Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng hoạt động vận tải biển, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận tải, mất mát hàng hóa, và trách nhiệm pháp lý cũng trở nên phổ biến hơn.. Việc giải quyế
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
TIỂU LUẬN
TRÌNH BÀY VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
MÔN: LUẬT VẬN TẢI VÀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Nam Thanh
Lớp: 910 - Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Huỳnh Gia Phúc Thuận
Nguyễn Huỳnh Ngọc Hân
Lê Thị Yến Nhi
Trần Huỳnh Như
Võ Thanh Phong
Lê Minh Phát
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
A KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRANH CHẤP TRONG VẬN TẢI BIỂN 4
1 Khái niệm: 6
2 Đặc Điểm Trong Các Tranh Chấp Của Vận Tải Biển 6
3 Các tranh chấp phổ biến trong vận tải biển 6
3.1 Tranh chấp về tổn thất và hư hỏng hàng hóa (Cargo Claims): 6
3.2 Tranh chấp về tai nạn và sự cố hàng hải (Marine Accidents and Collisions): 7
3.3 Tranh chấp về hợp đồng vận chuyển 7
3.4 Tranh chấp về phí và chi phí 7
3.5 Tranh chấp về trách nhiệm giữa các bên liên quan 7
4 Ví Dụ 7
B CÁC DẠNG TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG 8
1 Khái niệm: 8
2 Đặc điểm: 8
3 Các dạng tranh chấp cơ bản về vận tải đường biển 8
C CÁC DẠNG TRANH CHẤP PHÁT SINH NGOÀI HỢP ĐỒNG 9
1 Khái niệm: 9
2 Các dạng cơ bản: 9
3 Đặc điểm: 10
4 Ví dụ: 10
D PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT THÔNG QUA THƯƠNG LƯỢNG THỎA THUẬN 11
1 Khái niệm: 11
2 Quy trình 11
2.1 Khởi Xướng Thương Lượng: 11
2.2 Chuẩn Bị Thương Lượng: 11
2.3 Tiến Hành Thương Lượng 11
2.4 Kết Quả Thương Lượng 11
3 Ví dụ: 12
E GIẢI QUYẾT THÔNG QUA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI 12
1.Khái Niệm: 12
2.Quy trình: 12
2.1 Chọn tổ chức trọng tài: 12
2.2 Khởi kiện: 13
2.3 Xác định thẩm quyền: 13
2.4 Thành lập hội đồng: 13
2.5 Giải quyết tranh chấp và quyết định: 13
2
Trang 32.6 Thực hiện quyết định: 13
3 Ví dụ: 14
F GIẢI QUYẾT THÔNG QUA TOÀ ÁN 15
1 Khái Niệm 15
2 Quy trình: 15
2.1 Khởi kiện: 15
2.2 Thụ lý vụ án: 15
2.3 Chuẩn bị xét xử: 15
2.4 Xét xử sơ thẩm: 15
2.5 Phán quyết sơ thẩm: 15
3 Ví dụ: 16
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thương mại giữa các quốc gia Tại Việt Nam, với lợi thế về vị trí địa lý và phát triển kinh tế, ngành vận tải biển đang trên đà phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng hoạt động vận tải biển, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận tải, mất mát hàng hóa,
và trách nhiệm pháp lý cũng trở nên phổ biến hơn
Việc giải quyết các tranh chấp này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan mà còn tác động đến sự ổn định và phát triển của ngành vận tải biển nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung Do đó, việc nắm rõ trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về vận tải bằng đường biển ở Việt Nam là vô cùng cần thiết Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về quy trình và các bước cần thiết trong việc giải quyết các tranh chấp này, nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan cho các cá nhân, tổ chức có liên quan
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Lý do chọn đề tài trình bày về trình tự thủ tục trong giải quyết tranh chấp vận tải biển ở Việt Nam hiện nay rất quan trọng Tranh chấp trong lĩnh vực này thường xuyên xảy ra do sự phức tạp của hợp đồng và các yếu tố khách quan Nghiên cứu quy trình giải quyết giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên, nâng cao hiệu quả thương mại.Việt Nam đã có Bộ luật Hàng hải 2015, nhưng thực tiễn cho thấy nhiều chủ thể vẫn gặp khó khăn trong việc xác định trách nhiệm Việc làm rõ trình tự thủ tục sẽ giúp các bên hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.Đề tài cũng đánh giá các phương thức giải quyết tranh chấp như trọng tài, hòa giải và kiện tụng, giúp các bên lựa chọn phương thức phù hợp Cuối cùng, nghiên cứu này có giá trị thực tiễn cao, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành vận tải biển tại Việt Nam Tóm lại, đề tài này không chỉ
có ý nghĩa lý thuyết mà còn hỗ trợ cải thiện quy trình giải quyết tranh chấp trong thực tế
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài về trình tự thủ tục trong giải quyết các tranh chấp về vận tải biển ở Việt Nam hiện nay bao
4
Trang 5gồm việc phân tích và làm rõ quy trình giải quyết tranh chấp
từ khởi kiện đến phán quyết cuối cùng Nghiên cứu cũng nhằm đánh giá hiệu quả của các phương thức giải quyết như thương lượng, hòa giải, trọng tài và kiện tụng tại tòa án, từ đó
đề xuất các giải pháp cải tiến quy trình và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp Bên cạnh đó, mục tiêu còn là nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về quyền lợi và nghĩa vụ của
họ, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành vận tải biển tại Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về trình tự thủ tục trong giải quyết các tranh chấp vận tải biển ở Việt Nam hiện nay bao gồm các khía cạnh sau:Đầu tiên, nghiên cứu sẽ tập trung vào các loại tranh chấp phát sinh trong hoạt động vận tải biển, như tranh chấp hợp đồng vận chuyển và bồi thường thiệt hại Thứ hai, đề tài sẽ phân tích các quy định pháp luật liên quan, đặc biệt là Bộ luật Hàng hải 2015 và các quy định về tố tụng dân sự Tiếp theo, nghiên cứu sẽ khảo sát các phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, trọng tài và kiện tụng tại tòa án Cuối cùng, đề tài cũng sẽ đánh giá thực tiễn áp dụng quy trình giải quyết tranh chấp và đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này Tóm lại, phạm vi nghiên cứu hướng đến việc làm rõ lý thuyết
và thực tiễn giải quyết tranh chấp vận tải biển tại Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu trình tự, thủ tục trong giải quyết các tranh chấp về vận tải bằng đường biển ở Việt Nam hiện nay:
- Khái quát về các tranh chấp trong vận tải biển;
- Các dạng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng;
- Các dạnh tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng;
- Phương pháp giải quyết thông qua thương lượng thoả thuận;
- Phương pháp giải quyết thông qua tổ chức trọng tài;
- Phương pháp giải quyết tại toà án;
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài có 6 nội dung:
Trang 6Nội dung 1: Khái quát về tranh chấp phát sinh trong vận tải biển
Nội dung 2: Các dạng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
Nội dung 3: Các dạnh tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng
Nội dung 4: Phương pháp giải quyết thông qua thương lượng thoả thuận Nội dung 5: Phương pháp giải quyết thông qua tổ chức trọng tài
Nội dung 6: Phương pháp giải quyết tại toà án
A KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRANH CHẤP TRONG VẬN TẢI BIỂN
1 Khái niệm:
Tranh chấp trong vận tải biển là những mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột phát sinh giữa các bên liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Các tranh chấp này thường liên quan đến việc không thực hiện đúng hợp đồng, tổn thất hư hỏng hàng hóa, hoặc các tranh chấp về bảo hiểm và trách nhiệm giữa các bên liên quan, như chủ tàu, người thuê tàu, và người nhận hàng
Ví dụ: như tranh chấp về cước phí vận chuyển, tranh chấp về nghĩa vụ trả hàng
2 Đặc Điểm Trong Các Tranh Chấp Của Vận Tải Biển.
- Phạm vi quốc tế: Vận tải biển liên quan đến nhiều quốc gia, nên tranh chấp thường phải giải quyết theo luật pháp và quy định quốc tế
- Tính phức tạp của hợp đồng: Các hợp đồng vận tải biển thường rất phức tạp với nhiều điều khoản chi tiết về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên
- Vấn đề bảo hiểm: Tranh chấp có thể phát sinh từ các yêu cầu bồi thường bảo hiểm khi hàng hóa bị tổn thất hoặc hư hỏng
6
Trang 7- Liên quan đến bên thứ ba: Các tranh chấp không chỉ giới hạn giữa chủ tàu, người thuê tàu: người mua hay người bán mà còn liên quan đến bên khác như bảo hiểm, công ty xếp dỡ,
- Giải quyết tranh chấp: Các tranh chấp thường được giải quyết qua đàm phán, trọng tài hoặc tại tòa án, và có thể kéo dài do tính phức tạp của vấn đề
3 Các tranh chấp phổ biến trong vận tải biển
3.1 Tranh chấp về tổn thất và hư hỏng hàng hóa (Cargo Claims):
Có lẽ đây là loại tranh chấp phổ biến nhất Phát sinh khi hàng hóa bị hư
hỏng, mất mát, hoặc bị giao sai địa điểm, do lỗi của bên vận chuyển hoặc trong quá trình bốc/dỡ
3.2 Tranh chấp về tai nạn và sự cố hàng hải (Marine Accidents and Collisions): Tranh chấp liên quan đến việc tàu va chạm, mắc cạn, hoặc các tai nạn khác
trên biển Các tranh chấp này thường bao gồm việc xác định lỗi, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm giữa các bên
3.3 Tranh chấp về hợp đồng vận chuyển
Các tranh chấp này thường liên quan đến việc không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng, bao gồm việc không giao hàng đúng thời hạn, không đủ số lượng hoặc chất lượng hàng hóa
3.4 Tranh chấp về phí và chi phí
Tranh chấp có thể nảy sinh từ các phí liên quan đến việc vận chuyểnvà các chi phí khác mà không được thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng
3.5 Tranh chấp về trách nhiệm giữa các bên liên quan
Điều này có thể bao gồm tranh chấp giữa chủ tàu và người thuê tàu, người gửi hàng và người nhận hàng, hoặc giữa các bên bảo hiểm và các bên khác liên quan đến quá trình vận chuyển
Trang 84 Ví Dụ
Công ty A (chủ tàu) ký hợp đồng cho Công ty B (người thuê) thuê tàu để vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng (Việt Nam) đến cảng Busan (Hàn Quốc) Trong hợp đồng, các điều khoản được thỏa thuận rõ ràng về thời gian tàu phải đến nhận hàng và ngày tàu phải rời cảng Tuy nhiên, do sự cố
kỹ thuật, tàu của Công ty A bị trễ 5 ngày so với lịch trình, làm chậm việc vận chuyển hàng hóa của Công ty B Công ty B đòi bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị giao trễ gây ra, bao gồm chi phí lưu kho và tổn thất kinh doanh Công ty A đã từ chối bồi thường, cho rằng lý do chậm trễ là sự cố bất khả kháng Hai bên đã không thể đạt được thỏa thuận và vụ việc được đưa ra trọng tài thương mại để giải quyết
8
Trang 9B CÁC DẠNG TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG
1 Khái niệm:
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là sự mẫu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả hay chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình theo thoả thuận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế.
2 Đặc điểm:
- Liên quan đến nhiều đối tượng và bên tham gia
- Gắn liền với qui định pháp luật quốc tế và Việt Nam
- Liên quan đến nhiều hàng hoá và trách nhiệm vận chuyển
- Thường có các yếu tố về quyền sở hữu và bảo hiểm hàng hoá
- Ảnh hưởng lớn từ các yếu tố khách quan
- Phương thức giải quyết tranh chấp đa dạng
- Đặc thù về tính bảo mật và bí mật kinh doanh
3 Các dạng tranh chấp cơ bản về vận tải đường biển
- Chủ thể ký kết hợp đồng
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng với Công ty B để vận chuyển hàng hóa Sau
đó, Công ty A phát hiện Công ty B không có giấy phép vận tải hợp lệ
- Chậm tiếp nhận hàng hóa, giao không đúng hàng
Ví dụ: Công ty C giao hàng cho Công ty D nhưng hàng đến chậm 10 ngày
và không đúng chủng loại
- Thời gian giao hàng, làm hỏng hàng hóa
Ví dụ: Công ty E vận chuyển hàng hóa dễ hỏng nhưng đến nơi muộn 5 ngày, dẫn đến hàng hóa bị hỏng
Trang 10- Vi phạm nghĩa vụ thanh toán
Ví dụ: Công ty G hoàn thành vận chuyển hàng hóa nhưng Công ty H không thanh toán tiền cước
- Hao hụt hàng hoá trong qua trình vận chuyển
Ví dụ: Trong quá trình vận chuyển, khi nhận hàng Công ty I phát hiện hàng hóa bị hao hụt 15% cao hơn so với số phần trăm mà hai bên đã kí từ trước
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Ví dụ: Công ty K thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng với Công ty L sau khi đã ký kết Có thể do công ty K nhận được lợi nhuận của bên khác cao hơn so với Công ty L nên mới quyết định thông báo chấm dứt hợp đồng
C CÁC DẠNG TRANH CHẤP PHÁT SINH NGOÀI HỢP ĐỒNG
1 Khái niệm:
Là quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các bên mà không liên quan trực tiếp đến điều khoản đã được quy định trong hợp đồng Đây là một quá trình quan trọng, yêu cầu tuân thủ pháp luật và hợp tác giữa các bên
2 Các dạng cơ bản:
- Tai nạn hàng hải: Tranh chấp liên quan đến va chạm, mắc cạn, cứu hộ tàu
- Ô nhiễm môi trường biển: Tranh chấp về trách nhiệm và bồi thường
do ô nhiễm từ dầu, hóa chất
- Tổn thất, hư hỏng hàng hóa: Liên quan đến hàng hóa bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển
- Bảo hiểm hàng hải: Tranh chấp về việc bồi thường bảo hiểm tàu và hàng hóa
10
Trang 11- Cứu hộ và trợ giúp trên biển: Tranh chấp về phí cứu hộ và trách nhiệm cứu người, hàng hóa
- Dịch vụ cảng: Mâu thuẫn về phí dịch vụ cảng và thiệt hại khi bốc xếp
- Lao động hàng hải: Tranh chấp về lương, thưởng và tai nạn lao động của thuyền viên
- Sở hữu và mua bán tàu: Tranh chấp về chuyển nhượng và thế chấp tàu
3 Đặc điểm:
- Tính quốc tế: Tranh chấp thường liên quan đến nhiều quốc gia, nên phải áp dụng cả luật Việt Nam và các công ước quốc tế gây phức tạp
- Các phương thức giải quyết: chủ yếu gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án, với trọng tài được ưa chuộng nhờ bảo mật và linh hoạt
- Tính phức tạp: tranh chấp liên quan đến các vấn đề như thiệt hại hàng hóa, bảo hiểm, môi trường, nên cần chuyên gia và mất nhiều thời gian
- Thời gian và chi phí cao: Do phải trải qua nhiều thủ tục và yêu cầu chuyên gia, thời gian và chi phí thường cao
- Áp dụng công ước quốc tế: Việt Nam tham gia nhiều công ước hàng hải, tạo thuận lợi trong việc lựa chọn và thực thi pháp luật quốc tế
4 Ví dụ:
Vấn đề đòi tiền cước phí và phí dịch vụ cảng Những tranh chấp này thường xảy ra khi chủ tàu hoặc đơn vị vận chuyển yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản phí phát sinh ngoài hợp đồng như phí chậm giao hàng, phí lưu kho hoặc phí lưu container, dù không được nêu rõ trong hợp đồng ban đầu Điều này dẫn đến mâu thuẫn về nghĩa vụ thanh toán và trách nhiệm bồi thường giữa các bên, đặc biệt khi quy định pháp lý của
Trang 12mỗi quốc gia hoặc các điều khoản trọng tài không được thỏa thuận chặt chẽ trong hợp đồng
12
Trang 13D PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT THÔNG QUA THƯƠNG LƯỢNG THỎA THUẬN
1 Khái niệm:
Đây là phương thức luôn được ưu tiên khi xảy ra tranh chấp, vì các bên
có thể tự do thỏa thuận về vấn dề tranh chấp và phương hướng giải quyết chung mà hai bên đều có lợi
2 Quy trình
2.1 Khởi Xướng Thương Lượng:
Khi tranh chấp xảy ra thì bên bị vi phạm sẽ khởi xướng đề xuất thương lượng với bên vi phạm Bên khởi xướng thường sẽ gửi thông báo hoặc yêu cầu thương lượng bằng văn bản, trong đó nêu rõ vấn đề tranh chấp và
ý định mong muốn giải quyết thông qua đàm phán
2.2 Chuẩn Bị Thương Lượng:
Các bên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu liên quan đến tranh chấp, như hợp đồng, hóa đơn, biên bản, chứng cứ thiệt hại (nếu có) Việc này giúp đảm bảo rằng thương lượng dựa trên sự rõ ràng và chính xác về các vấn đề tranh chấp
2.3Tiến Hành Thương Lượng
- Các bên tiến hành gặp mặt trực tiếp hoặc sử dụng các phương thức liên lạc như email, hoặc hội nghị trực tuyến để thương lượng
- Trong buổi đàm phán, các bên phải đảm bảo nguyên tắc thiện chí, hợp tác và công bằng Mục tiêu là giảm thiểu tối đa thiệt hại và đạt được giải pháp khả thi cho cả hai bên
- Linh hoạt trong việc đưa ra các đề xuất và phương án giải quyết
2.4 Kết Quả Thương Lượng
- Thỏa thuận thành công: Nếu các bên đạt được sự đồng thuận, họ có thể
ký kết một văn bản thỏa thuận (thường là thỏa thuận đền bù hoặc sửa đổi
Trang 14các điều khoản hợp đồng) Văn bản này có tính ràng buộc pháp lý và cả hai bên phải tuân thủ
- Thỏa thuận không thành công: Nếu các bên không đạt được sự đồng thuận sau quá trình thương lượng, họ có thể chuyển sang các phương thức giải quyết tranh chấp khác, như thông qua trọng tài thương mại hoặc khởi kiện tại tòa án
3 Ví dụ:
Nếu hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, các bên có thể thỏa
thuận về mức bồi thường hoặc phương án giảm phí vận tải cho lần vận
chuyển tiếp theo
E GIẢI QUYẾT THÔNG QUA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI
1.Khái Niệm:
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là quá trình
mà các bên tranh chấp thỏa thuận đưa vụ việc của mình đến một trọng tài viên hoặc một hội đồng trọng tài để giải quyết Trọng tài viên sẽ hoạt động như một bên thứ ba độc lập, đưa ra phán quyết nhằm chấm dứt xung đột và buộc các bên phải tôn trọng phán quyết đó Đơn giản dễ hiểu hơn là cả 2 bên sẽ thuê
1 bên thứ 3 để xử lí tranh chấp
2.Quy trình:
Chi tiết ở các bước sẽ như sau:
14
Chọn
Tổ
Chức
Trọng
Tài
Khởi
Kiện
Xác Định Thẩm Quyền
Thành Lập Hội Đồng
Giải Quyết Tranh Chấp
Và Quyết Định
Thực Hiện Quyết Định