Chế độ tự quản thành phố ở một số quốc gia châu á và vấn đề đổi mới mô hình tổ chức chính quyền thành phố ở việt nam

86 4 0
Chế độ tự quản thành phố ở một số quốc gia châu á và vấn đề đổi mới mô hình tổ chức chính quyền thành phố ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH -*** TRUNG TÂM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRẦN THỊ THÙY LINH CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN THÀNH PHỐ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ ĐỞI MỚI MƠ HÌNH TỞ CHỨC CHÍNH QÙN THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Khoa: Luật Hành chính – Nhà nước Niên khóa: 2014 - 2018 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH -*** -TRUNG TÂM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRẦN THỊ THÙY LINH CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN THÀNH PHỐ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỞ CHỨC CHÍNH QÙN THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Khoa: Luật Hành chính – Nhà nước Niên khóa: 2014 – 2018 Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thị Thiện Trí Người thực hiện: Trần Thị Thùy Linh MSSV: 1453801014125 Lớp: CLC 39D THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, với tình cảm chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, người tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em suốt bốn năm học tập vừa qua tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô – ThS Nguyễn Thị Thiện Trí, người trực tiếp hướng dẫn em từ việc lựa chọn đề tài nghiên cứu đến hướng tiếp cận, giúp em chỉnh sửa thiếu sót q trình nghiên cứu hồn thiện khóa luận Ngoài ra, em cũng xin chân thành cảm ơn đến Thầy, Cô của khoa Luật Hành chính – Nhà nước có đóng góp ý kiến quý báu cho khóa luận Cuối cùng, em xin hết lòng biết ơn đối với sự quan tâm giúp đỡ từ gia đình bạn bè Đây chính nguồn động viên tinh thần rất lớn để em theo đ̉i hồn thành khóa ḷn tớt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Thùy Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực dưới hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thiện Trí – Giảng viên khoa Luật Hành chính – Nhà nước Toàn bộ nội dung của khóa luận này đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn nguồn, chú thích tài liệu tham khảo Tôi xim chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này Sinh viên thực Trần Thị Thùy Linh MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỢ TỰ QUẢN THÀNH PHỐ VÀ MƠ HÌNH TỰ QUẢN THÀNH PHỐ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á 1.1 Khái quát chế độ tự quản thành phố 1.1.1 Khái quát thành phố 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm chế độ tự quản thành phố 1.1.2.1 Khái niệm chế độ tự quản thành phố 1.1.2.2 Đặc điểm của chế độ tự quản thành phố 10 1.1.3 Sự đời chế độ tự quản thành phố 17 1.2 Ý nghĩa mơ hình quyền tự quản thành phố 20 1.3 Mơ hình tự quản thành phố số quốc gia châu Á 24 1.3.1 Mơ hình tự quản thành phố Nhật Bản 24 1.3.2 Mơ hình tự quản thành phố Hàn Quốc 29 1.3.3 Mơ hình tự quản thành phố Thái Lan 34 1.3.4 Mơ hình tự quản thành phố Indonesia 38 1.3.5 Đặc trưng chế độ tự quản thành phố số quốc gia Châu Á học kinh nghiệm cho Việt Nam 42 CHƯƠNG VẤN ĐỀ ĐỞI MỚI MƠ HÌNH TỞ CHỨC CHÍNH QÙN THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 46 2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động chính quyền thành phố Việt Nam hiện 46 2.1.1 Khái quát mơ hình tổ chức quyền địa phương thành phố theo quy định pháp luật Việt Nam hành 46 2.1.1.1 Các đặc trưng của chính quyền thành phố theo quy định của pháp luật hiện hành 47 2.1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố 50 2.1.2 Bất cập pháp luật tổ chức hoạt động quyền thành phố Việt Nam 52 2.1.2.1 Bất cập pháp luật tổ chức chính quyền thành phố 52 2.1.2.2 Bất cập pháp luật hoạt động của chính quyền thành phố 54 2.1.3 Thực tiễn hoạt động quyền các thành phố lớn 57 2.1.4 Nguyên nhân thực trạng tổ chức hoạt động quyền thành phố 59 2.2 Phướng hướng giải pháp đổi mới mô hình tổ chức quyền thành phố Việt Nam hiện 62 2.2.1 Phương hướng đổi mới 63 2.2.2 Một số giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động quyền thành phố 66 2.2.3 Một số giải pháp khác nhằm đảm bảo cho quyền thành phố hoạt động hiệu 69 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CQĐP Chính qùn địa phương HĐND Hợi đờng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết việc nghiên cứu đề tài Bên cạnh các vấn đề về giai cấp, dân tộc, tôn giáo,… cần được giải thì nay, pháp luật về tổ chức hành chính của các quốc gia giới đều dành phần lớn quan tâm đến các địa phương và chăm lo điều chỉnh đến mối quan hệ trung ương và địa phương Đây là vấn đề không của riêng quốc gia nào mà trở thành một vấn đề chung mang tính toàn cầu Vì vậy, xu hướng chung của quốc gia giới là hướng đến xây dựng một hệ thống chính quyền địa phương tự quản vì mục tiêu dân chủ, vì nhà nước pháp quyền và xã hội công dân Được xem là một thiết kế mẫu cho chế độ tự quản địa phương, vì mà quốc gia áp dụng mô hình tổ chức chính quyền địa phương tự quản thì thành phố là loại đơn vị hành chính lãnh thổ chắc chắn phải được áp dụng mô hình này so với các loại đơn vị hành chính lãnh thổ khác Hiện nay, tự quản thành phố được đánh giá là một mô hình tổ chức chính quyền địa phương dân chủ và đại, được áp dụng phổ biến hầu hết các quốc gia giới Đối với Việt Nam, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và chính quyền thành phố nói riêng Đặc biệt, điểm mới về chính quyền địa phương Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát huy quyền dân chủ trực tiếp, gián tiếp của nhân dân địa phương, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả đạt được, thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Việt Nam còn bộc lộ một số bất cập, vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và hoạt động của các thành phố Chính vì vậy, việc nghiên cứu về chế độ tự quản thành phố là điều hết sức cần thiết quá trình đổi mới mô hình tổ chức chính quyền thành phố nước ta giai đoạn Bởi lẽ, điểm mới tích cực của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 là theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chính quyền địa phương Trong đó, tự quản thành phố chính được đánh giá là mô hình tổ chức quyền địa phương được xếp vào thứ bậc cao về tính tự chủ tự chịu trách nhiệm Đồng thời, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung của các quốc gia khu vực và giới về việc xây dựng chính quyền thành phố tự quản Vì thế, để có đổi mới hợp lý và hiệu quả đối với chính quyền thành phố Việt Nam và tiến tới áp dụng thành công mô hình tự quản thành phố thời gian tới thì cần có nghiên cứu, tổng hợp so sánh với mô hình tự quản thành phố của quốc gia giới, đặc biệt quốc gia khu vực châu Á, Việt Nam có tương đồng về văn hóa, truyền thống, tâm lý dân tộc,… với quốc gia khu vực Bên cạnh đó là tổng kết, rút kinh nghiệm từ các quy định thực tiễn tổ chức thực chế độ tự quản thành phố của các quốc gia này Từ đó có thể rút được hạt nhân hợp lý cho việc tiếp tục hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt đợng qùn thành phố Việt Nam nay, tạo sở cho việc áp dụng mô hình tự quản thành phố Việt Nam thời gian tới Chính lý trên, tác giả định lựa chọn đề tài “Chế độ tự quản thành phố một số quốc gia châu Á vấn đề đởi mới mơ hình tở chức quyền thành phớ Việt Nam” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp này Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam nay, các vấn đề liên quan đến chế độ tự quản địa phương nhận được nhiều quan tâm của giới nghiên cứu khoa học cũng các nhà quản lý Trong nhiều năm qua, có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu và phân tích về vấn đề lý luận của chế độ tự quản địa phương và kinh nghiệm của các quốc gia giới về tổ chức mô hình tự quản địa phương Theo đó, có thể kể đến một số các công trình sau đây: “Tổ chức tự quản địa phương”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thiện Trí; “Tự quản địa phương vấn đề bảo đảm quyền người”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của nhóm tác giả Trương Đắc Linh, Dương Hoán và Nguyễn Thị Thiện Trí; “Tự quản địa phương – Vấn đề nhận thức vận dụng nước ta hiện nay” của tác giả Bùi Xuân Đức đăng tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 225 năm 2007; “Mơ hình chính quyền địa phương mợt sớ nước châu Á – Thái Bình Dương” của tác giả Nguyễn Như Phát đăng tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10 năm 2012; “Vấn đề phân cấp, phân quyền tự quản địa phương nước ta hiện nay” của các tác giả Nguyễn Minh Phương và Nguyễn Huyền Hạnh đăng tạp chí Quản lý nhà nước số 210 năm 2013; “Nhận thức tính tự quản của chính quyền địa phương phương hướng xây dựng chính quyền địa phương Việt Nam” của tác giả Thái Thị Thu Trang đăng tạp chí Luật học số 9(184) năm 2015; “Tự quản địa phương Liên Bang Nga gợi mở cho Việt Nam” của tác giả Mai Văn Thắng đăng tạp chí Tổ chức Nhà nước số năm 2016; “Tính tự quản đại phương – Sự ảnh hưởng đến mơ hình tổ chức chính quyền địa phương của Hoa Kỳ Trung Quốc” của tác giả Mai Thị Mai đăng tạp chí Luật học số năm 2016; “Một số vấn đề tự quản địa phương” của tác giả Phạm Thị Giang đăng tạp chí Quản lý Nhà nước số 255 năm 2017;… Liên quan đến vấn đề về mô hình tổ chức và hoạt động chính quyền thành phố, cũng có nhiều các trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn đề này, thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây: “Tổ chức chính quyền thành phố thuộc tỉnh (từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng)”, Luận văn thạc sĩ của Trần Đức Quận; “Chính quyền thành phố trực tḥc trung ương: mơ hình tở chức nhiệm vụ, quyền hạn” của tác giả Phạm Văn Đạt đăng tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3(303) năm 2005; “Những bất cập, hạn chế yêu cầu xây dựng mơ hình chính quyền thị tại thành phố trực thuộc trung ương hiện nay” của tác giả Lưu Tiến Minh đăng tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9(234) năm 2011; “Thẩm quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015” của tác giả Cao Vũ Minh đăng tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9(341) năm 2016; “Những vấn đề đặt đối với chế quản lý hành chính thành phố Hồ Chí Minh thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015” của các tác giả Phan Hải Hồ và Bùi Nam Hồng đăng tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23(351) năm 2017;… Mặc dù có khá nhiều các công trình nghiên cứu về chế độ tự quản địa phương và vấn đề đổi mới mô hình tổ CQĐP thành phố, các công trình nghiên cứu này đều tập trung chủ yếu vào chế độ tự quản địa phương nói chung, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến chế độ tự quản thành phố Theo tìm hiểu của tác giả, có bài viết “Tự quản thành phố thế giới kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thiện Trí đăng tạp chí Khoa học pháp lý số năm 2016 là viết về vấn đề này Tuy nhiên, bài viết này cũng dừng lại việc giới thiệu về các vấn đề có liên quan chế độ tự quản thành phố, từ đó phân tích và đánh giá chế vận hành các thành phố lớn Việt Nam một thực trạng cần xem xét đổi mới Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của tác giả, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề đổi mới mô hình tổ chức chính quyền thành phố theo hướng áp dụng chế độ tự quản Do đó, khóa luận này sẽ sâu vào nghiên cứu vấn đề lý luận của chế độ tự quản thành phố, từ khái niệm, đặc trưng bản đến đời của chế độ tự quản thành phố, kết hợp với nghiên cứu mô hình tự quản thành phố của một số các quốc gia điển hình châu Á Đồng thời, tác giả sẽ phân tích và đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam hành về mô hình tổ chức chính quyền thành phố và 66 2.2.2 Một số giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động quyền thành phố Hiến pháp 2013 thức ghi nhận cần thiết về khác qùn thị với qùn nông thôn hay hải đảo Đây chính là tiền đề pháp lý quan trọng, là điều kiện thúc đẩy để tiếp tục nghiên cứu về việc xây dựng áp dụng mơ hình qùn thị các đô thị Tuy nhiên, Luật Tổ chức CQĐP 2015 không không thể chế hóa thành công quy định này Hiến pháp Chính vì vậy, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố là cần tập trung vào việc xây dựng một mơ hình qùn thị khả thi, xứng tầm phù hợp với thực tiễn của thành phố Mặc dù tại, có nhiều các nghiên cứu, đề xuất về xây dựng quyền quyền đô thị Việt Nam bài viết này, tác giả đưa một số đề xuất sau: Thứ nhất, thực không tổ chức HĐND phường Thành phố là nơi tập trung nhiều người dân có trình độ chuyên môn cao, nghề nghiệp khác Khi có trở ngại, vướng mắc, người thành phố đều giải theo chuyên môn, hoạt động theo cứ pháp luật, theo quy tắc hành Vì vậy, qùn thị nặng về hành chính: theo luật và thuê mướn theo hợp đồng dân sự, sai thì đưa tòa án để giải quyết, khơng cần có bàn bạc, thông cảm để mà thành lập một hợi đờng với nhiều cấp khác nhau144 Chính thế, nên thực theo quan điểm của Hiến pháp 2013: đâu có cấp quyền, đó có HĐND cùng cấp145, nghĩa là đâu được coi cấp qùn qùn đó gờm HĐND và UBND, cịn đâu khơng được coi cấp qùn có thể tổ chức qùn có quan hành chính thực nhiệm vụ quản lý hành dịch vụ cơng tại địa bàn Như vậy, việc tổ chức cấp quyền thành phố sẽ được thực sau: - Đối với thành phố trực thuộc trung ương (khu vực nợi thành): tổ chức hai cấp qùn – cấp quyền thành phố cấp quyền quận Phường tḥc quận khơng tổ chức khơng tổ chức cấp quyền (không tổ chức HĐND phường thuộc quận) mà tổ chức UBND - Đối với thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (khu vực nội thành, nội thị): tổ chức một cấp qùn Phường tḥc thành phố 144 Ngũn Đăng Dung (2016), tlđd, tr.6 Khoản Điều 111 Hiến pháp 2013 quy định: “Cấp quyền địa phương gờm có Hợi đồng nhân dân Ủy ban nhân dân…” 145 67 khơng tổ chức cấp qùn (khơng tổ chức HĐND phường thuộc thành phố) mà tổ chức UBND phường Khu vực ngoại thành của thành phố tiếp tục thực tổ cấp quyền theo mô hình tổ chức CQĐP nông thôn Về phương thức thành lập UBND phường không tổ chức HĐND phường có thể thực theo mợt hai phương án: (i) Theo kinh nghiệm của Thái Lan Indonesia, Chủ tịch UBND phường sẽ Chủ tịch UBND cấp trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chủ tịch, Ủy viên của UBND phường Chủ tịch UBND cấp trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chủ tịch UBND phường; (ii) Chủ tịch UBND phường cử tri của phường bầu Chủ tịch UBND cấp trực tiếp phê chuẩn kết quả bầu cử Các thành viên lại của UBND cũng được lựa chọn theo phương án thứ Mơ hình tổ chức CQĐP thành phố sẽ thể được khác CQĐP nông thôn và đô thị Hơn nữa, cũng là kế thừa kết quả tích cực đạt được việc thực thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội Thứ hai, xây dựng chế độ thủ trưởng các quan hành nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân hiệu điều hành, quản lý đô thị Hoạt đợng quản lý hành chính nhà nước nói chung, các thị mang tính khẩn trương, liên tục để giải kịp thời các vấn đề phát sinh hằng ngày, hằng đời sống xã hội Với chuyện xảy tức thời, nhanh chóng ấy, khơng phải đợi đến lúc ngồi cả tập thể lại bàn bạc, biểu rồi mới định Chính quyền đô thị cần có một người thủ trưởng phạm vi thẩm quyền của mình làm việc một cách đoán, động, dám làm, dám chịu trách nhiệm Khi áp dụng chế độ thủ trưởng chức danh có thể được gọi Thị trưởng theo kinh nghiệm của các nước nghiên cứu Thị trưởng sẽ được người dân trực tiếp lựa chọn thông qua bầu cử Bản thân khái niệm “Thị trưởng” cũng cho thấy vai trò của cá nhân, khác với vị Chủ tịch Ủy ban với chế hoạt động: kết hợp trách nhiệm của tập thể UBND với việc đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Cơ chế có ưu điểm hạn chế được sai lầm cá nhân, mang tính thống cao Nhưng hạn chế của làm cho cỗ máy hành của địa phương trì trệ, khơng liên tục, trái với tính chất hành chính Đã là Ủy ban phải bàn bạc, việc giải cơng việc địa phương cũng thiếu tính nhanh chóng, kịp thời, chế trách nhiệm khó được vận hành Trong đó, 68 cách thức làm việc của chế độ thủ trưởng quan hành chính là dựa linh hoạt điều hành của người đứng đầu cũng khơng hồn tồn hạn chế trí tuệ tập thể Với việc hệ trọng, cần phải huy đợng sức mạnh, trí tuệ của tập thể, người đứng đầu có thể triệu tập hệ thống tham mưu cho mình để phân tích, nắm bắt kỹ tình hình rời mới định Như sẽ giảm bớt họp hành để tập trung điều hành trực tiếp, phát huy lực trách nhiệm cá nhân Chủ thể mà Thị trưởng chịu trách nhiệm HĐND và người dân địa phương Như vậy, trách nhiệm của người đứng đầu sẽ rõ ràng hơn, “khơng thể thối thác trước đây, đở cho quyết định của Ủy ban hay Đảng ủy”146 Đồng thời, mơ hình cịn tạo điều kiện cho người dân được tham gia nhiều vào việc xây dựng bợ máy qùn thành phố, họ khơng có quyền lựa chọn người đứng đầu quan hành địa phương mình mà còn có quyền “phế truất” người đó không làm tốt trách nhiệm, khơng cịn xứng với niềm tin mà người dân trao cho Thứ ba, bố trí lại các quan chun mơn cho phù hợp với mơ hình quyền đô thị Việc sắp xếp lại các quan chuyên môn phải theo hướng gọn nhẹ, hợp lý, giảm đầu mối theo hướng ưu tiên thiết lập các quan quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hạn chế cấp trung gian Trong đó, các ngành, lĩnh vực gần nhau, liên quan thường xuyên mật thiết với nhập lại, nhiệm vụ nên giao cho một quan chủ trì thực chịu trách nhiệm chính để tránh chồng chéo lẫn nhau, nâng cao trách nhiệm cá nhân thực công việc Chẳng hạn, việc hợp sở chuyên môn thành phố trực thuộc trung ương có thể tiến hành theo Dự thảo Nghị định quy định tổ chức quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ Nội vụ147 Tác giả đồng ý với đề xuất của Bộ Nội vụ đề xuất phù hợp, đáp ứng với yêu cầu đặt đối việc thiết lập các quan chun mơn của quyền đô thị Cụ thể, Bộ Nội vụ đề xuất hợp Sở Kế Hoạch và Đầu tư và Sở Tài thành Sở Tài – Kế hoạch Việc hợp hai sở sẽ tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, tài chính, ngân sách một số lĩnh vực liên quan được hiệu quả hơn, bảo đảm việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của địa phương được gắn với khả cân đối ng̀n lực về tài chính, ngân sách, hạn chế tối đa giao thoa về nhiệm vụ hai sở vốn kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chính phủ Sở Xây dựng Sở Giao thông vận tải (và Sở Quy hoạch – Kiến trúc tại Hà Nội thành phố Hồ 146 Nguyễn Đăng Dung (2016), tlđd, tr.7 Dự thảo Nghị định quy định tổ chức các quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 09/4/2018 của Bộ Nội vụ 147 69 Chí Minh) được hợp thành Sở Hạ tầng Phát triển đô thị (hoặc gọi Sở Giao thông, Xây dựng Phát triển đô thị Vì Bợ Nợi vụ cho rằng, việc hình thành phát triển các không gian đô thị đại không thể tách rời quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch hạ tầng giao thông, Chính phủ đạo đẩy mạnh việc triển khai dự án theo hình thức đầu tư cơng – tư (BOT, BT, PPP…) ln đòi hỏi có gắn kết quy hoạch phát triển giao thông với thị Vì vậy, việc hình thành mợt quan quản lý thống hai lĩnh vực sẽ bảo đảm nâng cao tính hiệu quả, khắc phục bất cập chồng chéo, thiếu đồng bộ quản lý hạ tầng thị Ngồi ra, Bợ Nợi vụ còn đề xuất hợp Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn với Sở Công thương thành Sở Công nghiệp, Nơng nghiệp và Thương mại Ngồi ra, sở, phịng, ban quản lý chuyên ngành đều phải được tăng cường vai trò quản lý nhà nước theo hướng xuyên suốt, thống nhất, không bị chia cắt theo đơn vị hành lãnh thổ Các quan quản lý chuyên ngành là các quan quản lý hành chính nhà nước theo chiều dọc, chịu trách nhiệm về tồn bợ lĩnh vực quản lý địa bàn thành phố Cần xây dựng chế phối hợp các quan chuyên môn với Bên cạnh đó là việc ban hành các văn bản cụ thể hóa về chế trách nhiệm nội dung phối hợp các quan nhà nước liên quan thực nhiệm vụ theo hướng phải phối hợp đồng bộ, quan chủ trì phải được giao quyền thực thi đúng thẩm quyền được giao; có phối hợp tất cả các lĩnh vực, các giai đoạn Thủ trưởng các quan chuyên môn sẽ Chủ tịch UBND bổ nhiệm, miễn nhiệm và được Chủ tịch UBND giao thẩm quyền và các điều kiện khác để thủ trưởng quan chuyên môn thực chức của quan mình Theo phương thức này, thủ trưởng các quan chuyên mơn là người có thực qùn, vừa là người chịu trách nhiệm cuối về lĩnh vực phụ trách chứ khơng cịn đóng vài trò tham mưu 2.2.3 Một số giải pháp khác nhằm đảm bảo cho quyền thành phố hoạt động hiệu Thứ nhất, đảm bảo đề cao quyền lực nhân dân tổ chức hoạt động quyền thành phố CQĐP được thiết lập nhằm tổ chức thực sách pháp luật của Nhà nước tại địa phương, quá trình này không diễn một chiều Nhân dân địa phương là chủ thể của quyền lực nhà nước và cũng là đối tượng mà quyền lực nhà nước hướng tới Chính sách pháp luật của Nhà nước có thể được thực phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân Vì vậy, phải đảm bảo cho người dân tham gia đơng đảo tích cực vào 70 việc tổ chức hoạt đợng qùn thành phố, được quản lý công việc nhà nước địa bàn cơng việc có liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ Bên cạnh đó là việc mở rộng chế bảo đảm cho nhân dân thực việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các quan và đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy quyền thành phố Những yêu cầu nên được thể qua các phương thức sau: Nhân dân thành phố được bầu thành viên của HĐND để thay mặt, đại diện cho tiếng nói của họ phải chịu trách nhiệm trước người dân địa phương; được trực tiếp chọn người đứng đầu quan hành chính địa phương và có quyền thay đổi người khác thích hợp người được chọn khơng làm trịn trách nhiệm, khơng thu được tín nhiệm của cử tri địa phương; được yêu cầu HĐND ban hành các chính sách để giải vấn đề bức thiết địa bàn hay được thể ý kiến của mình đối với sách, hoạt đợng mà qùn thành phố sắp triển khai thơng qua hình thức trưng cầu ý dân Đặc biệt, đối với HĐND, với tư cách là một quan đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân thì HĐND cần phải tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của mình HĐND cần tăng cường giám sát việc tổ chức thực nghị quyết, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với UBND các quan liên quan để giải vấn đề phát sinh thực tiễn Thường trực HĐND, các Ban, các tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND cần phát huy vai trị, trách nhiệm của mình, tiến hành giám sát kiến nghị nhằm khắc phục kịp thời hạn chế, thiếu sót, khó khăn vướng mắc, vấn đề cộm và bức xúc được nhiều cử tri quan tâm Thực chất hoạt động chất vấn trả lời chất vấn tại kỳ họp của HĐND Phiên giải trình của Thường trực HĐND phải bảo đảm dân chủ, xây dựng, đến tận của vấn đề Hơn nữa, việc đảm bảo và đề cao quyền lực nhân dân tổ chức hoạt động của qùn thành phố cũng cần phải có hợp tác từ phía người dân Cần tiếp tục có biện pháp giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ, ý thức trị, tinh thần pháp luật của người dân, làm cho người dân tự giác có ý thức việc tham gia vào công việc xã hội hoạt động quản lý nhà nước Nâng cao vai trò của tổ chức quần chúng, các phương tiên thông tin đại chúng việc tuyên truyền, giáo dục tổ chức tham gia của người dân đối với việc xây dựng sách, pháp luật quyền địa phương Thứ hai, nâng cao lực đội ngũ cán bộ, công chức máy quyền thành phố Đây cũng là một thành phần quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt đợng của bợ máy qùn địa phương Vì vậy, việc nâng cao chất lượng 71 đội ngũ các cán bộ, công chức nhân khác làm việc cho bợ máy qùn thành phố bối cảnh thực cải cách tổ chức quyền thành phố việc vô quan trọng Vì vậy, để nâng cao lực của đội ngũ cán bộ, công chức, cần quan tâm đến giải pháp sau đây: Một là, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cán bộ, công chức Đánh giá thực trạng, rà sốt cán bợ, cơng chức, phát bất cập bố trí, sử dụng Xác định vấn đề cần ưu tiên, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cán bộ, công chức Trong đó, cần xác định rõ mục tiêu cần đạt, lợ trình thực và điều kiện, nguồn lực đảm bảo việc thực Hai là, hồn thiện chế, sách phát triển cán bộ, công chức Xây dựng kế hoạch lợ trình tủn dụng cán bợ, cơng chức Tăng ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển nguồn cán bộ, công chức Trong đó cần đào tạo theo hướng cán bộ, công chức phải có kiến thức kỹ quản lý kinh tế thị trường tình hình mới; có nền tảng pháp lý cần thiết khả áp dụng pháp luật thực tế quản lý, điều hành; kỹ quản lý hành đại, khoa học,… Ngoài cần phải đổi mới thức luân chuyển cán bộ Xác định rõ luân chuyển cán bộ là để đào tạo thực tế cho đội ngũ cán bộ đương chức, không thuần tuý để đề bạt chức vụ cao hơn, luân chuyển để nghiên cứu, rèn luyện thực tế Ba là, quyền thành phố cũng cần được trao quyền định một số chính sách đặc thù về tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc thù của địa phương Thành phố cũng có thể quy định chế đợ khuyến khích, thu hút nhân tài, nhân lực có trình độ cao về làm việc tại địa phương mình Thứ ba, tơn trọng tính đến tính phức tạp, đa dạng quản lý đô thị Do điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mức sống tốt nên người dân đô thị thường đòi hỏi cao về thời gian chất lượng cung cấp dịch vụ công, được thụ hưởng giá trị văn hóa và giải trí đa dạng với phương thức cung ứng thuận lợi Điều gắn liền với hoạt đợng cải cách thủ tục hành của quyền thành phố và đổi mới hoạt động của tổ chức cung ứng dịch vụ công Do đó, vấn đề xây dựng qùn thị cần được lưu ý đến việc đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đợng của bợ máy qùn thành phố, thay đổi phương thức, cách thức quản lý, cải thiện mối quan hệ người dân quyền 72 Thứ tư, cần nghiên cứu vận dụng mô hình tự quản địa phương thành phố nước ta Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức quyền địa phương năm 2015 là sở pháp lý hết sức quan trọng cho công cuộc cải cách nền quản trị quốc gia với việc quy định về “quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm” của địa phương Tự chủ tự chịu trách nhiệm là phương thức tổ chức quyền địa phương phổ biến của quốc gia giới Nó chế đợ tự quản địa phương, biểu cao của trình phân cấp, phân quyền trung ương và địa phương Thế nhưng, Luật Tổ chức CQĐP 2015 về bản chưa thể được tinh thần của chế độ tự quản địa phương nên vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương cần được tiếp tục nghiêm túc nghiên cứu Thực chất, phân cấp quản lý hay tự quản địa phương suy cho cùng cũng nhằm mục đích bảo đảm phát triển tốt giá trị công dân mợt nhà nước có chủ qùn, có điều phân cấp quản lý về bản chất không thể làm tốt chế độ tự quản địa phương148 Như gì trình bày tại chương 1, tự quản địa phương là phương tiện hữu hiệu giúp nhà nước thực tốt chức quản lý xã hội, giúp cho người dân người quản lý đơn vị tự quản địa phương động hơn, có trách nhiệm và đưa sách phù hợp với địa phương mình Ngoài ra, tự quản địa phương sẽ giúp cho bợ máy qùn nhà nước gọn nhẹ hơn, việc giám sát các đơn vị tự quản địa phương sẽ hiệu quả theo đó sẽ tiêu cực Nhà nước hồn tồn có thể giám sát được các địa phương tự quản và đặt chúng vòng trật tự bằng luật pháp, bằng hệ thống tư pháp và bằng thiết chế tra, kiểm tra khác Xét khía cạnh mợt thành phố lớn có thể khẳng định rằng, khơng mợt thị giàu có, lớn mạnh giới lại khơng được áp dụng mơ hình tự quản thành phố Chế đợ tự quản thành phố yếu tố bản tạo nên phát triển của thành phố Kobe, Nagoya, Osaka, Yokohama trở thành trung tâm kinh tế tiến trình “hóa rồng” của người Nhật Ở Hàn Quốc, chế độ tự quản thành phố được áp dụng thành phố Seoul, Busan, Daegu, Incheon, Daejeon, Gwangju Ulsan trở thảnh thành phố động lực của đất nước Bên cạnh đó, các quốc gia ASEAN cũng thực mức độ khác nội dung tự quản địa phương149 Chính thế, khơng có lý lại không chọn tự quản địa phương theo xu hướng chung của quốc gia khu vực giới 148 Nguyễn Thị Thiện Trí (2016), “Tự quản thành phố giới kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, tr.19 149 Nguyễn Thị Thiện Trí (2014), “Tự quản địa phương và vấn đề bảo đảm quyền người, quyền công dân”, Tạp chí Nhà nước Pháp luật, tr.27 73 Việt Nam có truyên thống tự quản lâu đời, vì lý lịch sử nên truyền thống dần đi, đặc biệt thời kỳ chiến tranh và sau đó là thời chế quản lý tập trung, bao cấp Tuy việc tổ chức, hoạt động của CQĐP Việt Nam chưa thừa nhận mơ hình tổ chức CQĐP tự quản thời gian qua, quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của CQĐP Việt Nam có xu hướng tăng tính dân chủ pháp quyền tổ chức hoạt động của bộ máy qùn địa phương, tăng tính cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình khuyến khích tham gia của người dân vào trình quản trị địa phương Xu hướng có nhiều nét tương đờng với việc áp dụng chế độ tự quản địa phương quốc gia giới Hơn nữa, các quy định chung về phân quyền, phân cấp nguyên tắc của phân quyền, phân cấp của Luật Tổ chức CQĐP 2015 có thể xem là bước đầu tiên mở hợi áp dụng mơ hình tự quản địa phương Việt Nam thời gian tới Và quan là, gia tăng ngày nhiều của tình trạng “xin chế”, “quy chế riêng” và “xé rào” của thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,… cho thấy rằng, cầu tự quản của thành phố lớn nước ta là vấn đề khơng thể trì hỗn Như vậy, xét về truyền thống lịch sử, tình hình tại và xu hướng phát triển, có thể khẳng định rằng nước ta có nhu cầu và hoàn toàn có sở để tổ chức CQĐP tự quản mà trước hết thực thành phố của nước ta Nhìn từ kinh nghiệm cũng thành tựu mà các nước làm được, có thể nhận thấy tự quản thành phố sẽ biện pháp hữu hiệu để giải cho câu chuyện “xé rào”, xin – cho chế và cùng nhiều vướng mắc khác đặt thời điểm tại Đồng thời, cũng là hi vọng cho đổi mới phát triển thành các đô thị lớn mang tầm khu vực của thành phố“đang loay hoay tìm đường chế tập trung”150 Việt Nam Tiểu kết chương 2: Trong chương này, tác giả trình bày khái qt mơ hình tở chức quyền thành phớ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành hạn chế, bất cập cịn tờn đợng đới với tở chức hoạt đợng của quyền thành phố Từ đó, tác giả chỉ nguyên nhân dẫn đến thực trạng với đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm góp phần đởi mới mơ hình tở chức quyền thành phớ Việt Nam hiện 150 Nguyễn Thị Thiện Trí (2016), tlđd, tr.19 74 Có thể nhận thấy, Hiến pháp 2013 mở khả phân định thẩm quyền trung ương địa phương, địa phương với địa phương nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cấp CQĐP Tuy nhiên, Luật Tổ chức CQĐP 2015 chưa thể hiện được hết tinh thần của Hiến pháp Sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sự chưa rõ ràng phân định thẩm quyền cấp CQĐP khiến cho việc xác định trách nhiệm quản lý của quyền thành phớ gặp rất nhiều khó khăn Quan niệm phân định thẩm quyền quyền trung ương với quyền địa phương nói chung chính quyền thành phớ nói riêng chính ngun nhân chủ yếu dẫn đến tính trạng Chính nhu cầu được sáng tạo, được tự chủ, tự quyết định đối với vấn đề địa phương làm cho tình trạng “xé rào” “xin – cho chế” tở chức hoạt đợng của quyền thành phố hiện trở thành một vấn nạn phổ biến Những giải pháp đề trình cải cách đởi mới quyền thành phớ thời gian tới cần hướng đến đảm bảo cho sự phát triển của thành phớ, cần phát huy tính sáng tạo, chủ đợng chịu trách nhiệm của quyền thành phớ trước nhân dân địa phương Chính vậy, việc áp dụng mơ hình tự quản thành phớ một nhu cầu tất yếu, khách quan đặt nước ta hiện Là giải pháp hiệu giải quyết cho Việt Nam trình tìm đường cho sự phát triển lâu dài bền vững của thành phố 75 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về chế độ tự quản thành phố và mô hình tổ chức chính quyền thành phố một số quốc gia châu Á, cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hành về mô hình tổ chức chính quyền thành phố và thực trạng về mô hình và tổ chức chính quyền thành phố nay, tác giả rút được các kết luận sau đây: Thứ nhất, tự quản thành phố là một mô hình tổ chức chính quyền địa phương được xếp vào thứ bậc cao về tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm, là mô hình tổ chức CQĐP dân chủ và đại Với lịch sử hình thành từ lâu đời mà khởi nguồn là các thành thị trung cổ châu Âu, nay, mô hình tổ chức tự quản thành phố trở nên phổ biến được áp dụng hầu hết các quốc gia giới và được xem là một thiết kế mẫu cho chế độ tự quản tự quản địa phương Tự quản thành phố là một hình thức thực quyền làm chủ của người dân thể chế dân chủ, bảo vệ quyền người một cách hiệu quả Bên cạnh đó, tự quản thành phố còn là một mô hình quản lý nhà nước hiệu quả Thứ hai, qua nghiên cứu về mô hình tự quản thành phố của một số quốc gia châu Á, có thể nhận thấy rằng, phân quyền là một yếu tố quan trọng thực chế độ tự quản thành phố của các quốc gia Các quốc gia thực phân quyền mạnh mẽ cho các thành phố với tiêu chí, vấn đề nào địa phương có thể đảm nhiệm và thực hiệu quả chính quyền trung ương thì chính quyền trung ương sẽ mạnh dạn giao cho địa phương thực hiện, đảm bảo cho tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thành phố tự quản Bên cạnh đó, các quốc gia đều tổ chức một chính quyền thành phố tinh gọn, ít tầng nấc trung gian nhằm đảm bảo hiệu quản cho công tác quản lý đô thị Đây là kinh nghiệm thiết thực mà Việt Nam cần tiếp thu quá trình đổi mới mô hình tổ chức chính quyền thành phố Thứ ba, các quy định của pháp luật Việt Nam hành về mô hình tổ chức chính quyền thành phố cũng thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Việt Nam còn nhiều vướng mắc, hạn chế mà nguyên nhân chính là bất cập các quy định của pháp luật hành về CQĐP nói chung và chính quyền thành phố nói riêng Điều này dẫn đến việc tiềm năng, mạnh của thành phố chưa được phát huy triệt để, tham gia của người dân địa phương và hoạt động của chính quyền thành phố là chưa tích cực Vì vậy, phương hướng, giải pháp trọng tâm cho vấn đề đổi mới mô hình tổ chức chính quyền thành phố mà tác giả đề là sau: 76 Một là, pháp luật Việt Nam cần hoàn thiện theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố Mỗi cấp chính quyền thành phố đều có được đầy đủ thẩm quyền để chủ động giải vấn đề phát sinh trực tiếp địa phương, được tự định công việc của địa phương và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc định đó Điều cần phải được xác định cụ thể các đạo luật Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoặc có liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố để đáp ứng yêu cầu này, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 về mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hai là, cần tiếp tục nghiên cứu và xây dựng một mô hình chính quyền đô thị khả thi, hiệu quả, đáp ứng được tinh thần của Hiến pháp 2013 về xây dựng chính quyền đô thị Mô hình chính quyền đô thị phải được xây dựng theo hướng tinh gọn, ít tầng nấc trung gian nhằm đảm bảo cho công tác quản lý của đô thị thành phố được tiến hành một cách linh hoạt, hiệu quả Ba là, cần quan tâm đến việc nghiên cứu về mô hình tự quản thành phố và kinh nghiệm của các nước áp dụng mô hình này Từ đó rút hạt nhân hợp lý để tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động chính quyền thành phố Việt Nam và tới tiến áp dụng mô hình tự quản thành phố Việt Nam thời gian tới Bởi lẽ, nước ta có nhu cầu và hoàn toàn có sở để áp dụng mô hình tự quản thành phố Việc áp dụng mô hình tự quản thành phố Việt Nam sẽ là biện pháp hữu hiệu thời điểm này giải cho nạn “xé rào” và “xin – cho chế” thành phố lớn nước ta Đồng thời, còn là mô hình đáp ứng được với yêu xây dựng một CQĐP dân chủ, bảo vệ quyền người hiệu quả Thứ tư, đổi mới mô hình tổ chức chính quyền thành phố là việc có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của chính quyền thành phố nước ta Đổi mới mô hình tổ chức chính quyền thành phố sẽ góp phần quan trọng đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và tăng cường lực quản lý của thành phố Chính quyền thành phố được trao một phạm vi thẩm quyền cần thiết sẽ kích thích phát triển kinh tế địa phương, đồng thời xây dựng được một bộ máy chính quyền thành phố phản ứng linh hoạt và có trách nhiệm Và cuối cùng, dù mô hình tổ chức chính quyền thành phố có thay đổi nào thì cuối cùng là chính quyền trung ương chứ không phải địa phương phải có trách nhiệm bảo đảm rằng công dân của họ, bất kể sống địa phương nào, dù giàu hay nghèo cũng đều phải được hưởng mức độ của thịnh vượng chung./ 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục văn pháp luật 1.1 Văn quy phạm pháp luật nước Báo cáo trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X tại Đại hợi đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng Báo cáo trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hợi đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng Hiến pháp nước Cợng hịa xã chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Luật Tổ chức quyền địa phương năm 2015 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định số lượng phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 Quy định tổ chức các quan chuyên môn thuộc UBND tình, thành phố trực thuộc trung ương Dự thảo Nghị định quy định tổ chức các quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 09/4/2018 của Bộ Nội vụ 1.2 Văn quy phạm pháp luật nước Hiến pháp Hàn Quốc năm 1948, sửa đổi năm 1987 Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 10 Hiến pháp Thái Lan năm 2007 11 Luật số 32/2004 của Indonesia về quản lý khu vực 12 Luật Tự quản địa phương Hàn Quốc năm 2007, sửa đổi năm 2011 13 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 Danh mục sách, viết liên quan 2.1 Sách, viết tiếng Việt 14 Phạm Kim Anh, Chế Mỹ Phương Đài (đồng chủ biên) (2014), Giáo trình Những quy định chung Luật Dân sự, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP Hồ Chí Minh 15 Trần Thị Minh Châu (2009), “Chế đợ tự quản địa phương của một số nước giới”, Tạp chí Tở chức nhà nước, (4) 78 16 Nguyễn Đăng Dung (2016), “Nghiên cứu về Luật Tổ chức quyền địa phương”, Tạp chí Luật học, (3) 17 Phạm Văn Điềm (2005), “Chính quyền địa phương Nhật Bản”, Tạp chí Tở chức Nhà nước, (3) 18 Bùi Xuân Đức (2007), “Tự quản địa phương: Vấn đề nhận thức vận dụng nước ta nay’’, Tạp chí Nhà nước Pháp luật, (1) 19 Bùi Xuân Đức (2016), “Luật Tổ chức quyền địa phương năm 2015 – Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (05) 20 Phạm Thị Giang (2017), “Một số vấn đề về tự quản địa phương”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (255) 21 Tạ Ngọc Hải (2007), “Kinh nghiệm tổ chức đô thị của mợt số nước”, Tạp chí Tở chức nhà nước, (4) 22 Nguyễn Thanh Hoa (2016), “Phân định thẩm quyền trung ương và địa phương luật tổ chức quyền địa phương”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (248) 23 Nguyễn Thị Hoàng (2007), “Tổ chức hoạt động của qùn thị mợt số nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (6) 24 Nguyễn Cảnh Hợp, Đỗ Minh Khơi (đờng chủ biên) (2013), Giáo trình Lịch sử nhà nước pháp luật thế giới, Nxb Hồng Đức – Hợi Luật gia Việt Nam, TP Hờ Chí Minh 25 Phan Hải Hồ, Bùi Nam Hồng (2017), “Những vấn đề đặt đối với chế quản lý hành thành phố Hờ Chí Minh thi hành Luật Tổ chức quyền địa phương năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (23/351) 26 Mai Thị Mai (2016), “Tính tự quản của địa phương – Sự ảnh hưởng đến mơ hình tổ chức qùn địa phương của Hoa Kỳ Trung Quốc’’, Tạp chí Ḷt học sớ, (7) 27 Lưu Tiến Minh (2011), “Những bất cập, hạn chế u cầu xây dựng mơ hình qùn đô thị tại thành phố trực thuộc trung ương”, Tạp chí Dân chủ Pháp luật, (9/234) 28 Hoàng Thị Tú Oanh (2017), “Tiếp tục hoàn thiện việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân daan chính quyền đô thị theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (262) 79 29 Nguyễn Như Phát (2002), “Mô hình chính quyền địa phương một số nước châu Á – Thái Bình Dương”, Tạp chí Nhà nước Pháp luật, (10) 30 Hùng Thắng, Thanh Hương và Bàng Cẩm (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thống kê, TP.Hờ Chí Minh 31 Ngũn Thị Thiện Trí (2007), Tở chức tự quản địa phương, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật thành phố Hờ Chí Minh 32 Ngũn Thị Thiện Trí (2014), “Tự quản địa phương và vấn đề bảo đảm quyền người, quyền công dân”, Tạp chí Nhà nước Pháp luật (12/268) 33 Nguyễn Thị Thiện Trí (2016), “Tự quản thành phố giới kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (2) 2.2 Sách, viết tiếng Anh 34 Cecep Effendi (2017), Idonesia’s deecentrlization policy after seventeen years: Two contending approaches, University of Muhammadiyah Jakarta, Indonesia 35 Chong Min Park (2006), Developing Local Democracy in South Korea: Challenges and Prospects, Korea University 36 Eunkyung Shin (2016), Decentralisation and Subnational Autonomy – Evidence from East and South Asia, Political Studies Association, UK 37 Fumio Nagai , Nakharin Mektrairat , Tsuruyo Funatsu (2008), “Local Government in Thailand—Analysis of the Local Administrative Organization Survey”, Joint Research Program Series, No.147 38 Jürgen Georg Backhaus (2012), Two Centuries of Local Autonomy, Springer New York Dordrecht Heidelberg London 39 Kayama Michihiro (2010), Local Government in in Japan, Council of Local Authorities for International Relations 40 Marko Kambic (2008), “Self-government and Autonomy of Statutory Municipalities in the Light of Historical Sources for the Provincial Capital of Ljubljana”, Lex Localis – Journal of local self-government, vol.6, No.4 41 Rachmad Erland Danny Darmawan (2008), The practices of decentralization in Indonesia and its implication on local competitiveness, University of Twente Enschede, the Netherlands 80 42 World Bank (2012), “Central-Local Government Relations in Thailand”, Thailand Public Financial Management Report, WB 43 World bank (2000), The cities in Transition, The International Bank for Reconstruction and Development, WB Danh mục trang Web tham khảo 44 www.en.wikipedia.org 45 www.en.oxforddictionaries.com 46 www.nationalgeographic.org 47 paperroom.ipsa.org 48 www.unstats.un.org 49.www.unicef.org 50 www.web-japan.org 51 www.nif.mof.gov.vn 52 www.unescap.org 53 www.s-space.snu.ac.kr 54 www.sydney.edu.au 55 www.countrystudies.us 56.www.khpl.moj.gov.vn 57 www.tcnn.vn 58 www.nhandan.com.vn 59 www.news.zing.vn 60 www.vietnamnet.vn 61 www.asiafoundation.org 62 www.cafeland.vn 63 www.nld.com.vn

Ngày đăng: 12/10/2023, 18:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan