CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế huyện Dương Minh Châu
3.1.1 Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Dương Minh Châu
❖ Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Dương Minh Châu theo chỉ số LVI LVI của huyện Dương Minh Châu được cấu thành từ 7 yếu tố chính bao gồm: sự thay đổi khí hậu và thiên tai, hồ sơ nhân khẩu học, tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động kế sinh nhai, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chiến lược sinh kế nhà nông. Dựa vào 7 yếu tố chính này, nghiên cứu đưa ra 25 yếu tố phụ, giá trị của các yếu tố phụ của LVI được thể hiện chi tiết ở bảng 3.1
Bảng 3.1 Giá trị các yếu tố phụ của LVI huyện Dương Minh Châu Thành phần
chính Thành phần phụ Đơn vị Định lượng Giá trị
chuẩn hóa
Chỉ số
chính
Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai
Nhiệt độ cao nhất ℃ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất theo năm trong 10
năm gần đây (2012-2022) 1.00
0.52 Nhiệt độ thấp nhất ℃ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất theo năm trong 10
năm gần đây (2012-2022) 0.57
Trung bình lượng
mưa mm Lượng mưa trung bình năm (2012-2022)
0.30
Ngập lụt trận Số trận ngập lụt trung bình trong 5 năm 1.00
Bão trận Số trận bão trung bình trong 5 năm -
Giông/lốc trận Số trận giông/lốc trung bình trong 5 năm 0.27
Hồ sơ nhân khẩu học
Tỉ trọng dân số người Số người trung bình trên 1 km2 tính đến năm 2022 0.10
0.63 Trung bình quy
mô hộ gia đình người Số người trung bình trong mỗi hộ gia đình
1.00
Chủ hộ là nữ giới % Tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ giới 0.80
Sở hữu đất đai % Tỷ lệ hộ không sở hữu đất 0.75 0.74
Tình hình kinh tế - xã hội
Nghèo đói % Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 0.49
Dân số ở vùng
nông thôn % Tỷ lệ người dân sống ở nông thôn trên tổng số dân tính đến
năm 2022 1.00
Hoạt động kế sinh nhai
Phụ thuộc vào
ngành nông nghiệp % Tỷ lệ hộ phụ thuộc vào trồng trọt và lao động nông nghiệp
để kiếm sống 0.98
0.74
Lao động % Tỷ lệ người không có thu nhập ổn định 0.25
Người phụ thuộc % Tỷ lệ số người phụ thuộc 1.00
Nguồn nhân lực
Tham gia lao động % Tỷ lệ người tham gia lao động (15 tuổi đến 65 tuổi) -
0.62 Trình độ học vấn % Tỷ lệ hộ có chủ hộ trình độ từ trung học cơ sở trở lên 1.00
Hộ gia đình có tài
sản % Tỷ lệ hộ có tài sản riêng trong nhà (xe ô tô,…)
0.15
Cơ sở hạ tầng
Nhà kiên cố % Tỷ lệ hộ sống trong ngôi nhà kiên cố 0.97
0.55 Cơ sở y tế số y tế Trung bình số lượng cơ sở y tế tính đến năm 2022 0.29
Trường học số trường học Trung bình số lượng trường học tính đến năm 2022 0.50 Nguồn nước an
toàn % Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước thủy cục làm nước sinh
hoạt 0.05
Chiến lược sinh kế nhà nông
Trang trại số trang trại Trung bình số lượng trang trại tính đến năm 2022 0.21
0.78 Đất nông nghiệp % Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2022 0.38
Đất lâm nghiệp % Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp tính đến năm 2022 0.06
Từ kết quả giá trị của các yếu tố phụ tại bảng 3.1, giá trị LVI huyện Dương Minh Châu được tổng hợp và trình bày tại bảng 3.2:
Bảng 3.2 Giá trị các yếu tố chính của LVI huyện Dương Minh Châu LVI
Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai 0.52
Hồ sơ nhân khẩu học 0.63
Tình hình kinh tế - xã hội 0.74
Hoạt động kế sinh nhai 0.74
Nguồn nhân lực 0.62
Cơ sở hạ tầng 0.55
Chiến lược sinh kế nhà nông 0.78
LVI (*) 0.66
(*): Giá trị LVI dao động từ mức 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất)
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.2 cho thấy:
Yếu tố chiến lược sinh kế nhà nông: Là yếu tố bị tổn thương cao nhất (0.78) trong 7 yếu tố chính, đồng nghĩa với việc yếu tố này bị tổn thương nhiều nhất trước BĐKH.
Yếu tố này là chỉ số tổng hợp của 3 yếu tố phụ, trong đó có yếu tố phụ có giá trị thấp khiến tổn thương sinh kế cao là tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp tính đến năm 2022 (0.06).
Nguyên nhân được cho là do quá trình đô thị hóa, tình trạng chặt cây, đốt rừng để canh tác và phát triển nông nghiệp, việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên như vàng, than, dầu và các khoáng sản khác cũng khiến nạn phá rừng tăng. Ngoài ra, yếu tố chính còn bị ảnh hưởng bởi trung bình số lượng trang trại tính đến năm 2022 (0.21) và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2022 (0.38). Vì vậy cần hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi thông qua việc thiết lập và thực thi các chính sách bảo vệ rừng một cách nghiêm ngặt, ban hành các quy định ở những khu vực cấm chặt phá. Tăng cường hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của rừng và hậu quả của chặt phá rừng.
Yếu tố tình hình kinh tế - xã hội và yếu tố hoạt động kế sinh nhai: là yếu tố có giá trị LVI cao thứ hai (0.74).
Yếu tố tình hình kinh tế - xã hội: Mức độ tổn thương của tình hình kinh tế - xã hội dựa vào mức độ tổn thương của 3 yếu tố phụ (bảng 3.2), trong đó có 2 yếu tố phụ có giá trị rất cao là tỷ lệ người dân sống ở nông thôn trên tổng dân số tính đến năm 2022 (1.00), tỷ lệ hộ không sở hữu đất (0.75). Nguyên nhân là do nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình và chi phí sinh hoạt ở nông thôn cũng thấp hơn điều này có thể làm cho họ có xu hướng tập trung và phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, việc phân bổ đất đai không đồng đều, cho thấy đời sống của họ còn khó khăn, nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp không đủ khả năng mua đất khiến họ trở nên nhạy cảm hơn trước BĐKH.
Yếu tố hoạt động kế sinh nhai: Yếu tố này là chỉ số tổng hợp của 3 yếu tố phụ, trong đó có 2 yếu tố phụ có giá trị rất cao là tỷ lệ số người phụ thuộc (1.00) và tỷ lệ hộ phụ thuộc vào trồng trọt và lao động nông nghiệp để kiếm sống (0.98). Việc các hộ phụ thuộc vào ngành nông nghiệp sẽ làm cho sinh kế của họ không được đảm bảo khi thời tiết trở nên gay gắt hơn. Một số người dân nông thôn có trình độ học vấn và kỹ năng nghề còn hạn chế, khó tìm được việc làm ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, theo khảo sát huyện có tỷ lệ số người phụ thuộc cao nhất trong tất cả các huyện, gây áp lực đến tài chính trong gia đình, nguyên nhân có thể là do hầu hết các hộ gia đình có thành viên còn nhỏ tuổi, chưa đến độ tuổi lao động hoặc có thành viên lớn tuổi, không còn khả năng lao động dẫn đến huyện có tỉ lệ người phụ thuộc cao. Người dân cần mạnh dạn đầu tư vào các ngành nghề khác nhau để hạn chế sự phụ thuộc vào ngành nông nghiệp, đảm bảo sinh kế vẫn ổn định khi thời tiết trở nên khắc nghiệt gây bất lợi cho ngành nông nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến các thông tin về kế hoạch hóa gia đình để giảm bớt tình trạng mật độ dân số tăng đột biến, tạo áp lực lớn lên mỗi hộ gia đình nói riêng và xã hội nói chung.
Yếu tố hồ sơ nhân khẩu học: là yếu tố có giá trị cao thứ ba (0.63). Yếu tố này bị ảnh hưởng rất lớn từ giá trị yếu tố phụ là số người trung bình trong mỗi hộ gia đình (1.00) và tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ giới (0.80). Giá trị của chỉ số này có được do thực tế điều tra cho thấy có Dương Minh Châu có số hộ có số người trong mỗi hộ gia đình cao nhất. Nguyên nhân gây ra điều này là do phần lớn người dân sống ở nông thôn trình độ dân trí chưa được cao, chưa có kiến thức về kế hoạch hóa gia đình,điều kiện sống và phong tục tập quán cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô gia đình. Các gia đình thường có
xu hướng sống quần tụ nhiều thế hệ, con cháu cùng sống với ông bà, cha mẹ để dễ dàng chăm sóc lẫn nhau và duy trì sự gắn kết gia đình. Còn tỷ lệ chủ hộ là nữ giới ở huyện cao do phụ nữ ngày càng độc lập, có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường lao động và tỷ lệ ly hôn thành mẹ đơn thân, khiến nhiều nữ giới trở thành chủ hộ và các quan điểm hôn nhân đang được dần thay đổi, nhiều người trẻ chọn sống thử, kết hôn trễ, tất cả những điều trên dẫn đến nhiều hộ gia đình mà phụ nữ đứng tên là chủ hộ. Chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn có chủ hộ là nữ giới, có hoàn cảnh đặc biệt thông qua các chương trình vay vốn, tìm kiếm cơ hội việc làm nhằm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm bớt áp lực cho họ khi vừa chăm sóc gia đình vừa là nguồn thu nhập chính.
Yếu tố nguồn nhân lực: là yếu tố có giá trị cao thứ tư (0.62). Trong nghiên cứu, yếu tố này bị ảnh hưởng rất lớn từ giá trị yếu tố phụ là tỷ lệ người tham gia lao động (15 tuổi đến 65 tuổi) và tỷ lệ hộ có tài sản riêng trong nhà (xe ô tô,…) (0.15). Nguyên nhân do số người trong độ tuổi lao động tham gia thị trường việc làm ít đi thì tổng thu nhập của họ và gia đình sẽ giảm. Điều này có thể gây ra nghèo đói và cản trở các yêu cầu cơ bản về lương thực, nhà ở, y tế và giáo dục. Ngoài ra, số người có việc làm sẽ phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, điều này có thể dẫn đến làm việc quá sức, căng thẳng và giảm chất lượng cuộc sống. Không những thế, họ phải cung cấp hỗ trợ tài chính cho các thành viên gia đình không có việc làm, vì những lí do trên làm cho tỷ lệ hộ có tài sản riêng trong nhà (xe ô tô,…) thấp.
Các yếu tố: cơ sở hạ tầng, sự thay đổi khí hậu và thiên tai có giá trị lần lượt là 0.55 và 0.52. Giá trị thấp nhất của hai yếu tố trên có nghĩa là yếu tố này bị tổn thương nhỏ nhất. Điều này cho ta thấy điều kiện sống của người dân tại đây đã được cải thiện.
Một tỷ lệ lớn các gia đình sống trong nhà ở đầy đủ vật chất, điều kiện y tế và trường học cũng nhận được sự quan tâm của người dân.
Hình 3.1 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI huyện Dương Minh Châu Dựa vào kết quả bảng 3.2 cũng cho giá trị tổn thương sinh kế của huyện Dương Minh Châu là 0.66 đồng nghĩa với mức độ dễ bị tổn thương cao, mức độ tổn thương của các yếu tố chính giảm dần theo thứ tự lần lượt dựa trên hình 3.1 là chiến lược sinh kế nhà nông, tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động kế sinh nhai, hồ sơ nhân khẩu học, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, sự thay đổi khí hậu và thiên tai.
Hình 3.2 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI huyện Dương Minh Châu
0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai
Hồ sơ nhân khẩu học Tình hình kinh tế - xã hội Hoạt động kế sinh nhai Nguồn nhân lực Cơ sở hạ tầng Chiến lược sinh kế nhà nông
0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80
Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai
Hồ sơ nhân khẩu học
Tình hình kinh tế - xã hội
Hoạt động kế sinh Nguồn nhân lực nhai
Cơ sở hạ tầng Chiến lược sinh kế
nhà nông
Giá trị các hợp phần của LVI được thể hiện trên hình 3.2 dao động trong khoảng từ 0.5 (mức tổn thương thấp nhất) ở gần trung tâm của hình đến 0.8 (mức tổn thương lớn nhất) .
❖ Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Dương Minh Châu theo chỉ số LVI - IPCC
Để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới sinh kế của người dân huyện Dương Minh Châu, chỉ số tổn thương cũng được kết hợp với định nghĩa khả năng tổn thương theo IPCC. Kết quả tính chỉ số LVI - IPCC của huyện Dương Minh Châu được thể hiện ở bảng 3.3
Bảng 3.3 Chỉ số LVI-IPCC huyện Dương Minh Châu LVI - IPCC
E 0.52
S 0.71
AC 0.36
PI E × S 0.37
LVI - IPCC (*) PI × (1 - AC) 0.24
(*)LVI – IPCC nằm trong khoảng 0 (tổn thương rất thấp) đến +1 (tổn thương rất cao)
Chỉ số LVI - IPCC của huyện Dương Minh Châu là 0.24 cho thấy khả năng tổn thương thấp. Cụ thể 3 nhân tố trong LVI - IPCC được thể hiện qua tam giác tổn thương hình trên.
Tính dễ bị tổn thương LVI - IPCC được biểu diễn như là hàm của mức độ tác động (PI) và khả năng thích ứng (AC). PI là tác động tiềm tàng phụ thuộc vào nhân tố E và S, có quan hệ chặt chẽ với giá trị LVI. Ở đây có cả 3 tác nhân đều cần được quan tâm là mức độ phơi nhiễm (0.52) mang giá trị trung bình, mức độ nhạy cảm (0.71) mang giá trị cao và khả năng thích ứng của huyện lại thấp (0.36).
Kết quả này cho thấy người dân tại đây cần nỗ lực nhiều hơn, để từ đó làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của huyện Dương Minh Châu. Bên cạnh đó, với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay chính quyền cần phải hỗ trợ người dân nâng cao khả năng chống đỡ và phục hồi với BĐKH. Đồng thời, tạo ra nhiều nguồn thu nhập, giúp tránh những rủi ro do thiên tai để lại, đặc biệt đối với các gia đình và cá nhân dễ bị tổn thương cần nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội liên quan để có thể hỗ trợ tốt hơn cho họ
trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng trên, chẳng hạn như quản trị kém và thiếu kiểm soát các nguồn lực.
Hình 3.3 Các tác nhân LVI- IPCC huyện Dương Minh Châu
Hình trên cho thấy 3 nhân tố đóng góp mức độ phơi nhiễm ( E), mức độ nhạy cảm (S), khả năng thích ứng (AC) dao động ở mức 0.3 – 0.8