1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ: Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Lúa Nếp Cái Hoa Vàng Thương Phẩm Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Tại Xã Đại Thắng, Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng
Tác giả TS. Trần Nam Trung
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG THƯƠNG P

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT

LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG THƯƠNG PHẨM THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

TẠI XÃ ĐẠI THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

MÃ SỐ: ĐT.NN.2016.745

Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Nam Trung

Hải Phòng,tháng 4 năm 2018

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT

LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG THƯƠNG PHẨM THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

TẠI XÃ ĐẠI THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Hải Phòng, năm 2018

Trang 4

i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v

PHẦN THỨ NHẤT 1

MỞ ĐẦU 1

1 Giới thiệu sơ lược vấn đề nghiên cứu 1

2 Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài 2

3 Những căn cứ pháp lý thực hiện đề tài 4

5 Nội dung và quy mô nghiên cứu 5

6 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 5

7 Sản phẩm khoa học công nghệ và các chỉ tiêu đánh giá nghiệm thu 6

8 Phương pháp tiếp cận và tổ chức nghiên cứu triển khai 6

8.2.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và kinh nghiệm có liên quan 7

8.2.2 Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qui trình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng theo VietGAP 7

8.2.3 Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng 15

8.2.4 Đánh giá, kết luận về mô hình 16

8.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi nông sinh học 16

8.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi chất lượng gạo và vệ sinh an toàn thực phẩm 18 8.2.7 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 18

PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN 19

I Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng và các nghiên cứu liên quan 19

1 Những thông tin, nghiên cứu về phân bón trên lúa Nếp cái hoa vàng 19

2 Những nghiên cứu về mật độ gieo cấy và số dảnh cấy trên lúa 20

3 Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón, mật độ gieo cấy và số dảnh cấy trên lúa nếp cái hoa vàng trong vụ mùa 2015 tại thôn Giang Khẩu, xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng 21

3.2 Kết quả đạt được 25

II Những nghiên cứu, thông tin về xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP 26

1 Một số kết quả nghiên cứu, sản xuất và xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP 26

1.1 Tại các địa phương trên cả nước 26

1.2 Tại thành phố Hải Phòng: 28

III.Tham quan mô hình, điều tra khảo sát và xác định khu vực sản xuất 29

1 Tham quan mô hình 29

2 Điều tra hiện trạng sản xuất tại địa phương 29

3 Khảo sát hiện trạng và xác định khu vực để xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP 32

Trang 5

4 Điều kiện thời tiết thời nghiên cứu và đặc điểm sinh học giống lúa nếp cái hoa

vàng Đại Thắng đã được phục tráng 34

4.1 Vị trí địa lý huyện xã Đại Thắng , huyệnTiên Lãng 34

4.3 Khí hậu thủy văn 34

4.4 Đặc điểm thời tiết vụ mùa năm 2016, năm 2017 tại Hải Phòng 35

4.5 Đặc điểm sinh học giống lúa nếp cái hoa vàng đã được phục tráng và chưa được phục tráng tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng 36

CHƯƠNG 2: Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng 37

I Kết quả thực nghiệm và hoàn thiện quy trình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng trong vụ mùa năm 2016 37

1 Giới thiệu chung 37

2 Kết quả theo dõi mô hình thực nghiệm vụ mùa năm 2016 37

2.1 Kết quả theo dõi đặc điểm sinh học lúa nếp cái hoa vàng cấy vụ mùa năm 2016 37

2.2 Kết quả theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa nếp cái hoa vàng ở ruộng mô hình và sản xuất đại trà 38

2.3 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về chất lượng thương phẩm, cảm quan gạo nếp cái hoa vàng ở ruộng mô hình và sản xuất đại trà 39

2.4 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm gạo nếp cái hoa vàng ở ruộng mô hình thực nghiệm năm 2016 39

2.5 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về tính chống chịu, sâu bệnh hại đến lúa nếp cái hoa vàng ở ruộng mô hình và sản xuất đại trà 40

2.6 Kết quả theo dõi hiệu quả kinh tế lúa nếp cái hoa vàng ở ruộng mô hình và sản xuất đại trà 42

1 Căn cứ xây dựng quy trình 43

2 Phạm vi áp dụng 43

3 Yêu cầu 43

4 Giới thiệu và các quy định chung 44

5 Quy trình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 45

5.1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 45

5.2 Quản lý đất và nước tưới 45

5.3 Giống lúa 45

5.4 Phân bón 47

5.5 Kỹ thuật điều tiết nước: 47

5.6 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 47

5.7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 50

5.8 Người lao động 50

5.9 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 50

5.10 Kiểm tra nội bộ 51

5.11 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 51

Trang 6

iii

CHƯƠNG 3: Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa Nếp cái

hoa vàng thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng 52

I Công tác đào tạo, tập huấn và hướng dẫn quy trình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP 52

1 Họp các hộ nông dân và thành lập tổ sản xuất lúa VietGAP trong mô hình 52

2 Tập huấn cho tổ sản xuất, nông dân quy trình sản xuất lúa theo VietGAP 53

2.1 Đào tạo, tập huấn kiến thức liên quan đến quy trình sản xuất lúa theo VietGAP cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, người nông dân tham gia mô hình 53

2.2 Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nội bộ đáp ứng yêu cầu áp dụng VietGAP phù hợp với điều kiện thực tế (Hệ thống qui định nội bộ phù hợp với VietGAP) 53

2.3 Hướng dẫn người sản xuất thực hành và ghi chép hồ sơ theo VietGAP 55

2.4 Hướng dẫn và thực hiện đánh giá nội bộ, thực hiện hành động khắc phục (nếu có) 55 II Tổ chức và xây dựng mô hình sản xuất nếp cái hoa vàng đạt tiêu chuẩn VietGAP 57

1 Giới thiệu chung 57

2 Kết quả sản xuất mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP 57

2.1 Kết quả theo dõi đặc điểm sinh học lúa nếp cái hoa vàng cấy vụ mùa năm 2017 ở mô hình sản xuất và đối chứng 57

2.2 Kết quả theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa nếp cái hoa vàng vụ mùa 2017 ở mô hình sản xuất và sản xuất đại trà 58

2.3 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về chất lượng thương phẩm, cảm quan gạo nếp cái hoa vàng vụ mùa 2017 ở mô hình sản xuất và sản xuất đại trà 58

2.4 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về tính chống chịu, sâu bệnh hại đến lúa nếp cái hoa vàng vụ mùa 2017 ở mô hình sản xuất và sản xuất đại trà 59

3 Lấy mẫu sản phẩm phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo qui định hiện hành 61

3.1 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm gạo nếp cái hoa vàng ở mô hình sản xuất năm 2017 61

3.2 Kết quả thu hoạch, sơ chế đóng gói và bảo quản 62

4 Thiết lập hồ sơ đăng ký theo quy định của Tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định: 62

4.1 Thiết lập hồ sơ đăng ký theo quy định của Tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định 62

4.2 Ký hợp đồng chứng nhận VietGAP 63

4.3 Làm việc cùng đoàn đánh giá của tổ chức chứng nhận, thực hiện các hành động khắc phục phù hợp theo khuyến cáo của đoàn (nếu có) 63

CHƯƠNG 4: Đánh giá, kết luận về mô hình 64

1 Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ có liên quan 64

2 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường 64

2.1 Hiệu quả xã hội và môi trường 64

2.2 Hiệu quả kinh tế 64

2.3 Hiệu quả về thị trường và chuyển giao 65

3 Khả năng duy trì, nhân rộng và ứng dụng của mô hình 65

Trang 7

4 Kết luận và rút kinh nghiệm mô hình 66

5 Tổng hợp các kết quả đạt được các nội dung so với Hợp đồng và thuyết minh đề tài 67

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 68

1 Kết luận 68

1.1 Tổng quan tài liệu và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu 68

1.2 Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qui trình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng theo VietGAP 68

1.3 Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng 69

1.4 Kết luận và rút kinh nghiệm mô hình 69

1.5 So sánh kết quả thực hiện với hợp đồng đã ký vởi Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng 70

2 Khuyến nghị 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHẦN PHỤ LỤC 73

Trang 8

v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Kết quả phân tích hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất

mặt và nước tưới để sản xuất nông nghiệp tại thôn Giang Khẩu, xã Đại Thắng năm 2016 và 2017 33Bảng 2 Số liệu thời tiết vụ mùa năm 2016, 2017 tại Hải Phòng 35Bảng 3 Đặc điểm sinh học giống lúa nếp cái hoa vàng đã được phục tráng và chưa được

phục tráng tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng 36Bảng 4 Đặc điểm sinh học lúa nếp cái hoa vàng cấy vụ mùa năm 2016 ở ruộng mô hình

và đối chứng 37Bảng 5 Kết quả theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa nếp cái hoa

vàng ở ruộng mô hình và sản xuất đại trà 38Bảng 6 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về chất lượng thương phẩm, cảm quan gạo nếp

cái hoa vàng ở ruộng mô hình và sản xuất đại trà 39Bảng 7 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn

thực phẩm gạo nếp cái hoa vàng ở ruộng mô hình thực nghiệm năm 2016 39Bảng 8 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về tính chống chịu, sâu bệnh hại đến lúa nếp cái

hoa vàng ở ruộng mô hình và sản xuất đại trà 40Bảng 9 Kết quả theo dõi hiệu quả kinh tế lúa nếp cái hoa vàng ở ruộng mô hình và sản

xuất đại trà 42Bảng 10 Danh sách CB quản lý, kỹ thuật và nông dân Tổ sản xuất lúa theo quy trình

VietGAP (Tổ sản xuất VietGAP) 52Bảng 11 Kết quả công tác tập huấn quy trình sản xuất đối với cán bộ quản lý, kỹ thuật và

người nông dân tham gia mô hình 56Bảng 12 Đặc điểm sinh học lúa nếp cái hoa vàng cấy vụ mùa năm 2017 ở mô hình sản

xuất và đối chứng 57Bảng 13 Kết quả theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa nếp cái hoa

vàng ở mô hình sản xuất và sản xuất đại trà 58Bảng 14 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về chất lượng thương phẩm, cảm quan gạo nếp

cái hoa vàng ở mô hình sản xuất và sản xuất đại trà 59Bảng 15 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về tính chống chịu, sâu bệnh hại đến lúa nếp

cái hoa vàng ở mô hình sản xuất và sản xuất đại trà 59Bảng 16 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn

thực phẩm gạo nếp cái hoa vàng ở mô hình sản xuất năm 2017 61Bảng 17 Kết quả theo dõi hiệu quả kinh tế lúa nếp cái hoa vàng ở mô hình sản xuất và

sản xuất đại trà 65Bảng 18 Quy mô, số lượng và chất lượng sản phẩm đạt được so với hợp đồng và thuyết

minh đề tài 67

Trang 9

NSLT: Năng suất lý thuyết

NSTT: Năng suất thực thu

KHCN: Khoa học công nghệ

NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

VietGAP: thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 10

PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu sơ lược vấn đề nghiên cứu

Trong lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ riêng nước ta, mà cả thế giới đã và đang đứng trước một thách thức nghiêm trọng đó là tình trạng sử dụng thiếu kiểm soát các loại thuốc trừ dịch hại, thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón hoá học….chứa nhiều độc tố và các kim loại nặng không chỉ gây ô nhiễm, làm suy thoái hệ sinh thái môi trường, đa dạng sinh học mà sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo về chất lượng, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người GAP (Good Agricultural Practices) thực hành sản xuất nông nghiệp là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng,

an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường, sức khỏe và an sinh

xã hội cho người lao động Hiện nay, Hoa Kỳ đã xây dựng USGAP, Liên minh Châu Âu xây dựng EurepGAP, GlobalGAP, các nước khu vực Đông Nam Á xây dựng được AseanGAP Nước ta cũng đã xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn VietGAP cho hầu hết các đối tượng vật nuôi, cây trồng

Giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng từ bao đời nay được gieo cấy phổ biến ở hầu hết các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ Lúa nếp cái hoa vàng mang đặc điểm truyền thống và nổi tiếng về chất lượng gạo do có mùi thơm hấp dẫn, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, cơm, xôi ngon, dẻo đặc biệt mà không một giống lúa nếp nào trong nước và trên thế giới có thể sánh được

Điểm đặc trưng của giống nếp cái hoa vàng là thời gian sinh trường dài (150 –

155 ngày), phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn, cho nên chỉ gieo cấy được vào vụ mùa ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, trên các chân ruộng thích hợp Do vậy không phải địa phương, chân ruộng gieo cấy và phương thức canh tác nào cũng có thể gieo cấy được và cũng có thể cho năng suất, chất lượng gạo như ý muốn

Diện tích gieo cấy lúa của xã Đại Thắng vào khoảng 594 ha, cấy 2 vụ/năm; trong

đó vụ đông xuân cấy các giống lúa tẻ để làm lương thực cho cả năm; trong vụ mùa cấy chủ yếu giống nếp cái hoa vàng (khoảng 285 ha), với 1.000 hộ hộ dân canh tác, chiếm khoảng 95% diện tích lúa của toàn xã, với năng suất đạt từ 45-50 tạ/ha và cho thu nhập cao gấp 3- 4 lần so với các giống lúa tẻ

Bên cạnh những thuận lợi thì việc sản xuất nếp cái hoa vàng vẫn có những khó khăn vướng mắc như: phương thức canh tác, sản xuất còn mang tính thủ công, lạc hậu (không bón phân lót, phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân không đúng kỹ thuật, không sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh ); khâu chọn lựa giống chủ yếu do người dân, tuy vẫn giữ được độ dẻo, thơm của gạo, song về lâu dài tình trạng thoái hóa giống là không tránh khỏi Việc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc trừ dịch hại cùng một lần phun dẫn đến tình trạng tác dụng ngược, không chỉ diệt trừ sâu bệnh hại mà diệt trừ luôn cả nhiều loại thiên

Trang 11

địch và tăng chi phí Ngoài ra quá trình canh tác không có sổ sách theo dõi hoạt động sản xuất, hàng hóa chưa có nhãn mác, người dân sau khi thu hoạch bán thóc cho tư thương ở các địa phương khác nhau, phương thức bán chủ yếu là đóng bao thanh toán ngay Bên cạnh đó, khu vực đất canh tác, nguồn nước tưới chưa được đánh giá về mức độ ô nhiễm

và hàm lượng độc tố; sản phẩm sau thu hoạch chưa có đánh giá về chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm; các nguy cơ gây ô nhiễm trong vùng sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, môi trường sống và sức khỏe người lao động cũng chưa được đánh giá Trước những giá trị kinh tế thu được, tạo điều kiện thuận lợi trong canh tác giống lúa nếp cái hoa vàng Đại Thắng và quảng bá sản phẩm ra thị trường; Hội đồng khoa học cấp thành phố đánh giá kết quả thực hiện dự án'' Xây dựng và quản lý thương hiệu cho sản phẩm Nếp cái hoa vàng Đại Thắng'' vào tháng 7 năm 2015; được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Gạo nếp cái hoa vàng Đại Thắng, Tiên Lãng số 266246 ngày 27/7/2016 cho UBND huyện Tiên Lãng VietGAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam (VietGAP) bao gồm 4 nhóm tiêu chí: Đảm bảo

an toàn thực phẩm; Bảo vệ môi trường; Bảo đảm sức khỏe cho người lao động và phúc lợi xã hội; Bảo đảm chất lượng sản phẩm

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa tại Việt Nam (Vietnamese Good Agricultural Practices for Rice, gọi tắt là VietGAP lúa) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, phơi sấy, đóng gói bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo; đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

Để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của từng địa phương, cần phải thực hiện các điều tra, nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện các quy trình sản xuất Xây dựng được mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng thương phẩm theo VietGAP tại địa bàn xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay Do vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng thương phẩm theo VietGAP tại

xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” nhằm giúp người dân cải tiến, thực hiện các phương thức quản lý, canh tác tiến bộ theo VietGAP để tạo ra sản phẩm chất lượng, có thương hiệu uy tín, từ đó nâng cao lợi nhuận và chuỗi giá trị cho người sản xuất

2 Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài

- Căn cứ Quyết định số 2914/2014/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của UBND thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất trồng lúa thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết đinh số 1007/QĐ-UBND ngày 9 tháng

Trang 12

6 năm 2016 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định 2998/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy trình thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt (VietGAP) cho lúa; đây chỉ là quy trình khung hướng dẫn đối với sản xuất lúa nói chung Đối với điều kiện tự nhiên, đất đai và nhóm giống khác nhau cần phải có quy trình cụ thể; đặc biệt cho đến nay chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào xây dựng được quy trình sản xuất nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

- Căn cứ kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2015 –

2016 với tên đề tài “Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lúa nếp cái Hoa vàng cấy vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” do Trường Đại học Hải Phòng chủ trì

- Đại Thắng là một xã thuần nông với diện tích đất tự nhiên của xã là 839,12 ha trong đó diện tích cấy lúa vào khoảng 300 ha, được tưới tiêu chủ động do có mạng lưới sông ngòi, kênh mương đầy đủ Có chân ruộng phù hợp cho gieo cấy lúa nếp cái hoa vàng, với khoảng 1000 hộ gia đình gieo cấy trên tổng diện tích khoảng 285 ha, chiếm khoảng 95% diện tích lúa của toàn xã

- Nếp cái hoa vàng là giống lúa đặc sản, giống lúa truyền thống của địa phương

- Xây dựng vùng sản xuất tập trung theo VietGAP phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển những sản phẩm chủ lực có lợi thế canh tranh cao

và phát triển bền vững Đây là vùng có nhiều điều kiện để sản xuất lúa hàng hóa tập trung, phục vụ xây dựng nhãn hiệu tập thể nếp cái hoa vàng nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và địa phương

- Quy trình kỹ thuật canh tác theo Quyết định số 864/2015/QĐ-UBND ngày 04/05/2015 của UBND huyện Tiên Lãng về việc Ban hành Bộ tiêu chí chứng nhận gạo Nếp cái hoa vàng mang nhãn hiệu chứng nhận “Đại Thắng- Tiên Lãng”, Phục tráng giống lúa nếp cái hoa vàng Đại Thắng của Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư; Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của HTX Nông nghiệp Đại Thắng phục vụ cấp chứng nhận cơ sở sản xuất đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh gạo nếp cái hoa vàng trình Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phê duyệt…chỉ được áp dụng để phục vụ cho chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm, sản xuất lúa giống, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng; những quy trình kỹ thuật này không thể đem áp dụng toàn bộ để sản xuất lúa theo VietGAP và không đủ điều kiện để cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP

- Phương thức quản lý, tập quán canh tác lúa của nông dân xã Đại Thắng vẫn còn nhỏ lẻ, lạc hậu, chưa đồng bộ; chưa có các biện pháp quản lý tổng hợp, chưa có hệ

Trang 13

thống quản lý đầu vào và đầu ra sản phẩm, chưa có nhật ký ghi chép, quản lý nội bộ để truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm; môi trường sản xuất bị ô nhiễm, đất bị thoái hoá, giảm tiềm năng năng suất, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng

- Gạo và các sản phẩm khác được chế biến từ gạo nếp hoa vàng của địa phương

có chất lượng cao, nhưng chưa có chứng nhận VietGAP nên việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn

- Chưa thiết lập được chuỗi liên kết kinh doanh từ các nhà cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, nông dân sản xuất, nhà chế biến và hệ thống thị trường buôn bán, tiêu thụ để sản phẩm được sản xuất ra có sự đảm bảo, ổn định chất lượng và mức tiêu thụ chủ động

Thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của thành phố phê duyệt tại quyết định số Quyết định

số 897/QĐ-UBND ngày 04/05/2015 của UBND thành phố Hải Phòng, đồng thời giải quyết được nhiệm vụ trong Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 mà UBND thành phố đã phê duyệt; Đáp ứng nguyện vọng của thực tiễn sản xuất, yêu cầu của cơ quản lý và mong muốn của người nông dân địa phương cần có được một quy trình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, truy suất được nguồn gốc đồng thời bảo vệ sức khỏe người nông dân, người tiêu dùng, môi trường bền vững và phù hợp với điều kiện địa phương Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài

“Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp cái Hoa Vàng thương phẩm theo VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”

3 Những căn cứ pháp lý thực hiện đề tài

- Căn cứ Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 04/05/2015 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp thành phố năm 2015; lĩnh vực: Nông, lâm nghiệp, thủy sản;

- Căn cứ Quyết định số 136/QĐ-SKHCN ngày 23/06/2016 của Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng về việc phê duyệt thuyết minh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp thành phố;

- Căn cứ Hợp đồng số 745/HĐ-ĐT.NN.2016 ngày 24/06/2016 Về thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố đã được ký ngày 24/6/2016 giữa Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng và Trường Đại học Hải Phòng;

- Căn cứ Quyết định 2998/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy trình thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt (VietGAP) cho lúa;

- Căn cứ Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 9 tháng 6 năm 2016 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm

2020, định hướng đến năm 2030;

Trang 14

- Căn cứ Quyết định số 2914/2014/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của UBND thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất trồng lúa thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Quyết định số 864/2015/QĐ-UBND ngày 04/05/2015 của UBND huyện Tiên Lãng về việc Ban hành Bộ tiêu chí chứng nhận gạo Nếp cái hoa vàng mang nhãn hiệu chứng nhận “Đại Thắng- Tiên Lãng”;

- Căn cứ QCVN 01-55:2011/BNNPTNT, QCVN 01-166:2014/BNNPTNT; QCVN 03-MT:2015/BTNMT; QCVN -39:2011/BTNMT; 10 TCN 590-2004; Quyết định 46/2007 Bộ Y tế và Quyết định 50/2016 Bộ Y tế; QCVN 8-2:2011/BYT

4 Mục tiêu khoa học của đề tài

Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

5 Nội dung và quy mô nghiên cứu

5.1 Nội dung

- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và kinh nghiệm

- Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng

- Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng

- Đánh giá, kết luận về mô hình

5.2 Quy mô

- Thực nghiệm để xây dựng và hoàn thiện quy trình trên diện tích 1.000 m2

- Triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 05 ha

6 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1 Đối tượng nghiên cứu:

Mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng thương phẩm theo VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng

6.2 Vật liệu nghiên cứu:

- Giống: Giống lúa nếp cái hoa vàng được phục tráng tại địa phương từ năm 2012 (sản phẩm của Trung tâm KNKN Hải Phòng)

- Phân bón:

+ Phân bón NPK Đầu Trâu L1 (17% đạm (N), 12% lân (P2O5), 5% kali (K2O), và

S, Mg, Ca, Fe, Mn, Mo, B), Đầu trâu L2 (ĐT L2 -15% đạm (N), 4% lân (P2O5), 18% kali (K2O) và S, Mg, Ca, Fe, Mn, Mo, B), được cung cấp bởi Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, thành phố Hồ Chí Minh

+ Phân đạm: Phân đạm Đầu trâu 46 A+

(46%N), được cung cấp bởi Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, thành phố Hồ Chí Minh

+ Phân bón Azotobacterin (Phân bón vi sinh chứa 108

CFU/g vi

Trang 15

khuẩn Azotobacter vinelandii (Vi khuẩn cố định nitơ) và 10 CFU/g vi khuẩn Bacillus subtilis đối kháng và chất mang), được cung cấp bởi Công ty TNHH công nghệ xanh Thành Châu, Địa chỉ: Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

+ Chế phẩm vi sinh vật Sumitri (Super Humic Trichoderma PADCO) có các thành phần: Trichoderma spp 1x109

CFU (Trichoderma hazzinaum T22, Trichoderma viide, Trichoderma pacerramosum, Trichoderma spp); Acid Humic 25%; Acid Fulvic 10%; Vi lượng Mg, S, Zn, Cu, Ca…;phụ gia đủ 100% Sản phẩm của Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Phương Nam (PADCO), Địa chỉ: 1/15 Khu phố 4, Đường số 6,

P Bình An, Quận 2, TP Hồ Chí Minh

+ Phân supe lân Lâm Thao (17% P2O5), Phân Kaliclorua Phú Mỹ (60% K2O), + Vôi bột

- Dụng cụ: Các máy móc, dụng cụ chuyên dùng sử dụng trong sản xuất lúa: máy làm đất, máy thu hoạch, máy bơm nước, máy bơm thuốc trừ sâu, cào, cuốc, liềm, thúng, mẹt, sàng thóc, cọc tiêu, biển báo, bao nylon Máy móc thiết bị đo đếm, tính toán: cân đồng hồ, cân điện tử, máy đo diện tích lá, máy đo độ ẩm hạt, máy vi tính, thước dây, gỗ, dây cấy…

6.3 Thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu: 18 tháng, từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2017

7 Sản phẩm khoa học công nghệ và các chỉ tiêu đánh giá nghiệm thu

7.1 Sản phẩm khoa học

- Quy trình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP

- Mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng đạt tiêu chuẩn VietGAP, qui mô 05 ha

- Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng sản xuất, qui mô 05 ha

- Sản phẩm giao nộp: 08 báo cáo chuyên đề; Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài;

02 đĩa CD

7.2 Các chỉ tiêu đánh giá, nghiệm thu

- Quy trình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP được xây dựng trên các kết quả thực nghiệm, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn

- Mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng phù hợp với điều kiện thực tế, có khả năng duy trì

và nhân rộng Các kết quả thực hiện mô hình đảm bảo trung thực, khách quan, được phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu trong hồ sơ trình duyệt

- Cán bộ kỹ thuật của địa phương tham gia mô hình được đào tạo nắm vững và làm chủ được quy trình sản xuất và quản lý nội bộ theo VietGAP; Lao động nông thôn tham gia trong mô hình nắm vững được quy trình sản xuất

8 Phương pháp tiếp cận và tổ chức nghiên cứu triển khai

8.1 Phương pháp tiếp cận chung

- Phương pháp điều tra và thu thập thông tin

- Phương pháp thực nghiệm đồng ruộng

Trang 16

- Phương pháp phân tích trong phòng

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

8.2 Phương pháp tổ chức nghiên cứu triển khai

8.2.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và kinh nghiệm có liên quan

a) Tham quan mô hình sản xuất nếp cái hoa vàng

Tham quan mô hình sản xuất nếp cái hoa vàng tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương

b) Thu thập thông tin

- Thu thập các thông tin, tư liệu thông qua các tài liệu, sách báo trên mạng Internet

- Các thông tin, tư liệu được thu thập tại: Thư viện trung tâm Học viện Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và thực phẩm, Trung tâm thông tin: Sở KHCN tỉnh Hải Dương, Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Thu thập thông tin về tại địa bàn xã Đại Thắng, phòng Nông nghiệp huyện Tiên Lãng, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Hải Phòng, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng về: Hiện trạng sản xuất tại địa phương (năng suất, sản lượng, diện tích); Tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến từ gạo nếp cái hoa vàng; Điều kiện tự nhiên (đất đai, nước tưới…), kinh tế (cơ sở hạ tầng, thu nhập…), xã hội (dân trí, truyền thống…) tại xã Đại Thắng, Tiên Lãng

c) Điều tra, khảo sát mô hình sản xuất

- Điều tra khảo sát và xác định cơ sở sản xuất lúa nếp cái hoa vàng đủ điều kiện

an toàn thực phẩm theo Hướng dẫn tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày03/12/2014

- Thu thập số liệu về kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước địa điểm triển khai mô hình;

- Đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng tại vùng sản xuất lúa của các cơ sở so với các yêu cầu của VietGAP (đường giao thông, kênh tưới tiêu, bể thu gom rác thải, bao bì thuốc BVTV, biển cảnh báo vùng sản xuất…).Trên cơ sở đó nâng cấp hoặc cải tạo các điều kiện của các cơ sở sản xuất đáp ứng được yêu cầu sản xuất VietGAP

- Bản đồ giải thửa mô hình sản xuất áp dụng VietGAP trong sản xuất nếp cái hoa vàng (thuê chuyên gia đo vẽ theo Hợp đồng)

- Làm việc với cơ quan chứng nhận VietGAP xem xét, đánh giá các điều kiện đảm bảo đáp ứng được yêu cầu sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo theo tiêu chuẩn VietGAP

8.2.2 Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qui trình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng theo VietGAP

Trang 17

- Địa điểm: thôn Giang Khẩu, xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng

- Thời gian tiến hành: vụ mùa năm 2016 (tháng 6 đến tháng 12 năm 2016)

b) Cơ sở để áp dụng biện pháp kỹ thuật:

- Quyết định 2998/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy trình thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt (VietGAP) cho lúa;

- Quyết định số 864/2015/QĐ-UBND ngày 04/05/2015 của UBND huyện Tiên Lãng về việc Ban hành Bộ tiêu chí chứng nhận gạo Nếp cái hoa vàng mang nhãn hiệu chứng nhận “Đại Thắng- Tiên Lãng”

+ Với lượng: 8,5 – 9,0 tấn PC + 74 kg N + 85 kg P2O5 + 90 kg K2O tương đương (150 kg ure + 500 kg supe lân + 160 kg kaliclorua) trên 1 ha

+ Khoảng cách 25 cm x 22-25 cm, tương đương 16-18 khóm/m2

, cấy 3- 4 dảnh/khóm

- Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của HTX Nông nghiệp Đại Thắng phục vụ cấp chứng nhận cơ sở sản xuất đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh gạo nếp cái hoa vàng trình Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phê duyệt

+ Với lượng: 8,5 tấn PC (hoặc 550 kg phân vi sinh sông Gianh)+ 76 kg N + 85 kg

P2O5 + 90 kg K2O tương đương (165 kg ure + 500 kg supe lân + 160 kg kaliclorua) + Khoảng cách 25 cm x 25 cm, tương đương 16 khóm/m2

, cấy 3- 4 dảnh/khóm

- Căn cứ kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2015 –

2016 với tên đề tài “Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lúa nếp cái Hoa vàng cấy vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”

+ Với lượng: 550 kg phân vi sinh Azotobacterin + 15 kg vôi bột + 75 kg N + 85

kg P2O5 + 90 kg K2O tương đương (Loại NPK (L1:17-12-5): 388 kg + NPK (L2: 18): 55 kg + 194 kg Lân supe + 105 kg kali clorua) trên 1 ha

15-4-+ Khoảng cách (30 - 35cm 15-4-+ 20 cm) x 20 cm (cấy theo hiệu ứng hàng biên), mật

độ cấy 16 - 18 khóm/m2

, số dảnh cơ bản/khóm: 3- 4 dảnh

- Quyết định số 788/QĐ – SNNPTNT ngày 13/11/2014 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy trình kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt áp dụng cho 17 vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung, trong đó quy trình kỹ thuật cấy

và chăm sóc lúa Nếp cái hoa vàng;

+ Với lượng: 8,3 – 11 tấn PC 139- 166 kg ure + 277- 415 kg lân super (hoặc thay bằng phân NPK chuyên bón lót, phân hữu cơ sinh học) + 83-110 kg kali clorua trên ha + Khoảng cách 25 cm x 22-25 cm, tương đương 16-18 khóm/m2

, cấy 3- 4 dảnh/khóm

- Trong quá trình thực hiện quy trình có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương

c) Thực nghiệm và hoàn thiện quy trình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo

Trang 18

tiêu chuẩn VietGAP áp dụng cho mô hình thực nghiệm

* Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

- Vùng sản xuất lúa theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch sản xuất của địa phương; được khảo sát, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, qui định hiện hành của nhà nước về các mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý

- Đối với xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng đã nằm trong quy hoạch vùng sản xuất lúa đặc sản và có chứng nhận về nhãn hiệu chứng nhận “Đại Thắng- Tiên Lãng”, và không có nguy cơ gây ô nhiễm từ các khu vực sản xuất công nghiệp

* Quản lý đất và nước tưới

- Tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước và đem phân tích trước khi vào vụ sản xuất;

- Kết quả phân tích mẫu đất tại thôn Giang Khẩu, xã Đại Thắng phải đảm bảo các điều kiện quy định đối với đất trồng trọt tại QCVN 03-MT:2015/BTNMT ngày 31.12.2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất và các kết quả phân tích được lưu trữ hồ sơ tại địa phương và cơ quan chủ trì

- Kết quả phân tích mẫu đất tại thôn Giang Khẩu, xã Đại Thắng phải đảm bảo các điều kiện quy định đối với đất trồng trọt tại QCVN 39:2011/BTNMT ngày 12.12.2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu

* Giống lúa

- Kỹ thuật áp dụng ngâm, ủ hạt giống, gieo và chăm sóc mạ

+ Giống: Phải đảm bảo chất lượng; hạt khô, sạch, chắc mẩy, đồng nhất về kích

cỡ, không bị lẫn hạt giống khác, hạt cỏ dại và tạp chất, không có hạt đen, lép, dị dạng, không bị côn trùng làm hư hại (sâu, mọt gây hại), không mang mầm bệnh, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85%; lượng giống sử dụng từ 1,2 kg/sào Bắc Bộ (33 kg/ha)

+ Ngâm ủ hạt giống: sử dụng nước muối theo tỉ trọng 1,08 bằng cách pha 1,5 kg muối với 10 lít nước sạch cho tan hết, đựng dung dịch muối vào xô 20 lít Sau đó cho hạt giống vào xô dung dịch để loại bỏ hạt lép, lửng Phần hạt chắc chìm ở dưới xô bỏ

ra đãi sạch bằng nước sạch rồi đem hong lại cho se vỏ sau đó đem ngâm hạt trong nước ấm khoảng 54o

C (pha 2 sôi, 3 lạnh); thời gian ngâm hạt giống khoảng 50 – 60 giờ, cứ 8-10 giờ thay nước một lần, sau đó đãi sạch nước chua và đổ thóc đã ngâm vào bao vải, ủ ở nơi thoáng mát trong 24- 30 giờ, thì có mộng mạ đủ tiêu chuẩn đem gieo Trong quá trình ủ, nếu hạt thóc khô cần tưới thêm nước, khi thóc đã nứt nanh phải nhanh chóng đảo nhẹ trải mỏng, hạ nhiệt độ chỉ còn khoảng 25o

C, khi hạt thóc ra mộng và rễ đều, mộng mập, khô ráo thì tiến hành đem gieo

Trang 19

Bón lót: 360 kg phân chuồng (hoặc 20 kg phân vi sinh)+ 20 kg supe lân (NPK chuyên lót) bón lót trước khi bừa nhuyễn Sau khi vét rãnh lên luống bón 1,8 kg ure + 1,8 kg kali clorua dùng cào rang ngắn vùi sâu 5 cm ở lớp mặt, trang phẳng mặt luống, sao cho rút hết nước trên bề mặt luống rồi đem gieo

Mật độ gieo và cách gieo: lượng giống gieo cho 1 sào bắc bộ (360 m2

): 30 kg hạt giống/sào; Gieo hạt nhiều lần để đảm bảo hạt được rải đều trên bề mặt luống

+ Chăm sóc mạ: phun thuốc trừ cỏ sau gieo 1-2 ngày Giữ ruộng cạn nước cho

mạ ngồi thuận lợi Khi mạ được 2 – 2,5 lá bón thúc lần 1 với lượng 2 kg ure + 2 kg kali clorua/1 sào Bắc Bộ, đưa nước cho đủ ẩm ruộng mạ; Khi mạ được 4- 4,5 lá bón thúc lần 2 với lượng như bón thúc lần 1, trước nhổ cấy 7 ngày bón với lượng tương tự như lần 1 để mạ ra rễ mới

Đảm bảo nước cho mạ: ở thời kỳ mạ non (từ lúc gieo hạt đến khi có 3 lá), mặt luống phải được giữ ẩm để mạ sinh trưởng thuận lợi Khi mạ có 4 lá đến khi nhổ cấy luôn đảm bảo mực nước trong ruộng từ 2 -3 cm Tiến hành theo dõi và phòng trừ sâu bệnh phát sinh trên ruộng mạ

+ Thời vụ gieo mạ: ngày 5 tháng 6 năm 2016

+ Tiêu chuẩn mạ tốt: Mạ to gan, đanh dảnh, đã đẻ được 2 nhánh (mạ ngạnh trê), không bị sâu bệnh, màu xanh sáng, cao 35 – 40 cm, bộ rễ khoẻ, có nhiều rễ mới đang nhú + Kỹ thuật nhổ mạ đi cấy: Cho nước vào ruộng mạ sâu 4 – 5 cm, nắm sát gốc nhổ, đập nhẹ cho hết bùn, bó bằng dây mềm (dây chuối, dây rơm), nhổ đến đâu cấy ngay trong ngày, không để mạ qua đêm

- Kỹ thuật canh tác và chăm sóc lúa:

+ Làm đất: Đất cấy lúa được cày lật gốc rạ sớm ngay sau khi thu hoạch vụ lúa xuân và giữ nước để gốc rạ phân hủy

Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Sumitri lượng dùng: 1 gói 125 g/sào Bắc bộ (360m2

) Cách sử dụng: Trộn đều chế phẩm với phân bón hay cát sạch, sau đó rắc đều hỗn hợp vừa trộn vào ruộng rạ rồi cày lồng dập rạ Giữ nước 7-10 ngày rồi bừa cấy

- Thời vụ cấy: từ ngày 10 tháng 7 năm 2016

- Tuổi mạ: khoảng 35 ngày tuổi, cây mạ có 5 – 6 lá thật

- Mật độ, khoảng cách: mật độ cấy 18 khóm/m2

, khoảng cách (30 - 35cm + 20 cm) x 20 cm (cấy theo hiệu ứng hàng biên); số dảnh cơ bản/khóm: 3- 4 dảnh

- Kỹ thuật cấy: Cấy nông tay, thẳng hàng không làm tổn thương cây mạ khi cấy, không để mạ qua đêm; Mực nước khi cấy: đảm bảo ở mức nước 3 – 5 cm Làm cỏ, sục bùn: khi cây lúa bén rễ hồi xanh tiến hành làm cỏ sục bùn và bón thúc

- Kỹ thuật quản lý và ghi chép:

+ Giống lúa sử dụng cho mô hình là giống lúa đã được phục tráng bởi Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, lúa cấp xác nhận II được cung cấp bởi HTX Nông nghiệp Đại Thắng

+ Ghi chép nhật ký vào biểu mẫu số 1 ngay sau khi được cấp (hoặc mua) giống

Trang 20

* Phân bón

- Kỹ thuật sử dụng phân bón:

+ Lượng phân: 550 kg phân vi sinh Azotobacterin + 415 kg vôi bột + 388 kg NPK (L1:17-12-5) +55 kg NPK (L2: 15-4-18) + 194 kg Lân supe + 105 kg kali clorua dùng trên 1 ha

- Kỹ thuật quản lý và ghi chép:

+ Các loại phân bón sử dụng có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam Các đại lý, cửa hàng cung cấp phân bón phải có chứng chỉ kinh doanh vật tư nông nghiệp của cơ quan chuyên môn cấp

+ Ghi chép nhật ký vào biểu mẫu số 2, 3 ngay sau khi mua phân bón và bón phân cho lúa trong từng bón

* Kỹ thuật điều tiết nước:

- Lần 1: Từ khi cấy đến sau khi bón phân thúc đẻ nhánh 7-15 ngày, kết hợp làm

cỏ, trừ cỏ Giữ nước trên mặt ruộng khoảng 4 -5cm

- Lần 2: Thời kỳ cuối đẻ nhánh (cổ lá trùng nhau): tháo nước để nẻ mặt ruộng từ 3- 5 ngày

- Lần 3: Thời kỳ làm đòng đến chín sữa, cần duy trì mực nước ruộng từ 5 – 10 cm

- Lần 4: Thời kỳ lúa đỏ đuôi, tháo kiệt nước cho lúa cứng cây

* Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại:

+ Cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

+ Trường hợp lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật (bao gồm chất kích thích sinh trưởng) phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật + Phải mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

+ Phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền

- Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và dịch hại trên lúa

+ Sâu đục thân 2 chấm:

Trang 21

Triệu chứng gây hại: Xuất hiện những dảnh héo (giai đoạn đẻ nhánh) và bông bạc (giai đoạn trỗ chín)

- Biện pháp phòng trừ: Khi mật độ trứng 0,3 – 0,5 ổ/m2

(giai đoạn đẻ nhánh), 0,2 – 0,3 ổ/m2

(giai đoạn làm đòng – trỗ bông), (Sâu đục thân lứa 5: lúa thấp tho trỗ đến đâu phun trừ sâu đục thân đến đó) Đối với diện tích lúa có mật độ ổ trứng từ 0,5 ổ/m2

trở lên phải phun kép 2 lần, lần thứ 2 cách lần thứ nhất 5 - 7 ngày

Sử dụng một số loại thuốc có hiệu lực cao để phun trừ sâu đục thân 2 chấm: DuPont™ Prevathon 5SC, Virtako 40WG…Liều lượng nước, thuốc pha theo hướng dẫn trên bao nhãn theo khuyến cáo của nhà sản xuất và cán bộ kỹ thuật

(giai đoạn làm đòng – trỗ bông), phun một trong các loại thuốc sau: DuPont™ Prevathon 5SC, Virtako 40 WG

+ Rầy nâu:

Triệu chứng gây hại: Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo Khi rầy nâu chích vào thân lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo Mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy

Biện pháp phòng trừ: Khi mật độ rầy > 3.000 con/m2

ở những giai đoạn sung yếu (lúa trỗ, chín sữa, chín sáp), phun một trong các loại thuốc sau: Chess 50WG, HiChes 50WG Liều lượng nước, thuốc pha theo hướng dẫn trên bao nhãn theo khuyến cáo của nhà sản xuất và cán bộ kỹ thuật

+ Bệnh đạo ôn gây hại lá và cổ bông:

Vào cuối vụ thời tiết có nhiều mưa, độ ẩm không khí cao, trời chuyển mát đến se lạnh là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh, phát triển và gây hại trên những diện tích lúa nếp trỗ đầu tháng 10 dương lịch

Có thể dùng một trong các loại thuốc sau để phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông như: Fujione 40WP, Kasai-S 92SC, Ninja 35EC… nồng độ, liều lượng pha theo hướng dẫn trên bao nhãn, phun ướt đều mặt lá lúa Trên những diện tích lúa phải phun sâu đục thân 2 chấm, kết hợp với thuốc phun phòng đạo ôn cổ bông để tiết kiệm công phun Sau khi phun thuốc 3 - 4 giờ gặp mưa phải phun lại Liều lượng nước, thuốc pha theo hướng dẫn trên bao nhãn theo khuyến cáo của nhà sản xuất và cán bộ kỹ thuật + Bệnh khô vằn:

Triệu chứng nhận biết: Vết bệnh xuất hiện ban đầu ở những bẹ lá gần gốc, có hình bầu dục, màu trắng xám Khi nấm tấn công lên lá thì vết bệnh không có hình dạng nhất

Trang 22

định mà loang lổ như hình vằn da hổ Nấm già phát triển thành hạch và rơi xuống đất Cách phòng trừ hiệu quả: Không để nước quá cao trong ruộng làm độ ẩm trong ruộng cao, nấm khô vằn sẽ phát triển và gây hại mạnh Tốt nhất, trên những diện tích lúa chưa làm đòng (lúa đứng cái, chưa có cứt gián) cần khẩn trương tháo kiệt nước trong ruộng nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh, đồng thời cây lúa cứng chắc hơn Chỉ giữ một mực nước nhỏ khoảng 2 cm nếu lúa đang làm đòng (lúa có cứt gián trở đi) Phun thuốc và bón phân kali cho lúa: Nấm khô vằn có khả năng kháng thuốc cao, cần lựa chọn một trong các loại thuốc đặc trị như: Anvil 5SC, Tiltsuper 300 ND Liều lượng nước, thuốc pha theo hướng dẫn trên bao nhãn theo khuyến cáo của nhà sản xuất và cán bộ kỹ thuật

+ Phòng trừ chuột hại

Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ chuột có hiệu quả nên áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật như biện pháp: canh tác, thủ công, sinh học

Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc diệt chuột trong danh mục được phép

sử dụng trong nông nghiệp của Bộ NN-PTNT như: Biorat; Rat-K 2%D, CAT 0,25WP ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với môi trường

+ Xử lý cỏ dại: Làm đất kỹ và san bằng mặt ruộng, giữ ruộng ngập nước trong giai đoạn đầu để khống chế cỏ dại Khi sử dụng thuốc tiền nẩy mầm hoặc hậu nẩy mầm sớm có thể chọn các sản phẩm sau: Sofit 300EC (Pretilachlor 300 g/l + Fenclorim 100 g/l), Meco 60EC (Butachlor), Cantanil 550EC (Butachlor 27,5 % + Propanil 27,5 %), Sunrice 15WDG (Ethoxysulfuron), Nominee 10SC (Bispyribac-Sodium),… áp dụng theo liều khuyến cáo trên nhãn và ruộng phải đủ ẩm; nên luân phiên các loại thuốc cỏ có hoạt chất khác nhau để hạn chế tính kháng của cỏ dại

+ Xử lý Ốc bươu vàng: Biện pháp hiệu quả kinh tế nhất là thu gom ốc bươu vàng trước khi gieo cấy, đánh đường nước gom ốc xuống nơi trũng để bắt và kiểm sóat Nếu sau khi cấy, ruộng lúa có số lượng ốc bươu vàng với mật độ cao thì sử dụng thuốc hóa học thuộc nhóm Metaldehyde để phòng trừ như Clodan supe 700WP, Dioto 250EC

- Kỹ thuật quản lý và ghi chép:

+ Các loại hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng có trong Danh mục hóa chất và thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam Các đại

lý, cửa hàng cung cấp thuốc BVTV phải có chứng chỉ kinh doanh vật tư nông nghiệp của cơ quan chuyên môn cấp

+ Ghi chép nhật ký vào biểu mẫu số 4, 5 ngay sau khi mua thuốc BVTV và phun thuốc BVTV cho lúa trong từng phun trừ

* Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

- Lấy mẫu phân tích: trước khi thu hoạch 3- 5 ngày tiễn hành lấy mẫu sản phẩm lúa để đem phân tích chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng Đánh giá các chỉ tiêu năng suất và năng suất ruộng lúa

- Kỹ thuật thu hoạch, phơi sấy: Tiến hành thu hoạch khi lúa chín 85-90% (sau trỗ

Trang 23

khoảng 28 – 30 ngày) thời gian thu hoạch tốt nhất, đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc BVTV Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch, sau khi thu hoạch đem tuốt lấy hạt, áp dụng biện pháp phơi dày, phơi đống, luống

Phơi theo kỹ thuật sáng phơi, chiều ủ (phơi từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều, sau

đó ủ từ 14 – 16 giờ và ủ thành luống (đống); trong quá trình phơi thóc thường xuyên cày đảo Phơi đủ số giờ nắng (khoảng 4- 5 nắng) để hạt gạo trắng đều

- Bảo quản: Sau khi thóc đã được phơi khô, làm sạch (quạt sạch trấu, hạt lép) và đóng bao bảo quản nơi khô ráo Bao đóng gói thóc phải được đánh mã số theo qui định

- Kỹ thuật quản lý và ghi chép:

+ Thu hoạch, thiết bị, vật tư thu hoạch và đồ chứa: phải đảm bảo vệ sinh, gây có nguy cơ ngộ độc, truyền nhiễm bệnh, đảm bảo thời gian cách ly

+ Kho chứa, đóng bao, bảo quản lúa: Khu vực kho chứa, đóng bao và bảo quản lúa phải tách biệt với kho chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm; Kho chứa phải được khử trùng trước khi bảo quản; không có nguy cơ ngập nước

+ Ghi chép nhật ký vào biểu mẫu số 6 ngay sau khi thu hoạch, phơi sấy và đóng bao

* Người lao động

Phải được tập huấn về An toàn lao động, vệ sinh cá nhân trong quá trình sản xuất

và đào tạo về quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP

* Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

- Tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải ghi chép nhật ký sản xuất

và lưu hồ sơ về vùng sản xuất, đất, giống, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật,

vị trí và mã số của lô sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và các thông tin khác theo quy định của VietGAP

- Hồ sơ phải được thiết lập cho từng khâu của thực hành VietGAP thuận tiện cho kiểm tra, đánh giá Tổ chức, cá nhân tham khảo các biểu mẫu tại Phụ lục 2 của Quy trình này

- Hồ sơ phải được lưu ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý tại hộ nông dân hoặc nhóm, tổ, hợp tác xã, đơn vị sản xuất

- Lúa thương phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí sản xuất và mã

số theo từng lô sản phẩm Vị trí và mã số của lô sản phẩm phải được lập hồ sơ và lưu

- Tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc ghi chép và lưu hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ

- Bao bì chứa sản phẩm khi xuất hàng phải có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng

- Khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian xuất, khối lượng, địa chỉ nơi xuất, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm

Trang 24

- Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu thụ Xác định nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm; ghi chép lại nguy cơ, giải pháp xử lý và lưu hồ sơ

* Kiểm tra nội bộ

- Tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải tiến hành kiểm tra, đánh giá nội bộ ít nhất một lần trong mỗi vụ sản xuất

- Việc kiểm tra phải được thực hiện theo Bảng chỉ tiêu kiểm tra và phương pháp đánh giá tại Phụ lục 1 của Quy trình VietGAP Báo cáo kết quả kiểm tra có chữ ký của kiểm tra viên và người đại diện của tổ chức, cá nhân sản xuất lúa Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội bộ cũng như của cơ quan có thẩm quyền (đột xuất và định kỳ) phải được lưu trong hồ sơ

* Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật; lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ./

* Kỹ thuật áp dụng trên ruộng sản xuất đại trà

Áp dụng theo kỹ thuật của HTX Nông nghiệp Đại Thắng đã ban hành

- Phân bón: 8,5 tấn PC (hoặc 550 kg phân vi sinh sông Gianh)+ 76 kg N + 85 kg

P2O5 + 90 kg K2O tương đương (165 kg ure + 500 kg supe lân + 160 kg kaliclorua)

- Khoảng cách 25 cm x 25 cm, tương đương 16 khóm/m2

, cấy 3- 4 dảnh/khóm 8.2.3 Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng a) Cơ sở khoa học để xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo VietGAP

+ Được áp dụng tại Quyết định 2998/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy trình thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt (VietGAP) cho lúa

+ Được áp dụng theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Quy trình kỹ thuật áp dụng: Theo quy trình sản xuất nếp cái hoa vàng thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP đã được bổ sung, hoàn thiện trong vụ mùa 2016 (thực hiện tại nội dung c mục 8.2.2 trong báo cáo này)

- Quy mô: 5 ha, số hộ tham gia: 36 hộ nông dân

- Địa điểm: thôn Giang Khẩu, xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng

b) Đào tạo và tập huấn Tổ trưởng sản xuất, nông dân tham gia mô hình

- Thành lập được tổ sản xuất lúa nếp cái hoa vàng thương phẩm theo VietGAP

Trang 25

trên diện tích 5 ha và bầu ra tổ trưởng để quản lý

- Đào tạo, tập huấn qui trình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo VietGAP cho cán

bộ quản lý, người nông dân trong mô hình sản xuất: 120 người (4 lớp):

+ Quy trình kỹ thuật chuẩn bị giống, vật tư, dụng cụ lao động; kỹ thuật làm mạ; làm đất, xử lý đất,

+ Quy trình kỹ thuật cấy lúa, bón phân, tưới nước

+ Quy trình kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất bổ sung

+ Quy trình kỹ thuật thu hoạch, bảo quản lúa; vệ sinh, an toàn lao động

- Đào tạo, tập huấn người sản xuất thực hành và ghi chép hồ sơ theoVietGAP:

60 người (2 lớp)

- Xây dựng và hướng dẫn hệ thống quản lý, chất lượng, đánh giá nội bộ

+ Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nội bộ đáp ứng yêu cầu áp dụng VietGAP

+ Hướng dẫn xây dựng hệ thống các qui định nội bộ phù hợp với điều kiện thực tế + Hướng dẫn và thực hiện đánh giá nội bộ, thực hiện hành động khắc phục (nếu có + Lấy mẫu sản phẩm phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo qui định hiện hành

- Thời gian tiến hành: từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2017

c) Đăng ký, ký hợp đồng chứng nhận VietGAP cho 01 mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng trên diện tích 05 ha

- Thiết lập hồ sơ đăng ký theo quy định của Tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định

- Ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với Tổ chức chứng nhận được chỉ định của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho 01 mô hình sản xuất trên diện tích 05 ha, sản lượng dự kiến trên 20 tấn thóc

- Làm việc cùng đoàn đánh giá của tổ chức chứng nhận, thực hiện các hành động khắc phục phù hợp theo khuyến cáo của đoàn (nếu có)

- Thanh lý Hợp đồng

- Thời gian tiến hành: từ tháng 4/2017 đến tháng 12 năm 2017

8.2.4 Đánh giá, kết luận về mô hình

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và xã hội của mô hình

+ Đánh giá khả năng duy trì và nhân rộng mô hình

+ Hoàn thiện báo cáo xây dựng mô hình; Tổng kết và rút kinh nghiệm

- Thời gian tiến hành: từ tháng 11/2017 đến tháng 12 năm 2017

8.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi nông sinh học

- Đặc điểm sinh học cây lúa: Tổng thời gian sinh trưởng, Chiều cao cây cuối cùng, tổng số lá

- Theo dõi chỉ tiêu bông lúa: Số hạt/ bông; Tỷ lệ hạt chắc (%); Khối lượng 1000 hạt (M1000) (g); Số bông/ khóm; Năng suất lý thuyết (kg/ha); Năng suất thực thu: (kg/ha)

Trang 26

Các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi 7 – 10 ngày 1 lần, các chỉ tiêu về năng suất theo dõi khi thu hoạch

* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: Tổng chi: (1000đ/ha); Tổng thu: (1000đ/ha); Lợi nhuận

= Tổng thu – Tổng chi (1000đ/ha); Giá thành sản xuất 1 kg sản phẩm (1000 đ/kg)

* Chỉ tiêu sâu bệnh hại chính: áp dụng theo QCVN 01-166:2014/BNNPTNT Gồm một số loài dịch hại chính trên lúa nếp cái hoa vàng

- Một số loại dịch hại chính:

+ Sâu hại: Sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bọ xít

Phương pháp theo dõi: Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần ở tuyến với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần; điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m Mỗi điểm cần số mẫu gồm: đối với các loài sâu hại điều tra trên lúa cấy: 10 khóm/điểm; Các loài nhện, bọ trĩ, bọ phấn: 5 dảnh/điểm

X Số dịch hại điều tra được

Số khóm lúa điều tra + Bệnh hại chính: Bệnh đạo ôn, đốm nâu, khô vằn …

Phương pháp theo dõi: Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần ở tuyến với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần; điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m Mỗi điểm cần số mẫu gồm: Bệnh trên thân: 10 dảnh ngẫu nhiên/điểm; Bệnh trên lá: Điều tra toàn bộ số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên/điểm

lá, cành, quả…) điều tra

Trang 27

Chỉ số bệnh/chỉ số hại (%) =

Nxn

Nnxn x

N x

N x

8.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi chất lượng gạo và vệ sinh an toàn thực phẩm

* Chất lượng cảm quan

- Đối với hạt thóc: Chiều dài hạt thóc; hình dáng hạt; màu sắc vỏ hạt; mùi thơm

- Đối với hạt gạo: Màu sắc hạt; hình dạng hạt; chiều dài, chiều rộng; mùi thơm + Chiều dài, chiều rộng hạt gạo: Sử dụng thước Banme đo 10 hạt của mỗi công thức thí nghiệm, tính giá trị trung bình, đơn vị tính mm

- Số lượng: 2 mẫu (1 mẫu/vụ mùa 2016, 1 mẫu vụ mùa 2017);

* Chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng (Theo Thông tư 16/2009/TT-BKHCN): hàm lượng tinh bột; glucid (%); protein (%); lipid (%) Số lượng: Số lượng: 2 mẫu (1 mẫu/vụ mùa 2016, 1 mẫu vụ mùa 2017);

* Chỉ tiêu an toàn thực phẩm Theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT và Theo quyết định số 50/2016/QĐ-BYT ; QCVN 8-2:2011/BYT: Fipronil (mg/kg); Chlorpyrifos Ethyl (mg/kg); Asen (As) (mg/kg); Chì (Pb) (mg/kg); Cadimi (Cd) (mg/kg);Thủy ngân (Hg) (mg/kg), Methyl thuỷ ngân (MeHg) (µg/kg), Thiếc (Sn) (mg/kg); Aflatoxin B1 (µg/kg) Số lượng: 02 mẫu (1 mẫu/vụ mùa 2016, 01 mẫu vụ mùa 2017);

8.2.7 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng chương trình Exell 2010 tính toán, vẽ biểu đồ

Trang 28

PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

VÀ KINH NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN

I Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng và các nghiên cứu liên quan

1 Những thông tin, nghiên cứu về phân bón trên lúa Nếp cái hoa vàng

Phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng Azotobacterin là thành quả của đề tài trọng điểm công nghệ sinh học cấp nhà nước mã số KC04- 04 "Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng " do giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thùy Châu làm chủ trì Thành phần phân bón vi sinh đa chủng

đa chức năng Azotobacterin chứa ít nhất 108 CFU/g vi khuẩn Azobacter vinelandii (vi khuẩn cố định nitơ), 108 CFU/g vi khuẩn Baccillussubtilis đối kháng và chất mang, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam theo thông tư số 29/2011/TT-BNNPTNT

Vụ mùa năm 2012, Công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu (Hà Nội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông và Hiệp hội nếp cái hoa vàng Kinh Môn tiến hành thử nghiệm phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng Azotobacterin trên giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Phạm Mệnh (Kinh Môn) với quy mô 5 ha Với mô hình này, công ty và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã áp dụng 3 công thức Khi sử dụng phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng Azotobacterin, với công thức 18

kg phân vi sinh + 8 kg NPK + 3 kg Ure + 6 kg NPK thúc lúa cứng cây, sâu bệnh nhẹ, không có hiện tượng sâu cuốn lá và thối thân, năng suất đạt 148 kg/sào, tăng gần 30 kg/sào so với chăm sóc lúa bằng phân bón thường, cho nông dân thu lãi hơn 11 triệu đồng/ha (cao hơn công thức chăm bón phân bón NPK thông thường hơn 5 triệu đồng) Theo Quyết định số 2443/QĐ - UBND ngày 26/12/2011 và Quyết định số 53/QĐ - UBND ngày 10/01/2012 của UBND tỉnh Nam Định về lượng phân bón và cách bón cho 1 sào bắc bộ cấy lúa đặc sản (Nếp Bắc, Nếp Cái Hoa Vàng, Tám, Dự) vụ mùa như sau:

- Phân đơn:

+ Liều lượng: 300 kg P/C + (4 - 5) kg urê + (15 – 20) kg lân super + 5 kg kali clorua + Cách bón: Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + (40-50%) lượng phân đạm; Bón thúc 1 (sau cấy 7 ngày): bón hết lượng đạm còn lại + 50% lượng kali; Bón thúc 2 (khi lúa đang làm đòng): bón hết lượng kali còn lại

- Phân hỗn hợp NPK kết hợp với phân đơn:

+ Liều lượng: Loại NPK 16-16-8: 300 kg Phân chuồng + 15 kg NPK + 3 kg kali clorua Loại NPK 5-10-3: 300 kg Phân chuồng + 25 kg NPK + 3 kg kali clorua

+ Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng + 100% lượng phân hỗn hợp NPK; Bón thúc 1 (sau cấy 7 ngày) 100% lượng đạm Ure; Bón thúc 2 (khi lúa đang làm đòng)

Trang 29

100% lượng phân kali

Theo Quyết định số 788/QĐ – SNNPTNT ngày 13/11/2014 của Sở Nông nghiệp

và PTNT tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy trình kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt áp dụng cho 17 vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung, trong đó lượng phân bón cho lúa Nếp cái Hoa Vàng cho 01 sào bắc bộ như sau:

+ Liều lượng: 300 – 400 kg P/C + (5 - 6) kg urê + (10 – 15) kg lân super (hoặc thay bằng phân NPK chuyên bón lót, phân hữu cơ sinh học) + 3-4 kg kali clorua

+ Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng + 100% phân lân (hoặc thay bằng phân NPK chuyên bón lót, phân hữu cơ sinh học) + 2,5- 3,0 kg ure + 1,2 -1,5 kg kaliclorua bón trước khi bừa cấy;

Bón thúc 1 (sau cấy 7 -10 ngày, khi lúa bắt đầu đẻ nhánh): 2,0 – 2,5 kg ure; Bón thúc 2 (thúc đòng): toàn bộ số kali và 10% số lượng phân đạm còn lại Nếu lúa vẫn có màu xanh đạm thì không bón 10% số đạm còn lại và chỉ bón phân kali

2 Những nghiên cứu về mật độ gieo cấy và số dảnh cấy trên lúa

Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S.Yoshida (1985) đã khẳng định trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ và sớm thay đổi từ 20*20 cm đến 30*30 cm Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 dảnh/m2

Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng trên đất giầu dinh dưỡng mạ tốt thì chúng ta phải cấy mật độ thưa, nếu mạ xấu nên cấy dầy Để xác định mật độ hợp lí có thể căn cứ vào số bông cần đạt /m2

, và số bông hữu hiệu /khóm Từ hai thông số trên

có thể xác định mật độ cấy theo công thức:

Mật độ cây (số khóm/m2

) = Số bông / m2

Số bông/ khóm

Theo kết quả đạt được trên những ruộng lúa thâm canh năng suất, khóm lúa cần

có 7-10 bông (Thí nghiệm trên sán Ưu Quế 99 ) thì mật độ cấy tương ứng: với 7 bông/ khóm cần cấy 43 khóm/m2

, với 8 bông/ khóm cần cấy 38 khóm/ m2

với 9 bông/ khóm cần cấy 33 khóm /m2

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cây và liều lượng đạm tới sinh trưởng của lúa ngắn ngày trong điều kiện thâm canh, Nguyễn Như Hà đã kết luận tăng mật độ cây làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm So sánh số dảnh trên khóm và mật độ cấy

Trang 30

45 khóm /m và cấy dầy 85 khóm /m thì số dảnh đẻ/khóm ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh/khóm (14,8 %) ở vụ xuân, còn ở vụ mùa lên tới 1,9 dảnh/khóm (25%)

Về lượng đạm ảnh hưởng đến mật độ cấy, tác giả kết luận tăng bón đạm ở mật độ cấy dầy có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu Tỷ lệ dảnh hữu hiệu/m2

tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/m2

ở vụ mùa và 75 khóm ở vụ xuân

Theo kết quả nghiên cứu của Ma Thị Ảnh tại Chiêm Hoá- Tuyên Quang, giống lúa Tạp giao1cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi cấy với phương pháp cải tiến hàng rộng, hàng hẹp (35+15) cm x 12 cm ứng với 35 khóm/m2

và cấy 4 dảnh/khóm( 132 dảnh/m2

)

Theo Nguyễn Thị Trâm thì sử dụng mạ non để cấy (mạ chưa đẻ nhánh) thì sau khi cấy lúa thường đẻ nhánh sớm và nhanh Ví dụ, nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu/khóm với mật độ 40 khóm/m2

, chỉ cần cấy 3-4 dảnh/khóm, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ, nếu cấy nhiều dảnh hơn, số nhánh đẻ/m2

có thể tăng nhưng tỷ lệ dảnh hữu hiệu giảm Khi sử dụng

mạ thâm canh, mạ đẻ 2 - 5 dảnh thì số dảnh cấy phải tính cả nhánh đẻ trên mạ Loại mạ này già hơn 10 - 15 ngày so với mạ chưa đẻ, vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bông chỉ định hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70% số bông dự định Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào khoảng 8-15 ngày sau cấy Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh/khóm nhiều hơn cấy mạ non

Theo Nguyễn Hữu Tề và các cộng sự, giống nhiều bông nên cấy 200-250 dảnh

cơ bản/m2

, giống to bông cấy 180 – 200 dảnh cơ bản/m2

Số dảnh cấy/khóm là 3 -4 dảnh ở vụ mùa và 5-6 dảnh ở vụ chiêm xuân

Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Viện nghiên cứu lúa Philippin PhilRice), công thức cấy thích hợp nhất cho lúa lai là 1-2 dảnh/khóm với khoảng cách 20x20cm vào mùa mưa, 20x15 vào mùa khô

(DA-Phạm Công Nghiệp (Tạp chí KHCN&MT số 5/2010), ở Nếp cái hoa vàng huyện Kinh Môn, Hải Dương cấy thẳng hàng với mật độ từ 35 – 40 khóm/m2

; số dảnh lúa trên một khóm: từ 3-4 dảnh

Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Hà Nội ngày (19/6/2014): Tuổi mạ khi cấy: Cấy mạ non từ 3-5 lá, xúc mạ đi cấy Mật độ cấy: 16–20 khóm/m2

, cấy 1 dảnh/khóm Cấy theo băng, luống: chiều rộng không vượt quá 1,6m Tóm lại mật độ cấy là một điều kiện quan trọng, nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống…Việc bố trí mật độ hợp lý nhằm phân bổ hợp

lí diện tích lá/ đơn vị diện tích đất, tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, giúp cây lúa có thể tận dụng tối đa khả năng quang hợp, hạn chế sâu bệnh, tạo tiền đề cho năng suất cao Ngoài ra, việc bố trí mật độ hợp lý còn tiết kiệm được hạt giống (đặc biệt là lúa lai), công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa hiện nay

3 Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón, mật độ gieo cấy và số dảnh cấy trên lúa nếp cái hoa vàng trong vụ mùa 2015 tại thôn Giang Khẩu, xã Đại

Trang 31

Thắng, huyện Tiên Lãng (sản phẩm của đề tài NCKH Trường Đại học Hải Phòng năm học 2015 – 2016 đã nghiệm thu năm 2016)

3.1 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lúa nếp cái hoa vàng cấy vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng

Áp dụng theo 10 TCN 216-2003; Bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh, bao gồm 6 công thức thí nghiệm, bố trí trên phương thức cấy khác nhau; mỗi công thức được bố trí trên 30 m2

(7,5m x 4m), 3 lần nhắc lại Tổng diện tích ô thí nghiệm và dải bảo vệ: 600 m2

Lượng phân bón cơ bản theo Quyết định số 864/2015/QĐ-UBND ngày 04/05/2015 của UBND huyện Tiên Lãng Với lượng (73,9 kg N + 84,75 kg P2O5 + 89,75 kg K2O) tương đương (150 kg ure + 500 kg supe lân + 160 kg kaliclorua) + phân bón nền trên 1 ha

* Cấy theo kỹ thuật thông thường tại QĐ số 864/2015/QĐ-UBND ngày 04/05/2015 của UBND huyện Tiên Lãng, khoảng cách 25 cm x 20 cm, tương đương 20 khóm/m2

, cấy 3- 4 dảnh/khóm

Công thức 1: Phân bón NPK Đầu trâu (L1, L2) + Nền

Công thức 2: Phân bón NPK Con lười + Nền

Công thức 3 (đ/c): Phân bón đơn N, P, K + Nền

* Cấy theo kỹ thuật hàng rộng, hàng hẹp, khoảng cách (30cm +20 cm) x 20

cm, tương đương 20 khóm/m2

, cấy 3- 4 dảnh/khóm Công thức 4: Phân bón NPK Đầu trâu (L1, L2) + Nền

Công thức 5: Phân bón NPK Con lười + Nền

Công thức 6 (đ/c): Phân bón đơn N, P, K + Nền

Biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm (Theo Quyết định số UBND ngày 04/05/2015 của UBND huyện Tiên Lãng)

864/2015/QĐ Thời vụ cấy: vụ mùa năm 2015 (mạ gieo từ 5/6/2015, cấy từ 10/7/2015)

- Tuổi mạ: khoảng 35 ngày tuổi, cây mạ có 5 – 6 lá thật

- Bón phân: theo các công thức như sau

Trang 32

nền cho 01 sào Bắc Bộ

~ Cách bón:

Bón lót: Toàn bộ phân vi sinh 20 kg Azotobacterin + 15 kg vôi bột +18 kg supe lân + 1,8 kg ure khi bừa cấy

Bón thúc lần 1: Bón 3,0 kg ure + 2,7 kg kali clorua khi lúa bắt đầu đẻ nhánh

Bón thúc lần 2 (nuôi đòng): 1kg ure + 2,7 kg kali clorua còn lại

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khoảng cách, mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển

và năng suất lúa nếp cái hoa vàng cấy vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng

Áp dụng theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT; Bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh, bao gồm 8 công thức thí nghiệm, mỗi công thức được bố trí trên 20 m2

(5m x 4m), 3 lần nhắc lại Tổng diện tích ô thí nghiệm và dải bảo vệ: 600 m2

Công thức 3 (đ/c1): 20cm x20 cm, tương đương mật độ 25 khóm/m2

Công thức 4 (đ/c2): 25cm x20 cm, tương đương mật độ 20 khóm/m2

* Bón phân NPK Đầu trâu (L1, L2), Số dảnh cấy cơ bản: 3- 4 dảnh/khóm Công thức 5: (30cm + 20 cm) x20 cm, tương đương mật độ 20 khóm/m2

Công thức 6: (35cm + 20 cm) x20 cm, tương đương mật độ 18 khóm/m2

Công thức 7 (đ/c1): 20cm x20 cm, tương đương mật độ 25 khóm/m2

Công thức 8 (đ/c2): 25cm x20 cm, tương đương mật độ 20 khóm/m2

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của số dảnh cấy cơ bản/khóm đến sinh trưởng, phát triển, và năng suất lúa nếp cái hoa vàng cấy vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng

Áp dụng theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT; Bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh, bao gồm 12 công thức thí nghiệm, mỗi công thức được bố trí trên 20 m2

(5m x 4m), 3 lần nhắc lại Tổng diện tích ô thí nghiệm và dải bảo vệ: 960 m2

* Bón phân đơn, cấy thường, theo Quyết định số 864/2015/QĐ-UBND

Công thức 1: 2 dảnh/ khóm; (K/c 25cm x20 cm, mật độ 20 khóm/m2

) Công thức 2: 3 dảnh/ khóm; (K/c 25cm x20 cm, mật độ 20 khóm/m2

) Công thức 3 (đ/c): 4 dảnh/ khóm; (K/c 25cm x20 cm, mật độ 20 khóm/m2

)

* Bón phân đơn theo QĐ số 864/2015/QĐ-UBND, cấy hàng rộng hàng hẹp Công thức 4: 2 dảnh/ khóm; (K/c (35cm + 20 cm) x20 cm, mật độ 18 khóm/m2

) Công thức 5: 3 dảnh/ khóm; (K/c (35cm + 20 cm) x20 cm, mật độ 18 khóm/m2

) Công thức 6 (đ/c): 4 dảnh/ khóm; (K/c (35cm + 20 cm) x20 cm, mật độ 18 khóm/m2

)

* Bón phân NPK Đầu trâu (L1, L2), cấy thường, QĐ số 864/2015/QĐ-UBND Công thức 7: 2 dảnh/ khóm; (K/c 25cm x20 cm, mật độ 20 khóm/m2

) Công thức 8: 3 dảnh/ khóm; (K/c 25cm x20 cm, mật độ 20 khóm/m2

) Công thức 9 (đ/c): 4 dảnh/ khóm; (K/c 25cm x20 cm, mật độ 20 khóm/m2

)

* Bón phân NPK Đầu trâu (L1, L2), cấy hàng rộng hàng hẹp

Trang 33

Công thức 10: 2 dảnh/ khóm; (K/c (35 cm + 20 cm) x20 cm, mật độ 18 khóm/m2

)

Công thức 11: 3 dảnh/ khóm; (K/c (35 cm + 20 cm) x20 cm, mật độ 18 khóm/m2

)

Công thức 12 (đ/c): 4 dảnh/ khóm; (K/c (35 cm + 20 cm) x20 cm, mật độ 18 khóm/m2

) Biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm

- Thời vụ cấy: vụ mùa năm 2015 (mạ gieo từ 5/6/2015, cấy từ 10/7/2015)

- Tuổi mạ: khoảng 35 ngày tuổi, cây mạ có 5 – 6 lá thật

- Khoảng cách, mật độ cấy: 18 khóm/m2

theo 2 phương thức cấy, Cấy nông tay, thẳng hàng không làm tổn thương cây mạ khi cấy, không để mạ qua đêm; mực nước trên ruộng từ 3-5 cm để mạ nhanh bén rễ hồi xanh

- Bón phân:

+ Công thức phân đơn:

~ Lượng phân: Phân đạm urê 5,8 kg; supe lân 18 kg, kaliclorua 5,4 kg và phân nền cho 01 sào Bắc Bộ

~ Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân vi sinh Azotobacterin, phân lân, 1,8 kg ure khi bừa cấy; Bón thúc lần 1: Bón 3,0 kg ure + 2,7 kg kali clorua khi lúa bắt đầu đẻ nhánh; Bón thúc lần 2 (nuôi đòng): 1kg ure + 2,7 kg kali clorua còn lại

+ Công thức phân NPK Đầu trâu:

~ Bón lót: 7,6 kg Supe lân + 8 kg Đầu trâu L1 + Nền/sào Bắc Bộ

~ Bón thúc 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh bắt đầu đẻ nhánh, với lượng 6 kg Đầu trâu L1 + 1,85 kg Kaliclorua/sào Bắc Bộ

~ Bón thúc 2 (đón đòng): sau khi 2,0 kg Đầu trâu L2 +1,85 kg Kaliclorua /sào Bắc Bộ

+ Nền: 20 kg phân vi sinh Azotobacterin + 15 kg vôi bột / sào Bắc bộ

Các biện pháp kỹ thuật điều tiết nước, phòng trừ cỏ dại, dịch hại và thu hoạch thực hiện như thí nghiệm 1

Biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm

* Kỹ thuật canh tác và chăm sóc mạ:

- Giống: Phải đảm bảo chất lượng; hạt khô, sạch, chắc mẩy, đồng nhất về kích

cỡ, không bị lẫn hạt giống khác, hạt cỏ dại và tạp chất, không có hạt đen, lép, dị dạng, không bị côn trùng làm hư hại (sâu, mọt gây hại), không mang mầm bệnh, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85%; lượng giống sử dụng từ 1- 1,2 kg/sào Bắc Bộ (28 – 33 kg/ha)

- Ngâm ủ hạt giống:

+ Kỹ thuật ngâm hạt giống: ngâm lần đầu khoảng 20 giờ Sau đó thay nước, đãi sạch nước chua và đem ngâm tiếp lần 2 Sau 20 giờ lại thay nước và đãi sạch nước chua lần 2 Hạt giống đã được đãi sạch nước chua cho vào bao tải hoặc rành, đảm bảo thông thoáng, thoát nước và tiến hành ủ ở nơi thoáng mát Trong quá trình ủ phải buộc chặt miệng bao hoặc phủ bao tải trên miệng rành Sau khi ủ được 12 – 14 giờ, tiến hành ngâm tiếp lần 3 khoảng 10 – 12 giờ rồi đãi sạch đem ủ

+ Kỹ thuật ủ thúc mầm: Đem hạt giống đã hút đủ nước, ủ để hạt nảy mầm Trong quá trình ủ, định kỳ vảy nước và đảo hạt để hạt nảy mầm đều Khi hạt đã nhú mầm

Trang 34

thực hiện xen kẽ “ngày ngâm, đêm ủ” để mầm và rễ cân đối

- Kỹ thuật làm mạ: Đảm bảo nước cho mạ: ở thời kỳ mạ non (từ lúc gieo hạt đến khi có 3 lá), mặt luống phải được giữ ẩm để mạ sinh trưởng thuận lợi Khi mạ có 4 lá đến khi nhổ cấy luôn đảm bảo mực nước trong ruộng từ 2 -3 cm

- Thời vụ cấy: vụ mùa năm 2015 (mạ gieo từ 5/6/2015, cấy từ 10/7/2015)

- Tuổi mạ: khoảng 35 ngày tuổi, cây mạ có 5 – 6 lá thật

- Khoảng cách, mật độ cấy: K/c (35cm + 20 cm) x20 cm và 27 cm x 20 cm, tương đương mật độ 18 khóm/m2

; số dảnh cấy/khóm: theo công thức nghiên cứu Cấy nông tay, thẳng hàng không làm tổn thương cây mạ khi cấy, không để mạ qua đêm; mực nước trên ruộng từ 3-5cm để mạ nhanh bén rễ hồi xanh

- Bón phân:

+ Công thức phân đơn:

~ Lượng phân: Phân đạm urê 5,8 kg; supe lân 18 kg, kaliclorua 5,4 kg và phân nền cho 01 sào Bắc Bộ

~ Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân vi sinh Azotobacterin, phân lân, 1,8 kg ure khi bừa cấy; Bón thúc lần 1: Bón 3,0 kg ure + 2,7 kg kali clorua khi lúa bắt đầu đẻ nhánh; Bón thúc lần 2 (nuôi đòng): 1kg ure + 2,7 kg kali clorua còn lại

+ Công thức phân NPK Đầu trâu (L1, L2):

~ Bón lót: 7,6 kg Supe lân + 8 kg Đầu trâu L1 + Nền/sào Bắc Bộ

~ Bón thúc 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh bắt đầu đẻ nhánh, với lượng 6 kg Đầu trâu L1 (ĐT L1) + 1,85 kg Kaliclorua/sào Bắc Bộ

~ Bón thúc 2 (đón đòng): sau khi 2,0 kg Đầu trâu L2 +1,85 kg Kaliclorua /sào Bắc Bộ

+ Nền: 20 kg phân vi sinh Azotobacterin + 15 kg vôi bột/ sào Bắc bộ

Các biện pháp kỹ thuật điều tiết nước, phòng trừ cỏ dại, dịch hại và thu hoạch thực hiện như thực nghiệm 1

2.5.3 Phương pháp bố trí, theo dõi thí nghiệm

- Các thí nghiệm được tiến hành ngoài đồng ruộng bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCB với 3 lần nhắc lại

Các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện đồng nhất như trên các công thức thí nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và một số biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo khuyến cáo của nhà cung cấp, phân phối giống

Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển (chiều cao số lá), tiến hành theo dõi 10 cây/ 1ô thí nghiệm theo phương pháp đường chéo 5 điểm Cứ 7 ngày theo dõi 1 lần

Các chỉ tiêu về tỷ lệ mọc mầm, tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ sống tính toán toàn bộ số cây trên

ô thí nghiệm

Các chỉ tiêu sâu, bệnh hại: Điều tra 10 cây/ 1ô theo phương pháp đường chéo 5 điểm, Phương pháp lấy mẫu và đánh giá cấp sâu, bệnh theo QCVN 01-166:2014/BNNPTNT và QCVN 01-38:2010/BNNPTNT

3.2 Kết quả đạt được

- Sử dụng loại phân bón NPK Đầu trâu (L1, L2) + nền với lượng như sau (550 kg phân vi sinh Azotobacterin + 15 kg vôi bột + 75 kg N + 85 kg P2O5 + 90 kg K2O tương

Trang 35

đương (Loại NPK (L1:17-12-5): 388 kg + NPK (L2: 15-4-18): 55 kg + 194 kg Lân supe + 105 kg kali clorua) trên 1 ha; kết hợp với kỹ thuật cấy hàng rộng, hàng hẹp sẽ làm cho cây lúa nếp cái hoa vàng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

- Mật độ cấy phù hợp với lúa nếp cái hoa vàng là: 18 khóm/m2

cấy hàng rộng hàng hẹp với khoảng cách từ (35 + 20) x 20 cm, trên nền phân bón đầu trâu L1, L2 sẽ cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

- Số dảnh cấy cơ bản với lúa nếp cái hoa vàng là: 3- 4 dảnh cơ bản/khóm cấy hàng rộng hàng hẹp với khoảng cách từ (35 + 20) x 20 cm, trên nền phân bón đầu trâu L1, L2 sẽ cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

II Những nghiên cứu, thông tin về xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP

1 Một số kết quả nghiên cứu, sản xuất và xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP

1.1 Tại các địa phương trên cả nước

Lúa là cây lương thực chính, chủ lực của ngành nông nghiệp nước ta Lúa không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, mà còn giúp nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu về lúa gạo Tuy nhiên, do chưa có được thương hiệu, chất lượng chưa có được sự đảm bảo, do vậy giá gạo nước ta chưa thể cạnh tranh được trên thị trường với các nước xuất khẩu khác Nước ta cũng đã xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn VietGAP cho hầu hết các đối tượng vật nuôi, cây trồng

Trường Đại học Trà Vinh năm 2012 đã xây dựng và triển khai Đề tài “Xây dựng

mô hình sản xuất 100 ha lúa chất lượng cao theo hướng VietGAP” do tác giả Phạm Thị Phương Thúy, giảng viên Trường Đại học Trà Vinh thực hiện tại hai xã Châu Điền

và Thạnh Phú huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh và có 118 hộ nông dân tham gia sản xuất Kết quả bước đầu có nhiều khởi sắc, mô hình trình diễn canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP cho thấy chi phí đầu tư vào sản xuất thấp hơn phương pháp truyền thống 1.857.500đ/ha nhưng năng suất trong mô hình lại cao hơn từ 400kg đến 02 tấn/ha thu hút nhiều người quan tâm Hai tổ sản xuất Tân Châu và Tân Điền đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp giấy Chứng nhận VietGAP

Năm 2015, thành phố Cần Thơ sau khi kết thúc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn GAP”, từ vụ ĐX 2011-2012 đến nay vẫn duy trì và

mở rộng cánh đồng lúa VietGAP và đã có 63 ha trồng lúa theo quy trình VietGAP được Trung tâm Quản lý chất lượng vùng 6 cấp chứng nhận Hiện ĐBSCL có 437 ha sản xuất lúa theo VietGAP, đạt 77,37% diện tích VietGAP lúa cả nước và chiếm 0,026% tổng diện tích lúa cả nước (Trang Web Viện khoa học nông nghiệp Vietnam ngày 02/04/2015)

Trang 36

HTX xã Hoài Mỹ, Hoài Nhơn, Bình Định đã tập huấn và triển khai cho 350 hộ dân gieo cấy 50 ha theo quy trình VietGAP cho năng xuất, chất lượng và giá thành cao (Lúa trên thị trường đứng giá 5.000 đ/kg, nhưng lúa VietGAP được DN Hưng Trung Việt bao tiêu với giá 8.000 đ/kg) Ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài

Mỹ khẳng định: “nông dân xã Hoài Mỹ đã thật sự nhận ra nhiều cái lợi trong làm lúa VietGAP nên chúng tôi quả quyết có thể nhân rộng mô hình này ra toàn bộ diện tích canh tác lúa trên địa bàn với 760 ha” (nongnghiep.vn ngày 13/4/2015)

Hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP sau 2 năm thực hiện trên diện tích 102 ha tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

do Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, Trường Đại học Trà Vinh tổ chức cho thấy người dân đã nhận thức và tiếp thu, thực hiện tốt quy trình VietGAP cho lúa, nhờ đó, nông dân đạt lợi nhuận từ 24 – 25 triệu đồng/ha/vụ, tính với giá lúa 5.700 đồng/kg (Trang thông tin thị trường và xúc tiến thương mại ngày 25/12/2014)

Chi cục BVTV Bình Dương, Trạm BVTV Tân Uyên, Trạm BVTV Dầu Tiếng đã phối hợp với Hội Nông dân xã Bạch Đằng, xã Thanh An triển khai, tập huấn cho nông dân tự nguyện tham gia thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP Hạch toán kinh tế sau hai năm thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP lợi nhuận so với đầu tư 16.145.750 đồng/ha, theo truyền thống lợi nhuận 9.950.000 đ (trang Web Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Dương ngày 8/8/2014) UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá

và nuôi cá theo hướng VietGAP tỉnh Hưng Yên” có tổng kinh phí thực hiện dự án 30,8

tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trong hai năm 2014 và 2015 là 3 tỷ đồng, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa, các hộ tham gia Dự án (Cổng thông tin điện tử tỉnh hưng yên, Tác giả Đào Thắm ngày 07/11/2013)

Ở Bắc Ninh, Ban chủ nhiệm HTXNN Đức Lân, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

đã xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp hàng hóa theo VietGAP với quy mô 50 ha dưới

sự giám sát, kiểm tra của Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 Kết quả sản xuất cho thấy lượng lúa giống gieo cấy giảm, chi phí phân bón, thuốc BVTV cũng giảm từ 300.000-500.000đ/sào, năng suất đạt trung bình 5,2- 5,4 tấn/ha, sản phẩm tạo ra có chất lượng đảm bảo, có thương hiệu, dễ tiêu thụ và hiệu quả cao hơn (Báo Nông nghiệp ngày 12/5/2015)

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp thuộc Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm được sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp Pháp đã bảo tồn, phục tráng thành công giống lúa Nếp cái hoa vàng ở xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và có kế hoạch mở rộng diện tích gieo cấy khoảng

450 đến 650 ha (Trang Web Viện khoa học và Nông nghiệp Việt Nam, ngày 25/11/2008)

Tháng 10/2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội

Trang 37

đồng Nghiệm thu dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nếp cái Hoa vàng Đông Triều” cho sản phẩm Gạo nếp cái Hoa vàng của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã thống kê, tính đến cuối năm 2014, diện tích lúa 1.100 ha trong tổng số khoảng 14.500 ha các loại cây trồng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP

An Hòa, huyện Vĩnh Bảo; xã Toàn Thắng; xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy và phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn

Mô hình đã áp dụng: qui trình sản xuất lúa theo VietGAP của Bộ NN và PTNT ban hành; Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, gieo mạ khay cấy bằng máy

Mô hình sản xuất đã góp phần kiểm soát tốt các yếu tố gây ô nhiễm môi trường ngay từ việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc BVTV, bảo vệ môi trường sống

và sức khỏe người tiêu dùng

Vụ mùa 2012, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Hải Phòng được Sở NN và PTNT Hải Phòng phê duyệt nhiệm vụ cấp cơ sở “Phục tráng giống lúa nếp cái hoa vàng địa phương tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng Kết quả đến nay đã sản xuất được 15.120 kg giống siêu nguyên chủng So sánh với giống nếp cái hoa vàng cũ thời gian sinh trưởng ngắn hơn từ 3- 5 ngày, chiều cao thấp hơn từ 0,4 – 0,6 cm, thời gian trỗ ngắn hơn từ 1 -2 ngày, độ thuần đồng ruộng tốt hơn, cứng cây hơn, độ tàn của lá lâu hơn Khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt, đa số ở điểm 1 – 3,

Trang 38

trong khi giống cũ điểm 3- 7

Các chỉ tiêu cấu thành năng suất đều cao hơn, năng suất thực thu đạt 5040 kg/ha tăng hơn so với giống cũ 11%; chất lượng gạo tăng, với tỉ lệ gạo đạt cao 70% (giống cũ là 68%), gạo trắng, cơm đậm, dẻo lâu đặc biệt giống phục tráng cơm có mùi thơm hơn

Đề tài đã áp dụng quy trình bón phân và hướng dẫn các hộ sản xuất lúa nếp cái hoa vàng bón phân qui ra phân đơn như sau: phân bón vi sinh Azotobecterin10 kg + 15 – 20 kg phân supe lân, đạm ure 5- 6 kg, kali clorua 6- 7 kg;

Cách bón: Bón lót: trước khi lồng cấy lần cuối bón 100% lượng phân bón vi sinh Azotobecterin + 100% phân supe lân + 2 kg đạm ure Bón thúc 1: sau cấy 5 – 7 ngày (lúa bén rễ hồi xanh): bón 3 -4 kg đạm ure + 2- 3kg kali clorua Bón thúc 2: khi lúa bắt đầu phân hóa đòng bón 4 kg kali clorua

III.Tham quan mô hình, điều tra khảo sát và xác định khu vực sản xuất

1 Tham quan mô hình

Ban chủ nhiệm, cơ quan chủ trì và đại diện chính quyền địa phương đã tham quan mô hình sản xuất nếp cái hoa vàng tại xã Hợp tác xã Nông nghiệp Đức Lân, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và xã An Phụ, huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương trong 2 đợt: 29/7 và 31/8 năm 2016 Qua đợt thăm quan chúng tôi nhận thấy: sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP khó khăn nhất gặp phải chính là sự ghi chép nhật ký sản xuất của người nông dân; việc quản lý vật tư đầu vào có những bất cập và giá bán sản phẩm còn thấp, chi phí chứng nhận giá thành còn cao, hạ tầng kỹ thuật cần phải đồng bộ, cánh đồng phải quy hoạch, tập trung, có đủ hệ thống tưới tiêu nước và cách ly với những vùng sản xuất khác

Qua hai đợt tham quan, học tập mô hình tại hai địa phương trên, ban chủ nhiệm

đề tài, cơ quan chủ trì và chính quyền địa phương rút ra được một số kinh nghiệm, bài học mà các địa phương đã triển khai để xây dựng vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP, từ đó có cơ sở thực tiễn áp dụng tại địa phương, đảm bảo tính khả thi, đạt hiệu quả cao và thành công khi xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng

2 Điều tra hiện trạng sản xuất tại địa phương

Để đánh giá được hiện trạng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại địa phương, ban chủ nhiệm đề tài đã điều tra bằng bảng hỏi in sẵn, cán bộ điều tra tiến hành phỏng vấn

và phát phiếu trực tiếp cho các hộ nông dân được phỏng vấn hoặc điền trực tiếp Tổng

số hộ được điều tra là 100 hộ trên toàn địa bàn xã Đại Thắng, gồm các thôn: Giang Khẩu, Trâm Khê, Lãng Liên, Xuân Cát và Để Xuyên Kết quả điều tra được đánh giá qua một số chỉ tiêu như sau:

- Thông tin chung: Số người được phỏng vấn: nữ chiếm 37%, nam chiếm 63%; với tuổi trung bình là 53,8; trong đó người cao tuổi nhất là 70, người thấp nhất là 30 người; 100% số hộ được phỏng vấn là hộ thuần nông, với số nhân khẩu trung bình là 4,17 người/hộ, hộ nhiều nhất là 7 người, thấp nhất là 2 người; với số người trong độ

Trang 39

tuổi lao động trên một hộ là 2,73 người, trong đó hộ nhiều nhất là 5 lao động, hộ ít nhất là 1 lao động

- Thông tin về hiện trạng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại địa phương:

+ Tổng diện tích gieo cấy cả xã khoảng 295 ha, tập trung ở các thôn Giang Khẩu, Trâm Khê, Lãng Liên, Xuân Cát và Để Xuyên Diện tích gieo cấy lúa 2 vụ trung bình các hộ: 6,48 sào/hộ; trong đó hộ nhiều nhất là 15 sào, hộ ít nhất là 2,5 sào Diện tích gieo cấy lúa nếp cái hoa vàng trung bình 6,25 sào/hộ, trong đó hộ nhiều nhất là 15 sào,

hộ ít nhất là 2,5 sào; Số thửa cấy trung bình/hộ là: 2,87 thửa, trong đó hộ có số thửa nhiều nhất là 6 thửa, ít nhất là 1 thửa; Đối với giống lúa nếp cái hoa vàng, các hộ sử dụng 23% giống mua của HTX (công ty cung cấp) còn lại 77% do các hộ tự để giống; Đối với kỹ thuật gieo cấy lúa: có 40% số hộ áp dụng theo hướng dẫn của HTX Nông nghiệp, 55% số hộ theo kinh nghiệm bản thân và 5% theo hàng xóm, dân làng

+ Đối với kỹ thuật sử dụng phân bón: chỉ có 2% số hộ có bón phân chuồng, lượng trung bình 175 kg/sào; 2% số hộ sử dụng phân hữu cơ vi sinh với lượng trung bình 15 kg/sào; Phân phức hợp NPK sử dụng trung bình 16 kg/sào, trong đó hộ dùng nhiều nhất tới 25 kg/sào, hộ thấp nhất chỉ 6 kg/sào; Phân Ure sử dụng trung bình là 4,3 kg/sào Bắc Bộ, cao nhất 7 kg/sào và thấp nhất là 3 kg/sào; phân Kali sử dụng trung bình 4,2 kg/sào, cao nhất có hộ dùng tới 6 kg/sào và thấp nhất là 3 kg/sào; chỉ có 3%

số hộ sử dụng phân lân; ngoài ra không có hộ nào sử dụng vôi cải tạo đất và các loại phân bón khác

Kỹ thuật sử dụng phân bón cũng có sự khác biệt rõ rệt: có 40% các hộ bón theo hướng dẫn của HTX, 56% bón theo kinh nghiệm của bản thân và 4% bón theo hàng xóm, dân làng và rất ít (khoảng 1%) các hộ bón phân lót trước khi cấy

+ Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV và hóa chất khác: 100% các hộ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh, trừ ốc bươu vàng và diệt chuột khi cấy lúa nếp cái hoa vàng; nhưng không có hộ gia đình nào sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ Chỉ có 55% số hộ sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn của HTX Nông nghiệp và nhà sản xuất; 40% sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm bản thân và 5% theo hàng xóm, dân làng; và điều đặc biệt người dân có thể sử dụng hỗn hợp 4-5 loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh trong một lần phun thuốc Trong đó chỉ có 30% người dân mua thuốc BVTV từ HTX, đại lý hoặc công ty cung cấp, nhưng có tới 70% người dân mua thuốc BVTV từ các cửa hàng tự do, không rõ nguồn gốc hoặc không có giấy phép hành nghề

+ Thời vụ: mỗi năm cấy một vụ, vào vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 11, trong đó gieo mạ vào khoảng từ 1- 5/6, cấy trong khoảng 5-10/7, lúa trỗ trong khoảng 5- 10/10, với tổng thời gian sinh trưởng từ 150 -155 ngày

+ Về năng suất lúa nếp cái hoa vàng: trung bình đạt 146 kg/sào; trong đó hộ cao nhất đạt 175 kg/sào, hộ thấp nhất đạt 120 kg/sào; với chi phí trung bình để sản xuất một sào lúa khoảng 1.017.000 đồng/sào; trong đó có hộ chi phí tới 1.600.000 đồng/sào, nhưng có hộ chỉ chi phí khoảng 800.000 đồng/sào Lợi nhuận khi gieo cấy

Trang 40

mà chúng tôi thu thập được trung bình (chưa tính công lao động gia đình) khoảng 1.385.000 đồng/sào; trong đó có hộ thu lãi tới 1.600.000 đồng/sào, nhưng có hộ chỉ lãi khoảng 1.000.000 đồng/sào

+ Về giá trị: Gạo nếp cái hoa vàng là đặc sản của địa phương, cho giá trị kinh tế cao gấp đôi các giống lúa nếp khác và cao gấp 3 lần so với lúa tẻ, với giá bán trung bình của gạo nếp từ 28.000 – 30.000 đồng/kg

+ Tiêu thụ: đa số các hộ gia đình cấy lúa nếp trước tiên phục vụ nhu cầu gia đình;

có 80% số hộ có thu nhập đáng kể từ lúa nếp; trong đó có khoảng 90% các gia đình bán sản phẩm trực tiếp cho thương lái hoặc người quen; khoảng 10% dùng để chế biến (nấu rượu)

+ Sổ sách ghi chép quá trình sản xuất: chủ yếu chỉ ghi ngày gieo, cấy (theo lịch của HTX Nông nghiệp) chiếm 53%, còn các ngày bón phân, phun thuốc BVTV, ngày thu hoạch và hạch toán hiệu quả kinh tế chỉ chiếm 10-12% số hộ là được ghi chép + Phương thức canh tác: 100% nông dân vẫn thực hiện canh tác lúa nếp vẫn theo lối truyền thống, truyền đời, kết quả sản xuất vẫn phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên

+ Kinh nghiệm sản xuất: cấy lúa nếp cái hoa vàng đã trở thành một hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn liền với người dân địa phương từ đời này sang đời khác, trong

đó có trên 72,5% có số hộ nông dân có thời gian sản xuất trên 50 năm và khoảng 10%

số hộ có thời gian sản xuất dưới 10 năm (đây là các hộ mới tách)

- Thông tin về sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP:

+ Có tới 90% số hộ được phỏng vấn là chưa hề nghe được thông tin về và 10% được nghe về thông tin nhưng chưa hiểu rõ về sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP

Có tới 80% các hộ được hỏi chưa bao giờ được sử dụng nông sản VietGAP, an toàn vệ sinh thực phẩm và chỉ có 20% số hộ là thỉnh thoảng được sử dụng sản phẩm này + Có khoảng 80% số nông dân được hỏi chưa hề nghe thông tin về khái niệm, kỹ thuật sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP và chỉ có 20% nông dân

là thường được nghe nhưng hiểu chưa rõ Điểm đáng mừng có tới 100% các nông dân được hỏi là rất cần thiết xây dựng mô hình lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương và trên 90% các hộ sẵn sàng tham gia sản xuất lúa trong mô hình này

+ Vấn đề hỗ trợ trong mô hình: 100% nông dân tham gia phỏng vấn đều mong muốn được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, giống, vật tư nông nghiệp, quy trình sản xuất, thu mua sản phẩm và rất cần thiết được sự tư vấn, giúp đỡ từ các cơ quan tổ chức như: Cơ quan quản lý nhà nước của thành phố, huyện, xã; Nhà khoa học (trường đại học, Viện nghiên cứu); Nhà doanh nghiệp (Công ty kinh doanh, HTX Nông nghiệp)…

Qua kết quả điều tra khảo sát về hiện trạng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng chúng tôi nhận thấy:

+ Các hộ nông dân tại địa phương vẫn canh tác theo kỹ thuật truyền thống, trong quá trình sản xuất áp dụng hạn chế các tiến bộ mới trong sử dụng phân bón, sử dụng

Ngày đăng: 24/12/2024, 07:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w