1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài 1 trình bày về trình tự, thủ tục trong giải quyết các tranh chấp về vận tải Đường biển ở việt nam hiện nay

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆCST T Họ và tên Nhiệm vụ Ghi chú Điểm thuyết trình nhóm Điểm thuyết trình cá nhân Điểm thi kết thúc học phần 1 Hồ Văn Nhật Bảo Khái quát vềcác tranh chấp trong vậ

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HCM

KHOA: KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT VẬN TẢI VÀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI 1: TRÌNH BÀY VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY.

Giáo viên hướng dẫn: T.S PHẠM NAM THANH

Nhóm thực hiện:

1 Lại Nguyễn Ngân Tuyền (Nhóm trưởng)

2 Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

I Khái quát về các tranh chấp trong vận tải biển.

2.1 Phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng:

2.2 Đa dạng nội dung và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế:

2.3 Có sự vi phạm và không tuân thủ điều khoản hợp đồng:

3 Phân loại

3.1 Tranh chấp về giao nhận, hư hỏng, mất mát hàng hóa:

3.2 Tranh chấp về cước phí vận chuyển:

3.3 Tranh chấp về thời gian và điều kiện vận chuyển:

3.4.Tranh chấp về bảo hiểm hàng hóa:

3.5 Tranh chấp về điều khoản bất khả kháng (force majeure): 3.6 Tranh chấp về trách nhiệm pháp lý của các bên:

III Các dạng tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng.

3.1 Tranh chấp liên quan đến hàng hóa

3.1.1 Tranh chấp hàng hóa tại cảng biển, tranh chấp về quyền cầm giữ hàng

3.1.2 Tranh chấp do hàng hóa không được chấp nhận tại cảng dỡ hàng

3.2 Tranh chấp liên quan đến môi trường

3.3 Tranh chấp liên quan đến con người

3.3.1 Tranh chấp này liên quan đến thiệt hại về tính mạng, sức

Trang 3

khỏe, hoặc an toàn của con người trong quá trình vận tải biển, bao gồm:

3.3.2 Tranh chấp quan hệ lao động trên tàu

3.4 Tranh chấp thiệt hại về tài sản

IV Phương pháp giải quyết thông qua thương lượng thỏa thuận.

6 Các bước thương lượng:

V Phương pháp giải quyết thông qua tổ chức trọng tài.

1.Trọng tài thương mại là gì?

2 Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

2.1 Nộp đơn khởi kiện:

2.2 Thông báo đơn khởi kiện đến bị đơn:

2.3 Bị đơn nộp bản tự bảo vệ ( nếu có):

VI Phương pháp giải quyết tại tòa án.

1.Tòa án thương mại là gì?

2.Thủ tục giải quyết tranh chấp theo trình tự:

Trang 4

Việc giải quyết tranh chấp trong vận tải biển là một vấn đề cần được quan tâm

và quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, đồng thời duy trì tính ổn định và minh bạch trong hoạt động thương mại Tại Việt Nam, trình tự giải quyết tranh chấp vận tải biển đã được pháp luật quy định, bao gồm các phương thức như thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án Tuy nhiên, mỗiphương thức đều có ưu và nhược điểm riêng, đòi hỏi các bên liên quan phải hiểu rõ và áp dụng phù hợp với từng trường hợp cụ thể

Tiểu luận này sẽ đi sâu vào việc trình bày các bước của quy trình giải quyết tranh chấp trong vận tải biển ở Việt Nam, phân tích hiệu quả của từng phương thức, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực vận tải biển Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cái nhìn rõ ràng và hữu ích về hệ thống pháp luật vận tải biển hiện hành ở Việt Nam.Tuy đã cố gắng nhiều trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Nhóm rất mong nhận được ý kiếngóp ý từ giảng viên để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

ST

T

Họ và tên Nhiệm vụ Ghi chú Điểm

thuyết trình nhóm

Điểm thuyết trình cá nhân

Điểm thi kết thúc học phần

1 Hồ Văn Nhật

Bảo

Khái quát vềcác tranh chấp trong vận tải biển

Tốt

2 Lại Nguyễn

Ngân Tuyền Các dạng tranh chấp

phát sinh từ hợp đồng

Tốt

3 Nguyễn Thị

Huyền Trang

Các dạng tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng

Tốt

4 Ngô Mỹ

Duyên Phương phápgiải quyết

thông qua thương lượng thảo luận

Tốt

5 Nguyễn Hữu

Huy Phương phápgiải quyết

thông qua tổ chức trọng tài

Tốt

6 Phạm Hồ Bảo

Trinh

Phương phápgiải quyết tạitòa án

Tốt

Trang 6

I Khái quát về các tranh chấp trong vận tải biển.

1 Định nghĩa:

Theo điều 337, Chương XIX Bộ luật Hàng Hải:

Tranh chấp hàng hải là các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải

Tranh chấp trong vận tải biển là những bất đồng, mâu thuẫn phát sinh giữacác bên tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Các bênnày có thể là chủ tàu, người thuê tàu, người nhận hàng, đại lý tàu biển, công tybảo hiểm,

Việc giải quyết các tranh chấp hàng hải có thể được thực hiện bằng cácphương thức khác nhau Theo Điều 338, khoản 1, chương 19, Bộ luật Hàng Hải,

có 4 hình thức giải quyết tranh chấp là Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài, Tòaán

2 Đặc điểm:

Tính đa dạng: Tranh chấp có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau của

quá trình vận chuyển, mỗi giai đoạn có những vấn đề pháp lý và tranhchấp tiềm ẩn riêng, liên quan đến quyền lợi của hàng hóa và trách nhiệmnhiều bên khác nhau như chủ tàu, chủ hàng, người nhận hàng, cảng, bảohiểm, người thuê tàu và nhà cung cấp dịch vụ hàng hải,

Tính xuyên quốc gia: Tranh chấp hàng hải thường phát sinh trong bối

cảnh vận chuyển quốc tế, vượt qua biên giới các quốc gia, và phải tuântheo các quy định của luật hàng hải quốc tế như Công ước Liên HợpQuốc về Luật Biển (UNCLOS) Điều này dẫn đến việc phải áp dụng cảluật quốc gia lẫn quốc tế để giải quyết tranh chấp

Tính phức tạp: việc giải quyết các tranh chấp trong vận tải biển thường

rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí Một số lí do làm tranh chấptrở nên phức tạp

● Pháp lý phức tạp: Các công ước quốc tế như Công ước

Hague-Visby, Rotterdam, cùng luật pháp của nhiều quốc gia khác nhau có thể được áp dụng, gây khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp.

● Hợp đồng vận chuyển phức tạp: Hợp đồng vận chuyển thường dài

và rất phức tạp, chứa đựng nhiều điều khoản kỹ thuật Nếu không nghiên cứu kĩ, dễ gây hiểu lầm cho đôi bên làm sai lệch trong việc thực hiện hợp đồng gây tranh chấp

● Khó khăn trong việc thu thập bằng chứng: Bằng chứng có thể bị

thất lạc, hư hỏng hoặc khó xác định bởi vì trong quá trình vận

Trang 7

chuyển có rất nhiều giai đoạn, từ đó khó xác định được lỗi nằm ở giai đoạn nào để tìm bằng chứng phù hợp.

Ví dụ điển hình về tranh chấp trong vận tải biển:

Tranh chấp giữa Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans)

của Việt Nam và Công ty Neptune Orient Lines (NOL) của Singaporexuất phát từ một hợp đồng thuê tàu chở dầu và hóa chất

Mâu thuẫn nảy sinh khi PVTrans và NOL có bất đồng về cách tính phíthuê tàu NOL yêu cầu PVTrans thanh toán thêm một số chi phí bổ sung mà

họ cho là phát sinh hợp lệ do thay đổi lịch trình hoặc các chi phí liên quanđến hoạt động của tàu Tuy nhiên, PVTrans cho rằng các khoản phí nàykhông phù hợp với thỏa thuận ban đầu và đã từ chối thanh toán

Cuối cùng, để giải quyết tranh chấp, hai bên đã chọn phương án trọng tàiquốc tế để phân xử các bất đồng Phán quyết của trọng tài đã yêu cầuPVTrans thanh toán một phần chi phí bổ sung cho NOL, nhưng cũng có sựđiều chỉnh để đảm bảo công bằng cho cả hai bên

Phân tích ví dụ trên, ta nhận thấy nó thể hiện đầy đủ các tính chất của tranh chấp trong vận tải biển:

● Tính đa dạng: Tranh chấp có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong

quá trình vận chuyển.Trong ví trên, ta có thể nhận thấy sự việc xảy ra trong giai đoạn sau khi hoàn thành vận chuyển, phía NOL phát sinh một

số khoản phí bổ sung, từ đó nảy sinh tranh chấp.

● Tính xuyên quốc gia: Tranh chấp trên là tranh chấp giữa hai công ty

thuộc hai quốc gia khác nhau là PVTrans của Việt Nam và NOL của Singapore Do đó khó để xác định về quyền tài phán của quốc gia nào.

● Về tính phức tạp: trong sự việc này có thể nhận thấy nguyên nhân xảy

ra vụ tranh chấp là do hai bên có sự khác biệt trong cách diễn giải các điều khoản trong hợp đồng liên quan đến việc điều chỉnh chi phí thuê tàu khi có thay đổi về thời gian hoặc địa điểm vận chuyển Khi tranh chấp xảy ra việc xác định bên có lỗi cũng rất khó khăn vì không biết phải căn

cứ luật pháp của Singapore hay Việt Nam và cần áp dụng công ước quốc

tế nào để giải quyết tranh chấp

3 Phân loại các tranh chấp trong vận tải biển

Tranh chấp trong vận tải biển có thể chia làm hai loại chính là tranh chấp trong hợp đồngtranh chấp ngoài hợp đồng

a Tranh chấp trong hợp đồng

Trang 8

Là hiện tượng phát sinh khi có sự vi phạm về quyền và nghĩa vụ của các bên.

Cơ sở phát sinh tranh chấp chính là do việc thực hiện, vi phạm về quyền vànghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng vận tải biển Một số tranh chấp phổbiến bao gồm:

● Tranh chấp về cước phí và thanh toán: Các bên có thể tranh cãi về số

tiền cước vận chuyển, các khoản phí phụ thu hoặc tình trạng thanh toán chậm trễ.

● Tranh chấp về thưởng/phạt xếp dỡ: Nếu thời gian xếp dỡ hàng hóa

vượt quá hoặc ít hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng, tranh chấp về việc tính thưởng hay phạt có thể xảy ra.

● Tranh chấp về giao nhận hàng hóa: Khi hàng hóa không được giao

đúng số lượng, chất lượng hoặc thời gian như đã cam kết trong hợp đồng.

● Tranh chấp về trách nhiệm: Các bên thường tranh cãi về việc miễn

trách nhiệm hoặc giới hạn trách nhiệm trong trường hợp hư hỏng hàng hóa hay chậm trễ giao hàng.

● Tranh chấp về bảo hiểm: Liên quan đến việc bồi thường bảo hiểm khi

thiệt hại hàng hóa xảy ra do các nguyên nhân đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải.

● Tranh chấp về thiệt hại hàng hóa do nguyên nhân bất khả kháng:

Hàng hóa bị tổn thất, mất mát do các yếu tố ngoài tầm kiểm soát như thiên tai, chiến tranh, hoặc các sự cố môi trường đã được đề cập trong hợp đồng.

b Tranh chấp ngoài hợp đồng

Những tranh chấp này phát sinh không trực tiếp từ hợp đồng, mà từ các sựkiện hoặc yếu tố không được đề cập trong hợp đồng Các loại tranh chấp phổbiến bao gồm:

● Tranh chấp về tai nạn hàng hải: Phát sinh từ các vụ va chạm giữa tàu

hoặc các sự cố khác trong quá trình vận chuyển, như việc tàu gặp sự cố

kỹ thuật, bị mắc cạn.

● Tranh chấp về tổn thất chung: Khi tàu hoặc hàng hóa phải hy sinh một

phần để bảo vệ tàu hoặc hàng hóa còn lại, tranh chấp có thể phát sinh vềviệc phân chia tổn thất giữa các bên liên quan

● Tranh chấp về vấn đề môi trường: khi có sự cố va chạm tàu xảy ra, làm

rò rỉ dầu, hóa chất ra biển, gây thiệt hại cho hệ sinh thái biển

● Tranh chấp về quyền tài phán: tranh cãi về quyền tài phán của tòa án

hay cơ quan pháp lý của quốc gia nào sẽ giải quyết vụ việc

Trang 9

II Các dạng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng

1 Khái niệm:

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là sự mâu thuẫn, xung đột, sự bất đồng giữacác bên có liên quan đến hợp đồng về quyền và nghĩa vụ với các điều khoảnquy định trong hợp đồng Tranh chấp xảy ra khi có sự khác nhau trong cáchhiểu về các điều khoản, các thoả thuận trong hợp đồng hoặc một trong các bên

vi phạm hợp đồng

2 Đặc điểm:

2.1 Phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng:

Tranh chấp chỉ xảy ra khi các bên đã ký một hợp đồng chính thức và hợp lệ.Mọi mâu thuẫn xoay quanh việc thực hiện hoặc không thực hiện các điều khoảntrong hợp đồng

2.2 Đa dạng nội dung và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế:

Tranh chấp có thể liên quan đến nhiều vấn đề như chất lượng, số lượng, chi phí,

thời gian, những vấn đề phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế củacác bên

2.3 Có sự vi phạm và không tuân thủ điều khoản hợp đồng:

Xảy ra khi một trong các bên vi phạm điều khoản hợp đồng, không thực hiệnđúng cam kết, quyền và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng

3 Phân loại

3.1 Tranh chấp về giao nhận, hư hỏng, mất mát hàng hóa:

Đây là một trong những tranh chấp thường gặp nhất trong hợp đồng vậnchuyển Tranh chấp này xảy ra khi hàng hóa không được giao đúng chủng loại,

số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng Hàng hóa có thể bị hư hỏng, mấtmát trong quá trình vận chuyển bởi nhiều lý do Người gửi hàng thường yêu cầubồi thường thiệt hại, trong khi người vận chuyển có thể phủ nhận trách nhiệmhoặc cho rằng nguyên nhân do yếu tố ngoài tầm kiểm soát

Ví dụ: Công ty X thuê công ty vận chuyển Y để vận chuyển 200 chiếc máy tính

từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội Trong quá trình vận chuyển, một số máy tính bị

hư hỏng do tàu gặp tai nạn Công ty X yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhưng công

ty Y cho rằng tai nạn là bất khả kháng và từ chối bồi thường

Trang 10

3.2 Tranh chấp về cước phí vận chuyển:

Tranh chấp này thường xảy ra khi có sự khác biệt về cước phí Nguyên nhân cóthể dẫn đến sự hiểu lầm này có thể do hai bên có sự khác biệt trong cách tínhcước phí Người gửi hàng có thể cho rằng cước phí không hợp lý hoặc khôngkhớp với thỏa thuận ban đầu, trong khi người vận chuyển có thể yêu cầu cáckhoản phí phát sinh do thay đổi điều kiện vận chuyển (ví dụ như phí xăng dầu,phí đường bộ, phí bảo hiểm)

Ví dụ: Công ty D và công ty vận chuyển E thỏa thuận cước phí vận chuyển là

10 triệu đồng để vận chuyển hàng từ Đà Nẵng vào TP Hồ Chí Minh Sau khivận chuyển, công ty E yêu cầu thanh toán thêm 2 triệu đồng do chi phí nhiênliệu tăng trong quá trình vận chuyển Công ty D từ chối trả thêm vì không cóthỏa thuận về phụ phí trong hợp đồng

3.3 Tranh chấp về thời gian và điều kiện vận chuyển:

Hợp đồng vận chuyển thường quy định thời gian cụ thể để vận chuyển hàng hoáđến điểm đích Nếu người vận chuyển không hoàn thành việc giao hàng đúngthời hạn, có thể dẫn đến tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho việc chậm trễ,đặc biệt là nếu hàng hóa có tính thời gian hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt độngsản xuất kinh doanh

Ví dụ: Một công ty nông sản F ký hợp đồng với công ty vận chuyển G để vận

chuyển rau tươi từ Đà Lạt ra Hà Nội trong vòng 2 ngày Tuy nhiên, do phươngtiện vận chuyển gặp sự cố, công ty G giao hàng chậm 3 ngày so với hợp đồng.Công ty F yêu cầu công ty G bồi thường thiệt hại do chậm trễ giao hàng và làm

hư hỏng hàng hóa

3.4.Tranh chấp về bảo hiểm hàng hóa:

Nếu hợp đồng quy định mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vậnchuyển, nhưng một trong các bên không tuân thủ, có thể dẫn đến tranh chấp vềtrách nhiệm và bồi thường trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng

Ví dụ: Công ty xuất khẩu K vận chuyển lô hàng may mặc sang Mỹ và yêu cầu

bên vận chuyển L phải mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.Tuy nhiên, bên L không mua bảo hiểm Khi tàu vận chuyển gặp bão và hànghóa bị hư hỏng, công ty K yêu cầu bồi thường, nhưng công ty L từ chối vì chorằng họ không chịu trách nhiệm cho tổn thất ngoài tầm kiểm soát

3.5 Tranh chấp về điều khoản bất khả kháng (force majeure):

Điều khoản này thường quy định về những sự kiện như thiên tai, chiến tranh,dịch bệnh có thể khiến việc hàng hoá không được vận chuyển hoặc bị trì hoãn

Trang 11

Các bên có thể xảy ra tranh cãi về việc áp dụng điều khoản bất khả kháng đểmiễn trách nhiệm trong những tình huống này.

Ví dụ: Công ty M ký hợp đồng với công ty vận chuyển N để vận chuyển thiết bị

y tế từ Hàn Quốc về Việt Nam Tuy nhiên, do dịch bệnh bùng phát, nhiều cảngbiển bị phong tỏa và hàng không thể giao đúng hạn Công ty M yêu cầu bồithường do hàng đến trễ, nhưng công ty N cho rằng dịch bệnh là sự kiện bất khảkháng và họ không chịu trách nhiệm

3.6 Tranh chấp về trách nhiệm pháp lý của các bên:

Trong một số trường hợp, tranh chấp xảy ra khi không rõ ai chịu trách nhiệmcho các tổn thất hoặc sự cố trong quá trình vận chuyển Điều này có thể baogồm tranh chấp về trách nhiệm bồi thường, quyền sở hữu hàng hóa, hoặc quyềnđược khiếu nại

Ví dụ: Công ty P ký hợp đồng với công ty vận chuyển Q để vận chuyển hàng

từ Nha Trang về TP.HCM Khi hàng hóa bị mất một phần trong quá trình vậnchuyển, công ty P đòi bồi thường từ công ty Q Tuy nhiên, công ty Q cho rằng

họ chỉ là đơn vị trung gian thuê một công ty vận tải khác và không trực tiếp chịutrách nhiệm về việc mất hàng Tranh chấp phát sinh về việc ai là người chịutrách nhiệm chính trong vụ việc này

III Các dạng tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng

1 Khái niệm:

Tranh chấp ngoài hợp đồng vận tải biển là tranh chấp xảy ra giữa các bên

không có quan hệ hợp đồng trực tiếp hoặc một bên trong hợp đồng ký với mộtbên thứ ba không liên quan đến hợp đồng hoặc tranh chấp không phát sinh từcác điều khoản liên quan đến hợp đồng

2 Đặc điểm:

2.1 Không dựa trên hợp đồng vận tải biển:

Tranh chấp này không phát sinh từ các điều khoản hoặc nghĩa vụ được quy địnhtrong hợp đồng vận tải biển giữa các bên

Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt những tranh chấp phát sinh ngoàihợp đồng vận tải biển với những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận tải biển.Ngoài ra, tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng vận tải biển nó cũng mang nhữngđặc điểm chung của tranh chấp hàng hải như:

Trang 12

2.2 Tính đa dạng

- Tranh chấp ngoài hợp đồng vận tải biển có thể liên quan đến nhiều bênkhông ký hợp đồng trực tiếp với nhau Ngoài chủ hàng và chủ tàu, tranhchấp có thể liên quan đến các bên thứ ba như: Cơ quan quản lý cảng biển,hải quan, bên bảo hiểm hàng hải, các bên cung cấp dịch vụ xếp dỡ hànghóa, bên thứ ba chịu thiệt hại từ các sự cố như ô nhiễm môi trường hoặctai nạn tàu…

2.3 Tính quốc tế

- Các bên liên quan có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau Vì vậy, khigiải quyết tranh chấp cần căn cứ vào các Công ước quốc tế và pháp luậtquốc tế

2.4 Tính phức tạp

- Pháp lý phức tạp

- Khó thu thập bằng chứng

3 Phân loại

3.1 Tranh chấp liên quan đến hàng hóa

3.1.1 Tranh chấp hàng hóa tại cảng biển, tranh chấp về quyền cầm giữ hàng

- Quyền cầm giữ hàng chỉ được thực hiện khi:

+ Món nợ phải là tiền cước, phí hay những khoản tiền khác của chính

lô hàng đang chở trên tàu

+ Cầm giữ khi hàng đang trên tàu, hoặc hàng đã dỡ xuống kho cảngnhưng vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của người chuyên chở.Những trường hợp nằm ngoài 2 điều kiện kể trên chủ tàu khôngđược áp dụng điều khoản cầm giữ hàng cho dù hợp đồng hay vậnđơn có đề cập đến điều khoản cầm giữ hàng hay không

Ví dụ:

- Một bên thuê vận chuyển (bên A) tranh chấp với một bên cung cấp vậnchuyển (bên B)

- Tranh chấp phát sinh như sau:

+ A nợ tiền cước của C (1 lô hàng khác với lô hàng đang trên tàu)

→ C giữ lại 1 phần hàng

+ A cho rằng C giữ hàng là bất hợp pháp

Trang 13

3.1.2 Tranh chấp do hàng hóa không được chấp nhận tại cảng dỡ hàng

- Tranh chấp do hàng hóa không được chấp nhận tại cảng dỡ hàng thườngxảy ra trong các tình huống sau: Hàng hóa không đạt tiêu chuẩn, giấy tờkhông hợp lệ,

Ví dụ:

- Chủ tàu A ký hợp đồng vận chuyển lúa mì với bên thuê tàu B

- Tàu phải dừng dỡ hàng khi vẫn còn lúa mì trên tàu theo quyết cơ quanthuộc Bộ Y tế ( vì 3 lý do: trong hàng hoá có lẫn gỉ sắt từ tàu, hàng cóchứa phostoxin, hàng có lẫn các hạt cỏ độc với số lượng vượt quá mứccho phép) → hàng hóa không được chấp nhận tại cảng dỡ

- Lúc này có thể xảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan vì số hàng khôngđược chấp nhận tại cảng dỡ

3.2 Tranh chấp liên quan đến môi trường

- Thiệt hại môi trường thường xảy ra khi có sự cố như rò rỉ dầu, hóa chất từtàu gây ô nhiễm biển, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các hoạt độngkinh tế ven biển Loại tranh chấp này có thể phát sinh khi:

+ Tàu chở dầu hoặc tàu hàng chở chất nguy hại bị rò rỉ hoặc chìm,làm ảnh hưởng đến môi trường và gây thiệt hại cho các cộng đồngven biển, các ngành khai thác thủy sản hoặc du lịch

+ Các sự cố môi trường do va chạm tàu gây ra, các vấn đề liên quanđến thanh thải xác tàu

Ví dụ: Tranh chấp trong những vụ kiện ô nhiễm dầu trên biển, thanh thải xác

tàu

- Tranh chấp liên quan đến thanh thải xác tàu khi tàu bị đắm

- Hậu quả: gây ra ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng đến hoạt độngđánh bắt của ngư dân địa phương

- Tranh chấp phát sinh: tranh chấp pháp lý giữa chủ tàu và các cơ quanchức năng cũng như ngư dân địa phương

+ Người dân, ngư dân yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm vàmất thu nhập

+ Chủ tàu và các bên liên quan tranh cãi về trách nhiệm và chi phíthanh thải xác tàu

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w