Như vậy, trước khi thực hiện việc thu thập dữ liệu thiết kế nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã phải các định dữ liệu sẽ được phân tích theo phương pháp nào?. Để chọn phương pháp phân tích dữ
Trang 1Giáo Trình
Nghiên cứu
Marketing
Trang 2M c L c ục Lục ục Lục
NỘI DUNG BÀI GIẢNG 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MARKETING 10
1 Mục tiêu của môn học 10
2 Định nghiã và đặc điểm của nghiên cứu marketing 11
3 Phân biệt nghiên cứu tiếp thị và nghiên cứu thị trường 12
4 Lợi ích của nghiên cứu marketing 13
5 Người thực hiện và người sử dụng nghiên cứu Marketing 14
5.1 Người thực hiện nghiên cứu Marketing( The Doers) 14
5.2 Người sử dụng (The Users) 14
6 Tiến trình nghiên cứu tiếp thị 15
6.1 Tiến trình đơn giản Chỉ gồm 3 bước: 15
6.2 Tiến trình nghiên cứu tiếp thị của David Luck và Ronald Rubin Gồm có 7 bước: 15
Lưu ý: 19
7 Những nội dung cơ bản của một dự án nghiên cứu 20
8 Những nghiên cứu Marketing thường được tiến hành 21
9 Hướng dẫn viết Tiểu luận môn học 22
1- Gợi ý về Đề tài: Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định mua (SP/DV) của khách hàng trên thị trường TP Hồ Chí Minh 22
2- Tiến độ thực hiện thực hiện song hành với từng nội dung (chương) của môn học 22
10.2 Hình thức tiểu luận 22
CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN DỮ LIỆU VÀ CÁC NGHIÊN CỨU MARKETING 24
1 Thông tin – Sự kiện và dữ liệu 24
1.1 Khái niệm về thông tin 24
1.2 Sự kiện 25
1.3 Dữ liệu 26
Trang 31.4 Phân loại dữ liệu 26
3 Các loại nghiên cứu Marketing 28
2.1 Phân loại theo mục đích nghiên cứu: Gồm có: Nghiên cứu hàn lâm và Nghiên cứu ứng dụng.28 2.2 Phân loại theo tính chất của nghiên cứu: Gồm có nghiên cứu định tính, và nghiên cứu định lượng 30
2.3Phân loại theo mức độ chuyên sâu: Gồm có các loại: 31
2.4 Phân loại theo mô hình nghiên cứu: Gồm có: 31
2.5 Phân loại theo điạ điểm thực hiện: 31
2.6 Phân loại theo cách thức thực hiện 31
3 Các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu marketing (Phần nâng cao) 32
4 Mô hình nghiên cứu 33
5 Hướng dẫn thực hiện tiểu luận (tiếp theo kỳ trước) 33
Hướng dẫn viết kế hoạch thu thập thông tin 33
1- Tên đề tài: 33
2- Đặt vấn đề: 33
Ghi chú: Viết ngắn gọn; cô đọng; khoảng từ 2-3 trang 33
3- Kế hoạch thu thập thông tin 33
Bảng 1: Các thông tin cần thu thập 33
Bảng 2: Các thông tin cần thu thập theo đối tượng cung cấp thông tin 34
4- Phương pháp chọn mẫu (đối với các thông tin định lượng) 34
5- Các công cụ thu thập thông tin, dữ liệu 34
6- Tiến độ thu thập thông tin, dữ liệu 34
Ghi chú: Mục đích của việc thu thập thông tin nhằm: 34
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU THÔNG TIN 35
Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp có những đặc điểm riêng của chúng Trong nghiên cứu marketing các căn cứ cơ bản dưới đây thường được xem xét để lựa chọn nguồn dữ liệu: 35
1 Thu thập dữ liệu cấp hai (thứ cấp) 36
Trang 41.1 Xác định nguồn dữ liệu 36
1.2 Truy xuất thông tin 37
1.4 Các ứng dụng thích hợp để thu thập thông tin khách hàng 38
2 Thu thập dữ liệu cấp một (sơ cấp) 40
2.1 Phương pháp quan sát: 40
2.2 Phỏng vấn 41
2.2.1 Các hình thức tiếp xúc phỏng vấn 42
2.2.2 Các kỹ thuật trong phỏng vấn 44
2.2.3 Các hình thức tổ chức phỏng vấn 45
2.3 Phương pháp thử nghiệm: Gồm 2 loại: Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, và thử nghiệm ngoài hiện trường 46
2.4 Phương pháp điều tra thăm dò 46
2.5 Phương pháp thảo luận nhóm: 47
3 Kỹ thuật tổ chức thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính 48
3.1 Vai trò của nghiên cứu định tính 48
3.2 Công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính 49
1- Giới thiệu chung: 49
2- Các câu hỏi gợi ý thảo luận 49
3.3 Một số kỹ thuật diễn dịch trong nghiên cứu định tính 50
3.4 Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính 51
Kết Luận: 52
4 Hướng dẫn viết tiểu luận môn học 52
CHƯƠNG 4 53
ĐO LƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING 53
1 Cái gì được đo lường? 53
1.1 Đo lường các vật thể, các hiện tượng vật chất 54
1.2 Đo lường những hiện tượng kinh tế, xã hội hay nhân văn 54
Trang 51.3 Đo lường các trạng thái tâm lý 54
2 Lợi ích của việc đo lường 55
3 Xây dựng các luật lệ (qui tắc) của sự đo lường 55
4 Các thang đo lường 56
4.1 Thang biểu danh (hay Thang đo danh nghiã- Nominal Scale) 56
4.2 Thang xếp hạng theo thứ tự (Thang đo thứ bậc- Ordinal Scale) 57
4.3 Thang đo khoảng cách – Interval Scale 58
4.4 Thang đo tỉ lệ- Ratio Scale 59
5 Đánh giá đo lường 59
5.1 Sai lệch trong đo lường 59
5.2 Giá trị và độ tin cậy của đo lường 60
5.3 Ba tiêu chuẩn đối với một cuộc đo lường 60
5.3.1 Tính tin cậy 60
5.3.2 Tính hiệu lực 61
5.3.3 Sự nhạy cảm 61
6 Đo lường tâm lý 62
6.1 Đo lường thái độ thông thường 62
Thí dụ: Tần suất sử dụng 63
Thí dụ: Đánh giá sự đồng tình theo 5 mức độ 63
Thí dụ: Đánh giá của khách hàng về các chủng loại kem Walls 65
Chọn số chẵn 66
Chọn số lẻ 66
6.2 Đo các trạng thái tâm lý đặc biệt 66
7 Hướng dẫn viết tiểu luận môn học 67
Câu hỏi ôn tập 67
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 67
Trang 61 Khái niệm bảng câu hỏi 67
2 Bốn nhiệm vụ của bảng câu hỏi 68
3 Thiết kế bảng câu hỏi 68
Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm 68
4 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GOOGLE DOCS ĐỂ TẠO ONLINE SURVEY 75
1 Giới thiệu về tính năng: 75
2 Tạo bảng hỏi: 76
CHƯƠNG 6: PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 79
1 Tổng quan về chọn mẫu 79
1.1 Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu 79
2 Qui trình chọn mẫu 80
3 Các phương pháp chọn mẫu 81
3.1 Chọn mẫu theo xác suất (probability sampling ): 81
1-Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling): 81
2- Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống(systematic sampling): 82
3- Chọn mẫu cả khối (cluster sampling): 82
4- Chọn mẫu phân tầng (stratified sampling): 82
5- Chọn mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage sampling): 82
3.2.Phuơng pháp chọn mẫu phi xác suất (non-probability sampling methods): 83
1-Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling): 83
2-Chọn mẫu phán đoán (judgement sampling): 83
3-Chọn mẫu định ngạch (quota sampling): 84
4 Xác định qui mô (cỡ) mẫu 84
CHƯƠNG 7: XỬ LÝ DỮ LIỆU - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SPSS 89
A XỬ LÝ DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING 89
Trang 7Nhiệm vụ tổng quát của việc xử lý dữ liệu là “chuyển hóa” những ghi chép quan sát hoặc các câu trả lời dưới dạng “thô” thành các con số thống kê theo một trật tự nhất định để chuẩn bị cho việc
diễn giải các kết quả thu được 89
1 Các phương pháp xử lý dữ liệu: 89
Dữ liệu có thể được xử lý theo 2 phương pháp: 89
- Xử lý thủ công; 89
- Xử lý với sự trợ giúp của máy tính 89
Trong phạm vi của môn học chúng ta quan tâm đến việc xử lý dữ liệu với sự trợ giúp của máy tính, với các phần mềm (Software) chuyên dùng trong phân tích thống kê như: Amos; Crystalball; Eview; Minitab; SPSS;… Cũng cần nói rõ rằng các phần mềm có tên trên trên đều rất hữu dụng, và chúng có những đặc tính, thế mạnh riêng Nhìn chung các nhà nghiên cứu marketing đều phải sử dụng thành thạo các phần mềm này để phục vụ quá trình xử lý dữ liệu trong nghiên cứu marketing Do điều kiện hạn hẹp về thời gian chương này chúng tôi chỉ có thể giúp các bạn ứng dụng phần mềm SPSS trong việc xử lý dữ liệu mà thôi, còn các phần mềm khác bạn có thể tự nghiên cứu 89
2.2.2 Làm sạch dữ liệu 94
Trước khi tóm tắt và xử lý dữ liệu chúng ta cần làm sạch dữ liệu (data Cleaning) Nhằm mục đích phát hiện các sai sót như: (1) ô trống (missing data); (2) trả lời không hợp lý (Roque value) 94
Các ô trống là các ô của ma trận không chứa đựng dữ liệu trả lời Nguyên nhân của sai sót là do thu thập dữ liệu bị sót, hoặc nhập dữ liệu sai Để phát hiện ô trống ta có thể dùng phép đếm (count) theo các biến, vì số ô theo các biến sẽ phải có số lượng đúng bằng cỡ mẫu Khi phát hiện sai sót phải chỉnh sửa lại 94
Trả lời không hợp lý là các trả lời có dữ liệu không nằm trong thang đo đã thiết kế Ví dụ: thang đo có 5 bậc (từ 1-5), nhưng lại có dự liệu là 7, hoặc 33 là những dữ liệu không hợp lý Để phát hiện các trả lời không hợp lý ta chỉ cần tính tần số theo cột (biến) Loại sai sót này chủ yếu do nhập liệu (do gõ sai) 95
2.2.3 Lưu trữ dữ liệu 95
Dữ liệu sau khi nhập và làm sạch được lưu trữ lại dưới dạng bảng hoặc files 95
2.3Tóm tắt dữ liệu 95
Dữ liệu sau khi được lưu giữ ở dạng ma trận dữ liệu, công việc tiếp theo là tóm tắt chúng để chuẩn bị cho các phương pháp phân tích tiếp theo Dữ liệu thường được tóm tắt ở 3 dạng: (1) Dạng tóm tắt thống kê; (2) Dạng bảng; (3) Dạng đồ thị 95
2.3.1 Tóm tắt thống kê 95
Tóm tắt thống kê (Statistical summarization) được xem là phần cốt lõi và thường gặp nhất trong việc phân tích và xử lý dữ liệu thông qua các đo lường như: (1) Đo lường mức độ tập trung
Trang 8(Measure of centrality) gồm có: Trung bình (mean); Trung vị (Median); Mode (2) Đo lường mức
độ phân tán (measure of dispersion) như: Phương sai (Variance); Độ lệch chuẩn (Standard
Deviation); Khoảng biến thiên (Range) của tập dữ liệu 95
2.3.1.1 Đo lường mức độ tập trung 95
Ba đại lượng thường sử dụng trong đo lường mức độ tập trung của các quan sát có công thức tính như sau: 95
Trung bình của biến Xi ( i= 1,2,3… n) của mẫu: 95
X = (1/n ) Σ n i=1 X i 95
Trung vị là giá trị nằm giữa của thang đo 96
Mode là giá trị có tần số xuất hiện lớn nhất của một tập hợp các số đo 96
3.1.2 Đo lường mức độ phân tán 96
Phương sai (S2 ) đo lường mức độ phân tán của một tập số đo xung quanh trung bình của nó Căn bậc 2 của phương sai được gọi là độ lệch chuẩn (SD), công thức tính như sau: 96
S 2 = [1/(n-1)] Σ n i=1 (X i – X) 2 96
SD = S 2 96
Khoảng biến thiên là khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của một tập số đo Công thức tính như sau: 96
CV = (δ/μ) 100) 100 96
2.3.2 Tóm tắt dạng bảng 96
Hai dạng bảng thường dùng trong nghiên cứu thị trường là: (1) Bảng đơn (Simple one-way tabulation); và (2) Bảng chéo ( Cross – tabulation) 96
2.3.3 Tóm tắt dạng đồ thị 96
Tóm tắt dạng đồ thị thường hay được dùng trong các báo cáo nghiên cứu vì chúng có ưu điểm là rõ ràng và dễ theo dõi Bốn dạng đồ thị thường dùng là: (1) Đồ thị thanh (Bar chart); (2) Đồ thị bánh (Pie chart); (3) Đồ thị đường (Line Graph); (4) Đồ thị phân tán (Scatter graph) Trong đó cần chú ý một số đặc điểm: 96
Đồ thị thanh thường được sử dụng cho các câu hỏi cho nhiều trả lời để biểu diễn tần số - tổng của nó lớn hơn kích thước mẫu ( tần số tuyệt đối) hay lớn hơn 100% tần số tương đối 96
Đồ thị bánh thường được sử dụng cho các câu hỏi đơn trả lời để biểu diễn tần số tương đối – Tổng của nó bằng 100% 97
Đồ thị đường và Đồ thị phân tán được sử dụng để biểu diễn mối quan hệ giữa các biến 97
Trang 9B ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SPSS 97
1 Chọn phương pháp phân tích dữ liệu 104
Như chúng ta đã biết, các dữ liệu được thu thập, tóm tắt, và phân tích để phục vụ cho quá trình ra quyết định Marketing Như vậy, trước khi thực hiện việc thu thập dữ liệu (thiết kế nghiên cứu), nhà nghiên cứu đã phải các định dữ liệu sẽ được phân tích theo phương pháp nào? Để chọn phương pháp phân tích dữ liệu phù hợp, nhà nghiên cứu cần chú ý một số vấn đề có ý nghiã quan trọng sau: (1) Thang đo; (2) Phân bố của các biến; (3) Số lượng mẫu; (4) Số biến cần phân tích; và (5) Mối quan hệ giữa các biến 104
1.1 Thang đo 104
Có các cách phân tích thích hợp đối với mỗi loại thang đo: 104
Thang đo định danh chỉ cho chúng ta tính tần số; kiểm định tần số (Chi- bình phương) 104
Thang đo xếp hạng theo thứ tự cho phép chúng ta tính: tần số; trung vị; kiểm định tần số; Kolmogorov – Smirnov; Wilcoxon 105
Thang đo khoảng và thang đo tỷ lệ cho phép chúng ta thực hiện các phân tích nêu trên Bên cạnh đó còn cho phép ta tính giá trị trung bình; Các phép kiểm định Z, T 105
1.2 Phân bố của các biến 105
Tuỳ theo sự phân bố của số liệu ở các dạng: (1) Phân bố tham số (Parametric); (2) Phân bố phi tham số (Non- Parametric) chúng ta có phương pháp phân tích tương thích: 105
Phân bố tham số dùng phép kiểm định Z,t; 105
Phân bố phi tham số dùng phép kiểm định tần số; Wilcoxon 105
1.3 Chọn mẫu 105
Khi chọn phương pháp phân tích chúng ta cần chú ý đến số lượng mẫu được chọn và mối quan hệ giữa các phương pháp chọn mẫu (Chương 6) Khi chọn chúng độc lập với nhau ta có mẫu độc lập (Independent samples), nhưng khi ta chọn chúng liên kết nhau ta sẽ có mẫu phụ thuộc (Dependent samples) Trong so sánh hai trung bình chúng ta lưu ý phép kiểm định t cho trường hợp mẫu độc lập và phép kiểm định t cho trường hợp mẫu cặp 105
1.4 Số biến cần phân tích 105
Các nhà nghiên cứu thường dùng biến số cần phân tích để phân loại các phương pháp phân tích dữ liệu Khi số biến được phân tích là 1 thì được gọi là phương pháp phân tích đơn biến (Univariate data analysic); khi số biến được phân tích là 2 thì gọi là phương pháp phân tích nhị biến (Bivariate data analysic); và khi có nhiều biến để phân tích thì các phương pháp phân tích đó gọi là phương pháp phân tích đa biến (Multivariate data analysic) 105
1.5 Mối quan hệ giữa các biến 106
Trang 10Xét về mối liên hệ giữa các biến, chúng ta có hai nhóm phân tích chính: (1) Phân tích phụ thuộc (Dependence method); và (2) Phân tích phụ thuộc lẫn nhau 106 Khi các phân tích được chia thành hai nhóm: Bíên độc lập – biến phụ thuộc thí phương pháp phân
tích là phân tích phụ thuộc Các phương pháp phổ biến trong nhóm này có thể kể như: (1) Phân tích
hồi qui đa biến (Multiple regression analysis); (2) Phân tích phân biệt (Discriminant analysis); (3) Phân tích phương sai đa biến (Multivariate analysis of variance) 106 Trong trường hợp không có biến độc lập và biến phụ thuộc mà các biến này phụ thuộc lẫn nhau thì
phương pháp phân tích là phân tích phụ thuộc lẫn nhau Các phương pháp thường dùng trong
nhóm này như: (1) Phân tích yếu tố khám phá (Exploratory factor analysis); (2) Phân tích nhóm đồng nhất (Cluster analysis); (3) Phân tích đa hướng (Multidimensional Scaling) 106
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MARKETING
1 Mục tiêu của môn học
Nghiên cứu Marketing là một trong những môn học của khoa học quản trịkinh doanh trong một chuỗi các học phần gồm có:
- Marketing cơ bản (Những nguyên lý cơ bản của Mar);
- Nghiên cứu Marketing;
- Quản trị Marketing;
- Quản trị thương hiệu;
- Động thái khách hàng (Nghiên cứu tâm lý, hành vi của khách hàng);
Trang 11- Marketing chuyên ngành (dịch vụ; công nghiệp; thương mại; du lịch; ngânhàng; ).
Các môn học nêu trên giúp người học kiến tạo nên một toà nhà kiến thức hữudụng cho việc đưa ra những quyết định tiếp thị Riêng môn Nghiên cứu Marketingcung cấp cho người học những kiến thức về các nguyên tắc chung trong việc nghiêncứu thực nghiệm lẫn các kiến thức ứng dụng trong lĩnh vực Marketing
Môn học Nghiên cứu Marketing có mục đích giúp cho người làm kinh doanh
có thể hiểu và ứng dụng:
1 Khi nào phải nghiên cứu Marketing;
2 Nghiên cứu như thế nào?, và làm thế nào để sử dụng các nghiên cứuMarketing;
3 Trường hợp phải thuê nghiên cứu hoặc mua thông tin từ một cơ quan(DN) bên ngoài thì phải biết đánh giá giá trị thông tin, công sức của người thu thập,mức độ tin cậy, và tính chuyên nghiệp của cơ quan (DN) nghiên cứu, đồng thời biếtcách phân tích, tổng hợp, báo cáo để có kết quả cuối cùng là tốt nhất
2 Định nghiã và đặc điểm của nghiên cứu marketing
Nghiên cứu Marketing là quá trình thu thập, ghi chép, phân tích, và diễn
giải một cách có hệ thống và khoa học các dữ liệu về các vấn đề có liên quan đếnhoạt động Marketing về: hàng hoá; dịch vụ; và ý tưởng
Như vậy cần chú trọng các đặc tính sau:
2.1 Nghiên cứu Marketing (Marketing Research – MR) là sự ứng dụng những kỹ
thuật và nguyên tắc của các cuộc nghiên cứu khoa học (Scientific Research) mang 4tính chất cơ bản:
- Tính khách quan, kiểm soát những điều kiện gây ra thiên lệch;
Trang 12- Tính chính xác bằng những thước đo cụ thể để có những con số của sựkiện;
- Tính Lôgíc;
- Được chứng minh qua thử nghiệm
2.2 Nghiên cứu Marketing ứng dụng Là chuỗi lý luận có hệ thống thông qua:
- Quan sát (Observation);
- Thảo luận (Discussion);
- Phỏng vấn (Interviewing);
- Lập giả thiết (Formulation of hypothese);
- Dự đoán tương lai (Prediction of future);
- Kiểm định lại giả thiết (Testing of the hypothese)
2.3 Nghiên cứu Marketing không nhằm mục đích thoả mãn kiến thức mà hướng
đến việc tìm ra các giải pháp cho các vấn đề tiếp thị thực tiễn Mà nó hướng đếnhiệu quả, nhằm mục đích thu lợi nhuận cụ thể Trước khi tiến hành nghiên cứuMarketing, người ta phải cân nhắc khá kỹ về chi phí, thời gian và tính bảo mật củacác cuộc nghiên cứu
3 Phân biệt nghiên cứu tiếp thị và nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu tiếp thị (Marketing Research) mang ý nghiã rộng bao gồm việc
nghiên cứu nhiều hoạt động tiếp thị trong đó có nghiên cứu thị trường Điều quantrọng là xác định:
- Cơ hội thị trường;
- Các vấn đề tồn tại hay mới nảy sinh
Trang 13Từ các kết quả tìm thấy đó, nhà nghiên cứu tiếp thị phải cố gắng đề xuất cácbiện pháp tiếp thị.
Nghiên cứu thị trường (Market Research) tập trung vào việc đo lường các
hiện tượng trên thị trường theo một nghiã hẹp hơn, đôi khi có thể không đi sâu vàotìm kiếm nguyên nhân cũng như có thể không đề xuất một giải pháp nào cả
Trên thực tế, Nghiên cứu tiếp thị và nghiên cứu thị trường là hai khái niệmđược dùng khá lẫn lộn tùy theo cách hiểu theo nghiã rộng hay nghiã hẹp của mỗi từ.Tuy nhiên, trong phạm vi môn học này thì sự phân biệt này là cần thiết Vì môn họcNghiên cứu Marketing đi khá sâu vào những kỹ thuật nghiên cứu và khảo sát rất kỹlưỡng những ứng dụng trong nghiên cứu của tất cả các hoạt động marketing (sảnphẩm, giá cả, thị trường, chiêu thị, ), và chúng ta phải lựa chọn một số nội dungtrọng điểm của môn học và giả định rằng sinh viên đã có một nền tảng kiến thức vềcác môn học như: Xác suất thống kê, marketing căn bản
4 Lợi ích của nghiên cứu marketing
Nghiên cứu marketing có thể giúp:
- Loại bỏ những vấn đề chưa rõ, những nhận định chủ quan, hàm hồ;
- Tránh những rủi ro không tiên liệu được doanh chứ không thể thay thế hoàntoàn cho sự phán đoán đó;
- Giúp nhà kinh doanh tìm ra phương thức hoạt động có hiệu quả hơn, giảmchi phí, đạt doanh số cao hơn, tác động quảng cáo, tuyên truyền mạnh mẽ sâu rộnghơn;
- Hỗ trợ đắc lực các hoạt động khác của doanh nghiệp như: sản xuất; kỹthuật; tài chính để đạt được mục tiêu nâng cao sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng
Trang 145 Người thực hiện và người sử dụng nghiên cứu Marketing
5.1 Người thực hiện nghiên cứu Marketing( The Doers)
Là chuyên viên nghiên cứu thuộc phòng marketing, hay các nhân viên bánhàng, nhân viên tiếp thị được ủy nhiệm thực hiện nghiên cứu tiếp thị Thường cácdoanh nghiệp chỉ thực hiện các nghiên cứu ở qui mô nhỏ;
Là các doanh nghiệp nghiên cứu Marketing chuyên nghiệp, với bộ máy tổchức hoàn chỉnh, hệ thống trao đổi thông tin rộng rãi, tính chuyên môn cao, các DNnày thường có khả năng thực hiện các cuộc nghiên cứu có qui mô lớn Một sốdoanh nghiệp nghiên cứu marketing chuyên nghiệp có thể kể đến là: A.C Nielsen;MBL; Acorn; TNS; VMS; Cesais; Định Hướng; Hoàng Khoa
Là các cơ quan trưc thuộc Chính phủ như: các bộ ngành, các điạ phương;Tổng cục thống kê, hoặc là các tổ chức phi chính phủ (NGO) , các viên nghiên cứukhoa học, các cơ quan thông tấn báo chí Riêng báo Sài gòn tiếp thị hàng năm đều
tồ chức các cuộc điều tra thăm dò thị trường và thăm dò ý kiến người tiêu dùng đốivới hàng việt nam chất lượng cao
5.2 Người sử dụng (The Users)
Là tổng giám đốc, giám đốc marketing, hoặc các nhà quản trị với tư cách làngười chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định về các hoạt động tiếp thị và kinhdoanh Để có thể sử dụng kết quả nghiên cứu một cách hữu ích thì bản thân người
sử dụng cần phải hiểu biết về các phương pháp nghiên cứu Marketing và cộng tácchặt chẽ với người thực hiện
Là người cần mua thông tin (kết quả nghiên cứu marketing) để giúp cho việc
ra quyết định kinh doanh của mình được chính xác hơn, tránh được những thất bại
do thiếu thông tin Khi mua thông tin, các thông tin có thể đã có sẵn, nhưng trongnhiều trường hợp họ phải thuê các tổ chức, DN nghiên cứu thực hiện hẳn một cuộcnghiên cứu cho riêng mình
Trang 15Để lựa chọn một đơn vị nghiên cứu chuyên nghiệp và thông tin có giá trị,người sử dụng cần phải xem xét khả năng của đối tượng theo các tiêu thức sau:
- Uy tín của cơ quan nghiên cứu hay của người cung cấp thông tin;
- Tính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu;
- Tính cập nhật của thông tin;
- Độ tin cậy của thông tin;
- Tốc độ thu thập thông tin, tốc độ nghiên cứu;
- Tính kinh tế của sự thủ đắc thông tin (phí tổn cho cuộc nghiên cứu)
6 Tiến trình nghiên cứu tiếp thị
6.1 Tiến trình đơn giản Chỉ gồm 3 bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu (ta muốn gì?) Cụ thể là phải xác định
được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu thông qua một dự án (hay kế hoạch)nghiên cứu được hình thành một cách kỹ lưỡng và thận trọng;
Bước 2: Thực hiện dự án (kế hoạch) nghiên cứu;
Bước 3: Báo cáo kết quả nghiên cứu và đưa ra các đề nghị (nếu có).
Để cụ thể hoá hơn nữa các bước nghiên cứu một cách bài bản, nhiều tác giả
đã đề nghị những tiến trình nghiên cứu khác nhau, nhưng đều nói lên một trật tựtiến hành hợp lý thế nào cho cuộc nghiên cứu có kết quả khả quan nhất
6.2 Tiến trình nghiên cứu tiếp thị của David Luck và Ronald Rubin Gồm có 7 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề tiếp thị hoặc cơ hội kinh doanh cần nghiên cứu.
Trong bước này cần phải giải đáp các câu hỏi sau:
Trang 16- Doanh nghiệp có vấn đề gì chưa khẳng định được?
- Phải chăng DN đang gặp khó khăn trong kinh doanh hay là DN muốn tìm
cơ hội kinh doanh mới?
- Mục tiêu tiến hành nghiên cứu để làm nền tảng cho quyết định ở tầm cỡ
nào (cao cấp; trung cấp; hay cơ sở)? và trong lĩnh vực nào?
Vấn đề cốt lõi là nhận thức và chuyển hoá vấn đề tiếp thị đang quan tâmthành đề tài nghiên cứu những cuộc nghiên cứu sâu sẽ quan sát và mô tả hiện tượngtrên thị trường và tìm nguyên nhân chủ yếu và thử nghiệm lại kết quả của một sốgiả định (giả thiết nghiên cứu)
Ví dụ: Thời trang (nhuộm) tóc nâu đã xâm nhập vào Việt Nam (1999), vậy có phải
là cơ hội cho việc sản xuất loại thuốc nhuộm tóc không? Việc kinh doanh sau đó sẽnhư thế nào để đạt được hiệu quả nhất?
Bước 2: Xác định cụ thể thông tin nào cần thu thập Để làm tốt điều này
cần chú ý một số vấn đề sau:
- Phải xác định rõ ta cần biết điều gì?
- Thông tin này mang tính định tính (qualititative) hay mang tính định lượng
(quantitative)? Ví dụ minh hoạ
- Điều mong muốn được biết đó có thực tế (khả năng thực hiện) không? và
có liên quan trực tiếp gì đến những quyết định kinh doanh của DN hay không?
Bước 3: Nhận định nguồn thông tin Phải trả lời các câu hỏi:
Xác định ta sẽ tìm nguồn thông tin ở đâu?
Ai đang nắm giữ thông tin? số lượng những người đó nhiều hay ít?
Họ ở tập trung hay rải rác?
Trang 17 Có thể tìm kiếm thông tin trong các sách báo, ấn phẩm không? có thểhỏi các cơ quan nhà nước hay không?
Tiến hành lấy mẫu như thế nào, cỡ mẫu là bao nhiêu?
Nghiên cứu tiếp thị hết sức chú trọng đến khách hàng và đối thủ cạnh tranh,đây là những đối tượng không đồng nhất, hết sức đa dạng và đầy bất ngờ Do đóthông tin không chỉ khai thác từ một nguồn mà phải thu thập, đối chiếu từ nhiềunguồn
thì cấn phải:
- Xác định mô hình nghiên cứu;
- Liệt kê các phương pháp (có thể) để thu thập thông tin;
- Xem xét việc mua thông tin,thuê nghiên cứu, hay tự nghiên cứu;
- Phỏng vấn (hay quan sát), hoặc thảo luận với đối tượng nắm thông tin
Thời gian và chi phí là hai yếu tố quyết định phương pháp thu thập thông tin,đồng thới quyết định hìn thức nghiên cứu Khi tiến hành bước 4 này thông thườngngười nghiên cứu phải viết ra một bản dự án (hay kế hoạch nghiên cứu) để chokhách hàng (cấp trên) xem xét có đồng ý hay sửa đổi gì không Hai bên phải thốngnhất với nhau về một phác thảo cho những kết quả cần được báo cáo sau khi kếtthức cuộc nghiên cứu
Trong thực tiễn, người ta còn thử lập một tiến trình ngược, có nghiã là thựchiện bước đầu tiên bằng cách lập sẵn các bản “báo cáo rỗng” Các báo cáo rỗng này
có các chi tiết yêu cầu mà khách hàng mong muốn, từ đó suy ngược lại các bước3,2,1 như đã trình bày ở trên
Trang 18 Bước 5: Tiến hành thu thập và xử lý thông tin Cần thực hiện tốt các công
việc sau:
- Trình tự thực hiện kế hoạch thu thập thông tin;
- Phân công số người tham gia thực hiện;
- Công tác chuẩn bị, bảo đảm hậu cần, phối hợp và kiểm soát quá trình thuthập thông tin;
- Thực hiện các hình thức thu thập thông tin như: điều tra; phỏng vấn; quayphim; chụp ảnh; ghi âm; đo đạc thời gian và động tác; hành vi của các đốitượng; các hoạt động tiếp thị;
- Theo dõi và kiểm soát chi phí, tiến độ thực hiện So sánh với kế hoạch: dựtoán chi phí; tiến độ kế hoạch;
- Phân loại, sắp xếp, hiệu chỉnh dữ liệu;
- Sắp xếp thông tin thu nhận được;
- Mã hoá số liệu, nhập liệu;
- Đối chiếu những thông tin không ăn khớp để tìm ra thông tin phù hợp;
- Kiểm định các giả thiết;
Trang 19- Rút ra các kết luận về ý nghiã của thông tin.
- Người được báo cáo là cấp lãnh đạo, người quyết định kinh doanh, hayngười thuê nghiên cứu;
- Các số liệu phải được diễn giải minh bạch qua những phương pháp so sánhdiễn dịch, suy đoán một cách khoa học trước khi rút ra kết luận;
- Báo cáo bằng văn bản cho cấp lãnh đạo hay người sử dụng Có 2 loại báocáo: Báo cáo tóm tắt những kết quả chính; và báo cáo chi tiết;
- Báo cáo có thể được thực hiện bằng thuyết trình kèm theo việc chất vấngiữa người nghe và tác giả về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu;
- Báo cáo không chỉ trình bày số liệu thô mà phải nói rõ ý nghiã của số liệuthông qua các kỹ thuật phân tích thống kê;
- Báo cáp phải đưa ra các giải pháp đề nghị
Lưu ý:
Trong bản báo cáo phải trình bày lại những nội dung chính trong kề hoạch(dự án) nghiên cứu đã đề ra trong bước 2, tức là lúc chưa bắt đầu nghiên cứu,sau đó nêu ra những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện cácbước 3,4 Để người đọc có thể đánh giá được tính hiệu quả của cuộc nghiêncứu
Thật sự có nhiều giáo trình đưa ra những tiến trình nghiên cứu có số bướcnhiều ít, và tên gọi khác nhau tuỳ theo mức độ chi tiết hoá ta không nhấtthiết phải tin rằng chỉ có sách này đúng và sách kia sai, mà cần nhận địnhnên áp dụng tiến trình nào cho phù hợp với đặc thù riêng của nghiên cứu màmình sẽ tiến hành
Trang 207 Những nội dung cơ bản của một dự án nghiên cứu
Để có thể thực hiện một nghiên cứu có hiệu quả, ta cần phải lập kế hoạchnghiên cứu để làm rõ mình cần phải làm gì, và sẽ làm như thế nào (5W+1H) Bản
dự án, hay kề hoạch nghiên cứu (trong nhiều trường hợp còn gọi là đề cương nghiêncứu) tiếp thị phải đầy đủ các nội dung sau:
*C1
1- Tên gọi của cuộc nghiên cứu là tên vắn tắt của đề tài nghiên cứu;
2- Tên những người nghiên cứu ( tên nhóm hoặc cơ quan nghiên cứu);
3- Lý do chọn đề tài;
4- Mục tiêu của cuộc nghiên cứu;
5- Giới hạn nghiên cứu;
*C2
6- Xác định những thông tin cần tìm (lập danh mục);
7- Nhận dạng loại thông tin và nguồn thông tin;
*C3
8- Mô hình nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin;
*C4-C6
9- Phương pháp chọn mẫu;
10- Thời gian tiến hành nghiên cứu (ấn định ngày hoàn tất);
11- Số lượng nhân sự tham gia cuộc nghiên cứu;
12- Chi phí dự trù
Trang 21Lưu ý: Sinh viên được giao thực hiên một cuộc nghiên cứu tiếp thị trong học kỳ
phải thực hiện viết bản kế hoạch/ dự án/đề cương nghiên cứu Giảng viên sẽ duyệttrước khi thực hiện nghiên cứu
8 Những nghiên cứu Marketing thường được tiến hành
1- Nghiên cứu doanh số và dự báo khuynh hướng tương lai
2- Nghiên cứu thị phần
3- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
4- Nghiên cứu sự cảm nhận của khách hàng đối với các sản phẩm cũ và mới
5- Nghiên cứu “sức khoẻ” của nhãn hiệu và mức độ quan tâm của khách hàng vềnhãn hiệu
6- Nghiên cứu thói quen mua sắm và sử dụng hàng hoá
7- Nghiên cứu thị hiếu khách hàng về sản phẩm, mẫu mã, quảng cáo
8- Nghiên cứu tác động của quảng cáo
9- Nghiên cứu động cơ mua hàng, các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng.10- Nghiên cứu tâm lý (lối sống, mong muốn, ) và các hành vi ứng xử của kháchhàng
11- Nghiên cứu tác động của những thay đổi về thuộc tính của sản phẩm lên quyếtđịnh mua hàng (thí dụ: Những thay đổi về giá cả, chất lượng có làm thay đổi doanh
số bán hàng hay không?)
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tiếp thị, người ta thường cố gắng đolường (sẽ nghiên cứu ở Chương 4) để có thể lượng hoá các sự kiện và hiện tượng.Tuy nhiên, nghiên cứu marketing thường phải thực hiện đo lường tâm lý con người
Trang 22– một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ, cực kỳ tế nhị, khó khăn, nhưng cũng rất lýthú và bổ ích Để đảm bảo có được những thông tin chính xác, cụ thể (liên quan đếnvấn đề nghiên cứu), cập nhật thì các “nhà nghiên cứu marketing” phải sử dụng đếnkiến thức của nhiều ngành học khác nhau như: toán học, tin học, xã hội học, tâm lýhọc, và đặc biệt là thống kê học Sinh viên cần chú ý tự ôn tập lại kiến thức của cácngành học trên (có chỉ dẫn cụ thể) để có thể đạt kết quả tốt đối với môn học này.
9 Hướng dẫn viết Tiểu luận môn học
Tiểu luận môn học của học phần này được thực hiện theo nhóm sinh viên
( từ 5-10 SV/nhóm), có thể vận dụng cho phù hợp với tình hình của lớp học Sinhviên sẽ thực hiện tiểu luận trong suốt quá trình nghiên cứu môn học này (6-11 tuần).Thời hạn hoàn thành và nộp cho giảng viên là 10 ngày (kể từ buổi học cuối cùngcủa môn học), các nhóm SV nộp tiểu luận môn học cho Lớp trưởng, lớp trưởng giaolại cho giảng viên
1- Gợi ý về Đề tài: Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định mua
(SP/DV) của khách hàng trên thị trường TP Hồ Chí Minh
Lưu ý: Có thể chọn đề tài khác dựa theo Mục 8, nhưng phải được giảng viên
Bố cục của tiểu luận thông thường được gợi ý trình bày như sau:
Trang 23- Mục tiêu nghiên cứu;
- Phạm vi giới hạn nghiên cứu;
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Mô hình nghiên cứu;
- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu;
- Kết quả nghiên cứu;
- Kết luận và giải pháp đề nghị;
- Danh mục tài liệu tham khảo;
- Phụ lục
Câu hỏi ôn tập: (Xem giáo trình tr.16) SV tự ôn tập ở nhà (trừ câu 5-6 vì phải thực
hiện bài tập nhóm dưới đây)
Bài tập về nhà: (Thực hiện theo nhóm) Chọn đề tài và thực hiện từ bước 1- 5 (theo
Mục 7) của chương này (xem giáo trình Tr.13)
============================
Trang 24CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN DỮ LIỆU VÀ CÁC NGHIÊN CỨU MARKETING
1 Thông tin – Sự kiện và dữ liệu
1.1 Khái niệm về thông tin
Thông tin (information) là toàn bộ các “tín hiệu có ý nghiã” chuyển tải được
một nội dung tin tức, kiến thức, hay một sự đo lường khiá cạnh nào đó của sự kiệnhay hiện tượng
Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan
và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội Điều cơ bản là con ngườithông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành nhữnghoạt động có ích cho cộng đồng
Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắctrên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ Ngày nay, thuật ngữ
"thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến Thông tin chính là tất cảnhững gì mang lại hiểu biết cho con người Con người luôn có nhu cầu thu thậpthông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp
Trang 25với người khác Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là ngườn gốc của nhậnthức và là cơ sở của quyết định
Thông tin cũng được hiểu là sự liên lạc, thông báo những tín hiệu cho nhautheo một cách thức nào đó Thông tin thường xuyên hiện hữu trong đời sống kinh tế
xã hội của mỗi con người, doanh nghiệp, và quốc gia
Thời đại ngày nay được mệnh danh là thời đại bùng nổ thông tin, do sự pháttriển vượt bậc của cuộc cách mạng về thông tin, dẫn đến sự ra đời các phương tiệntruyền tải thông tin (truyền thông) hiện đại với các đặc tính: tức thời; tin cậy; hiệuquả Hàng ngày, ta có thể “thấy bằng mắt” một sự kiện nào đó đang diễn ra ở mộtnơi cách xa ta hàng vạn dặm, bạn có thể theo dõi trực tiếp các trận đấu của “ Giảingoại hạng Anh” qua màn ảnh truyền hình, bạn có thể trò chuyện với người thânđang ở xa qua điện thoại, internet một cách tiện dụng
Trong hoạt động SXKD, thông tin chiếm giữ một vai trò cực kỳ quantrong.Công nghệ thông tin trở thành động lực của “Toàn cầu hoá”, và đang làm chothế giới này trở nên “phẳng”
Thông tin có nhiều loại, và có nhiều cách phân loại Trong phạm vi của mônhọc ta cần phân biệt thông tin định tính và thông tin định lượng
1.2 Sự kiện
Sự kiện là nguồn cùa thông tin, là việc đã xảy ra, có thực, đã hiện hữu trong
tự nhiên hoặc trong tâm trí của con người (Ví dụ)
Trong nghiên cứu khoa học, người ta rất chú trọng đến sự kiện, đó là việc cóthực, có thể chứng minh bằng nhân chứng hay vật chứng Những sự việc được kểlại nếu không có chứng minh (nhân chứng, vật chứng) thì sẽ không được xem là sựkiện mà được xem là suy đoán hay ý kiến riêng Tuy nhiên, việc nghiên cứu ý kiến
Trang 26riêng của khách hàng (thu thập thông tin) lại rất được coi trọng nhưng cần thu thậpthêm bằng chứng (ví dụ).
1.3 Dữ liệu
Dữ liệu là những thông tin đã được thu thập, ghi chép, ghi nhận như vậykhông phải thông tin nào cũng là dữ liệu
Trong thực tế người ta hay dùng lẫn lộn giữa thông tin và dữ liệu Thực ra,
dữ liệu mang nghiã hẹp hơn, cụ thể hơn so với thông tin Dữ liệu mang tính chấtđịnh lượng với những con số đo lường nhất định còn được gọi là số liệu
1.4 Phân loại dữ liệu
Người ta phân biệt dữ liệu nói chung thành dữ liệu cấp 1 (sơ cấp) và dữ liệucấp 2 (thứ cấp)
1.4.1 Dữ liệu cấp 1 Còn gọi là dữ liệu sơ cấp, do ta thu thập thông tin tại hiện
trường thực tế thông qua các cuộc điều tra, thăm dò thị trường, khách hàng
- Điều tra: Là việc tìm hiểu thật kỹ ngọn nguồn các sự kiện, chú trọng tớiviệc thu thập thông tin cùng các nhân chứng, vật chứng
- Tổng điều tra: Là cuộc điều tra được thực hiện trên qui mô lớn (tầm quốcgia), nhằm thu thập thông tin về tất cả các đối tượng, không để sót đối tượng điềutra Trong thực tế khái niệm tổng điều tra phản ánh sự khác biệt với một cuộc điềutra mang tính đại diện ( với một cỡ mẫu n nhất định) cho một tổng thể
- Thăm dò: Mang ý nghiã thu thập thông tin qua một số đối tượng xác định,chú trọng tới việc thu thập ý kiến của họ về một (hay một số) vấn đề nào đó Ví dụ:Thăm dò ý kiến khách hàng, thăm dò ý kiến chuyên gia
Đối tượng để thu thập thông tin (sơ cấp) tại hiện trường thì khá đa đạng(người tiêu dùng; người có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm; người bán hàng;đối thủ cạnh tranh; nhà cung cấp; ) Việc xác định đối tượng để thu thập thông tin
Trang 27là vấn đề hết sức quan trọng, thường được thể hiện trong mô hình nghiên cứu Vídụ:
Cách thức để thu thập thông tin sơ cấp cũng khá đa dạng và phụ thuộc chủyếu vào hình thức thể hiện của thông tin cần thu thập, chúng ta sẽ nghiên cứu vấn
đề này kỹ hơn ở chương 3
1.4.2 Dữ liệu cấp 2 Còn gọi là dữ liệu thứ cấp, là những dữ liệu đã có sẵn do những
người khác đã thu thập và xử lý thông tin Dữ liệu cấp 2 có nguồn từ nội bộ, hoặc
có nguồn từ bên ngoài
Nguồn nội bộ: Là những tài liệu, số liệu của chính doanh nghiệp (nơi có đốitượng nghiên cứu), ta có thể thu thập dữ liệu từ nguồn này qua:
- Các chứng từ, hoá đơn mua, bán hàng hoá, vật tư, dịch vụ ;
- Các báo cáo bán hàng, tiếp thị, sản xuất, tài chính;
- Các khiếu nại của khách hàng;
- Các báo cáo nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp;
- Các kế hoạch và Chiến lược và chính sách kinh doanh của DN
Nguồn bên ngoài: Gồm có:
- Các ấn phẩm: Báo chí, tạp chí, ấn phẩm quảng cáo;
- Tài liệu của các cuộc hội thảo, báo cáo chuyên đề;
- Các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án;
- Tài liệu trên internet;
- Các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương,các trung tâm thông tin kinh tế, sứ quán, thư viện;
Trang 28- Tài liệu do tình báo thu thập được
Dữ liệu cấp 2 có nguồn bên ngoài, có một số ưu nhược điểm sau:
- Chủ yếu là thông tin và dữ liệu quá khứ;
- Quá nhiều thông tin, dữ liệu khiến ta phải lựa chọn;
- Nhiều nguồn thông tin, dữ liệu không phù hợp với cuộc nghiên cứu do việc
sử dụng các thang đo khác nhau, hoặc đơn giản là thiếu tin cậy, chính xác
3 Các loại nghiên cứu Marketing
Trong thực tế có nhiều cách phân lọai nghiên cứu marketing dựa theo cáctiêu thức phân loại khác nhau:
2.1 Phân loại theo mục đích nghiên cứu: Gồm có: Nghiên cứu
hàn lâm và Nghiên cứu ứng dụng.
đích mở rộng kho tàng tri thức của khoa học marketing, xây dựng và kiểmđịnh các lý thuyết khoa học về marketing để giải thích, dự báo các hiệntượng marketing Kết quả của các nghiên cứu loại này không nhằm vào việc
ra các quyết định marketing của các nhà quản trị trong một DN cụ thể Kếtquả của các nghiên cứu hàn lâm thường được công bố trong các tạp chí khoahọc hàn lâm về marketing (Journal of Marketing Research; International
Trang 29Marketing Review; ) Để minh họa cụ thể chúng ta sẽ xem xét hai vấn đềnghiên cứu dưới đây:
1- Các công ty trong ngành mỹ phẩm nên phân bổ ngân sách quảng cáo của mình trên các phương tiện truyên thông đại chúng như thế nào để đạt được hiệu quảtối ưu?
2- Quảng cáo trên truyên hình sẽ làm thay đổi lòng tin về thương hiệu và xuhướng tiêu dùng của khách hàng ở mức độ nào?
Rõ ràng, kết quả của các nghiên cứu này không trực tiếp giúp giải quyết mộtvấn đề kinh doanh cụ thể của một DN nào cả Chúng chỉ giúp giải thích mối quan
hệ giữa các “Biến số” trong thị trường Kết quả này có thể được sử dụng trongnhiều lĩnh vực khác nhau, các DN cũng có thể vận dụng chúng để giải quyết vấn đềkinh doanh của mình
dụng các thành tựu của ngành đó vào thực tiễn của cuộc sống Kết quả củanghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục đích hỗ trợ trực tiếp cho việc ra quyếtđịnh như vậy, nghiên cứu ứng dụng trong nghiên cứu marketing là cácnghiên cứu ứng dụng các thành tựu của khoa học marketing vào việc nghiêncứu các vấn đề marketing của DN, nhằm mục đích hỗ trợ các nhà quản trịtrong việc ra các quyết định, và thường được gọi là Nghiên cứu thị trường(Market Research) Ví dụ:
Công ty 32- BQP cần phải phân bổ ngân sách quảng cáo qua các phươngtiện truyền thông như thế nào để có thể thông tin được cho thị trường mục tiêu của mình
một cách hiệu quả nhất?
Kết quả của nghiên cứu này nhằm mục đích phục vụ cho việc ra quyết địnhmarketing cụ thể của Công ty 32- BQP Vì vậy nó là một nghiên cứu ứng dụng/nghiên cứu thị trường
Trang 302.2 Phân loại theo tính chất của nghiên cứu: Gồm có nghiên cứu
định tính, và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính (Qualitative Research): Nghiên cứu định tính thường
được sử dụng để khám phá (hay mô tả) các tính chất, các chi tiết, các ý kiếnkhác biệt của đối tượng nghiên cứu, hay một lý thuyết khoa học Đặc điểmcủa nó là dựa trên nguyên tắc qui nạp (Nghiên cứu trước, lý thuyết sau) Loạinghiên cứu này phù hợp với việc xây dựng các lý thuyết khoa học Do đótrong loại nghiên cứu định tính người ta hay sử dụng:
Phỏng vấn nhóm điển hình;
Phỏng vấn chiều sâu;
Nghiên cứu nhóm cố định
thường được sử dụng để kiểm định về mức độ các tính chất của đối tượngnghiên cứu, một lý thuyết khoa học, hay một giả thiết nghiên cứu Nghiêncứu định lượng dựa trên nguyên tắc suy diễn (diễn dịch- từ lý thuyết rồi đếnnghiên cứu) Loại nghiên cứu này phù hợp với việc kiểm định một lý thuyết,giả thuyết nghiên cứu khoa học Nghiên cứu định lượng cần phải đưa ranhững số liệu cụ thể, có thể đo lường được Vì vậy, nghiên cứu định lượngthường thực hiện một cuộc điều tra thăm dò với một số lượng mẫu nghiêncứu đủ lớn (cỡ mẫu), để sau đó rút ra những kết luận như giá trị trung bình(mean), các tỷ lệ (ratio) về những ý kiến với các chỉ tiêu thống kê (độ chínhxác, mức ý nghiã, độ phân tán, ) Ví dụ
Trong thực tiễn, việc phân loại theo tiêu thức này chỉ là tương đối, mangnặng về hình thức học thuật, và đôi khi không thực sự cần thiết Việc phối hợp cảhai phương pháp nghiên cứu (định tính, định lượng) trong một cuộc nghiên cứuđược chấp thuận trong nghiên cứu khoa học (Tashakkori & Taddlie 1998) Trong
Trang 31nghiên cứu marketing, phương pháp nghiên cứu định tính thường dùng để khám phácác vấn đề, cơ hội marketing (Khám phá các nhân tố về thái độ, hành vi, đặc điểmcủa người tiêu dùng, ), nghiên cứu định lượng thường được dùng để mô tả ( đolường các mức độ), và kết luận về các vấn đề, cơ hội marketing Như vậy, Cả 2 loạinghiên cứu nêu trên đều có thể, và cần thiết cùng tồn tại trong một cuộc nghiên cứumarketing.
2.3Phân loại theo mức độ chuyên sâu: Gồm có các loại:
Nghiên cứu phát hiện (khám phá);
Nghiên cứu lặp lại;
Nghiên cứu thăm dò;
Nghiên cứu sơ bộ;
Nghiên cứu chính thức
2.4 Phân loại theo mô hình nghiên cứu: Gồm có:
Nghiên cứu mô tả (nghiên cứu theo mô hình mô tả);
Nghiên cứu thủ nghiệm (nghiên cứu theo mô hình thử nghiệm)
2.5 Phân loại theo điạ điểm thực hiện:
Nghiên cứu tại hiện trường;
Nghiên cứu tại bàn giấy/ văn phòng, cơ sở nghiên cứu;
Nghiên cứu tạo phòng thí nghiệm
2.6 Phân loại theo cách thức thực hiện
Nghiên cứu đột xuất;
Nghiên cứu liên tục;
Trang 32 Nghiên cứu kết hợp.
Các bạn vui lòng xem chi tiết tại giáo trình (Tr 21- 23)
3 Các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu marketing (Phần nâng cao)
Có hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu đó là: Qui nạp (induction); vàdiễn dịch (suy diễn – Deduction) Xem hình minh hoạ: Mô hình vòng Wallace1969
Phương pháp qui nạp bắt đầu bằng cách quan sát, nghiên cứu các hiện tượngcủa đối tượng nghiên cứu để xây dựng mô hình (lý thuyết) cho vấn đề nghiên cứu
và rút ra các kết luận về các vấn đề nghiên cứu này Cho nên người ta gọi phươngpháp qui nạp là: Nghiên cứu trước, lý thuyết sau
Qui trình nghiên cứu của phương pháp diễn dịch đi theo hướng ngược lại vớiqui trình của phương pháp qui nạp Bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có để đề racác giả thuyết (Hypothesis) về vấn đề nghiên cứu (research problem) và dùng quansát để kiểm định các giả thuyết (Hypothesis testing) này Phương pháp diễn dịch là
từ lý thuyết rồi đến nghiên cứu Vì vậy, còn gọi là phương pháp suy diễn trên cơ sởkhoa học
Vòng Wallace cho thấy mối quan hệ giữa lý thuyết (Theory)và giả thiết cũngnhư cơ sở của sự phát triển trong khoa học xã hội Lý thuyết là động lực tạo ra cácgiả thuyết, giả thuyết cần có quan sát để kiểm nghiệm, kết quả của kiểm nghiệm chochúng ta các tổng quát hoá, đến lượt nó, tổng quát hoá sẽ bổ sung cho lý thuyết, lýthuyết lại tiếp tục kích thích các giả thuyết mới Qui trình tiếp diễn và khoa họcngày càng được bổ sung và phát triển
Chúng ta hãy xem xét chức năng của nghiên cứu định tính và định lượngcũng như qui nạp và diễn dịch trong nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụngtrong marketing (Xem hình) Nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng đều sử
Trang 33dụng các phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu như nhau Điểm khác biệt
của hai hướng nghiên cứu này là mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu
hàn lâm là thu thập thông tin để xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học Còn
mục đích của nghiên cứu ứng dụng là thu thập thông tin để phục vụ cho việc ra các
quyết định kinh doanh Vấn đề chúng ta sẽ xem xét tiếp theo là: Mô hình nghiên
cứu
4 Mô hình nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu là một công cụ có ý nghiã mô tả vấn đề nghiên cứu dưới
dạng sơ đồ, hình vẽ, và các chú giải nhằm diễn tả nội dung, và các mối liên hệ tác
động tới vấn đề nghiên cứu
5 Hướng dẫn thực hiện tiểu luận (tiếp theo kỳ trước)
Hướng dẫn viết kế hoạch thu thập thông tin.
1- Tên đề tài:
2- Đặt vấn đề:
Giải thích rõ lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu/ mục đích nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Xác định rõ ràng loại, phượng pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu: Mô tả sơ bộ các thông tin liên quan đến vấn đề: vấn đề
gì? mức độ nghiêm trọng của vấn đề? mối quan tâm của các bên liên quan tới
vấn đề đó
Nêu rõ mục đích của việc thu thập thông tin
Ghi chú: Viết ngắn gọn; cô đọng; khoảng từ 2-3 trang
3- Kế hoạch thu thập thông tin
(Học viên cần hoàn thành 2 bảng theo mẫu sau)
Bảng 1: Các thông tin cần thu thập
Stt Các thông tin cần thu
thập
pháp thu
Công cụ thu thập
Trang 34Phương pháp
chịu trách nhiệm
4- Phương pháp chọn mẫu (đối với các thông tin định lượng)
5- Các công cụ thu thập thông tin, dữ liệu
6- Tiến độ thu thập thông tin, dữ liệu
Ghi chú: Mục đích của việc thu thập thông tin nhằm:
- Xác định vấn đề cần giải quyết: vấn đề gì? mức độ nghiêm trọng đến đâu?
đối tượng nào chịu tác động khi vấn đề tồn tại?
Trang 35- Đã có các hoạt động nào đã và đang thực hiện để giải quyết vấn đề? Khókhăn, thuận lợi nào khi thực hiện các hoạt động đó?
- Mối quan tâm của các bên liên quan đối với việc giải quyết vấn đề?
- Các nguyên nhân gây ra vấn đề là gì?
- Các giải pháp có thể thực hiện để giải quyết vấn đề?
- Các nguồn lực có thể có để giải quyết vấn đề?
Các thông tin cần thu thập cần phải đủ để trả lời các câu hỏi trên Nên chú trong các thông tin thứ cấp và các số liệu định tính; có thể thu thập các số liệu định lượng khi cần thiết.
Câu hỏi ôn tập
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU THÔNG TIN
Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp có những đặc điểm riêng của chúng Trongnghiên cứu marketing các căn cứ cơ bản dưới đây thường được xem xét để lựa chọnnguồn dữ liệu:
- Tính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu;
- Tính hiện hữu;
Trang 36- Mức tin cậy của dữ liệu;
- Tính cập nhật của dữ liệu;
- Tốc độ thu thập;
- Tính kinh tế trong thu thập
1 Thu thập dữ liệu cấp hai (thứ cấp)
Dữ liệu cấp hai hay dữ liệu thứ cấp được trích ra từ các tài liệu, sách báo sẵn
có Người nghiên cứu phải biết làm việc có phương pháp để thu thập
1.1 Xác định nguồn dữ liệu
Nếu là nguồn dữ liệu nội bộ thì tìm đến nguồn thông tin tổng hợp (hệ thốngthông tin quản trị) của DN để điều tra Lưu ý có những thông tin mật chỉ có cấp cóthẩm quyền nào đó mới được tiếp cận
Nếu dữ liệu có nguồn tử bên ngoài thì cần lưu ý:
- Khách hàng;
- Các cơ quan nhà nước như: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê; Phòngthông tin của Bộ Thương mại; Phòng Thương mại và Công nghiệp; và các Bộ, tổngcục đều có bộ phận chuyên cung cấp thông tin hoặc xuất bản sách báo
- Thư viện các cấp: Trung ương, tỉnh (thành phó), quận (huyện), các trườngđại học, viện nghiên cứu,
- Truy cập trên Internet: Ngày nay ta có thể đọc được những thông tin thời sựrất cập nhật tại các ấn bản trên mạng
- Các Sứ quán thường có phòng thông tin hoặc Phòng thương mại sẵn sàngcung cấp thông tin cấp hai
Trang 371.2 Truy xuất thông tin
Tìm được đúng dữ liệu, thông tin cần thiết bắt đầu từ những thư mục, rồi đếnsách, chương, bài, tài liệu
Nếu bạn đã biết được đại chỉ các Website ưa thích thì cứ vào trực tiếp những trangchủ đó thí dụ các thông tin về công nghệ quảng cáo thì vào các trang: www.adage.com ;www.adweek.com; www brandweek.com; những website là những
tờ báo điện tử có thông tin hàng ngày và cho bạn đăng ký miễn phí Sau đó hàngngày bạn đều được gởi tới một bản tin mới
Trường hợp bạn muốn tìm một thông tin mà không biệt vào một website nàothì trước hết bạn nên nhờ những công cụ tìm kiếm quan trọng như: Google; Yahoo;Alta Vista; chúng sẽ giúp bạn đến được những website cần thiết thí dụ: Bạnmuốn tìm hiểu các bán hàng của Adidas, bạn có thể vào trang Google, rồi gõ tiếp “Adidas + selling skills” và nhấn Go, bạn sẽ nhận được hàng trăm kết quả có liênquan đến vấn đề ban cần nghiên cứu về cách bán hàng của Adidas
Hiện nay việc tra cứu những thông tin tiếp thị qua mạng Internet rất phongphú Riêng các bài viết bằng tiếng Việt, chúng ta có thể tìm đến các website của cácbáo điện tử hoặc của các DN muốn nghiên cứu
1.3 Ghi chép lại
Nếu là sách báo thì phải ghi rõ: Tên tác giả; tên sách (ấn phẩm); tên NXB;nơi xuất bản; năm xuất bản (hoặc số, ngày); số trang theo thứ tự và cách trình bàynhất định
Ví dụ 1: Thông tin về nhà máy Xi măng Sao Mai được ghi lại như sau:Quang Minh, báo “ Shing in southern Sky”, The Saigom Times weekly, số 51-1998(376)- 19.12.2008, TP Hồ Chí Minh, trang 24
Ví dụ 2: Thông tin về cách đặt câu hỏi phỏng vấn, trích từ ý kiến của tác giả
Trang 38(tên các tác giả- ND), “Fundermentals of Advertising research” (tên sách- ND), 3rd
Edition (lần xuất bản – ND), Wadsworth (tên NXB- ND), California (nơi XB),trang 87
Sinh viên khi bắt đầu nghiên cứu cần phải học phương pháp và tập thói quenghi chép và lập phiếu để công việc tiến hành một cách có hệ thống khoa học
1.4 Các ứng dụng thích hợp để thu thập thông tin khách hàng
Thông tin của khách hàng chính là nguồn tài sản quan trọng của doanhnghiệp Thông qua việc thu thập thông tin của khách hàng để doanh nghiệp kịp thờinắm bắt động thái thụ trường và phát hiện khách hàng tiềm năng, bạn có thể thamkhảo giải pháp miêu tả chi tiết dưới đây để biết cách làm thế nào thu thập đượcthông tin khách hàng
thập thông tin khách hàng
Tư liệu tuyên truyền và báo chí Trên báo thường có các thông tin của doanhnghiệp tham gia triển lãm, những thông tin này tương đối đầy đủ và hoànchỉnh Trong cuộc triển lãm, các tư liệu tuyên truyền bao gôm lượng thôngtin lớn về khách hàng, cần thu thập càng nhiều càng tốt
Hiện trường triển lãm: phát các món quà và tư liệu tuyên truyền về công tymình, đồng thời, yêu cầu khách hàng điền các thông tin cá nhân vào bảngđăng ký như: họ tên, đơn vị công tác, chức vụ, điện thoại liên hệ của kháchhàng
Thu thập danh thiếp: các doanh nghiệp tham gia triển lãm thường đặt danhthiếp của mình ở gian hàng để khách hàng lấy, cũng có khi doanh nghiệp chủđộng trao danh thiếp cho khách hàng và trao đổi danh thiếp với khách hàng
Thăm các gian hang: Có thể thăm các gian hàng khác và giao lưu với cácdoanh nghiệp củng ngành nghề kinh doanh, đồng thời cùng trao đổi cáchthức liên hệ Sau khi kết thúc triển lãm có thể bổ sung những thông tin vềkhách hàng như thông tin về sản phẩm hay qui mô doanh nghiệp của kháchhàng
Xin bảng thông tin của đơn vị tổ chức triển lãm Thông thường các đơn vitriển lãm sẽ có bảng thông tin về cuộc triển lãm, nội dung bao gồm: tên cácđơn vị tham gia triển lãm và cách thức liên hệ với khách hàng, thậm chí bạncòn có thể biết các chương trình khuyến mại của khách hàng
Trang 39 Thông qua báo chí để thu thập thông tin của khách hàng, chủ yếu là thôngqua tin tức quảng cáo trên báo để thu thập thông tin, chúng ta có thể biếtđược địa chỉ, điện thoại liên lạc, tên đơn vị của khách hàng, có khi chúng tacòn tìm được người liên lạc trực tiếp vừa nhanh, vừa hiệu quả Nhưng thôngtin quảng cáo trên báo chí khá phức tạp vì sau khi đọc xong ta còn phải chỉnh
lý lại thông tin
Tìm đọc trên các biển quảng cáo: Thông thường, các tấm biển quảng cáochứa đựng lượng lớn thông tin khách hàng, thông tin khá xác thực, đáng tin,đồng thời thông qua phân loại ngành nghề sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệpquản lý thông tin khách hàng
Thông qua quảng cáo để thu thập thông tin khách hàng Ví dụ thông qua tintức, quảng cáo bên đường hoặc trên các phương tiện giao thông côngcộng.v.v Nếu doanh nghiệp nào sử dụng các cách thức này để thu thập thôngtin khách hàng cũng khá phức tạp, tốn nhiều thời gian nhưng thông tin thuđược lại rất mới, có tính chính xác cao
Thông qua việc tìm kiếm trên mạng để thu thập thông tin,ví dụ vào trang
“google” để tra cứu thông tin khách hàng khi tìm, phải chú ý đến việc lựachọn, sử dụng những từ mấu chốt, dùng dấu cách để phân cách, hoặc có thểtrực tiếp sử dụng sự giúp đở để tìm(dựa vào những chỉ dẩn)
Lướt xem các trang mạng mang tính chuyên nghiệp Có thể lướt xem trangchuyên đề thuộc ngành nghề của mình, cũng có thể vào xem trang tin tức củacác nghành nghề tổng hợp, ví dụ trang “mạng thông minh”
Trực tiếp vào trang mạng của doanh nghiệp Có thể tìm địa chỉ của doanhnghiệp nào đấy trên mạng, sau đó trực tiếp vào xem trang web của doanhnghiệp này Như vậy, thông tin thu được khá hoàn chỉnh, đầy đủ và có tínhchính xác
Khi lựa chọn cơ cấu điều tra chuyên nghiệp phải xét đến các nhân tố kinhnghiệm chuyên nghiệp cũng như sự sắp xếp công nhân viên, trình độ chuyên nghiệphoá, giá cả phục vụ của họ Lựa chọn cơ cấu điều tra tốt, có tín nhiệm sẽ nâng caođược tính xác thực của thông tin khách hàng đã thu được
Tham gia vào các đoàn thể xã hội hoặc các hiệp hội ngành nghề
Hiệp hội ngành nghề sẽ cung cấp cho các hội viên những thông tin về từnghội viên khác, đồng thời, các hoạt động của hiệp hội ngành nghề cũng là cơ hội đểtiếp xúc với khách hàng và thu thập thông tin khách hàng
Thông qua sự giới thiệu của bạn thân hoặc bạn hàng hợp tác
Trang 40Thông qua sự giới thiệu của bạn thân hoặc bạn hàng hợp tác có thể thu đượcnhững thông tin tỉ mỉ về khách hàng, thậm chí cả sở thích, tình hình gia đình củakhách hàng, ngoài ra bạn còn có thể trực tiếp liên hệ với khách hàng.
2 Thu thập dữ liệu cấp một (sơ cấp)
Các phương pháp thu thập dữ liệu cấp một chủ yếu gồm:
ra các loại quan sát sau đây:
Quan sát kín đáo: Có nghiã là người quan sát đứng ở một chỗ kín đáo hoặc
không lộ vẻ đang quan sát;
Quan sát cho biết trước: Có nghiã là người quan sát nói trước cho đối tượng
quan sát biết (Thí dụ: Trong các cuộc thí nghiệm hay thử sản phẩm đối tượng quansát, phỏng vấn được báo trước) Điều này có thể làm cho đối tượng quan sát mất tựnhiên nhưng sẽ làm cho họ tích cực hơn
Lợi điểm của phương pháp quan sát là ta có thể: