1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác cảng Đường giải pháp nâng cao hiệu quả xếp dỡ cho tàu container tại cảng lotus

102 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Xếp Dỡ Cho Tàu Container Tại Cảng Lotus
Người hướng dẫn TS. Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics và QLCCƯ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

hoạch, phát triển, khai thác dịch vụ cảng biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợithế sẵn có; hệ thống cảng biển còn phân tán, cơ sở hạ tầng giao thông, các khucông nghiệp phát triển chưa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

***

TIỂU LUẬN KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY

Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XẾP

DỠ CHO TÀU CONTAINER TẠI CẢNG LOTUS

Chuyên ngành: Logistics và QLCCƯ

Bình Dương, tháng 10 năm 2023

i

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận do chính bản thân mình làm trong suốt quá

trình tìm hiểu đề tài cũng như theo học môn học Khai thác cảng đường thủy Tất cả số

liệu đều là thật được cung cấp trên trang web của cảng biển, đồng thời bản thân có tìmhiểu thêm trên các trang báo và tài liệu liên quan Các tài liệu tham khảo đều được tríchdẫn và ghi nguồn rõ ràng Cam đoan không có sự gian lận trong quá trình thực hiện đềtài Nếu có sai phạm em xin chịu mọi kỷ luật của nhà trường

Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn đến TS đã hướng dẫn, giảng dạy và

động viên chúng em trong suốt thời gian học tập và thực hiện bài tiểu luận này

Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các thầy cô, giảng viên khoa Kinh tế–trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy và trang bị kiến thức hữu ích cho em trong suốt

quá trình học tập tại trường Đây là một nền tảng vững chắc để em có thể hoàn thành tốt bàitiểu luận của mình và là hành trang quý giá cho quá trình công tác của em sau này

Do khả năng và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi nhữngthiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của thầy cô để giúp bài tiểuluận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn !

Sinh viên thực hiện

Trang 4

KHOA KINH TẾ

CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

tối đa

Cán bộ Cán bộ Điểm chấm 1 chấm 2 thống

nhất

1 Phần 1: Lý do chọn đề tài 1

Trang 5

2 Phần 2: Tổng quan về Doanh nghiệp 2

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 3

B PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CÁC SƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 4

1.1 Tổng quan về cảng biển 4

Trang 7

1.1.1 Khái niệm cảng biển 4

1.1.2 Vai trò của cảng biển 5

1.1.3 Chức năng của cảng biển 6

1.1.4 Hoạt động của cảng biển 7

a) Các hoạt động dịch vụ 7

b) Các hoạt động chung 8

1.1.5 Phân loại cảng biển 9

1.2 Tổng quan về khai thác cảng container 9

1.2.1 Khái niệm cảng container 9

1.2.2 Đặc điểm cảng container 10

1.2.3 Vai trò cảng container 11

Trang 8

1.2.4 Tiêu chuẩn và mục tiêu chủ yếu của cảng container 11

a) Tiêu chuẩn cơ bản của cảng container 11

b) Mục tiêu cơ bản của cảng container 12

1.2.5 Lợi ích khai thác cảng container 13

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CẢNG LOTUS 15

2.1 Tổng quan về Cảng Lotus 15

vi

Trang 9

2.1.1 Giới thiệu chung 15

2.1.2 Quá trình thành lập và phát triển 16

2.1.3 Thành tựu đạt được 17

2.1.4 Vị trí địa lý thuận lợi 19

2.1.5 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị 20

2.1.6 Các dịch vụ chính tại cảng 23

2.2 Cơ cấu tổ chức 26

2.2.1 Sơ đồ tổ chức tại Cảng Lotus 26

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 26

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XẾP DỠ CHO TÀU CONTAINER TẠI CẢNG LOTUS 31

3.1 Quy trình xếp dỡ cho tàu container tại Cảng Lotus 31

Trang 10

3.1.1 Lập sơ đồ xếp dỡ 31

3.1.2 Chuẩn bị chứng từ xếp/dỡ 32

3.1.3 Thực hiện quy trình xếp/dỡ 32

a) Hàng hóa xuất khẩu 33

b) Hàng hóa nhập khẩu 34

3.2 Những nguyên tắc xếp dỡ cho tàu container 35

3.3 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm quy trình xếp dỡ hàng hóa cho tàu container tại cảng Lotus 36

3.3.1 Ưu điểm 36

3.3.2 Nhược điểm 37

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XẾP DỠ CHO TÀU CONTAINER TẠI CẢNG LOTUS 40

Trang 11

4.1 Đề xuất giải pháp 40

4.2.1 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 42

4.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp 42

C PHẦN KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

vii

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2 1: Logo Cảng biển Lotus 16

Hình 2 2: Một số thành tích của cảng Lotus 18

Hình 2 3: Một số thành tích của cảng Lotus 18

Hình 2 4: Bản đồ vị trí địa lý Cảng Lotus 19

Hình 2 5: Cầu cảng tại Cảng Lotus 20

Hình 2 6: Bãi container tại Cảng Lotus ( 100.000m2) 21

Hình 2 7: Bãi hàng tổng hợp tại Cảng Lotus ( 40.000 m2) 21

Hình 2 8: Kho hàng tại cảng Lotus (10.000 m2) 22

Hình 2 9: Danh sách trang thiết bị tại Cảng Lotus 22

Hình 2 10: Một số hình ảnh các trang thiết bị tại Cảng Lotus 23

Hình 2 11: Chuyển tải hàng hóa từ tàu lên xe ( kết hợp thủy – bộ) 23

Trang 13

Hình 2 12: Xếp dỡ hàng hóa tại cảng Lotus 24

Hình 2 13: Kho bãi tại Cảng Lotus 24

Hình 2 14: Kho ngoại quan tại Cảng Lotus 25

Hình 2 15: Sơ đồ tổ chức Cảng biển 26

Hình 3 1: Quy trình xếp dỡ hàng hóa cho tàu contaie 31

Trang 14

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Trong thời đại hiện nay, nền công nghiệp hiện đại và nền thương mại quốc

tế đang ngày một phát triển, kéo theo nhu cầu của việc trao đổi, giao lưu, vậnchuyển, vận tải hàng hóa của các doanh nghiệp giữa các vùng miền cũng như thịtrường trong và ngoài nước tăng cao Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng

và mang tính quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội của từngquốc gia, đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển trong đó có ViệtNam Xuất nhập khẩu trở thành khâu chủ chốt trong hoạt động thương mại quốc tế

và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước, xuất nhập khẩu tạonguồn vốn dồi dào, giúp đất nước phát triển, kìm hãm lạm phát, gia tăng doanh thucho ngân sách nhà nước, để từ đó cải thiện đời sống sinh hoạt nhân dân, tăng thunhập đầu người, doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường vươn ra thế giới,nắm bắt được những phương thức kinh doanh đa dạng, phong phú tạo bước đệmcho công cuộc đổi mới đất nước đồng thời đóng góp cho nền kinh tế nước nhà

Nhắc đến hoạt động thương mại thì không thể không nhắc đến giao thông vậntải thủy vì phần lớn các hoạt động ngoại thương đều chọn phương thức vận chuyểnnày Cảng biển không những phục vụ cho nhu cầu đi lại cho con người, mà nó cũngchính là cửa ngõ giao thương hàng hóa xuất, nhập khẩu, đầu mối chuyển đổi phương

Trang 15

thức vận tải đường biển sang vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa Việcphát triển giao thông vận tải đường thủy luôn đòi hỏi phải đi đôi với việc phát triểncủa cảng biển Là quốc gia ven biển, nước ta có gần 1/2 số tỉnh, thành phố có biển,với tổng chiều dài bờ biển trên 3.260 km chạy dọc theo chiều dài đất nước và với 34cảng biển bao gồm 2 cảng biển đặc biệt, 11 cảng loại I, 7 cảng biển loại II và 14 cảngloại III, với vị trí thuận lợi và sự phát triển của đất nước Việt Nam hiện nay thì trongnhững năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lượcquy hoạch, xây dựng, phát triển cảng biển Tuy nhiên, việc quy

1

Trang 16

hoạch, phát triển, khai thác dịch vụ cảng biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợithế sẵn có; hệ thống cảng biển còn phân tán, cơ sở hạ tầng giao thông, các khucông nghiệp phát triển chưa đồng bộ với hệ thống cảng biển; công nghệ, phươngtiện, máy móc còn lạc hậu; chất lượng dịch vụ hải quan còn hạn chế,

Nhận thức được tầm quan trọng của cảng biển cũng như những hạn chế về

cảng biển hiện nay nên em quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả xếp dỡ cho tàu container tại Cảng Lotus” làm đề tài nghiên cứu cuối kỳ cho môn học “Khai thác cảng đường thủy” cho bản thân mình Qua bài tiểu luận nhằm tìm

hiểu cũng như hiểu hơn về các thiết bị xếp dỡ, quy trình xếp dỡ đồng thời đề xuấtnhững biện pháp giúp cho cảng biển nâng cao được hiệu quả trong quá trình xếp

dỡ cho tàu container

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Thứ nhất, phân tích được thực trạng xếp dỡ cho tàu container tại Cảng Lotus Thứ hai, đánh giá được ưu nhược điểm của quy trình xếp dỡ cho tàu container

tại Cảng Lotus

Thứ ba, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xếp dỡ cho

tàu container tại Cảng Lotus

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Trang 17

Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xếp dỡ cho tàu container tại Cảng Lotus.

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Công Ty Liên Doanh Bông Sen - Cảng Lotus

+ Phạm vi thời gian: Từ ngày 26/08/2023 đến ngày 30/10/2023

4 Phương pháp nghiên cứu.

Bài tiểu luận em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích các đề tài, các bài báo cáo em

đã tham khảo nhằm rút ra được kết luận phục vụ mục tiêu cho đề tài

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các cơ sở lý thuyết liên quan cũng như

các số liệu về cảng biển

2

Trang 18

Phương pháp thu thập số liệu: Những số liệu về hoạt động kinh doanh,

cũng như số các số liệu liên quan đến cảng biển được tìm kím trên trang web vàcác bài báo liên quan

Phương pháp tham khảo, hỏi ý kiến và cũng như tiếp thu những nhận xét

của thầy phụ trách về vấn đề cần tìm hiểu cũng như kết quả của đề tài

5 Ý nghĩa nghiên cứu.

Qua quá trình tìm hiểu và làm bài tiểu luận về vấn đề “Giải pháp nâng cao

hiệu quả xếp dỡ cho tàu container tại Cảng Lotus” Em đã mở rộng tầm nhìn hơn về

chuyên ngành mình đang theo học, tiếp nhận được những kiến thức vô cùng bổ ích từnhững thông tin trên các trang báo, các đề tài liên quan trước đó Hiểu được nhữngkhó khăn kinh doanh trong các hoạt động khai thác cảng biển, vận tải, xuất nhập hànghóa của các doanh nghiệp.Và mong rằng những kiến nghị đề xuất, những gợi ý trong

đề tài sẽ có thể hỗ trợ được cho các doanh nghiệp, các cảng biển hoàn thiện hơn vềquy trình xếp dỡ cho tàu container và mong rằng cũng có thể giúp ích cho những cảitiến cần thiết của doanh nghiệp cảng biển trong thời gian đến

6 Kết cấu đề tài.

Chương 1: Các cơ sở lý thuyết liên quan

Trang 19

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Cảng Lotus.

Chương 3: Phân tích thực trạng xếp dỡ cho tàu container tại Cảng Lotus Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xếp dỡ cho tàu container tại Cảng Lotus

3

Trang 20

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CÁC SƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN.

1.1 Tổng quan về cảng biển.

1.1.1 Khái niệm cảng biển.

Khái niệm của cảng biển gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải, theoquan điểm trước đây cảng biển chỉ là nơi trú gió to, bão lớn cho tàu thuyền và thựchiện các tác nghiệp xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang các phươngthức vận tải khác và ngược lại Do đó các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của cảng rấtđơn giản và thô sơ

Ngày nay, cảng biển không những chỉ là nơi bảo vệ an toàn cho các phươngtiện vận tải biển trước các hiện tượng tự nhiên bất lợi, mà còn là đầu mối giao thông,một mắt xích hết sức trong quá trình vận tải Nếu xét riêng ở phương thức vận tải biểnthì khái niệm cảng biển mang ý nghĩa hẹp, cũng như với tàu hỏa người ta cần xâydựng các nhà ga, hay với vận tải hàng không thì cần phải có sây bay chẳng hạn Vìthế, cảng biển được coi là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hànghóa chuyên chở trên tàu, với nhiệm vụ chính là cung cấp các phương tiện và dịch vụcần thiết cho việc dịch chuyển hàng hóa từ tàu lên các phương tiện vận tải nội địa vàngược lại hay lên các tàu khác trong trường hợp chuyển tải

Trang 21

Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 định nghĩa “ Cảng biển là khu vực

bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặttrang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách vàthực hiện dịch vụ khác Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có mộthoặc nhiều cầu cảng”

Theo giáo trình Quy hoạch Cảng của trường đại học xây dựng, năm 1984 địnhnghĩa: Cảng là tổng hợp những công trình và thiết bị kĩ thuật đảm bảo thuận lợi chotầu tiến hành công tác bốc xếp hàng hóa và các quá trình khác Nhiệm vụ cơ

4

Trang 22

bản của cảng là vận chuyển hàng hóa hay hành khách từ đường thủy (biển haysông) lên các phương tiện giao thông khác và ngược lại.

Như vậy, cảng biển là đầu mối kinh doanh lớn, bao gồm nhiều công trình

và kiến trúc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu an toàn, nhanh chóng và thuận lợithực hiện công việc chuyển giao hàng hóa, hành khách từ các phương tiện giaothông trên đất liền sang các tàu thuyền và ngược lại, bảo quản và gia công hànghóa, phục vụ tất cả các nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng Ngoài ra,cảng biển còn là trung tâm phân phối, trung tâm công nghiệp, trung tâm thươngmại, trung tâm dịch vụ, trung tâm cư dân của cả một vùng, địa phương

Cần nhấn mạnh rằng cảng biển đề cập ở đây là cảng được xây dựng phục vụcho lợi ích công cộng, trái ngược với các cơ sở vật chất khác chỉ phục vụ cho các lợiích cá nhân (như cảng của một nhà máy công nghiệp) Sự cạnh tranh giữa các cảng làmột yếu tố được xem như là những cách thức khi so sánh với những cơ sở vật chấtkhác Sự cạnh tranh này xảy ra khi có nhiều hơn một cảng phục vụ và tất nhiên cáccảng này cung cấp những dịch vụ với chất lượng và giá phí khác nhau

1.1.2 Vai trò của cảng biển.

Làm đầu mối giao thông: Đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an toàn, nhanh

chóng và thuận tiện, đảm bảo cho việc xếp dỡ hàng hóa và vận chuyển hành khách

Trang 23

Bảo quản và lưu giữ hàng hóa, gia công, phân loại hàng hóa, thực hiện các thủ tụcpháp chế về quản lý nhà nước và các dịch vụ hàng hải phục vụ các tàu thuyền.

Tạo nguồn thu, đóng góp cho ngân sách Nhà nước: Với các hoạt động dịch

vụ cho tàu và hàng hóa đi và đến (hoa tiêu, lai dắt, bảo dưỡng sửa chữa tàu, cungứng cho tàu, trung chuyển hàng hóa quốc tế) cảng có các nguồn thu đảm bảo duytrì hoạt động và phát triển cảng, góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia và địa phươngcảng phát triển

Thúc đẩy thương mại quốc tế: Sự phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật của cảng sẽ

đáp ứng nhu cầu thương mại hàng hóa trong phạm vi khu vực cũng như trên toàn

5

Trang 24

thế giới, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy kinh tế phát triển, đẩy nhanhquá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Tăng cường phát triển kinh tế quốc gia và địa phương: Với các quốc gia có

cảng biển phát triển, đặc biệt tại địa phương có cảng, được xem như một sự kiệnquan trọng cho sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp khaithác, công nghiệp đóng tàu, cho phép tạo nhiều công ăn việc làm phục vụ kinh tếđịa phương

1.1.3 Chức năng của cảng biển.

Chức năng vận tải, xếp dỡ hàng hóa: Chức năng vận tải của cảng biển có

lịch sử lâu đời cùng với sự xuất hiện của cảng biển, cảng biển chính là mắt xíchquan trọng của ngành vận tải, biểu hiện thông qua khối lượng hàng hóa xếp dỡthông qua các bến cảng hàng năm Đây là chức năng rất cơ bản, là hoạt động chínhcủa cảng

Chức năng thương mại: Chức năng thương mại của cảng biển cũng đồng

thời gắn với sự ra đời của cảng biển và ngày càng được phát triển qua các thời kỳ.Với vị trí là đầu mối giao thông thuận tiện trong vùng, khu vực và gần các tuyếnhàng hải quốc tế, các cảng biển thực sự là địa điểm lý tưởng để trao đổi buôn bánthương mại giữa các vùng miền trong cả nước và hình thành các trung tâm thươngmại quốc tế, khu vực

Trang 25

Chức năng công nghiệp: Các vùng cảng biển hoạt động là địa điểm thuận

lợi cho việc xây dựng và hình thành các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp,khu kinh tế tập trung, bởi nó cho phép giảm rất nhiều chi phí vận tải từ các nhàmáy tới cảng cũng như việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài về cảng chuyển đếncác nhà máy chế biến Do đó có thể nói việc đặt các nhà máy, xí nghiệp, khu côngnghiệp trong khu vực cảng hoặc gần khu vực cảng là một sự tối ưu hóa chi phítrong sản xuất và vận tải nhằm hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnhtranh hàng hóa của các doanh nghiệp nằm trong khu vực cảng biển hoạt động

6

Trang 26

Chức năng phát triển thành phố, đô thị: Cảng biển trực tiếp ảnh hưởng đến

sự hình thành và phát triển thành phố cảng, thông qua các hoạt động mang tínhchất vận tải, thương mại và công nghiệp, khi thành phố phát triển sẽ tạo điều kiện

để thu hút lượng hàng hóa thông qua cảng biển Thành phố cảng sẽ là trung tâmhành chính cho các hãng tàu, đại lý hãng tàu, các tổ chức tài chính, bảo hiểm,trung tâm thương mại và du lịch

Chức năng trung chuyển: Trung chuyển hàng hóa là quá trình vận chuyển

hàng hóa qua cảng trung gian từ cảng xuất đến cảng nhận, do đó khi việc thực hiệnchức năng bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng để phục vụ kinh tế trongnước thì quá trình trung chuyển hàng hóa là tối ưu cho nền kinh tế, tạo ra thu nhậptăng thêm và cơ hội thuận lợi để phát triển ngành logistics

Chức năng logistics: Thực tế cho thấy ngành logistics hiện nay được phát

triển chủ yếu trên cơ sở nền tảng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vững chắc vàlĩnh vực vận tải đa phương thức, ngành giao nhận phải phát triển đến một trình độnhất định, trong đó cảng biển và vận tải đường biển có vai trò vô cùng quan trọng.Ngày nay, rất nhiều nước trên thế giới như Đức, Pháp, Hà Lan, Singapore, HồngKông, Thượng Hải (Trung Quốc) đã tập trung rất nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tưcho hoạt động logistics và coi đây là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ cho hoạtđộng kinh doanh, khai thác cảng biển

1.1.4 Hoạt động của cảng biển.

Trang 27

a) Các hoạt động dịch vụ.

Các hoạt động dịch vụ chính của cảng bao gồm:

- Xếp dỡ hàng hóa cho tàu: đó là việc xếp hàng xuống tàu và dỡ hàng khỏitàu, thiết bị sử dụng cho hoạt động này tùy thuộc vào loại hàng và phương án xếp

dỡ Ngoài thiết bị của cảng, người ta còn dùng các thiết bị của tàu

- Lưu kho hàng hóa: có thể bảo quản hàng trong kho hay ngoài bãi tùythuộc vào số lượng, loại hàng, thời gian hàng ở cảng và loại phương tiện vậnchuyển tiếp theo

7

Trang 28

- Tái chế: áp dụng đối với những loại hàng hóa yêu cầu quá trình tái chế trongphạm vi cảng để đảm bảo tập trung, phân phối hoặc nâng cao hiệu quả vận chuyển.Trong hầu hết các trường hợp, quá trình này được thực hiện trong kho bãi của cảngnhư đóng gói, đóng cao bản

- Giao nhận hàng hóa giữa các phương tiện vận tải

- Phục vụ tàu: Là việc chuẩn bị cho hành trình tiếp theo của tàu như cung ứng nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm

- Tiến hành công tác hoa tiêu, lai dắt phục vụ tàu

- Duy trì hoạt động của tàu: có thể thực hiện sửa chữa nhỏ hay bảo dưỡng tàutại cảng hay tại xưởng sửa chữa và thông thường hoạt động này do các công

ty khác đảm nhiệm

- Thực hiện công tác cứu hộ và là nơi lánh nạn cho tàu;

- Các dịch vụ khác

b) Các hoạt động chung

Trang 29

- Quản lý hoạt động biển: liên quan đến chấp hành luật hàng hải, sự tuân thủ và kiểm soát đường thủy trong phạm vi cảng và vùng lân cận.

- Kiểm soát an toàn và môi trường: liên quan đến các quy định, quy tắc để

loại trừ nguy hiểm đối với môi trường, đối với con người, bao gồm cả phòng chống cháy nổ, kiểm soát ô nhiễm nước và không khí, kiểm soát tiếng ồn

- Các hạt động nhằm duy trì bảo dưỡng thiết bị, công trình, tạo điều kiện cho cảng hoạt động hiệu quả như:

+ Nạo vét;

+ Sửa chữa, bảo dưỡng cầu tàu, kho bãi, đường giao thông trong cảng;

+ Sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị

- An ninh cảng: các điều kiện để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tài sản của

cảng

Trang 30

- Các hoạt động đặc biệt: đôi khi các hoạt động quân sự cũng được thựchiện trong cảng như việc tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, xếp dỡ những loại hàngđặc biệt nguy hiểm.

8

Trang 31

1.1.5 Phân loại cảng biển.

Theo chức năng của cảng được phân thành các loại:

+ Cảng tổng hợp: Là cảng thương mại giao nhận nhiều loại hàng hóa khácnhau, bao gồm thứ nhất là cảng tổng hợp quốc gia là các cảng có quy mô đạt công

14 suất từ 01 triệu tấn trở lên, vùng hấp dẫn lớn, có tính khu vực Thứ hai là cảngtổng hợp của các địa phương, ngành là cảng có quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ địa

phương, các bộ ngành

+ Cảng chuyên dùng: Là các cảng thực hiện giao nhận một loại hàng hóa hoặcchỉ phục vụ riêng cho một đối tượng Như cảng chuyên xếp dỡ hàng container, cảngxăng dầu, cảng than, cảng xi măng, cảng phân bón, cảng sắt thép,

+ Cảng nội địa: Là cảng phục vụ cho hệ thống tàu thuyền, phương tiện thủynội địa cập cảng giao nhận hàng hóa, thường là các cảng địa phương

+ Cảng quốc tế: Là cảng thường có các tàu thuyền nước ngoài ra vào làm hàng Nó có thể là cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng hoặc là trung chuyển

Trang 32

+ Cảng biển loại I: Là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng.

+ Cảng biển loại II: Là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng

+ Cảng biển loại III: Là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

1.2 Tổng quan về khai thác cảng container.

1.2.1 Khái niệm cảng container.

Cảng container được biết như là một nơi xếp dỡ hàng Container từ cácphương tiện vận tải thủy lên bãi cảng hay các phương tiện vận tải đường sắt,đường bộ Về cơ bản thì nó là một địa điểm với sức chứa hàng và diện tích khá lớn

để thuận tiện hơn cho mọi hoạt động bốc dỡ, bốc xếp từng kiện hàng

9

Trang 33

Cảng Container là một khu vực nằm trong hải cảng lớn, nó có cả cảng phục

vụ các loại tàu khác như hàng rời, tàu dầu, tàu khách…Đặc biệt nó được thiết kếdành riêng cho tàu container neo đậu, bốc hạ container và thực hiện tiếp các côngviệc vận chuyển hàng container vào trong nội địa Có thể chia cảng container làm

3 loại chính và mỗi loại có đi kèm những đặc thù riêng như:

+ Cảng đầu mối: Là cảng container nước sâu, dành cho các tàu chở hàng cótrọng tải trung bình, chủ yếu phục vụ nội địa, tức hàng được đưa trực tiếp từ cáctàu container tới cảng Container nằm tại cảng này lâu hơn nên diện tích và trangthiết bị ở càng này buộc phải lớn hơn nhằm mục đích dự phòng sự tăng đột biến vềlưu lượng các container

+ Cảng chuyển tải: Là cảng chuyên phục vụ các tàu container chở hàngquốc tế trên các tuyến chính để chuyển tải hàng hóa sang tàu container khác Tức

có nghĩa là container được dỡ từ tàu này lên bờ rồi lại xếp lên tàu container khác

để vận chuyển tới điểm đích

+ Cảng phục vụ các tàu trên tuyến nhánh (Local Ports): Với mô hình cảng

này thì thường nằm sâu trong nội địa, chuyên phục vụ cho các tàu tuyến nhánh, tàucontainer nhỏ, có sức chở dưới 100 Teu Nơi này chủ yếu diễn ra các hoạt độngchính như: nâng hạ, giao nhận container hoặc thực hiện nhanh chóng các thủ tụcthông quan hàng hóa

Trang 34

1.2.2 Đặc điểm cảng container.

Cảng container có hình dáng cố định, bền, chắc, sử dụng được nhiều lần

Có cấu tạo đặc biệt để chuyên chở bằng nhiều phương thức và phương tiện

vận tải mà không phải dỡ hàng hóa ra

Có thiết bị riêng để di chuyển từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải

khác

Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container

10

Trang 35

Có dung tích bên trong không dưới 1 mét khối.

Container không phải là một công cụ vận tải hay một bộ phận của phươngtiện vận tải

Container không phải là bao bì Container là một dụng cụ vận tải đặc biệt

1.2.4 Tiêu chuẩn và mục tiêu chủ yếu của cảng container.

a) Tiêu chuẩn cơ bản của cảng container

Có 4 tiêu chuẩn cơ bản cần xem xét khi lập kế hoạch và thiết kế một cảngcontainer, liên quan đến việc bố trí mặt bằng cảng và hệ thống thiết bị xếp dỡ, đólà:

- Tiêu chuẩn an toàn:

Trang 36

+ Phải bố trí các tuyến giao thông trong cảng theo nguyên tắc đường 1chiều (nếu có thể) và hạn chế đến mức thấp nhất các điểm giao cắt giữa các tuyếngiao thông.

+ Đường lưu thông và khu vực tác nghiệp cho thiết bị xếp dỡ trên bãi phải

được tách riêng với các tuyến giao thông của phương tiện vận chuyển đường bộ

+ Phải biệt lập các khu vực dành cho người đi bộ

- Tiêu chuẩn đơn giản:

+ Các điểm dừng của container để kiểm tra và tiến hành thủ tục giao nhận trong phạm vi cảng phải ít nhất Muốn vậy, phải giảm thiểu các đầu mối thủ tục

+ Hệ thống các mẫu biểu chứng từ giao nhận container phải ít về số lượng,

đơn giản về nội dung

+ Quy trình thủ tục giao nhận container phải hết sức rõ ràng, tránh nhầm lẫn

- Tiêu chuẩn linh hoạt, mềm dẻo:

Trang 37

+ Những thay đổi bất thường trong hoạt động sản xuất của cảng phải được giải quyết hay điều chỉnh một cách nhanh nhất.

+ Các hành động và thủ tục thích hợp cần đưa ra kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp

+ Có các biện pháp cần thiết để đối phó với những tai nạn hoặc sự cố liên

quan đến hoạt động của máy móc thiết bị xếp dỡ

- Tiêu chuẩn hiệu quả:

+ Công nhân và thiết bị xếp dỡ phải được bố trí hợp lý theo các kế hoạch sản

xuất

+ Khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất thời gian chờ đợi của công nhân

và thiết bị do việc lập kế hoạch sản xuất không chính xác

b) Mục tiêu cơ bản của cảng container

Trên cơ sở 4 tiêu chuẩn cơ bản, hệ thống khai thác cảng cần phải được thiếtlập sao cho tối ưu hóa các chức năng chính trong việc chuyển giao và lưu trữ

Trang 38

container Nghĩa là mục tiêu của khai thác cảng container là cải thiện năng suấtxếp dỡ, nâng cao sức chứa của bãi và tăng năng lực sử dụng khu đất của cảng.

-Cải thiện năng suất xếp dỡ: Tức là nâng cao năng suất của cần trục bờ

cũng như các thiết bị xếp dỡ tại bãi và năng suất của công nhân làm việc tại cầutàu, tại bãi và các hoạt động khác tại cổng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năngchuyển giao của cảng container

- Tăng sức chứa của bãi: Để cải thiện chức năng lưu trữ cần tăng khả năng

xếp chồng container tới mức có thể Nhưng, nếu container xếp chồng cao sẽ làmgiảm tốc độ giao nhận container tại bãi, đặc biệt là trong những trường hợp phảilựa chọn như giao container hàng nhập hay cấp container rỗng chỉ định số Chấtxếp container với mật độ dày đặc cũng xung đột với mục tiêu đơn giản và linhhoạt của cảng container Do đó, cần cân bằng giữa 2 mục tiêu tăng năng suất vàtăng sức chứa của bãi

- Tăng năng lực sử dụng khu đất: Một cảng container thường cần diện tích

rất lớn khu đất dọc bờ sông Tuy nhiên, không dễ dàng có được diện tích mặt bằng

12

Trang 39

như yêu cầu Hơn nữa, diện tích khu đất cảng càng lớn thì chi phí đầu tư cho xâydựng sẽ tăng cao do phải nạo vét vùng nước, san lấp mặt bằng trước khi tiến hànhxây dựng các công trình của cảng Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là phải tănglực sử dụng khu đất, góp phần vào việc nâng cao khả năng lưu trữ của cảng.

1.2.5 Lợi ích khai thác cảng container.

Trang 40

sao cho đủ chuyến.

+ Trong quá trình bốc xếp hàng hóa ở cảng đích, vì chỉ có duy nhất một chủhàng nên việc hàng hóa bị lẫn lộn với hàng của chủ khác là chuyện hi hữu, rất khó

có khả năng xảy ra

- Đối với người giao nhận:

+ Giảm bớt những tranh chấp, khiếu nại không đáng có từ khách hàng

+ Có thể sử dụng Container để thu gom và chia lẻ hàng hóa rất thuận tiện

- Đối với người chuyên chở:

+ Tận dụng được tối đa mức trọng tải và dung tích tàu Góp phần làm giảm giá thành vận tải

+ Giảm thời gian xếp dỡ và tăng vòng quay khai thác tàu

+ Giảm thiểu tối đa những khiếu nại của chủ hàng về tổn thất, thất thoát hàng

hóa

Ngày đăng: 23/12/2024, 15:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w