Trong đó, việc khai thác container tại cảng là một phần quan trọng của hoạt động cảng biển.Đây là quá trình để đảm bảo cho hàng hóa được vận chuyển, giao nhận một cách hiệuquả qua biển v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CONTAINER TẠI
CẢNG ĐÀ NẴNG
Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng
Bình Dương, tháng 10 năm 2023
i
Trang 2Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
TT
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan tiểu luận môn Khai thác cảng đường thủy “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác container tại cảng Đà Nẵng” là bài tiểu luận của tác
giả Ngoài những thông tin thứ cấp có liên quan đến đề tài đã được trích dẫn theoquy định, toàn bộ kết quả trình bày trong tiểu luận này là do tác giả thực hiện Tất cảcác dữ liệu đều trung thực và nội dung tiểu luận chưa từng được công bố trong bất
cứ bài tiểu luận nào khác Tác giả xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Bình Dương, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Tác giả xin cam đoan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài tiểu luận “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác container tại cảng Đà Nẵng” này, đầu tiên cho phép tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến– Giảng viên hướng dẫn môn Khai thác cảng đường thủy
tại Trường đại học Thủ Dầu Một đã tận tâm, tận tụy giảng dạy, phân tích, giải đápmọi thắc mắc và truyền đạt những kiến thức đến cho tác giả, giúp tác giả có nềntảng hoàn thành bài tiểu luận này Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng gópcủa thầy để bài tiểu luận, cũng như kiến thức về khai thác cảng đường thủy của tácgiả sau này được hoàn thiện hơn
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1.4 tỷ lệ trình độ chuyên môn của nhân sự tại công ty cổ phần cảng Đà
Nẵng 27
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN v
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
Biểu đồ 1.4 tỷ lệ trình độ chuyên môn của nhân sự tại công ty cổ phần cảng Đà Nẵng 27 vii
2 Mục tiêu nghiên cứu xi
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung xi
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể xi
3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu xi
3.1 Đối tượng nghiên cứu xi
3.2 Phạm vi nghiên cứu xi
4 Phương pháp nghiên cứu xii
5 Ý nghĩa đề tài xii
6 Kết cấu đề tài xii
1.1.2 Vai trò và chức năng của cảng biển 13
1.1.2.1 Vai trò của cảng biển 13
1.1.2.2 Chức năng của cảng biển 13
1.1.3 Phân loại cảng biển 14
1.2 Hệ thống cảng biển Việt Nam 14
1.2.1 Đặc điểm cảng biển Việt Nam 14
1.3 Một số cơ sở lý thuyết về container 16
1.3.1 Khái niệm container 17
1.3.2 Phân loại container 17
1.3.4 Các phương tiện xếp dỡ container tại Cảng 19
1.3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác container tại Cảng 20
1.4 Thực trạng cảng biển và khai thác container tại cảng biển Việt Nam hiện nay. 20
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CẢNG ĐÀ NẴNG 22
2.1 Giới thiệu tổng quan về cảng Đà Nẵng 22
Trang 822
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 22
2.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 23
2.4 Ngành nghề kinh doanh 24
2.5 Cơ cấu tổ chức và nhân sự tại cảng Đà Nẵng 24
2.5.1 Cơ cấu tổ chức: 24
2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh 29
2.7 Các thuận lợi và khó khăn chung tại cảng Đà Nẵng 29
viii
Trang 92.7.1 Thuận lợi 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KHAI THÁC CẢNG ĐÀ NẴNG 31
3.1 Thực trạng hiệu quả khai thác Cảng Đà Nẵng 31
3.1.1 Diện tích mặt bằng, bãi chứa và địa hình 31
3.1.2 Cơ sở vật chất tại cảng 31
hình 3.1 cẩu giàn chạy ray 33
hình 3.2 cẩu khung chụp bánh lốp 34
hình 3.3 cẩu liebherr cố định 34
3.1.2 Năng xuất xếp dỡ tại cảng 35
3.1.2.1 Năng xuất xếp dỡ hàng hóa tại cảng 35
3.1.3 Chiến lược phát triển 35
4.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả khai thác cảng Đà Nẵng 36
3.2.1 Ưu điểm 36
3.2.2 Nhược điểm 37
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 38
4.1 Tuyến đường 38
Trang 10KẾT LUẬN 39
Trang 11A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với xu thế hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay, Việt Nam đang khôngngừng cố gắng đưa nền kinh tế Việt Nam lên một bước mới Cụ thể nhất là việc ViệtNam đang kí kết các hiệp định song phương và thương mại với các nước trên thế giới.Việc này giúp Việt Nam dễ dàng hơn trong việc phát triển nên kinh tế, đặc biệt là cáchoạt động liên quan đến xuất nhập hàng hóa giữa các nước với nhau Hoạt động ngoạithương là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho nên kinh tế nước ta mà nhà nướcđang phải đặc biệt quan tâm Để hoạt động ngoại thương này dễ dàng thì phải nâng caochất lượng của giao thông vận tải đường thủy, hình thức mà gần như các quốc gia đều
sử dụng và nó phổ biến rộng rãi trên khắp các nước Cảng biển góp phần rất quan trọngtrong vấn đề giao thông vận tải đường thủy và là một bộ phận không thể tách rời Ngoài
là mắt xích quan trọng để vận tải hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất đến khách hàng
mà còn phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cũng như lượng hàng hóatăng lên, đặc biệt hơn là việc xuất nhập khẩu sang các nước vì vậy đòi hỏi vận tảiđường thủy phải phát triển sâu rộng hơn Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống vận tảiđường thủy luôn đòi hỏi phải đi đôi với việc đổi mới, nâng cao và phát triển cảngbiển Nếu vận tải đường thủy đóng vai trò lưu thông, vận chuyển hàng hóa thì cảngbiển giữ vai trò cung ứng, lưu trữ, bảo quản hàng hóa Ngoài ra, cảng biển còn đóngvai trò quan trọng trong việc giao nhận hàng hóa từ tàu đến tay khách hàng Trong
đó, việc khai thác container tại cảng là một phần quan trọng của hoạt động cảng biển.Đây là quá trình để đảm bảo cho hàng hóa được vận chuyển, giao nhận một cách hiệuquả qua biển và trong chuỗi cung ứng toàn cầu Khai thác container tại cảng một cách
Trang 12tối ưu sẽ góp phần nâng cao hiệu suất làm việc, thời gian xử lý hàng hóa, giảm chiphí vận chuyển Chính vì thế, hoạt động khai thác container tại cảng đang dần trởthành đề tài được các doanh nghiệp đầu tư về cảng quan tâm và chú trọng đến.
Cảng Đà Nẵng là một trong những cảng lớn tại Việt Nam, là cảng biển
quan trọng trong nước và quốc tế có sức ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế và giao thôngvận tải của khu vực miền trung và cả nước Đồng hành cùng với sự phát triển từng ngàycủa đất nước, Cảng Đà Nẵng đã và đang từng bước nâng cấp, phát triển hệ thống cảngbiển để đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, trong đó bao hàm luôncác hoạt động khai thác container tại cảng cũng dần được nâng cao, cải thiện Tuy
x
Trang 13nhiên, hiện tại Cảng Đà Nẵng còn gặp phải rất nhiều khó khăn và hạn chế về việckhai thác hết công suất hiệu quả của cảng vẫn còn chậm, hạn chế trong việc xử lý,vận chuyển container từ tàu xuống bãi hay ngược lại Chính vì thế, để tồn tại và pháttriển với mong muốn đáp ứng hiệu quả cho khách hàng, Cảng Đà Nẵng nên tiếp tục
nổ lực nâng cao hoạt động khai thác container tại cảng Đồng thời, Cảng phải khôngngừng nâng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, năng suất làm việc, quy trình xếp dỡhàng hóa Từ đó, sẽ giúp cho Cảng tạo được cho mình một vị thế vững chắc, là cảngbiển đáng tin cậy cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước
Thấy được tầm quan trọng của hoạt động khai thác contaier tại Cảng trong việc
vận chuyển hàng hóa Tác giả đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả
khai thác container tại Cảng Đà Nẵng” làm đề tài cho bài tiểu luận này Nhằm mong
muốn giúp cho Cảng có cái nhìn sâu sắc nhất về hiệu quả khi thác container tại đây.Ngoài ra, sẽ đưa ra những đánh giá về ưu – nhược điểm mà hoạt động khai tháccontainer tại cảng nói riêng và toàn cảng nói chung đang gặp phải Song song đó, cònđưa một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác container tại Cảng Đà Nẵng
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận nhằm hệ thống hóa và luận giải rõ cơ sở
lý thuyết về cảng biển và khai thác container tại Cảng Phân tích thực trạng khai tháccontainer tại Cảng Quảng Ninh Từ đó chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm của thựctrạng khai thác container tại Cảng, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nângcao hiệu quả khai thác container tại Cảng Quảng Ninh
Trang 142.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Phân tích thực trạng khai thác container tại cảng Quảng Ninh
Đánh giá thực trạng khai thác container tại cảng Quảng Ninh
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả khai thác container tại cảng Quảng Ninh
3 Đối tượng và Phạm vi nghiên
cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng khai thác container tại cảng Quảng Ninh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Cảng Đà Nẵng thuộc Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng
Trang 15Thời gian: Từ 01/10/2023 đến 30/10/2023.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này, phương pháp nghiên cứu được nhóm tác giả
Pháp so sánh: Tác giả đã vận dụng phương pháp này, nhằm so sánh, đánh giá về
ưu nhược điểm sau khi phân tích về quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng Quảng Ninh
Phương pháp này giúp tác giả nhìn nhận vấn đề tốt hơn, từ đó đưa ra nhữnggiải pháp phù hợp
5 Ý nghĩa đề tài
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích giúp đánh giá và tìm ra ưu, nhược điểm củakhai thác container tại Cảng Đà Nẵng Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao hiệu khai thác container tại Cảng Đà Nẵng
Trang 16Mặt khác, đề tài làm cơ sở cho Cảng Đà Nẵng có được những giải pháp nhằmnâng cao nâng cao hiệu quả khai thác container tại Cảng Đề tài còn giúp cho tác giảhiểu hơn về lý thuyết và thực tiễn của cảng biển và khai thác container tại Cảng.Ngoài ra, còn giúp tác giả vận dụng những kiến thức có được từ bài tiểu luận này vàotrong quá trình làm việc sau này.
6 Kết cấu đề tài
Để trình bày toàn bộ nội dung bài tiểu luận này, ngoài phần mục lục, các danh mục, sơ đồ, bảng biểu, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 4 chương chính sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Tổng quan về Cảng Đà Nẵng
Chương 3: Phân tích thực trạng khai thác container tại Cảng Đà Nẵng
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác container tại Cảng Đà Nẵng
Trang 17B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Một số cơ sở lý thuyết về cảng biển
1.1.1 Khái niệm về cảng biển
Điều 73 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về cảng biển như sau:
Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xâydựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa,đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng.Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng Bộ luật Hàng hải Việt Nam (2015)
Theo Arbia Hlali Sami Hammami (2017) Cảng biển trong khái niệm truyềnthống là “một tổ hợp của các đê chắn sóng, âu thuyền và cầu bến để phục vụ cho tất cảcác loại hàng hóa và tàu thuyền”
1.1.2 Vai trò và chức năng của cảng biển
1.1.2.1 Vai trò của cảng biển
Theo Nguyễn Văn Khoảng Mai Văn Thành (2020) Cảng biển có vai trò là đầumối giao thông đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an toàn, nhanh chóng và thuận tiện,
Trang 18đảm bảo cho việc xếp dỡ hàng hóa và vận chuyển hành khách Bảo quản và lưu giữhàng hóa, gia công, phân loại hàng hóa, thực hiện các thủ tục pháp chế về quản lý nhànước và các dịch vụ hàng hải phục vụ các tàu thuyền.
1.1.2.2 Chức năng của cảng biển
Chức năng cơ bản của cảng biển được quy đinh tại Điều 76 Bộ luật hàng hải Việt
Nam 2015, theo đó, cảng biển có những chức năng cơ bản như sau:
Chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng: Cảng biển là đầumối giao thông quan trọng kết nối giữa biển với đất liền, nơi tiếp nhận tàu biển ra, vàohoạt động để thực hiện thao tác xếp dỡ hàng hỏa và vận chuyển hành khách
Chức năng cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu
thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách Do đó, chức năng chủ yếu của cảngbiển là phục vụ tàu biển cung cấp các các dịch vụ cho tàu vào cũng như dịch vụ thôngquan, hoa tiêu lai dắt, vệ sinh hầm hàng cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vậtliệu bảo đảm an minh cho tàu khi tàu neo đậu tại cảng Phục vụ hàng hóa cũng
Trang 19là chức năng chủ yếu của cảng biển theo đỏ cảng biển sẽ cung cấp các dịch vụ như xếp
dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gái, hỗ trợ cho công tácxuất nhập khẩu, phục vụ hàng quá cảnh
Chức năng cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hànghóa trong cảng và cảng biển cũng là đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảngbiển
Chức năng của cảng biển là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặcthực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp, ngoài ra, cảng biển còncung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa
1.1.3 Phân loại cảng biển
Điều 75 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 phân loại cảng biển và công bố Danhmục cảng biển như sau:
Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảngcửa ngõ quốc tế;
Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế
- xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
Trang 20Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh
tế - xã hội của vùng;
Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương
1.2 Hệ thống cảng biển Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm cảng biển Việt Nam
Hệ thống cảng biển được quy hoạch đồng bộ, gắn với các vùng kinh tế lớn của cảnước để tạo động lực phát triển kinh tế vùng nói riêng và kinh tế nước nhà nói chung
Một số cảng được quan tâm và đầu tư với quy mô hiện đại, mang tầm vóc quốc
tế ngày càng thể hiện được vai trò kết nối như: Cảng Hải Phòng, Cảng Vũng Tàu
Sự tăng lên không ngừng về số lượng càng tại Việt Nam Cùng với đó là sự nâng cao về năng lực và chất lượng dịch vụ Thực tế, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống
Trang 21cảng biển liên tục tăng, trong giai đoạn năm 2016-2020, khối lượng hàng hóa thôngqua biển mỗi năm tăng trung bình 10%.
Hệ thống cảng biển phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, chưađược đầu tư tương xứng Công tác quy hoạch cảng biển vẫn còn nhiều hạn chế
1.2.2 Vai trò của cảng biển Việt Nam
Cảng biển được biết đến là cửa ngõ quan trọng của hàng hóa xuất, nhập khẩu và
là đầu mối chuyển đổi các phương thức vận tải từ vận tải biển sang vận tải đường sắt,đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện vai trò cảng cửa ngõ quốc tế và đảm nhậnchức năng trung chuyển
Là đầu mối phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toànvùng Cảng biển gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước với vaitrò là đầu mối phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng,như: Cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc;Cảng biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung; cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐồngNai gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; Cảng biển Cần Thơ, AnGiang gắn với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long Hàng năm hệ thốngcảng biển Việt Nam thông qua đến 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần tạođộng lực phát triển kinh tế đất nước, giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa mục tiêu đưanước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển
Trang 22Vai trò của phát triển cảng biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất làphát triến giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoáng sản Phát triển cảngbiến sẽ tạo ra nhiều dịch vụ khai thác tiềm năng của vùng miền và phát triển giaothông vận tải mở mang nhiều nghành sản xuất dịch vụ cho cảng biển, tăng thu hút đầu
tư, thúc đầy sản xuất và xuất nhập khầu, tạo thuận lợi cho mở rộng du lịch
1.2.3 Phân loại cảng biển Việt Nam
Ngày 24 tháng 6 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết địnhsố1037/QĐ-TTg về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảngbiển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo đó hệ thống cảng biểnViệt Nam được quy hoạch như sau:
15
Trang 23Theo vùng lãnh thổ, hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, địnhhướngđến năm 2030 gồm 06 nhóm cảng:
Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình
Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh
Nhóm 3: Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi
Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận
Nhóm 5: Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Bao gồm cả Côn Đảo và trên sôngSoài Rạp thuộc địa bàn tỉnh Long An)
Nhóm 6: Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (Bao gồm cả Phú Quốc vàcác đảo Tây Nam)
Theo quy mô, chức năng nhiệm vụ, hệ thống cảng biển Việt Nam có các loại
cảng:
Cảng tổng hợp quốc gia là các cảng chính trong hệ thống cảng biển Việt Nam,bao gồm: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và cảng trung chuyểnquốc tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa (Loại IA) Và Cảng đầu mối khu vực (Loại I),gồm: Quảng Ninh, Nghi Sơn (Thanh Hóa),Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà
Trang 24Nẵng, Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn(Bình Định), Thành phố Hồ Chí Minh,Đồng Nai, Cần Thơ.
Các cảng tổng hợp địa phương (Loại II) có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục
vụ chủ yếu trong phạm vi địa phương (tỉnh, thành phố)
Cảng chuyên dùng (Loại III) phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp tậptrung, hàng qua cảng có tính đặc thù (dầu thô, sản phẩm dầu, than, quặng, xi măng,clinke, hành khách, ) và là một hạng mục trong tổng thể cơ sở công nghiệp Riêngcảng chuyên dùng trung chuyển than nhập khẩu cho các nhà máy nhiệt điện sẽ bố tríđầu mối tiếp nhận, trung chuyển chung cho từng cụm nhà máy Trong mỗi cảng biển
có thể có nhiều khu bến cảng, mỗi khu bến cảng có thể có nhiều bến cảng, mỗi bếncảng có thể có nhiều cầu cảng với công năng và quy mô khác nhau, bổ trợ nhau vềtổng thể Tại cảng biển chuyên dùng có thể có bến xếp, dỡ hàng tổng hợp phục vụ trựctiếp cho cơ sở công nghiệp
1.3 Một số cơ sở lý thuyết về container
Trang 251.3.1 Khái niệm container
Theo khái niệm cơ bản container được hiểu đó là một cái hộp hình khối chữnhật và được làm bằng thép cực lớn Phần ruột của container rỗng, có cửu mở gồm 2cánh tại một mặt, cửa có chốt cài để đóng kín Phần vỏ ngoài của container được sơnvới nhiều màu sắc khác nhau như: Xanh, đỏ, đen, cam, trắng,… (Vinatransit 2023)
Theo Hiệp hội vận tải quốc tế thì container chính là một hệ thống vận chuyểnhàng hóa (Một công cụ vận tải) đa phương thức Các container này phải đạt theo tiêuchuẩn ISO 668;2013 với các đặc điểm như sau:
Có hình dạng cố định, có tính bền Nhất là container phải đủ độ chắc để có thể
sử dụng lại được nhiều lần
Phải được cấu tạo đặc biệt, nhằm mang đến sự thuận tiện cho việc chuyên chởhàng hóa bằng một hay nhiều phương tiện vận tải khác nhau, mà không phải bốc dỡ,đóng xếp lại dọc đường hay ở cảng
Theo đúng khái niệm container chuẩn ISO cần phải được lắp đặt thiết bị riêng.Nhằm cho phép container thuận tiện trong việc xếp dỡ cũng như tiện lợi trong việcthay đổi từ phương thức vận tải này sang đến một phương thức vận tải khác
Có thiết bị cấu tạo đặc biệt để tạo sự thuận tiện nhất cho việc đóng xếp hàng vào
và bốc dỡ hàng ra container Có dùng tích bên trong container phải đạt không ít hơn1m3
Trang 26Sức chứa của các tàu chở hàng và cảng biển được đo bằng đơn vị Foot-Equivalent-Unit và là đơn vị đo hàng hóa được container hóa tương ứng với mộtcontainer 20 feet tương đương có thể tích 39m3 Riêng container 40 feet và container
TEU-Twenty-45 feet được tính tương đương là 2 TEU 2 TEU được quy định như là 1 Foot-Equivalent-Unit có thể tích 78m3
FEU-Fourty-1.3.2 Phân loại container
Các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu chuẩn
và không theo tiêu chuẩn ISO
Loại không theo tiêu chuẩn có thể tương tự container ISO về hình dáng kích thước,nhưng không được sử dụng rộng rãi và nhất quán do không được tiêu chuẩn hóa
17
Trang 27Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), container đường biển bao gồm 7 loại chính như
sau:
Container bách hóa: Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô,nên còn được gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC) Loạicontainer này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển
Container hàng rời: Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũcốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡhàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch) Loại container hàng rời bình thường
có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa
Container hở mái: Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàngvào và rút hàng ra qua mái container Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vảidầu Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài
Trang 28Container mặt bằng: Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằngvững chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có
thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời
Container bồn: Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đógắn một bồn chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàngđược rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van
xả (Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm
1.3.3 Vai trò của container trong vận tải hàng hóa
Container là sản phẩm đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực vận tải hàng hóa và trongđời sống Sự ra đời của container mang đến nhiều lợi ích thiết thực và đóng góp vào sự
18
Trang 29phát triển mạnh mẽ của việc giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cụ thể: Giảm thiểu các chi phí liên quan đến xếp dỡ, bảo quản vận chuyển hànghóa Hạn chế tối đa tình trạng bị thiệt hại do trộm cắp bởi vì hành hóa được chứa trongcontainer được bảo quản cẩn thận và an toàn
Tiết kiệm chi phí đáng kể cho việc bảo hiểm hàng hóa khi lưu thông
Nâng cao hiệu suất lao động giúp xếp dỡ được nhiều hàng hóa hơn
Khi dùng container thì tàu chở có thể đóng được nhiều hàng hơn
Giúp cho việc phân phối hàng hóa nội địa bằng xe tải, tàu hóa được dễ dàng, tiệnlợi hơn
Góp phần thúc đẩy thương mại toàn cầu hóa
1.3.4 Các phương tiện xếp dỡ container tại Cảng
Cẩu giàn: Là loại cẩu lớn đặt tại cầu tàu, thường được lắp đặt tại các cảngcontainerchuyên dụng để xếp dỡ container lên xuống tàu theo phương thức nâng qualan can tàu Lift-on/Lift-off (Lo/Lo) Cẩu này có kết cấu khung chắc chắn, đặt vuônggóc với cầu tàu, vươn qua chiều ngang thân tàu trong quá trình làm hàng
Trang 30Cẩu chân đế: Là loại cẩu dùng để cẩu hàng bách hóa, và có thể dùng để cẩucontainer khi cần thiết Lợi thế của loại cẩu này là có thể quay trở dễ dàng, và linh hoạttrong việc chọn vị trí nhấc cũng như đặt container mà không cần di chuyển Loại nàykhông phải chuyên dụng và có năng suất kém hơn cẩu giàn.
Cẩu sắp xếp container: Là loại cẩu di động sử dụng để sắp xếp container trongbãi container của cảng Loại cẩu này cấu trúc gồm một khung có chân đế gắn vào bánhlăn trên ray hoặc bánh lăn cao su và một xe điện con di chuyển dọc khung dầm
Xe nâng: Là loại thiết bị nâng hạ có cấu trúc dạng ô tô bánh lốp, được trang bịđộng cơ diesel và động cơ thủy lực, nâng hạ container qua cơ cấu càng (xe nâng phổthông) hoặc khớp giữ (xe nâng chụp, nâng cạnh)
Giá cẩu: Là thiết bị gắn khớp giữ, lắp đặt cho các cẩu để chụp vào nóc trên củacontainer
Có hai loại giá cẩu Loại giá cẩu thô sơ chỉ gồm một khung thép chữ nhật kíchthước cố định tương ứng với chiều dài và chiêu rộng của container 20' và 40' Loại giá
Trang 31cẩu tự động cấu trúc phức tạp hơn, có chiều dài thay đổi được để phù hợp với chiều dàicủa nhiều loại container.
1.3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác container tại Cảng
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác container tại cảng bao gồm:
Số lượng container xếp dỡ hàng ngày: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệuquả khai thác container tại cảng Số lượng container xếp dỡ hàng ngày càng cao cho thấy cảng đang khai thác hiệu quả và có khả năng xử lý hàng hóa đáp ứng nhu cầu củakhách hàng
Thời gian xếp dỡ container: Thời gian xếp dỡ container là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá hiệu quả khai thác container Nếu cảng có thể xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng
và đúng hẹn, điều này cho thấy cảng đang hoạt động hiệu quả và giúp khách hàng tiếtkiệm thời gian
Tỷ lệ container bị hỏng hoặc mất: Tỷ lệ container bị hỏng hoặc mất là một chỉ tiêu
để đánh giá chất lượng dịch vụ của cảng Nếu tỷ lệ này thấp, điều này cho thấy cảng
có quy trình vận hành an toàn và đảm bảo an ninh hàng hóa
Tỷ lệ sử dụng công suất cảng: Tỷ lệ sử dụng công suất cảng là tỷ lệ giữa số lượng
container thực tế và công suất tối đa của cảng Nếu tỷ lệ này cao, điều này cho thấy
Trang 32cảng đang sử dụng công suất hiệu quả và có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh.
Chi phí vận chuyển container: Chi phí vận chuyển container cũng là một chỉ tiêu quantrọng để đánh giá hiệu quả khai thác container tại cảng Nếu cảng có thể cung cấp dịch
vụ vận chuyển container với chi phí hợp lý và cạnh tranh, điều này sẽ thu hút thêm khách hàng và tăng cường hoạt động kinh doanh
1.4 Thực trạng cảng biển và khai thác container tại cảng biển Việt Nam hiện
nay.
Hiện nay, cảng biển và khai thác container tại Việt Nam đang có những thay đổi
và phát triển tích cực Dưới đây là một số thông tin về tình trạng này:
Cảng biển: Việt Nam có hệ thống cảng biển phát triển, bao gồm cảng biển lớn và cảngbiển nhỏ Các cảng biển lớn như Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn - Hồ Chí Minh, Cảng
Đà Nẵng và Cảng Cát Lái đang trở thành trung tâm quan trọng của hoạt động vận tải biển và thương mại quốc tế
Khai thác container: Việt Nam đang phát triển hơn trong hoạt động khai thác
Trang 33Cải thiện quy trình và dịch vụ: Việc cải thiện quy trình và dịch vụ liên quan đến khai thác container là một việc hết sức cần thiết của Việt Nam Các cảng đang áp dụng công nghệ thông tin để tăng cường hiệu quả và giảm thời gian xử lý hàng hóa.
Đầu tư và hợp tác quốc tế: Việt Nam đang thu hút đầu tư từ các công ty và tập đoàn quốc tế trong lĩnh vực cảng biển và khai thác container Các đối tác quốc tế đang hợp tác với Việt Nam để xây dựng và quản lý các cảng container hiện đại và tiên tiến Điềunày giúp nâng cao năng lực và chất lượng của cảng biển Việt Nam
Trang 34CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CẢNG ĐÀ NẴNG 2.1 Giới thiệu tổng quan về cảng Đà Nẵng
Hình 2.1 logo công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng
Nguồn: Cảng Đà Nẵng
Tên công ty: Công ty cổ phần cảng Đà Nẵng
Mã số thuế: 0400101972
Trang 35Diện tích Bãi container: 83,309 m²
Diện tích Kho: 14,258 m²
Chiều dài cầu tàu: 310 m
Độ sâu trước bến: -11 m
Vốn điều lệ: 990.000.000.000 đồng (chín trăm chín mươi tỷ đồng)
Địa chỉ: 26 Bạch Đằng, phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng