1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác cảng Đường giải pháp nâng cao hiệu quả xếp dỡ hàng hóa tại cảng baria secere bà rịa vũng tàu

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Xếp Dỡ Hàng Hóa Tại Cảng Baria Secere - Bà Rịa Vũng Tàu
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Hán Khanh
Trường học Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics và QLCCU
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 443,5 KB

Nội dung

Với vị thế và năng lực của công ty tronghoạt động kinh doanh giao nhận quốc tế, vì vậy em đã chọn công ty CP dịch vụ xuấtnhập khẩu nông lâm sản và phân bón Bà Rịa BARIA SERECE làm đề tài

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY

Bình Dương, tháng 10 năm 2023

Trang 2

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XẾP DỠHÀNG HÓA TẠI CẢNG BARIA SECERE - BÀ RỊA VŨNG TÀU ” Đầu tiên, em xingửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thủ Dầu Một và đặc biệt là thầy cô khoaKinh tế đã tạo điều kiện để cho chúng em được học và biết đến môn Khai thác cảngđường thủy Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầyNguyễn Hán Khanh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốtthời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học, em đã có thêm cho mìnhnhiều kiến thức bổ ích, nghiêm túc Người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng emhoàn thành được tốt bài tiểu luận này

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người thìluôn tồn tại những hạn chế nhất định Với những hiểu biết còn hạn chế và thời giannghiên cứu có hạn nên bài viết của em không đi sâu vào khai thác những điều mới mẻmang tính phát hiện mà chỉ phân tích và tìm hiểu rõ hơn về nó Chính vì vậy, mà sẽ bàitiểu luận không tránh khỏi những sai sót kính mong thầy giúp đỡ và bổ sung để em cóthể nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn Em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy để bàitiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, hạnh phúc thành công trêncon đường sự nghiệp giảng dạy

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Mục lục

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 2

5 Ý nghĩa đề tài 3

6 Kết cấu đề tài 3

B PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị 4

1.1.1 Chuỗi cung ứng là gì? 4 1.1.2 Chuỗi giá trị là gì? 4

1.2 khái niệm vận tải biển 7

1.3 khái niệm cảng biển 7

1.4 Chức năng, nhiệm vụ của cảng biển 8

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng biển 10

1.6 Phân loại cảng biển 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN XUẤT NHẬP KHẨU BÀ

Trang 5

RỊA 14

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 14

2.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty 16

2.2.1 Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa 16 2.2.2 Đóng gói và xếp dỡ hàng hóa: 17

2.2.3 Dịch vụ bốc xếp 17 2.2.4 Dịch vụ lưu Kho 17 2.3 Cơ sở hạ tầng 17

2.4 Biểu phí dịch vụ 18

2.5 Mục tiêu và cam kết 19

2.6 cơ cấu tổ chức 21

iv

Trang 6

2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xếp dỡ tại cảng Baria Secere 23

2.8 Quy trình xếp dỡ tại cảng Baria Secere 24

2.8.1 quy trình xếp hàng lên tàu: 24 2.8.2 Quy trình dỡ hàng xuống bãi: 25

2.9 Ưu điểm và nhược điểm của quy trình xếp dỡ 26

2.9.1 Ưu điểm 26 2.9.2 Nhược điểm 27

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH XẾP DỠ HÀNG HÓA TẠI CẢNG

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu sắc, hoạt độngthương mại hàng hoá ngày càng tăng lên cả quy mô và cơ cấu thị trường Các doanhnghiệp sản xuất có nhiều cơ hội hơn khi tham gia vào thị trường quốc tế, tuy nhiên bêncạnh những cơ hội là sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn Vận chuyển hànghoá bằng đường biển hiện nay ngày càng phát triển,việc giao thương thuận lợi hơn nhờvào hệ thống vận chuyển hàng hoá bằng container Hàng hoá có thể đóng chỉ một chủhàng trong một container FCL (Full Container Load) hay nhiều container cho một lôhàng (Shipment), hoặc nhiều chủ hàng trong một container dược gọi là hàngConsolidated, hay hàng LCL (Less than container load) Khai thác hiệu quả hệ thốngthiết bị xếp dỡ container sẽ giúp các container được tháo dỡ, sắp xếp một cách khoahọc, phù hợp và hiệu quả, từ đó góp phần vận chuyển hàng hóa đạt kết quả tốt hơn.Vaitrò của nâng cao hiệu quả xếp dỡ container là không thể bỏ qua

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cơ chếthông thoáng, sự gia tăng trong các hoạt động xuất, nhập khẩu, dịch vụ Logistics ngàycàng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hàng hóa phải được bảoquản tốt an toàn đảm bảo đúng chất lượng của nhà sản xuất Để giải phóng tàu nhanhthì việc xếp dỡ các container một cách nhanh chóng và thuận tiện là việc làm thiết yếu,

do vậy hệ thống các thiết bị xếp dỡ container đóng vai trò trọng yếu trong các quátrình này Công ty CP dịch vụ xuất nhập khẩu nông lâm sản và phân bón Bà Rịa(BARIA SERECE) chính là một điển hình cho tính chuyên nghiệp, năng động và sángtạo trong quá trình thích ứng với sự chuyển hóa của nền kinh tế với kinh nghiệm tronglĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Với vị thế và năng lực của công ty tronghoạt động kinh doanh giao nhận quốc tế, vì vậy em đã chọn công ty CP dịch vụ xuấtnhập khẩu nông lâm sản và phân bón Bà Rịa (BARIA SERECE) làm đề tài nghiên cứu

với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả xếp dỡ hàng hóa tại cảng Baria

Secere-Bà Rịa Vũng Tàu” với mong muốn có thể tìm hiểu và tiếp cận thực tế các quy trình,

thủ tục xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, từ những kinh nghiệm học

Trang 8

được em có để xuất một số kiến nghị giúp hoàn thiện quy trình nghiệp vụ này trongthời gian tới.

1

Trang 9

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất phân tích hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại cảng Baria Secere- Bà Rịa Vũng Tàu

Thứ hai đưa ra một số cơ hội và thách thức của công ty đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục để hoàn thiện quy trình bốc xếp hàng hóa của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến tình hình xếp dỡ hàng hóa tại cảng Baria Secere- Bà Rịa Vũng Tàu

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các nguồn tài liệu từ sách, các luận văn

đã bảo vệ thành công, các bài báo khoa học về quy trình bốc xếp hàng hóa để hìnhthành một hệ thống cơ sở lý luận đầy đủ về hoạt động này

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xem xét tính thực tiễn công tác quản lý quytrình xếp dỡ hàng hóa tại cảng đã được quản lý và kiểm tra để đạt được mục tiêu tronghoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quảhoạt động quy trình xếp dỡ hàng hóa tại Cảng

- Phương pháp phân tích tổng hợp: đánh giá tổng hợp, kết hợp để có thể nhận địnhđầy đủ về tình hình hoạt động chung và nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu trong công tácxác định điểm mạnh điểm yếu của quy trình xếp dỡ hàng hóa từ đó rút ro được các giảipháp thích hợp cho quy trình vận chuyển vận chuyển xuất khẩu của công ty Phươngpháp tổng hợp là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố thành một kết luậnhoàn thiện, đầy đủ Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát các vấn đề trong nhậnthức tổng hợp

Trang 10

5 Ý nghĩa đề tài

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá làm bài tiểu luận và xây dựng chiếnlượt cho cảng Baria Secere- Bà Rịa Vũng Tàu đã giúp tác giả được mở rộng tầm nhìnhơn về chuyên ngành mình đang theo học, tiếp nhận được những kiến thức vô cùng bổích từ những thông tin trên các trang báo, các đề tài liên quan trước đó Hiểu thêm đượcnhiều về những công tác bốc xếp hàng hóa lên tàu hoặc là hạ container xuống bãi, hiểuđược những khó khăn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của các nhà kinh doanh haycông tác quản lý giao nhận hàng xuất nhập khẩu Và mong rằng những kiến nghị đềxuất, những gợi ý trong đề tài sẽ hỗ trợ phần nào được cho các doanh nghiệp hoàn thiệnhơn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian đến

6 Kết cấu đề tài

Nội dung của bài viết, ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Tổng quan và thực trạng của công ty Cổ Phần Phân Bón Xuất Nhập Khẩu

Bà Rịa

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng BariaSecere

Trang 11

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.

1.1.1 Chuỗi cung ứng là gì?

Theo Lambert, Stock và Elleam trong cuốn “Nguyên tắc cơ bản về quản lýlogistics” đã định nghĩa :“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sảnphẩm hay dịch vụ vào thị trường” (Lambert, Stock và Elleam 1998, tr.504) Trong kháiniệm này, tác giả đã nêu ra được các thành phần tham gia và nhiệm vụ của chuỗi cungứng,tuy nhiên đây chỉ là một khái niệm giản lược để cho người đọc dễ hình dung Còntheo Ganesham, Ran và Terry P.Harrison đã viết:“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới cáclựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu,chuyểnđổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng chokhách hàng”(Ganesham, Ran và Terry P.Harrison 1995, tr.1)

Còn theo như phân tích của Chopra Sunil và Pter Meindl thì định nghĩa này đãđược mở rộng hơn: “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếphay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồmnhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thânkhách hàng” (Chopra Sunil và Pter Meindl 2001, tr.1) Khái niệm này đã nêu ra đượcrộng hơn các công việc và các thành phần cụ thể tham gia vào chuỗi cung ứng so vớihai khái niệm đã nêu ở bên trên Theo các nghiên cứu trong nước, trong cuốn Giáo trìnhLogistics và Vận tải quốc tế, Hoàng Văn Châu có viết: “Một chuỗi cung ứng là mộtmạng lưới (có thể lựa chọn) về phương tiện vận tải và phân phối để thực hiện các chứcnăng thu mua nguyên, phụ liệu chuyển hóa chúng thành sản phẩm trung gian và cuốicùng, rồi phân phối sản phẩm đó tới khách hàng” (Hoàng Văn Châu 2009)

1.1.2 Chuỗi giá trị là gì?

Trang 12

Chuỗi giá trị ((Value Chain) là một mô hình kinh doanh mô tả đầy đủ các hoạtđộng cần thiết để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ Đối với các công ty sản xuất hànghóa, chuỗi giá trị bao gồm các bước liên quan đến việc đưa một sản phẩm từ giai đoạnhình thành cho đến lúc phân phối — chẳng hạn như mua nguyên liệu thô, chức năng sảnxuất và hoạt động tiếp thị.

4

Trang 13

Phân tích chuỗi giá trị được sử dụng đế đánh giá các hoạt động bên trong và xungquanh tổ chức & liên hệ với khả năng của nó để cung cấp giá trị cho đồng tiền, sảnphẩm và dịch vụ.

Khái niệm về Value Chain (chuỗi giá trị) lần đầu tiên được đưa ra bởi MichaelPorter vào nằm 1985, trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Competitive Advantage”.Theo ý kiến của Poter, có 2 bước chính trong việc phân tích chuỗi giá trị, bao gồm:+ Xác định từng hoạt động riêng lẻ trong tổ chức

+ Phân tích giá trị tăng thêm trong mỗi hoạt động và liên hệ nó với sức mạnh cạnh tranh của DN

Porter đã phân chia các hoạt động của DN thành 2 mảng chính (cho mục đích phân tích chuỗi giá trị):

+ Hoạt động chủ yếu – Primary Activities: Logistics đầu vào, Sản xuất, Logistics đầu

ra, Marketing & Sales, Dịch vụ

+ Hoạt động bổ trợ – Support Activities: Các hoạt động này sẽ hỗ trợ cho các hoạt độngchủ yếu, bao gồm: Thu mua, Công nghệ, HR, Cơ sở hạ tầng

Trong khái niệm chuỗi giá trị của mình, Michael Porter chia các hoạt động củadoanh nghiệp thành hai loại, “chính” và “thứ cấp“ Các hoạt động cụ thể trong mỗi danhmục sẽ khác nhau tùy theo ngành

Các hoạt động chính

Ngoài ra các hoạt động chính ở một chuỗi giá trị trực tiếp tạo ra một sản phẩm hoặcthực hiện một dịch vụ như:

Trang 14

Vận chuyển đầu vào: Các hoạt động liên quan đến việc tiếp nhận, lưu kho và quản

lý hàng tồn kho của các nguyên liệu và thành phần nguồn

Hoạt động: Các hoạt động liên quan đến việc biến nguyên liệu thô và các thành phầnthành một sản phẩm hoàn chỉnh

Vận chuyển đầu ra: Các hoạt động liên quan đến phân phối, bao gồm đóng gói,phân loại và vận chuyển

5

Trang 15

Tiếp thị và bán hàng: Các hoạt động liên quan đến tiếp thị và bán sản phẩm hoặc dịch

vụ, bao gồm cả khuyến mại, quảng cáo và chiến lược giá cả

Dịch vụ sau bán hàng: Các hoạt động diễn ra sau khi bán hàng đã được hoàn tất, baogồm cài đặt, đào tạo, đảm bảo chất lượng, sửa chữa và dịch vụ khách hàng

Trang 16

1.2 khái niệm vận tải biển

Theo Giáo trình “Kinh tế vận tải biển” của GS.TS Vương Toàn Thuyên, “Vận tảibiển là một phương thức hoạt động vận tải dùng tàu thuyền (hoặc các phương thức hoạtđộng vận tải đường biển khác) để tiến hành việc chuyên chở hàng hóa, hành khách,hành lý trên các tuyến vận tải.” (Vương Toàn Thuyên, 1996, trang 3)

Theo Giáo trình “Kinh tế vận chuyển đường biển” của TS Nguyễn Hữu Hùng,

“Vận tải biển là một ngành công nghiệp dich vụ đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hộithông qua việc cung cấp dịch vụ vận chuyển từ cảng biển này đến cảng biển khác trongkhông gian và theo thời gian để nhận tiền công vận chuyển” (Nguyễn Hữu Hùng, 2014,trang 9)

Như vậy, có thể tổng quát định nghĩa vận tải đường biển là hoạt động vận tải cóliên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sửdụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia,các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầubiển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trênnhững tuyến đường biển

1.3 khái niệm cảng biển

Theo Khoản 1 Điều 73 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì cảng biển là khu vựcbao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặttrang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thựchiện dịch vụ khác Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có một hoặc nhiềucầu cảng

G.N.Smirnop có định nghĩa kinh điển về cảng biển: “Thương cảng hiện đại làmột đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo đảm cho tàuthuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi để thực hiện công việc chuyển giaohàng hóa, hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các tàu biển hoặc

Trang 17

ngược lại, bảo quản, gia công hàng hóa và phục vụ tất cả các nhu cầu cần thiết của tàuneo đậu trong cảng.”

7

Trang 18

Theo quan điểm truyền thống thì cảng biển là tập hợp các công trình xây dựng,phương tiện nhằm đảm bảo cho tàu neo đậu an toàn và bốc dỡ hàng hóa một cách nhanhchóng, thuận tiện nhất Theo quan điểm này thì cảng biển là đầu mối giao thông, là nơithực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang các phươngthức vận tải khác và ngược lại.

Theo quan điểm hiện đại thì cảng biển được xem là nơi thu hút các hoạt độngkinh tế, là điểm đầu mối của hoạt động vận tải Theo quan điểm này thì cảng biển là khuvực tiếp nối giữa đất liền và biển, được phát triển thành một trung tâm công nghiệp vàlogistics, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới công nghiệp và logistics toàn cầu

Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giaothông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác.Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡhàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác

Nếu xét trên tổng thể của toàn bộ hệ thống thì vận tải là một tiến trình xuyên suốt,gồm nhiều giai đoạn liên quan trong quá trình đưa hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểmđích và được so sánh như là sự kết hợp của các mắt xích tạo thành dây chuyền vận tải.Trong dây chuyền đó, cảng biển trở thành đầu mối trung chuyển toàn diện và thuận lợigiữa vận tải biển và vận tải nội địa, đôi khi là giữa các tàu viễn dương và các tàu chạyven bờ hay tàu tiếp vận Nó được khái niệm như là một mắt xích quan trọng, quyết địnhnhiều nhất đến chất lượng của toàn bộ hệ thống

1.4 Chức năng, nhiệm vụ của cảng biển

Chức năng

Trang 19

Phục vụ tàu biển: Cảng là nơi ra vào neo đậu của tàu, là nơi cung cấp các dịch vụ

đưa đón tàu ra vào, lai dắt, cung ứng, vệ sinh, sửa chữa tàu biển

8

Trang 20

Phục vụ hàng hoá: Cảng phải làm nhiệm vụ xếp, dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo

quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hoá xuất nhập khẩu Cảng còn là nơitiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vậntải

Chức năng vận chuyển, bốc xếp hàng hóa: Trong hệ thống vận tải quốc gia, cảng

biển là điểm hội tụ của các tuyến vận tải khác nhau (đường biển, đường sông, đường sắt,đường hàng không) Đây là một đầu mối giao thông chính, tập trung cho mọi phươngthức vận tải và các cảng biển thực hiện chức năng vận tải thông qua việc phân phối hànghóa

Chức năng thương mại và buôn bán quốc tế: Với vị trí là đầu mối của các tuyến

đường vận tải: đường sông, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, … ngay từ đầumới thành lập, các cảng biển đã là địa điểm tập trung trao đổi buôn bán của các thươnggia từ khắp mọi miền, tại các vùng cảng có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi như nằm trêncác trục đường hàng hải quốc tế nối liền các châu lục, các khu vực phát triển kinh tếnăng động, … thì hoạt động trao đổi kinh doanh, thương mại lại càng diễn ra sôi độnghơn Các vùng cảng này nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại không chỉ củakhu vực mà còn của cả thế giới

Chức năng công nghiệp và cung ứng nhiên liệu: Các vùng cảng biển là những địa

điểm thuận lợi cho việc xây dựng những nhà máy xí nghiệp thuộc những ngành côngnghiệp khác nhau vì nó cho phép tiết kiệm được chi phí vận tải rất nhiều, nhất là nhữngnhà máy sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời xuất khẩu sản phẩm của nóbằng vận tải đường biển sẽ đạt được sự tiết kiệm rất lớn, hạ giá thành sản phẩm, giúpcho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế Ngoài ra các xí nghiệpcông nghiệp này còn có thể liên kết với nhau tạo thành một chu trình sản xuất đồng bộ

và hiệu quả

Nhiệm vụ

Các cảng biển ở Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Trang 21

– Xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong phạm vi trách nhiệm.

– Phối hợp hoạt động của các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng quản lí Nhà nước

chuyên ngành tại cảng biển.

– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định của pháp luật về đảm bảo an toàn cảng

và luồng ra, vào cảng

– Phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hoặc

xử lí sự cố ô nhiễm môi trường

– Cấp giấy phép cho tàu ra, vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ, tạm giữ hàng hải

– Yêu cầu các cá nhân, cơ quan hữu quan cung cấp các thông tin, tài liệu để thực hiện chức năng quản lí Nhà nước của cảng

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng biển

Ranh giới của một cảng biển gồm: vùng đất cảng và vùng nước cảng Trên mỗi phần diện tích của cảng là các công trình và các trang thiết bị nhất định

-Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng,

trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trìnhphụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị phục vụ xếp dỡ, bảo quản hàng

hóa

+ Cầu cảng là kết cấu cố định hoặc kết cấu nổi thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác

Trang 22

+ Thiết bị phục vụ xếp dỡ hàng hóa Đây là yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất trong hoạtđộng sản xuất của cảng, nó quyết định năng suất xếp dỡ và khả năng thông qua củacảng.

10

Trang 23

+ Thiết bị phục vụ việc chứa đựng và bảo quản hàng hóa Tổng diện tích kho bãi, cách

bố trí hệ thống kho bãi, trang thiết bị bên trong kho bãi ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng tiếp nhận hàng hóa và chất lượng phục vụ của cảng

+ Hệ thống đường giao thông trong phạm vi cảng và cách kết nối với hệ thống vận tải nội địa để vận chuyển hàng hóa từ cảng vào miền hậu phương và ngược lại

+ Hệ thống thông tin liên lạc, chiếu sáng, cung cấp nước

+ Các thiết bị nổi như cần trục nổi, tàu lai, ca nô…

- Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng,

vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu,vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các công trình phụ trợ khác

+ Khu neo đậu là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu chờ cậpcầu, cập kho chứa nổi, chờ vào khu chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện cácdịch vụ khác

+ Khu chuyển tải là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách hoặc thực hiện các dịch vụ khác

+ Khu tránh bão là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu tránh trúbão và thiên tai khác

+ Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền đón, trả hoa tiêu

+ Vùng kiểm dịch là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của pháp luật

+ Vùng quay trở là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay trở

Trang 24

+ Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệuhàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển

và các phương tiện thủy khác Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng vàluồng hàng hải chuyên dùng

11

Trang 25

+ Luồng hàng hải công cộng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ chung cho hoạt động hàng hải.

+ Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khaithác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng

+ Báo hiệu hàng hải là các công trình, thiết bị chỉ dẫn hành hải, bao gồm các báo hiệunhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến điện tử, được thiết lập

và vận hành để chỉ dẫn cho tàu thuyền hành hải an toàn

Trang 26

1.6 Phân loại cảng biển

- Phân theo mục đích sử dụng [3]

+ Cảng tổng hợp (cho địa phương và quốc gia): là các cảng thương mại giao nhận nhiềuloại hàng hoá Cảng hàng hoá được chia làm 3 loại: cảng loại A hay còn gọi là các cảngnước sâu, cảng loại B, cảng loại C

+ Cảng chuyên dụng: là các cảng giao nhận chủ yếu một loại hàng hoá (xi măng, than ,xăng dầu…) phục vụ cho đối tượng riêng biệt (cung cấp nguyên liệu, phân phối sảnphẩm của nhà máy hoặc các khu công nghiệp dịch vụ sữa chữa tàu thuyền…), bao gồmcảng chuyên dụng hàng rời, cảng chuyên dụng dầu, cảng chuyên dụng công nghiệp

+ Cảng trung chuyển quốc tế: là những cảng chuyên làm nhiệm vụ chuyển tàu hoặc trung chuyển hàng quốc tế và một phần nhỏ lượng hàng giao nhận nội địa

- Phân theo quy mô và mức độ quan trọng [3]

+ Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng có quy mô lớn, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng

+ Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có qui mô vừa, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng và địa phương

+ Cảng biển loại III: là cảng biển có qui mô nhỏ, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp

Trang 27

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN PHÂN BÓN XUẤT NHẬP KHẨU BÀ RỊA

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM SẢN VÀ PHÂN BÓN BÀ RỊA

- Tên viết tắt: Baria Serece – Phú Mỹ Port

- Tên giao dịch tiếng anh: Baria Serece Joint Stock Company

- Logo công ty

Ngày đăng: 23/12/2024, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w