Tác động của BĐKH đến sinh kế cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 44 - 47)

1.1 Cơ sở lý thuyết về biến đổi khí hậu

1.1.4 Tác động của BĐKH đến sinh kế cộng đồng

Trên thế giới:

Hãng tin Belga của Bỉ cho hay, các công trình nghiên cứu mới đây cho thấy hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây thiệt hại trung bình cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm là 143 tỷ USD, tương đương 136 tỷ euro. Mức thiệt hại theo các nhà nghiên cứu cho biết thấp hơn đáng kể so với thực tế vì hầu hết không có dữ liệu về phí tổn liên quan đến các thảm họa ở các nước nghèo. Mức thiệt hại này chưa tính đến các khoản chi phí gián tiếp do sản lượng thu hoạch cây trồng giảm và mực nước biển dâng cao.

Tổng thiệt hại trung bình trên bao gồm tổn thất về người (90 tỷ USD) và thiệt hại về kinh tế (53 tỷ USD) [8].

Những năm thiệt hại nặng nề nhất do thời tiết cực đoan trong thời gian nói trên gồm năm 2003 khi một đợt nắng nóng khắc nghiệt hoành hành ở châu Âu, năm 2008 khi cơn bão Nargis quét qua Myanmar và năm 2010, khi Somalia và Nga lần lượt bị hạn hán và hứng chịu nắng nóng.

Theo nghiên cứu, trong 2 thập kỷ nói trên, 1.2 tỷ người trên thế giới đã phải hứng chịu thiệt hại liên quan đến biến đổi khí hậu. Hơn 64% thiệt hại do biến đổi khí hậu liên quan đến các cơn bão, chẳng hạn như bão Harvey hay bão Nargis. Ngoài ra,16% thiệt hại liên quan các đợt sóng nhiệt; 10% do hạn hán và lũ lụt.

Ở Việt Nam: Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường [9]

Tài nguyên nước: Ở hầu hết các lưu vực sông, dòng chảy tăng trong mùa lũ, lũ lớn và đặc biệt lớn xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn (theo kịch bản của BĐKH).

Ngược lại, dòng chảy sẽ giảm trong mùa khô, hạn hán, thiếu nước xảy ra thường xuyên hơn, muối xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Số liệu quan trắc trong những năm gần đây cho thấy dòng chảy tại các trạm thủy văn ở các lưu vực sông lớn thấp hơn nhiều so với mức trung bình nhiều năm. Mực nước ở nhiều nơi đã xuống mức thấp lịch sử, gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, gây hiện tượng xâm nhập mặn tại các cửa sông.

Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Điều kiện sinh sống của các loài bị thay đổi do ảnh hưởng của BĐKH, gây ra sự biến mất của một số loài và có thể gây ra sự xuất hiện của các loài dịch hại mới, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia cầm, vật nuôi. Do nước biển dâng khiến diện tích đất nông nghiệp giảm, điều đó khiến đất bị nhiễm mặn tăng cao, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, an ninh lương thực, an

ninh lương thực. Điều này cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng và hệ sinh thái lâm nghiệp, làm giảm năng suất và tính phù hợp của rừng trồng.

Giao thông vận tải: Ngành chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH chính là đường bộ, chịu tác động tiếp theo là đường sắt và đường thủy nội địa. Lượng mưa gia tăng khiến 8.8% tổng chiều dài mạng lưới đường sắt gia tăng nguy cơ bị sạt lở, tập trung chủ yếu ở tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua miền Trung. Ngoài ra, nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 4% hệ thống đường sắt, hơn 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12%

hệ thống tỉnh lộ sẽ bị ảnh hưởng.

Phát triển đô thị và nhà ở: Nước biển dâng ảnh hưởng đến các trung tâm lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, khu đô thị đồng bằng sông Cửu Long,... Khi hệ thống thoát nước đô thị bị tràn, các tác động ngày càng nghiêm trọng, làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Đồng thời, nhiều nơi vẫn còn tồn tại những vấn đề như an ninh yếu kém, không đủ nhà ở để ứng phó với tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu. Mưa bão lớn, lũ quét, lở đất xảy ra thường xuyên ở các đô thị miền núi miền Trung và Bắc Bộ. Biến đổi khí hậu cũng có tác động đáng kể đến nguồn cung cấp nước và hệ thống nước, bao gồm các cơ sở và mạng lưới nước, cản trở việc tiếp cận nước sạch. Khả năng thích ứng của hệ thống nước đô thị với tác động của biến đổi khí hậu ở mức trung bình và thấp.

Du lịch: BĐKH có tác động tức thì đến ngành du lịch, cơ sở hạ tầng và các hoạt động lữ hành. Thời tiết cực đoan như bão, lũ,... khiến cho các cơ sở dịch vụ thường bị hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng. Đồng thời, các hiện tượng như bão, mưa lớn, gió mạnh, và nhiệt độ ngày càng cao làm cho vật liệu xây dựng xuống cấp nhanh chóng, ảnh hưởng các cơ sở lưu trú và khu vui chơi, tạo thách thức lớn cho ngành du lịch ở nước ta. Các lĩnh vực như giao thông, năng lượng, quản lý tài nguyên nước và sử dụng đất cho các dịch vụ du lịch cũng bị tác động, tạo ra ảnh hưởng trung gian tới hoạt động kinh doanh tại địa phương.

Thương mại: BĐKH gây ra các vấn đề như ngập lụt, khó khăn trong việc bảo quản hàng hóa và lưu thông, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng thương mại,. Mực nước biển dâng gây tác động đến các khu vực cảng biển, cảng sông, hệ thống logistics ven biển và trung tâm thương mại. Đồng thời, các quốc gia đưa ra những hành động ứng phó với BĐKH cũng có thể gây tác động đến lĩnh vực thương mại trong và ngoài nước.

Năng lượng: Khi thời tiết trở nên nóng hơn, yêu cầu tiêu thụ năng lượng cho thiết bị làm mát tăng lên. Dự kiến nhu cầu năng lượng sơ cấp sẽ tăng khoảng 391700 tấn tương đương vào năm 2030, chiếm 0.17% tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp. Lượng mưa tăng có thể làm tăng sản lượng thủy điện và cung cấp nước cho các hồ chứa. Tuy nhiên, điều kiện lượng mưa và dòng chảy bất thường có thể ảnh hưởng đến kế hoạch cung cấp điện và sản xuất điện của các nhà máy thủy điện, gây hư hỏng cơ sở hạ tầng cung cấp điện, dẫn đến tăng chi phí sửa chữa, đầu tư mới, nâng cấp thiết bị và mạng lưới phân phối. Mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống truyền tải điện, nhà máy điện, trạm biến áp, hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu, mỏ, mỏ than và các cơ sở năng lượng khác ở khu vực ven biển.

Công nghiệp: Khi biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ, chi phí các hầm lò cho hệ thống thông gió và làm mát tăng lên, đồng thời sản lượng và hiệu suất của nhà máy điện giảm. Các hiện tượng như mưa, bão khiến mực nước biển dâng cao tác động tiêu cực đến hệ thống truyền tải và phân phối, hoạt động của hệ thống khoan, đường ống dẫn dầu và khí đốt trên đất liền cũng như việc cung cấp nhiên liệu cho tàu vận tải, dẫn đến tăng chi phí cho các dự án bảo trì và sửa chữa năng lượng cũng như sự chậm trễ trong quá trình thực hiện, cung cấp và tiêu thụ năng lượng. Ngoài ra, mực nước biển dâng ảnh hưởng đến các khu công nghiệp, với mức ngập ít nhất 10% diện tích khu công nghiệp ven biển, cao nhất có thể lên đến 67% diện tích nếu mực nước biển dâng 100 cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)