Để công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng có thể hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tương xứng với yêu cầu và điều kiện thực tế hiện nay, kết hợp hệ thống k
Trang 1────────────────
NGUYỄN HỒNG NGỌC
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HẢI PHÒNG - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn được nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đáng tin cậy và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này
Hải Phòng, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập theo chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại trường Đại học Hải Phòng, tôi đã được các thầy giáo, cô giáo của Trường tận tình giảng dạy
Đến nay tôi đã hoàn thành chương trình và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Biện pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Hải Phòng”
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Hải Phòng Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Thái Sơn là ngưởi trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này! Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG, BIỂU VI DANH MỤC HÌNH VI
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN 5
1.1 Một số khái niệm, đặc điểm và cơ sở pháp lý của công tác kiểm tra sau thông quan 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Đặc điểm 5
1.1.3 Cơ sở pháp lý của công tác kiểm tra sau thông quan 6
1.2 Các hình thức kiểm tra sau thông quan 7
1.2.1 Các trường hợp kiểm tra sau thông quan 8
1.2.2 Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan 8
1.2.3 Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan 9
1.2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan 11
1.3 Nội dung công tác kiểm tra sau thông quan 12
1.3.1 Quy định chung 12
1.3.2 Nguyên tắc kiểm tra sau thông quan 13
1.3.3 Nhiệm vụ của công tác kiểm tra sau thông quan 13
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra sau thông quan 16
1.4.1 Yếu tố khách quan 16
1.4.2 Yếu tố chủ quan 16
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm tra sau thông quan 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG 19
Trang 52.1 Khái quát về Cục Hải quan TP.Hải Phòng và hoạt động kiểm tra sau
thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng 19
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan TP.Hải Phòng 19
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 21
2.1.3 Mô hình tổ chức lực lượng kiểm tra sau thông quan hiện nay 24
2.1.4 Quy trình kiểm tra sau thông quan 27
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 29
2.2.1 Kết quả công tác tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng qua hoạt động xuất nhập khẩu các năm 29
2.2.2 Kết quả công tác kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2013-2017 31
2.3 Đánh giá chung 36
2.3.1 Tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan 36
2.3.2 Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp 36
2.3.3 Kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan 37
2.3.4 Kiểm tra tại các Chi cục hải quan 37
2.3.5 Hạn chế về pháp lý 38
2.3.6 Thực trạng công tác thu thập thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan 42
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TP.HẢI PHÒNG 46
3.1 Quan điểm về thủ tục hải quan và xu hướng của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2018-2023 46
3.1.1 Quan điểm 46
3.1.2 Xu hướng về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và khả năng xảy ra rủi ro trong quản lý Hải quan trên địa bàn thành phố Hải Phòng 48
3.2 Biện pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng trong giai đoạn 2018-2023 49
Trang 63.2.1 Biện pháp về cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy và xây dựng lực
lượng, áp dụng công nghệ thông tin, phối hợp và đẩy mạnh tuyên truyền
Pháp luật về hải quan 49 3.2.2 Biện pháp về nghiệp vụ 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 72.5 Số tiền truy thu qua công tác kiểm tra sau thông quan 32
2.6 Kết quả chi tiết từng Đội công tác về số vụ kiểm tra sau
thông quan năm 2017
33
2.7 Kết quả chi tiết từng Đội công tác về số thu năm 2017 34
2.8 Kết quả chi tiết từng Chi cục về công tác kiểm tra sau
thông quan năm 2017
35
DANH MỤC HÌNH
2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan TP.Hải Phòng 21
2.2 Mô hình bộ máy Kiểm tra sau thông quan tại Tổng cục
Hải quan
24
2.3 Cơ cấu bộ máy Chi cục Kiểm tra sau thông quan - Cục
Hải quan TP.Hải Phòng
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận văn
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng mở cửa, tự do thương mại ngày càng phát triển, trên tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa, nước
ta đã chủ động, năng động, tích cực tham gia vào “sân chơi” chung Việt Nam
đã tham gia vào các tổ chức mang tính toàn cầu như tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức hải quan thế giới (WCO)… và nhiều tổ chức khác nhằm đạt được sự hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế Thực hiện tiến trình hội nhập, phát triển và hiện đại hóa hải quan, Tổ chức Hải quan thế giới đã khuyến nghị hải quan các nước áp dụng một kỹ thuật mới trong hoạt động nghiệp vụ hải quan đó là kỹ thuật Kiểm tra sau thông quan, lấy “hậu kiểm thay cho tiền kiểm” để tạo thuận lợi tối đa cho thương mại quốc tế
Hải quan Việt Nam, thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới trên bước đường cải cách, phát triển và hiện đại hóa đã coi “kiểm tra sau thông quan” là một nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của mình Theo đó, Hải quan Việt Nam quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ, tiến tới chuyển đổi cơ bản phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan
Để công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng có thể hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tương xứng với yêu cầu và điều kiện thực tế hiện nay, kết hợp hệ thống kiến thức lý luận vào thực tiễn công tác, tôi chọn vấn đề: “Biện pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Hải Phòng” làm đề án tốt nghiệp lớp Quản lý kinh
tế, với mong muốn phục vụ tốt hơn cho công tác kiểm tra sau thông quan, một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình mới, với yêu cầu tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng lại đảm bảo sự quản lý Nhà nước về Hải quan
Trang 92 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục đích
Đánh giá thực trạng của hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng và đề xuất các biện pháp để hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn 2018-2023
2.2 Nhiệm vụ
Đề xuất được các biện pháp nhằm:
- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao được thể hiện thông qua 3 tiêu chí cơ bản:
+ Số thuế truy thu qua công tác kiểm tra sau thông quan;
+ Số cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp;
+ Số cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan;
- Làm tốt công tác phòng ngừa vi phạm, giúp các doanh nghiệp tự giác tuân thủ pháp luật, hỗ trợ tích cực, chủ động cho công tác thông quan của các chủ thể trong nền kinh tế
- Công tác kiểm tra sau thông quan tại các Chi cục Hải quan đi vào nền nếp, ổn định và phát huy hiệu quả
- Thời gian kiểm tra sau thông quan được rút ngắn lại
- Lực lượng kiểm tra sau thông quan năng lực được nâng cao; tăng tính chủ động thu thập thông tin và đề xuất kiểm tra, không trông chờ vào thông tin các đơn vị hữu quan chuyển đến
- Áp dụng có hiệu quả nguyên tắc quản lý rủi ro trong việc lựa chọn doanh nghiệp, lựa chọn nội dung tiến hành kiểm tra sau thông quan cho hiệu quả, kết quả kiểm tra đảm bảo chính xác, việc đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp có ý nghĩa là thông tin đầu vào cho công tác thu thập thông tin của lĩnh vực quản lý rủi ro, phục vụ khâu thông quan (chấm điểm, đánh giá doanh nghiệp, phân luồng tờ khai )
- Công tác kiểm tra sau thông quan được nâng lên tầm mới, Cục Hải quan TP.Hải Phòng là đơn vị điển hình trong toàn ngành về lĩnh vực kiểm tra
Trang 10sau thông quan với những kinh nghiệm quí báu, đạt nhiều thành tích nổi trội, phát hiện và xử lý nhiều hành vi vi phạm điển hình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác kiểm tra sau thông quan, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp để hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan theo hướng chuyên sâu,chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng
- Giới hạn thời gian: Luận văn được thực hiện trong giai đoạn
2018-2023
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Thực hiện ở Cục Hải quan TP.Hải Phòng (bao gồm Chi cục Kiểm tra sau thông quan và tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu: Chi cục Hải quan CK cảng HPKVI, Chi cục Hải quan CK cảng HPKVII, Chi cục Hải quan CK cảng HP KVIII, Chi cục Hải quan CK cảng Đình Vũ)
- Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu các hoạt động sau:
+ Hoạt động thu thập, xử lý thông tin và xác định đối tượng phải kiểm tra;
+ Các phương pháp kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Phạm vi về thời gian: Giới hạn ở việc phân tích hoạt động kiểm tra sau thông quan từ năm 2013-2017
4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện luận văn, tôi sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phương pháp mang tính trải nghiệm thực tế Sử dụng các số liệu
cụ thể thu thập được so sánh, đánh giá và suy luận nhằm đề ra được các biện pháp tối ưu nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng Đồng thời có kế thừa những công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm tra sau thông quan của các cơ quan cấp trên
Trang 115 Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về hoạt động kiểm tra sau thông quan của các nước trên thế giới và Việt Nam
- Phân tích hoạt động kiểm tra sau thông quan thông qua 2 lĩnh vực nghiệp vụ cơ bản là: Hoạt động thu thập, xử lý thông tin và xác định đối tượng phải kiểm tra; Các phương pháp kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Đánh giá khách quan thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng Phân tích rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng
- Đề xuất các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng trong thời gian tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Khái quát về hoạt động kiểm tra sau thông quan và đưa ra các biện pháp giúp hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả cao
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Có thể trở thành tài liệu nghiên cứu và ứng dụng trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra sau thông quan
- Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng
- Chương 3: Biện pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm, đặc điểm và cơ sở pháp lý của công tác kiểm tra sau thông quan
1.1.1 Khái niệm
Theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO): Kiểm tra sau thông quan là quy trình công tác cho phép viên chức Hải quan kiểm tra tính chính xác của hoạt động khai hải quan bằng việc kiểm tra các hồ sơ,tài liệu ghi chép về kế toán và thương mại liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá và tất cả các số liệu, thông tin, bằng chứng khác cho cơ quan Hải quan mà hiện tại đang được các đối tượng kiểm tra (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động buôn bán quốc tế nắm giữ (6;5)
Theo Luật Hải quan 2014: Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán
và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa
đã được thông quan
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan (Điều 77 Luật Hải quan 2014)
Trang 13Thứ hai, kiểm tra sau thông quan được tiến hành bởi công chức hải quan Thứ ba, kiểm tra sau thông quan là phương pháp kiểm tra ngược thời gian diễn ra sau khi giải phóng hàng
Thứ tư, kiểm tra sau thông quan được tiến hành để xác định tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan
Thứ năm, kiểm tra sau thông quan chú trọng thực hiện các biện pháp kiểm tra theo tất cả các thông tin liên quan, kể cả dữ liệu điện tử
Thứ sáu, kiểm tra sau thông quan không chỉ hướng vào đối tượng khai báo mà cả các cá nhân, công ty, tổ chức khác liên quan đến thương mại quốc
tế
Thứ bảy, kiểm tra sau thông quan được thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ giữa cơ quan hải quan và đối tượng kiểm tra
1.1.3 Cơ sở pháp lý của công tác kiểm tra sau thông quan
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;
Luật số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi một số điều của Luật đầu tư 2005 59/2005/QH11 quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài;
Luật số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 quy định về các hoạt động thương mại;
Trang 14Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Quyết định 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan
- Quyết định số 1092/QĐ-TCHQ ngày 26/06/2006 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ của Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
- Chỉ thị số 568/CT-TCHQ ngày 09/02/2011 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan về tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan;
- Công văn số 2447/HQHP-KTSTQ ngày 7/4/2015 của Cục trưởng Cục Hải quan TP.Hải Phòng về việc triển khai công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng (có xác định mô hình tổ chức tạm thời của công tác kiểm tra sau thông quan tại các Chi cục Hải quan )
Các Luật và văn bản liên quan khác
1.2 Các hình thức kiểm tra sau thông quan
Tại các Điều 77, 78, 79, 80, 81 và 82 Luật Hải quan số 54/2017/QH13 ngày 23/6/2014 quy định chung về kiểm tra sau thông quan nêu rõ :
1 Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy
Trang 15định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan
2 Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan
Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa
3 Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
(Điều 77 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014) 1.2.1 Các trường hợp kiểm tra sau thông quan
1 Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu
2 Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro
3 Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan
(Điều 78 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014) 1.2.2 Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
1 Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan
Thời gian kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa
là 05 ngày làm việc
2 Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra
Trang 16Người khai hải quan có trách nhiệm giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan Trong thời gian kiểm tra, người khai hải quan có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan
3 Việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:
a) Trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;
b) Trường hợp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc người khai hải quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, không giải trình theo yêu cầu kiểm tra thì cơ quan hải quan quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
4 Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người
ra quyết định kiểm tra phải ký thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho người khai hải quan
(Điều 79 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014) 1.2.3 Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
1 Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc; b) Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục
Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra
Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
2 Thời hạn kiểm tra sau thông quan:
Trang 17a) Thời hạn kiểm tra sau thông quan được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc;
b) Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
78 của Luật này
3 Trình tự, thủ tục kiểm tra sau thông quan:
a) Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra;
b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan; c) Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;
d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan Trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của
cơ quan có thẩm quyền Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan;
đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra
4 Trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn cho cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ, tài liệu đã thu thập, xác minh để quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi
Trang 18phạm hành chính hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật
(Điều 80 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014) 1.2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan
* Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
1 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Ban hành quyết định kiểm tra, thành lập Đoàn kiểm tra;
b) Gia hạn thời gian kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
c) Ban hành kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra; quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
2 Trưởng đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức, chỉ đạo thành viên đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, xuất trình hàng hóa để kiểm tra trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện;
c) Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi không chấp hành, cản trở, trì hoãn thực hiện quyết định kiểm tra của người khai hải quan;
d) Tạm giữ, niêm phong tài liệu, tang vật trong trường hợp người khai hải quan có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi
vi phạm pháp luật;
đ) Lập, ký biên bản kiểm tra;
e) Báo cáo kết quả kiểm tra với người ban hành quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó
Trang 193 Thành viên đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra; b) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn kiểm tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo;
c) Lập, ký biên bản kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra
(Điều 81 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014)
* Đối với trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan thì công chức hải quan thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan quy định tại Điều 19 Luật Hải quan và Điều 2 Quy trình Kiểm tra sau thông quan ban hành theo Quyết định 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan
1.3 Nội dung công tác kiểm tra sau thông quan
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; Đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ
sở người khai hải quan
Trang 20Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa
Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
1.3.2 Nguyên tắc kiểm tra sau thông quan
1 Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng, phạm vi, nội dung kiểm tra sau thông quan
2 Các đơn vị khi thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm phối hợp chia sẻ thông tin với các đơn vị trong ngành hải quan, đảm bảo hoạt động kiểm tra đúng quy định, hiệu quả, tránh trùng lắp, không gây phiền hà cho người khai hải quan Đồng thời phản hồi các hệ thống thông tin, dữ liệu của ngành hải quan để thực hiện biện pháp quản lý, kiểm tra theo quy định
3 Lãnh đạo các cấp, công chức liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm tra có trách nhiệm: bảo mật thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra, không được cung cấp thông tin cho bất kỳ tổ chức, cá nhân không liên quan khi chưa được sự phê duyệt của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan/Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông/Cục trưởng Cục Hải quan/Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan/Chi cục trưởng Chi cục Hải quan
4 Thu thập xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan là công việc chủ động thường xuyên hàng ngày của công chức/nhóm công chức được giao thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục kiểm tra sau thông quan để đảm bảo phân tích theo dõi, đánh giá phân loại người khai hải quan có hồ sơ đã được thông quan tại Chi cục (đối với Chi cục Hải quan), người khai hải quan nằm trong địa bàn quản lý (đối với Chi cục Kiểm tra sau thông quan)
1.3.3 Nhiệm vụ của công tác kiểm tra sau thông quan
* Nhiệm vụ của cấp Cục (Chi cục Kiểm tra sau thông quan):
Trang 21Căn cứ Quyết định số 1092/QĐ-TCHQ ngày 26/6/2006 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ của Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố
- Chi cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, có chức năng giúp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra sau thông quan và phúc tập
hồ sơ hải quan; Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- Chi cục Kiểm tra sau thông quan có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Giúp Cục trưởng trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình,
kế hoạch về kiểm tra sau thông quan
+ Giúp Cục trưởng trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phúc tập hồ sơ hải quan và kiểm tra sau thông quan trong phạm
vi quản lý của Cục Hải quan tỉnh
+ Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin trong và ngoài ngành để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan
+ Giúp Cục trưởng trong việc ra quyết định kiểm tra sau thông quan + Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật
+ Xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Tham mưu giúp Cục trưởng trong việc xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính (phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan) thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng
+ Thực hiện việc truy thu, truy hoàn tiền thuế và các khoản thu khác theo kết luận kiểm tra sau thông quan và quy định của pháp luật
+ Trực tiếp giao dịch với các tổ chức, cá nhân, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, nắm tình hình, thu thập thông tin, tiếp nhận tin báo, tố giác phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan
Trang 22+ Giúp Cục trưởng sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, đánh giá tình hình
và kết quả thực hiện công tác phúc tập hồ sơ hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan của Cục
+ Thông qua công tác kiểm tra sau thông quan, giúp Cục trưởng phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những thiếu sót, bất cập trong quy định và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, quy trình, quy định nghiệp vụ của ngành, của Cục
+ Tuyên truyền pháp luật về kiểm tra sau thông quan
+ Thực hiện lưu trữ, bảo mật hồ sơ, tài liệu kiểm tra sau thông quan theo quy định
+ Quản lý cán bộ, công chức, tài chính và tài sản được giao
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao
* Nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan tại các Chi cục Hải quan:
- Căn cứ Điều 79 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014, Điều 97 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Điều
142 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì:
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông qua đối với các hồ sơ hải quan đã thông quan trong thời hạn 60 ngày kể
từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra, thuộc diện phải kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; Ngoài ra quyết định kiểm tra với các trường hợp liên quan đến trị giá tính thuế hải quan sau:
+ Nếu người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo hoặc quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo mà không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo và chuyển cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan; + Nếu quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, người khai hải quan không nộp bổ sung hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu hoặc
Trang 23không đề nghị tham vấn, cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo, chuyển các nghi vấn để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định
Chi cục trưởng Chi cục hải quan không có thẩm quyền quyết định kiểm tra 05 năm và tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp như Chi cục kiểm tra sau thông quan
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra sau thông quan 1.4.1 Yếu tố khách quan
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Ngành Hải quan đã được trang bị nhiều phần mềm tiện ích phục vụ công tác, các cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan đều được trang bị máy tính, điều kiện làm việc đảm bảo
- Về hành lang pháp lý phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan: Hiện
đã cơ bản đáp ứng được: Luật Hải quan, các Luật có liên quan và các Nghị định, Thông tư, Quy trình… quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, phương thức, cơ chế làm việc, mỗi quan hệ công tác với các đơn vị liên quan…
1.4.2 Yếu tố chủ quan
- Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan: Đây có thể xem là yếu tố quyết định Lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng thường xuyên chú trọng, từng bước hoàn thiện nhân tố này thông quan việc tuyển dụng, phân công, luân phiên, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Kiện toàn cán bộ chủ chốt đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
- Hoạt động thu thập, xử lý thông tin là nghiệp vụ mang tính độc lập, chuyên biệt với hoạt động tiến hành kiểm tra sau thông quan, mô hình tổ chức hải quan nhiều nước đều có xu hướng phân định rõ và bố trí lực lượng chuyên trách, độc lập, chuyên sâu
* Nguyên nhân hạn chế hiệu quả công tác của Chi cục kiểm tra sau thông quan:
Trang 24Ngoài các lý do khách quan như chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin nguyên nhân trực tiếp liên quan đến công tác thu thập xử lý thông tin như sau:
+ Công chức không chuyên tâm, không đầu tư thích đáng cho thực hiện thu thập và xử lý thông tin Chủ yếu do bị áp lực tham gia các đoàn kiểm tra, nhất là kiểm tra dài ngày tại trụ sở doanh nghiệp
+ Lãng phí nhân lực: Đội nào cũng phải có nhân lực, thời gian lao động
để làm việc này Mặc dù các đội có chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhưng về cơ bản đều có trách nhiệm kiểm tra sau thông quan toàn diện đối với doanh nghiệp cũng như tiến hành kiểm tra tất cả các lĩnh vực khi phát hiện dấu hiệu rủi ro
Do vậy nhiều khi chồng chéo, không phân định được ranh giới, đến khi lãnh đạo quyết định sử dụng thông tin của đội A thì đội B đã lãng phí thời gian, nhân lực để ra cùng một kết quả như nhau
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm tra sau thông quan
- Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra: Hàng năm, Tổng cục Hải quan
có những văn bản chỉ định rõ kế hoạch thực hiện và số lượng doanh nghiệp cho từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố Đây là một chỉ tiêu cứng được sử dụng để đánh giá tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và cung cấp dữ liệu cho hệ thống quản lý rủi ro của toàn ngành
- Số thuế truy thu qua công tác kiểm tra sau thông quan: Nhằm tránh thất thu thuế cho Ngân sách nhà nước, đảm bảo nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát, phòng chống gian lận thương mại, đảm bảo thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Thời gian thực hiện kiểm tra: Thực hiện hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tiến đến hải quan điện tử toàn bộ, thời gian kiểm tra đối với doanh nghiệp đã giảm từ 15 ngày làm việc (Quyết định 3550/QĐ-TCHQ 01/11/2013) xuống còn 10 ngày làm việc (Quyết định 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015) đối với kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan và
Trang 2510 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc đối với kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG
QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát về Cục Hải quan TP.Hải Phòng và hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan TP.Hải Phòng
Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa ủy quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Sắc lệnh số 27-SL thành lập “Sở thuế quan và Thuế gián thu”, khai sinh ra ngành Hải quan Việt Nam với mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu và duy trì nguồn thu ngân sách
Ngày 14/04/1995, Bộ Công thương ban hành Nghị định số ND-KB thành lập Sở Hải quan Hải Phòng, cơ quan tiền thân của Cục Hải quan TP.Hải Phòng ngày nay Sở Hải quan Hải Phòng được giao nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh trên một địa bàn, ngoài ra còn được giao nhiệm vụ kiểm soát thuốc phiện toàn bộ khu vực biên giới biển và trong nội địa của địa bàn quản lý
Tháng 4 năm 1958, Sở Hải quan Hải Phòng đổi tên là Phân sở Hải quan Hải Phòng Tháng 6 năm 1962, Phân sở Hải quan Hải Phòng được đổi tên là Phân cục Hải quan Hải Phòng và trụ sở chuyển về Số 22 Điện Biên Phủ thành phố Hải Phòng Chỉ sau 5 năm thành lập, cán bộ công chức Hải quan Hải Phòng đã vinh dự là đơn vị tiêu biểu của ngành Hải quan, được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 09/08/1961 về thành tích trong phong trào thi đua thực hiện kế hoạch những năm 60 của ngành Ngoại thương Những năm tiếp theo, đơn vị luôn đạt được những thành tích xuất sắc được Chính phủ tặng bằng khen về thành tích trong
Trang 27phong trào thi đua yêu nước thực hiện kế hoạch nhà nước, Ủy ban Hành chính Hải Phòng tặng bằng khen về thành tích trong công tác bảo mật phòng gian Tính đến nay, số lượng cán bộ công chức tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng là 973 người Trong đó trình độ: Thạc sỹ: 120; Đại học 838: Cao đẳng
và trung cấp là 15 Đánh giá chung: Qua rà soát chất lượng đội ngũ, hiện tại chỉ có trên 80% cán bộ công chức hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ, số còn lại còn hạn chế do chưa có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan (do hệ quả của yêu cầu chuyển đổi, luân phiên cán bộ công chức trong ngành Hải quan)
Bám sát mục tiêu của “Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020”,
và “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020”, Cục Hải quan TP.Hải Phòng đã triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại một cách quyết liệt ở tất cả các khâu từ xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính; đến ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp
Hiện nay, bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Hải Phòng được tổ chức như sau, đứng đầu là Cục trưởng, sau đó là 04 Phó Cục trưởng và tiếp theo là các Phòng, Chi cục hải quan và tương đương, chi tiết như sơ đồ ở hình 2.1 Mỗi đơn vị đều có các chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể
Trang 28(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ Cục Hải quan TP.Hải Phòng)
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan TP.Hải Phòng
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ
Cục Hải quan TP.Hải Phòng có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý của Cục, bao gồm:
- Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn
Đơn vị tham mưu Chi cục Hải quan và tương đương
Văn phòng Phòng tổ chức cán bộ
Phòng thanh tra-kiểm tra
Đội kiểm soát Hải quan CCHQ cửa khẩu cảng HP KV I CCHQ cửa khẩu cảng HP KV II CCHQ cửa khẩu cảng HP KV III CCHQ cửa khẩu cảng Đình Vũ
CCHQ quản lý hàng đầu tư gia công CCHQ khu chế xuất, khu công Chi cục kiểm tra sau thông quan
CCHQ Hải Dương CCHQ Hưng Yên CCHQ Thái Bình
CỤC TRƯỞNG
Phó Cục Trưởng
Phó Cục Trưởng
Phó Cục Trưởng
Phó Cục Trưởng
Trang 29hoạt động Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan TP.Hải Phòng theo quy định của pháp luật và của Tổng cục Hải quan
- Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước
- Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật
- Thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan TP.Hải Phòng theo quy định của Tổng cục
- Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan TP.Hải Phòng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra Hải quan
- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử phạt hành chính của các đơn vị trực thuộc Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực lượng; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan
- Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các hoạt động của Cục Hải quan
Trang 30- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao
- Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về hải quan theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Tổng cục trưởng và Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công tác của Cục Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng Cục trưởng
- Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý cán bộ
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo đúng quy định của Nhà nước
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Hải quan giao
Trang 312.1.3 Mô hình tổ chức lực lượng kiểm tra sau thông quan hiện nay
Hình 2.2 Mô hình bộ máy Kiểm tra sau thông quan tại Tổng cục
Phòng Kiểm tra mã
số và thuế suất hàng hoá (P2)
Phòng KTSTQ đối với hàng gia công và SXXK (P3)
Phòng Kiểm tra thực hiện
chính sách thương mại (P4)
Phòng
KTSTQ
phía Nam (P5)
Phòng Tổng hợp (P.TH)
Trang 32Hình 2.3 Cơ cấu bộ máy Chi cục Kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan TP.Hải Phòng
Phó Chi Cục Trưởng
Đội 2:
Kiểm tra sau thông quan
về mã
số, thuế suất
Đội 3:
Kiểm tra sau thông quan hàng gia công, SXXK
Đội 4:
Đội Tổng hợp
Đội 5: Kiểm tra sau thông quan
về chính sách thươn
g mại
Trang 33Hình 2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan cửa khẩu
Phó Chi Cục Trưởng
Đội Quản
lý thuế (kiêm nhiệm kiểm tra sau thông quan)
Đội Tổng hợp
Đội Giám sát tầu, kho bãi
và kiểm soát hải quan
Đội Giám sát cổng cảng
Trang 342.1.4 Quy trình kiểm tra sau thông quan
Hình 2.5 Lưu đồ quy trình kiểm tra sau thông quan
Trang 35Hình 2.6 Lưu đồ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Trang 362.2 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
2.2.1 Kết quả công tác tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng qua hoạt động xuất nhập khẩu các năm
2.2.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh
So sánh Số đạt So sánh Số đạt
So sánh
DN tham gia HQ
điện tử (dn) 12.718 0 14.440 13,53% 15.870 9,9% 18.621 117,3% 19.390 104,1% Phương tiện XNC
(lượt) 6.717 -0,24% 6.932 3,2% 8.243 18,9% 1.273 -2,2% 4.527 355,6% Thuyền viên XNC
(lượt) 117.505 -5,3% 124.919 6,3% 150.387 20,4% 23.384 1,2% 85.330 364,9% Hành khách XNC
Tờ khai đã làm thủ
tục (tờ) 629.970 7,4% 712.351 13,07% 980.116 137,5% 1.118.611 114,1% 1.201.488 107,4% Kim ngạch XNK
(tỷ USD) 24,07 0 25,83 7,31% 46,7 15,02% 53,06 113,6% 55,1 103,8%
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Cục Hải quan Hải Phòng)
Nhìn chung các chỉ tiêu đều tăng, tuy nhiên do các lý do khách quan là chủ yếu Trên xu hướng thực hiện hải quan điện tử hoàn toàn, các doanh nghiệp buộc phải bắt nhịp với xu thế hiện đại hóa hải quan, đồng thời cũng mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế cho mỗi doanh nghiệp do tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian làm thủ tục ở khâu nhập khẩu Tuy vậy, về vấn đề chính sách vẫn còn rất nhiều các tồn tại làm ảnh hưởng đến cải cách thủ tục 2.2.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Do số lượng văn bản hướng dẫn từ các Bộ, ngành lớn, đôi khi còn chồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc tập hợp báo cáo vướng mắc và triển khai thực hiện Lực lượng công chức có năng lực, trình độ để làm tốt công tác tham mưu còn mỏng Khối lượng công việc nhiều, một số vướng mắc báo cáo
Trang 37Tổng cục Hải quan chưa được trả lời dẫn đến việc giải quyết còn chậm Việc khai thác mạng cơ sở dữ liệu còn hạn chế, chưa khai thác được các phần mềm ứng dụng trong toàn Ngành Một số chương trình phần mềm ứng dụng công tác nghiệp vụ chưa hoàn thiện, còn mắc nhiều lỗi trong khâu vận hành
Trong công tác giám sát quản lý còn có hạn chế nhất định, đó là: Công tác chỉ đạo kiểm tra nghiệp vụ tại các Chi cục còn hạn chế, tiến độ giải quyết công việc còn có lúc chưa đạt yêu cầu đề ra về thời gian và tính hiệu quả Riêng trong năm 2017, Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự
do (FTA), các mặt hàng có thuế sẽ ngày càng giảm, nhiều dòng hàng phải cắt giảm thuế suất về 0% vào các thời điểm khác nhau tùy từng FTA dẫn đến nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm theo Một số doanh nghiệp nhập khẩu
ô tô không có kế hoạch nhập khẩu trong quý IV/2017 do tình hình thị trường như Công ty Toyota, Ford… Theo khảo sát của Cục Hải quan Hải Phòng thì
số thuế hàng ô tô sẽ giảm khoảng 2.800 tỷ so với 6 tháng đầu năm (4.304 tỷ) Cảng Hải Phòng là nơi có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất miền bắc nhưng không phải toàn bộ hàng đều làm thủ tục tại hải quan Hải Phòng
mà vận chuyển độc lập, kết hợp về nơi khác làm thủ tục (như Cục Hải quan
Hà Nội, Hồ Chí Minh…) nên Cục Hải quan Hải Phòng không thu thuế được của các mặt hàng chuyển đi, do đó ảnh hưởng đến số thu thuế của đơn vị Bảng 2.2 Số thu thuế xuất nhập khẩu giai đoạn 2013-2017
Năm tài chính Chỉ tiêu được giao
Trang 382.2.2 Kết quả công tác kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2013-2017
* Số vụ/lượt đã được lựa chọn kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng:
Bảng 2.3 Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Tỷ lệ Số vụ
Chê
nh lệch
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác các năm 2013-2017; Đơn vị tính: Vụ)
Sở dĩ năm 2014 số vụ kiểm tra sau thông quan tăng đột biến là do việc triển khai Thông tư 29/TT-BTC ngày 26/2/2014 (Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định V/v xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa XK, NK) Căn cứ quy định tại điều 27 của Thông tư 29/TT-BTC dẫn trên và chỉ đạo của Cục trưởng Cục Hải quan TP.Hải Phòng, trong khoảng thời gian từ tháng 4-10/2014 công tác kiểm tra trị giá tính thuế sau khi hàng hóa đã thông quan trước kia thuộc thẩm quyền của các Chi cục Hải quan và Phòng thuế xuất
Trang 39nhập khẩu, thời kỳ đó giao cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện, dẫn đến khối lượng công việc tăng đột biến
Đây là chỉ số có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kiểm tra sau thông quan, hằng năm Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan TP.Hải Phòng thường căn cứ vào việc thực hiện chỉ tiêu này để xếp loại thi đua - khen thưởng
* Số tiền thuế truy thu giai đoạn 2013-2017 của Chi cục Kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan TP.Hải Phòng:
Bảng 2.5 Số tiền truy thu qua công tác kiểm tra sau thông quan
Số tiền
ấn định
Chê
nh lệch
Tỷ
lệ
Số tiền
ấn định
ấn định
Chên
h lệch Tỷ lệ
Số tiền
ấn định
Chê
nh lệch
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác các năm 2013-2017; Đvt: tỷ đồng)
* Ví dụ tổng hợp đánh giá về hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng năm 2017
So với năm 2016, tuy số vụ kiểm tra ít hơn nhưng số thu nhiều hơn, thể hiện hiệu quả của công các kiểm tra sau thông quan đã được nâng cao hơn, đi vào chiều sâu
Một số chuyên đề lớn Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã triển khai
thành công như:
- Chuyên đề về hàng gia công, sản xuất xuất khẩu,
- Chuyên đề tàu biển,
- Chuyên đề giá ô tô, hàng điện tử,
- Chuyên đề thuế tự vệ của thép cốt bê tông, phôi thép,