1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục hải quan Hải Phòng

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Tra Chuyên Ngành Đối Với Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Của Cục Hải Quan Hải Phòng
Tác giả Nguyễn Trường Huy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Nhằm cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, với mục tiêu giảm chi phí, giảm thời gian cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN TRƯỜNG HUY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUYÊN NGHÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

CỦA CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HẢI PHÒNG - 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN TRƯỜNG HUY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUYÊN NGHÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

CỦA CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310110

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ

HẢI PHÒNG - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn cam kết đây là công trình nghiên cứu của mình Những thông tin và số liệu mà tác giả sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính chính xác

Hải phòng, ngày tháng 6 năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Trường Huy

Trang 4

Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ

là giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho học viên trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ

Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, các phòng, ban, các Chi cục hải quan cửa khẩu và đại diện các Doanh nghiệp thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đã tạo điều kiện cho Tác giả tiếp xúc tài liệu, số liệu thực tế phục vụ cho nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Trường Huy

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH VẼ viii

MỞ ĐẦU……… ………1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU … 5

1.1 Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu……… 5

1.1.1 Khái niệm, nguyên tắc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ……… 5

1.1.2 Nội dung công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ……… 6

1.1.3 Những nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay……… 9

1.2 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của một số quốc gia trên thế giới………… 12

1.2.1 Quy trình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới……… 12

1.2.2 Đánh giá chung về mô hình kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới và của Việt Nam, bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan Hải Phòng……….21

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG HIỆN NAY……… 25 2.1 Tổng quan về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay……… 25 2.1.1 Khái quát về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất

Nam……….…… 25

2.1.2 Cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện

hành của Việt Nam……… 31 2.1.3 Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành của Việt

Nam 39 2.2 Thực trạng công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện hành qua Cục Hải quan Hải Phòng……… ……… 39 2.2.1 Giới thiệu chung về Cục Hải quan Hải Phòng 39 2.2.2 Các loại hình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện hành của Cục Hải quan Hải Phòng 42 2.2.3 Quy trình thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ……… 43 2.2.4 Nhân lực, cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng……… 53 2.2.5 Thời gian, chi phí thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng……… ……54

Trang 7

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng……… ………55 2.3.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng………… …… 55

2.3.2 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng……….56 2.4 Đánh giá về thực trạng công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng thời gian qua………… …….56 2.4.1 Kết quả khảo sát doanh nghiệp thực hiện quy trình, thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng thời gian qua 56 2.4.2 Những cải thiện 60 2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 61 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT

PHÒNG……… 63

3.1 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác kiểm tra chuyên ngành

đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng 63

3.1.1 Mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng 64

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng 64

Trang 8

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hải

Phòng 68

KẾT LUẬN……… ……… ……….81

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….……… 82

PHỤ LỤC………84

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KTCN Kiểm tra chuyên ngành

KTCL Kiểm tra chất lượng

XNK Xuất nhập khẩu

ATTP An toàn thực phẩm

FTA Thỏa thuận thương mại tự do

XNK Xuất nhập khẩu

TTHC Thủ tục hành chính

KTATVSTP Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

2.1 Số liệu vi phạm về kiểm tra chuyên ngành tại Việt Nam 27

2.2 Số liệu tờ khai không đạt yêu cầu kiểm tra chuyên ngành

tại Việt Nam

27

2.3 Loại hình kiểm tra chuyên ngànhdo các Bộ, Ngành quản lý 32 2.4 Các nhóm hàng do nhiều Bộ, Ngành quản lý 33 2.5 Các bước thực hiện kiểm tra chất lượng 43

2.7 Các bước thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm 46 2.8 Các bước thực hiê ̣n kiểm tra đo lường 50 2.9 Các bước thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng 50 2.10 Các bước thực hiện kiểm tra văn hóa phẩm 52 2.11 Các bước thực hiện kiểm tra an toàn bức xạ 53

2.12 Loại hình kiểm tra chuyên ngành doanh nghiệp thường thực

2.13 Thời gian thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại Cục Hải

Trang 10

2.14 Nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian, kết quả thực hiện kiểm

tra chuyên ngành tại Cục Hải quan Hải Phòng 58

2.15 Tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí ngoài khi thực hiện kiểm tra

chuyên ngành tại Cục Hải quan Hải Phòng 58

2.16 Tiêu chí doanh nghiệp mong muốn cải hiện trong quá trình thực

hiện kiểm tra chuyên ngành tại Cục Hải quan Hải Phòng 59

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số hiệu

1.1 Sơ đồ mô hình kiểm tra chuyên ngành hiện hành 9

3.1 Sơ đồ Mô hình mới về kiểm tra chuyên ngành 66

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang bước sang một giai đoạn mới sâu rộng hơn, đặc biệt từ khi ASEAN chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành và đi vào hoạt động Cộng đồng ASEAN từ năm 2015 Việt Nam đàm phán và thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với các đối tác chủ chốt như EU, Hàn Quốc, Liên minh hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan; đồng thời nỗ lực thúc đẩy Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Đông Á (RCEP) Năm

2020 là mốc “bứt phá trong công tác hội nhập” đánh dấu bằng việc Việt Nam đã tham gia 03 hiệp định thương mại (FTA), mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại Việt Nam tham gia lên số 14 hiệp định

Các liên kết kinh tế đa tầng với “luật chơi” mới và mức độ mở cửa thị trường sâu rộng vừa tạo ra không gian phát triển mới, giúp cá nhân, tổ chức tiếp cận được nguồn hàng phong phú, chất lượng từ các nền kinh tế lớn, các quốc gia phát triển với giá cả thấp hơn do được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan Nhưng nó cũng đặt ra thách thức lớn phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung Trong đó: “Thủ tục hành chính luôn là một khâu yếu của các quốc gia đang phát triển, nó thậm chí là một vật cản trong việc phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế”, do vậy, cải cách hành chính và minh bạch hóa thủ tục hành chính (TTHC) vẫn là một trong những yêu cầu cấp thiết, quan trọng để phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế Đặc biệt chúng ta cần xóa bỏ rào cản kinh doanh, trong đó có vấn đề liên quan đến thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trang 12

Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được cải cách và đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận, góp phần giảm chi phí, thời gian thông quan cho doanh nghiệp Mặc dù vậy, kết quả cải cách chưa đáp ứng được các mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặt ra Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác KTCN hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vẫn là gánh nặng cho doanh nghiệp, là một trong yếu tố cấu thành thời gian thông quan hàng hóa mà hiện vẫn chưa được cải thiện đáng kể theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), từ đó dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong trao đổi thương mại qua biên giới

Nhận định tầm quan trọng của việc cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành là yêu cầu cấp thiết, có tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá của các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp Nhằm cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, với mục tiêu giảm chi phí, giảm thời gian cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát huy trách nhiệm của các Bộ, Ngành liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa,

đặc biệt là Ngành Hải quan, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra chuyên nghành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải Quan Hải Phòng” làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải Quan Hải Phòng

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải Quan Hải Phòng;

Trang 13

- Đánh giá thực trạng công tác KTCN đối với hàng hóa XNK của Cục Hải Quan Hải Phòng đoạn 2017-2021

- Đề xuất định hướng và Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KTCN đối với hàng hóa XNK của Cục Hải Quan Hải Phòng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của Cục Hải Quan Hải Phòng

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu

Thu thập thông tin, dữ liệu thông qua các văn bản của các Bộ, Ngành liên quan và của Ngành Hải quan trong công tác kiểm tra chuyên ngành

Nguồn số liệu sơ cấp: tiến hành phát phiếu khảo sát khoảng 50 nhân viên của các doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành làm thủ tục tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng Nội dung điều tra chủ yếu nhằm đánh giá các công việc trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2021

Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tại các đơn vị thuộc Bộ, Ngành liên quan thông qua các chứng từ, hệ thống biểu mẫu, các báo cáo từ năm 2017-

2021

4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trang 14

Toàn bộ số liệu, dữ liệu và thông tin có liên quan sẽ được tổng hợp theo các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan đến nội dung kiểm tra chuyên ngành Để có

cơ sở phân tích đánh giá sẽ xử lý nguồn số liệu với sự hỗ trợ xử lý của phần mềm Excel

4.3 Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tổ thống kê: Số liệu dữ liệu được sử dụng phương pháp phân tổ thông kê để phân thành các nhóm, tổ theo các chỉ tiêu và tiêu chí

cụ thể

- Phương pháp khác

4.4 Phương pháp chuyên gia

Ngoài những phương pháp kể trên, luận văn còn thu thập ý kiến của một

số chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải Quan Hải Phòng

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra chuyên ngành đối với đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải Quan Hải Phòng

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải Quan Hải Phòng

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa

về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan Nội dung như sau:

Kiểm tra chuyên ngành là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định về kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hàng hóa do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế hoặc các quy định pháp luật có liên quan để kiểm tra, xác định hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan.[3]

- Nguyên tắc KTCN đối với hàng hóa XNK:

Theo Điều 21 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định nguyên tắc KTCN đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh, cụ thể như sau:

- Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động XK, NK, quá cảnh [4]

- Cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện KTCN trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia [4]

Trang 16

Tùy theo yêu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có thể chỉ định

tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện một số công việc trong KTCN [4]

- Áp dụng miễn, giảm KTCN đối với:

a) Hàng hóa đã có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

b) Hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công

bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của bộ quản lý ngành, lĩnh vực; [4]

- Hàng hóa được đưa vào Danh mục hàng hóa XK phải KTCN trước thông quan, Danh mục hàng hóa NK phải KTCN trước thông quan, Danh mục hàng hóa NK phải KTCN sau thông quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

a) Có tên gọi chi tiết của hàng hóa kèm mã số HS phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam; [4]

b) Có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra làm cơ sở để kiểm tra hàng hóa; [4]

c) Có quy định trình tự kiểm tra, thủ tục kiểm tra, thời hạn kiểm tra, cơ quan KTCN, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định (nếu có) [4]

- Hàng hóa đưa vào Danh mục hàng hóa NK phải KTCN trước thông quan đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa trong từng thời kỳ và thuộc một trong các khả năng: gây mất an toàn cao, gây lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, cho kinh tế, cho an ninh quốc gia [4]

- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa NK phải KTCN sau thông quan, các bộ, ngành, lĩnh vực liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra hàng hóa

NK theo quy định của pháp luật; kết quả kiểm tra được xem xét để điều chỉnh

Trang 17

Danh mục hàng hóa NK phải KTCN trước thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ của tổ chức, cá nhân để quyết định hình thức, mức độ khi KTCN [4]

1.1.2 Nội dung công tác kiểm tra chuyên ngành

đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.2.1 Nội dung và cơ chế vận hành

Quy định về chứng từ chuyên ngành khi NK hàng hóa: Theo quy định pháp luật hiện hành, để được thông quan hàng hóa NK, người khai hải quan phải thực hiện đầy đủ quy định tại Luật Hải quan, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm, Luật Thú y, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật bảo vệ môi trường v.v Tùy từng trường hợp cụ thể, để thông quan hàng hóa, doanh nghiệp phải nộp/xuất trình cho cơ quan hải quan các chứng từ liên quan như: Giấy phép (đối với hàng hóa NK phải có giấy phép), chứng từ KTCN về kiểm dịch (động vật, thực vật, y tế), văn hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với hàng hóa NK phải KTCN

1.1.2.2 Cơ quan cấp chứng từ chuyên ngành

- Cơ quan cấp giấy phép: Bộ quản lý chuyên ngành

- Cơ quan cấp chứng từ KTCN gồm:

+ Cơ quan kiểm dịch: Là cơ quan nhà nước về lĩnh vực kiểm dịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao các Chi cục kiểm dịch thực vật, Chi cục Thú y các vùng thực hiện kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật nhập khẩu

+ Cơ quan kiểm tra chất lượng (KTCL): Là cơ quan nhà nước về lĩnh vực kiểm tra chất lượng và tổ chức đánh giá sự phù hợp được các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, TP chỉ định

+ Cơ quan chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy: Là tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, TP thừa nhận hoặc chỉ định

Trang 18

1.1.2.3 Cách thức kiểm tra chuyên ngành

Hiện nay, hàng hóa thuộc danh mục phải KTCN do các Bộ quản lý chuyên ngành quy định đều phải được cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc các

tổ chức được cơ quan quản lý chuyên ngành chỉ định kiểm tra chất lượng trước hoặc sau thông quan

Thực tế hiện nay, ngoài cơ quan kiểm dịch thì hầu hết các cơ quan kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa và an toàn thực phẩm không có lực lượng kiểm tra tại cửa khẩu (trừ các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao kiểm dịch, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa phải kiểm tra ATTP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý) Về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa thực hiện trên mẫu hàng gửi về hoặc hàng hóa được đưa về kho doanh nghiệp bảo quản để kiểm tra và chờ kết quả kiểm tra

1.1.2.4 Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra chuyên ngành

Hình 1.1 Sơ đồ mô hình KTCN hiện hành

(Nguồn: Tổng cục Hải quan) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục KTCN tại cơ quan/tổ chức kiểm tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành để có chứng từ chuyên ngành nộp cho cơ quan hải quan để làm thủ tục thông quan, cụ thể như sau:

Trang 19

+ Đối với hàng hóa phải KTCN trước thông quan: Hiện được quy định

02 trường hợp:

 Trường hợp 1: Việc KTCN do 01 cơ quan/tổ chức thực hiện: Doanh nghiệp liên hệ với cơ quan/ tổ chức này đề nghị kiểm tra Sau khi có thông báo hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng, doanh nghiệp nộp cho cơ quan hải quan để thông quan

 Trường hợp 2: Việc KTCN phải được thực hiện theo 2 bước do 02 cơ quan/tổ chức thực hiện (Theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá):

 Bước 1: Doanh nghiệp liên hệ với tổ chức đánh giá sự phù hợp do các

Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, TP chỉ định để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

 Bước 2: Doanh nghiệp nộp kết quả đánh giá sự phù hợp (được thực hiện tại bước 1) đề nghị KTCN tại cơ quan thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực Sau khi có thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa đáp ứng yêu cầu NK, doanh nghiệp nộp cho cơ quan hải quan để thông quan

+ Đối với hàng hóa phải KTCNsau thông quan (áp dụng biện pháp công

bố hợp quy):

(a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

(b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật): Doanh nghiệp đăng ký KTCN tại cơ quan thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và nộp đăng ký kiểm tra có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa

1.1.2.5 Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm tra kiểm tra chuyên ngành đối với hàng

hóa xuất nhập khẩu để áp dụng phương thức kiểm tra

Để áp dụng các phương thức kiểm tra (phương thức kiểm tra chặt/ kiểm tra thông thường/ kiểm tra giảm), cơ quan hải quan căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Số năm hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa thuộc đối tượng KTCN;

Trang 20

- Số lượng mặt hàng XNK hàng hóa thuộc đối tượng KTCN;

- Số lần vi phạm của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa thuộc đối tượng KTCN;

-Số lần hàng hóa đạt yêu cầu KTCN của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa thuộc đối tượng KTCN;

- Hàng hóa thuộc danh mục do Thủ tướng chính phủ hoặc do các Bộ, ngành quy định cụ thể

1.1.3 Những nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay

1.1.3.1 Nhân tố khách quan

- Hệ thống chính sách pháp luật: Cơ chế, chính sách quy định về KTCN liên

quan Danh mục mặt hàng phải kiểm tra chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan KTCN trong việc quản lý hàng hóa cũng như trong quá trình kiểm tra, chờ kết quả kiểm tra Các Bộ, Ngành thực hiện KTCN chưa áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro Hay nói cách khác nguyên tắc quản lý rủi ro chưa được ứng dụng cụ thể trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về KTCN do các cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành, cũng như xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tương ứng để điện tử hóa việc thực hiện quản lý hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK Một số Bộ đã ban hành văn bản bãi bỏ danh mục hoặc chuyển thời điểm kiểm tra mặt hàng thuộc quản lý từ giai đoạn kiểm tra trước thông quan sang giai đoạn sau thông quan song vẫn quy định doanh nghiệp phải nộp chứng từ cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa Khung pháp lý cho phép chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ với nhau để thực hiện công tác quản lý nhà nước chưa đầy đủ

- Tác động của quá trình hội nhập quốc tế về thương mại và hải quan

Việc tham gia vào các Hiệp định tạo thuận lợi thương mại tự do đòi hỏi công tác quản lý đối với hoạt động XNK hàng hóa thuộc đối tượng KTCN cần có sự thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung của

Trang 21

các quốc gia khác, đặc biệt là tư duy của các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần thay đổi, cần xác định chính xác đối tượng cần kiểm soát, thay đổi phương thức, cách thức thực hiện KTCN để đảm bảo yêu cầu quản lý nhưng vẫn tạo thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp tham gia XNK hàng hóa

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện làm việc chưa đầy đủ và hiện đại

Thiếu các phương tiện kiểm tra chuyên ngành hiện đại tại các cửa khẩu (trừ lực lượng làm công tác kiểm dịch), hàng hóa khi cần KTCN phải đưa về phòng thí nghiệm trong nội địa thực hiện dẫn đến nhiều trường hợp đưa ra kết quả chậm, kéo dài thời gian thông quan hàng hóa của doanh nghiệp;

- Về cơ chế phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan hải quan và các Bộ, ngành liên quan còn hạn chế, yếu kém:

Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chuyên ngành với cơ quan hải quan trong việc xây dựng, thực thi và kiểm tra, giám sát các văn bản, chính sách quản lý về công tác KTCN đối với hàng hóa XNK

- Ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử hóa quản lý hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK còn hạn chế

Trang 22

Hạ tầng CNTT còn chưa đồng bộ và mức độ ứng dụng CNTT ở các Bộ, ngành còn khác nhau Phạm vi thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia mới hạn chế

ở cơ chế khai/nộp thông tin, chứng từ và ra quyết định Chưa đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu về KTCN; Chưa xây dựng CSDL phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp

1.2 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

1.2.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

1.2.1.1 Kinh nghiệm kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

của Trung Quốc

Trước ngày 20/4/2018, tại Trung quốc, hàng hóa xuất nhập khẩu bắt buộc phải thông qua 2 hệ thống xử lý đó là: Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và Cơ quan Giám sát, Kiểm tra, quản lý chất lượng và Kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu (AQSIQ) AQSIQ có chức năng kiểm tra chất lượng theo tất cả các tiêu chí bắt buộc đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc

Từ ngày 20/4/2018, Trung Quốc đã sáp nhập AQSIQ vào Tổng cục Hải quan Tổng cục Hải quan Trung Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm duy nhất quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, là đầu mối đầu tiên tại cửa khẩu thực hiện kiểm soát, kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng toàn bộ hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc để làm cơ sở thông quan

Từ tháng 6/2018, Tổng cục Hải quan Trung Quốc tích hợp hai hệ thống: thông quan hàng hóa của hải quan và AQSIQ thành một hệ thống duy nhất để

xử lý thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Việc cải cách này nhằm mục đích thống nhất một cơ quan quản lý, giảm thời gian thông quan, tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí cho doanh nghiệp

vì nếu như thực hiện như trước đây, doanh nghiệp XNK phải tiến hành thực

Trang 23

hiện thủ tục qua hai cơ quan nhưng với sự sáp nhập này, thủ tục chỉ qua một cửa, về mặt cơ học thời gian thông quan đã giảm ít nhất giảm 50% Sau khi sáp nhập, quân số của Hải quan Trung Quốc tăng từ 60.000 thành 100.000 nhân viên

Khu vực cửa khẩu được nhà nước Trung Quốc đầu tư rất lớn, hiện đại, nhiều cửa khẩu quốc gia và cửa khẩu chính có cơ sở hạ tầng rộng rãi, đáp ứng đầy đủ cho cơ quan hải quan thực thi quản lý nhà nước về hải quan và thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu tiêu chí do các bộ ngành ban hành

và công bố rộng rãi Cách thức, mô hình và biện pháp mà Hải quan Trung Quốc thực hiện kiểm tra chuyên ngành gắn liền trong một dây chuyền nghiệp vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Ngoài ra, để giảm thiểu công tác KTCN tại cửa khẩu nhất là đối với mặt hàng nông nghiệp, Hải quan Trung Quốc đã hợp tác với một số công ty và tổ chức của Trung Quốc để thực hiện kiểm tra hàng hóa trong quá trình sản xuất

và hoặc trước khi xếp hàng lên tàu Theo đó, đối với các hàng hóa NK vào Trung Quốc nếu đã được các công ty hoặc tổ chức có hợp tác với Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất đáp ứng được các tiêu chí tiêu chuẩn NK của Trung Quốc ban hành thì sẽ được cấp giấy chứng nhận và/hoặc được dán nhãn đã kiểm tra lên sản phẩm trước khi xếp hàng lên các công ten nơ để XK đi Trung Quốc Do đó, thời gian thông quan tại các cửa khẩu của Trung Quốc đối với các mặt hàng nông nghiệp về cơ bản đã rút ngắn, không trùng chéo thủ tục nhiều lần

Bên cạnh đó, Tổng cục Trung Quốc cũng tiến hành ký kết các thỏa thuận quốc tế với các cơ quan chức năng của các nước để thúc đẩy hợp tác và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn, chất lượng hàng hóa NK vào Trung Quốc nhất là các mặt hàng nông nghiệp và thủy sản

Theo sau việc sáp nhập AQSIQ vào Tổng cục Hải quan, nhằm quán thực hiện quyết định của Trung ương Đảng về tăng cường cải cách môi trường kinh

Trang 24

doanh tại cửa khẩu, thực hiện các biện pháp thúc đẩy thương mại biên giới và thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế ổn định và lành mạnh, Quốc Vụ viện Trung Quốc tiếp tục ban hành Nghị quyết về phương án tối ưu hóa môi trường kinh doanh cửa khẩu và thúc đẩy tạo thuận lợi hóa mậu dịch biên giới, theo đó đặt ra các yêu cầu, mục tiêu và tư tưởng chỉ đạo như sau:

- Tư tưởng chỉ đạo là quán triệt và thực hiện toàn diện tinh thần của Đại hội 19 và các hội nghị trung ương 2, 3 khóa 19, lấy tư tưởng Tập Cận Bình làm chỉ đạo, đi sâu cải cách theo hướng "năm trong một" và phối hợp, thúc đẩy chiến lược "bốn toàn diện" đối với các hoạt động XNK sẽ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tối ưu hóa quy trình thông quan, xây dựng phương thức quản lý giám sát mới, nâng cao hiệu suất thông quan, giảm giá thành thông quan, tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh, công bằng, minh bạch và có thể dự đoán được

- Nguyên tắc cơ bản là cải cách đổi mới, đơn giản thủ tục: giảm số lượng hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành trong XNK, chuẩn hóa quy trình kiểm tra

và phê duyệt, tối ưu hóa quy trình thông quan, loại bỏ các yêu cầu pháp lý không cần thiết, giảm chi phí không hợp lý, đẩy nhanh cải thiện hệ thống quản lý thương mại xuyên biên giới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

- Chuẩn mực quốc tế về hiệu quả và thuận lợi: Tận dụng phương pháp thông tin hóa và kỹ thuật thông minh, nâng cao hiệu quả giám sát thực thi tại cửa khẩu Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, xây dựng cơ chế đánh giá môi trường kinh doanh cửa khẩu phù hợp với thực tế quản lý cửa khẩu của Trung Quốc và

có thể so sánh với thông lệ quốc tế

- Định hướng mục tiêu đó là phối hợp cùng quản lý Phát huy tối đa vai trò đầu mối của Tổng cục Hải quan, phối hợp giữa nịp nhàng với các Bộ trực thuộc Quốc vụ viện và các sở, ban ngành liên quan đối với công tác quản lý cửa khẩu, xác định nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội, giảm thiểu thời gian thông quan tổng thể, giảm chi phí tổng thể trong toàn bộ quy trình XNK

Trang 25

Trung Quốc đã đạt được mục tiêu nhờ các biện pháp cải cách đó là đến cuối năm 2018, số lượng chứng từ liên quan thủ tục xuất nhập khẩu giảm 1/3

so với năm 2017, trừ các trường hợp bảo mật an ninh an toàn và trường hợp đặc biệt Toàn bộ việc kiểm tra đối chiếu đã hoàn toàn thực hiện thông qua mạng điện tử, thời gian thông quan giảm 1/3 Dự kiến cuối năm 2020, chi phí xuất nhập khẩu giảm ½ so với năm 2017 Tới cuối năm 2021, thời gian thông quan tổng thể giảm ½ so với năm 2017, chỉ số thuận lợi hóa thương mại xuyên biên giới do ngân hàng thế giới bình chọn tăng 30 bậc trong bảng xếp hạng, bước đầu xây dựng hệ thống quản lý cửa khẩu và năng lực quản lý hiện đại để hình thành môi trường kinh doanh cửa khẩu càng ngày càng năng động, hiệu quả, cởi mở và thuận lợi hóa hơn

1.2.1.2 Kinh nghiệmkiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ

Hiện nay, Hoa Kỳ duy trì một cơ chế kiểm tra thống nhất tại các cửa khẩu biên giới và một cơ quan đầu mối duy nhất là Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) chịu trách nhiệm kiểm tra người, động vật, thực vật, hàng hóa và các lô hàng khi nhập khẩu Cán bộ của CBP, cán bộ kiểm tra xuất nhập cảnh, cán bộ kiểm tra nông nghiệp và cán bộ kiểm tra hải quan đều mặc cùng một đồng phục và liên tục được tập huấn về cách xử lý toàn bộ các hoạt động kiểm tra thực tế tại biên giới

Được thành lập để giải quyết và chống lại những mối đe dọa tại biên giới Hoa Kỳ, CBP thực thi pháp luật hải quan và thương mại do Hoa Kỳ ban hành và thực hiện toàn bộ việc kiểm tra hành lý của hành khách, phương tiện vận chuyển, các lô hàng nhập vào Hoa Kỳ Lưu lượng thương mại rất lớn đi qua toàn bộ hơn 300 điểm nhập cảnh trên toàn nước Mỹ minh họa rõ nét về năng lực của cơ quan này

CBP phối hợp với 49 cơ quan đối tác khác trong việc xử lý hàng hóa nhập khẩu nhưng hợp tác chặt chẽ với 22 cơ quan đối tác thuộc Chính phủ Hoa

Trang 26

Kỳ (như Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng, Bộ Y Tế và Dịch

vụ Dân sinh, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại Giao, Bộ Giao thông, Bộ Ngân khố) liên quan đến thông quan hoặc cấp phép lô hàng nhập khẩu và xuất khẩu

Hải quan Hoa Kỳ có nhiệm vụ thu các loại thuế và phí hải quan và phụ trách giám sát toàn bộ khu vực biên giới cửa khẩu của Hoa Kỳ Các hoạt động kiểm tra hải quan nhằm mục đích đảm bảo lưu thông hiệu quả hàng hợp pháp đồng thời ngăn chặn hàng hóa hoặc người xâm nhập bất hợp pháp vào Hoa Kỳ CBP cùng các cơ quan đối tác đóng vai trò chủ yếu trong việc thu giữ vũ khí,

ma túy bất hợp pháp, hàng lậu, sinh vật gây hại và mầm bệnh xâm nhập vào Hoa Kỳ Kiểm tra hàng hóa bao gồm cả việc kiểm tra trực quan và/hoặc kiểm tra thực tế Nếu cần kiểm tra thực tế, cán bộ của CBP ở bất kỳ lĩnh vực chuyên môn nào đều được đào tạo và có thẩm quyền lấy mẫu, rồi gửi cho cơ quan đối tác để xét nghiệm

Quy trình NK thương mại: Hàng hóa NK vào thị trường Hoa Kỳ thông qua quy trình do CBP tạo thuận lợi và thực thi, phối hợp với các cơ quan liên bang khác và cùng với các doanh nghiệp, bao gồm cả đại lý hải quan, tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế Việc xử lý hàng hóa NK bao gồm 3 giai đoạn: trước khi hàng đến, hàng đến/giải phóng hàng, và sau khi giải phóng hàng

Nhà NK hoặc đại lý của nhà NK phải nộp hồ sơ NK cho CBP cho mỗi lần NK, bất luận hàng hóa có phải nộp thuế hay không Để đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa, nhà NK thường nộp hồ sơ NK qua đường điện tử và nộp bảo lãnh trước khi lô hàng đến cửa khẩu nhập

Khi đến cửa khẩu nhập, hàng hóa được coi là “nhập khẩu” và được cán

bộ kiểm tra của CBP kiểm tra tính hợp lệ trước khi được giải phóng khỏi sự giám sát của CBP Sau khi kiểm tra, CBP giải phóng hàng cho nhà NK, thường theo hình thức bảo lãnh để bảo đảm cho các khoản thuế, phí và lệ phí khác có

Trang 27

khả năng không nộp Mức thuế phải nộp được tính theo phân loại thuế và giá trị hàng hóa Trong quy trình được gọi là thanh lý, cán bộ kiểm tra của CBP tính toán chính thức nghĩa vụ của nhà NK (đối với số thuế và phí phải nộp)

Cán bộ kiểm tra của CBP căn cứ vào các cơ chế xác định trọng điểm và kiểm tra ngẫu nhiên để thực hiện các hoạt động kiểm tra CBP sử dụng biện pháp kiểm tra trước thông quan, kiểm tra sơ cấp và kiểm tra thứ cấp để giúp xác định những hành khách và mặt hàng nào có rủi ro cao từ góc độ hải quan

Xác định trọng điểm và Kiểm tra hàng CBP sử dụng dữ liệu thực thi pháp luật, tình báo, và dữ liệu thi hành pháp luật khác để xác định cá nhân, phương tiện, hoặc hàng hóa có rủi ro cao hơn để kiểm tra kỹ càng hơn khi hàng đến cửa khẩu nhập đường bộ Hầu hết các phương tiện thương mại vận chuyển hàng hóa phải nộp bản lược khai điện tử (e-manifest) có thông tin về lô hàng cho CBP ít nhất 1 giờ đồng hồ trước khi đến cửa khẩu đường bộ Cán bộ CBP tại cửa khẩu nhập đường bộ sẽ sử dụng e-manifest và Hệ thống Xác định trọng điểm tự động để xác định những lô hàng NK rủi ro cao Hệ thống Xác định trọng điểm tự động là công cụ hỗ trợ ra quyết định thực hiện việc đối chiếu hành khách, lô hàng và thông tin về phương tiện vận chuyển với dữ liệu thực thi pháp luật, tình báo, các loại dữ liệu thực thi pháp luật khác bằng các tình huống và đánh giá xác định trọng điểm dựa vào rủi ro Công việc này dựa vào rất nhiều cơ sở dữ liệu thực thi pháp luật, tình báo và thi hành pháp luật khác, bao gồm Cơ sở dữ liệu sàng lọc khủng bố, Trung tâm thông tin tội phạm quốc gia của Bộ Tư pháp, Hồ sơ đăng ký khai tử của Cục An sinh Xã hội, và

cơ sở dữ liệu riêng của Cục Tội phạm bảo hiểm quốc gia về xe mất cắp Chính sách của CBP yêu cầu các lô hàng rủi ro cao phải được xác định trọng điểm để nghiên cứu và phân tích thêm, và thường đòi hỏi các lô hàng rủi ro cao phải trải qua kiểm tra thứ cấp khi đến cửa khẩu nhập đường bộ

Đánh giá rủi ro: Hệ thống đánh giá rủi ro được sử dụng để tập trung kiểm tra hải quan đối với các lô hàng rủi ro cao Hệ thống Xác định Trọng

Trang 28

điểmTự động (ATS) tự động gắn cờ đánh dấu những lô hàng được cho là có rủi ro cao nhất Theo CBP, toàn bộ công tác xác định trọng điểm liên quan đến

an ninh quốc gia có sử dụng ATS đều thực hiện tại Trung tâm Xác định trọng điểm quốc gia (NTC) Khi lô hàng rủi ro cao bị gắn cờ đánh dấu bởi NTC, thông tin (cờ đánh dấu) này được gửi về đầu thiết bị ở hiện trường để cán bộ kiểm tra tại biên giới trích xuất thông tin về lô hàng có hiển thị đánh dấu cờ và cán bộ đó sẽ xác định trọng điểm lô hàng đó để kiểm tra hoặc rà soát

Kiểm tra thực tế hàng hóa và Sử dụng Công nghệ: Các lô hàng có thể được xác định trọng điểm hoặc lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra thứ cấp phục

vụ cả hai mục đích an ninh và tuân thủ thương mại Việc kiểm tra thứ cấp có thể bao gồm: kiểm tra tài liệu chi tiết; đưa công ten nơ qua cổng soi chiếu phóng xạ; chụp ảnh tia X hoặc tia gamma để xem bên trong công ten nơ; và/hoặc tháo dỡ và kiểm tra thực tế lô hàng

- Phối hợp liên ngành và thủ tục kiểm tra: FDA và CBP

Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe đối với nhiều sản phẩm nhập khẩu, gồm thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế, chế phẩm sinh học, thuốc lá, và các sản phẩm điện tử phát phóng xạ

Để thực hiện các chức năng này, FDA duy trì một mạng lưới toàn quốc những nhân sự làm việc tại cảng có thẩm quyền kiểm tra, và nếu cần, từ chối không cho NK đối với những hàng hóa không tuẩn thủ luật và quy định FDA duy trì hai hệ thống công nghệ thông tin nội bộ hỗ trợ công việc này – Hệ thống Quản lý và Vận hành Hỗ trợ nhập khẩu, nhằm rà soát tính hợp lệ của hàng nhập khẩu, và Hệ thống Đánh giá rủi ro dự đoán để xác định trọng điểm hàng hóa nhập khẩu, một công cụ sàng lọc dựa trên rủi ro thực hiện việc sàng lọc ban đầu bằng phương pháp điện tử đối với các hồ sơ hàng NK có chứa những mặt hàng thuộc diện quản lý của FDA để xác định trọng điểm những

Trang 29

mặt hàngcó rủi ro tiềm tàng về y tế công cộng cần kiểm tra thủ công về tính hợp lệ

Quyết định tích hợp các thủ tục kiểm tra tại biên giới và để CBP làm cơ quan đầu mối thực hiện việc kiểm tra đòi hỏi cách tiếp cận toàn chính phủ CBP được thành lập năm 2003 và từ đó cơ quan này đã ký Bản ghi nhớ với 40

cơ quan chính phủ đối tác, xây dựng lại và mở rộng thêm vai trò của Hệ thống một cửa quốc gia (ACE), và đào tạo lại các cán bộ tại biên giới về cách thức kiểm tra người, động vật, thực vật, thực phẩm, hàng hóa và các lô hàng khi đến cửa khẩu

1.2.1.3 Kinh nghiệm kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Nhật Bản

Mô hình KTCN hàng hóa XNK của Nhật Bản được điều phối và quản lý trên Hệ thống một cửa quốc gia và được cơ quan Hải quan làm đầu mối chính để thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và thời gian thông quan hàng hóa

XK, NK được rút ngắn

Hệ thống một cửa quốc gia của Nhật Bản được kết nối giữa cơ quan Hải quan đến tất cả các Bộ, Ngành và các tổ chức có chức năng quản lý KTCN đối với hàng hóa XK, NK Đối với những hàng hóa XK, NK chịu sự quản lý chuyên ngành cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan, khi DN khai báo vào Hệ thống một cửa quốc gia, căn cứ vào mã hàng hóa theo phân loại HS, thông tin dữ liệu sẽ tự động phân luồng đến các cơ quan/ tổ chức có chức năng quản lý để thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, phân tích, phân loại… Cơ quan có chức năng quản lý sẽ cấp phép và/ hoặc chứng nhận hoàn thành KTCN đáp ứng các tiêu chí điều kiện đã đặt ra Cơ quan Hải quan căn

cứ vào cấp phép và/ hoặc chứng nhận hoàn thành KTCN để thông quan hàng hóa

1.2.1.4 Quy trình KTCN hàng hóa XNK hiện nay của Việt Nam và kinh nghiệm của Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang 30

Cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay là các cơ quan thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định tùy theo lĩnh vực kiểm tra,

cụ thể như sau:

- Hàng hóa phải kiểm dịch: Đối với hàng hóa phải kiểm dịch thì cơ quan kiểm dịch là cơ quan nhà nước về lĩnh vực kiểm dịch Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn giao các Chi cục kiểm dịch thực vật, Chi cục Thú y các vùng thực hiện kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật nhập khẩu đạt yêu cầu để làm cơ sở cho cơ quan hải quan thông quan hàng hóa

- Hàng hỏa phải kiểm tra chất lượng (bao gồm kiểm tra an toàn thực phẩm): Đối với hàng hóa phải kiếm tra chất lượng thì cơ quan kiểm tra chất lượng bao gồm: cơ quan nhà nước về lĩnh vực kiểm tra chất lượng và tổ chức đánh giá sự phù hợp được các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, TP chỉ định

- Hàng hóa phải kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Đối với hàng hóa phải kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì cơ quan thử nghiệm là tổ chức đánh giá sự phù họp được các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, TP chỉ định Kết quả thử nghiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp là cơ sở cho cơ quan hải quan thông quan hàng hóa

Riêng đối với mặt hàng khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu, theo công văn 2588/BXD-VLXD ngày 17/10/2018 của Bộ Xây dựng, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa bằng mắt thường hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có để xác định tính lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật quy định Trường hợp bằng mắt thường, các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có mà qua kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ quan hải quan không đủ cơ sở đế xác định tính chính xác quy cách, chỉ tiêu

kỹ thuật hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì tiến hành lấy mẫu gửi cơ quan

Trang 31

kiểm định, giám định hải quan để xác định quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thực tế hiện nay, ngoài cơ quan kiểm dịch thì hầu hết các cơ quan kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa và an toàn thực phẩm không

có lực lượng kiếm tra tại cửa khẩu Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa thực hiện trên mẫu hàng gửi về hoặc hàng hóa được đưa về kho doanh nghiệp bảo quản để kiểm tra và chờ kết quả kiểm tra Do đó phát sinh vướng mắc kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, doanh nghiệp lợi dụng tấu tán hàng hóa khi chưa có kết quả kiểm tra, hoặc có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu thì không còn hàng để xử lý V.V

Cách thức kiểm tra chất lượng

Hiện nay, 100% hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra chuyên ngành

do các Bộ quản lý chuyên ngành quy định đều phải được cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc các tổ chức được cơ quan quản lý chuyên ngành chỉ định kiểm tra chất lượng trước hoặc sau thông quan

Trình tự, thủ tục thực hiện

Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mở tờ khai hải quan tại

cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành tại cơ quan/tổ chức kiểm tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành để có chứng từ chuyên ngành nộp cho cơ quan hải quan để làm thủ tục thông quan

Kinh nghiệm quản lý hàng hóa là phế liệu nhập khẩu của Cục Hải quan

Bà Rịa – Vũng Tàu:

Trang 32

Năm 2018, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu từ cuối năm

2017 thì phế liệu không đạt tiêu chuẩn ầm ầm tràn vào Việt Nam Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn đọng phế liệu nhập khẩu thời gian qua, ảnh hưởng đến việc nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu đúng quy định khác

Để quản lý phế liệu trái pháp luật nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường và không làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng phần mềm phân tích thông tin E-manifest (Risk Profile) nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân tích thông tin hàng hóa là phế liệu nhập khẩu trước khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập theo tuyến đường biển quốc tế

Phần mềm Risk Profile được thiết kế theo hướng nhỏ gọn và tiện dụng,

có thể hoạt động trên hầu hết mọi hệ điều hành Windows mà không cần phải cài đặt Đại diện đơn vị cho hay, với phương pháp “học để hoàn thiện”, phần mềm được sử dụng lâu sẽ “thông minh hơn” và hiệu quả hơn

Đáng chú ý, kết quả xử lý của phần mềm không phụ thuộc vào lập trình ban đầu mà phục thuộc vào trình độ và kỹ năng của người sử dụng Vì vậy, phần mềm thực sự phát huy hiệu quả cao khi người sử dụng phần mềm được đào tạo các kiến thức và kỹ năng về phân tích thông tin rủi ro

Theo kinh nghiệm tại Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua, các kiến thức quan trọng, cần thiết để sử dụng hiệu quả phần mềm như hiểu biết về loại hàng hóa phải KTCN, tuyến đường buôn lậu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, thị trường xuất xứ hàng hóa, danh mục các tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ; hiểu biết về dấu hiệu rủi ro và đặc điểm nhận dạng đối tượng rủi ro cùng với đó là các kỹ năng như quan sát, kỹ năng lọc thông tin, kỹ năng thiết lập tiêu chí chặn bắt… giúp cho công chức hải quan quản lý hàng hóa XNK phải KTCN dễ dàng, hiệu quả hơn, không gây mất thời gian cho doanh nghiệp

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan Hải Phòng

Trang 33

Mục đích kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan ở hầu hết các nước trên thế giới không chỉ bao gồm mục đích xác định rõ tên hàng, mã số HS của hàng hóa, chủng loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, xuất xứ, trị giá, nhãn mác mà còn với mục đích đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm,… do các Bộ Ngành ban hành đối với hàng hóa XNK trước khi thông quan Kết quả kiểm tra hàng hóa theo các tiêu chí và nội dung nói trên là căn cứ để hải quan ra quyết định giải phóng hàng hóa

Trên thế giới có nhiều mô hình tổ chức thực hiện KTCN hàng hóa XNK, nhưng trong bất cứ mô hình nào, cơ quan hải quan vẫn đóng vai trò quan trọng

và chịu trách nhiệm chính đối với quyết định cuối cùng về xử lý và thông quan hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu

Ở một số nước, để thuận lợi cho các hoạt động XNK các Bộ chuyên ngành tiến hành đàm phán ký kết công nhận lẫn nhau các tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp chuẩn và chất lượng Khi hàng hóa đã đáp ứng các tiêu chuẩn đã được công nhận lẫn nhau sẽ được miễn KTCN khi XNK giữa các nước như hàng hóa lưu thông giữa các nước trong EU Hiện nay, đang tiến hành đàm phán vấn

đề này trong khuôn khổ giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc, giữa Anh và EU, giữa EU

và một số nước Châu Âu khác, do đó số dòng hàng phải KTCN giữa các nước này sẽ giảm xuống đáng kể

Bên cạnh đó, nhằm tránh phản đối của các thành viên WTO về lập các hàng rào phi thuế quan tại cửa khẩu trước khi thông quan, một số nước thay vì siết chặt kiểm soát bằng những biện pháp KTCN ngay tại cửa khẩu, công tác KTCN được thực hiện sau thông quan và trước khi đưa vào thị trường nội địa để tiêu thụ Trường hợp hàng hóa không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo giấy phép NK hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng theo quy định của pháp luật sẽ bị buộc tái xuất và doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của luật pháp quốc gia

Trang 34

Mỗi nước có cách thức và quy định về tổ chức thực hiện KTCN hàng hóa XNK riêng nhưng hầu hết đều áp dụng các nguyên tắc chung đó là:

- Doanh nghiệp XNK hàng hóa phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng của hàng hóa;

- Mức độ và phương thức KTCN hàng hóa dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro;

- Việc KTCN hàng hóa được ưu tiên kiểm soát tại nguồn (từ nơi sản xuất, nước xuất khẩu) và kiểm soát khi hàng hóa đưa vào sản xuất và lưu thông, tiêu thụ trên thị trường;

- Ứng dụng CNTT để kết nối các cơ quan quản lý nhằm tạo thuận lợi cho thương mại vừa đảm bảo chấp hành pháp luật quốc gia, đảm bảo sự điều phối của cơ quan hải quan trong xử lý thông quan hàng hóa

Sự phức tạp hay thuận tiện của các mô hình phụ thuộc vào thể chế tổ chức bộ máy, sự minh bạch của các quy định pháp lý và điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực cho việc đảm bảo triển khai Trong bất cứ mô hình nào, cơ quan hải quan cũng đóng vai trò quyết định trong việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở thực thi các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ các thủ tục qua lại biên giới đảm bảo hiệu quả

và hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan

Bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan Hải Phòng:

Thứ nhất, mô hình KTCN đối với hàng hóa XNK cần phải dựa trên các nguyên tắc nhằm tạo thuận lợi cho thương mại vừa đảm bảo chấp hành pháp luật quốc gia, đảm bảo sự điều phối của cơ quan hải quan trong xử lý thông quan hàng hóa đó là :

- Doanh nghiệp XNK hàng hóa phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng của hàng hóa;

- Mức độ và phương thức KTCN hàng hóa dựa trên nguyên lý QLRR và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;

Trang 35

- Công khai Danh mục hàng hóa kiểm tra trong thông quan phải rõ ràng, minh bạch, nhất quán về mô tả tên gọi và mã số HS;

- Đưa mối quan hệ giữa Hải quan và Doanh nghiệp vào thực chất, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục, quy trình KTCN đối với hàng hóa XNK;

- Hợp tác về công nhận chất lượng và vệ sinh an toàn hàng hóa XNK;

- Ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối các cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động XNK

Thứ hai, phải tuân thủ theo các cam kết quốc tế, nhất là các quy định của WTO và các hiệp định thương mại tự do

Thứ ba, đáp ứng yêu cầu đơn giản, hiệu quả, tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với hàng hóa có nguy cơ cao, có phân công trách nhiệm một cách hợp lý, rõ ràng, minh bạch giữa các bên tham gia bao gồm cơ quan hải quan, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định

Thứ tư, các Chi cục hải quan là đầu mối thực hiện KTCN đối với hàng hóa XNK

Tóm lại, việc đổi mới mô hình theo những nguyên tắc đã được các nước áp dụng sẽ cắt giảm rất nhiều TTHC không cần thiết, giảm thời gian thông quan, nâng cao hiệu quả quản lý nước, nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, qua đó sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG HIỆN NAY

2.1 Tổng quan về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

2.1.1 Khái quát về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

2.1.1.1.Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành

- Đã hình thành hệ thống các văn bản pháp luật quy định về quản lý chuyên ngành, KTCN tương đối đầy đủ

- Nhiều văn bản pháp luật quy định cụ thể Danh mục hàng hóa có mã số phân loại hàng hóa (mã số HS) giúp cho cơ quan hải quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động XNK thực hiện thống nhất, dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc áp dụng chính sách quản lý hàng hóa và áp mã tính thuế hàng hoá nhập khẩu, tạo sự thống nhất giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong việc xác định mặt hàng, áp mã thuế đối với mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giữ gìn và bảo

vệ môi trường, giữ uy tín, giữ thị trường cho hàng hóa của Việt Nam

- Các văn bản quy định kiểm tra đã tạo lập môi trường pháp lý cần thiết nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định pháp luật

2.1.1.2 Về tổ chức thực hiện

Qua 5 năm cải cách công tác KTCN đối với hàng hóa XNK theo Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các Nghị quyết số 19/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp đã ghi nhận những bước cải thiện rõ rệt so với năm 2015,

cụ thể như sau:

Trang 37

- Thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm (KTATTP) đã đơn giản, thuận lợi hơn trước rất nhiều; Phần lớn việc KTCL đã được chuyển về giai đoạn sau thông quan;

- Hầu hết việc KTCN đã được tập trung vào một đầu mối, về cơ bản đã khắc phục tình trạng một lô hàng do hơn 1 cơ quan, đơn vị kiểm tra; Phần lớn các lĩnh vực KTCN đã chuyển từ thủ tục 2 bước (do 2 cơ quan, tổ chức khác nhau tiến hành, mỗi cơ quan, tổ chức thực hiện một công đoạn) sang thủ tục 1 bước (chỉ 1 cơ quan, tổ chức thực hiện)

- Ở những mức độ khác nhau, các lĩnh vực KTCN đều đã áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro (QLRR), thể hiện qua việc áp dụng nhiều phương thức kiểm tra, như: miễn kiểm tra, kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt

- Về thời gian KTCN: Nhìn chung, đã được rút ngắn trong tất cả các lĩnh vực KTCN Thời gian đăng ký KTCN phổ biến là trong ngày Thời gian KTCN (từ khi lấy mẫu đến khi có kết quả) từ mức trung bình 7 ngày xuống phổ biến là 1 – 3 ngày Thời gian kiểm tra trung bình 5 – 7 ngày đối với lĩnh vực kiểm dịch động vật Thời gian kiểm tra dài nhất là 10 – 25 ngày đối với mặt hàng xe ô tô, xe máy chuyên dùng, sản phẩm công nghệ thông tin

- Hiện nay, nhiều thủ tục quản lý, KTCN đã được thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia Tính đến ngày 31/01/2020, Cổng thông tin một cửa quốc gia

đã có 188 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành với trên 2,8 triệu hồ sơ của trên

35 ngàn doanh nghiệp

Nhìn chung, những cải thiện cụ thể trên đã đem lại kết quả tổng hợp là tỷ lệ các lô hàng NK phải KTCN trước thông quan đã giảm, từ mức xấp xỉ 26% năm 2015 xuống mức 19,1%; thời gian làm thủ tục ở nhiều lĩnh vực KTCN đã giảm đáng kể

Trang 38

Bảng 2.1 Số liệu vi phạm về kiểm tra chuyên ngành tại Việt Nam

(Nguồn Cục CNTT&TKHQ)

Bảng 2.2 Số liệu tờ khai không đạt yêu cầu kiểm tra chuyên ngành

tại Việt Nam

Trang 39

Số liệu trên cho thấy phương thức tổ chức kiểm tra trên diện rộng nhưng sai phạm rất thấp gây lãng phí cho xã hội và tốn kém cho doanh nghiệp

Việc thực hiện kiểm tra phế liệu do cơ quan hải quan (Chi cục Kiểm định 2/ các Tổ chức giám định được chỉ định) thực hiện từ ngày 26/6/2018 đến ngày 31/12/2021 cho thấy:

- Tổng số tờ khai nhận kiểm tra: 21.025 tờ khai

- Tổng số tờ khai trả lại: 364 tờ khai

- Tổng số tờ khai có kết luận kiểm tra: 20.661 tờ khai, trong đó: số tờ khai đạt yêu cầu là 20.445 tờ khai; số tờ khai không đạt yêu cầu là 216 tờ khai (chiếm tỷ lệ khoảng 0,01%)

* Những tồn tại: Hàng hóa XK, NK thuộc diện KTCN còn nhiều, chưa

có tiêu chuẩn/quy chuẩn để kiểm tra, chưa được chỉ định cơ quan kiểm tra

- Hàng hóa XK, NK thuộc diện KTCN hiện nay được các Bộ quản lý

chuyên ngành ban hành phạm vi rất rộng Số lượng mặt hàng, dòng hàng bị điều chỉnh là rất lớn Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì đến tháng 12/2019 vẫn còn khoảng 70.000 mặt hàng còn thuộc diện điều chỉnh bởi các chính sách, quy định liên quan đến quản lý chuyên ngành và KTCN Đây là kết quả của việc cắt giảm danh mục hàng hóa chuyên ngành của các Bộ, ngành, tuy nhiên với số lượng mặt hàng được cắt giảm là 12,600 trên tổng số 82,698 mặt hàng (số liệu quý 2/2015) là rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ là phải cắt giảm được 50% hàng hóa thuộc diện quản lý và KTCN vào năm 2018-2019

- Nhiều hàng hóa XK, NK phải KTCN nhưng chưa được các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật để phục vụ việc kiểm tra nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản của Bộ NNPTNT, chưa được chỉ định cơ quan kiểm tra như mặt hàng phải KTCL của Bộ Công an hay một số tiền chất thuốc nổ phải KTCL của Bộ Công Thương

Trang 40

Nguyên tắc QLRR chưa được áp dụng đầy đủ, thực chất

Ở các mức độ khác nhau, các lĩnh vực kiểm tra chất lượng (KTCL) đều

đã áp dụng nguyên tắc này, thể hiện ở các quy định về các phương thức kiểm tra (miễn kiểm tra, kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt) Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Các quy định mặc dù đã áp dụng QLRR nhằm giảm tỷ lệ, mức độ KTCN Tuy nhiên, các quy định về miễn kiểm tra và các phương thức kiểm tra (về an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng) chưa thống nhất Cụ thể: về an toàn thực phẩm (tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP) quy định chia ra các trường

hợp (miễn kiểm tra, kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt); về

kiểm tra chất lượng (tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP) chia ra các trường hợp

(miễn kiểm tra, áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra, kiểm tra chất lượng theo hình thức lấy mẫu thử nghiệm)

- Có quy định về áp dụng QLRR trong KTCN nhưng quá trình thực hiện hiệu quả chưa cao, ví dụ: Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định việc miễn giảm KTCLhàng hóa nhóm 2 nhập khẩu trong thời hạn 02 năm nhưng quy định phải

có văn bản xác nhận miễn kiểm tra cơ quan kiểm tra dẫn đến thực tế hàng hóa được miễn giảm kiểm tra là rất ít

- Chưa áp dụng rộng rãi việc công nhận thừa nhận lẫn nhau, áp dụng truy xuất nguồn gốc trong KTCN; mô hình KTCN hiện nay chưa phù hợp với thông lệ quốc tế

Trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết

- Có những quy định chưa phù hợp, quá mức cần thiết (ví dụ: kiểm tra hiệu suất năng lượng đối những loại sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiết kiệm năng lượng, hàng NK đơn chiếc thay thế, kiểm tra đối với từng lô hàng; Phải KTCL xe cơ giới trước thông quan, mặc dù những xe này còn phải

Ngày đăng: 16/12/2024, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w