Do đó marketing hiện đại là một hệ thống kết hợp của nhiều hoạt động kinh tế, nhưng nói một cách cơ bản marketing gồm có bốn việc: bán đúng sản phẩm đến thị trường đang cần nó, bán sản p
Trang 1- -
LÊ THỊ THANH TÂM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN MAKETING MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM RAU AN TOÀN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP SƠN TÙNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hoài Nam
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
HẢI PHÒNG, NĂM 2015
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh doanh đồng thời cũng tạo động lực cho doanh nghiệp Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận biết đầy đủ thông tin các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội, hoạt động tài chính để phục vụ lao động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Để nâng cao chất lượng cuộc sống trong một môi trường sống có nhiều thuận lợi, song cũng không ít những nguy cơ thách thức đó là: môi trường ô nhiễm, thực phẩm “bẩn” đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân thể hiện ở các vụ ngộ độc thực phẩm không ngừng tăng lên, các bệnh nguy hiểm từ thực phẩm không an toàn đang gây nên thực trạng đáng báo động
Rau an toàn là sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đã được quan tâm sản xuất và những mặt về tiêu thụ trên thị trường Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của công ty cũng như toàn Thành Phố còn rất hạn chế và nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ chính là ở một số siêu thị lớn mà chưa chiếm được thị phần lớn, để đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn về thực phẩm an toàn của nhân dân Một trong những nguyên nhân dẫn đến sản phẩm rau an toàn chưa chiếm được thị phần lớn trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng chính là maketing sản phẩm rau an toàn
Vì vậy tôi tiến hành đề tài nghiên cứu ”Một số biện pháp hoàn thiện
Maketing- mix đối với sản phẩm rau an toàn của Công ty Cổ Phần Nông nghiệp Sơn Tùng” nhằm đưa ra các giải pháp cơ bản để xây dựng một chiến
lược marketing cho sản phẩm rau an toàn của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sơn Tùng trong tương lai Từ những thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây và những khó khăn còn tồn tại, đặc biệt trong thời điểm hiện tại công
ty đang phải đối mặt với những thách thức do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn
và thách thức Vì vậy phải kịp thời đưa ra các gợi ý, giải pháp cụ thể để tăng
Trang 3cường kích thích, hỗ trợ những điều kiện thuận lợi nhất định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời cũng là để khắc phục những mặt còn hạn chế, những khả năng lợi thế mà công ty chưa thể phát huy được trong thời gian qua
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị marketing- mix;Phân tích thực trạng và đánh giá chiến lược hoạt động maketing đối với sản phẩm rau củ quả an toàn của công ty Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện chất lượng hoạt động maketing – mix Với mục tiêu cụ thể trong giai đoạn tới là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị phần chủ yếu của phân khúc sản phẩm rau củ quả tại
Hải Phòng và tiến tới trên địa bàn cả nước
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề maketing- mix đối với sản phẩm rau an toàn tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sơn Tùng trong thời gian
từ năm 2010 đến năm 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp
dự báo và các phương pháp thu thập,so sánh, tổng hợp đánh giá
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Maketing -mix trong kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng Marketing - mix đối với sản phẩm rau an toàn tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sơn Tùng
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện Maketing - mix đối với sản phẩm rau an toàn tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sơn Tùng
Trang 4CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUỞN VỞ MARKETING MIX TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm marketing
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về marketing, tùy thuộc vào nhận thức hoàn cảnh và môi trường mà người ta có những cách định nghĩa Marketing khác nhau Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những sản phẩm do công ty sản xuất ra Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường Hay marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó…Sự khác nhau ở khái niệm Marketing không chỉ ở mức độ chi tiết mà còn phản ánh ở nội dung mà nó chứa đựng Nhưng về mặt ý nghĩa và công dụng của marketing thì ai cũng công nhận là marketing ra đời đã hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động thương mại, bán hàng và tiêu thụ sản phẩm
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: “Marketing là một
quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có
được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác nhau”
Một khái niệm marketing được sử dụng rộng rãi đó là: Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người Cũng có thể hiểu marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.[5, Tr 10]
Như vậy maketing được xem là một tác nghiệp trong kinh doanh Chiến lược maketing nhằm phục vụ cho chiến lược hoạt động lâu dài của doanh nghiệp
1.1.2 Quan điểm marketing hiện đại
Cùng với thời gian, các khái niệm marketing luôn được cập nhật cho phù hợp với những điều kiện kinh doanh mới và tiến lên một bước cao hơn Vì
Trang 5vậy hiệp hội Maketing Mỹ đưa ra những định nghĩa mới về marketing:
“Maketing là chức năng quản trị của doanh nghiệp, là quá trình tạo ra, truyền thông và phân phối giá trị cho khách hàng và là quá trình quản lý quan hệ khách hàng theo cách đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và các cổ đông” (2004) “Maketing là tập hợp các hoạt động, cấu trúc cơ chế và quy trình nhằm tạo ra, truyền thông và phân phối những thứ có giá trị cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung” (2007) [2, Tr.8]
Như vậy, marketing hiện nay cũng là việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thiết kế và tạo ra sản phẩm như thế nào để thoả mãn nhu cầu đó và đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất Thay vì chỉ chú trọng đến việc sản xuất, công ty phải quan tâm đến yêu cầu của khách hàng và công việc này thì khó hơn vì
nó liên quan đến tâm lý của con người Do đó, những đòi hỏi của thị trường
là khía cạnh quan trọng của marketing hiện đại và nó phải được xem xét trước quá trình sản xuất
Do đó marketing hiện đại là một hệ thống kết hợp của nhiều hoạt động kinh tế, nhưng nói một cách cơ bản marketing gồm có bốn việc: bán đúng sản phẩm đến thị trường đang cần nó, bán sản phẩm với một giá được xác định theo nhu cầu, thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất
1.1.3 Vai trò của marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp
Marketing ngày nay đóng vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này trên thị trường Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu dùng Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng,
Trang 6tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được
Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh Hoạt động maketing trong các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.Nhiệm vụ của marketing là xác định nhu cầu của khách hàng, nên marketing phải đóng vai trò thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới Có lúc, vai trò của marketing đối với sự phát triển sản phẩm mới được xếp lên hàng đầu Nên marketing đóng một vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng tích cực đến việc đưa ra một sản phẩm mới và cũng như sự phát triển của doanh nghiệp
1.1.4 Ý nghĩa của marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp
Marketing với tư cách là khoa học và nghệ thuật trong kinh doanh đã và đang được vận dụng phổ biến và mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia trên thế giới Chức năng quản trị marketing đã, đang giữ ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển các doanh nghiệp trong thời đại mở cửa hội nhập nền kinh tế tri thức Dưới các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của công nghệ số, quản trị marketing đang phát triển ngày càng mạnh mẽ với nhiều kiến thức và kỹ năng mới ở mọi lĩnh vực hoạt động trên thế giới
Trải qua quá trình phát triển kinh tế xã hội, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ ý nghĩa của marketing trong kinh doanh Trước đây, người ta xem marketing có ý nghĩa ngang bằng với các yếu tố khác của doanh nghiệp như: sản xuất, tài chính, nhân sự nhưng bây giờ ý nghĩa của marketing được xem trọng hơn, marketing trở thành triết lý mới trong kinh doanh Ý nghĩa của marketing có thể khái quát như sau:
+ Hướng dẫn các doanh nghiệp có nghệ thuật phát hiện ra nhu cầu của khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp
Trang 7+ Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ
và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội
+ Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường
+ Marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định marketing
1.2 Marketing - mix trong kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Marketing - mix và vai trò của Marketing - mix trong kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1.1 Marketing - mix
Marketing - mix là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của maketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mối doanh nghiệp nhằm củng cố vị trí vững chắc của doanh nghiệp trên thương trường Nếu sự phối hợp hoạt động những thành phần maketing được nhịp nhàng và
đồng bộ thích ứng với tình huống của thị trường đang diễn biến thì công cuộc
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế sự xuất hiện những khả năng rủi ro và do đó mục tiêu đạt được là lợi nhuận tối đa Nhà quản trị tài năng là nhà tổ chức, điều hành phối hợp các thành phần maketing trong một chiến lược chung đảm bảo thế chủ động với mọi tình huống diên biến phức tạp của thị trường
1.2.1.2 Vai trò của Marketing - mix trong kinh doanh của doanh nghiệp
Maketing -mix đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh Khác với maketing từng phần, maketing-mix giúp các doanh nghiệp tạo ra một hệ thống maketing hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ giữa các khâu Từ khâu phát triển sản phẩm mới, ấn định giá cả, xúc tiến quảng cáo bán hàng tới khâu phân phối, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng
Trang 8Các yếu tố trong maketing -mix có quan hệ tương tác, liên hệ và gắn bó mật thiết với nhau, không tồn tại riêng rẽ độc lập mà phụ thuộc vào nhau Trong maketing-mix, yếu tố này quyết định tính chất đặc điểm của yếu tố kia Ngược lại yếu tố kia hỗ trợ phụ thuộc vào yếu tố này Sự phối hợp hài hòa kịp thời đó giúp cho hoạt động của mọi doanh nghiệp không tách riêng nhau một cách rời rạc, riêng lẻ mà liên kết chặt chẽ với nhau diễn ra một cách nhịp nhàng
1.2.2 Các thành phần của Marketing - mix
Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng trong marketing-mix, theo
Philip Kotlerthì marketing-mix gồm 4 yếu tố: 4P
Chính sách sản phẩm là nền tảng của hoạt động maketing-mix được xác định dựa trên kế hoạch và quy mô lớn liên quan đến sản phẩm mới và chiến lược maketing tổng thể các sản phẩm đang có của doanh nghiệp
Sự thành công trong marketing phụthuộc vào bản chất của các sản phẩm và các quyết định cơ bản trong quản lý sản phẩm Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của chiến lược marketing-mix
b) Các quyết định về nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh [5, Tr.240]
Trang 9Doanh nghiệp cần phải quyết định có gắn nhãn hiệu cho hàng hóa của mình hay không, ai là người chủ nhãn hiệu, đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào, có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không, sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các hàng hoá có những đặc tính khác nhau của cùng một mặt hàng? Điều này phụ thuộc vào đặc điểm hàng hóa của doanh nghiệp, cách lựa chọn kênh phân phối, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
c) Quyết định về bao gói và dịch vụ đối với sản phẩm hàng hóa
Ngày nay, bao gói đã trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing, bởi vì: một là, sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng tăng Hai là, mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng càng tăng Ba là, bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu Bốn là, tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm Để tạo
ra bao gói có hiệu quả cho một sản phẩm doanh nghiệp phải quyết định về: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung, trình bày, thông tin trên bao gói
Dịch vụ khách hàng: Doanh nghiệp phải xác định được khách hàng muốn dịch vụ ở mức độ nào mà doanh nghiệp có thể cung cấp, chi phí cho dịch vụlà bao nhiêu và lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ nào, so sánh với các đối thủ cạnh tranh Khi quyết định về dịch vụ doanh nghiệp phải căn cứ vào 3 yếu tố chính là nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khả năng của doanh nghiệp
d) Quyết định về chủng loại sản phẩm
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá Tuỳ theo mục đích doanh nghiệp theo đuổi như cung cấp một chủng loại đầy đủ hay mở rộng thị trường, hay theo mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể lựa chọn theo 2 hướng:
Trang 10Một là phát triển chủng loại: được thể hiện bằng cách phát triển hướng xuống phía dưới, hướng lên trên hay theo cả hai hướng
Hai là bổ sung chủng loại hàng hoá; hiện đại hoá chủng loại; thanh lọc chủng loại (loại bỏ một số mặt hàng yếu kém trong chủng loại)
Khi bổ sung những sản phẩm mới trong cùng một chủng loại doanh nghiệp phải tính đến khả năng giảm mức tiêu thụ của sản phẩm khác Để làm giảm bớt ảnh hưởng này của doanh nghiệp phải đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm mới khác hẳn so với sản phẩm đã có
e) Quyết định về danh mục sản phẩm
Danh mục hàng hoá là tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hóa vàcác đơn vị hàng hóa do một người bán cụ thể chào cho người mua Danh mục hàng hóa được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức
độ hài hòa của nó Chính những thông số này đã mở ra cho doanh nghiệp 4 chiến lược mở rộng danh mục hàng hoá bằng cách: bổ sung hàng hóa mới; tăng mức độ phong phú của những nhóm chủng loại đã có; đưa ra nhiều phương án cho mặt hàng sẵn có hoặc có thể tăng giảm mức độ hài hòa giữa các mặt hàng thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc độ mục đích
sử dụng cuối cùng hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó
f) Quyết định về thiết kế và maketing sản phẩm mới
Do thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh nên doanh nghiệp phải quan tâm thiết kế sản phẩm mới Để có sản phẩm mới doanh nghiệp có thể mua doanh nghiệp khác, mua bằng sáng chế, giấy phép sản xuất và cách thứ hai là ta tự nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới Đây có thể là một vấn đề mạo hiểm đối với doanh nghiệp Để hạn chế rủi ro, các nhà quản trị phải tuân thủ đầy đủ các bước sau: hình thành ý tưởng - lựa chọn ý tưởng - soạn thảo, thẩm định dự án sản phẩm mới - soạn thảo chiến lược marketing, phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ - thiết kế sản phẩm mới -
Trang 11thử nghiệm trong điều kiện thị trường - triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường Người tiêu dùng có phản ứng ở những mức độ khác nhau đối với mỗi sản phẩm mới nên doanh nghiệp phải tìm cách thu hút sự chú ý của họ và lắng nghe những ý kiến phản hồi Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải chú ý đến từng chu kỳ sống của sản phẩm để có những điều chỉnh chiến lược nhất định
1.2.2.2 Chính sách giá
a) Khái niệm về giá sản phẩm [5, Tr.265-266]
Đối với người mua: Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm đó
Đối với người bán: Giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cảsẽ giúp nhà quản trịhoạch định các chiến lược giá cả một cách đúng đắn, có thể biến giá cảthực sựtrởthành một vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp Xét về quan điểm marketing của người sản xuất, các yếu tốảnh hưởng đến giá cả có thể chia thành hai nhóm là các yếu tốkiểm soát được và các yếu tốkhông kiểm soát được Các yếu tốchủ quan có thể kiểm soát được bao gồm các chi phí liên quan đến sản phẩm như sản xuất, bao
bì đóng gói; các chi phí bán hàng, phân phối; các chi phí yểm trợ, xúc tiến bán hàng Các yếu tốkhách quan không kiểm soát được là các quan hệcung cầu trên thịtrường; là áp lực cạnh tranh và các chính sách can thiệp giá của Chính phủ
Có nhiều phương pháp định giá khác nhau dựa trên những cơ sở định giá khác nhau Doanh nghiệp có thể định giá dựa vào chi phí, hoặc định giá dựa trên giá trịcảm nhận, hay dựa trên mức giá của đối thủcạnh tranh Mỗi doanh nghiệp có các phương pháp tính giá khác nhau phù hợp với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 12Chiến lược giágiúp doanh nghiệp thích ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi vềcầu, vềchi phí, khai thác tối đa những cơ hội xuất hiện trong từng giao dịch và phản ứng kịp thời với những thủđoạn cạnh tranh về giá giữa các đối thủcạnh tranh
b) Chiến lược giá cho sản phẩm mới: Chiến lược giá hớt váng hay chiến lược giá thâm nhập
Chiến lươc giá hớt váng hay còn gọi là chiến lược định giá “hớt váng sữa”: Doanh nghiệp đặt bán sản phẩm của mình ở mức cao nhất có thể, cho những đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận sản phẩm mới đó Khi mức tiêu thụgiảm xuống, họ có thểgiảm giá đểthu hút những khách hàng vốn nhạy cảm về giá Bằng cách này, doanh nghiệp bán sản phẩm mới sẽđạt được mức doanh thu và lợi nhuận cao ở các đoạn thị trường khác nhau
Chiến lược giá thâm nhập: Doanh nghiệp áp dụng chiến lược này cho rằng sản phẩm mới sẽ có tuổi thọdài, nhờ vào việc bán giá ban đầu thấp, thị phần sẽgia tăng nhanh chóng, họ sẽ khai thác được hiệu quảtheo quy mô, giá
có thểtiếp tục giảm xuống mà vẫn thu được lợi nhuận mong muốn
c) Khi đưa ra các quyết định về giá, các doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố sau:
* Các yếu tố bên trong doanh nghiệp :
- Các mục tiêu marketing: Các mục tiêu marketing đóng vai trò định hướng trong việc xác định vai trò và nhiệm vụ của giá cả Do đó, doanh nghiệp phải xem xét các mục tiêu: tối đa hoá lợi nhuận hiện hành, dẫn đầu thị phần thị trường, dẫn đầu về chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn sống sót hay các mục tiêu khác đểquyết định chiến lược giá
- Phải xem xét mối quan hệ giữa giá cả và các biến số khác trong marketing-mix, chúng phải có sự hỗ trợ lẫn nhau Sự lựa chọn về giá phải được đặt trên cơ sở các lựa chọn về các biến số khác của marketing-mix đã được thông qua
Trang 13- Chi phí sản xuất: chi phí là nền của giá, quyết định giới hạn thấp nhất của giá để doanh nghiệp hoà vốn và khi xác định được giá thành, các nhà sản xuất có thể tìm ra các giải pháp thay đổi điều chỉnh để tăng lợi nhuận và tránh mạo hiểm
- Tổ chức định giá: xác định xem ai là người chịu trách nhiệm định giá? Thuộc cấp quản trị nào? ở phòng kinh doanh hay phòng tiếp thị? Ngoài ra, còn phải xem xét các yếu tố khác ví dụ như đặc tính của sản phẩm
* Các yếu tố bên ngoài:
- Khách hàng và yêu cầu hàng hóa: khách hàng thường là người có tiếng nói quyết định mức giá thực hiện Mặt khác, cầu thị trường quy định mức giá trần của sản phẩm vì vậy người định giá phải quan tâm đến mối quan
hệ tổng quát giữa cầu và giá, sự nhạy cảm về giá và yếu tố tâm lý của khách hàng khi định giá
- Đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp sẽ phải xem xét phản ứng của các đối thủ cạnh tranh khi doanh nghiệp đặt giá; tương quan giữa giá thành, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh sẽ gây nên bất lợi hay lợi thế cho doanh nghiệp Để biết được điều này, doanh nghiệp phải tìm hiểu xem mình đang ở thị trường nào? thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh có độc quyền, độc quyền nhóm hay độc quyền? Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải xem xét các yếu tố như môi trường kinh tế, thái độ của chính phủ, tình hình lạm phát để quyết định giá
d) Qui trình định giá
Định giá là một tiến trình phức tạp quan trọng đối với sự thành công của một công ty Do vậy, khi ấn định giá của mình doanh nghiệp cần phải tuân theo các bước của qui trình
Căn cứ vào đó mà doanh nghiệp định giá cuối cùng cho sản phẩm sau
đó điều chỉnh lại mức giá cho phù hợp với các loại thị trường Thứ nhất là doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cho phối hợp với khách hàng ở các địa phương khác nhau, thứ hai là chiết giá và bớt giá, thứ ba là định giá khuyến
Trang 14mại để lôi kéo khách hàng, thứ tư là định giá phân biệt cho các nhóm khách hàng khác nhau và cuối cùng là định giá cho toàn danh mục sản phẩm
Sau khi định giá, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những tình huống mà họ có thể nâng giá hay giảm giá tùy theo điều kiện thị trường, năng lực sản xuất và tình hình của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải xem xét thận trọng phản ứng của đối thủ cạnh tranh, phản ứng của nhà cung ứng, thị trường trung gian để điều chỉnh cho phù hợp Khi phải đương đầu với việc thay đổi giá do đối thủ cạnh tranh khởi xướng doanh nghiệp phải hiểu được ý đồ của họ và luôn có phản ứng đi trước một bước so với đối thủ
1.2.2.3 Chính sách kênh phân phối
a) Khái niệm kênh phân phối
Trong marketing, kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp
và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia quá trình đưa hàng hóa
từ người sản xuất tới người tiêu dùng Nói cách khác, đây là một nhóm các
tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng để người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp có thể mua
và sử dụng Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hoá từ người sản xuất, thông qua trung gian, đến tay người tiêu dùng cuối cùng Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh [2, Tr 308-309]
Có nhiều loại trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau Phân phối là việc tổ chức các kênh phân phối khác nhau để sản phẩm hoặc dịch vụ có thểsẵn sàng tiếp cận và bán cho thị trường khách hàng mục tiêu Ngoài ra, kênh phân phối còn có các tác dụng khác như thu thập thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, san sẻ rủi ro cho nhà sản xuất, hoặc tận dụng các nguồn lực và hiểu biết của kênh phân phối tại thịtrường mục tiêu
Trang 15b) Các căn cứ để lựa chọn kênh phân phối
- Phân tích yêu cầu của khách hàng về mức độ đảm bảo dịch vụ
-Xây dựng những mục tiêu và ràng buộc của kênh phân phối
- Xác định những phương án chính của kênh phân phối
- Đánh giá các phương án chính của kênh phân phối
c) Các quyết định của nhà quản trị marketing liên quan đến kênh phân phối
- Quyết định số cấp của kênh: Tức là quyết định chiều dài của kênh + Kênh không cấp là kênh marketing trực tiếp gồm người sản xuất bán hàng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng
+ Kênh 1 cấp là kênh có cấu trúc ngắn, sử dụng trung gian thường là bán lẻ, thường được sử dụng khi người bán lẻ có quy mô lớn có thể mua khối lượng lớn từ nhà sản xuất
+ Kênh 2 cấp là trong kênh có thêm người bán buôn Kênh 2 cấp thường được sử dụng phổ biến cho các loại hàng có giá trị đơn vị thấp được mua thường xuyên
+ Kênh 3 cấp là kênh dài nhất, được sử dụng khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều nhà bán lẻ nhỏ, một đại lý được sử dụng để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn
Ngoài ra còn có những kênh nhiều cấp hơn Theo quan điểm của nhà sản xuất kênh càng nhiều cấp càng ít có khả năng kiểm soát nó
Những quyết định về kênh phân phối giữ vai trò quan trọng trong maketing- mix, khi xây dựng hệ thống phân phối trong doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố như mục tiêu phân phối, đặc trưng thị trường, chu kỳ sống sản phẩm, khả năng tài chính, năng lực trung gian, chiến lược của đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở đó lựa chọn kênh phân phối và hình thức phân phối rộng rãi, chọn lọc, độc quyền
- Quyết định thiết kế kênh: Dựa trên việc phân tích nhu cầu khách hàng, xác định mục tiêu của kênh, xây dựng những phương án chính của
Trang 16kênh, đánh giá phương án, kết hợp với nhận định về tiềm lực và khả năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ quyết định về thiết kế kênh Quyết định này cũng liên quan đến việc phải quyết định số lượng trung gian sẽ sử dụng ở mỗi cấp của kênh Thông thường, có 3 cấp chiến lược: Độc quyền phân phối, phân phối chọn lọc và phân phối ồ ạt Mỗi cấp chiến lược sẽ liên quan tới các điều kiện và trách nhiệm khác nhau của các thành viên trong kênh phân phối Nhà quản trị đánh giá kênh phân phối dựa trên các tiêu chuẩn vềkinh tếso sánh giữa mức tiêu thụ và chi phí, tiêu chuẩn về khảnăng kiểm soát kênh phân phối và tiêu chuẩn vềkhả năng thích nghi của kênh phân phối với sự thay đổi của chiến lược marketing Nhà quản trị cần đưa ra quyết định chính xác về việc lựa chọn kênh nào trong phân phối sản phẩm dịch vụ
d) Quản trịkênh phân phối
Sau khi xây dựng được kênh phân phối, nhà quản trị phải không ngừng thúc đẩy kênh phân phối, xem xét kênh phân phối, đánh giá và loại bỏ, hoặc
bổ sung để hoàn thiện kênh phân phối, hoặc giải quyết các quan hệhợp tác, mâu thuẫn hoặc cạnh tranh giữa các kênh phân phối
Việc quản lý hoạt động kênh phân phối đòi hỏi phải duy trì quan hệ hợp tác hiệu quả giữa các thành viên trong kênh.Người quản lý kênh cần sử dụng các công cụ khuyên khích thành viên hoạt động tích cực, sử dụng công
cụ maketing mix khác để quản lý và đánh giá hoạt động của hệ thống kênh
1.2.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
a) Khái niệm
Xúc tiến hỗn hợp trong marketing bao gồm các hoạt động và giải pháp nhằm đề ra và thực hiện các chiến lược, chiến thuật xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy bán hàng, nâng cao uy tín và vị thế, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Một số dạng chủ yếu thường được các công ty sử dụng trong các chiến lược xúc tiền hỗn hợp là:
Trang 17- Quảng cáo: Bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và
đề cao những ý tưởng, hàng hoá hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu
- Xúc tiến bán (khuyến mại): là những biện pháp tác động tức thời, ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ
- Tuyên truyền (quan hệcông chúng): Là việc kích thích một các gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ hay tăng uy tín của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra những tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng và miễn phí
- Bán hàng cá nhân: Là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hoá qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng
- Marketing trực tiếp: Là việc sử dụng một hoặc nhiều công cụ truyền thông Marketing để ảnh hưởng đến quyết định mua trực tiếp của khách hàng
và tạo nên các giao dịch kinh doanh ở mọi địa điểm
Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp luôn chú trọng các hoạt động xúc tiến bán hàng như: Quảng bá sản phẩm, tổ chức hội tổng hợp, các hoạt động khuyến mại, giảm giá…để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Hiện nay quảng bá sản phẩm đang được các doanh nghiệp hết sức quan tâm, đây là hoạt động cần thiết và quan trọng nhằm hỗ trợ cho hoạt động bán hàng, công ty đã thực hiện các chương trình quảng bá bằng hình thức gửi catalogue, báo giá, thông báo, giới thiệu sản phẩm trong ngành, từ
đó thu hút được khách hàng, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường
b) Để xây dựng và phát triển một chương trình xúc tiến hỗn hợp, doanh nghiệp cần phải xem xét các bước sau:
- Xác định rõ khách hàng mục tiêu: khách hàng có thể là người mua tiềm năng về các sản phẩm của doanh nghiệp, người đang sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp, người quyết định hoặc ngườicó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Trang 18- Xác định mục tiêu giao tiếp: nó tạo nên một sự nhận biết về hàng hóa,
sự hiểu biết về sản phẩm, mối thiện cảm, sự ưa chuộng, tin tưởng hay hành vi mua hàng
- Thiết kế thông điệp một cách lý tưởng: Thông điệp phải dành được sựchú ý, sự quan tâm, kích thích được sự mong muốn và thúc đẩy được hành động mua hàng
- Lựa chọn kênh truyền thông: trực tiếp hay không trực tiếp
- Xây dựng ngân sách chung cho khuyến mại
- Hình thành hệ thống khuyến mại hợp lý để các công cụ phát huy hiệu quả và từ đó hình thành cân đối hệ thống khuyến mại
- Đo lường kết quả khuyến mại: Sau khi thực hiện kế hoạch khuyến mãi, người truyền thông phải đo lường tác dụng của nó đối với khách hàng mục tiêu Người truyền thông phải theo dõi xem có bao nhiêu người biết đến sản phẩm, mua và dùng nó, thích và hài lòng
- Tổ chức và quản lý hệ thống truyền thông marketing tổng hợp: Tất cả các hoạt động truyền thông phải được quản lý và phối hợp đồng nhất để bảo đảm sự nhất quán, phân bố thời gian hợp lý, chuyển đúng thông điệp tới khách hàng
1.2.3 Mối quan hệ giữa các biến số trong maketing- mix của doanh nghiệp
Các chính sách trong marketing - mix luôn có mối quan hệ rất chặt chẽvới nhau, tương hỗ giúp đỡ nhau phát triển Người ta không thể tách rời chính sách sản phẩm với chính sách giá vì người tiêu dùng rất nhạy cảm về giá, với những sản phẩm cùng loại, cùng mẫu mã, chất lượng cũng tương đương thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm có mức giá thấp hơn
Do đó, nếu chỉ chú ý đến sản phẩm mà không để ý đến chi phí cho mỗi sản phẩm đó làm cho giá thành cao hơn so với sản phẩm cùng loại thì chính sách marketing - mix đó là không có hiệu quả Cũng như vậy, đối với các chính sách khác nếu không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo ra một chính
Trang 19sách marketing - mix hiệu quả thì cho dù doanh nghiệp có các chiến lược hay đến mấy cũng sẽ thất bại trên thương trường
Một chính sách marketing - mix được coi là hiệu qủa khi nó thực hiện hiệu quả mục tiêu của doanh nghiệp Muốn làm được điều đó thì các chính sách này phải được điều chỉnh, sắp xếp và có sự phối hợp với nhau để thực hiện 1 mục tiêu ngắn hạn nào đó của doanh nghiệp và phải đảm bảo bốn chính sách trong marketing được vận hành cùng lúc để có được chính sách hoàn chỉnh, có hiệu qủa Một chính sách marketing - mix hoàn thiện khi cả bốn chính sách trong marketing - mix đều được vận hành và cùng thực hiện một mục tiêu nhất định nào đócủa công ty Như vậy, cácchính sách marketing
- mix không những có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà còn phải có sự phối hợp nhất định để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới marketing - mix trong kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô[2, Tr 63-75]
Môi trường marketing vi mô bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp khi phục vụkhách hàng Đây chính là các doanh nghiệp và cá nhân khác có ảnh hưởng đến các quyết định maketing của các doanh nghiệp Bao gồm các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các nhà phân phối, các tổ chức xã hội, khách hàng Các lực lượng này ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định maketing trong doanh nghiệp Những nhà quản trị marketing không thể tự giới hạn mình trong những nhu cầu của thị trường mục tiêu Họ phải chú ý đến tất cả những yếu tố của môi trường vi mô Trong một chừng mực nhất định, doanh nghiệp có thể tác động để cải thiện môi trường marketing vi mô
1.3.1.1 Các thế lực bên trong doanh nghiệp
Một công ty nếu được tổ chức các bộ phận bên trong theo mô hình chức năng thì trong kết cấu tổ chức của mình thường có các bộ phận điển hình: Bộ phận tài chính – kế toán, bộ phận quản trị sản xuất, bộ phận quản trị nhân lực,
bộ phận marketing,…Việc soạn thảo các kế hoạch và chương trình marketing
Trang 20được giao cho bộ phận marketing Các bộ phận trong công ty thường có những mục tiêu theo đuổi khác nhau do chức năng công việc của họ chi phối Điều đáng nói là mục tiêu của mỗi bộ phận không phải bao giờ cũng thống nhất với bộ phận khác, mặc dù tất cả họ đều đặt dưới sự điều hành của hội đồng quản trị và Ban giám đốc Tình hình trên buộc bộ phận marketing trong công ty muốn các quyết định marketing của mình đưa ra giành được sự đồng thuận cao nhất họ phải quan tâm tới sự khác biệt trên
1.3.1.2 Các lực lượng bên ngoài công ty
a) Những tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất
Để tiến hành sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ cung cấp cho thị trường bất
kỳ công ty nào cũng cần được cung cấp yếu tố đầu vào như: nguyên- nhiên liệu, phụ tùng, bán thành phẩm, chi tiết, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và quản
lý Những biến động trên thị trường các yếu tố đầu vào luôn luôn tác động trực tiếp với mức độ khác nhau tới các quyết định marketing của công ty.Những điều kiện này có thể là điều kiện thuận lợi hoặc điều kiện bất lợi cho công ty Như vậy, từ phía nhà cung cấp luôn tiềm ẩn có những nguy cơ và sự đe dọa tới các quyết định marketing và quan hệ giữa công ty với khách hàng
b) Những tổ chức dịch vụ môi giới marketing
Trong qúa trình kinh doanh nói chung, đặc biệt là trong tiêu thụ hàng hóa, công ty nhận được sự trợ giúp – phối hợp – cung ứng nhiều dịch vụ.Các tổ chức môi giới thương mại: do tính chuyên nghiệp của các tổ chức này càng cao, quy
mô kinh doanh ngày càng lớn, phạm vi bao phủ thị trường ngày càng rộng, các công ty này đôi khi có sức mạnh rất lớn trên thị trường và có thể tạo ra các áp lực đối với nhà sản xuất Những tổ chức này đóng vai trò rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hoặc là thực hiện công việc bán hàng cho họ Lựa chọn và quyết định sẽ cộng tác với hãng cụ thể nào đểmua dịch vụcủa họ là điều mà doanh nghiệp phải cân nhắc hết sức cẩn thận, nó liên quan đến các tiêu thức như chất lượng dịch vụ, tính sáng tạo và chi phí Các tổchức tài chính tín dụng trung gian như ngân hàng, công ty tài chính, công
ty bảo hiểm, công ty kiểm toán thực hiện các chức năng giao dịch tài chính
Trang 21hỗtrợ tài chính hayđảm bảo giúp cho doanh nghiệp đề phòng các rủi ro trong quá trình kinh doanh của mình
c) Đối thủ cạnh tranh
Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi đó chỉ là đoạn thị trường duy nhất công ty cũng có thể gặp các đối thủ cạnh tranh.Vì quy mô thị trường là có hạn, từng đối thủ cạnh tranh luôn tìm những độc chiêu để giành khách hàng
Do tính hấp dẫn của mỗi đối thủ cạnh tranh khác nhau nên khách hàng có cách thức khách nhau trong việc lựa chọn các sản phẩm cạnh tranh Vì vậy trước những áp lực khác nhau do sự thay đổi chiến lược và chiến thuật marketing của mỗi đối thủ cạnh tranh, có thể tạo ra những nguy cơ đe dọa đến những quyết định marketing của công ty
d) Công chúng trực tiếp
Ảnh hưởng đến các quyết định marketing của một công ty cụ thể còn có nhiều công chúng trực tiếp khác nhau mầ các nhà quản trị marketing không thể bỏ qua Những lực lượng này có thẻ có mức độ quan tâm, ủng hộ, thiện cảm… khác nhau đối với công ty Công chúng trực tiếp của một công ty là một nhóm bất kỳ quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm hoặc có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của công ty đó Lực lượng này có thể hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hoặc chống lại, gây khó khăn cho công ty trong việc triển khai các nỗ lực marketing để đáp ứng thị trường
e) Khách hàng
Khách hàng là thị trường của công ty, đồng thời, khách hàng lại là một trong những lực lượng – yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt động marketing của doanh nghiệp Mỗi sự biến đổi về nhu cầu, về quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc công ty phải xem xét lại các quyết định marketing của mình.Ngày nay, doanh nghiệp phải coi “khách hàng
là thượng đế” do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp phải hướng vào khách hàng Vì vậy, tiêu chí để đo lường, đánh giá chính sách marketing - mix quan trọng nhất chính là triết lý khách hàng hay sự thoả mãn khách hàng của doanh nghiệp
Trang 221.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô[5, Tr 108-118]
Môi trường marketing vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn, chúng có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường marketing vi mô và tới các quyết định marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do
đó nó ảnh hưởng đến tất cả các lực lượng thuộc môi trường maketing vi mô.Môi trường marketing vĩ mô tập hợp tất cả các yếu tố mà từng doanh nghiệp không thểkiểm soát và thay đổi được Đó là những yếu tố thuộc về tự nhiên, văn hóa – xã hội, nhân khẩu học, kinh tế, khoa học và công nghệ, chính trị - luật pháp
1.3.2.1 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên trước hết bao gồm các tài nguyên, khí hậu, địa hình và các yếu tố tự nhiên khác Hoạt động marketing bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố của môi trường tự nhiên Từng yếu tố tự nhiên sẽ tác động đến
sự lựa chọn chiến lược marketing cũng như phát triển các biện pháp marketing cụ thể Môi trường tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Bởi lẽ, nó liên quan đến vấn đề chi phí khi một số loại nguyên liệu bị khan hiếm hay năng lượng đắt đỏ làm cho chi phí cận biên tăng lên, lũ lụt hay hạn hán xảy ra
1.3.2.2 Môi trường văn hóa- xã hội
Môi trường văn hóa- xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Môi trường văn hóa - xã hội tác động đến thái
độ của con người đối với mọi thứ xung quanh và trong đó có hàng hóa của doanh nghiệp Văn hóa gồm tất cả mọi thứ gắn liền với xu thế hành vi cơ bản
của con người,là những thói quen, tập tính mang tính bản sắc của địa phương
do vậy khi quyết định bao gói sản phẩm doanh nghiệphay quảng cáo cần phải chú ý đến môi trường này Các doanh nghiệp nên tìm cách thích ứng với những yếu tố môi trường này thay cho nỗ lực làm thay đổi nó
Trang 231.3.2.3 Môi trường dân số hay nhân khẩu
Môi trường dân số bao gồm một tập hợp các yếu tố như: quy mô, cơ cấu(tuổi tác, giới tính…), tốc độ tăng và sự phân bố dân số trong mối quan hệ với các nhân tố xã hội chẳng hạn như biên giới địa lý, quá trình đô thị hóa… Môi trường dân số là mối quan tâm lớn của các nhà hoạt động thị trường bởi
vì nó bao hàm con người mà con người là nhân tốtạo ra các loại thị trường cho doanh nghiệp
1.3.2.4 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là một tập hợp gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng và theo những chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Các yếu tố kinh tế chủ yếu gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), kinh ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp,
tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập bình quân đầu người và
cơ cấu chi tiêu, sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thu chi ngân sách nhà nước
Nhà quản trị marketing phải xem xét tác động của tất cả các yếu tố này khi làm các quyết định từ chiến lược đến các biện pháp marketing cụ thể Từng yếu tố này vận động biến đổi có thể gây thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng Tất nhiên, cùng một yếu
tố tác động có thể tạo nên cơ hội cho doanh nghiệp này và nguy cơ cho doanh nghiệp khác Mỗi yếu tố cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn
1.3.2.5 Môi trường khoa học và công nghệ
Môi trường khoa học và công nghệ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những công nghệ tiến bộ của thời đại từ đó tăng cường chú ý tới việc hoàn thiện hàng hóa đã có sẵn Môi trường khoa học và công nghệ ảnh hưởng rất tốt đến chính sách sản phẩm Khoa học và công nghệ có thể ảnh hưởng lớn tới toàn ngành, các doanh ngiệp thuộc tất cả các loại ngành phải theo dõi những thay đổi này và điều chỉnh maketing - mix để thích ứng với nó Các
Trang 24doanh nghiệp phải chú ý đầu tư nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới, ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, nhờ đó doanh nghiệp có được những sản phẩm mới thay thế và sức cạnh tranh mới về giá bán
1.3.2.6 Môi trường chính trị- Luật pháp
Môi trường chính trị có đặc điểm là luật pháp điều chỉnh các hoạt động thương mại cho nên nó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp Môi trường chính trị bao gồm: mức độ ổn định chính trị; các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồm các bộ luật và quy định; hoạt động của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng… Có thế cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động maketing Môi trường luật pháp và chính trị có thể tác động theo một số hướng Nó có thể hạn chế các hoạt động mà những người làm thị trường được phép tiến hành Người quản trị maketing cần liên tục rà soát các yếu tố môi trường nhằm phát hiện những yếu tố vận động tạo nên cơ hội và nguy cơ cho hoạt động maketing cho sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp Đồng thời rà soát lại các yếu tố vĩ mô còn giúp phát hiện những cơ hội thị trường hoàn toàn mới cho doanh nghiệp
Qua những phân tích trên cho thấy môi trường vĩ mô rất đa dạng và rộng lớn, nó chính là những yếu tố cơ bản xung đột với lợi ích của doanh nghiệp Đây là những yếu tố bản thân doanh nghiệp không thể điều chỉnh mà chỉ có thể tìm cách tránh để giảm bớt rủi ro mà thôi
Tóm lại: Chương 1 luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề l ý luận về
hoạt độngmaketing-mix trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định những đặc thù trong quản trị maketing mix cũng như vai trò và tầm quan trọng của hoạt động maketing mix trong kinh doanh của doanh nghiệp Những nội dung này sẽ là khung lý thuyết làm căn cứ cho tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động maketing-mix đối với sản phẩm rau an toàn tại công ty Cổ phần
Nông nghiệp Sơn Tùngtrong chương 2
Trang 25CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG MARKETING MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
RAU AN TOÀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NÔNG NGHIỆP SƠN TÙNG 2.1 Tổng quan tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Hải Phòng
2.1.1 Khái niệm chung về rau an toàn
Rau an toàn là yêu cầu cấp bách của người tiêu dùng và cộng đồng; đối với người sản xuất vừa là trách nhiệm trước xã hội, vừa là đảm bảo tiêu thụ tốt sản phẩm do mình sản xuất ra tăng sức cạnh tranh trong thị trường, vừa đảm bảo tốt môi trường sản xuất và duy trì sản xuất nông nghiệp bền vững
Theo Quyết định số 67 - 1998/QĐ - BNN - KHCN ngày 28/4/1998 về
sản xuất rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì “rau an toàn” là: những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất độc và mức
độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn
Chỉ tiêu về nội chất: sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrat ( NO3- ), kim loại nặng (Cu, Pb, Hg, Cd, As) và lượng vi sinh vật có hại phải được dưới mức cho phép của tổ chức Y tế Thế giới
Chỉ tiêu về hình thái: sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm); không bị héo úa, dập nát, hư hỏng, sạch đất cát và các tạp chất khác, không bị ủ dấm bằng hóa chất độc hại và có bao gói thích hợp
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Hải Phòng
2.1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, diện tích và sản lượng rau an toàn cũng tăng theo song chỉ chiếm 4,3% diện tích rau màu hàng năm Hiện nay các vùng sản xuất rau chuyên canh của Thành phố đảm bảo yêu cầu sản
Trang 26xuất rau an toàn là 600 ha, bố trí 3-4 vụ/năm, giá trị sản xuất đạt 120-170 triệu đồng/ ha/ năm; được áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn, trong đó có 56,8
ha đăng kí vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn Các loại rau được sản xuất theo quy trình rau an toàn tập trung vào các loại rau chính như: rau họ thập tự,
cà chua, dưa chuột chủ yếu ở các địa phương trồng rau chính: Tiên Lãng,
Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Dương
2.1.2.2 Tình hình tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố
Hiện nay, 25,8% sản phẩm rau an toàn được đưa vào sơ chế đóng gói trước khi tiêu thụ sản phẩm, việc xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm rau an toàn của người sản xuất và người tiêu dùng còn nhiều hạn chế
Về tiêu thụ sản phẩm:
+ Có 66,5% số hộ nông dân bán rau tự do cho lái buôn và bán lẻ
+ 33,5% số hộ sản xuất cung cấp rau cho doanh nghiệp được kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, số lượng cửa hàng rau, thực phẩm an toàn được cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Rau an toàn và Thực phẩm an toàn còn thấp, phần lớn các điểm bán RAT được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT kinh doanh hiệu quả chưa cao, vẫn còn tồn tại tình trạng không tuân thủ các quy định về kinh doanh RAT Số lượng cửa hàng treo biển RAT trên thị trường nhiều hơn so với số lượng được cấp giấy chứng nhận Tình trạng bán rau chưa được kiểm soát chất lượng là phổ biến, một phần do lực lượng quản lý mỏng nên việc kiểm soát kinh doanh rau của Thành phố thực hiện chưa tốt đặc biệt với lượng rau, hoa quả từ các tỉnh, nhập khẩu từ Trung Quốc tràn vào thị trường Hải Phòng
2.1.2.3 Hướng phát triển rau an toàn trong thời gian tới
Nông nghiệp Hải Phòng hướng tới là một nền nông nghiệpđô thị sinh thái nên các sản phẩm làm ra của nông nghiệp thành phố Hải Phòng, ngoài giá trị kinh tế cao, sản phẩm sạch, cụ thể như rau an toàn, thịt sạch, tôm có hàm lượng chất kháng sinh dưới mức cho phép, trái cây không có dư lượng thuốc
Trang 27trừ sâu cao nên trong Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm
2020 thành phố đã quy hoạch từng vùng sản xuất riêng trong đó quy hoạch phát triển cây rau đậu như sau:
- Vùng sản xuất rau, đậu tập trung: Mở rộng vùng sản xuất rau đạt quy
mô từ 15.000 ha đến 18.000 ha vào năm 2020, trong đó chú trọng sản xuất rau
an toàn, rau có giá trị kinh tế cao, có thế mạnh phát triển tại Hải Phòng như cà chua (700ha), dưa chuột(1.200), rau ăn lá các loại (600ha) (cải ngọt ngắn ngày, cải bắp ), khoai tây (1.100ha)
- Vùng chuyên canh rau: Diện tích 2.000 ha; trong đó: Vĩnh Bảo 250 ha, Tiên Lãng 250 ha, An Lão 250 ha, Kiến Thụy 350 ha, An Dương 300ha, Thủy Nguyên 300 ha, Dương Kinh 30 ha, Đồ Sơn 100 ha và một số nơi khác 170 ha
- Vùng sản xuất rau vụ đông (vùng sản xuất cây có hợp đồng tiêu thụ phục vụ chế biến xuất khẩu): Quy mô 6.500 ha, trong đó: Vĩnh Bảo 2000 ha, Tiên Lãng 2000 ha, An Lão 500 ha, Kiến Thụy 700 ha, An Dương 500 ha, Thủy Nguyên 650 ha, Dương Kinh 50 ha, Đồ Sơn 100 ha
- Vùng rau an toàn: Đến năm 2020 diện tích rau an toàn đạt từ 6.000 - 8.300 ha mở rộng ra huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, cùng với Thủy Nguyên, Kiến Thụy
Như vậy đến năm 2020 thành phố có khoảng 8000 ha sản xuất rau an toàn, dự kiến sản lượng khoảng 240.000 tấn, cung cấp cơ bản cho nhu cầu người dân thành phố và các lực lượng lao động, lưu trú khác trên địa bàn
2.2 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sơn Tùng
2.2.1 Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sơn Tùng
- Tên giao dịch quốc tế: SonTung agriculture joint stock company
- Địa chỉ: số 32/43 Lê Khắc Cẩn – Phù Liễn - Kiến An – Hải Phòng
- Điện thoại: 0313.690759 Fax: 0313.690759
- Mã số thuế của Công ty:0201076390
Trang 28- Email: sta@gmail.com
- Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0201076390 do Sở KH-ĐT thành phố Hải Phòng cấp ngày 22/05/2010
- Phương châm hoạt động của công ty: “Vì sức khỏe cộng đồng”
2.2.2 Quá trình phát triển của công ty
Công Ty Cổ Phần Nông nghiệp Sơn Tùnglà một đơn vị được xây dựng trên nền tảng phát triển và trưởng thành của các cán bộ quản lý, kỹ sư được đào tạo, thực tế tại nhiềulĩnh vực công trình nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có năng lực hoàn thành các công việc được giao.Ngay từ ngày thành lập, công ty đã không ngừng mở rộng, đầu tư khoa học kỹ thuật, bỏ vốn sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Định hướng đưa công ty ngày càng lớn mạnh và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Một số ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Sản xuất, buôn bán các loại rau củ, quả
- Buôn bán thịt, thủy sản và các sản phẩm từ thịt
- Xây dựng nhà, công trình thủy lợi và các công trình kỹ thuật dân dụng
- Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
- Vệ sinh, sử lý mối mọt, gián muỗi
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định
2.2.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty
2.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp là phức tạp, bao gồm nhiều ngành nghề Để điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và có hiệu quả, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sơn Tùng
Trang 29đã tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy mô, nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của mình
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty
2.2.3.2 Chức năng từng bộ phận tổ chức công ty
- Hội đồng quản trị
Là cơ quan lãnh đạo cao nhất,có quyền quyết định mọi vấn đề của công
ty, đưa ra các phương án hoạt động của công ty Trong đó, người lãnh đạo cao
nhất là Chủ tịch hội đồng quản trị
- Ban điều hành
+ Giám đốc: Ông Phạm Ngọc Sơn là người đại diện pháp nhân cho
công ty.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động, kết quả sản
xuất của công ty Là người điều hành cao nhất, ra mọi quyết định về tất cả
công việc mà phó giám đốc và các phòng ban trình lên
+ Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, thừa lệnh giám đốc
trực tiếp điều hành và quản lý hai phòng là phòng kế hoạch kỹ thuật và phòng
Đội sản xuất cây trồng
Đội thi công điện nước
Đội thi công xây dựng
Đội san lấp mặt bằng
Đội sản xuất
rau củ quả
Hành chính
Trang 30maketing Ngoài ra, còn theo dõi hoạt động sản xuất của các đội sản xuất, thi công xây dựng… và các phòng ban khác trong công ty
+ Phòng kế toán tổng hợp
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành công tác tài chính trong doanh nghiệp, phản ánh mọi hoạt động kinh tế thông qua việc tổng hợp, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng nguyên tắc quy định hiện hành của Nhà nước
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật
Có nhiệm cụ tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều hành sản xuất, công tác kỹ thuật của công ty, phối hợp với các phòng liên quan xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, năm và dài hạn Xây dựng kế hoạch giá thành hàng năm và giá thành cho từng sản phẩm Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giá bán sản phẩm phù hợp với thị trường trong từng thời điểm
+ Phòng maketing
Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty Lập kế hoạch điều tra nghiên cứu thị trường, đề xuất các hình thức khuyến mại và quảng cáo Ngoài ra còn thực hiện các hợp đồng tiêu
Trang 31thụ, tham mưu tổ chức thực hiện quản lý hàng hóa, bán hàng có hiệu quả và
mở rộng phát triển thị trường
- Các đội sản xuất và thi công
5 đội của công ty được giao nhiệm vụ sản xuất và thi công từng mặt hàng theo đúng chức năng của từng lĩnh vực
2.2.4.Dự báo tình hình thị trường sản phẩm của công ty trong thời gian tới
2.2.4.1.Nhận dạng thị trường mục tiêu của công ty
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sơn Tùng là doanh nghiệp vừa tham gia
tổ chức sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm Phương thức sản xuất này có hình thức tổ chức khép kín, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm Công ty đứng ra tổ chức như ứng trước vật tư cho nông dân, thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm Các nhóm hộ, HTX rau an toàn sản xuất theo yêu cầu của công ty phải đúng theo quy trình bắt buộc Người sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm mình sản xuất ra, mức
độ an toàn vệ sinh thực phẩm Do thị trường ngày càng mở rộng, sản lượng rau an toàn của công ty chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng nên công ty đã liên kết với các địa phương, HTX trong vùng để sản xuất sản phẩm trong vùng rau quy hoạch an toàn
Bên cạnh đó, công ty đã ký kết hợp đồng thu mua, cung ứng từ các địa phương có đặc sản: Vải Thanh Hà - Hải Dương; Cam Canh, Bưởi Diễn - Hoài Đức - HN; Nhãn Hưng Yên; Bưởi Năm Roi, Bưởi Đoan Hùng Hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nguồn cung cấp hàng ổn định Với chiến lược tập trung vào các bếp ăn nhà máy, nhà trường, các khu công nghiệp Công ty đã không ngừng từng bước hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường; cùng với đó là tăng chất lượng và hình thức của sản phẩm cung cấp Hiện nay, công ty đã cung cấp trên 30 trường học; 12 doanh nghiệp (trên 1000 công nhân), và hệ thống 5 cửa hàng tại các chợ cung cấp ổn định các mặt hàng yêu cầu
Trang 32Với mục tiêu góp phần giải quyết thực trạng và các bức xúc liên quan đến vấn đềVSATTP của xã hội, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sơn Tùng đã
đề ra và nỗ lực hướng tới tiêu chí “Vì sức khỏe cộng đồng” Bước đầu công
ty xác định rõ đối tượng phục vụ của mình là tầng lớp nhân dân lao động, cán
bộ công nhân viên và nhất là các em học sinh tại các trường học bán trú Theo quan điểm và chiến lược kinh doanh, công ty bao gồm các cửa hàng bán lẻ và liên kết với một số đại lý phân phối để tiêu thụ sản phẩm
Trên cơ sở đó, công ty xác định sản phẩm chủ lực của công ty trong là các sản phẩm rau củ quả phục vụ nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng Đối với đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên thì công ty tập trung vào các trường học, bếp ăn Giá cả của đối tượng này phụ thuộc vào mức đóng tiền ăn chung Đối với đối tượng khách hàng là các tổ chức tiêu dùng tập thể như các bếp ăn của công ty, xí nghiệp có sử dụng các sản phẩm raucủ quả giácả thoải mái hơn Giá đối với họ đôi khi cũng không quan trọng Do vậy, khi xây dựng các chính sách marketing – mix với đoạn thị trường này công ty cần phải lưu
ý những đặc điểm của nó để tránh những rủi ro không cần thiết khi tiếp cận thị trường
2.2.4.2 Đối thủ cạnh tranh của công ty
Công ty đang tiếp tục tạo thêm thị trường mới ở các tỉnh bạn cùng với các đại lý ở các tỉnh mở rộng mạng lưới bán lẻ đến các huyện, xã nên đối thủ của công ty không những ngày càng tăng mà còn cạnh tranh ngày càng gay gắt Hiện nay, công ty phải cạnh tranh gay gắt với một số đối thủ ở thị trường như Trung tâm Giống và Phát triển Nông lâm nghiệp Công nghệ cao Hải Phòng, Công ty Thảo Nguyên Xanh, Công ty TNHH chế biến thực phẩm Phú Cường; Công ty cổ phần Chế biến thủy sản Nam Triệu là các nhà cung cấp lớn trong thành phố lớn vì ở những đơn vị cung cấp này đã có thương hiệu trên thị trường Do vậy, để sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh với sản phẩm của họ công ty cần phải xây dựng uy tín của mình lớn hơn, vững
Trang 33chắc hơn trong tương lai Đồng thời đa dạng hóa các loại hình sản xuất cũng như chất lượng các sản phẩm đảm bảo VSATTP phục vụ nhu cầu hàng ngày thiết yếu… Mặt khác, các sản phẩm của công ty đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ Trung Quốc Sản phẩm của họ không chỉ rẻ mà hình thức rất bóng bẩy và bắt mắt rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam, kênh phân phối của họ thì rộng rãi và rất hiệu quả Đây quả thực là vấn
đề gây đau đầu cho ban giám đốc công ty nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung Cùng với quá trình hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế chắc chắn trong tương lai đối thủ của các doanh nghiệp Việt Nam và của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sơn Tùng sẽ còn tăng lên và khả năng cạnh tranh còn cao hơn Do vậy, đòi hỏi công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình Muốn làm được điều đó nhất thiết công ty phải trang bị cho mình những kiến thức về marketing để xây dựng được những chính sách marketing- mix hoàn chỉnh và hiệu quả
2.3 Thực trạng Marketing – mix đối với sản phẩm rau an toàn tại Công ty Cổ phần nông nghiệp Sơn Tùng
2.3.1 Chính sách sản phẩm
Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống marketing-mix
Vì vậy công ty đã đi sâu nghiên cứu tình hình phân phối rau an toàn trong địa bàn thành phố cũng như cần phải củng cố và nâng cao chất lượng các sản
phẩm của công ty
2.3.1.1 Chủng loại sản phẩm
Sản xuất rau an toàn ở công ty đang triển khai ở dạng mô hình áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2008 cho rau, quả an toàn tại một
số HTX(An Thọ, Tân Dân), và một số hộ dân có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật công ty
Danh mục chủng loại rau an toàn của công ty rất đa dạng, trong đó bao
Trang 34gồm 3 chủng loại chính gồm rau ăn lá, rau ăn củ quả và rau gia vị
Trang 35Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm rau an toàn của công ty
1 Rau ăn lá - Cải xanh, cải canh, rau muống, rau đay, rau
ngót, mồng tơi…
2 Rau ăn quả, củ - Bầu bí, dưa chuột, khoai tây, khoai sọ, su
hào, su su, đậu đũa, đậu cove, mướp…
3 Rau gia vị - Hành hoa, húng, mùi, tía tô…
Trong 5 năm hoạt động, để cung cấp sản lượng rau đáp ứng số lượng khách hàng trên, luôn luôn đặt áp lực lớn cho công ty trong việc đảm bảo đầy
đủ chủng loại và số lượng sản phẩm Song, với phương thức sản xuất kết hợp,công ty luôn đảm bảo cả về chất lượng, số lượng, chủng loại rau an toàn
đã ký kết hợp và đáp ứng cơ bản nhu cầu của tất cả các khách hàng với đa dạng hóa các loại sản phẩm và chất lượng tốt nhất Tuy vậy, năng suất và sản lượng rau an toàn từ các mô hình sản xuất rau an toàn của công ty còn thấp, phụ thuộc nhiều vào từng mùa vụ
Theo kết quả điều tra năm 2014, từ các mô hình sản xuất rau an toàn cho thấy năng suất rau an toàn đạt khoảng 80 - 100 tạ/ha (so với sản xuất thông thường là 100 - 113 tạ/ha) Tuy các loại rau khá phong phú nhưng các loại rau cao cấp như sulơ, dưa chuột bao tử, ngô bao tử và các giống rau mới như bắp cải tím, bí ngồi, mướp nhật hầu như chưa có Thời vụ trồng các loại rau mang tính luân phiên, trải dài trong năm Tuy vậy, công ty chưa phát triển sản xuất các loại rau trái vụ Bên cạnh đó, thời vụ trồng sớm và muộn đối với nhiều loại rau có thời vụ dài trong năm cũng chưa được khai thác làm hạn chế đến khả năng cung ứng rau cho thị trường Mục tiêu của công ty đến năm 2015 phấn đấu về khâu sản xuất, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, giá trị và chất lượng sản phẩm Trong đó đưa nhanh các loại giống mới có năng suất cao chất lượng tốt, các loại giống thích ứng rộng ở nhiều thời vụ trong năm, đồng thời ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới vào sản xuất nhằm đạt được mục tiêu về chất lượng sản
Trang 36phẩm RAT đáp ứng cho thị trường
Trang 38Từ số liệu xuất bán từng chủng loại rau tại bảng 2.2 ta thấy tốc độ tăng trưởng về sản lượng xuất bán và doanh thu tiêu thụ theo từng loại rau không đều
- Về sản phẩm rau ăn lá:
+ Năm 2011 so với năm 2010, số lượng tiêu thụ tăng 17,5% cụ thể là tăng 23,5 tấn chiếm tỷ trọng 35% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 22,6% cụ thể là 561 triệu đồng chiếm tỷ trọng 56,6% trong tổng doanh thu + Năm 2012 so với năm 2011, số lượng tiêu thụ tăng 13% cụ thể là tăng 20,5 tấn chiếm tỷ trọng 34,36% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 18,2% cụ thể là 555 triệu đồng chiếm tỷ trọng 54,1% trong tổng doanh thu + Năm 2013 so với năm 2012, số lượng tiêu thụ tăng 13,8% cụ thể là tăng 24,5 tấn chiếm tỷ trọng 35,19% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 20,1% cụ thể là 725 triệu đồng chiếm tỷ trọng 54,8% trong tổng doanh thu + Năm 2014 so với năm 2013, số lượng tiêu thụ tăng 12,6% cụ thể là tăng 25,5 tấn chiếm tỷ trọng 37,01% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 14,6% cụ thể là 631 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,9% trong tổng doanh thu
- Về rau ăn củ, quả:
+ Năm 2011 so với năm 2010, số lượng tiêu thụ tăng 9,4% cụ thể là tăng 25 tấn chiếm tỷ trọng 64,44% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 15,4% cụ thể là 304 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,2% trong tổng doanh thu + Năm 2012 so với năm 2011, số lượng tiêu thụ tăng 16,1% cụ thể là tăng 46,8 tấn chiếm tỷ trọng 65,02% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 30,3% cụ thể là 690 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,6% trong tổng doanh thu + Năm 2013 so với năm 2012, số lượng tiêu thụ tăng 9,7% cụ thể là tăng 32,7 tấn chiếm tỷ trọng 64,21% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 17,1% cụ thể là 508 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44% trong tổng doanh thu + Năm 2014 so với năm 2013, số lượng tiêu thụ tăng 3,9% cụ thể là tăng 14,5 tấn chiếm tỷ trọng 62,34% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 9,2% cụ thể là 318 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,8% trong tổng doanh thu
Trang 39- Về rau gia vị:
+ Năm 2011 so với năm 2010, số lượng tiêu thụ tăng 25% cụ thể là tăng 0,5 tấn chiếm tỷ trọng 0,56% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 37,1%
cụ thể là 18 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,2% trong tổng doanh thu
+ Năm 2012 so với năm 2011, số lượng tiêu thụ tăng 28% cụ thể là tăng 0,7 tấn chiếm tỷ trọng 0,62% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 33,9%
cụ thể là 22 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,3% trong tổng doanh thu
+ Năm 2013 so với năm 2012, số lượng tiêu thụ tăng 9,4% cụ thể là tăng 0,3 tấn chiếm tỷ trọng 0,61% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 14,6% cụ thể là 13 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,3% trong tổng doanh thu + Năm 2014 so với năm 2013, số lượng tiêu thụ tăng 14,3% cụ thể là tăng 0,5 tấn chiếm tỷ trọng 0,65% trong tổng số sản phẩm Doanh thu tăng 16,8% cụ thể là 17 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,3% trong tổng doanh thu Qua số liệu phân tích số lượng và doanh thu sản phẩm tiêu thụ từ năm
2010 -2014 cho ta thấy:
+ Sản lượng sản phẩm rau củ, quả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm (cụ thể trong năm 2010 chiếm 66,08% ; năm 2011 chiếm 64,44%; năm 2012chiếm 65,02% và có xu hướng giảm xuống 64,21% trong năm 2013 và 62,34% trong năm 2014);
+ Sản phẩm rau ăn lá chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, chỉ xấp xỉ bằng ½ so với rau ăn củ quả (cụ thể trong năm2010 chiếm 33,42%; năm 2011 chiếm 35%; năm 2012 chiếm 34,36% ; năm 2013 chiếm 35,19% và năm 2014 chiếm 35,19%) Tuy nhiên, doanh thu từ sản phẩm rau ăn lá này lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu (cụ thể trong năm 2010 chiếm 55,2%; năm
2011 chiếm 56,6%; năm 2012 chiếm 54,1%; năm 2013 chiếm 54,8%; năm
2014 chiếm 55,9%)
+ Số lượng sản phẩm rau gia vị chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng số sản phẩm, tuy tỷ trọng ngày càng gia tăng nhưng tăng với tốc độ chậm
Như vậy, từ những nhận xét cho thấy công ty gặp vấn đề trong phân phối
các loại sản phẩm rau an toàn, cụ thể:
Trang 40- Sản phẩm rau ăn củ quả chiếm tỷ trọng cao, với số lượng lớn nhất trong tổng số sản phẩm nhưng doanh thu lại thấp hơn so với rau ăn lá
- Sản phẩm rau ăn lá tuy tỷ trọng thấp hơn nhưng mang lại doanh thu cao nhất cho công ty
- Sản phẩm rau gia vị chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng công ty vẫn phải duy trì sản xuất đảm bảo chất lượng VSATTTP.Ngoài ra nên đẩy mạnh xuất bán rau gia vị cho các cơ
sở chế biến hoặc bán buôn tại các chợ đầu mối như chợ Sắt, Chợ Đổ, Chợ Bến Phà
Để thực hiện những công việc trên đòi hỏi lãnh đạo công ty phải điều chỉnh, cân đối lại lượng tiêu thụ hay đẩy mạnh và mở rộng phát triểncả 3 chủng loại sản phẩm nhưng ưu tiên chosản phẩm rau ăn lá Ngoài ra cần tìm
ra các biện pháp mới để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, vừa về giá vừa phải nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã bao gói sản phẩm Mặt khác phải mở rộng qui mô sang thị trường các tỉnh thành khác để tăng sản lượng xuất bán
2.3.1.2 Chất lượng sản phẩm
a) Yêu cầu về chất lượng
Rau an toàn là sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm đã được liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương quy định từ sản xuất, sơ chế, lưu thông, đến bàn ăn Do đó, các qui định về sản xuất, sơ chế, lưu thông đều đã được luật hóa bằng văn bản của các ngành từ Trung ương đến cơ sở buộc công ty phải áp dụng, thực hiện nghiêm túc trong quá trình lựa chọn điểm sản xuất, cơ sở, thiết bị sơ chế, vận chuyển, bán hàng
Các vùng sản xuất của công ty đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng chứng nhận “Đủ điều kiện sản xuất rau an toàn”; Cơ sở sơ chế của công
ty đã được chứng nhận “Đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm” Hàng tháng cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất, sơ chế của công ty đều phải tham gia các lớp tập huấn về “Vệ sinh an toàn thực phẩm” do các cơ quan chức năng tổ chức.Sản phẩm của công ty định kỳ được lấy mẫu, gửi Viện Dinh dưỡng,