Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Khảo sát thời gian chờ và chi phí khám, chữa bệnh của bệnh nhân BHYT ngoại trú tại trung tâm y tế huyện gò quao
Thời gian khám bệnh
Khái niệm chung về thời gian khám bệnh
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, khám bệnh được định nghĩa: “Xem xét tình trạng cơ thể một cách khách quan về lâm sàng (tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận - tiết niệu, cơ - xương - khớp…) qua nhìn, sờ, gõ, nghe, đo huyết áp Làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết theo chỉ định như siêu âm, chụp X- quang và các thủ thuật chẩn đoán khác như điện tâm đồ, điện não đồ, nội soi… Tất cả các tài liệu về lâm sàng và cận lâm sàng đều lưu trữ trong bệnh án của người bệnh góp phần chẩn đoán và theo dõi điều trị [19].
Tổng thời gian chờ khám là thời gian từ khi bệnh nhân (BN) xuất hiện ở phòng khám cho đến khi rời khỏi phòng khám Đó là khoảng thời gian được xác định từ khi BN đăng ký khám tới khi nhận được đơn thuốc Hai khoảng thời gian được đo lường là thời gian nhận được dịch vụ chăm sóc và thời gian chờ đợi.
Theo nghiên cứu của Mohamad Hannafi Abdullah về thời gian chờ đợi của BN ngoại trú tại phòng khám Bệnh viện Đại Học Kebangsaan Malaysi năm 2003, thời gian chờ đợi của BN được định nghĩa: “Là tổng thời gian từ khi BN đăng ký khám cho đến khi được bác sỹ khám, tư vấn Có hai khoảng thời gian chờ, thứ nhất chờ gặp bác sĩ, thứ hai chờ nhận được đơn thuốc” [22]. Trong một nghiên cứu của Bejamin, AL tại ba phòng khám đa khoa ở PaPuaNewGiunea thì 24% BN đến khám gặp được một bác sĩ trong vòng 30 phút, 70% trong vòng 2 giờ, 47% chờ 1-3 giờ để được tư vấn, 9,5% chờ 3-5 giờ để được tư vấn Theo nghiên cứu tại Havard mới xuất bản trong tạp chí y tế thì từ năm 1997- 2004 thời gian chờ gặp bác sỹ tại phòng khám cấp cứu tăng 36% từ 22 phút đến 30 phút cho 50% số BN Thời gian chờ của 50% BN tim mạch tăng từ 8 đến 20 phút.
Trong chỉ thị số 06/2012/CT-BYT, ngày 07/12/2012 của Bộ Y tế cũng nhấn mạnh rút ngắn thời gian chờ khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng để hạn chế quá tải bệnh viện Như vậy Bộ Y tế cũng khẳng định thời gian chờ khám và thời gian chờ xét nghiệm là hai khoảng thời gian của quy trình khám bệnh [13].
Như vậy, thời gian chờ khám được định nghĩa: “Là một khoảng thời gian chờ đợi trong quy trình khám bệnh, được tính từ khi BN tới phòng khám cho đến khi BN gặp bác sỹ để khám bệnh và nhân viên y tế để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng trên BN”.
Tại Việt Nam, thời gian chờ đợi của người bệnh và gia đình của họ trong quy trình khám bệnh tại khoa khám - cấp cứu Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội - tháng 04/2009 của tác giả Trương Quang Trung, Lưu Ngọc Hoạt, Bùi VănLệnh thì thời gian chờ đợi của BN trong nghiên cứu là dưới 45 phút [18].Tiến sỹ Lý Ngọc Kính - Vụ trưởng Vụ điều trị Bộ Y Tế cho biết dự thảo kiểm tra chất lượng bệnh viện năm 2007 quy định bệnh viện không được để tình trạng thời gian chờ khám trung bình của BN quá 60 phút Tại thời điểm đó,cũng theo Tiến sỹ Kính thì quy định về thời gian chờ khám chỉ những bệnh viện nhỏ có thể thực hiện được, với những bệnh viện lớn thường xuyên quá tải thì không dễ dàng chút nào.
Quy trình khám bệnh
Thời gian qua ngành y tế thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh phiền hà và tăng sự hài lòng người bệnh đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế, tuy nhiên thực tế mỗi bệnh viện áp dụng tùy theo điều kiện cụ thể và có những cải tiến cho phù hợp Tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất bệnh nhân phải đóng tiền cận lâm nhưng chi phí cận lâm sàng cao, nếu không thu trước, rất nhiều người bệnh sẽ thực hiện cận lâm sàng xong và bỏ về, không thanh toán và không lấy thuốc kể cả người có bảo hiểm y tế đã được giữ thẻ bảo hiểm do đó bệnh viện không thể kiểm soát được khâu này
Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Quốc Hòa [5] trong nghiên cứu
“Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cải thiện sự hài lòng của người bệnh tại khoa khám bệnh – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định” năm 2012 quy trình tối thiểu 4 bước nếu không làm cận lâm sàng và 5 bước nếu có 1 cận lâm sàng
Lý do cần quan tâm nhiều đến quy trình khám bệnh tại các CSKCB là vì đây là một trong yếu tố tác động và chi phối khá nhiều đến thời gian khám bệnh của người bệnh Quy trình càng rườm rà, nhiều bước thì tất nhiên thời gian khám bệnh sẽ bị tăng lên và ngược lại Chính bởi vậy, sau nhiều rà soát, thì vào ngày 22/04/2013, Bộ Y tế đã ra quyết định số 1313/QĐ-BYT về việc ban hành Huớng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của các Bệnh viện [14] nhằm giảm bớt thủ tục, giảm phiền hà và thời gian lãng phí Theo đó, tất cả các bệnh viện trên cả nước có quy trình KCB thống nhất, gồm 4 bước như sau:
- Bước 1: Tiếp đón người bệnh
- Bước 2: Khám lâm sàng và chẩn đoán
Khám lâm sàng, chẩn đoán và chỉ định điều trị
Khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán và chỉ định điều trị
Khám lâm sàng, thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị
Khám lâm sàng, thực hiện kỹ thuật thăm dò chức năng, chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị
Các trường hợp thực hiện khám lâm sàng và có chỉ định làm 1, 2 hoặc 3 kỹ thuật cận lâm sàng phối hợp (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng), thực hiện kỹ thuật hoặc chuyển khám chuyên khoa
- Bước 3: Thanh toán viện phí
- Bước 4: Phát và lĩnh thuốc
Trong từng bước đã kiệt kê ra từng trách nhiệm cụ thể của cả người bệnh và bệnh viện.
Dưới đây là sơ đồ cụ thể về Quy trình khám bệnh được Bộ Y tế quy định trong quyết định số 1313/QĐ-BYT.
Hình 1.1 : Sơ đồ quy trình khám bệnh lâm sàng
Hình 1 2 : Sơ đồ quy trình khám bệnh lâm sàng có xét nghiệm
Thực trạng về thời gian chờ
Thời gian chờ đợi chăm sóc sức khỏe có thể rất khác nhau giữa các quốc gia và ngay cả trong các quốc gia Ví dụ: ở Hoa Kỳ, thời gian chờ đợi trung bình của bác sĩ chăm sóc chính là khoảng 20 phút, với khoảng 28% bệnh nhân có thể gặp bác sĩ trong ngày, trong khi thời gian chờ đợi chăm sóc đặc biệt có thể kéo dài đến vài phút tuần hoặc thậm chí vài tháng Ở Canada, bệnh nhân có thể đợi tới 10 tuần để gặp bác sĩ chuyên khoa ở một số tỉnh Tại Vương quốcAnh, NHS đã báo cáo rằng vào tháng 4 năm 2019, thời gian chờ đợi trung bình cho các cuộc hẹn khám ngoại trú là 3,3 tuần, trong đó thời gian chờ đợi lâu nhất là hơn 5 tháng Tại Úc, các chuyên gia y tế chỉ chiếm 25% tổng số bác sĩ lâm sàng, điều này dẫn đến thời gian chờ đợi cuộc hẹn lâu hơn Trung bình, người Úc đợi khoảng 6-7 tuần cho các cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa Nhưng không chỉ các cuộc thăm khám của bác sĩ mới có thời gian chờ đợi lâu – các ca phẫu thuật tự chọn thường đòi hỏi nhiều tháng chờ đợi Thời gian trung bình mà một bệnh nhân ở Canada chờ đợi để được phẫu thuật tự chọn là 18-19 tuần, trong khi những người ở Anh có thể phải chờ đợi tới 18 tháng hoặc hơn tùy thuộc vào khu vực và chuyên khoa Những khác biệt này cho thấy thời gian chờ đợi chăm sóc sức khỏe khác nhau như thế nào giữa các quốc gia và giữa các loại bác sĩ hoặc phẫu thuật [21].
- Việt Nam đang đối mặt với vấn đề quá tải tại các bệnh viện công Thời gian chờ đợi lâu là một bất mãn lớn đối với bệnh nhân Giảm thời gian chờ đợi không chỉ mang lại lợi ích cho bệnh nhân mà cả bệnh viện trong việc giảm khối lượng công việc tổng thể Để xác định các yếu tố gây ra thời gian chờ đợi lâu tại các phòng khám ngoại trú, một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện tại một bệnh viện trung ương ở Việt Nam Thời gian cho mỗi quy trình của 7.931 bệnh nhân đến khám tại các phòng khám ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 9 năm 2016 được thu thập từ cơ sở dữ liệu lâm sàng trên máy vi tính Tổng thời gian chờ trung bình là 104,1 phút Phân tích về tổng thời gian chờ đợi trong số 4.564 bệnh nhân đến khám tại một khoa mà không làm bất kỳ xét nghiệm nào cho thấy nhóm khoa và thời gian đăng ký có liên quan đáng kể đến tổng thời gian chờ Trong 1.259 bệnh nhân đến khám tại một khoa với một lần xét nghiệm, việc đăng ký sớm và xét nghiệm máu có liên quan đáng kể với tổng thời gian chờ đợi lâu hơn [7]
- Hiện nay, người bệnh đang phải tốn rất nhiều thời gian và công sức cho khâu khám bệnh, Theo nhận định của Thanh Tùng và Hà Minh (2012) trên báoThanh niên thì bệnh viện Ung Bướu - Hà Nội đã áp dụng nhiêu biện pháp cải tiến cho khâu này nhờ: lấy số tự động, nhập liệu máy vi tính, khám bệnh từ lúc nhật; chăm sóc tại nhà cho BN… nhưng tình trạng quá tải vẫn rất nặng nề [12]. Theo ước tính của Ban giám đốc bệnh viện Bạch Mai nếu bỏ qua mọi vấn đề thì thời gian trung bình để một người bệnh làm thủ tục từ quầy khám bệnh đến phòng khám bệnh chỉ mất chưa đầy 5 phút Tuy nhiên trên thực tế lượng
BN quá đông nên trung bình thời gian BN chờ làm thủ tục phải mất từ 40 đến
60 phút Thời gian BN chờ đến lúc khám bệnh xong mất từ 30 đến 60 phút nữa, tổng thời gian từ khi lấy số cho đến lúc khám xong mất 2 giờ Tuy nhiên, đó chỉ là cách tính trung bình bởi thực tế nhiều BN phải chờ đợi từ sáng sớm đến chiều vẫn chưa khám xong bệnh [2].
Trước tình hình đó, ngày 22/4/2013, Bộ Y tế đã ban hành nội dung hướng dẫn quy trình khám bệnh tại các khoa khám bệnh của bệnh viện Mục đích của hướng dẫn nhằm đơn giản hóa quy trình khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi, bớt thủ tục phiền hà cho người bệnh.
Cụ thể, khoa khám bệnh sẽ thực hiện quy trình khám theo bốn bước gồm tiếp đón người bệnh, khám lâm sàng và chẩn đoán, thanh toán viện phí, cuối cùng là phát và lĩnh thuốc Thời gian khám bệnh lâm sàng sẽ không quá 2 giờ, nếu có thêm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, siêu âm thì chưa tới 3 giờ Nhờ vậy, với quy trình mới, số thủ tục như thời gian mà người bệnh phải chờ đợi sẽ giảm đi một nửa.
- Bệnh viện Quân dân y miền Đông (2015) Trong báo cáo có chỉ rõ 5 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ của bệnh nhân bao gồm: 1 Thao tác của nhân viên y tế, 2 Tải bệnh cao, 3 Số lượng bác sĩ ít, 4 Thời gian phục vụ, 5.Thủ tục thanh toán Báo cáo dựa trên kết quả khảo sát 388 bệnh nhân cho thấy, thời gian khám trung bình của mỗi bệnh nhân là 123 phút Báo cáo nhấn mạnh thời gian chờ lâu là do số lượng bệnh nhân nhiều mà số lượng bác sĩ ít, qua đó đã đưa ra các phương án cải thiện thời gian chờ thông qua các biện pháp áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ.
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Chiến [3] tại bệnh viện cấp cứuTrưng Vương năm 2012 thời gian khám bệnh trung bình 4.11 giờ Quy trình khám bệnh ngắn nhất là 4 bước và dài nhất là 12 bước.
Chi phí khám bệnh
Định nghĩa chi phí khám bệnh
- Theo ấn phẩm 502 (2022) trên trang web chính thức của Chính phủ Hoa kỳ, chi phí khám bệnh là chi phí y tế, là chi phí chẩn đoán, chữa bệnh, giảm nhẹ, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh và nhằm mục đích tác động đến bất kỳ bộ phận hoặc chức năng nào của cơ thể Những chi phí này bao gồm các khoản thanh toán cho các dịch vụ y tế hợp pháp do bác sĩ, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ và những người hành nghề y khác cung cấp Chúng bao gồm chi phí thiết bị, vật tư và thiết bị chẩn đoán cần thiết cho những mục đích này [10].
- Tại Điều 110 Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, luật số 14/2023/QH15, ngày 09/01/2023 của Quốc hội quy định Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các chi phí sau đây: a) Chi phí nhân công, bao gồm tiền lương, tiền công phù hợp với loại hình cung cấp dịch vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp theo quy định; b) Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và các khoản chi phí trực tiếp khác; c) Chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định; d) Chi phí quản lý bao gồm chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế, tài sản cố định, chi phí bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, chi phí đào tạo,nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Thực trạng chi phí khám bệnh
Chi phí BHYT gia tăng làm tăng gánh nặng cho quỹ BHYT trong việc chi trả chi phí khám chữa bệnh Điều đó dẫn đến những khó khăn nhất định cho các cơ sở y tế trong quản lý và kiểm soát nguồn chi trả nói chung và quỹ BHYT nói riêng
- Nghiên cứu của Đoàn Tuấn Anh được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát chi phí khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên giai đoạn
2017 – 2021 Với phương pháp mô tả cắt ngang dựa trên dữ liệu hồi cứu tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên trong giai đoạn 2017 – 2021 trên mẫu nghiên cứu gồm 455.328 hồ sơ bệnh án ngoại trú và 20.988 hồ sơ bệnh án nội trú được ghi nhận trong giai đoạn 2017 – 2021, đề tài ghi nhận tổng chi phí điều trị có giá trị 144.323.488.418 VND với 82,28% chi trả bởi quỹ BHYT và 12,72% chi trả bởi người bệnh Trong cấu trúc quỹ BHYT, chi phí chi trả cho thuốc, thủ thuật phẫu thuật chiếm ưu thế với tỷ lệ lần lượt là 31,56% và 24,45% Như vậy, giai đoạn 2017 – 2021, tại bệnh viện Đại học Tây Nguyên chi phí BHYT chi trả chiếm đa số trong tổng chi phí điều trị của người bệnh với chi phí dành cho thuốc và thủ thuật phẫu thuật chiếm ưu thế Đây là cơ sở đề ra những chính sách sử dụng quỹ BHYT hiệu quả trong điều trị cho bệnh viện và cơ quan quản lý BHYT [1].
- Nghiên cứu của Dương Phúc Lam thực hiện nhằm mục tiêu Xác định cơ cấu chi phí của người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Quận Ô Môn thành phố CầnThơ năm 2022 và tìm hiểu khả năng tự chi trả và yếu tố liên quan của người bệnh Bệnh viện đa khoa Quận Ô Môn thành phố Cần Thơ năm 2022 Kết quả nghiên cứu trên 420 bệnh nhân cho thấy tổng chi phí trung bình chung chiếm445.223 đồng trong đó chi trực tiếp điều trị là 184.524 đồng chiếm 41,37% chi trực tiếp không điều trị 66.666 đồng chiếm 14,97%, chi cơ hội 193.523 đồng chiếm 43,46% Bệnh ngoại trú 5,7%, nội trú 24,3% chưa sản sàng chi Có 2 yếu tố liên quan chi trả thu nhập và loại hình khám chữa bệnh Kết luận: Chí phí trung bình còn cao, có 24,3% bệnh nội trú và 5,7% ngoại trú chưa sẳn sàng chi trả 2 yếu tố liên quan: thu nhập và loại hình khám chữa bệnh [9].
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương – Mai Lương Tiến với mục tiêu khảo sát cơ cấu chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Châu tỉnh Sơn La cho thấy chi phí thuốc, dịch truyền luôn chiếm tý trọng cao trong tổng chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện Theo báo cáo đánh giá chính sách Thuốc Quốc gia của Quản lý dược Việt Nam phối hợp và Viên Chiến lược và Chính sách y tế, hỗ trợ bởi Tố chức Y tế thế giới thì năm 2010 tại các bệnh viên ở Việt Nam có chi phí tiền thuốc so với tổng chỉ phí thường xuyên cúa bệnh viện lên đến 58%.
Kết quả nghiên cứu trong 3 năm, từ 2012-2014 tại 5 bệnh viện được khảo sát gồm: Bênh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viên Đa khoa Khu vực Phúc Yên, Trung tâm y tế Yên Lạc, Trung tâm Y tế Bình Xuyên và Trung tâm Y tế Tam Đảo cho thấy, giá trị tiền mua thuốc tại 5 bệnh viện trên địa bàn chếm từ 40- 57% tổng kinh phí toàn viện mồi năm nện nay, chi phí cho tiền thuốc đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí y tế nói chung và chi phi khám chữa bệnh nói riêng.
Trong năm 2015, tổng chi cho thuốc từ quỹ BHYT lả 26.132 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 48,3%, còn năm 2016 là 31.541 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 41% chi phí thuốc BHYT phần lớn tập trung vào 20 nhóm chính, chiếm đến 86% tổng chi phí thuốc BHYT chi trả trong năm 2016 Năm 2016, bệnh viện sản Nhi Nghệ
An đã sử dụng 48,39 tỉ đồng cho tiền thuốc, tương ứng 20,1% tổng nguồn kinh phí mà bệnh viện dã chi cho các hoạt đông thường xuyên Với tỷ lệ thuốc đưa ra khuyến cáo cần giảm chi phí thuốc trong đều trị bệnh [6].
Các yếu tổ ảnh hưởng đến thời gian chờ khám
- Theo kết quả đề án cải tiến thời gian chờ khám bệnh ngoại trú tại bệnh viên Trưng Vương năm 2017 cho thấy các yếu tổ ảnh hưởng đến thời gian chờ khám bao gồm: Nhà vệ sinh phục vụ người bệnh; khâu mua thuốc, phát thuốc BHYT; thái độ ứng xử, giao tiếp của nhân viên bệnh viện; khâu thanh toán chi phí khám, chữa bệnh; trang thiết bị y tế xuống cấp.
- Nghiên cứu của Trần Văn Rin và Tạ Văn Trầm (2019) cho thấy có 5 yếu tổ ảnh hưởng đến thời gian chờ khám như: Các chính sách y tế; thủ tục hành chính; người bệnh; nhân lực y tế; công nghệ thông tin; cơ sở hạ tầng; trang thiết bị y tế [11].
Qua kết quả khảo sát củng như phỏng vấn cho thấy yếu tố về công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng và quyết định nhất, kế đến là nhân lực y tế ảnh hưởng hưởng rất lớn về thời gian chờ khám bệnh, yếu tố người bệnh được xem là yếu tố ít ảnh hưởng nhất.
Quy trình khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Gò Quao
Quy trình khám bệnh
- BN được nhân viên y tế (NVYT) hướng dẫn đăng ký khám tại nơi đón tiếp, nộp tiền khám tại nơi thu tiền.
- BN được NVYT hướng dẫn vào các phòng khám theo đúng chuyên khoa.
- Sau khi khám, BN được Bác Sỹ chỉ định làm các xét nghiệm: siêu âm, chụp X-quang…BN được hướng dẫn đến nơi thu tiền.
- BN được NVYT hướng dẫn đến khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh làm thực hiện CLS: xét nghiệm, siêu âm, x-quang, điện tim
- Khi đã có đủ kết quả cận lâm sàng BN quay lại phòng khám để bác sỹ ban đầu đọc kết quả và căn cứ tùy theo tình trạng bệnh để kê đơn thuốc hoặc nhập viện hoặc chuyển tuyến.
Sơ đồ quy trình
Hình 1 3 : Sơ đồ quy trình khám bệnh không bảo hiểm y tế
Thực hiện cận lâm sàng, nhận kết quả và trở lại phòng khám
Bệnh nhân đến lấy số thứ tự và chờ nhân viên quầy đăng ký gọi số
Bệnh nhân nộp số thứ tự tại quầy đăng ký Đóng tiền khám bệnh tại quầy thu viện phí
Bệnh nhân đến sảnh chờ, đợi bác sĩ gọi tên vào phòng khám
Bác sĩ khám và chẩn đoán lâm sàng
Chỉ định cận lâm sàng Đóng tiền cận lâm sàng tại quầy thu viện phí
Bác sĩ chẩn đoán xác định Nhập viện
Chuyển tuyến Cấp toa thuốc
Bệnh nhân ra về và mua thuốc
Hình 1 4 : Sơ đồ quy trình khám bệnh có bảo hiểm y tế
Bệnh nhân đến lấy số thứ tự và chờ nhân viên quầy đăng ký gọi số
Bệnh nhân nộp số thứ tự, thẻ BHYT, giấy tờ tuỳ thân tại quầy đăng ký
Bệnh nhân đến sảnh chờ, đợi bác sĩ gọi tên vào phòng khám
Bác sĩ khám và chẩn đoán lâm sàng
Chỉ định cận lâm sàng
Thực hiện cận lâm sàng, nhận kết quả và trở lại phòng khám
Bác sĩ chẩn đoán xác định Nhập viện
Chuyển tuyến Cấp toa thuốc
Bệnh nhân đến quầy thu viện phí thực hiện cùng chi trả (nếu có)
Bệnh nhân nhận thuốc tại quầy thuốc BHYT và ra về
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có thẻ BHYT khám bệnh ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Trung tâm Y tế huyện Gò Quao.
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tiến hành từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023 Địa điểm: tại Khoa khám bệnh Trung tâm Y tế huyện Gò Quao.
Tất cả các bệnh nhân ngoại trú có thẻ BHYT đến đăng ký khám tại các Khoa Khám bệnh từ ngày 01/06/2023 đến ngày 30/09/2023, được lập danh sách để khảo sát.
- Người bệnh là nhân viên y tế của Trung tâm Y tế.
- Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu, bỏ về, không lấy thuốc, không thể trả lời (Bệnh nặng, bệnh nhi, bệnh suy hô hấp…).
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.
Cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ: được tính theo công thức:
Z (trị số lấy từ phân phối chuẩn)
- d = 0,05 (độ chính xác mong muốn)
- P = 0,8 (theo nghiên cứu của Ths Phùng Ngọc Đức) [4] Áp dụng công thức trên ta được n$5,76, lấy chẵn n$6
Tất cả bệnh nhân BHYT đến đăng ký khám tại các khoa khám bệnh từ ngày 01/06/2023 đến ngày 30/09/2023, trừ những bệnh nhân không tham gia nghiên cứu, bỏ về, không lấy thuốc, không có khả năng tham gia trả lời phỏng vấn (trẻ em, bệnh nặng…)
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu Điều tra viên là các thành viên trong nhóm gồm 1 bác sĩ, 3 cử nhân và 1 kỹ sư, 1 nữ hộ sinh, các thành viên đã từng tham dự các lớp tập huấn về kiến thức nghiên cứu khoa học của đơn vị tổ chức.
Tổ chức thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi tự điền (Phụ lục 2) để thu thập thông tin ảnh hưởng đến các yếu tố thời gian và chi phí khám bệnh
Nhóm nghiên cứu liên hệ trước với lãnh đạo Trung tâm nói rõ mục đích của nghiên cứu, xin gửi công văn thông báo đến khoa Khám bệnh về nội dung và mục đích của nghiên cứu, sau đó nhóm nghiên cứu sẽ liên hệ với Trưởng khoa và hẹn thời gian sẽ tiến hành điều tra Điều tra viên xuống khoa nêu rõ mục đích của việc nghiên cứu Sau đó mời các đối tượng nghiên cứu đã được lựa chọn theo danh sách để phát phiếu phỏng vấn tự điền đến từng đối tượng nghiên cứu, để đảm bảo đủ thông tin chung tôi chọn thời điểm phỏng vấn là thời điểm BN đã thực hiện khám bệnh xong và chuẩn bị lĩnh thuốc để ra về, giải thích rõ các thắc mắc, khi người được phỏng vấn nộp phiếu điều tra, điều tra viên sẽ kiểm tra xem phiếu đã được điền đầy đủ chưa, nếu còn thiếu sẽ yêu cầu người tham gia bổ sung đầy đủ Để đảm bảo tính khách quan, người tham gia trả lời phỏng vấn sẽ không phải ghi tên hay ký vào bất cứ giấy tờ nào.
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được quản lý, làm sạch bằng Excel sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS, chúng tôi quy ước:
- Thời gian BN chờ từ lúc đăng ký khám đến khi gặp được bác sĩ khám bệnh: T1
- Thời gian BN chờ tại nơi thu tiền (tính từ lúc được khám xong đến khi nộp được tiền để làm các xét nghiệm, cận lâm sàng nếu có): T2
- Thời gian BN chờ làm các xét nghiệm, cận lâm sàng (nếu có): T3
- Thời gian BN chờ lấy kết quả xét nghiêm, cận lâm sàng: T4
- Thời gian BN chờ từ khi có kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng cho đến khi gặp được bác sĩ đọc kết quả: T5
Phỏng vấn và ghi trên phiếu in giấy, sau đó nhập số liệu vào máy tính bằng phần mền Excel để làm sạch số liệu, sau đó phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.
Sử dụng các phương pháp thống kê phân tích trên phần mềm SPSS để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ.
Các biến số nghiên cứu
- Biến độc lập: Tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, loại bệnh, CLS, huyết học, sinh hoá, vi sinh, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.
- Biến phụ thuộc: Thời gian và chi phí khám bệnh.
Biến số nghiên cứu Định nghĩa Loại biến
Là số năm kể từ khi sinh ra cho tính đến năm 2023
Giới Là giới tính của mỗi
Dân tộc Là dân tộc của BN Nhị phân
Nghề nghiệp Nghề nghiệp của
1: Lao động chân tay 2: Lao động trí óc
3: Già, nội trợ, buôn bán nhỏ
Giờ đăng ký Thời gian chờ đăng ký Định lượng
Giờ khám bệnh Thời gian chờ khám bệnh Định lượng
Giờ lấy thuốc Thời gian chờ lãnh thuốc Định lượng
Chi phí thuốc Chi phí tiền thuốc Định lượng Bộ câu hỏi Đồng
Chi phí khám bệnh + CLS
Chi phí tiền khám bệnh và tiền CLS Định lượng Đồng
Loại bệnh Nhóm bệnh của BN Định tính
1: Ngoại khoa 2: Nội khoa 3: Sản khoa 4: Liên chuyên khoa
Cận lâm sàng Có thực hiện CLS Định tính
Huyết học Xét nghiệm huyết học Định tính
0: Không có xét nghiệm huyết học
1: Có xét nghiệm huyết học
Sinh hoá Xét nghiệm sinh hoá Định tính
0: Không có xét nghiệm sinh hoá 1: Có xét nghiệm sinh hoá
Vi sinh Xét nghiệm vi sinh Định tính
0: Không có xét nghiệm vi sinh 1: Có xét nghiệm vi sinh
Chẩn đoán hình ảnh X-quang, siêu âm Định tính
0: Không có CĐHA 1: Có CĐHA
Thăm dò chức năng Điện tim Định tính
0: Không có điện tim1: Có điện tim Đây là nghiên cứu không xâm phạm đến sức khỏe của người bệnh Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín Các số liệu, thông tin thu nhập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không phục vụ cho mục đích nào khác.
Nội dung nghiên cứu đã được sự đồng ý của hội đồng khoa học công nghệ Trung tâm Y tế huyện Gò Quao.
2.6 Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục
- Nghiên cứu khảo sát với hình thức phỏng vấn phiếu, có liên quan đến thái độ của người bệnh Vì vậy có thể ảnh hưởng đến tính trung thực của thông tin thu thập được khi tiến hành điều tra.
- Thu thập số liệu theo phương pháp phát vấn nên đối tượng nghiên cứu có thể tham khảo ý kiến của nhau và điền các thông tin tương tự nhau hoặc sẽ lộ bí mật thông tin.
- Nghiên cứu viên phổ biến đầy đủ cho người tham gia nghiên cứu về mục đích và nội dung nghiên cứu, mặt khác người tham gia không phải ký tên vào phiếu điều tra “Trang thông tin nghiên cứu” ở phần phiếu điều tra sẽ giúp cho người tham gia nghiên cứu có một tâm lý thoải mái khi tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu viên luôn có mặt tại nơi thu thập số liệu để giám sát và hướng dẫn cho người tham gia nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố theo tuổi
Tuổi Số lượng Tỷ lệ %
Số lượng BN đến khám đa số là những bệnh nhân có độ tuổi >P (54,07%), trong khi đó độ tuổi 0,05, trường hợp này không có ý nghĩa thống kê.
3.1.8 Tỷ lệ các loại cận lâm sàng
Bảng 3.8 Tỷ lệ các loại cận lâm sàng
Loại cạn lâm sàng Số lượng Tỉ lệ %
Nhận xét: hình ảnh và thăm dò chức năng lần lược theo tỷ lệ: CĐHA là 22 người(8,94%); TDCN là 25 người (10,16%).
Thời gian khám bệnh
3.2.1 Trung bình thời gian khám bệnh và các giai đoạn
Bảng 3.9 Thời gian trung bình theo các giai đoạn khám bệnh
Các giai đoạn TB (phút) TB (giờ)
Tổng thời gian (5 giai đoạn) 146,33 phút 2,44 giờ Đăng ký và khám bệnh (T1) 37,37 phút 0,62 giờ Đóng tiền (T2) 17,46 phút 0,29 giờ
Làm cận lâm sàng (T3) 21,32 phút 0,36 giờ
Lấy kết quả cận lâm sàng (T4) 46,75 phút 0,78 giờ
Khám bệnh sau khi có kết quả
Trong các khoản thời gian khám bênh của BN chỉ có thời gian chờ đóng tiền là ngắn nhất (17,46 phút); thời gian chờ khám bênh là dài nhất (89,14 phút).
3.2.2 Thời gian trung bình theo loại bệnh
Bảng 3.10 Thời gian trung bình theo loại bệnh
Loại bệnh Số lượng TB (phút) TB (giờ) P
Số BN khám theo loại bệnh ngoại có thời gian trung bình thấp nhất(161,7 phút ~ 2,69 giờ); sản có thời gian trung bình cao nhất (182,77 phút ~3,07 giờ), với p=0,05 trường hợp này có ý nghĩa thống kê
3.2.3 Thời gian trung bình khi có thực hiện cận lâm sàng
Bảng 3.11 Thời gian trung bình khi có thực hiện cận lâm sàng
Thực hiện CLS TB (phút) TB (giờ) P
Thời gian khám bệnh trung bình có thực hiện cận lâm sàng 226 phút ~ 3,76 giờ, lâu hơn so với không thực hiện cận lâm sàng 126 phút ~ 2,1 giờ, với p< 0,05 trường hợp này có ý nghĩa thống kê.
3.2.4 Thời gian trung bình theo loại cận lâm sàng
Bảng 3.12 Thời gian trung bình theo các loại cận lâm sàng
Loại cận lâm sàng TB (phút) TB (giờ) P
Thời gian khám bệnh có thực hiện cận lâm sàng theo từng loại cho thấy:Thăm dò chức năng có thời gian thấp nhất (126 phút ~ 2,1 giờ), huyết học và chẩn đoán hình ảnh có thời gian cao nhất (220 phút ~ 3,67 giờ), với p