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc 2.1 Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc

Chủ trương đường lối của Đảng về công tác dân tộc trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và giải pháp thực hiện:

- Công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng Việt Nam.

“Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất”

- Tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển

+ Các dân tộc tân trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; + Các dân tộc có trình độ phát triển về kinh tế – xã hội sẽ giúp đỡ cho các dân tộc còn khó khăn để cùng nhau vươn lên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

- Bình đẳng:

+ Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình độ phát triển, phong tục tập quán, song đều có quyền ngang nhau;

+ Sự bình đảng giữa các dân tốc được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và bảo đảm bằng hiến pháp và pháp luật

- Đoàn kết:

+ Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước;

+ Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc

Trang 7

- Đảng ta luôn quan tâm, dành nhiều chủ trương Ưu tiên, đầu tư phát triển toàn diện

về kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh… đối với vùng dân tộc và miền núi:

+ Trong phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả bước đầu đáng ghi nhận Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 7%/năm; tỷ lệ hộ nghèo vùng DT&MN giảm 4%/năm; các huyện nghèo giảm 4 - 5%, có nơi giảm trên 5%; tỷ lệ hộ cận nghèo toàn vùng giảm 1,2%; đã có 22 huyện, 125 xã, 1.298 thôn ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; có 1.052 xã (chiếm 22,3%) đạt chuẩn nông thôn mới, có 27 huyện (chiếm 6%) đạt chuẩn nông thôn mới;

+ Bên cạnh đó, công tác quốc phòng, an ninh luôn được củng cố và tăng cường, trong đó, đã chủ động phát hiện, giải quyết kịp thời các vụ việc, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninh, trật tự trên địa bàn vùng DT&MN

2.2 Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam:

- Về chính trị:

+ Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc; + Chính sách dân tộc góp phần nâng cao: tính tích cực chính sách công dân; nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc;

→ Thống nhất mục tiêu chung “ Độc lập dân tộc và CNXH, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

- Về kinh tế:

+ Nội dung, nhiệm vụ kinh tế: các chủ trương, chính sách phát triển kt-xh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

→ Nhằm phát huy tiềm năng phát triển, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc

+ Thực hiện nội dung kinh tế: thông qua các chương trình, dự án phát triển ở vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN;

+ Thực hiện tốt chiến lược phát triển kt – xh miền núi, vùng sâu, vùng xa,

- Về văn hóa:

+ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

Trang 8

+ Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người;

+ Phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở;

+ Nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc;

+ Đào tạo cán bộ văn hóa, xây dựng môi trường, thiết chế văn hóa phù hợp với điểu kiện của các tộc người trọng quốc gia đa dân tộc;

+ Mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới;

+ Đấu tranh chống tệ nạn xã hội; chống “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng – văn hóa nước ta hiện nay

- Về xã hội:

+ Thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; + Thực hiện bình đẳng xã hội, công bằng thông qua việc thực hiện chính sách phát triển kt – xh;

+ Xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục trên cơ sở chú ý đến tính đặc thù mỗi vùng, mỗi dân tộc;

+ Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị - xh ở miền núi, dân tộc thiểu số;

- Về an ninh – quốc phòng:

+ Tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị;

+ Thực hiện tốt an ninh, chính trị, trật tự - an toàn xã hội;

+ Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên từng địa bàn;

+ Tăng cường quan hệ quân dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống

→ Thực hiện đúng chính sách dân tộc hiện nay ở Việt Nam là phải phát triển toàn diện

về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng các địa bàn vùng dân tộc thiểu

số, biên giới, miền núi, hải đảo Tổ quốc

→ Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính chất toàn diện, tổng hợp,bao trùm tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan hệ hệ giữa các

Trang 9

dân tộc trong cộng đồng quốc gia Phát triển kt – xh của các dân tộc là nền tảng để tăng cường đoàn kết và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, là cơ sở để từng bước khắc phục sự chênh lệch

về trình độ phát triển giữa các dân tộc Do vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời mang tính nhân văn sâu sắc, không bỏ sót bất kỳ dân tộc nào, không cho phép bất cứ tư tưởng kỳ thị, chia rẽ dân tộc nào, đồng thời phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước

Đặc điểm dân tộc như đã nêu ở trên có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh

tế - xã hội của nước ta hiện nay như sau:

- Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc (dân tộc Kinh chiếm phần lớn) đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kt – xh nước ta:

+ Chênh lệch về mức sống, điều kiện sống: điển hình ở nơi có địa lý thuận lợi như đồng bằng sông Cửu Long, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp: lúa, ngô, xoài, bưởi, dân cư tập trung đông đúc (dân tộc Kinh chủ yếu) nguồn lao động sản xuất dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người dân thu nhập ổn định Đối với dân tộc thiểu số ở miền núi chịu ảnh hưởng của thiên tai, địa hình với nguồn lao động ít nên họ có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về mọi thứ;

+ Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán đa dạng giúp cho Việt nam đa sắc màu Tuy nhiên, bản sắc văn hóa của các tộc người có nguy cơ bị mai một, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa tộc người trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, nhất là trong bối cảnh ngày càng có nhiều các tộc người cư trú đan xen và tác động của kinh tế thị trường Nhiều giá trị văn hóa tộc người như phong tục, tập quán, lễ hội, kiến trúc, trang phục, một số thiết chế văn hóa truyền thống, ngôn ngữ tộc người mai một nghiêm trọng Trong đó, đáng lo ngại nhất

bất đồng ngôn ngữ giữa các dân tộc anh em;

học cao: ở khu vực Tây Bắc là 6,91%, Tây Nguyên là 7,16%, vùng đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là 12,64%, trong khi ở đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ học sinh bỏ học tính chung là 2,96% (10)

Trang 10

- 53 dân tộc thiểu số ở nước ta tập trung ở ¾ diện tích lãnh thổ và những nơi có vị trí chiến lược quan trọng của quốc gia Trình độ dân trí còn thấp (nhận thức chưa tốt, còn tình trạng mù chữ) dân số ít nên đây là điểm yếu để thế lực thù địch mua chuộc lợi dụng:

Ví dụ: Vụ tấn công 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk.

- Tính đoàn kết và gắn bó: Dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết và gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội

Ví dụ: Trong các dự án phát triển cộng đồng, sự đoàn kết của người dân đã giúp tăng cường

hiệu quả và tiến độ của các hoạt động

- Tình yêu và tự hào dân tộc: Dân tộc Việt Nam có tình yêu và tự hào với đất nước và văn hóa của mình Điều này thúc đẩy lòng yêu nước và tinh thần cống hiến cho sự phát triển kinh tế xã hội

Ví dụ: Những hoạt động thiết thực hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 tại Quảng

Ninh, chiến dịch Giờ Trái đất được thực hiện từ 20h30 đến 21h30, thứ Bảy, ngày 25/3/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Trong các hoạt động xây dựng và phát triển cộng đồng, người dân thường tự nguyện tham gia

và đóng góp để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế địa phương

→ Tóm lại, những đặc điểm dân tộc Việt Nam như tính đoàn kết, tôn giáo và tình yêudân tộc đã ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN