Tổng quan nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 53 - 57)

1.4 Tổng quan nghiên cứu

1.4.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu "Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh" [17], nhằm đánh giá TDBTT do BĐKH ở quy mô tỉnh, với thí điểm đến năm 2030. Nghiên cứu này dựa trên việc điều tra, tham vấn chuyên gia, khảo sát, phương pháp chỉ số và dùng kỹ thuật GIS để đánh giá tác động tiềm tàng do biến đổi khí hậu (PI) gây ra. Kết quả tổng hợp cho thấy mức độ (PI) và phạm vi (diện tích có PI cao), đáng chú ý tại Trảng Bàng, Châu Thành, Bến Cầu, Tân Biên và Tân Châu. Chỉ số V hiện nay mức trung bình thấp, cao nhất tại Trảng Bàng và Bến Cầu, chủ yếu do khả năng thích ứng (AC) và mức độ phơi nhiễm (E) chi phối. Để cải thiện tình trạng trên nên tăng cường hiệu quả ứng phó với BĐKH cho cộng đồng tại Tây Ninh đến năm 2030, cần tăng cường AC ít nhất 1/2 mức kỳ vọng. Điều này đòi hỏi sự ưu tiên đầu tư phát triển về các nguồn lực thích ứng và áp dụng các biện pháp đối phó với các điều kiện khí hậu bất lợi.

Năm 2020, nhóm tác giả Bùi Đức Hiếu và cộng sự [18] đã thực hiện về đề tài nhằm đánh giá rủi ro ở tỉnh Quảng Ngãi đối với tài nguyên nước mặt do BĐKH. Mục tiêu của nghiên cứu là phản ánh tác động hiện tại và tương lai của BĐKH đến tài nguyên nước của tỉnh. Phương pháp tiếp cận mới của IPCC 2014 (AR5) được áp dụng trong nghiên cứu để tính toán giá trị rủi ro đối với tài nguyên nước mặt. Kết quả cho thấy mức

độ rủi ro của tỉnh Quảng Ngãi thấp (0.33), nguyên nhân do các yếu tố hiểm họa (H), độ phơi nhiễm (E) và mức độ tổn thương (V) đều ở mức thấp (0.26, 0.30, 0.44). Trong số 14 huyện và thành phố của tỉnh Quảng Ngãi, thành phố Quảng Ngãi (0.47), huyện Bình Sơn (0.39) và huyện Sơn Tây (0.43) có mức độ rủi ro trung bình, trong khi các huyện còn lại có mức độ rủi ro thấp. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, dưới tác động của BĐKH, rủi ro hiện tại và trong tương lai đối với tài nguyên nước của tỉnh Quảng Ngãi được đánh giá là thấp theo kịch bản hiện tại là 0.33 và 0.35 theo kịch bản tương lai. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi chế độ dòng chảy và nhu cầu sử dụng nước tại địa phương.

Bài báo nghiên cứu của tác giả Vũ Đức Long và Nguyễn Thị Thu Trang [19] đã thực hiện đề tài đánh giá mức độ rủi ro do thiên tai hạn hán tại khu vực tỉnh Tây Nguyên, áp dụng phương pháp của IPCC. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 44% số huyện ở Tây Nguyên chịu ảnh hưởng rủi ro bởi thành phần hiểm họa (H), 37% số huyện bị ảnh hưởng bởi mức độ phơi bày (E) và 19% số huyện bị ảnh hưởng bởi tính dễ bị tổn thương (V). Tỉnh Đắk Lắk có tỷ lệ cao nhất với 73% số huyện có nguy cơ rủi ro do hạn hán, tiếp theo là Gia Lai với 59%, trong khi Kon Tum có 80 huyện có nguy cơ rủi ro ở mức thấp, chiếm tỷ lệ thấp nhất. Các kết quả đã được thể hiện rõ trên các bản đồ phân vùng nguy cơ rủi ro, với các cấp độ từ rất thấp, thấp, trung bình, cao đến rất cao, việc phân vùng giúp ta dễ dàng hiểu và áp dụng vào công tác quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên. Nghiên cứu giúp hỗ trợ các công tác cảnh báo và quản lý rủi ro do hạn hán theo Quyết định số 44/ 2014/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 8 năm 2014

Năm 2019, báo cáo phân tích “ Giải quyết vấn đề BĐKH trong ngành giao thông vận tải Việt Nam ” [20] được công bố bởi Ngân hàng Thế giới cùng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) và một số đối tác. Mục tiêu của báo cáo là đề xuất tầm nhìn và chiến lược cho giao thông thông minh, giảm thiểu lượng khí thải carbon, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu trước những rủi ro tương lai sẽ xảy ra.

Báo cáo chia thành hai tập, trong đó tập 2 - Lộ trình hướng tới giao thông vận tải có khả năng chống chịu, nhằm cung cấp khung phương pháp để phân tích mức độ quan trọng và tính chống chịu của BĐKH, rủi ro của mạng lưới giao thông và các ưu tiên đầu tư cần thiết. Báo cáo thực hiện nghiên cứu và đánh giá các rủi ro thiên tai đối với hệ

thống giao thông vận tải tại Việt Nam cả ở cấp quốc gia và tỉnh. Đồng thời, báo cáo giúp đề xuất các khuyến nghị chính sách để cải thiện năng lực chống chịu của hệ thống giao thông bao gồm: đường sắt, đường quốc lộ, hàng không dân dụng, đường thủy nội địa và hệ thống hàng hải. Nghiên cứu cũng tích hợp sự hiểu biết về thiên tai và ảnh hưởng của chúng vào một chỉ số để dự đoán rủi ro từ các sự kiện do thiên tai và hiện tượng khí hậu cực đoan.

Bài báo khoa học "Đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vùng Nam Trung Bộ" [21] tập trung đánh giá TDBTT cho các lĩnh vực này ở cấp huyện tại các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả đánh giá cho thấy huyện Phù Mỹ thuộc tỉnh Bình Định là khu vực dễ bị tổn thương nhất và phần lớn các huyện còn lại thuộc các tỉnh trong khu vực này đều có mức tổn thương trung bình. Trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu xuất hiện ngày càng nhiều, gây nhiều khó khăn cho kinh tế Nam Trung Bộ, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Nghiên cứu “ Áp dụng chỉ số tổn thương sinh kế trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu ở huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai” áp dụng chỉ số tổn thương sinh kế LVI và LVI - IPCC AR4 nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế [22]. Bằng cách ghi nhận các số liệu từ cuộc khảo sát 400 hộ dân trong khu vực nghiên cứu kết hợp với dữ liệu thứ cấp về thiên tai, các chỉ số trên được tính toán theo phương pháp của Hahn và cộng sự (2009) [16] .Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ tổn thương sinh kế giữa 12 xã/thị trấn trong huyện Vĩnh Cửu không có sự khác biệt lớn, với xã Bình Lợi có mức độ tổn thương cao nhất (0.346) và xã Hiếu Liêm có mức độ tổn thương thấp nhất (0.211). Chỉ số LVI và LVI - IPCC của toàn huyện lần lượt là 0.34 và -0.024, tương ứng với mức độ tổn thương sinh kế trung bình. Các yếu tố thành phần có mức độ tổn thương theo thứ tự từ cao đến thấp bao gồm: chiến lược sinh kế (0.561), sức khỏe (0.334), đặc điểm nhân khẩu (0.288), thực phẩm và tài chính (0.251), thiên tai và BĐKH (0.244), nguồn nước (0.237), và cuối cùng là mạng lưới xã hội (0.178). Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý và cộng đồng trong việc ứng phó và thiết lập các chính sách, đề án hỗ trợ nhằm giảm bớt tổn thất do thiên tai gây ra

Nghiên cứu “Áp dụng chỉ số tổn thương sinh kế trong đánh giá tổn thương do BĐKH ở vùng Ngũ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện

dựa vào nhiều phương pháp khác nhau [23]. Nghiên cứu áp dụng chỉ số tổn thương sinh kế ( Livelihood Vulnerability indicator – LVI) được phát triển bởi Hahn và cộng sự năm 2009 [16]. Theo dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ khảo sát 150 người dân và từ số liệu thứ cấp về các trận thiên tai. Kết quả cho thấy chỉ số tổn thương sinh kế tại vùng Ngũ Điền tăng dần theo các yếu tố chính sức khỏe (M3) với giá trị 0.079, nguồn nước sử dụng (M6) với giá trị 0.178, đặc điểm hộ (M1) với giá trị0.204, thảm họa tự nhiên và biến đổi khí hậu (M7) với giá trị 0.223, mạng lưới xã hội (M4) với giá trị 0.27, chiến lược sinh kế (M2) với giá trị 0.46, và thực phẩm- tài chính (M5) với giá trị 0.578. Chỉ số LVI tổng hợp của vùng Ngũ Điền là 0.296, cho thấy mức độ tổn thương sinh kế không quá cao, nằm trong khoảng từ 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 0.6 (mức tổn thương cao nhất).

Nghiên cứu “Áp dụng chỉ số tổn thương trong nghiên cứu sinh kế - Trường hợp xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam áp” [24] đã áp dụng Tổn thương Sinh kế (Livelihood Vulnerability Index – LVI) do Hahn và cộng sự đề xuất năm 2009 [16], để đánh giá mức độ tổn thương sinh kế tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu tham gia cộng đồng. Kết quả cho thấy chỉ số LVI tại xã đảo Tam Hải giảm dần theo các yếu tố chính như chiến lược sinh kế (M2), nguồn nước sử dụng (M5), thảm họa tự nhiên - biến đổi khí hậu (M7), đặc điểm hộ (M1), mạng lưới xã hội (M4), vốn tài chính (M6) và sức khỏe (M3) lần lượt có các giá trị là 0.361, 0.339, 0.207, 0.146, 0.053, 0.028, và 0.011. Chỉ số LVI đạt 0.212, cho thấy mức độ tổn thương sinh kế không cao quá, với các giá trị yếu tố dao động từ 0 (thấp nhất) đến 0.4 (cao nhất), với phạm vi biến động là 0.1. Chỉ số LVI - IPCC là - 0.004, cho thấy khả năng tổn thương trung bình do biến đổi khí hậu đối với sinh kế.

Mức độ phơi nhiễm (E) của xã đến các tác động của biến đổi khí hậu tương đối cao đạt 0.207, nhưng tác động hiện tại đến sức khỏe, vốn tài chính và nguồn nước địa phương thấp, với giá trị là 0.178 và khả năng thích ứng của địa phương trong mạng lưới xã hội, đặc điểm hộ và hoạt động sinh kế tương đối tốt đạt 0.229.

Bài viết này sử dụng Chỉ số dễ bị tổn thương về sinh kế (LVI) để tính toán, định lượng mức độ dễ bị thương sinh kế (DBTT) tại 4 xã ven biển thuộc huyện Nga Sơn và Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa [25]. Bộ chỉ số bao gồm 7 yếu tố chính, thảm họa tự nhiên và BĐKH, hiện trạng cung cấp thực phẩm, hiện trạng chăm sóc sức khỏe, tiếp cận các tiện

nghi, hiện trạng sinh kế, dân số - xã hội, hỗ trợ cộng đồng và 48 yếu tộ phụ trong đó.

LVI - IPCC được thể hiện qua mức độ phơi nhiễm (E), mức độ nhạy cảm(S), khả năng thích ứng (AC). Các phát hiện chỉ ra rằng tại địa phương biến đổi khí hậu có tác động đáng kể đến dân số, nhưng năng lực thích ứng (AC) vẫn chưa đủ để đối phó với thời tiết và biến đổi khí hậu cực đoan, khó lường. Bài viết có thể được áp dụng cho các đơn vị hành chính các cấp nhằm hỗ trợ cơ quan quản lý và hoạch định chính sách trong việc giám sát và đề xuất các chính sách sinh kế bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)