Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu n
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
LICH SU DANG CONG SAN VIET NAM
BAI TAP LON QUÁ TRÌNH HOÀN CHINH DUONG LOI CACH MANG DAN TOC DAN CHỦ NHÂN DÂN TỪ CUONG LINH CHINH TRI DAU TIEN DEN CHÍNH
CUONG DANG LAO DONG VIET NAM
GVHD: DAO THI BICH HONG
LOP L12 NHOM 15
Trang 2BAO CAO PHAN CONG NHIEM VU VA KET QUA
THUC HIEN DE TAI CUA TUNG THANH VIEN NHOM 15
NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)
Trang 3MỤC LỤC
2 Nhiệm vụ của đề tai: 3
Chwong 1 BOI CANH LICH SỰ VIỆT NAM DƯỚI CHÍNH SÁCH THÓNG TRỊ, KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ CƯƠNG LĨNH
1.1 Bối cảnh lịch sử trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 4 1.2 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên14
Chương 2 LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRI VA SU HOAN CHINH DUONG LOI CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930 - 1945) -°- «se = 19
2.1 Luận cương chính trị 19 2.2 Sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1939 đến
Chương 3 CHINH CUONG DANG LAO DONG VIET NAM VÀ SỰ HOÀN CHINH DUONG LOI CACH MANG DAN TOC DAN CHU NHAN DAN 30
3.1 Bối cảnh lịch sử và nội dung Chính cương Dang Lao động Việt Nam 30 3.2 Sự bố sung, hoàn chỉnh đường lỗi cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trước ách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp thì từ cuối thế kỉ XIX đến mãi đầu năm 1930, các phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra với ngọn cờ phong kiến và tư sản đều không thế thành công Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước thực chất là cuộc khủng hoảng về sự lãnh đạo cách mạng của một giai cấp tiên tiễn mà đại biểu là chính đảng cách mạng Đất nước trong cơn bề tắc, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra
di tim đường cứu nước, Người đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tô chức đề thành lập Đảng của giai cấp công nhân
và dân tộc Việt Nam
Đảng ra đời và việc xác định và hoàn thành con đường phát triển của cách mạng có
ý nghĩa quyết định đến đến sự thành công của cách mạng Việt Nam Đảng ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên nhưng sau đó, cương lĩnh này bị thủ tiêu Như vậy, từ khi
Đảng ra đời đến năm 1951, diễn ra cả một quá trình Đảng liên tục khái quát thực tiễn, bổ
sune mặt lý luận, cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng đề có thể hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Cao hơn nữa là hoàn chỉnh cách mạng dân tộc giải phóng nhân dân
Và thực tiễn, đường lối Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chính là sự bổ sung hoàn chỉnh các cương lĩnh trước đây của Đảng Do vậy, việc làm rõ quá trình Dang hoan chỉnh đường lối Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, bao hàm cả thang lợi Cách mạng tháng tám, kháng,
chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và cả hiện nay
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam: Từ chỗ khủng hoảng về đường lối cứu nước, đã xác lập một đường lối cứu nước đúng đắn, sáng tạo; Từ chỗ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo, đã xác định được giai cấp đủ sức lãnh đạo cách mạng; Từ chỗ chưa có phương hướng thống nhất, cách mạng Việt Nam đã có sự xác định rõ ràng về phương hướng; Gắn
Trang 5liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; Gắn cách mạng cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới; Đưa phong trào yêu nước sang giai đoạn phát triển mới
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển mới đạt được nhiều thành tựu: Đảng từng bước khắc phục hạn chế trong đường
lối cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1931-1935, tăng cường lực lượng cách mạng và
mở rộng trận địa cách mạng Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Đảng lãnh đạo quần chúng và các đoàn thê vào những tô chức khác nhau với nhiều hoạt động đa dạng, xây dựng một đội quân chính trị hùng hậu Đội ngũ cán bộ, Đảng viên có sự phát triển nhanh chóng về số lượng, được rèn luyện và trưởng thành Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa, đi từ khởi nghĩa từng phân tiến lên chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, lật đô ách thông trị của chủ nghĩa đế quốc, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Tuy nhiên Đảng vẫn còn nhiều hạn chế từ năm 1930 nền kinh tế bước vào giai đoạn
suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ nông nghiệp Pháp tăng cường bóc lột, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp sâu sắc Sau khi khởi nghĩa Yên Bái bị thất bại, chính quyền thực dân tiễn hành chiến dịch khủng bố đã man những người yêu nước, làm mâu thuẫn và tình trạng bất ôn trong xã hội gia tăng Khi luận cương ra đời vẫn còn nhiều hạn chế Luận cương không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc dia, coi trọng vấn đề chống phong kiến không phù hợp với cách mạng Việt Nam Không đề ra được mối liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh dân tộc và bọn tay sai Đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp tầng lớp khác do đó không lôi kéo được bộ phận
có tính thần yêu nước Do những người lãnh đạo nhận thức máy móc, p1áo điều về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trone xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam Không nắm được đây đủ đặc điểm tình hình xã hội và giai cấp ở Việt Nam Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khuynh hướng “tả” trong Quốc Tế Cộng sản
Các thế lực thủ địch luôn tìm cách chống phá cách mạng, mục tiêu của họ là thủ tiêu Chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, mà trọng tâm là Việt Nam Đặc biệt trone công cuộc cách mạng hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Việt Nam hiện nay, trong, bối cảnh các thế lực thù địch luôn tìm cách đề làm cho Việt Nam bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra câu hỏi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thực tiễn như thế nào dé
2
Trang 6phù hợp với hiện tại Như vậy, việc nghiên cứu về quá trình Đảng hoàn chỉnh đường lỗi
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là hết sức cần thiết
Tóm lại, thực hiện nghiên cứu tốt quá trình hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc góp phân bởi đắp nhận thức từ thực tiễn Việt Nam Đó là những quy luật được đúc kết từ quá trình đầu tranh gian khô, qui luật của cách mạng giải phóng dân tộc, qui luật đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Và từ nhận thức những øì đã diễn ra trong quá khứ, hiểu rõ hiện tại và dự báo tương lai của của công cuộc xây dựng đất nước hiện nay
Vì vậy, nhóm chọn chọn đề tài: “Quá ứình hoàn chỉnh đường lỗi Cách Mạng
Đân Tộc Dân Chủ Nhân Dân từ Cương Lĩnh Chính Trị đầu tiên đến Chính Cương
Đảng Lao Động Việt Nam” làm bài tập lớn đê kết thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Nhiệm vụ của đề tài:
Một là, làm rõ được đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Hai là, phân tích được nội dung của Luận cương chính trị với những ưu điểm và hạn chế và quá trình khắc phục hạn chế về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng
Ba là, làm rõ nội dung của Chính cương Đảng Lao động Việt Nam và sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng
Bốn là, làm rõ giá trị của việc hoàn chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỰ VIỆT NAM DƯỚI CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ, KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ CƯƠNG LĨNH
CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
1.1 Bối cảnh lịch sử trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1.1 Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản từ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930
Một là, khái quát bối cảnh thế giới cuối thế ký XIX, đầu thế kỷ XX
Sự chuyến biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyền từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đề quốc) Các nước đề quốc bên trong thi tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức các dân tộc thuộc địa Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày cảng gay gắt, phong trào đầu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa
Ngày 1-8-1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nỗ gây ra những hậu quả đau thương cho nhân dân các nước, đồng thời làm cho chủ nghĩa tư bản suy yếu và tăng mâu thuẫn giữa các nước tư bản để quốc, tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ
Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giảnh được thắng lợi Tháng 3-1919, Quốc
tế Cộng sản được thành lập Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản thúc đây sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con
4
Trang 8đường giải phong các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác — Lénin
và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Anh hưởng của chủ nghĩa Mác — Lênin
Kế từ khi chủ nghĩa Mác — Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trảo công nhân phát triển mạnh theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra
Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ nghĩa Mác — Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Hai là, Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đánh dấu bằng phát súng đầu tiên trên bán đảo Sơn Trà, tỉnh Đà Nẵng và từng bước thiết lập bộ máy thống trị
Về chính trị, thực dân Pháp thị hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đàn áp đẫm máu các phong trao va hành động yêu nước của người Việt Nam, mọi quyền tự đo bị cắm Chúng chia rẽ
ba nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực
hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng
Về kinh tế, thực đân Pháp cầu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài nguyên, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thong, bén cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa
Về văn hóa, thực dân Pháp tiễn hành chính sách ngu dân, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiền bộ trên thế ĐIỚI, khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu
Tóm lại, ta có thê thấy, thực dân Pháp đã xâm lược một cách “triệt để”, tác động toàn diện đến tình hình kinh tế, chính trị, tư tưởng ở Việt Nam Chúng đã thành công biến nước ta thành một quốc gia thuộc địa nửa phong kiến để vừa đem phương thức sản xuất của chúng áp đặt lên nước ta và lợi dụng sự phong kiến lạc hậu của Việt Nam dé dé bé cai
Trang 9trị Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt Phân lớn giai cấp địa chủ cầu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nông dân; một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép nên đều căm phẫn thực dân Pháp
Do đó, xuất hiện các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam lúc này, một bên là nông dân với
giai cấp địa chủ và phong kiến, bên còn lại là giữa toản thế nhân dân Việt Nam với thực
dân Pháp xâm lược Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến tuy lâu đời
nhưng cũng không gay gắt vì thực tế ca hai đều có số lượng của cải không chênh lệch quá
nhiều và đều chịu ảnh hưởng nặng nễ từ của xâm lược của thực dân Pháp, kẻ thù chung của toàn thể dân tộc
Do vậy, thực tiễn ở nước ta lúc bấy giờ đã đặt ra hai nhiệm vụ: Chống đề quốc, giành lại độc lập cho dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến để phát huy quyền dân chủ cho người dân Trone hai nhiệm vụ ay, viéc chéng dé quốc được đặt lên hàng đầu vì ngay nao còn chịu đựng dưới ác cai trị của thực dân Pháp thì ngày đó nhân dân Việt Nam còn đói khỏ, còn lầm than, còn phải chịu kiếp nô lệ Chế độ phong kiến tuy còn tồn tại nhưng đã suy yếu nặng nề, mất đi sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và phải làm bù nhìn cho
thực dân Pháp sai khiến Khi giành độc lập dân tộc xong, phải dứt khoát xóa bỏ chế độ phong kiến, đồng nghĩa với việc phải lựa chọn con đường phát triển mới cho đất nước
Đấy là sứ mệnh lịch sử đặt ra cho tất cả các giai cấp trong xã hội Việt Nam
Ba là, phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến
Ngay từ cuối thế ký XIX, khi triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký các hiệp ước Hác- Măng năm 1883 và Pa-tơ-nốt năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp song phong trào chống
thực dân Pháp vẫn diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là phong trào Cần Vuong (1885-
1896) Đây là một phong trào đấu tranh vũ trang do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
phát động, chia làm hai giai đoạn
Giai đoạn một từ năm 1885 đến 1888, là giai đoạn phong trào Cần Vương đặt dưới
sự chỉ huy tương đối thống nhất của triều đình Mở đầu là các cuộc nồi dậy của Văn Thân Nghệ An và Hà Tinh va sau đó liên tục các cuộc nỗi day o Quang Binh, Quang Tn, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, nên thời kỳ này phong trào nỗ ra rằm rộ tại các tỉnh Bắc và
Trang 10Trung Bộ Khi vua Hàm Nghỉ bị bắt ngày 1/11/1888, phong trào vẫn tiếp tục kéo dài đến cuối thê ký XIX
Giai đoạn hai từ năm 1888 đến 1896, phong trào Cần Vương không còn đặt dưới sự lãnh đạo của triều đình kháng chiến nữa nhưng vẫn tiếp tục được duy trì và quy tụ xung quanh những cuộc khởi nghĩa lớn như: Khới nghĩa Ba Đình do Đốc học Phạm Banh và Định Công Tráng lãnh đạo, khởi nphĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật với lối đánh du kích, biến hóa phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩa quân Bãi Sậy gây cho quân Pháp nhiều tổn thất Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghia Hương Khê Kế thừa cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Lê Ninh ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, đã đưa cuộc khởi nghĩa này lên tầm vóc lớn nhất thời Cần Vương
Bên cạnh phong trào Cần vương, còn có Phong trào yêu nước của nhân dân (1884- 1913) Nỗi bật trong phong trảo nảy là cuộc khởi nghĩa Yên Thé, tỉnh Bắc Giang Trong khoảng thời gian từ năm 1884 đến 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ
huy của Dé Nắm Trong khoảng thời gian từ năm 1893 đến 1908, nghĩa quân vừa xây
dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám Từ 1909 đến 1913, Pháp tập trung lực lượng tân công Yên Thẻ, lực lượng nghĩa quân hao mòn Ngày 10/ 2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã
Nhìn chung, những phong trảo trên đều diễn ra mạnh mẽ, thê hiện truyền thống yêu
nước và khí phách anh hung cua dân tộc, dựa vào uy tín của vua để nhằm khôi phục chế
độ phong kiến Tuy vậy, cả hai đều thất bại, nguyên nhân khách quan là do tiềm lực quân
sự, kinh tế của ta và địch chênh lệch quá lớn Nguyên nhân chủ quan có thể kê đến như sau: Thiếu tư tưởng đúng đắn dẫn đường, mục tiêu đặt ra tuy đánh đuổi thực dân Pháp nhưng lại không nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến đã suy tàn Bên cạnh đó, lực lượng
kháng chiến khi ấy chủ yếu là nông dân, những người quanh năm chỉ làm việc với ruộng
đất Họ không đủ kiến thức đề có thê tự mình lãnh đạo và dẫn dắt cuộc kháng chiến đến với thăng lợi Cuối cùng, những cuộc khởi nghĩa tuy diễn ra sôi nổi nhưng lại rời rạc, dễ dang bj dap tắt bởi quân đội hùng hậu của thực dân Pháp Từ những nguyên nhân kê trên,
ta thấy được con đường cách mạng theo chủ nghĩa phong kiến là con đường sai lầm Yêu cầu đặt ra lúc này là phải có tô chức lãnh đạo với vốn tri thức và khả năng quy tụ quần chúng nhân dân để đưa ra phương án đấu tranh hợp lí, từ đó tiến tới con đường giải
7
Trang 11phóng dân tộc Do đó các nhà yêu nước tiến bộ chủ trương một khuynh hướng đấu tranh mới đó là khuynh hướng chính trị tư sản
Bốn là, phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản
Đâu thê ký XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiễn bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế ký XX có sự phân hóa thành 2
xu hướng:
Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu (1867-1941) với chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuôi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc Phát động phong trào Đông Du đưa du học sinh Việt Nam sang Nhật học tập Chọn Nhật
vì đây là quốc gia “đồng văn, đồng chủng”, nền kinh tế phát triên mạnh, hùng mạnh về quân sự Năm 1908, thực dân Pháp đã câu kết với Nhật chống phá phong trào đông du Bắt tay với Pháp, ít lâu sau chính phủ Nhật đã trục xuất những người yêu nước Việt Nam
và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản Đến năm 1909, phong trào đông du tan rã Đại diện cho khuynh hướng cải cách là Phan Châu Trình, với chủ trương vận động, cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước cho nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân trí, hậu đân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang cầu viện nước ngoài,
cầu xin Pháp đến khai hóa cho VN Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung
Kỳ nỗ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đản áp đữ dội Phan Châu Trinh
cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội đã khởi
xướng phong trào chống thuế nên đều bị bắt, phong trào đi đến thất bại
Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt nam còn nhiều phong trào đấu tranh khác như: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907); Phong trào “tây chay Khách trú” (1919); Phong trào chống độc quyền xuất nhập ở cảng Sài Gòn (1923); đấu tranh trone các hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố đòi cải cách tự do dân chủ Tuy diễn ra hết sức sôi nổi nhưng các phong trào trên cũng dần dân bị dap tat
Ta có thé thấy, tuy thất bại nhưng lịch sử không thể chối bỏ tính thần yêu nước cũng như tư tưởng tiến bộ của một bộ phận sĩ phu yêu nước thời bây giờ Chủ trương bạo động tập hợp nhân dân đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập tự do của các vị lãnh đạo là
8
Trang 12hoàn toàn đúng đắn Tuy vậy, việc trông đợi vào sự trợ p1úp của bọn tư bản hiếu chiến,
tham lam là không đúng bởi bản chất chúng là quân chuyên đi xâm lược các nước khác,
vẫn có ý định lăm le chiếm Việt Nam Phong trào Đông Du tuy that bại nhưng đã thắp lên ngọn lửa khởi đầu cho các phong trào cách mạng về sau, nhiều thanh niên du học của phong trào Đông Du sau này đã trở thành những hat nhan trong công cuộc giải phóng dân tộc Phong trào Duy Tân có ý nghĩa giúp khơi dậy lên tư tưởng tiến bộ, tấn công mạnh
mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu và bảo thủ nhằm làm thay đổi chế độ tư tưởng phong kiến Từ đó, ta rút ra được nguyên nhân thất bại, đó là các phong trào tuy đã có lãnh đạo trí thức nhưng diễn ra lẻ té, không có được sự đoàn kết toàn dân cũng như không cân bằng sức mạnh trị thức và vũ trang nên dẫn đến việc dễ dàng bị thực dân Pháp đàn áp Bên cạnh đó, các phong trào ấy đều quá phụ thuộc vào người lãnh đạo, đề rồi khi người lãnh đạo bị bắt họ liền như con rắn mất đầu, đi đến thất bại nhanh chóng Điều này cho thấy cách mạng của Việt Nam đang đứng trước khủng hoảng về đường lối cứu nước
và giai cấp lãnh đạo Van dé đặt ra là phải lựa chọn phương pháp làm cách mạng hợp thời đại và có đường lối cách mạng đúng đắn, từ đó dẫn đến sự ra đời của con đường mới, phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
1.1.2 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và những yêu cầu đặt ra đối với cách mạng Việt Nam
Một là, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường Cách mạng vô sản
Những năm đầu thế ký XX, cách mạng Việt Nam đứng trước những thách thức mới,
đó là tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn Con đường phong kiến, khuynh hướng tư sản từng bước dẫn dắt phong trào cách mạng nước ta đi lên nhưng cuỗi cùng đều thất bại Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước Người đã bôn ba khắp năm châu, và bước đầu có những nhận thức về bạn và thù Năm 1917, Cách mạng
Tháng Mười Nga giảnh thăng lợi, chủ nghĩa Mác - Lê nin đã trở thành hiện thực Cách
mạng Tháng Mười đã nêu tắm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức Thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và những chính sách tiến bộ của nó thực sự đem lại lợi ích cho đông đảo quần chúng nhân dân, đem lại hòa bình tự do cho con người Nó chứng tỏ được sự tiến bộ của hình thức cách mạng này Từ những nhận thức đó Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu tin theo Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga
Trang 13Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đăng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biếu như Cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), nhưng cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thê đưa lại độc lập và hạnh phúc thật sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cách mạng tháng mười nga 1917 Người rút ra kết luận:
“Trong thế giới bấy giờ chỉ có Cách mệnh Nøa là thành công, và thành công đến nơi, nehĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”
Đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản Việc Bác lựa chọn con đường cách mạng vô sản cũng xuất phát từ tình hình của cách mạng nước ta lúc đó, cũng như từ yêu cầu của cách mạng, đó là: Nhiệm vụ dân tộc nhằm đánh đuôi thực dân pháp, giành lại độc lập cho dân tộc và nhiệm vụ dân chủ nhằm đánh đỗ chế độ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân Trong hai nhiệm vụ trên, nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng, nhất Con đường giải phóng dân tộc phải thực hiện được cả hai nhiệm vụ đó
Hai là, Nguyễn Ái Quốc chuân bị tư tưởng phương pháp thành lập đảng Cộng sản Việt Nam
Trước hết, Nguyễn Ai Quốc tích cực chuẩn bị về tư tưởng Khi cách mạng tháng
Mười Nga thành công tác động sâu sắc đến tình hình chính trị thế giới, năm 1919,
Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp và cũng năm đó, Người viết Bản Yêu sách của nhân dân An Nam, gửi tới Hội nghị Véc-xaI, tố cáo những chính sách cai trị thâm độc của thực dân Pháp, đòi hỏi các quyền tự do, đân chủ và bình đẳng cho dân tộc
Việt Nam Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III, thành lập Đảng Cộng sản Pháp Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một
số nhà cách mạng các nước thuộc địa thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo “Người cùng khổ” Người viết nhiều bài trên các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Chính những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã nâng cao chuyến biến về tư tưởng trong lực lượng yêu nước bây giờ, nhận thấy bản chất thực dân Pháp, thức tỉnh nhân dân
bị áp bức đấu tranh giải phóng dân tộc
Song song với đó, xuất phát từ chiều sâu đặc điểm xã hội Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, Nguyễn Ái Quốc tích cực nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin
10
Trang 14dưới góc độ phát triển và sáng tạo, dần hình thành một hệ thống luận điểm chính trị bước đầu, được hệ thống trong cuốn “Đường Kách mệnh” Cuốn sách đã xác định những luận điểm về mục tiêu cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng, đảng cách mạng đã định hình “mô hình” cho đường, lối chính trị của một cuộc cách mạng vô sản mang tính chất giải phóng dân tộc, giai cấp ở Việt Nam Cuốn sách đã được Người đưa vào giảng dạy cho đội ngũ cán bộ tiền thân của Đảng ở Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trong những năm 1925-1927 tai Quang Chau — Trung Quốc đã hình thành tư duy chính trị mới cho những người thanh niên Việt Nam, đấu tranh giải phóng dân tộc theo lý tưởng mới, con đường mới — con đường cách mạng vô sản theo Chủ nghĩa Mác - Lé nin
và Cách mạng tháng Mười Nga
Đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập và xây dựng những tô chức tiền thân chuẩn
bị cho những chi bộ cộng sản đầu tiên của Đảng Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, tháng 2-1925, Người thành lập nhóm Cộng sản đoàn, 4 tháng sau, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà nòng cốt là nhóm Cộng sản đoàn trước đó Hội đã công bố chương trình, điều lệ, xây đựng hệ thống tổ chức Đề xây đựng
và phát triển Hội về mọi mặt, Người đã cử cán bộ đi học ở Trường Đại học Cộng sản phương Đông (Liên Xô), Trường Quân chính Hoàng Phố (Trung Quốc), xuất bản tờ báo Thanh niên, thực hiện phong trào “vô sản hóa” đưa cán bộ đã được đảo tạo về nước hoạt động nhăm xây dựng cơ sở của Hội, rèn luyện Hội viên và tập hợp quân chúng
Ở đây ta có thê thấy, quan điểm của Hỗ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc chính là việc tập hợp được tất cả các lực lượng quần chúng từ tầng lớp sĩ, công, nông, thương, đặc biệt là đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công - nông để tiến hành cuộc đầu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, đi theo con đường cách mạng vô sản Song song với việc tiếp thu những tư tướng, lý luận sắc bén của chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã vận dụng chúng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc để đưa ra những đường lỗi đúng đắn đối với cách mạng nước ta Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nhân mạnh vai trò của việc đoàn kết với phong trảo cách mạng vô sản quốc tế, không để chủ nghĩa tư bản có điều kiện cô lập phong trào giành độc lập và dập tắt chúng như các
phong trào theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản
Ba là, phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản
11
Trang 15Phong trào công nhân những năm 1919-1925 đã có bước phát triển mới so với trước
chiến tranh thế giới lần thứ nhất Hình thức bãi công đã trở nên phô biến, diễn ra trên quy
mô lớn hơn và thời gian dài hơn Tiêu biêu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son
(Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng tô chức (1925) và cuộc bãi công của công nhân nhà máy
sợi Nam Định ngày 30/4/1925, đòi chủ tư bản phải tăng lương, phải bỏ đánh đập, giảm đuôi thợ Tuy nhiên đây chỉ là các phong trào tự phát, thường có quy mô nhỏ hẹp do sự yếu thế của giai cấp công nhân và chưa có chủ trương cách mạng đúng đắn
Trong những năm 1926 - 1929, phong trào công nhân chuyên sang hình thức tự
giác, đã có sự lãnh đạo của các tổ chức như Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời từ năm 1929 Từ năm 1928 đến năm 1929, có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trong toàn quốc Các cuộc đâu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1926 - 1929 mang tính chất chính trị rõ rệt Mỗi
cuộc đầu tranh đã có sự liên kết giữa các nhà máy, các ngành và các địa phương Phong
trào công nhân có sức lôi cuốn phong trào dân tộc theo con đường cách mạng vô sản Cũng vào thời gian này, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào nông dân diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước, dân cảy cũng đã tỉnh dậy, chống đề quốc và
địa chủ rất kịch liệt Năm 1927, nông dân làng Ninh Thanh Lợi (Rạch Giá) đấu tranh
chống bọn thực dân và địa chủ cướp đất, đòi chia ruộng công Phong trào nông dân và công nhân đã hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến
Tom lại, ta có thê thấy, khác với những phong trào trước đó, phong trào vô sản diễn
ra ngày càng mạnh mẽ và dân dần có tô chức lãnh đạo đủ trí thức và cái nhìn thực tế chứ
không phụ thuộc vào một cá nhân lãnh đạo như trước Đặc biệt, các phong trào đấu tranh chuyền từ tự phát sang tự giác, có mục đích đấu tranh về cả kinh tế và chính trị rõ ràng Quy mô của phong trào đã lan rộng ra khắp cả nước, kết hợp giữa phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thời điểm này
đã đặt ra nhiệm vụ phải tìm được tô chức lãnh đạo cao hơn, phải xây dựng một đội ngũ lãnh đạo thống nhất tư tưởng, triển khai phương án chiến đâu hiệu quả, nhất là khi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã dần không còn đủ khả năng lãnh đạo Đứng trước tình hình đó, sự ra đời của các tô chức cộng sản lớn ở Việt Nam đã trở thành xu thê tất yêu Bồn là, sự ra đời của các tô chức cộng sản ở Việt Nam
12
Trang 16Năm 1929 Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản Các tô chức hoạt động trong tính thần chiến đâu, dành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước Mỗi tổ chức lại có định hướng triển khai đường lỗi, phương thức đấu trang riêng, mở ra giai đoạn nhận thức, hành động vì độc lập, tự do dân tộc
Vào cuối tháng 3 năm 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên ở Bắc Kỳ đã tiến hành cuộc họp tại số nhà SD phố Hàm Long, Hà Nội để thành lập ra Chí bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam Trong đó phải kế đến hai cái tên nội trội là Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh Chị bộ gồm có 7 thành viên, tích cực tiễn hành các phương án chuân bị đề tiến đến thành lập một Đảng cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên diễn ra vào tháng 5 năm 1929 Trong đó, các đoàn đại biêu được tham gia đóng góp đề xây dựng tô chức Đảng Khi kiến nghị của minh đưa ra không được chấp nhận thì đoàn đại biểu Bắc
Kỳ đã rút khỏi hội nghị Sau khi về nước, họ đã kêu gọi công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác ủng hộ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản
Thành lập Đông ương cộng sản đảng
Đến 17/6/1929 đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miễn Bắc họp đại hội, quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng Đây là tô chức Đảng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Bắc Kỳ và Trung Kỳ Thông qua tuyên ngôn, điều lệ và thành lập ra báo “Búa Liềm” làm cơ quan ngôn luận của Đảng
Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng đã tạo đà trực tiếp với sự ra đời các tổ chức cộng sản tiếp theo Day là tô chức Đảng được thành lập đầu tiên có quy mô, phạm
vi tác động lớn Đảng ra đời không chỉ có nhằm hoạt động tại nước ta, mà còn là dành độc lập cho 3 nước đông dương Qua đó các ý nghĩa tô chức, hoạt động của Đảng được
đề cao và học tập trong cả nước
Thành lập An Nam cộng sản đảng
Đến tháng 7 năm 1929 thì tổng bộ thanh niên củng kì bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên đã quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng Có thê thấy, Đảng nay chỉ ra đời sau khoảng một tháng, nhằm phát huy và thúc đây tính thần dân tộc sôi nỗi
13
Trang 17hơn An Nam cộng sản đảng cũng cho ra đời tờ “Báo đỏ” tại Hương Cảng, Trung Quốc
đề tuyên truyền
Như vậy sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng Trong đó, các Đảng có phạm
vi tác động và hoạt động tương đối độc lập
1hành lập Đông [ương cộng sản liên đoàn
Xuất phát từ xu hướng đó, các đảng viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng cũng tách ra đề thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn Tổ chức Đảng này hoạt động
chủ yếu ở Trung Ki
Kết luận: Ta có thể thấy được những ý nghĩa quan trọng của việc thành lập ba tổ chức cộng sản này, đó là: Cột mốc đánh đấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam Các cuộc đấu tranh, kháng chiến có quy mô lớn hơn, sự chuân bị kỹ càng hơn Đảm bảo cả về phương án, cách thức và lực lượng, trang bị, dan dan thé hiện tính tổ chức cao trong quản lý, lãnh đạo Và cuối cùng, đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho
sự thành lập của một chính đảng vô sản ở Việt Nam Mỗi tổ chức Đảng cho thấy ý chí cũng như lý tưởng hoạt động giống nhau Do đó mà sự hợp nhất sẽ giúp đảm bảo về cả vật chất va tính thần Làm nên sức mạnh tập chung, đoàn kết của dan téc ta
1.2 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên
1.2.1 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Cuối năm 1929, trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, những người làm cách mạng Việt Nam trong các tổ chức Cộng sản đã nhận thấy được phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tinh trạng chia rẻ của các phong trào Cộng sản ở Việt Nam lúc bây giờ Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản,
ngày 23/12/1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hồng Kông (Trung Quốc) triệu tập đại biểu để tiến hành hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất ở Việt
Nam
Hội nghị diễn ra từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, đã quyết định hợp nhất các tổ chức
Đảng: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu ra năm điểm lớn cần thảo luận và thống nhất:
14
Trang 18“1, Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác thống nhất các nhóm cộng, sản Đông Dương
2 Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam
3 Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng
4 Định kế hoạch thực hiện việc thong nhat trong nước
5 Cử một Ban Trung ương lâm thời ”
Hội nghị thảo luận, tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thông qua các văn kiện quan trọng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam Những văn kiện này là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện lúc bấy gio cua cach mang Viet Nam
Hội nghị xác định rõ tôn chỉ mục đích của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức
ra đề lãnh đạo quần chúng lao khô làm giai cấp tranh đầu đề tiêu trừ tư bản để quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản” Quy định điều kiện vào Đảng: là những người
“tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái tranh đấu
và đám hi sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ
phận đảng”
Đến ngày 24/2/1930, việc thông nhất các tô chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất được hoàn thành với Quyết định của Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc có giá trị như một Đại hội Đảng Đây là bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lỗi cách mạng Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Mở đầu Lời kêu gọi, Người viết: “Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng nước ta, tôi đã
hoàn thành nhiệm vụ.”
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lỗi cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng
15
Trang 191.2.2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: từ việc phân tích thực trang va mẫu thuẫn trong xã hội Việt Nam — một xã hội
thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam trong đó có công nhân, nông
dân với để quốc ngày cảng gay gắt cần phải giải quyết, đi đến xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thô địa cách mạng, để tiến tới xã hội cộng sản” Như vậy mục tiêu chiến lược được nêu ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã làm rõ nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong
phạm trù của cách mạng
Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam được xác định là: “Đánh dé
đề quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam duoc hoan toan déc lập” Cương lĩnh xác định: Chống để quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giảnh độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trone đó chống đề quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu, còn nhiệm vụ chống phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày sẽ thực hiện từng bước, nhằm tập trung vảo kẻ thù chính là bọn để quốc xâm lược và bọn phong kiến tay sai
Nhiệm vụ của cách mạng xác định rõ:
Về chính trị: đánh đô đế quốc Pháp và phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông bính, tô chức quân đội công nông
Về kinh tế: tịch thu sản nghiệp lớn của tư bản để quốc chủ nghĩa Pháp giao cho
Chính phủ công nông binh; tịch thu toàn bộ ruộng, đất của bọn đề quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho đân cảy nghèo; mở mang công nghiệp, nông nghiệp, miễn thuế cho dân cay nghéo
Về văn hóa - xã hội: đân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, ca phô thong giao duc theo công nông hóa
Xác định lực lượng cách mạng: tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, giai cấp nông dân — đây là lực lượng cơ bản, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước đề tập trung chống đề quốc vả tay sai, phải đựa vào dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất Hết sức liên lạc với tiêu tư sản, tri thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt, đề kéo
16
Trang 20ho đi vào phe vô sản giai cấp Còn đối với bọn phú nông, trung, tiêu dia chu va tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập Đây là cơ sở của tư tưởng chiến lược đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước và các tổ chức yêu nước, cách mạng, trên cơ sở đánh giá đúng đắn thái độ các giai cấp phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam
Về phương pháp tiến hành giải phóng dân tộc, Cương lĩnh khẳng định phải bằng
con đường bạo lực cách mạng của quân chúng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thỏa hiệp: “không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản ánh một cách súc tích những luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ; thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong việc đánh gia đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX, nêu rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam, đánh giá một cách đúng đắn thái độ các giai cấp xã hội với nhiệm vụ giải phóng dân tộc
Từ đó, đã xác định được đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định được phương pháp cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng đề thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã phản ánh những vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã đặt
ra yêu cầu rất bức thiết lúc bấy giờ là độc lập dân tộc thì phải lựa chọn một con đường
phát triên mới cho đất nước
17
Trang 21Đứng trước tình hình như vậy, phong trào yêu nước Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến Đó là những lúc mà những nhà yêu nước Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng hệ tư tưởng phong kiến đề chống lại thực dân Pháp Nhưng bởi vì lúc nay, thực tiễn đặt ra yêu cầu là phải xóa bỏ đi chế độ phong kiến, cho nên việc tiếp tục lựa chọn hệ tư tưởng phong kiến để chống lại thực dân Pháp đã không thành công, và sau đó
hệ tư tưởng tư sản du nhập vào Việt Nam nhưng cũng không thành công Điều đó chứng
tỏ rằng độc lập dân tộc ở Việt Nam không thê gắn với chủ nghĩa phong kiến cũng như chủ nghĩa tư bản
Sau đó, phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ra đời và kéo theo những yêu cầu đặt ra với cách mạng Việt Nam cần được giải quyết Sự chuẩn bị của Người về cách mạng giải phóng dân tộc dé truyén vào Việt Nam làm cho cách mạng Việt Nam mới phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản Với nhu cầu cấp bách đó thì Nguyễn Ái Quốc
đã tổ chức Hội nghị thành lập Đảng diễn ra từ ngày 6 tháng 1 đến 7 tháng 2 năm 1930
Sự ra đời của Cương lĩnh trính trị đầu tiên của Đảng đã góp phần không nhỏ trong
công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc việc xác định rõ mục tiêu tiêu, nhiệm vụ, lực lượng, phương pháp và vai trò của Đảng, Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã vạch ra đường lối chiến lược cũng như mở ra một con đường mới cho cách mạng Việt Nam trở nên toàn diện, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đâu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các tô chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thê dân tộc
Như vậy, chúng ta đã phân tích và làm rõ được các lí do dẫn đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng trong bối cảnh đất nước chịu chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
18
Trang 22Chương 2 LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ VÀ SỰ HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH
MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930 - 1945)
2.1 Luận cương chính trị
2.1.1 Bối cảnh ra đời Luận cương chính trị
Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua Hội nghị thành lập Đảng là cương lĩnh
đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thê phát trién của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thắm nhuần tỉnh thần dân tộc Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất dé giành chính quyền về tay chân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh nay
Tuy nhiên, những quan điểm dung đắn của Cương lĩnh lại chưa được Quốc tế Cộng sản công nhận Nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toản phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thê dẫn tới sự giải thích khác nhau, song voi su bỗ sung của Luận cương Chính trị được thông qua tại Hội nphị lần thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được hoàn thiện hơn Tháng 4 năm 1930, Trần Phú về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng (tháng 7), sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương Ông được giao soạn thảo Luận cương Chính trị về vấn đề cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương Đề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng, Hội nghị lần
thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng 10/1930 được triệu tập Hội nghị thông
qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo
2.1.2 Nội dung của Luận cương chính trị
Nội dưng: Xác định mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào
và Cao Miên là “một bên thì thợ thuyén, dan cay va cac phan tử lao khổ; một bên thì địa
chủ, phong kiến, tư bản vả đế quốc chủ nghĩa” Mâu thuẫn cơ bản và chú yếu xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến
Luận cương đã kế thừa Cương lĩnh chính trị, xác định đúng con đường phát triển của cách mạng trải qua hai p1ai đoạn
19
Trang 23Phương hướng chiến lược: Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, “có tánh chất thổ địa và phản đế” Sau đó sẽ tiếp tục
“phát trién, bo qua thời kỳ tư bổn ma tranh đấu thăng lên con đường xã hội chủ nghĩa” Nhiệm vụ cốt yếu: Tranh đâu đề đánh đỗ các di tích phong kiến, đánh đỗ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và đề thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để”, “Đánh đồ đề quốc chủ nehĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” Hai nhiệm vụ chiến lược
đó có quan hệ khăng khít với nhau Luận cương nhân mạnh: “Vấn đề thô địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là co sé dé Dang giảnh quyền lãnh đạo dân cày Xác định đúng hai kẻ thù của dân tộc và mâu thuẫn cơ bản Hạn chế trong việc xác định mâu thuần nào là chủ yêu
Lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách
mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và mạnh vì là giai cấp lãnh đạo cách mạng và nông dân là lực lượng có số lượng đông đảo nhất Hạn chế vì không đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp khác trong xã hội
Lãnh đạo cách mạng: Luận cương, nhân mạnh: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi
là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chính trị đúng có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu đề đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản” Xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo cách mạng
Phương pháp cách mạng: Luận cương nêu rõ phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng
về con đường "võ trang bạo động" Đến lúc có tình thế cách mạng, “Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đỗ chánh phủ của địch nhân và giành lây chánh quyên cho công nông” Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, “phải theo
Trang 24thuộc địa và nửa thuộc địa Xác định đúng đắn mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế ĐIỚI
Tóm lại: Luận cương tháng 10 năm 1930 có những ưu điểm: có cùng phương hướng chiến lược là đi lên chủ nghĩa xã hội so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, đồng thời đã vạch ra nhiều vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược cách mạng (vai trò lãnh đạo của Đảng, tầm quan trọng trong quan hệ quốc tế, lực lượng cách mạng chủ yếu là công- nông) Hoàn chỉnh hóa “Chính cương và sách lược văn tắt” của Nguyễn Ái Quốc vận dụng đúng đắn và sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê Nin Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế Sai lầm lớn nhất của Luận cương là lỗi suy nghĩ giáo điều và máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng thuộc địa, lại hiểu biết không đây đủ về tình hình đặc điểm của xã hội, giai cấp và dân tộc ở Đông Dương, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng "tả" của Quốc tế Cộng sản và một
số đảng cộng sản trong thời gian đó, nên Ban Chấp hành Trung ương đã không vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn siữa dân tộc Việt Nam bị
nô dịch với đề quốc thực dân Pháp xâm lược và tay sai của chúng Vậy nên hình thành
nhiều hạn chế, điển hình là không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về
đầu tranh giai cấp, về cách mạng ruộng đất Không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trone cuộc đấu tranh chống để quốc xâm lược và tay sai Luận cương chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của giai cấp tiêu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc, cường điệu mặt hạn chế của họ, chưa thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc
Chính những hạn chế trong việc nhận thức về tình hình xã hội, giai cấp, dân tộc ở
Đông Dương của Quốc tế Cộng sản nên hội nghị lần thứ nhất của Đảng đã không thừa nhận những quan điểm đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên, thậm chí còn phê
phán gay gắt những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Hội nghị thành lập Đảng Đây là quyết định sai lầm của Đảng lúc bấy giờ
21