TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
GVHD: TS NGUYỄN THỊ TỊNH ẤU SVTH: NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
- -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG VÀ RỦI RO SINH
KẾ THEO AR4 - IPCC VÀ AR5 – IPCC NGHIÊN CỨU ĐIỂN
HÌNH TẠI TỈNH TÂY NINH
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Tịnh Ấu Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngân Hà 19150052
Biện Khánh Vân 19150105 Lớp : 191500C
Khóa : 2019
Hệ : Đại học chính quy
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG VÀ RỦI RO SINH KẾ THEO IPCC – AR4 VÀ IPCC – AR5 NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
TẠI TỈNH TÂY NINH
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Tịnh Ấu Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngân Hà 19150052
Biện Khánh Vân 19150105
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2024
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG VÀ RỦI RO SINH
KẾ THEO IPCC – AR4 VÀ IPCC – AR5 NGHIÊN CỨU ĐIỂN
HÌNH TẠI TỈNH TÂY NINH
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Tịnh Ấu Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngân Hà 19150052
Biện Khánh Vân 19150105
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2024
Trang 4NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngân Hà MSSV: 19150052
Biện Khánh Vân MSSV: 19150105
1 TÊN ĐỀ TÀI:Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC – AR4
và IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh tại tỉnh Tây Ninh
Lĩnh vực:
Nghiên cứu ☐ Thiết kế ☐ Quản lý
2 NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ
(Liệt kê dưới dạng gạch đầu dòng từng nội dung)
- Tìm hiểu về chỉ số LVI, LVI – IPCC, LRI – IPCC
- Tìm hiểu tình hình sinh kế của người dân tại tỉnh Tây Ninh
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
- Lập phiếu câu hỏi và tiến hành khảo sát
- Thống kê và tính toán các chỉ số LVI, LVI – IPCC, LRI – IPCC
- Nhận xét và đưa ra giải pháp cho từng khu vực
- Kết luận, kiến nghị
3 THỜI GIAN THỰC HIỆN: từ 15/08/2023 đến 01/07/2024
4 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: (ghi rõ học hàm, học vị, họ tên)
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tịnh Ấu
Đơn vị công tác : Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Tp HCM, ngày tháng 07 năm 2024
TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đồ án: Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC – AR4 và
IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh
Thời gian thực hiện từ 15/08/2023 đến 01/07/2024
điều chỉnh
Chữ ký GVHD
05/10/2023 - Gặp GVHD để được hướng dẫn lại nội
dung Luận văn
15/10/2023 - Làm phiếu câu hỏi khảo sát
30/10/2023 - Gặp GVHD để được hướng dẫn lại nội
dung Luận văn
10/11/2023 - Tiến hành khảo sát tại các huyện thị xã
tại tỉnh Tây Ninh
Trang 609/01/2024 - Viết đơn xin điểm I
(Lý do: khó khăn trong quá trình thu thập
và xử lý dữ liệu ) 05/03/2024 - Gặp GVHD hướng dẫn thêm một số nội
dụng để tiến hành khảo sát
10/03/2024 - Tiến hành điều tra thực địa, và khảo sát ý
kiến của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Tân Ninh
15/04/2024 - Tổng hợp và tiến hành tính toán
30/04/2024 - Tính toán các yếu tố chính, chỉ số tổn
thương sinh kế LVI, rủi ro sinh kế LRI của 8 xã huyện, 1 thành phố tỉnh Tây Ninh
- Đánh giá và đối sách chỉ số tổn thương
và rủi ro sinh kế tại tỉnh Tây Ninh
16/05/2024 - Gặp GVHD để chỉnh sửa bài làm, nghe
thêm góp ý từ cô
05/06/2024 - Tổng hợp bài làm
- Hoàn thành luận văn tốt nghiệp
20/06/2024 - Nộp cho GVHD góp ý
23/06/2024 - Sửa lại nội dung mà cô góp ý, chỉnh sửa
thêm để hoàn thiện hơn
27/06/2024 - Gặp GVHD lần cuối để chỉnh sửa lần
cuối 01/07/2024 -In và nộp luận văn cho Bộ môn
Ngày tháng 07 năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Mẫu dùng cho cán bộ hướng dẫn đồ án) Người nhận xét (học hàm, học vị, họ tên):TS Nguyễn Thị Tịnh Ấu Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Sinh viên được nhận xét: Nguyễn Thị Ngân Hà MSSV: 19150052 Biện Khánh Vân MSSV: 19150105 Tên đề tài:Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC – AR4 và IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh Ý kiến nhận xét: 1) Hình thức (Trình bày rõ ràng, đúng quy định; Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hợp lý; Bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ rõ, đẹp, đúng quy định; Chính tả) -
-
-2) Mục tiêu và nội dung (Làm rõ tính cấp thiết của đề tài; Mục tiêu, nội dung nghiên cứu phù hợp) -
-
-3) Các ưu điểm chính của đồ án (Tổng quan tài liệu, cơ sở nghiên cứu, Phương
Trang 8pháp nghiên cứu, kết quả thảo luận, Kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,…)
-
-
-
4) Các nhược điểm chính của đồ án (Tổng quan tài liệu, cơ sở nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, kết quả thảo luận, Kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,…) -
-
-5) Thái độ, tác phong làm việc
-
-
-
Ý kiến kết luận: Đề nghị cho bảo vệ hay không? Có ☐ hay Không ☐
Ngày tháng 07 năm 2024
Người nhận xét (Ký & ghi rõ họ tên)
Trang 9PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Mẫu dùng cho cán bộ hướng dẫn đồ án thuộc lĩnh vực nghiên cứu, quản lý)
Người nhận xét (học hàm, học vị, họ tên): TS Nguyễn Thị Tịnh Ấu
Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Sinh viên được nhận xét: Nguyễn Thị Ngân Hà MSSV: 19150052
Biện Khánh Vân MSSV: 19150105
Tên đề tài:Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC – AR4 và
IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh
STT Nội dung (lưu ý thang điểm nhỏ nhất là 0.25 điểm) Thang điểm
Điểm số
1
Ý thức học tập Max 2
Vắng mặt > 50% các buổi gặp giáo viên hướng dẫn và trễ tiến độ công
Vắng mặt 50% - 30% các buổi gặp giáo viên hướng dẫn và trễ tiến độ
Vắng mặt trên 10 - 30% các buổi gặp giáo viên hướng dẫn Tích cực
Có mặt đầy đủ các buổi gặp giáo viên hướng dẫn Tích cực trong làm
việc, đúng tiến độ yêu cầu, có sáng kiến đề xuất mới 2
2
Hình thức
(văn bản trình bày: word, powerpoint, poster) Max 2
Trình bày không theo format chuẩn, không thống nhất giữa các phần 0.5
Trình bày theo format chuẩn, nhưng còn nhiều lỗi : đề mục không rõ
ràng, bảng biểu, hình vẽ không được đánh số, nhiều lỗi chính tả, đánh
máy
1
Trình bày theo format chuẩn nhưng còn một vài lỗi nhỏ 1.5
3
Cơ sở nghiên cứu
(tính cấp thiết, mục tiêu, tổng quan tài liệu, tài liệu tham khảo) Max 2
Trình bày không đầy đủ và chưa rõ ràng (< 50%) cơ sở nghiên cứu 0.5
Trình bày chưa rõ ràng (sai sót từ 50% -30%) cơ sở nghiên cứu 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Trang 10Trình bày chưa rõ ràng (sai sót từ 30% -10%) cơ sở nghiên cứu 1.5
Trình bày rõ ràng (sai sót < 10%) cơ sở nghiên cứu 2
4
Phương pháp nghiên cứu Max 2
Mô tả phương pháp thực hiện không rõ ràng PPNC không phù hợp
Mô tả phương pháp thực hiện chưa rõ ràng PPNC phù hợp (50-70%)
Mô tả phương pháp thực hiện chưa rõ ràng PPNC phù hợp (70 – 90%)
Mô tả phương pháp thực hiện cụ thể, rõ ràng, phù hợp (>90%) với mục
5
Giải quyết vấn đề
(kết quả đáp ứng mục tiêu và nội dung; xử lý kết quả; nhận xét, lý
luận, giải thích kết quả)
Max 2
Kết quả và giải thích không rõ ràng (sai sót > 50%) 0.5
Kết quả và giải thích không rõ ràng (sai sót từ 50% - 30%) 1
Kết quả và giải thích không rõ ràng (sai sót từ 30% -10%) 1.5
Hiểu rõ tất cả kết quả và xử lý kết quả phù hợp (sai <10%) 2
Ngày tháng 07 năm 2024
Người đánh giá (Ký & ghi rõ họ tên)
Trang 11TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Mẫu dùng cho cán bộ đọc phản biện đồ án thuộc lĩnh vực nghiên cứu/ quản lý)
Người nhận xét (học hàm, học vị, họ tên):ThS Nguyễn Thị Thu Thảo
Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Biện Khánh Vân MSSV: 19150105
Tên đề tài:Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC – AR4 và
IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh
Mục tiêu, nội dung nghiên cứu phù hợp
Phần đặt vấn đề cần làm rõ về các sinh kế chính của tỉnh, tình hình sinh kế của tỉnh
hiện nay như thế nào và BĐKH gây ảnh hưởng như thế nào đối với các sinh kế này
Không nên đưa các thông tin, dữ liệu của các tờ báo mạng, ví dụ như “Theo báo
Tây Ninh [4] đưa tin, Ông Trần Quang Vinh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy tỉnh
cho biết thêm“Năm nay, thời tiết được cảnh báo có nhiều dấu hiệu cực đoan hơn
Trang 12mọi năm nên việc nâng cao ý thức phòng, chống các diễn biến tiêu cực của thiên tai cũng được chú trọng hơn” ở trang 2-3 Chỉ đưa những thông tin, dữ liệu khoa học
từ các nguồn tài liệu có độ tin cậy cao
Ý nghĩa thực tiễn: xem lại “Các chiến lược ứng phó khác như sắp xếp lại các bờ kè, trồng rừng ngập mặn”có phù hợp và khả thi cho cấp địa phương tỉnh Tây Ninh?
Đê nghi chinh sưa:
Chỉnh sửa theo nhận xét
3) Tổng quan (Tổng quan đầy đủ các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài (chú
ý tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước); Trình bày trích dẫn và liệt
kê tài liệu tham khảo đúng quy định)
“Application of livelihood vulnerability index in assessing smallholder maize farminghouseholds’ vulnerability to climate change in Brong-Ahafo region of Ghana” [31] Tài liệu tham khảo không tin cậy từ các bài báo mạng Lược bỏ các tài liệu tham khảo không tin cậy như các bài báo mạng như Báo Việt Nam, Báo Nông
nghiệp Việt Nam… Đê nghi chinh sưa:
Chỉnh sửa theo nhận xét
4) Phương pháp nghiên cứu (Phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu, nội
dung của đề tài, Viết rõràng, dễhiểu)
Trang 13frameworksforassessing vulnerability and risk to climate change in the Indian Bengal Delta” của Shouvik Das và cộng sự, “Áp dụng chỉ số tổn thương sinh kế trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu ở huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) của Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Thị Tịnh Ấu … Cần làm rõ phương pháp/cách tính/công thức nào áp dụng để tính cho LVI và cách nào cho LVI-IPCC Các các yếu tố phụ có liên quan đến y tế, sức khỏe nhưng không được đề cập trong phiếu khảo sát
Đề nghị chỉnh sửa:
Chỉnh sửa theo nhận xét
5) Kết quả thảo luận (Kết quả thu được đáp ứng mục tiêu, nội dung của đề tài,
Xử lý số liệu và thảo luận, đánh giá số liệu, có nhận xét đối chiếu các nghiên cứu liên quan)
Nhận xét:
Xem lại, cân nhắc các biến hay các yếu tố phụ Bảng về Giá trị các yếu tố phụ của LVI huyện …(như Bảng 3.1, 3.4,…) do nhiều biến không tương thích với các nghiên cứu khác, chẳng hạn như “Linking IPCC AR4 & AR5 frameworks for assessing vulnerability and risk to climate change in the Indian Bengal Delta” của ShouvikDas
và cộng sự
Ví dụ: Các biến trong “Chiến lược sinh kế nông nghiệp” thuộc nghiên của ShouvikDas là Cây trồng, Thủy lợi và Phân bón
Đối với một số biện pháp cuối chương 3 cần tập trung đề xuất cho các huyện/thị
xã bị tổn thương và rủi do cao hơn dựa trên tình hình sinh kế chính của các khu vực đó
Đề nghị chỉnh sửa:
Chỉnh sửa theo nhận xét
6) Kết luận – Kiến nghi và Tính khả thi của đê tài (Kết luận ngắn gọn, súc tích,
đáp ứng được mục tiêu, nội dung đề ra, phù hợp với kết quả thu được)
Nhận xét:
Phần kết luận không nên để bảng mà viết tóm tắt kết quả đạt được
Trang 14Xem lại kết luận này không nêu giải pháp nhưng trong Phần kiến nghị đề xuất làm theo giải pháp, cụ thể là“Vì vậy, theo như giải pháp được đề xuất trong kết luận, cần triển khai và thực hiện các biện pháp này, đồng thời thường xuyên tham khảo thêm
về các tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Tây Ninh”
Đề nghị chỉnh sửa:
Chỉnh sửa theo nhận xét
7) Poster (Kết luận ngắn gọn, súc tích, đáp ứng được mục tiêu, nội dung đề ra, phù
hợp với kết quả thu được)
Nhận xét:
Xem lại cách ghi tên tiếng Anh của đề tài không chính xác
Chữ viết khá nhỏ, khó nhìn rõ, cần điều chỉnh to hơn
Mục 1 nên là Introduction, phần này nên nêu tính cấp thiết liên quan đến sinh kế của tỉnh cần đánh giá tổn thương và rủi ro
Phương pháp và kết quả nên ở số nhiều Phần phương pháp ghi trùng lặp
nội dung “IDENTIFYPRIMARYANDSECONDARY FACTORS”
Trang 15TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Mẫu dùng cho cán bộ đọc phản biện đồ án thuộc lĩnh vực nghiên cứu, quản lý)
Người đánh giá (học hàm, học vị, họ tên):ThS Nguyễn Thị Thu Thảo
Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Biện Khánh Vân MSSV: 19150105
Tên đề tài:Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC – AR4 và
IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh
STT Nội dung (lưu ý thang điểm nhỏ nhất là 0.25 điểm) Thang
điểm Điểm số
1
Trình bày thuyết minh không theo format chuẩn, không thống nhất
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn, nhưng còn nhiều lỗi : đề
mục không rõ ràng, bảng biểu, hình vẽ không được đánh số, nhiều lỗi
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn nhưng còn một vài lỗi nhỏ 0.75
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn, rõ ràng, logic 1
2
Cơ sở nghiên cứu
(tính cấp thiết, mục tiêu, tổng quan tài liệu, tài liệu tham khảo) Max 2
Trình bày không đầy đủ và chưa rõ ràng (< 50%) cơ sở nghiên 0.5
Trình bày chưa rõ ràng (50% -30%) cơ sở nghiên cứu 1
Trình bày chưa rõ ràng (30% -10%) cơ sở nghiên cứu 1.5
Trình bày rõ ràng (sai sót < 10%) cơ sở nghiên cứu 2
3
Phương pháp nghiên cứu Max 2
Mô tả phương pháp thực hiện không rõ ràng PPNC không phù hợp
Mô tả phương pháp thực hiện chưa rõ ràng PPNC phù hợp (>50%)
Mô tả phương pháp thực hiện chưa rõ ràng PPNC phù hợp (70 –
Trang 16Mô tả phương pháp thực hiện cụ thể, rõ ràng, phù hợp (>90%) với
4
Giải quyết vấn đề
(kết quả đáp ứng mục tiêu và nội dung; xử lý kết quả; nhận xét, lý
luận, giải thích kết quả) Max 4
Kết quả và giải thích không rõ ràng > 50% 0.5-1
Kết quả và giải thích không rõ ràng (sai sót từ 50% - 30%) 1.5-2
Kết quả và giải thích không rõ ràng (sai sót từ 30% - 50%) 2.5-3
Hiểu rõ tất cả kết quả và xử lý kết quả phù hợp (sai sót <10%) 3.5-4
5
Poster A1 Max 1
Poster trình bày còn nhiều lỗi sai, chữ nhỏ, nhiều chữ, chưa rõ nội
Poster trình bày đầy đủ nội dung nhưng bố cục khó theo dõi, còn
Poster trình bày đầy đủ nội dung nhưng còn một vài lỗi nhỏ 0.75
Poster trình bày rõ ràng, bố cục dễ theo dõi, logic, màu sắc hài hòa 1
6
Báo cáo trình bày bằng tiếng Anh (mức độ trung bình– khá – tốt) 0.25-1
1) Câu hỏi phản biện (ít nhất 3 câu hỏi/sinh viên):
-
-
- 2) Ý kiến kết luận
Đề nghị cho bảo vệ hay không? Có ☐ hay Không ☐
Ngày tháng 07 năm 2024
Trang 17Người đánh giá (Ký & ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Mẫu dùng cho hội đồng đánh giá đồ án thuộc lĩnh vực nghiên cứu, quản lý)
Người nhận xét (học hàm, học vị, họ tên):
Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Biện Khánh Vân MSSV: 19150105
Tên đề tài:Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC – AR4 và
IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh
STT Nội dung (lưu ý thang điểm nhỏ nhất là 0.25 điểm) Thang
điểm
Điểm số
1
Thuyết trình
(Giọng nói, phát âm và thu hút người nghe) Max 1 /1
Nói nhỏ, phát âm không rõ ràng Mắt không dõi theo nội dung trình bày,
Nói rõ ràng, tốc độ phù hợp Mắt dõi theo rất nhiều ánh mắt khán giả, tay
2
Trình bày bằng văn bản
(Văn bản thuyết trình: powerpoint + poster) Max 1 /1
Văn bản thuyết trình không rõ ràng, thiếu logic, khó theo dõi 0.5
Văn bản thuyết trình rõ ràng, logic, hợp lý và thu hút người xem 1
3
Cơ sở nghiên cứu
(tính cấp thiết, mục tiêu, PP nghiên cứu, tổng quan tài liệu, tài liệu
tham khảo)
Max 1 /1
Trình bày cơ sở NC chưa rõ ràng (50% -30%) cơ sở nghiên cứu PPNC
phù hợp (>50%) với mục tiêu, nội dung của đề tài 0.5
Trình bày cơ sở NC rõ ràng (sai sót <20%) cơ sở nghiên cứu PPNC phù
hợp (> 75%) với mục tiêu, nội dung của đề tài 1
4
Phương pháp nghiên cứu
(tính cấp thiết, mục tiêu, PP nghiên cứu, tổng quan tài liệu, tài liệu tham
khảo)
Max 1 /1
Trang 18Mô tả phương pháp thực hiện chưa rõ ràng PPNC phù hợp (50-75%)
Mô tả phương pháp thực hiện cụ thể, rõ ràng, phù hợp (>75%) với mục
Kết quả và giải thích không rõ ràng (50% - 30%) 1
Hiểu rõ tất cả kết quả và xử lý kết quả phù hợp (sai <10%) 2
6
Ít nắm bắt được thông tin câu hỏi và trả lời được những câu hỏi nhỏ 0.5-1
Trả lời đầy đủ các câu hỏi với mức độ chính xác nhất định 2.5-3
Trả lời đúng và đầy đủ câu hỏi có phát triển mở rộng vấn đề câu hỏi 3.5 - 4
Đối tượng nghiên cứu chưa cụ thể, giống phạm vi nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được liệt kê trong chương 1 có sử dụng trong bài không Ví dụ, phương pháp chuyên gia, sinh viên thực hiện như thế nào trong bài chứ được đề cập
Ngày tháng 07 năm 2024
Người đánh giá ( Ký & ghi rõ họ tên)
Trang 19TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Biện Khánh Vân MSSV: 19150105
Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC – AR4 và IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh
Hội đồng đánh giá gồm:
1 Chủ tịch hội đồng:
2 Thành viên hội đồng:
3 Thư ký:
Sau khi đánh giá, điểm số được tổng hợp như sau:
tổng kết
Nhận xét và đề nghị chỉnh sửa:
-
Chủ tịch hội đồng
( Ký & ghi rõ họ tên)
Ngày … tháng 07 năm 2024
Thư ký
( Ký & ghi rõ họ tên)
Trang 20BÁO CÁO NỘI DUNG ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngân Hà MSSV: 19150052
Tên đề tài:Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC – AR4 và IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh
NỘI DUNG CHI TIẾT
STT Nội dung được yêu cầu Trang
Báo cáo điều chỉnh
Có Không Nội dung – trang
(dựa trên báo cáo chính thức)
1 Làm rõ tình hình sinh kế, lược bỏ
các thông tin tham khảo báo mạng 2 ✓ ☐ Đã chỉnh sửa – trang 2
2 Chỉnh sửa phần ý nghĩa thực tiễn
3 Bảng 1.1 các yếu tố chính không
đúng với tài liệu tham khảo 17 ☐ ✓
Các yếu tố chính được lựa chọn đại diện cho sinh kế tùy theo đặc điểm của khu vực mà có thể lựa chọn các yếu tố khác nhau để đánh giá
4 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
cách viết không có chủ từ, động từ 24-26 ✓ ☐ Đã bổ sung – trang 24 - 26
5 Bổ sung tên hình và số thứ tự của
6 Các biến, yếu tố phụ không tương
thích với tài liệu tham khảo 45-47 ☐ ✓
Các biến được lựa chọn phù hợp với đặc trưng riêng của khu vực, chỉ tham khảo, kế thừa các yếu tố phù hợp, không lấy hoàn toàn
7
Cần làm rõ phương pháp/cách
tính/công thức nào áp dụng cho
LVI và cách nào cho LVI – IPCC
48 ✓ ☐ Đã bổ sung – trang 48
8
Các yếu tố phụ có liên quan đến y
tế, sức khỏe nhưng không được đề
cập trong phiếu khảo sát
46 ☐ ✓
Yếu tố phụ “số lượng cơ sở y tế” yếu tố này đề cập đến cơ sở vật chất, không điều tra về sức khỏe người dân và được thu thập từ niên giám thống kê nên không đưa vào phiếu khảo sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Trang 219
Biện pháp tập trung đề xuất cho
huyện/thị xã bị tổn thương và rủi
ro cao hơn
154-155 ☐ ✓ Biện pháp đã lồng ghép vào
phần nhận xét từng huyện
10 Phần kết luận không nên để bảng,
cần nêu tóm tắt kết quả đạt được 156 ✓ ☐ Đã chỉnh sửa – trang 156
11
Kết luận không nêu giải pháp
nhưng trong phần Kiến nghị đề
xuất làm theo giải pháp
157 ✓ ☐ Đã chỉnh sửa – trang 157
12
Poster tên tiếng anh của đề tài
không chính xác, chữ viết nhỏ
Mục Introduce nên nêu tính cấp
thiết liên quan đến sinh kế
Phương pháp kết quả nên để ở số
Giảng viên hướng dẫn Người viết
( Ký & ghi rõ họ tên) ( Ký & ghi rõ họ tên)
Trang 22và cảm hứng giúp cho chúng em trên con đường học tập và nghiên cứu
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới toàn thể người dân tại tỉnh Tây Ninh, những người đã bỏ thời gian quý báu để tham gia giúp trả lời các câu hỏi khảo sát Sự nhiệt tình và hỗ trợ vô điều kiện của quý vị đã cung cấp cho chúng em những
dữ liệu quý giá, làm chúng em có cái nhìn chi tiết và toàn diện hơn về thực trạng và những thách thức đang tồn tại Những đóng góp này là nền tảng vững chắc giúp chúng
em hoàn thành bài luận với chất lượng cao nhất
Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cô TS Nguyễn Thị Tịnh Ấu, cô đã không ngừng tận tụy, kiên nhẫn hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình làm nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này Sự hỗ trợ tận tình và những lời khuyên quý báu của cô đã giúp chúng em vượt qua những khó khăn, thử thách và hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày Không chỉ vậy cô còn luôn động viên, khích lệ, an ủi và truyền cảm hứng khi chúng em muốn từ bỏ
Trong suốt thời gian qua, nhóm em đã có cơ hội học tập và trải nghiệm nhiều điều vô cùng bổ ích Những trải nghiệm và kiến thức quý báu này không chỉ giúp ích cho chúng em trong quá trình hoàn thành bài luận mà còn là hành trang vô giá cho công việc và cuộc sống sau này
Tuy nhiên, do thời gian và kinh nghiệm hạn chế, bài luận của nhóm không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, chúng em rất mong muốn nhận được những phản
Trang 23TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2024 Sinh viên thực hiện
Trang 24iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Ngân Hà, là sinh viên khóa 2019 chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi Trường, mã số sinh viên: 19150052
Tôi tên là Biện Khánh Vân, là sinh viên khóa 2019 chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi Trường, mã số sinh viên: 19150105
Chúng tôi xin cam đoan: đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Tịnh
Ấu
Các thông tin tham khảo trong đề tài này được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và được chúng tôi trích dẫn nguồn gốc rõ ràng ở phần danh mục tài liệu tham khảo Các kết quả nghiên cứu trong đồ án này là do chính tôi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác
Chúng tôi xin được lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này
TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2024 Sinh viên thực hiện
Trang 25iv
TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC – AR4 và IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh” đã thực hiện khảo sát 400 hộ trong tỉnh một cách chi tiết về tình trạng tổn thương sinh kế và rủi ro do thiên tai tại địa phương
Trong nghiên cứu này, hai chỉ số tổn thương chính được áp dụng là LVI (Livelihood Vulnerability Index) và LVI – IPCC (Livelihood Vulnerability Index - IPCC) Kết quả cho thấy có sự đồng đều trong chỉ số tổn thương sinh kế ở các huyện, với Dương Minh Châu (LVI: 0.66, LVI – IPCC: 0.24) chịu tổn thương nặng nề nhất, trong khi đó Tp Tây Ninh (LVI: 0.39, LVI – IPCC: 0.06) chịu tổn thương thấp nhất Chỉ số LVI và LVI-IPCC về mức độ dễ bị tổn thương sinh kế trung bình trên địa bàn tỉnh lần lượt là 0.53 và 0.13 Các thành phần có mức độ dễ bị tổn thương cao nhất là: chiến lược sinh kế nông nghiệp (0.64), hoạt động kế sinh nhai (0.53), sự thay đổi khí hậu và thiên tai (0.51), hồ sơ nhân khẩu học (0.50), nguồn nhân lực (0.50), cơ sở hạ tầng (0.46), tình hình kinh tế - xã hội (0.44)
Ngoài ra, bài này còn tập trung phân tích mức độ rủi ro BĐKH ảnh hưởng đến sinh kế xảy ra tại khu vực tỉnh Tây Ninh, sử dụng phương pháp LRI – IPCC (Livelihood Risk Index - Intergovernmental Panel on Climate Change) để phân tích
và đưa ra các kết quả quan trọng Trong khu vực tỉnh Tây Ninh, kết quả tính toán cho thấy huyện Dương Minh Châu (0.13) có chịu rủi ro cao nhất và Tp Tây Ninh (0.02) chịu rủi ro thấp nhất Chỉ số LRI – IPCC của toàn tỉnh là 0.07 ở mức rủi ro sinh kế rất thấp, với các yếu tố thành phần có giá trị theo thứ tự cao nhất là: mức độ phơi nhiễm (0.53), mức độ hiểm họa (0.52), khả năng thích ứng (0.48) và mức độ nhạy cảm (0.47)
Thông qua việc áp dụng các chỉ số LVI, LVI-IPCC và LRI-IPCC giúp cảnh báo, phòng ngừa sớm thiên tai, rủi ro biến đổi khí hậu, thiết lập cơ sở dữ liệu khoa học vững chắc Từ đó, chính quyền địa phương có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Tây Ninh, đảm bảo sinh
kế bền vững
Trang 26v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN iii TÓM TẮT iv DANH MỤC HÌNH ẢNH viii DANH MỤC BẢNG xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Nội dung nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa đề tài 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 6 1.1 Cơ sở lý thuyết về biến đổi khí hậu: 6 1.1.1 Khái niệm về BĐKH 6 1.1.2 Nguyên nhân về BĐKH: 6 1.1.3 Biểu hiện về BĐKH: 7 1.1.4 Tác động của BĐKH đến sinh kế cộng đồng: 10 1.2 Khái niệm về sinh kế và sinh kế vền vững: 13 1.3 Khái niệm về tổn thương và rủi ro sinh kế: 14 1.3.1 Tổng quan về bộ chỉ số đánh giá tổn thương sinh kế LVI và LVI- IPCC: .15 1.3.2 Tổng quan về bộ chỉ số đánh giá rủi ro sinh kế (LRI): 16 1.4 Tổng quan nghiên cứu: 19 1.4.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước: 19 1.4.2 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước: 23 1.5 Tổng quan khu vực nghiên cứu: 25
Trang 27vi
1.5.1 Vị trí địa lý: 25 1.5.2 Điều kiện tự nhiên 26 1.5.3 Tình hình sinh kế tại Tây Ninh: 29 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 37 2.2 Phương pháp tham khảo và kế thừa số liệu: 38 2.2.1 Số liệu thứ cấp 39 2.2.2 Số liệu sơ cấp 39 2.3 Phương pháp điều tra khảo sát: 39 2.4 Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu: 41 2.5 Phương pháp chỉ số: 41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 48 3.1 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế huyện Dương Minh Châu 48 3.1.1 Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Dương Minh Châu 48 3.1.2 Đánh giá rủi ro sinh kế huyện Dương Minh Châu 56 3.2 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế huyện Tân Biên 58 3.2.1 Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Tân Biên 58 3.2.2 Đánh giá rủi ro sinh kế huyện Tân Biên 66 3.3 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế huyện Tân Châu 68 3.3.1 Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Tân Châu 68 3.3.2 Đánh giá rủi ro sinh kế huyện Tân Châu 76 3.4 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế thành phố Tây Ninh 78 3.4.1 Đánh giá tổn thương sinh kế thành phố Tây Ninh 78 3.4.2 Đánh giá rủi ro sinh kế thành phố Tây Ninh 87 3.5 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế huyện Châu Thành 89 3.5.1 Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Châu Thành 89 3.5.2 Đánh giá rủi ro sinh kế huyện Châu Thành 96 3.6 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế thị xã Hòa Thành 98
Trang 28vii
3.6.1 Đánh giá tổn thương sinh kế thị xã Hòa Thành 98 3.6.2 Đánh giá rủi ro sinh kế thị xã Hòa Thành 106 3.7 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế huyện Bến Cầu 108 3.7.1 Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Bến Cầu 108 3.7.2 Đánh giá rủi ro sinh kế huyện Bến Cầu 117 3.8 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế huyện Gò Dầu 119 3.8.1 Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Gò Dầu 119 3.8.2 Đánh giá rủi ro sinh kế huyện Gò Dầu 127 3.9 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế thị xã Trảng Bàng 129 3.9.1 Đánh giá tổn thương sinh kế thị xã Trảng Bàng 129 3.9.2 Đánh giá rủi ro sinh kế thị xã Trảng Bàng 137 3.10 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế tỉnh Tây Ninh 139 3.10.1 Đánh giá tổn thương sinh kế tỉnh Tây Ninh 139 3.10.2 Đánh giá rủi ro sinh kế tỉnh Tây Ninh theo chỉ số LRI - IPCC 150 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO xiv PHỤ LỤC xvii
Trang 29viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Các tác nhân của chỉ số rủi ro R theo IPCC 17 Hình 1.2 TDBTT theo IPCC AR4 (năm 2007) và rủi ro theo IPCC AR5 (năm 2014) 19 Hình 1.3 Vị trí tỉnh Tây Ninh trên bản đồ Việt Nam 26 Hình 1.4 Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh 27 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 38 Hình 3.1 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI huyện Dương Minh Châu 54 Hình 3.2 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI huyện Dương Minh Châu 54 Hình 3.3 Các tác nhân LVI- IPCC huyện Dương Minh Châu 56 Hình 3.4 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LVI– IPCC huyện Dương Minh Châu 56 Hình 3.5 Các tác nhân LRI- IPCC huyện Dương Minh Châu 58 Hình 3.6 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LRI – IPCC huyện Dương Minh Châu 58 Hình 3.7 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI huyện Tân Biên 64 Hình 3.8 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI huyện Tân Biên 64 Hình 3.9 Các tác nhân của LVI- IPCC huyện Tân Biên 66 Hình 3.10 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LVI – IPCC huyện Tân Biên 66 Hình 3.11 Các tác nhân của LRI- IPCC huyện Tân Biên 68 Hình 3.12 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LRI– IPCC huyện Tân Biên 68 Hình 3.13 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI huyện Tân Châu 74 Hình 3.14 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI huyện Tân Châu 74 Hình 3.15 Các tác nhân LVI- IPCC huyện Tân Châu 76 Hình 3.16 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LVI – IPCC huyện Tân Châu 76 Hình 3.17 Các tác nhân LRI - IPCC huyện Tân Châu 78 Hình 3.18 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LRI – IPCC huyện Tân Châu 78
Trang 30ix
Hình 3.19 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI thành phố Tây Ninh 84 Hình 3.20 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI thành phố Tây Ninh 84 Hình 3.21 Các tác nhân LVI- IPCC thành phố Tây Ninh 86 Hình 3.22 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LVI – IPCC thành phố Tây Ninh 87 Hình 3.23 Các tác nhân LRI- IPCC thành phố Tây Ninh 88 Hình 3.24 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LRI – IPCC thành phố Tây Ninh 89 Hình 3.25 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI huyện Châu Thành 94 Hình 3.26 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI huyện Châu Thành 94 Hình 3.27 Các tác nhân của LVI- IPCC huyện Châu Thành 96 Hình 3.28 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LVI – IPCC huyện Châu Thành 96 Hình 3.29 Các tác nhân LRI- IPCC huyện Châu Thành 98 Hình 3.30 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LRI – IPCC huyện Châu Thành 98 Hình 3.31 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI thị xã Hòa Thành 104 Hình 3.32 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI thị xã Hòa Thành 104 Hình 3.33 Các tác nhân của LVI- IPCC thị xã Hòa Thành 106 Hình 3.34 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LVI– IPCC thị xã Hòa Thành 106 Hình 3.35 Các tác nhân của LRI- IPCC thị xã Hòa Thành 108 Hình 3.36 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LRI – IPCC thị xã Hòa Thành 108 Hình 3.37 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI huyện Bến Cầu 114 Hình 3.38 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI huyện Bến Cầu 115 Hình 3.39 Các tác nhân của LVI- IPCC huyện Bến Cầu 116 Hình 3.40 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LVI– IPCC huyện Bến Cầu 117 Hình 3.41 Các tác nhân LRI- IPCC huyện Bến Cầu 118 Hình 3.42 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LRI– IPCC huyện Bến Cầu 119 Hình 3.43 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI huyện Gò Dầu 124 Hình 3.44 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI huyện Gò Dầu 125 Hình 3.45 Các tác nhân LVI- IPCC huyện Gò Dầu 126 Hình 3.46 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LVI – IPCC huyện Gò Dầu 127
Trang 31x
Hình 3.47 Các tác nhân LRI- IPCC huyện Gò Dầu 128 Hình 3.48 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LRI – IPCC huyện Gò Dầu 129 Hình 3.49 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI thị xã Trảng Bàng 134 Hình 3.50 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI thị xã Trảng Bàng 135 Hình 3.51 Các tác nhân LVI- IPCC thị xã Trảng Bàng 137 Hình 3.52 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LVI – IPCC thị xã Trảng Bàng 137 Hình 3.53 Các tác nhân của LRI - IPCC thị xã Trảng Bàng 139 Hình 3.54 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LRI – IPCC thị xã Trảng Bàng 139 Hình 3.55 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI tỉnh Tây Ninh 159 Hình 3.56 Biểu đồ Phân bố các tác nhân của LVI tại Huyện/Thị xã thuộc tỉnh Tây Ninh 147 Hình 3.57 Biểu đồ Phân bố các tác nhân của LVI-IPCC tại Huyện/Thị xã thuộc tỉnh Tây Ninh 149 Hình 3.58 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LVI – IPCC tỉnh Tây Ninh 164 Hình 3.59 Hình Phân bố các tác nhân của LRI-IPCC tại Huyện/Thị xã thuộc tỉnh Tây Ninh 151 Hình 3.60 Biểu đồ số liệu các tác nhân của LRI – IPCC tỉnh Tây Ninh 152
Trang 32
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các tác nhân đóng góp của LVI – IPCC 16 Bảng 1.2 So sánh khung đánh giá TDBTT của IPCC năm 2007 và năm 2014 18 Bảng 1.3 Diện tích gieo trồng cây hằng năm tháng 11 năm 2023 31 Bảng 1.4 Số liệu chăn nuôi gia súc, gia cầm 33 Bảng 2.1 Số phiếu khảo sát phân theo khu vực 40 Bảng 2.2 Bảng mô tả chi tiết các biến được lựa chọn để đánh giá tính dễ bị tổn thương và rủi ro sinh kế 42 Bảng 2.3 Phân cấp độ tổn thương, rủi ro 47 Bảng 3.1 Giá trị các yếu tố phụ của LVI huyện Dương Minh Châu 49 Bảng 3.2 Giá trị các yếu tố chính của LVI huyện Dương Minh Châu 51 Bảng 3.3 Chỉ số LVI-IPCC huyện Dương Minh Châu 55 Bảng 3.4 Chỉ số LRI-IPCC huyện Dương Minh Châu 57 Bảng 3.5 Giá trị các yếu tố phụ của LVI huyện Tân Biên 60 Bảng 3.6 Giá trị các yếu tố chính của LVI huyện Tân Biên 62 Bảng 3.7 Chỉ số LVI-IPCC huyện Tân Biên 65 Bảng 3.8 Chỉ số LRI-IPCC huyện Tân Biên 67 Bảng 3.9 Giá trị các yếu tố phụ của LVI huyện Tân Châu 70 Bảng 3.10 Giá trị các yếu tố chính của LVI huyện Tân Châu 72 Bảng 3.11 Chỉ số LVI-IPCC huyện Tân Châu 75 Bảng 3.12 Chỉ số LRI-IPCC huyện Tân Châu 77 Bảng 3.13 Giá trị các yếu tố phụ của LVI thành phố Tây Ninh 80 Bảng 3.14 Giá trị các yếu tố chính của LVI thành phố Tây Ninh 82 Bảng 3.15 Chỉ số LVI-IPCC thành phố Tây Ninh 85 Bảng 3.16 Chỉ số LRI-IPCC thành phố Tây Ninh 87 Bảng 3.17 Giá trị các yếu tố phụ của LVI huyện Châu Thành 90 Bảng 3.18 Giá trị các yếu tố chính của LVI huyện Châu Thành 92 Bảng 3.19 Chỉ số LVI-IPCC huyện Châu Thành 95
Trang 33xii
Bảng 3.20 Chỉ số LRI-IPCC huyện Châu Thành 97 Bảng 3.21 Giá trị các yếu tố phụ của LVI thị xã Hòa Thành 100 Bảng 3.22 Giá trị các yếu tố chính của LVI thị xã Hòa Thành 102 Bảng 3.23 Chỉ số LVI - IPCC thị xã Hòa Thành 105 Bảng 3.24 Chỉ số LRI-IPCC thị xã Hòa Thành 107 Bảng 3.25 Giá trị các yếu tố phụ của LVI huyện Bến Cầu 110 Bảng 3.26 Giá trị các yếu tố chính của LVI huyện Bến Cầu 112 Bảng 3.27 Chỉ số LVI-IPCC huyện Bến Cầu 115 Bảng 3.28 Chỉ số LRI-IPCC huyện Bến Cầu 117 Bảng 3.29 Giá trị các yếu tố phụ của LVI huyện Gò Dầu 120 Bảng 3.30 Giá trị các yếu tố chính của LVI huyện Gò Dầu 122 Bảng 3.31 Chỉ số LVI-IPCC huyện Gò Dầu: 125 Bảng 3.32 Chỉ số LRI-IPCC huyện Gò Dầu 127 Bảng 3.33 Giá trị các yếu tố phụ của LVI thị xã Trảng Bàng 130 Bảng 3.34 Giá trị các yếu tố chính của LVI thị xã Trảng Bàng 132 Bảng 3.35 Chỉ số LVI - IPCC Thị xã Trảng Bàng 135 Bảng 3.36 Chỉ số LR I- IPCC thị xã Trảng Bàng 138 Bảng 3.37 Giá trị các yếu tố phụ của LVI tỉnh Tây Ninh 141 Bảng 3.38 Giá trị các yếu tố chính của LVI tỉnh Tây Ninh 143 Bảng 3.39 Chỉ số LVI-IPCC tỉnh Tây Ninh 148 Bảng 3.40 Chỉ số LRI - IPCC tỉnh Tây Ninh 150
Trang 34xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LVI : Livelihood Vulnerability Index
(Chỉ số tổn thương sinh kế ) IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change
(Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) LVI-IPCC : Livelihood Vulnerability Index – IPCC
(Khả năng bị tổn thương của Ủy ban Liên Chính Phủ về BĐKH)
(Chỉ số Phát triển Con người)
(Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc) NASA : National Aeronautics and Space Administration
(Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia của Hoa Kỳ)
Trang 35MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Khái niệm sinh kế được sử dụng và trích dẫn trong nghiên cứu hiện nay dựa trên
ý tưởng sinh kế do Chambers và Conway đề xuất năm 1992 [1] Do đó, hiểu đơn giản nhất sinh kế là phương tiện kiếm sống Các hộ gia đình có các phương pháp sinh kế (hoạt động sinh kế) dựa trên các nguồn sinh kế hiện có trong bối cảnh thể chế và chính sách nhất định của địa phương
Tính dễ bị tổn thương đối với sinh kế là mức độ mà con người và hệ thống không thể thích ứng với những hậu quả tiêu cực của biến đổi khí hậu và bối cảnh xã hội (Adger
và cộng sự, 2007 [1]; IPCC, 2014 [2]) Tổn thương sinh kế cũng có ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực, cơ sở hạ tầng, y tế, nước và hệ sinh thái (IPCC, 2007) [3]
So với IPCC – AR4 (báo cáo lần thứ tư của Ủy Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu) thì rủi ro là một thuật ngữ mới (theo báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu) được trình bày trong được định nghĩa là “khả năng xảy ra một sự kiện hoặc xu hướng vật lý tự nhiên hoặc do con người gây ra hoặc tác động vật lý có thể gây tử vong, thương tích hoặc các tác động sức khỏe cũng như thiệt hại và mất mát tài sản, cơ sở hạ tầng, sinh kế, cung cấp dịch vụ, hệ sinh thái và tài nguyên môi trường” Theo IPCC - AR4, các chỉ số để đánh giá tính dễ bị tổn thương là: mức độ phơi nhiễm (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) Trong khi đó rủi ro theo IPCC – AR5 được đánh giá bằng các yếu tố: nguy hiểm (H), mức độ phơi nhiễm (E), tính dễ bị tổn thương (V)
Những năm gần đây, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến Việt Nam thường xuyên hứng chịu mưa lớn, hạn hán, lũ quét, lở đất và các hiện tượng thời tiết khác gây thiệt hại lớn về cây lương thực, hoa màu Đồng thời, điều này đã gây khó khăn cho việc trồng lúa, ngũ cốc và làm tăng giá thành sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 25/1/2019 đã tổ chức phiên thảo luận, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhận định rằng Việt Nam nằm trong số 10 nước
bị tác động nặng về nhất trong vòng 20 năm qua và là một trong 6 nước chịu tác động lớn nhất trong 4 năm gần đây Ở miền Trung, miền núi phía Bắc rét đậm, dễ xảy ra thiên
Trang 36tai, trong khi miền Nam khô cằn, xâm nhập mặn Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi điều kiện sống của các sinh vật sống, dẫn đến sự biến mất của một số loài, từ đó làm tăng nguy cơ “thiên địch” Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa vụ, thay đổi cơ cấu, quy hoạch vùng, công nghệ tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất và sản lượng Tất cả những điều này dẫn đến suy thoái tài nguyên đất và đe dọa đa dạng sinh học, với lũ lụt và hạn hán dẫn đến suy giảm về số lượng và chất lượng, làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài thực vật, động vật và dẫn đến tuyệt chủng Sự biến mất của nguồn gen quý hiếm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân
Tây Ninh là cầu nối giữa Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang nét đặc trưng của một cao nguyên vừa mang dáng dấp, nét tinh tế của vùng đồng bằng Trong thời gian gần đây, mực nước các sông ở Tây Ninh đã tăng lên rõ rệt, vượt mức trung bình nhiều năm Do đó, một số khu vực nhất định đã bị lũ lụt và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai Tác động của BĐKH đến môi trường nước là rõ ràng và điều này đã tạo ra nhiều thách thức cho các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân địa phương Nhiều nông dân ở Tây Ninh đang đối mặt với khó khăn lớn trong việc canh tác khi mưa lũ liên tục làm hỏng mùa màng và gây xói mòn đất gây ra lên tới hàng
tỷ đồng Các loại cây trồng chủ lực như lúa, cao su và mía đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng Mưa lớn và lũ lụt không chỉ làm giảm năng suất mà còn khiến chi phí sản xuất tăng cao, đe dọa trực tiếp đến sinh kế của nông dân Trong các ngày 16 và 17 tháng 5, tỉnh Tây Ninh đã hứng chịu những cơn mưa lớn đầu tiên của năm, gây ra thiệt hại về tài sản Rất may, không có thương vong hay nguy hiểm về tính mạng đối với người dân Mặc dù không gây thiệt hại nghiêm trọng, nhưng lượng mưa lớn kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến hoa màu tại nhiều khu vực trong tỉnh, gây ngập úng cục bộ nhiều vườn cây và tuyến đường
Biến đổi khí hậu cũng kéo theo sự thay đổi rõ rệt về thời tiết và khí hậu, với mùa khô kéo dài và nhiệt độ ngày càng tăng cao Điều này làm cho nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm hơn, ảnh hưởng nặng nề đến cả hoạt động nông nghiệp lẫn đời sống hàng ngày của người dân Các hồ chứa nước và sông ngòi nhỏ thường xuyên khô cạn, gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô, khiến việc tưới tiêu và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn Ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng không thoát khỏi tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu Sự gia tăng nhiệt độ nước ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các loài
Trang 37cá và tôm, làm giảm sản lượng và chất lượng sản phẩm Nhiều hộ gia đình sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản phải tìm kiếm các nguồn thu nhập khác hoặc di cư tới các khu vực khác để tìm cơ hội mới
Theo báo cáo đánh giá khí hậu tỉnh Tây Ninh năm 2022 [4], một số tác động của mưa lớn, lũ lụt đối với tỉnh Tây Ninh:
– Đối với năm 2019: thiên tai làm thiệt hại 2359 ha cây trồng, trong đó: 963 ha lúa,
503 ha ngô, rau màu, 243 ha cây lâu năm, 522 ha cây ăn quả tập trung và 128 ha cây hàng năm
– Đối với năm 2020: thiên tai làm thiệt hại 542 ha cây trồng, trong đó: 12.3 ha lúa, 25.1 ha ngô và rau, 0.5 ha cây lâu năm, 104 ha cây ăn quả tập trung và 1.3 ha cây hàng năm
Lượng mưa tăng ảnh hưởng đến các hoạt động dịch vụ, du lịch, đặc biệt là các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí ngoài trời Mưa lớn sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, ăn uống, vui chơi và các quá trình khác, đồng thời các công trình phục vụ các hoạt động này cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể Một số khu vực có thể bị ảnh hưởng bao gồm: núi Bà Đen, di tích lịch sử văn hóa Chiến Thắng Tua Hai, Tòa thánh Cao Đài, lòng hồ Dầu Tiếng, kéo theo hoạt động sinh kế của người dân cũng bị ảnh hưởng
Vì lí do đó, đề tài “Nghiên cứu đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo IPCC
– AR4 và IPCC – AR5 Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh” nhằm mục đích đánh
giá mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro có thể xảy ra đối với sinh kế của người dân tỉnh Tây Ninh do biến đổi khí hậu, nhằm cung cấp cho cộng đồng các giải pháp thích ứng và hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra
2 Mục tiêu nghiên cứu
− Xác định các nhân tố cho nhóm chỉ số tổn thương sinh kế LVI, LVI – IPCC và rủi ro sinh kế LRI – IPCC
− Xác định các yếu tố phụ và yếu tố chính góp vào chỉ số
− Đánh giá chỉ số tính dễ bị tổn thương và rủi ro sinh kế các huyện trên địa bàn
− Đánh giá tính dễ bị tổn thương và rủi ro sinh kế của cộng đồng tại tỉnh Tây Ninh bằng chỉ số LVI, LVI – IPCC và LRI – IPCC
Trang 383 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
❖ Đối tượng:
– Cộng đồng dân cư của tỉnh Tây Ninh
– Sinh kế của người dân, một số khía cạnh kinh tế và xã hội
❖ Phạm vi:
Tỉnh Tây Ninh, chi tiết đến cấp huyện bao gồm Dương Minh Châu, Châu Thành,
Tx Trảng Bàng, Bến Cầu, Gò Dầu, Tx Hòa Thành, Tân Biên, Tân Châu, Tp Tây Ninh
4 Nội dung nghiên cứu
− Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố
thuộc tỉnh Tây Ninh
− Tìm hiểu hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Tây Ninh
− Tìm hiểu cách tiếp cận tổn thương sinh kế LVI, LVI – IPCC và rủi ro do tác động LRI – IPCC
− Tìm hiểu, xác định các yếu tố liên quan đến chỉ số tổn thương LVI, LVI – IPCC
và rủi ro sinh kế LRI – IPCC
− Tiến hành điều tra thực địa, và khảo sát ý kiến của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
− Tính toán các yếu tố chính về chỉ số tổn thương sinh kế LVI, LVI – IPCC, rủi ro sinh kế LRI - IPCC của 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố thuộc tỉnh Tây Ninh
− Đánh giá và đối sánh chỉ số tổn thương và rủi ro sinh kế tại tỉnh Tây Ninh
5 Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa khoa học: Việc kết hợp hai chỉ số LVI và LRI để đánh giá mức độ tổn
thương và rủi ro của sinh kế bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu giúp chúng ta hiểu toàn diện về nguyên nhân mức độ dễ bị tổn thương, rủi ro Qua đó, có thể lượng hóa tác động của BĐKH và xác định chính xác các tổn thương, rủi ro sinh kế có thể xảy ra Các yếu
tố rủi ro, tổn thương đối với sinh kế cộng đồng được điều chỉnh và bổ sung trong bộ chỉ tiêu LVI và LRI để phù hợp với đặc điểm và hiện trạng của địa phương nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này có thể giúp chuẩn bị các kế hoạch/ứng phó
khẩn cấp cụ thể theo địa điểm để chống lại các mối nguy hiểm liên quan biến đổi khí hậu Bằng cách xác định rõ những khu vực dễ bị rủi ro, tổn thương và từ đó dự đoán các hiện tượng thời tiết cực đoan, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan chức năng có
Trang 39thể triển khai các biện pháp bảo vệ hiệu quả, từ đó giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản Ngoài ra, nghiên cứu này còn là cơ sở để nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu, giúp tăng cường khả năng thích ứng và phục hồi sau thiên tai
Mở rộng các hoạt động hiện có của chính quyền bằng các cơ chế như thực hành nông nghiệp bền vững, đa dạng hóa sang các hoạt động phi nông nghiệp, chương trình việc làm thời vụ trong nông nghiệp để hỗ trợ nông dân/người lao động cận biên và tạo
ra các lựa chọn sinh kế thay thế và bền vững ở khu vực nông thôn, với trọng tâm đặc biệt đối với phụ nữ và thanh niên, cũng có thể là nền tảng để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương vốn có của một hệ thống Bên cạnh đó, cũng sẽ giải quyết các vấn đề kinh tế và môi trường của xã hội, làm đe dọa cuộc sống của người dân ở các khu vực nhạy cảm với khí hậu và thúc đẩy tình trạng di cư gặp khó khăn như một biện pháp ứng phó với các hiện tượng cực đoan tái diễn như lốc xoáy, lũ lụt, Các biện pháp ứng phó tại chỗ như nước uống an toàn, cơ sở vệ sinh, dịch vụ y tế cơ bản, nhiều lựa chọn sinh kế Thông qua các dự án giúp phát triển kỹ năng, phát triển du lịch sinh thái có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu rủi ro, tổn thương và nguy cơ nói chung
Trang 40tự nhiên, kinh tế và xã hội Nhiệt độ trái cầu tăng cao, cùng với những thay đổi ở năng lượng trên bề mặt và trong khí quyển Trái đất, dẫn đến những thay đổi trong hệ thống tuần hoàn khí quyển và đại dương, kéo theo những hậu quả về thời tiết và biến đổi khí hậu cực đoan Các ghi chép cho thấy thiên tai và các hiện tượng khí tượng cực đoan đang gia tăng ở nhiều khu vực trên trái đất do những thay đổi bất thường của hiện tượng thời tiết Nguyên nhân cơ bản còn thể hiện qua sự nóng lên toàn cầu dẫn đến mực nước biển dâng cao, sự tan chảy và mở rộng của băng vì nhiệt độ của nước biển, đất ở các vùng đất thấp dần bị ngập chìm vĩnh viễn và hiện tượng xâm nhập mặn cũng đang gia tăng
Theo IPCC (2007) [3], “BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của
nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là
sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu”
Biến đổi khí hậu được nhận biết qua việc nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất tăng lên, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu
1.1.2 Nguyên nhân về BĐKH:
Nguyên nhân tự nhiên:
- Sự thay đổi rất nhỏ của quỹ đạo trái đất, dẫn đến thay đổi về phân bố bức
xạ mặt trời lên bề mặt trái đất