Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kế thừa tài liệu: trên cơ sở các tài liệu về lượng giá, các nghiên cứutrong và ngoài nước lượng giá giá trị hệ sinh thái RNM, tác giả kế thừa các phươn
Trang 1SNA So a7? SN Al/xXZ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO :
TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TE QUOC DAN
CHUYEN DE TOT NGHIEP
DE TAI: LƯỢNG GIA MOT SO GIA TRI KINH TE CUA HỆ
SINH THAI RUNG NGAP MAN XA VINH QUANG, HUYEN
TIEN LANG, THANH PHO HAI PHONG
Ho va tén: DO DUY HIEU Lop: Kinh tế -Quan lý Tai nguyên và Môi trường
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Quang Hồng
Tên tôi là: Đỗ Duy HiếuSinh viên lớp: Kinh tế - Quản lý tài nguyên và môi trường 59
Sau thời gian thực tập tại Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến
lược Chính sách Tài Nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh
chị trong ban, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Lượng giá 1 số giátrị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thànhphố Hải Phòng”
Nay tôi viết đơn này với nội dung như sau:
Tôi xin cam đoan rằng, bản chuyên đề thực tập này là công trình nghiên cứuđộc lập, do bản thân tôi hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Ths Nguyễn Quang Hồng
và sự giúp đỡ của các cán bộ tại cơ quan thực tập Các số liệu, tài liệu tham khảo đều
được trích dẫn nguồn rõ ràng và ghi trong danh mục tai liệu tham khảo
Tôi xin cam đoan các số liệu trong chuyên đề hoàn toàn chính xác, trung thực.Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!
Ha Nội, ngày 25 thang 11 năm 2020
(Sinh viên)
Đỗ Duy Hiếu
Trang 3LOI CAM ON
Tôi xin chân thành cảm on Ths Nguyễn Quang Hồng và các cán bộ trong BanKinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách Tài Nguyên và Môitrường, Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực tập vàviết chuyên đề Bài viết có thể còn nhiều hạn chế, thiếu sót hi vọng sẽ nhận được
nhiều ý kiến đóng góp đề bài viết được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 thang 11 năm 2020
(Sinh viên)
Đỗ Duy Hiếu
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MUC BANG vDANH MUC HINH viDANH MUC CAC TU VIET TAT vii
1.1.4 Phân bố rừng ngập mặn và những đặc trưng RNM ở VN oN nN KR SF +1.2 Tổng giá trị kinh tế RNM va phương pháp lượng giá giá trị kinh tế RNM
12
1.2.1 Tiếp cận tổng giá trị kinh tế RNM 12
1.2.2.Các phương pháp lượng gia 14
1.2.2.1 Bộ công cụ đánh gia DVHST tại hiện trường (Toolkit for Ecosystem
Service at Site-based Assessment, TESSA) 14 1.2.2.2 Phương pháp dựa vào giá thi trường (MPM): 16
1.2.2.3 Phuong pháp chuyển giao lợi ich (Benefit Transfer Method) 171.3 Tổng quan các nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế RNM 17Chương II: THUC TRẠNG VÀ LƯỢNG GIA HỆ SINH THAI RUNG NGAP
MAN TIÊN LANG 20
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tiên Lang 20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên: 202.1.2 Kinh tế xã hội xã Vinh Quang — Tiên Lãng — Hải Phòng 22
2.2 Hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng 23
2.3 Thực trạng các hoạt động kinh tế trong khu RNM Tiên Lãng 27
2.4 Lượng giá giá trị KT RNM Tiên Lãng 28
2.4.1 Lựa chọn các giá trị đánh giá và phương pháp lượng gia 28
2.4.2 Thu thập thông tin về giá trị 292.4.3 Tính toán một số giá trị 29
Trang 52.4.3.1 Giá trị khai thác thủy sản trong RNM: 29 2.4.3.2 Giá trị từ hoạt động NTTS: 32 2.4.3.3 Giá trị nuôi ong: 36
2.4.3.4 Giá trị bảo vệ đê biển 372.4.3.5 Giá trị hấp thụ cacbon 39
2.4.3.6 Tổng hợp kết quả lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái 40Chương III: SU DUNG KET QUÁ LƯỢNG GIÁ DE XÂY DỰNG CÁC CHÍNHSÁCH BAO VỆ VÀ KHAI THAC BEN VỮNG RNM TIEN LANG 42
3.1 Các chính sách của địa phương đối với các hoạt động kinh tế tại khu vực
RNM: 42
3.1.1 Hiện trang quản lý RNM xã Vinh Quang 42
3.1.3 Hiện trạng quan lý đối với hoạt động đánh bắt thủy sản 46
3.2 Các nguyên nhân gây suy thoái RNM xã Vinh Quang 47
3.2.1 Khai thác qua mite: 47
3.2.2 Mở rộng diện tích dam nuôi 473.2.3 Xây dựng hệ thông đê bao 483.2.4 Ảnh hưởng bởi BĐKH 49
3.3 Các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả và bền vững 50
3.3.1 Các giải pháp từ chính quyền địa phương 503.3.2 Đối với người dân: 333.3.3 Xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền các cấp với người dân ven biển:
54
KET LUAN 56
Trang 6DANH MỤC BANG
Bang 1.1: Cac dịch vụ HST DNN 7
Bảng 1.2: Phân bố RNM theo các vùng ở Việt Nam 11Bang 2.1 Bang phân bồ diện tích tài nguyên DNN huyện Tiên Lãng 24
Bảng 2.2 Diện tích RNM xã Vinh Quang 24
Bảng 2.3 Thông kê đa dạng loài khu vực huyện Tiên Lãng 24
Bảng 2.4: Các loài thực vật ngập mặn tại Tiên Lãng 25
Bảng 2.5: Thống kê các đặc điểm DVD ở cửa sông Thái Binh và cửa sông Văn Uc
26 Bảng 2.6: Các giá trị nhận diện 28
Bảng 2.7: Lợi nhuận từ hoạt động đánh bắt thủy sản 30
Bảng 2.8 Lợi nhuận từ hoạt động khai thác cáy 31
Bang 2.9: Lợi nhuận từ hoạt động đánh bắt rươi 31Bang 2.10: Tổng lợi nhuận từ hoạt động khai thác thủy sản 32
Bảng 2.11: Doanh thu từ hoạt động NTTS 34
Bảng 2.12: Chi phi cho hoạt động NTTS 35
Bang 2.13: Lợi nhuận thu được từ hoạt động NTTS 35 Bảng 2.14: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nuôi ong 37
Bảng 2.15 Giá trị các dịch vụ HST RNM xã Vinh Quang 40
Bảng 3.1: Diện tích rừng ngập mặn xã Vinh Quang trồng qua các năm 43
Bảng 3.2: Hợp đồng thuê đầm xã Vinh Quang 45
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Diện tích RNM của Việt Nam qua các năm
Hình 1.2: Sơ đồ Tổng Giá Trị Kinh Tế
Hình 2.1 Hình ảnh từ trên cao xã Vinh Quang
Hình 2.2: Hình ảnh vị trí đầm nuôi, đê biển, RNM
Hình 2.3: Tỷ lệ giá trị các chức năng cung cấp HST RNM xã Vinh Quang
Hình 3.1: Hình anh phan bồ thực vat ngập mặn khu vực xa bờ
13
20 33 41
44
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
BĐKH : Biến đồi khí hậu
DDSH : Da dang sinh hoc
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài 3260 km trải đài,với sự ưu đãi thiên nhiên
về bờ biển dai là tạo lợi thé cho phát triển hệ thông cảng biển của Việt Nam cùng vớitài nguyên thiên, hệ sinh thái phong phú là một trong những lợi thế tuyệt đối trongquá trình phát triển kinh tế, xã hội
Hải Phòng là thành phố cảng của khu vực miền Bắc, với sự ưu đãi của thiên nhiênđường bờ bién dài trên 125 km tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú
Hệ sinh thái RNM là một trong những hệ sinh thái giàu tính đa dạng sinh học, chúng
cung cấp nhiều giá tri trực tiếp, gián tiếp và giá trị phi sử dụng cho cộng đồng, xã hội.
Việc sử dụng các công cụ kinh tế là một trong những biện pháp dùng dé bảo tồn vàphát triển những nguồn tài nguyên hiện có, trước hết chúng ta cần phải hiểu đượcnhững giá trị của nguồn tài nguyên này bằng cách lượng giá kinh tế chúng Sử dụnglượng giá giúp đo lường các giá trị do RNM mang lại băng tiền tệ, lượng giá không
chỉ giúp con người nhận thức được các giá trị kinh tế của RNM mà nó còn là cơ sở
quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền, các nhà quản lýlựa chọn giải pháp tối ưu sử dụng bền vững tài nguyên trong mối quan hệ giữa bảo
vệ, khai thác va sử dụng.
Vùng ven bờ Tiên Lang nằm ở phía Nam Hải Phòng thuộc vùng biển Đông Bắc ViệtNam Tài nguyên rừng ngập mặn (RNM) ven biên nói chung và RNM xã Vinh Quangnói riêng được coi là nguồn tài nguyên ven biên vô cùng hữu ích đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội và đời sống con người Hệ sinh thái RNM huyện Tiên Lãng hỗ trợ rấtlớn cho cuộc sống người dân nơi đâythông qua việc cung cấp các giá trị, giá trị trựctiếp (thuỷ hải sản và thực phâm, lâm sản, được liệu ), giá trị gián tiếp (bảo vệ bờbiển, chống xói lở bờ biển, hấp thụ, giảm khí CO2, ), giá trị lựa chọn (cảnh quan,được liệu tương lai, ) Rừng ngập mặn phòng hộ đê biến quốc gia tại Tiên Lãng vớimức trải dài hơn 20 km, qua nhiều xã ven biển, nên RNM Tiên Lãng có vai trò lớntrong chức năng phòng chống thiên tai bão lũ, chống xói lở, bão tổ nước dâng
Vinh Quang là một xã thuộc huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, xã Vinh Quang
có diện tích 30,36 km2, dân số năm 2019 là 14.049 người Hệ thống RNM xã Vinh
Trang 10Quang nằm ở hữu ngạn cửa sông Văn Úc đồ ra biển Đồ Sơn với hệ thống rừng rộngkhoảng 3500 đến 4000 ha, có các loại cây sú, vẹt, ban, lâu Với diện tích RNM khárộng đây là khu vực có nguồn tài nguyên khá dồi dào(thực vật,thủy sinh, ) chưađược khai thác cùng với nguồn DDSH là tiềm năng cho phát triển du lịch và nghiêncứu khoa học Nhưng do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế nên rất nhiều tiềm năng tại
khu vực này chưa được khai thác và tận dụng hiệu quả.
Hệ thống RNM phong phú là thế song do tác động tự nhiên và do con người đã khiếnrừng bị suy giảm nghiêm trọng Gần đây vào năm 2017, 750m? rừng ngập mặn bịchặt phá bởi người dan dé chăng lưới đánh cá, do hoạt động quan lý lỏng lẻo cùngnhững nhận thức về giá trị RNM của người hạn chế đã gây ra những hệ lụy lớn đến
tài nguyên rừng Trước thực trạng như vậy lượng giá tài nguyên là một cơ sở quan
trọng dé nhận dạng giá trị tài nguyên RNM dé có thê xây dựng dịch vụ chi trả cho
HST môi trường RNM để bảo vệ và phát triển RNM, ngoài ra việc lượng giá tàinguyên rừng sẽ giúp người dân có cái nhìn khác về RNM gây dựng thói quen sử dụngRNM ngày càng hiệu quả Bên cạnh việc bảo vệ RNM thì phát triển và mở rộng RNM
cũng rất quan trọng Lượng giá tài nguyên sẽ giúp xây dựng được chính sách thúcđây và bảo vệ RNM phát triển bền vững dựa trên mức sẵn lòng chỉ trả của người dân
Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Luong gia | sỐ giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngậpmặn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” làm chuyên đề tốtnghiệp với mục tiêu nhận dạng và đánh giá được một SỐ giá trị tại khu vực nghiêncứu đồng thời xác định các đối tượng hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái RNMnhằm hướng đến xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tại khu vực này
2.Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu và lượng giá những giá trị kinh tế RNM xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng
mang lại, qua đó làm cơ sở đề xuất giải oháp khai thác và quản lý bền vững HSTRNM ven biển xã Vinh Quang
Đề thực hiện mục tiêu nghiên cứu tổng quát nêu trên, tác giả đã thực hiện các hoạt
động nghiên cứu cụ thê tại địa bàn nghiên cứu như sau:
e Nghiên cứu về các hoạt động kinh tế xã hội của xã Vinh Quang huyện Tiên
Lãng.
Trang 11e Tìm hiểu giá trị RNM huyện ven biển Tiên Lãng mang lại và lượng giá những
giá trị kinh tế mà RNM cho người dân và cộng đồng
e Nghiên cứu các cơ chế chính sách của địa phương trong hoạt động khai thác
và quản lý RNM
e Dé xuất giải pháp khai thác, quản lý bền vững RNM Tiên Lãng
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa tài liệu: trên cơ sở các tài liệu về lượng giá, các nghiên cứutrong và ngoài nước lượng giá giá trị hệ sinh thái RNM, tác giả kế thừa các phươngpháp lượng giá, tác giả chọn lọc các phương pháp lượng giá để định giá được giá trịcủa một số dịch vụ HST tại địa điểm nghiên cứu
Phương pháp chuyên gia: tác giả dựa trên tham vấn ý kiến của chuyên gia trong lĩnh
vực kinh tế và sinh thái để lựa chọn các giá trị đưa vào phân tích
Phương pháp phân tích và tông hợp: tác giả sử dụng, kế thừa kết quả phân tích lượnggiá trước đây của các tác giả đối với giá trị kinh tế của đát ngập nước và rừng ngậpmặn, làm cơ sở đối chiếu so sánh và lựa chọn các giá trị đưua vào đánh giá đồng thờiphân tích và so sánh đề lựa chọn phương pháp lượng giá phù hợp với địa bàn nghiên
cứu.
4 Kết cấu chuyên đề
Chuyên dé tốt nghiệp ngoài phan mở đầu và kết luận được kết cấu thành 3 chương
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về lượng giá hệ sinh thái RNM
Chương II: Thực trang và lượng giá giá trị HST RNM Tiên lãng
Chương III: Sử dụng kết quả lượng giá để xây dựng các chính sách bảo vệ và khaithác bền vững RNM Tiên Lãng
Trang 12CHUONG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN VỀ LƯỢNG GIÁ
Theo công ước Ramsar (1971):” DNN được coi là các vùng đầm lay,than bùn hoặc
vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ,
là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước ngập mặn bao gồm cả nhữngvùng biên mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m”
Theo nghị định chính phủ số 66/2019/ND-CP:” Vùng đất ngập nước là vùng đầm lay,vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước tạm thời theo mùa,
kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 06 mét khi ngắn nước thủytriều thấp nhất”
Hầu hết các định nghĩa đều nêu đến đặc điểm riêng nhất của DNN, day là vùng đất có
độ âm bị bão hòa theo mùa hoặc toàn thời gian, với thề nền đất hầu như không bị khô.Dat ngập nước được chia thành nhiều hệ sinh thái khác nhau:
e Vùng cửa sông: là hệ sinh thái có sự tương tác giữa sông với biển, trong lưu
vực của vùng cửa sông RNM đặc biệt phát triển
e Vùng triều: Day là nơi chuyển giao giữa sông và biển thường bị ảnh hưởng
lớn bởi chế độ thủy triều từ sông đồ ra và chế độ thủy triều từ biển đồ vào
e Đầm phá, vũng biển: đây là loại hình thủy vực đặc sắc của vùng triều ven biên,
môi trường nước của đầm phá được pha trộn bởi nước ngọt và nước mặn nên
hệ thủy sinh vật sống trong khu vực này khá phong phú Đầm phá thuộc loại
hình hồ chứa nhưng do cấu trúc thường nông nên hệ sinh vật đáy thường rất phát triển.
e Rừng ngập mặn là dạng hệ sinh thái rất phát triển ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt
đới.
e Rạn san hô, thảm rong biển , thảm cỏ biển: ran san hô đặc trưng cho vùng biên
nhiệt đới, thảm rong biến, cỏ biển là hệ sinh thái có giá trị cao có nhiều ý nghĩa
với các động vật thủy sinh và hoạt động sản xuất
e Vung bién quanh các đảo ven bờ: là khu vực có mức độ đa dang sinh học rất
Trang 13cao, là khu vực có hệ sinh thai khá đặc thù như ran san hô, rong biên, cỏ biên,
Theo Barbier (1994)đã phân loại các chức năng của DNN thành 4 nhóm chức năng
chính: chức năng điều tiết, chức năng cư trú, chức năng sản xuất và chức năng thôngtin Về cơ bản, chức năng của hệ sinh thái đất ngập nước la kết quả của sự tương tác
liên tục giữa các cấu trúc và quá trình sinh thái Vì vậy hầu hết các hệ sinh thái nằmtrong phạm vi ĐNN hầu hết đều có 4 chức năng chung nhất trên
Việt Nam là dai đất ven biển hình chữ S với hệ thống tài nguyên DNN vô cung phongphú được ước tính hơn 10 triệu hecta trải dọc từ Bắc đến Nam DNN được chia thànhĐNN ven biên và đất ngập nước nội địa Theo ghi nhận Việt Nam có đầy đủ các HSTcủa DNN ven biển gồm DNN cửa sông, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn và vùngnước biển có độ sâu nhỏ hơn 6m khi triều kiệt Ở nước ta có 3 khu vực được phân bé
phổ biến với tài nguyên đất ngập nước ở cửa Đồng bằng sông Hồng, DNN dam pha
miền Trung và DNN châu thé sông Cửu Long Mỗi loại hình thái DNN đều có những
đặc thù ,độ đa dạng sinh học khác nhau và những chức năng môi trường đặc thu, tài
nguyên đất ngập nước không chỉ mang tam quan trọng với quốc gia mà nó còn được
sự đặc biệt quan tâm với quốc tế Hiện nay ở Việt Nam nhiều khu vực ĐNN đã đượckhoanh vùng để tiện cho quá trình quản lí và bảo vệ như: Vườn quốc gia Xuân Thủy,Vườn quốc gia U Minh, Khu dự trữ sinh quyền Cần Giờ
1.1.2 Rừng ngập mặn
Là 1 trong số các loại tài nguyên DNN, tài nguyên RNM là dang sinh cảnh phổ biến
ở vùng khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới Một số định nghĩa được các nhà khoa họcthế giới định nghĩa liên quan đến HST RNM:
e Theo Wang (2011)- “Thực vật RNM thực sự bắt buộc là hệ sinh thái của những
loài cây ngập mặn sinh trưởng và phát triên một cách tự nhiên “
e Theo Tomlinson (2016) định nghĩa về RNM:
- _ Thực vật RNM thực sự (true mangroves plant) phải có các đặc điểm sau:
+ Các loại cây chỉ sinh trưởng và phát triển ở RNM mà không tìm được
ở các vùng trên cạn
+ Đóng vai trò chính trong cấu trúc của hệ sinh thái RNM đôi khi có các
khu RNM chỉ có sự tồn tại của các loài cây này mà không pha tạp các
loại khác
Trang 14+ Có những đặc điểm hình thái chuyên biệt của RNM
+ Các loại cây đều có chức năng tự dao thai muối
- _ Các loài thực vat cũng có thé xuất hiện ở những nơi khác nhưng sinh trưởng
và phát triển ở trong hệ sinh thái RNM được gọi là thực vật cộng sự với rừng
ngập mặn
- RNM rat phô biến ở các đường bờ biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và đại dương
ôn đới ấm RNM thường được dùng để chỉ sự đa dang của thảm thực vat vamôi trường sống độc đáo Ở các vùng khô can hoặc những vùng được cho là
có mùa khô với mật độ của thủy triều giảm dần khi về các khu vực đất liền thì
sẽ xảy ra hiện tượng tích tụ, nên RNM có hiện tượng xuất hiện các bãi muối(salt flats hay còn gọi là bình nguyên muối hoặc chảo muối)
e Theo Khairmar và công sự (2009) định nghĩa “Hệ sinh thái RNM là một hệ
thống bao gồm những loài động vật và thực vật thích nghi va sinh sống trong
môi trường có độ mặn cao và thường xuyên ngập nước”
Từ các định nghĩa liên quan đến HST RNM ta có thê rút ra cái nhìn tổng quan vềnguồn tai nguyên này, HST RNM là một quần xã được hợp thành từ thực vật ngậpmặnảnh hưởng bởi nước triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới.So với cácHST ĐNN khác môi trường nước RNM có độ mặn khá cao vì vậy HST này là tôhợp gồm nhiều lọai cây chịu mặn ven biên thường sống trong vùng nhiệt đới vàcận nhiệt đới RNM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: trước hết RNM cung cấp môitrường sống cho nhiều loài động vật, thực vật có khả năng chịu mặn tốt, cung cấphoạt động sinh kế cho con người; ngoài ra RNM có ý nghĩa đặc biệt quan trọngđối với thế giới trong hoạt động lưu trữ cacbon, điều tiết nguồn nước, Gia triRNM mang lại không chỉ dừng lại ở giá trị trực tiếp khai thác mà giá trị lớn nhấtcủa nó nằm ở mức độ thỏa dụng của con người khi được hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp từ các dịch vụ được cung cấp từ HST
1.1.3 Các giá trị của HST RNM
Cũng như những HST DNN khác RNM mang day đủ những đặc điểm của tài nguyên
ngập nước Dựa vào vai trò của hệ sinh thái DNN, Barbier (1994)phân loại các chức
năng của đất ngập nước với 4 nhóm chức năng chính: chức năng điều tiết (regulationfunction), chức năng cư trú (habitat function), chức năng sản xuất (production
function) va chức năng thông tin (information function).
6
Trang 15Chu trình dinh dưỡng
Chức năng điều tiết
Nguyên liệu thô
Chức năng sản xuất Nguồn gen
Nguồn dược liệu
Đô trang sức
Thông tin thẩm mỹ
Giải trí, du lịch
Chức năng thông tin Giá trị tinh thanva văn hóa
Gia tri văn hóa, lịch sử
AF YN Gia tri giao duc, khoa hoc
Nguồn: Barbier (1994)
Chức năng điều tiết: là những quá trình sinh học và chu trình sinh địa hóa nhằm cungcấp và điều tiết những dich vụ cơ bản nhất mang đến nhiều giá trị trực tiếp cũng nhưgián tiếp cho con người và sinh vật như: nước, không khí, và bảo vệ khỏi nhữngtác động: bão, lũ, sóng, RNM có vai trò quan trọng trong quá trình giảm thiểu ônhiễm môi trường và giảm tác động của biến đổi khí hậu Một trong những tác nhânchính gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu là do khí nhà kính (CO2), RNM cung cấpnhững bề sinh khối chứa Cacbon lớn nhất thế giới Rừng ngập mặn có 5 bé chứa
7
Trang 16cacbon chính gồm: (i) trong sinh khối cây gỗ trên mặt đất; (ii) trong sinh khối cây gỗdưới mặt đất; (iii) trong các cây đã chết; (iv) trong thảm mục; và (v) trong dat/tramtích, trong đó có 2 bể chứa đáng chú ý nhất là bề chứa trong sinh khối cây gỗ trên mặtđất và bề chứa trong dat/ trầm tích, trong đó các bề chứa các-bon trong sinh khối củacây (cả trên mặt đất và dưới mặt đất) chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ so với các
bé chứa các-bon trong đất Vì vậy RNM có tác động không nhỏ trong quá trình hapthụ khí CO2 trên toàn cầu Không chỉ chống biến đổi khí hậu hệ sinh thái RNM còn
làm giảm ô nhiễm môi trường nhờ những quá trình sinh hóa phức tạp như: chu trình
tuần hoàn nước, quá trình phân hủy, chúng đã hấp thụ, phân rã và biến đổi những
chất độc hại làm giảm ô nhiễm môi trường.
Chức năng cư trú: là khả năng cung cấp môi trường sống cho các loài động vật như:
nơi cư trú, nguồn nước, nguồn thức ăn, là những giá trị cung cấp thúc đây khả sinh
sản đẻ trứng cho các loài từ đó giúp duy trì và làm giàu nguồn gen tao động lực pháttriển đa dạng sinh học qua đó tạo nguồn nguyên liệu quý giá cho quá trình tiến hóa
và nghiên cứu dé phục vụ cho nhiều mục dich trong tương lai
Chức năng sản xuất: Với những nguồn tài nguyên sẵn có của HST đã cung cấp thựcphẩm, nguyên liệu thô và các nguồn nguyên liệuthỏa mãn những yêu cầu cho hoạt
động sản xuât và tiêu dùng của con người
Chức năng thông tin: là chức năng mang lại giá trị thiên về khả năng cảm quan củacon người, nó mang lại những thông tin giúp thỏa mãn đời sống tỉnh thần của con
người như: giá tri giải trí, thâm mỹ, tôn giáo, văn hóa, khoa học và giáo dục.
1.1.4 Phân bé rừng ngập mặn và những đặc trưng RNM ở VN
Đến năm 2019 theo thống kê tổng diện tích RNM nước ta vào khoảng 200,000 Ha, làmột trong những nước có diện tích RNM lớn thế giới, với địa hình đặc biệt của VN
trai đài ven bờ biển (3260km đường bờ biển) nên RNM phân bé hầu hết ở mọi tinh
ven biển nhưng RNM thường tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở phía Nam bởi
môi trường cận xích đạo thuận lợi cho RNM, đặc biệt là tài nguyên DNN ở Cà Mau
khu vực đồng băng sông Cửu Long, nổi bật trong số đó là rừng ngập mặn Cần GiờVỚI tổng diện tích với diện tích khoảng 37.000ha và ở đây cũng được mệnh danh làkhu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á
Trang 17450000 7 408500
400000 350000 300000 250000 200000 150000 100000
50000
1943 1962 1982 1990 1995 2000 2002 2003
Hình 1.1 Diện tích RNM của Việt Nam qua các năm
Nguồn: Mangroves for the Future
Nhung nhìn lại vào qua khứ theo ghi nhân của P Maurand, năm 1943 ở các tỉnh ven
biển Việt Nam có 408.500 ha RNM; cho đến năm 2003 diện tích RNM chỉ còn 83,288ha; có nghĩa diện tích rừng năm 2003 chỉ bằng 20% so với năm 1943, lượng giảmtrung bình 1 năm khoảng 5420 ha/ 1 năm, có thé thấy sự suy giảm nghiêm trong rừngtrong vòng hơn 60 năm (1943-2003) là do hậu quả của chiến tranh, hoạt động chuyên
đổi từ RNM sang sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và quá trình đô thị hóa
Vì vậy với sự hỗ trợ của các tô chức quốc tế và sự quan tâm của nhà nước RNM đãđược phục hồi đáng ké, theo thống kê của MARD(2018) diện tích RNM nước ta năm
2017 đạt 164,701 ha, tăng trung bình 5494 ha/1 năm tăng x4p xỉ 6,6% 1 năm có nghĩa
với tốc độ tăng diện tích RNM như hiện nay nước ta sẽ mất khoảng 22 năm dé phuc
hồi lại xấp xỉ với điện tích RNM năm 2003 Nhưng việc tăng RNM nay cũng chi phụchồi 1 phần các giá trị đã mắt vì các khu rừng lâu năm thường mang lại giá trị trực tiếp
và gián tiếp lớn hơn nhiều so với những khu rừng trẻ, mặc dù các khu rừng mới trồng
sẽ có mật độ cây dày đặc hơn so với rừng lâu năm nhưng giá trị mang lại không bằngrừng lâu năm, nhiều nghiên cứu so sánh đánh giá sự khác nhau giữa RNM lâu năm
và RNM mới trồng, một trong số có nghiên cứu đánh giá về giá trị hấp thụ cacboncủa cây ngập mặn đã chỉ ra răng trữ lượng các-bon trong sinh khối trên mặt đất của
các loại rừng trồng có quan hệ chặt chẽ với độ tuổi và sinh trưởng của cây - theo Trần
Thị Thu Hà trong Báo cáo lượng giá Cà Mau 2013 - ví dụ với rừng Mắm đen, cây ở
độ tuổi 10 có khả năng lưu trữ gấp đôi lượng các-bon trong sinh khối cây so với cây
ở độ tuôi 6 Độ tuôi của rừng cũng ảnh hưởng lớn đên giá trị cung câp dịch vụ của
Trang 18HST RNM.
Dựa trên định nghĩa về DNN của Công ước Ramsar, với các định nghĩa liên quan cácđặc điểm về đất, nước và sinh học các nhà khoa học có những cách phân loại cho
từng loại tài nguyên DNN khác nhau như: bang phân loại của Lê Diên Duc (1989),
PhanNguyên Hồng (1996), Nguyễn Chu Hồi (1999), Nguyễn Huy Thắng (1999),
Nguyễn Chí Thành và nnk (1999, 2002); Hoàng Văn Thắng và nnk (2002); Vũ TrungTạng (1994-2004) Trong đó dé phân loại HST RNM, tác giả Phan Nguyên Hồng đã
dựa vào các yếu tố địa lí và điều kiện tự nhiên dé chia RNM thanh 4 khu vực và 12
tiêu khu
Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn.
Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường
Khu vực III: Ven biển Trung Bộ: Từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu
Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tau đến mũi Nải, Hà Tiên
Trong đó khu vực I được chia thành 3 tiêu khu, khu vực II được chia thành 2 tiêu khu,khu vực III được chia thành 3 tiêu khu và khu vực IV được chia thành 4 tiêu khu Do
nước ta có điều kiện khí hậu rất đặc biệt,2 khí hậu được thể hiện rõ rệt nhất là: khí
hậu miền Bắc phân thành 4 mùa khá rõ rệt Xuân Hạ Thu Đông, khí hậu miền Namphân thành mùa mưa và mùa khô, chính những điểm đặc biệt về thời tiết này cũngtạo điều kiện phát triển hệ sinh thái RNM cho các vùng là khác nhau
10
Trang 19Bảng 1.2: Phân bố RNM theo các vùng ở Việt Nam
Vùng Tiêu vùng
1 Móng Cái - Cửa Ông
, 3 Cửa Lục - Đồ Sơn
Bac Bộ ¬
II Đồng bằng Bắc 4 Đô Sơn - Văn Uc Hệ sông Thái Bình
Bộ s Văn Úc - Lạch Trường Hệ sông Hồng
6 Lach Trường — Mũi Ron
B Ven biển | Ill Bắc Trung Bộ
7 Mũi Ron - Hải Van
IV Nam Trung Bộ 8 Hải Vân - Vũng Tàu Do
Nam Bộ VI Đông băng 11 Mỹ Thạnh - Bản Háp
(mũi Ca Mau) Tay Nam ban dao Ca
R „ „ ¬ - Mau
Bộ 12 Bản Háp - Hà Tiên (Mũ
Nai) Tây bán đảo Cà Mau
Nguôn: Phan Nguyên Hong (1996)
Ở nước ta có đến 35 loài cây ngập mặn chủ yếu và 40 loài cây được ghi nhận sinh
sống trong khu vực rừng ngập mặn, với hệ thực vật phong phú phổ biến với các loài
cây như sú, đước, vẹt, tràm, mắm, Ngoài ra, một số loại cây cỏ, cây bụi có khả
năng sông trong môi trường ngập mặn cũng xuất hiện Việt Nam có điều kiện khí hậu
rất đặc biệt,2 vùng khí hậu được thể hiện rõ rệt nhất là: khí hậu miền Bắc phân thành
11
Trang 204 mùa khá rõ rệt Xuân Hạ Thu Đông, khí hậu miền Nam phân thành mùa mưa và mùakhô, chính những điểm đặc biệt về thời tiết này cũng tạo điều kiện phát triển hệ sinhthái RNM cho các vùng là khác nhau, số loài CMN ở ven biển Nam bộ (69 loài), venbiển Đông Bac (34 loài), ven biển đồng bằng Bắc Bộ (24 loài) (Phan Nguyên Hồng1991) Đối với hệ sinh thái động vật cũng khá đa dạng riêng ở huyện Thái Thụy đãghi nhận có trên 1000 loài động vật sống trong hệ sinh thái RNM và có những loàichim hiếm như Cò thìa, Mong bể mỏ ngắn, Rẽ mỏ thìa, Quam dau đen
1.2 Tổng giá trị kinh tế RNM và phương pháp lượng giá giá trị kinh tế RNM
1.2.1 Tiếp cận tong giá trị kinh tế RNM
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau dùng dé lượng giá, theo IUCN (2013),hiện nay dé đánh giá giá trị kinh tế RNM có 3 cách tiếp cận chính:
e Lượng giá phân tích tác động (Impact analysis Valuation) được sử dung dé
tính toán những thiệt hại của tài nguyên khi chịu tác động hay những cú sốc từbên ngoài như sự cố tràn dầu, ô nhiễm công nghiệp, thiên tai Sử dụng phươngpháp nay sẽ cho chúng ta có thé tính toán được những chi phí từ những sự có
đã xảy ra dé qua đó lên kế hoạch đối phó với những tình huống xảy ra trong
tương lai.
e Lượng giá từng phan (Partial Valuation) dé đánh giá giá trị sử dung của 2 hay
nhiều phương án sử dụng tài nguyên khác nhau Phương pháp này là 1 công
cụ nhằm phân tích chuyên sâu giá trị được đánh giá, nếu được lượng giá đúng
cách thì những giá trị từ phương pháp này có độ tin cậy lớn và chính xác, có
khả năng ứng dụng trong việc quản lí các lĩnh vực liên quan cao Nhưng
phương pháp này lai chưa đánh giá được day đủ các giá trị dang cùng tồn tại
khác trong tài nguyên mà chỉ đánh giá được 1 phan giá trị tài nguyên mang lại
e Tổng giá trị kinh tế (Total Economic Valuation): phương pháp tổng giá trị kinh
tế được sử dụng dé đánh giá phần đóng góp tông thé của tài nguyên đến những
giá trị phúc lợi xã hội.
Lượng giá Giá trị của kinh tế TN-MT là những giá trị đặc thù rất khó dé xác địnhđược chính xác giá trị thực của chúng, giá trị của các nguồn tài nguyên thiên nhiên
thường được đo lường bằng giá trị mà nó đóng góp cho phúc lợi xã hội, vì vậy mọi
phương pháp nhằm mục đích xác định giá trị này đều dựa trên nền tang lí thuyết dựa
trên việc đánh giá dựa trên giá trị phúc lợi xã hội.
Trong 3 hướng tiếp cận đánh giá trên, phương pháp tông giá trị kinh tế có vai trò quantrọng vì nó là nguồn cung cấp thông tin nền cho hoạt động quản lí cũng như cung cấp
12
Trang 21những nguồn dữ liệu thứ cấp trong việc sử dụng dé lượng giá theo phương pháp phântích tác động và lượng giá từng phần Phương pháp tổng giá trị kinh tế đã được nhiềunhà nghiên cứu sử dung dé lượng giá tài nguyên, hiện nay đây là phương pháp phổbiến không chỉ lượng giá tài nguyên DNN mà còn được sử dụng để lượng giá rất
nhiều nguồn tài nguyên khác.
Theo Turner (2003): Tổng giá trị kinh tế được chia thành 2 nhóm chính: giá trị sử
dụng và giá trị phi sử dụng.
Hình 1.2: Sơ đồ Tổng Giá Trị Kinh Tế
TỎNG GIÁ TRỊ KINH TẾ
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
sử dụng sử dụng lựa chọn aa Lo.
wk wr ek dé lai ton tai
trực tiếp gian tiếp
Nguồn: Turner (2003)
Giá tri sử dụng là những giá tri ma con người được hưởng lợi từ việc được khai thác,
sử dụng dịch vụ môi trường RNM:
@ Giá trị sử dụng trực tiếp: là những giá trị có khả năng sử dụng trực tiếp, chúng
ta có thể lượng giá dựa trên giá trị thị trường và lượng tài nguyên tiêu dùng Đối với những giá trị RNM cung cấp: nguôn lợi thủy sản, gỗ, củi, giá trị du
lịch và giải trí, Đây là những giá trị dễ nhận biết nhất trong tất cả dịch vụ
mà RNM mang lại.
e Giá trị sử dụng gián tiếp: là những giá trị dich vụ mà hệ sinh thái RNM cung
cấp gián tiếp cho con người như: hấp thụ CO2, hạn chế sóng, bảo vệ đất, tuần
hoàn dinh dưỡng,
e Giá trị lựa chon: là những gia trị của khả năng sử dụng trong tương lai hay
chúng ta có thé hiểu nó bao gồm cả gia trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng
13
Trang 22gián tiếp có thé sử dụng bây giờ nhưng lại được dé dành cho tương lai Ví du:
giá tri cảnh quan, giá tri dược phẩm `
Giá trị phi sử dụng của RNM được thể hiện qua cảm nhận của con người về gia triban chất, nội tai của môi trường Giá tri này được thể hiện qua hành vi của cá nhân
mặc dù không trực tiếp hưởng những lợi ích từ việc sử dụng dịch vụ môi trường đó
nhưng họ vẫn cảm thấy họ được hưởng lợi từ sự ton tại của dịch vụ hàng hóa này,nên họ chấp nhận chi trả cho hàng hóa dịch vụ này Bao gồm:
e Giá trị dé lại (lưu truyền) là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi
biết rằng môi trường được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai.Giá trị này thường được đo bằng sự sẵn lòng chỉ trả để bảo tồn tài nguyên vàmôi trường cho các thế hệ mai sau sử dụng
e Giá trị tồn tại là giá tri nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của các
cá nhân khi biết các thuộc tính của môi trường đang tồn tại ở một trạng tháinào đó Giá trị này được định lượng bang sự sẵn lòng chi trả để có được trạng
thái môi trường đó.
1.2.2 Các phương pháp lượng giá
1.2.2.1 Bộ công cụ đánh gia DVHST tại hiện trường (Toolkit for Ecosystem Service
at Site-based Assessment, TESSA)
a) Mục tiêu, tiép cận
Phương pháp TESSA được phát triển để đáp ứng cho các yêu cầu lượng giá nhanh,
chi phí thấp, nhưng vẫn mang lại những giá trị sử dụng cao Các phương pháp đượcthiết kế trong bộ công cụ này có giá trị sử dụng hiệu quả, không chỉ các nước đangphát triển ma cả các nước phát triển việc sử dụng bộ công cụ này đang khá phổ biến
Các đối tượng phô biến dé áp dụng TESSA là các dịch vu HST trên cạn và đất ngậpnước (không bao gồm các vùng biến) Hiện nay TESSA cung cấp các công cụ đánh
giá dịch vụ hệ sinh thái gồm: khả năng điều hóa khí hậu toàn cau, dich vụ nước (cung
cấp, chất lượng, giảm lũ), các sản phẩm từ DVHD, các sản phẩm canh tác, dịch vụgiải trí, dich vụ văn hóa, dich vụ thụ phan hoa, bảo vệ bờ biên
b) Ưu điểm:
- Cho phép người dùng ,có năng lực hạn chế ví dụ hạn chế về mặt kiến thức, kỹ thuật,
thời gian, , cùng với hạn chê vê mặt tai nguyên như tiên, con người, Su dung
14
Trang 23phương pháp TESSA giúp cải thiện các hạn chế này và giúp đo lường được các giá
trị kinh tế do dịch vụ HST cung cấp.
- Thông tin về giá tri tổng thé của các dich vụ HST tại khu vực nghiên cứu được cungcấp một cách chỉ tiết, và các khung hướng dẫn chỉ tiết cho hoạt động so sánh các dịch
vụ tại khu vực nghiên cứu trong trường hợp nguyên trạng hoặc thay đồi
-Cung cấp thông tin khoa học mạnh mẽ về các dịch vụ hệ sinh thái, làm căn cứ cho
các tính toán, phân tích chỉ tiết hơn về đối tượng đang được đánh giá
- Các tài liệu nghiên cứu sẽ là thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách,
tạo nền tảng cho việc đánh giá chính xác gia trị tài nguyên cũng như đánh giá và dự
đoán trước các tác động đôi với hiện tượng mat mát, suy thoái môi trường tự nhiên
- Kế hoạch Dich vụ Hệ sinh thái (PES) và Giảm phát thải từ các dự án mat rừng vàsuy thoái rừng (REDD +) là 2 phương pháp được sử dụng phô biến trong mục tiêuquản lý tài nguyên TESSA sẽ cung cấp bước đầu tiên, đặt nền tảng cho việc xây dựngcác lựa chọn sử dụng đất bền vững
c) Nhược điểm:
- Do TESSA là một phương pháp đánh giá nhanh nên nó chỉ nhân dạng các dịch vụ
đặc trưng của HST nên nó không phải phương pháp dé có thé đánh giá một cách đầy
đủ, chỉ tiết tất cả các dịch vụ của HST
-Không cung cấp định giá kinh tế cho tất cả các dịch vụ hệ sinh thái (mặc dù các giátrị tiền tệ có thé được tính cho một số dịch vụ)
- Không cung cấp hướng dẫn về đầu tư cần thiết dé duy trì hoặc nâng cao tình trạng
của họ trong tương lai.
d) phương pháp tính toán giá trị kinh tế cho giá trị khai thác và nuôi trồng
Giá trị kinh tế = (A)x((B)-(C))
Trường hợp I: Tính toán dựa trên tổng khai thác hàng năm
(A) Tổng lượng khai thác/nuôi trồng
(B) Giá bán sản phẩm
(C) Chi phí thu hoach/ nuôi trồng
Trường hợp 2: Tính toán dựa trên sản lượng thu hoạch được trên 1 đơn vị diện tích
15
Trang 24(A) Tổng đơn vị diện tích
(B) Doanh thu trên 1 đơn vị diện tích
(C) Chi phí trên 1 đơn vi diện tích
Trường hợp 3: Tính toán dựa trên tông số hộ gia đình
(A) Số hộ khai thác dịch vụ HST
(B) Doanh thu 1 hộ từ hoạt động khai thác
(C) Chi phí 1 hộ từ hoạt động khai thác
Tổng số lượng thu hoạch / trồng trọt hàng năm phải là tổng số lượng hàng hóa đượcthu hoạch từ địa điểm Với những biện pháp sử dụng bảng phỏng vấn những câu hỏi
đơn giản sẽ thu được những thông tin căn bản như: đối tượng sử dụng dịch vụ HST,
doanh thu, chi phí HST từ đó xác định được giá tri của dich vụ hệ sinh thái tạo ra cho người được hưởng lợi là bao nhiêu.
Dé biết điều này, cần phải tìm ra ai dang sử dụng dich vụ trong khu vực nghiên cứu,
vì vậy chúng ta có thé sử dụng phương pháp phỏng van với những cá nhân đang trựctiếp khai thác tại khu vực này để tìm ra doanh thu và chi phí trong quá trình sử dung
dịch vụ HST.
Bằng phương pháp đánh giá nhanh tác giả có thể lượng giá nhanh các giá trị khai tháctrực tiếp và hoạt động NTTS, nuôi ong trong phạm vi RNM xã Vinh Quang
1.2.2.2 Phương pháp dựa vào giá thị trường (MPM):
Phương pháp MPM là phương pháp tính toán được thực hiện khá đơn giản chúng ta
chỉ cần thực hiện thu thập các số liệu đã có trên thị trường liên quan đến đối tượngcần nghiên cứu, mức giá cả của hàng hóa có thể coi như phản ánh gần đúng mức sẵnlòng chi trả của người tiêu dùng cho các sản phẩm được mua bán trên thị trường.Nhưng công cụ này cũng có những hạn chế nhất định trong tính toán, trong điều kiệnthị trường cạnh tranh không hoàn hảo giá thị trường sẽ bị biến thiên so với mức lợiích của người chỉ trả, sẽ gây ra hiện tượng hoặc là cao hơn hoặc thấp hơn mức thặng
dư của người tiêu dùng, ngoài ra còn nhiều yếu tố tài nguyên chưa được định giá rõ
ràng trong thị trường tiêu dung Theo phương pháp MPM các giá trị kinh tế sẽ được
tính dựa trên thu nhập ròng của người sử dụng dịch vụ rừng; thu nhập ròng sẽ bao
gồm tong thu nhập và chi phí từ việc bán hàng hóa dich vụ các giá trị này; tong giá
trị sẽ được tính từ giá trị và lượng tiêu dùng, ở đây giá hàng hóa đã được định sẵn
16
Trang 25trên thị trường thực; đối với chi phí sẽ được trừ vào tổng thu nhập dé tìm ra lợi nhuậnròng ( có thê lợi nhuận ròng là giá trị tiềm năng của RNM ) Công thức tổng quát của
MPM:
V= (PiQi — Ci)
V: Tổng giá trị của các dich vu cung cấp có thể lượng giá bang thị trường thực của
RNM
Pi: Giá cả thị trường của sản phẩm ¡
Qi: Lượng sản phẩm i được xác định trong khoảng thời gian nghiên cứu
Ci: Các chi phí liên quan đến việc nuôi trồng và khai thác sản lượng Qi
1.2.2.3 Phương pháp chuyển giao lợi ich (Benefit Transfer Method)
Đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều trong các quá trình lượng giá TN&MT,chúng ta sẽ ước lượng giá trị của dịch vụ thông qua việc tham khảo tổng hợp và sử
dụng hợp lí những thông tin về các giá trị đang thực hiện lượng đã có trong các báo
cáo trước đây Nhưng việc sử dụng thông tin cũng cần phải có sự chọn lọc khi sử
dụng, các thông tin cần phải được lay từ các nguồn nghiên cứu uy tín và có điều kiện,đặc điểm của HST có nét tương đồng với nhau Trong bài viết phương pháp này sẽđược sử dụng dé lượng giá các giá trị như: hap thụ Cacbon, xử lý môi trường nước
của RNM.
- Uu điểm: Phương pháp này sẽ hữu hiệu trong điều kiện thời gian và chi
phí bị giới hạn, thông qua phương pháp chuyên giao lợi ích chúng ta có thể
nhanh chóng và dễ dàng xác định được các giá trị dịch vụ được cung cấp.
- _ Nhược điểm: Xét về khía cạnh độ chính xác thì chuyên giao lợi ích chỉ xác
định được gần dung so với việc nghiên cứu trực tiếp, nó chỉ mang giá tri
tham khảo bởi mỗi 1 HST đều có những đặc điểm riêng biệt khác nhau nên
nó sẽ có những tác động ít nhiều đến kết quả của số liệu
1.3 Tổng quan các nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế RNM
Lượng giá TN và MT là một trong vấn đề rất được quan tâm ở cả Việt Nam cũng nhưtrên thế giới, có rất nhiều phương pháp dé lượng giá các loại tài nguyên môi trườngkhác nhau, hiện có khá nhiều tài liệu tâm huyết đã nghiên cứu và đánh giá về đặcđiểm cũng như giá trị kinh tế của RNM Tại Việt Nam từ những năm 1990 nhiều nhàkhoa học đã có bước đầu nhận diện được những giá trị nguồn tài nguyên DNN, kỹ
17
Trang 26thuật đánh giá cũng dan được hoàn thiện qua từng năm, trước đây dé lượng giá chỉchủ yếu sử dụng những kỹ thuật lượng giá cơ bản nhưng ngày nay họ đã phát triển
va sử dụng nhiều kĩ thuật phức tạp hơn dé tính toán 1 cách đầy đủ và chính xác các
giá trỊ.
Năm 2001 tác giả Nguyễn Thế Chinh va Dinh Đức Trường trong nghiên cứu “Lượnggiá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm tại khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên” là mộttrong những nghiên cứu lần đầu sử dụng kỹ thuật lượng giá dựa vào giá thị trường détính toán tôn thất về năng suất nông nghiệp và sức khỏe con người do hoạt động sảnxuất thép Đến năm 2005 tác giả Đỗ Nam Thang trong “lượng giá giá trị sử dụng trực
tiếp đất ngập nước” đã áp dụng phương pháp này để tính toán những giá trị sử dụng
trực tiếp của tài nguyên DNN vùng Đồng bang sông Cửu Long Bên cạnh đó các nhàkhoa học phát triển những kỹ thuật phức tạp khác nhau dé đánh giá từng phan giá trị
sử dụng khác trong tổng giá trị kinh tế của tài nguyên, phổ biến là kỹ thuật TCM,CVM Phương pháp TCM được áp dụng lần đầu trong nghiên cứu của tác giả NguyễnĐức Thanh và Lê Thị Hải (1997) dé tính toán giá trị du lịch từ vườn quốc gia CúcPhương Phương pháp CVM được sử dụng để lượng giá các giá trị phi sử dụng
Ngoài ra còn một số công cụ khác đề đánh giá nhanh nguồn tài nguyên trong đó công
cụ TESSA được sử dụng khá phô biến nhằm mục đích tính toán các giá dịch vụ HST
1 cách nhanh chóng, tác giả Merriman, J.C., Murata, N., (2016) trong: “ Hướng dẫn
dùng phương pháp đánh giá nhanh dé lượng giá dịch vu HST đất ngập nước” đã sửdụng phương pháp đánh giá nhanh TESSA để đánh giá các giá trị từ hoạt động khaithác, nuôi trồng, giảm rủi ro thiên tai, hap thụ cacbon của khu vực ĐNN Thái Thuy
Với sự phát triển các kĩ thuật lượng giá DNN đã được phát triển, nhiều giá trị kinh tế
RNM đã được nghiên cứu, kết quả các giá trị nghiên cứu cũng mang lại giá trị sử
dụng cũng như độ tin cậy cao.Năm 2013 Trần Thị Thu Hà trong báo cáo:”Giá trị cácdịch vụ hệ sinh thái tại huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau” tác giả đã sử dụng nhiều kĩthuật và phương pháp lượng giá khác nhau nhằm mục đích định lượng các giá trị dịch
vụ cung cấp (bao gồm giá trị gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷsản), dịch vụ phòng hộ ven biển, dich vụ hấp thụ cac-bon và dịch vụ cảnh quan, trong
đó tác giả đã lượng giá được dịch vụ phòng hộ ven biên (chiếm gan 50% tong giá trị
kinh tế của RNM)
Năm 2012 Viện Tài nguyên và Môi trường biển có báo cáo :” Các giá trị sử dụng
18
Trang 27đuọc mang lại từ hệ sinh thái rừng ngập mặn TIÊN LANG, HAI PHÒNG” đã nhậndạng và xác định được các nhóm giá trị sử dụng trực tiếp (bao gồm khai thác và nuôitrồng thủy sản, lâm sản, du lịch), gián tiếp (bao gồm các giá trị phòng hộ, bảo vệđường bờ, bồi tụ, lọc dinh dưỡng và các chất ô nhiễm, hấp thụ cacbon và lam giảm
CO2, đa dạng sinh học) và chưa sử dụng từ các hàng hóa, dịch vụ chức năng sinh thái
được cung cấp từ RNM Tiên Lãng (Hải Phòng)
Việc định giá môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn hơn trong quátrình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên qua đó giúp việc sử dụng tài nguyênRNM hiệu quả hon nhăm bảo vệ và tái tạo lại những nguồn tài nguyên đã bị mất trước
đó Do RNM là một nguồn tài nguyên đặc biệt nên hiện nay chưa phương pháp nàolượng giá 1 cách đầy đủ nhất về giá trị mà rừng mang lại, nên rất nhiều nhà khoa học
đã dùng các phương pháp khác nhau nham lượng hóa giá trị tài nguyên rừng Thông
qua việc nghiên cứu các tải liệu trong cách sử dụng các phương pháp lượng giá và
quá trình thu thập thông tin thông qua chuyên dé: “Lượng giá 1 số giá trị kinh tế của
hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”tác giả sẽ lượng giá 1 số giá trị kinh tế RNM bang 1 số phương pháp đã được áp dung
tại các tài liệu đi trước.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ LƯỢNG GIÁ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP
MAN TIÊN LANG
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tiên Lang
2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
Xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãnglà 1 xã ven sát biển trực thuộc thành phố Hải Phòng
thuộc Đồng Bang sông Hồng: có phía Bắc giáp sông Văn Uc và huyện Kiến Thuy;
19
Trang 28Phía Đông giáp biển Đông khoảng 2,3 km; Phía Nam giáp xã Tiên Hưng; Phía Tâygiáp xã Hùng Thang, với diện tích của xã Vinh Quang khoảng 30,36 km” Xã VinhQuang có 14 thôn trong đó có 7 thôn giáp bién là: Chùa Dưới, Chùa Trên, Đông Dưới,
Đông Trên, Vam Dưới, Vam Trên và Thái Ninh
(Tọa độ: 20°40'8”B 106°41'12”)
Hệ thống nước chịu ảnh hưởng bởi hệ thống sông Văn Úc cùng những ảnh hưởng củasông Thái Bình đã giúp bồi đắp phù sa cho khu vực, tạo nên cấu trúc đất ôn định giàudinh dưỡng dé trồng trọt canh tác tạo điều kiện phát triển vùng RNM ở các vùng bãitriều ven biển ngoài đê Xã Vinh Quang là xã ven biển, 1 mặt cách biển Đông khoảng
3,72 km và một mặt được bao quanh bởi cửa sông Văn Úc dải khoảng 3,78 km Nhờ
những điều kiện thuận lợi, người dân đã hưởng lợi rất nhiều từ các hoạt động đánh
bắt và nuôi trồng thủy, hải sản, nhiều hoạt động sinh kế của người dân nơi đây đềuchịu tác động ít nhiều của RNM, nhưngcũng bởi vị trí tiếp giáp với biển nên nơi đâythường xuyên chịu tác động của sóng biển, triều cường, nước biên dâng, bão và xâm
ngập mặn.
e Khí hậu:
Khu vực ven bờ Tiên Lãng mang những đặc điểm của vùng khí hậu ven biển Bắc Bộ
1 năm được phân thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông Do nằm trong khu vực
có tính chất nhiệt đới nóng ầm, nhiệt độ trung bình 1 năm 23-24°C, độ ầm trung bình
20
Trang 29năm cao khoảng 82,5% và lượng mưa trung bình năm 1719mm (theo IMER) Trung
bình mỗi năm khu vực bị ảnh hưởng từ 1 đến 2 trận bão và giản tiếp của 2 đến 3 trậnbão hoặc áp thấp nhiệt đới, nhưng hiếm khi bão đồ bộ trùng với lúc triều cường
e Bãi triều
Địa hình khu vực ven bờ Tiên Lãng bao gồm đồng bang trong đê và bãi triều ngoài
đê, đồng bằng được bao quanh bởi những con đê sông (ngăn lũ) va đê biển (ngănmặn), đã tạo cho vùng đồng bằng năm bên trong có dạng trũng, bên ngoài đê là những
bãi có độ dốc lớn và thoải về phía biên và lòng sông Do ở phía bắc và phía nam củaquận là hai cửa sông Laạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đồ ra biểnđem theo nhiều phù sa đã bồi đắp và tích tụ đất, các thành phan trầm tích chủ yếu là
e Thủy vănBiên độ dao động đỉnh triều tối da: 3,0 — 3,5 m, trung bình: 1,7 — 1,9 m và nhỏ nhất:
0,3 — 0,5 m thường xảy ra trong tháng 6 hàng năm Hàng tháng có hai kỳ nước lớn
kéo dài 11 — 13 ngày và hai kỳ nước nhỏ dài 2 — 3 ngày (Theo Phạm Quang Sơn,
2006).
Theo những nghiên cứu về thủy triều ở xã Vinh Quang, thủy triều ở đây được ghinhận theo chu kỳ nhật triều đều khá thuần nhất, nghĩa là trong một chu kỳ triều haymột ngày (khoảng 24 giờ 50 phút) có một lần triều lên và một lần triều xuống, thời
gian nước dâng và rút đi gần bằng nhau (khoảng 11 giờ 11 phút) với biên độ triều lớn
và 2,7 ngày bán nhật triều (mỗi ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng hay còngọi là nước thấp)
Theo những đo đạc được thực hiện tại trạm Hòn Dáu dé theo dõi về mực nước ven
bờ Tiên Lãng bao gồm:
21
Trang 30Mực nước cao cực đại 4.0m
Mực nước cao hồi qui 3,6m
hội ở đây còn nhiều khó khăn Dân số của Vinh Quang đến năm 2019 có 14049 người
với mật độ 463 người/km2 trong đó số người trong độ tuổi có thé lao động (từ 16-60tuổi) là 60% Tổng sản phâm của xã được thống kê vào năm 2019đạt giá trị 348,2 tyđồng trong đó nông — lâm — ngư nghiệp là 209 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp — xây
dựng cơ bản là 69,2 tỷ đồng và dịch vụ là 70 tỷ đồng Thu nhập bình quân theo đầu
người đạt 31,5 triệu đồng Có thể nhìn thấy năm trong năm 2016 về mặt trung bình
người dân ở khu vực đã đạt đến mức sống trung bình của khu vực nông thôn (trên 1
triệu déng/1 người/1 tháng), mức đóng góp vào GDP của khu vực nông — lâm — ngưnghiệp đóng tỷ trọng lớn nhất chiếm đến gần 60% 2 ngành còn lại gồm công nghiệp
và dịch vụ chỉ chiếm xấp xỉ 40% còn lại, dựa vào đặc tính điều kiện tự nhiên ngườidân phần lớn phụ thuộc vào hoạt động sinh kế đánh bắt, nuôi trồng các sản phẩm
nông lâm ngư nghiệp.
Trên tinh thần hội nhập quốc tế, xã Vinh Quang đã ra mắt mô hinh:” Phát triển kinh
tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường” Mô hình được triển khai và xây dựng
nhằm bảo tồn và phát huy về thế mạnh chăn nuôi của địa phương, đặt ra những tiêuchuẩn khắt khe hơn với các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nhằm bảo đảm
vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, góp phần ổn định đời sống, pháttriển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường Tính đến năm 2020, huyện Tiên Lang
đã cơ bản hoàn thành 3 công trình giao thông trọng điểm huyết mạch của huyện làđường 25, tuyến đường từ ngã Ba cầu Đầm đi cầu Đăng, cầu Hàn Việc hoàn thànhđưa vào sử dụng các công trình này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã
hội, cải thiện điều kiện giao thông và thu hut đầu tư của huyện Tiên Lang nói chung
và xã Vinh Quang nói riêng, các công trình giao thông đã giải quyết phần nào những
22
Trang 31vấn đề về thời gian cũng như các vấn đề liên quan đến vận tải từ các khu vực huyệnTiên Lãng đến các vùng miền khác Hiện nay có rất nhiều dự án đầu tư lớn đã được
và đang được đầu tư ở khu vực này, có thể kế đến như: du án đầu tư xây dựng Nhàmáy chế biến rau, củ, quả Haphofoot vào Cụm Công nghiệp thị trấn Tiên Lãng, khu
công nghiệp tại xã Tiên Thanh có quy mô nghiên cứu khoảng 410 ha, khu công nghiệp
tại xã Vinh Quang có quy mô nghiên cứu khoảng 600 ha, và đặc biệt năm 2020 Ban
thường vụ Thanh ủy vừa đồng ý chủ trương đưa dự án tổ hợp nhà máy điện khí LNG
đề xuất đầu tư tại xã Tiên Lãng với công suất 4500 MW Có thê nói đây là những cơ
hội dé tăng ty trọng công nghiệp trong khu vực, qua đó tạo thêm công ăn việc làmgiúp ôn định an sinh xã hội người dân, ngoài ra còn tạo ra lực hút từ các nhà đầu tưkhác, tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng
Xã Vinh Quang là một khu vực đồng bằng ven biển vì vậy xã có rất nhiều tiềm năng
chưa được khai thác và tận dụng triệt để, như: tai nguyên RNM, tài nguyên nước,
tiềm năng du lịch dịch vụ đây là những lợi thế mà khu vực xã Vinh Quang, nếu
được tận dụng và sử dung 1 cách hợp lí thì đây sẽ là cơ hội lớn cho hoạt động phat
triển kinh tế xã hội cho vùng
2.2 Hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng
La 1 huyện ven biển nên huyện Tiên Lang rất phô biến với hệ sinh thai đất ngập nước,căn cứ vào sinh cảnh và cấu trúc các quần xã sinh vật nên các vùng đất ngập nướchuyện Tiên Lãng được chia thành 3 dạng HST: HST RNM, HST vùng triều cửa sông
và HST đâm nuôi.
23
Trang 32Bang 2.1 Bảng phân bố diện tích tài nguyên DNN huyện Tiên LãngSTT Tén hé sinh thai Diện tích phân bố
| Rừng ngập mặn 794ha
Vùng triều cửa sông 4074ha
2 - Bãi triều thấp 3034ha
- Bãi triều cao 1020ha
- Bãi biển 20ha
3 Hệ sinh thái đầm 750ha
- Đầm không có thực vật ngập mặn 340ha
- Đầm xen kẽ thực vật ngập mặn 410ha
Nguồn: Số liệu UBND xã Vinh Quang
Theo thống kê vào năm 1996 RNM Tiên Lãng có diện tích khoảng 794 ha và đến nay
đạt 948ha (được xếp vào dạng rừng giàu), chiếm 84,6% diện tích bãi triều cao tự
nhiên ngoài đầm nuôi, trong đó có 157 ha (phân bé chủ yếu ở ven bờ sông Văn Uc,
từ công Ba Gian đến cửa sống Văn Uc) và diện tích còn lại là rừng trồng
Bảng 2.2 Diện tích RNM xã Vinh Quang
Khu vực Diện tích đất rừng phòng Diện tích rừng phòng hộ
hộ (ha) được công nhận (ha)
Xã Vinh Quang 419,05 419,05 Huyện Tiên Lãng 945 509,3
Trong tông diện tích RNM của huyện Tiên Lãng xã Vinh Quang chiếm gan 1 nửadiện tích rừng phòng hộ trên địa bàn Chất lượng RNM cũng khá cao, điện tích cóRNM bằng với diện tích RNM được công nhận là rừng phòng hộ, nên giá trị sử dụng
RNM xã Vinh Quang cao hơn.
Bảng 2.3 Thông kê đa dạng loài khu vực huyện Tiên Lãng
TT Nhóm sinh vật Số lượng | Tỷ lệ % Ghi chú
Trang 33Theo thống kê có 341 loài động vật đang sinh sống trong khu vực huyện Tiên Lãng,đây là những thành phần quan trọng đóng góp vào độ đa dạng sinh học cho HST ởTiên Lãng, trong đó có 7 loài đã được Việt Nam đưa vào danh sách bảo tồn mang giátrị kinh tế lớn du lịch và nghiên cứu khoa học như quạ khoang, rắn ráo thường, rắn
ráo trần, ran cạp nong, ran hỗ mang 4, le khoang cô, rai cá.
e Thực vật ngập mặn
Bảng 2.4: Các loài thực vật ngập mặn tại Tiên Lãng
Tên khoa học Tên VN
1 Cynodon dactylon (L.) Pers Co ga
2 Paspalum serobiculatum Linn Co ga nước
3 Phragmites karka Trin Say
4 Fimbustylis sp Cói cứng”
5 Cyperus malaccensis L Cói lác
6 Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lamx Vet du*
7 Kandelia candel (L.) Druce Trang*
8 Avicennia lanata Ridl Mam quan
9 Aegyceras corniculatum (L.) Blanco Su
10 Excoecaria agallocha L Gia
11 Acanthus ilicifolius Linn Ô rô
12 Suaeda maritima (L.) Dum Muối bién
13 Portulaca oleracea L Rau sam
14 Clerodendron inerma (L.) Gaertn Vang hôi
15 Achyranthes aspera L Cỏ xước
16 Ipomocapes_caprae (L.) R Br.Roth Muống biên
17 E odoratum Limn Cỏ lào
18 Pluchea indica L Less Cay luc
19 Melia azedarach Linn Cay xoan
20 Ziziphus mauritiana Lan Táo ta
21 Sonneratia caeolaris (L.) Engl Ban
Nguồn: Số liệu của IMER
Trong đó sú, trang, bân là nhóm chỉ thị cho vùng nước lợ, mặn; bân thuộc nhóm cây
chỉ thị cho vùng nước lợ nhạt Ở vùng triêu ảnh hưởng bởi sông Thái Bình, nhóm cây
trang su, ban được phân bô chủ yêu, còn ở vùng triêu cửa sông Văn Uc loài ban chua
gân như là chủ yêu Nông độ muôi ở 2 vùng cửa sông này chênh lệch khá lớn, do cửa
25