Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai ngày cũng được sửđổi, bổ sung và hoàn thiện, trong đó quy định việc giảiquyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyển của ủy bannhân dân UBND và Tòa án
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
BỘ MÔN LUẬT
- -
BÁO CÁO HỌC PHẦN LUẬT ĐẤT ĐAI
TÊN CHỦ ĐỀ: Pháp luật về giải quyết
Trang 2từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị này trở thành tài sản
có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăngđột biến
Các tranh chấp đất đai diễn ra gay gắt và phát sinh ởhầu hết các địa phương Tỉnh bình quân trong cả nướctranh chấp đất đai chiếm từ 55 - 60%, thậm chí nhiều tỉnhphía Nam chiếm từ 70 - 80% các tranh chấp dân sự phátsinh (thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bạc Liêu, LongAn )
Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc giải quyết cáctranh chấp đất đai nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội
Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai ngày cũng được sửđổi, bổ sung và hoàn thiện, trong đó quy định việc giảiquyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyển của ủy bannhân dân (UBND) và Tòa án nhân dân (TAND) Luật Đất đainăm 1987; Luật Đất đai năm 2003; Luật Đất đai 2013 Tuynhiên, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấpđất đai mới chỉ "dừng lại" ở mức độ chung chung, nên trên
Trang 3thực tế dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy giữa UBND vàTAND Khắc phục những nhược điểm này, Luật Đất đai năm
2013 đã quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đaitrong đổi cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩmquyền áp dụng giải quyết các tranh chấp đất đai có hiệu
quả hơn Với ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài "Pháp luật về
giải quyết tranh chấp đất đai " làm đề tài báo cáo.
2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được các vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt
ra, Nhóm đã sử dụng phương pháp lịch sử, phương phápthống kê, phương pháp phân tích, trao đổi chuyên gia
3 Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về pháp luật giải quyết tranh
Trang 4Chương 1
LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1.Những vấn đề lý luận chung về tranh chấp đất
1.1 Khái niệm về tranh chấp đất đai
Theo Luật Đất đai năm 2013: "Tranh chấp đất đai làtranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đấtgiữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai" (khoản 24Điều 3); Tranh chấp đất đai có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Tranh chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn vềquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (SDĐ);
- Tranh chấp đất đai không phải là tranh chấp về quyền
sở hữu đất đai mà chỉ là các tranh chấp về quyềnchiếm hữu, quyền quản lý hoặc quyền SDĐ giữanhững người SDĐ với nhau hoặc giữa họ với các bênliên quan trong quan hệ đất đai;
- Đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là đấtđai (vật) mà là các quyền và nghĩa vụ của người SDĐ(quyền và nghĩa vụ sử dụng vật);
- Tranh chấp đất đai có nội hàm rất đa dạng và phứctạp Nó phong phú về thể loại và đa dạng về chủ thểtranh chấp;
- Tranh chấp đất đai dễ gây ra sự mất ổn định về chínhtrị và làm đảo lộn trật tự các quan hệ xã hội đã đượcxác lập;
- Tranh chấp đất đai lôi kéo rất đông người tham gia
1.2 Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến
Tranh chấp về đòi lại đất đai
- Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công, naythất nghiệp trở về đòi lại ruộng của những người làm nôngnghiệp;
- Tranh chấp về đòi lại đất có nguồn gốc khai hoang;đất vô chủ, đất vắng chủ do Nhà nước quản lý;
- Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng
tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ;
1
Trang 5- Tranh chấp về đòi lại đất của ông cha đã được Nhànước chia cấp cho người khác sử dụng khi thực hiệnchính sách đất đai qua các thời kỳ;
- Tranh chấp về đòi lại đất giữa đồng bào dân tộc thiểu
số với đồng bào ở các địa phương khác di cư đến khaihoang, làm kinh tế mới;
- Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường, các đơn
vị bộ đội, các tổ chức SDĐ khác với nhân dân địaphương;
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất (QSDĐ), tài sản gắnliền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn;
- Tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ, tài sản gắn liềnvới QSDĐ;
Tranh chấp liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt
bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Dạng tranh chấp này chủ yếu phát sinh giữa cơ quanthực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) vớingười SDĐ khi Nhà nước thu hồi đất;
Tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất hợp pháp
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ;
- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chếquyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình SDĐ
Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất
Dạng tranh chấp này bao gồm các loại tranh chấp cụ thểsau đây:
- Tranh chấp giữa những người SDĐ với nhau về ranhgiới giữa các diện tích đất được phép sử dụng và quảnlý;
- Tranh chấp về QSDĐ có liên quan đến tranh chấp vềđịa giới hành chính
Tranh chấp về mục đích sử dụng
Dạng tranh chấp này chủ yếu là các tranh chấp vềchuyển đổi mục đích SDĐ; ví dụ: tranh chấp về chuyển đổimục đích SDĐ nông nghiệp sang đất ở, về chuyển đổi mục
Trang 6đích SDĐ giữa đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệpv.v ;
1.3 Nguyên nhân của tranh chấp đất đai
Nguyên nhân khách quan
Do sự thay đổi cơ chế quản lý đất đai theo cơ chế thịtrường làm cho đất đai ngày càng trở lên có giá Mặt khác,
do sự gia tăng dân số trong khi diện tích đất có hạn; do sửađổi Luật cư trú với các điều kiện nới lỏng cho phép côngdân được tự do cư trú; khuyến khích, tạo điều kiện chongười nước ngoài, Việt kiều được mua nhà ở tại Việt Nam đãgóp phần phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai
Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách, pháp luật đất đai và các chính sách, phápluật liên quan đến đất đai thiếu tính thống nhất,không đồng bộ qua các thời kỳ
- Nhận thức của người dân về sở hữu đất đai khôngđồng nhất với quy định của pháp luật - Cơ chế quản
lý, sử dụng đất đai lỏng lẻo, chưa đầy đủ và phù hợp
- Công tác giải quyết tranh chấp đất đai còn dựa vàocảm tính chủ quan, chưa đúng pháp luật và thiếucông bằng
- Việc thực thi chính sách pháp luật đất đai nói chung
và pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng nóiriêng còn nhiều tồn tại, thiếu sót
Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đấtđai chưa thực sự được coi trọng, vẫn mang nặng tính hìnhthức, chưa hiệu quả
1.4 Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai
Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đainhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên, duy trì
sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường sựđoàn kết trong nội bộ nhân dân; đồng thời góp phần bảo vệ
sự nghiêm minh của pháp luật làm tăng sự tin tưởng củangười dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhànước
3
Trang 71.5 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
- Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhànước đại diện chủ sở hữu;
- Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người SDĐ, nhất là lợiích kinh tế, khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòagiải trong nội bộ nhân dân;
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằmmục đích ổn định tình hình kinh tế - xã hội, gắn việcgiải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sảnxuất theo hướng sản xuất hàng hóa
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai cần chútrọng đến việc bố trí cơ cấu sản xuất theo hướng pháttriển kinh doanh tổng hợp, thâm canh tăng vụ, mởmang ngành nghề, phân bố lại lao động, khu dân cưphù hợp với phát triển làng nghề, đặc điểm đất đai vàquy hoạch ở địa phương; - Nguyên tắc đảm bảo phápchế xã hội chủ nghĩa
Trang 8Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1 Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học: "Cơ quanhành chính nhà nước là tổ chức cấu thành hệ thống hànhchính nhà nước thống nhất, nhân danh quyền lực nhà nướcthực hiện hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước giữ vị trí nhất định trong bộmáy nhà nước, có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nhànước khác đồng thời là hệ thống thống nhất, trong đó, cáccấp, các bộ phận có liên hệ hữu cơ với nhau và chịu sự lãnhđạo thống nhất của Chính phủ";
Cơ quan hành chính nhà nước mang những đặc điểm cơbản sau đây:
- Cơ quan hành chính nhà nước là một cơ quan trong hệthống các cơ quan nhà nước, được thành lập theo quy địnhcủa pháp luật (Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh) có tổ chức vàhoạt động theo quyết định của pháp luật; sử dụng quyềnlực nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vithẩm quyền do pháp luật quy định;
- Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quanthuộc quyền lực hành pháp, được lập ra để thực thi phápluật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành
Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tínhthường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối trựctiếp nhất đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộcsống;
- Tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước có mối quan
hệ trực thuộc theo một thứ bậc chặt chẽ (quan hệ mệnh
5
Trang 9lệnh) tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ươngxuống các cấp ở địa phương;
- Chức năng quan trọng và chủ yếu của cơ quan hànhchính nhà nước là quản lý, điều hành các lĩnh vực của đờisống kinh tế - xã hội một cách độc lập tương đối trongphạm vi một quốc gia hay một địa phương nhất định
2 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
2.1 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung baogồm: Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,UBND xã, phường, thị trấn
2.2 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng là cơquan quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực (các bộ, ban,ngành) Các cơ quan này có trách nhiệm cụ thể hóa luậtbằng việc xây dựng các văn bản dưới luật trên cơ sở luật vàvăn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
3 Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đấtđai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đấtgiữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” Theo đó, ởđây cần hiểu rõ rằng, tranh chấp đất đai là tranh chấpnhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất mà khôngphải là quyền sở hữu đất (Điều này được ghi nhận rõ tạiĐiều 53 Hiến pháp 2013 và Điều 4 Luật Đất đai 2013: “đấtđai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý”)
Trang 103.1 Thủ tục hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo hai phươngthức:
(i) Khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền;
(ii) Khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Dù theo con đường tố tụng tại tòa án hoặc thủ tục giảiquyết tại cơ quan hành chính nhà nước thì thủ tục hòa giảitại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp là thủ tục và điềukiện bắt buộc
Luật Đất đai năm 2013 có quy định khuyến khích cácbên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranhchấp đất đai thông qua hòa giải tại cơ sở, nếu không hòagiải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cóđất để tiến hành hòa giải
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 vàkhoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giảitranh chấp đất đai tại địa phương mình Thủ tục hòa giảitranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiệntrong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đượcđơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai Việc hòa giảiphải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và cóxác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Uỷban nhân dân cấp xã
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng
về ranh giới sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp xã gửibiên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc
Sở Tài nguyên và Môi trường để công nhận việc thay đổiranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất
3.2 Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng
7
Trang 11Tòa án chỉ thụ lý giải quyết các vụ việc tranh chấp đấtđai khi đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấthoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều
100 Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắnliền với đất Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa ánđược thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật Tố tụng dânsự
Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mìnhhoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ ántại tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng
cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng ánphí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu củaTòa án Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hànhhòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giảiquyết vụ án Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởikiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ
án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành Nếu hòagiải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranhchấp chính thức kết thúc Nếu hòa giải không thành thì Tòa
án quyết định đưa vụ án ra xét xử Ngay trong quá trình xét
xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việcgiải quyết vụ án Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyềnkháng cáo theo trình tự phúc thẩm
3.3 Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính
Trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp
mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sửdụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấptại Uỷ ban nhân dân hoặc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
3.3.1 Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh
Đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có
Trang 12thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấphuyện Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ývới quyết định giải quyết lần đầu hoặc đối với tranh chấpgiữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhauhoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đếnChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện, cấp tỉnh sau khi tiếp nhận đơn giao cho cơquan chuyên môn tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc vàtiến hành tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp Trongtrường hợp cần thiết có thể tổ chức các cuộc họp các ban,ngành có liên quan nhằm giải quyết tranh chấp Tiến hànhhoàn chỉnh hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết địnhgiải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận sự thỏathuận (hòa giải thành) cho các bên tranh chấp.
3.3.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cánhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sựnày có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấptỉnh Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý vớiquyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nạiđến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giảiquyết Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi tiếpnhận đơn giao cho cơ quan chuyên môn tiến hành thu thập,nghiên cứu hồ sơ; lập đoàn công tác để thanh, kiểm tra,xác minh tại địa phương và tiến hành tổ chức hòa giải,hoàn chỉnh hồ sơ Bộ trưởng ra quyết định giải quyết tranhchấp hoặc quyết định hòa giải thành và gửi cho các bênxảy ra tranh chấp cũng như các cơ quan, tổ chức cá nhân
có liên quan
9