Đánh giá tổn thương sinh kế thị xã Hòa Thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 132 - 140)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.6 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế thị xã Hòa Thành

3.6.1 Đánh giá tổn thương sinh kế thị xã Hòa Thành

Đánh giá tổn thương sinh kế thị xã Hòa Thành theo chỉ số LVI

LVI của thị xã Hòa Thành được cấu thành từ 7 yếu tố chính bao gồm: sự thay đổi khí hậu và thiên tai, hồ sơ nhân khẩu học, tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động kế sinh nhai, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chiến lược sinh kế nhà nông. Dựa vào 7 yếu tố

- 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00

Mức độ hiểm họa (H)

Mức độ phơi nhiễm (E)

Mức độ nhạy cảm (S) Khả năng thích ứng

(AC)

- 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00

Mức độ hiểm họa (H) Mức độ phơi nhiễm (E) Mức độ nhạy cảm (S) Khả năng thích ứng (AC)

chính này, nghiên cứu đưa ra 25 yếu tố phụ, giá trị của các yếu tố phụ của LVI được thể hiện chi tiết ở bảng 3.21

Bảng 3.21 Giá trị các yếu tố phụ của LVI thị xã Hòa Thành Thành phần

chính

Thành phần

phụ Đơn vị Định lượng Giá trị

chuẩn hóa

Chỉ số

chính

Sự thay đổi khí hậu vàThiên tai

Nhiệt độ cao

nhất ℃ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất theo năm trong 10

năm gần đây (2012-2022) 0.79

0.54 Nhiệt độ thấp

nhất ℃ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất theo năm trong 10

năm gần đây (2012-2022) 0.93

Trung bình

lượng mưa mm Lượng mưa trung bình năm (2012-2022)

0.78

Ngập lụt trận Số trận ngập lụt trung bình trong 5 năm 0.25

Bão trận Số trận bão trung bình trong 5 năm 0.50

Giông/lốc trận Số trận giông/lốc trung bình trong 5 năm - .00

Hồ sơ nhân khẩu học

Tỉ trọng dân số người Số người trung bình trên 1 km2 tính đến năm 2022 1.00

0.70 Trung bình quy

mô hộ gia đình người Số người trung bình trong mỗi hộ gia đình

0.51

Chủ hộ là nữ giới % Tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ giới 0.59

Tình hình kinh tế - xã hội

Sở hữu đất đai % Tỷ lệ hộ không sở hữu đất - .00

0.21

Nghèo đói % Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 0.21

Dân số ở vùng

nông thôn % Tỷ lệ người dân sống ở nông thôn trên tổng số dân tính

đến năm 2022 0.42

Hoạt động kế sinh nhai

Phụ thuộc vào ngành nông nghiệp

% Tỷ lệ hộ phụ thuộc vào trồng trọt và lao động nông nghiệp

để kiếm sống 1.00

0.79

Lao động % Tỷ lệ người không có thu nhập ổn định 0.83

Người phụ thuộc % Tỷ lệ số người phụ thuộc 0.54

Nguồn nhân lực

Tham gia lao

động %

Tỷ lệ người tham gia lao động (15 tuổi đến 65 tuổi) 0.35

0.72 Trình độ học vấn % Tỷ lệ hộ có chủ hộ trình độ từ trung học cơ sở trở lên - .00

Hộ gia đình có

tài sản % Tỷ lệ hộ có tài sản riêng trong nhà (xe ô tô,…)

0.50

Cơ sở hạ tầng

Nhà kiên cố % Tỷ lệ hộ sống trong ngôi nhà kiên cố 0.85

0.54 Cơ sở y tế số y tế Trung bình số lượng cơ sở y tế tính đến năm 2022 - .00

Trường học số trường học Trung bình số lượng trường học tính đến năm 2022 0.61 Nguồn nước an

toàn % Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước thủy cục làm nước sinh

hoạt 0.37

Chiến lược sinh kế nhà nông

Trang trại số trang trại Trung bình số lượng trang trại tính đến năm 2022 - .00

0.86 Đất nông nghiệp % Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2022 0.42

Đất lâm nghiệp % Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp tính đến năm 2022 0.00

Từ kết quả giá trị của các yếu tố phụ tại bảng 3.21, giá trị LVI thị xã Hòa Thành được tổng hợp và trình bày tại bảng 3.22:

Bảng 3.22 Giá trị các yếu tố chính của LVI thị xã Hòa Thành LVI

Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai 0.54

Hồ sơ nhân khẩu học 0.70

Tình hình kinh tế - xã hội 0.21

Hoạt động kế sinh nhai 0.79

Nguồn nhân lực 0.72

Cơ sở hạ tầng 0.54

Chiến lược sinh kế nhà nông 0.86

LVI (*) 0.63

(*): Giá trị LVI dao động từ mức 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất)

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.22 cho thấy:

Yếu tố chiến lược sinh kế nhà nông: là yếu tố có giá trị cao nhất (0.86) trong 7 yếu tố chính, đồng nghĩa với việc yếu tố này bị tổn thương nhiều nhất trước BĐKH.

Mức độ tổn thương của yếu tố chiến lược sinh kế nhà nông dựa vào mức độ tổn thương của 3 yếu tố phụ (bảng 3.22), trong đó có yếu tố phụ ảnh hưởng nhiều nhất là trung bình số lượng trang trại tính đến năm 2022 (0.00) và tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp tính đến năm 2022 (0.00). Nguyên nhân có thể là do sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự tập trung nhiều khu công nghiệp trên địa bàn dẫn đến diện tích đất bị thu hẹp, nạn phá rừng cũng dẫn đến tình trạng diện tích đất lâm nghiệp bị thu hẹp, chính sách hỗ trợ yếu kém hoặc chưa phù hợp cũng ảnh hưởng đến tình trạng trên. Số lượng trang trại ít cho thấy người dân không tập trung vào ngành chăn nuôi nhiều mà đang chuyển hướng tập trung đầu tư vào các ngành nghề khác.

Yếu tố hoạt động kế sinh nhai: là yếu tố có giá trị cao thứ hai (0.79). Yếu tố này là chỉ số tổng hợp của 3 yếu tố phụ, trong đó có yếu tố phụ có giá trị cao nhất là tỷ lệ hộ phụ thuộc vào trồng trọt và lao động nông nghiệp để kiếm sống (1.00) và tỷ lệ người không có thu nhập ổn định (0.8). Người dân phụ thuộc vào nông nghiệp nhiều khiến người dân gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa nguồn thu nhập, khiến họ dễ bị ảnh

hưởng bởi các biến động trong giá cả nông sản và điều kiện thời tiết. Hơn nữa, việc thiếu các cơ hội việc làm ổn định ngoài lĩnh vực nông nghiệp làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp và giảm thu nhập, gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Yếu tố nguồn nhân lực: là yếu tố có giá trị cao thứ ba (0.72). Mức độ tổn thương của hoạt động kế sinh nhai dựa vào mức độ tổn thương của 3 yếu tố phụ (bảng 14), ảnh hưởng lớn từ giá trị yếu tố phụ là tỷ lệ hộ có chủ hộ trình độ từ trung học cơ sở trở lên (-.00). Nguyên nhân là do sự thiếu nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục, dẫn đến việc chỉ có 34.04% hộ gia đình theo khảo sát có trình độ học vấn từ cấp II trở lên. Những gia đình thiếu hụt văn hóa giáo dục thường khó có được những công việc có thu nhập ổn định và không có khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế hiện đại. Hơn nữa, sự thiếu hụt này cũng gây ra những hệ lụy trong lâu dài đối với phát triển bền vững của khu vực, khiến cho tỷ lệ sở hữu tài sản riêng của các gia đình giảm sút, không thể đáp ứng được nhu cầu sống và các chi phí cơ bản. Ngoài ra do số người tham gia lao động trên địa bàn còn thấp, thu nhập không cao không đủ đáp ứng các nhu cầu về các thiết bị trong nhà, vì vậy góp phần làm giảm số lượng hộ gia đình sở hữu tài sản riêng trong cộng đồng.

Yếu tố hồ sơ nhân khẩu học: là yếu tố có giá trị cao thứ tư (0.70). Yếu tố này là chỉ số tổng hợp của 3 yếu tố phụ, trong đó yếu tố phụ ảnh hưởng nhiều nhất là số người trung bình trên 1 km2 (1.00). Theo niên giám, khu vực này có mật độ dân số cao, tạo ra áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên và dịch vụ công cộng. Không những thế, sự tập trung dân số đông đảo có thể dẫn đến tình trạng quá tải trong hạ tầng cơ sở, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và môi trường sống của cộng đồng. Thêm vào đó tỉ lệ chủ hộ là nữ giới cũng tương đối cao, những hộ có chủ hộ là nữ đa phần là những trường hợp khá đặc biệt như li hôn, chồng mất,… tạo nên gánh nặng cho người vợ khi vừa chăm sóc gia đình, vừa lao động kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.

Các yếu tố: sự thay đổi khí hậu và thiên tai, tình hình kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng có giá trị lần lượt: 0.54, 0.21, 0.54. Đây là 3 yếu tố có giá trị thấp nhất, đồng nghĩa với mức tổn thương nhỏ nhất. Theo kết quả ta thấy tỷ lệ không sở hữu đất, số lượng y tế ở địa phương thấp. Điều này cho thấy mặc dù cộng đồng không phải chịu nhiều tổn thương từ các yếu tố khí hậu và thiên tai, cũng như tình hình kinh tế - xã hội và cơ sở

hạ tầng tương đối ổn định, nhưng vẫn tồn tại những vấn đề cơ bản như thiếu đất đai sở hữu và cơ sở y tế hạn chế.

Hình 3.31 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI thị xã Hòa Thành

Dựa vào kết quả bảng 3.22 cho giá trị tổn thương sinh kế LVI của thị xã Hòa Thành là 0.66, đồng nghĩa với mức độ dễ bị tổn thương sinh kế cao. Mức độ tổn thương của các yếu tố chính giảm dần theo thứ tự lần lượt là chiến lược sinh kế nhà nông, hoạt động kế sinh nhai, nguồn nhân lực, hồ sơ nhân khẩu học, sự thay đổi khí hậu và thiên tai, cơ sở hạ tầng, tình hình kinh tế - xã hội.

Hình 3.32 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI thị xã Hòa Thành

0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 1.00 Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai

Hồ sơ nhân khẩu học Tình hình kinh tế - xã hội Hoạt động kế sinh nhai Nguồn nhân lực Cơ sở hạ tầng Chiến lược sinh kế nhà nông

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00

Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai

Hồ sơ nhân khẩu học

Tình hình kinh tế - xã hội

Hoạt động kế sinh nhai Nguồn nhân lực

Cơ sở hạ tầng Chiến lược sinh

kế nhà nông

Giá trị các hợp phần của LVI được thể hiện trên hình 3.32 dao động trong khoảng từ 0.2 (mức tổn thương thấp nhất) ở gần trung tâm của hình đến 0.9 (mức tổn thương lớn nhất).

Đánh giá tổn thương sinh kế thị xã Hòa Thành theo chỉ số LVI - IPCC

Để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới sinh kế của người dân thị xã Hòa Thành, chỉ số tổn thương cũng được kết hợp với định nghĩa khả năng tổn thương theo IPCC.

Kết quả tính chỉ số LVI - IPCC của huyện Hòa Thành được thể hiện ở bảng 3.23 Bảng 3.23 Chỉ số LVI - IPCC thị xã Hòa Thành

LVI - IPCC

E 0.54

S 0.57

AC 0.71

PI E × S 0.31

LVI - IPCC (*) PI × (1 - AC) 0.09

(*)LVI – IPCC nằm trong khoảng 0 (tổn thương rất thấp) đến +1 (tổn thương rất cao)

Chỉ số LVI-IPCC của người dân thị xã Hòa Thành là 0.09 cho thấy khả năng tổn thương rất thấp. Cụ thể 3 nhân tố trong LVI - IPCC được thể hiện qua hình 3.33.

Tính dễ bị tổn thương được biểu diễn như là hàm của mức độ tác động (PI) và khả năng thích ứng (AC). PI là tác động tiềm tàng phụ thuộc vào nhân tố E và S, có quan hệ chặt chẽ với giá trị LVI. Theo bảng 3.23, khả năng thích ứng (AC) cao mang giá trị 0.71, nhưng mức độ phơi nhiễm (E) và mức độ nhạy cảm (S) mang giá trị trung bình lần lượt là 0.54, 0.57. Điều này làm cho giá trị LVI - IPCC của huyện thấp theo (0.09) - ít bị tổn thương.

Dựa vào kết quả, khả năng thích ứng của người dân tại địa phương khá cao (0.71), có thể thấy người dân đã có kiến thức về BĐKH, đã được cung cấp thông tin, những tác động và cách thích ứng với BĐKH. Mặc dù mức độ phơi nhiễm và mức độ nhạy cảm không quá cao nhưng cũng cần được quan tâm, tránh vượt quá tầm kiểm soát của chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần có kế hoạch nhằm ổn định kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp người dân có thu nhập ổn định hơn, đảm bảo

sinh kế trong gia đình. Đồng thời có những chính sách hỗ trợ người dân khi xảy ra các đợt thiên tai như lũ lụt, hạn hán đặc biệt là các hộ nông dân, đang phụ thuộc rất nhiều vào ngành nông nghiệp.

Hình 3.33 Các tác nhân của LVI - IPCC thị xã Hòa Thành

Hình trên cho thấy 3 nhân tố đóng góp mức độ phơi nhiễm (E), mức độ nhạy cảm (S), khả năng thích ứng (AC) dao động ở mức 0.5 – 0.8

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 132 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)