Phương pháp chỉ số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 75 - 82)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5 Phương pháp chỉ số

Bộ chỉ số đánh giá E, S, AC, H được xây dựng nhằm xác định, đánh giá chỉ số tổn thương và rủi ro sinh kế tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp chỉ số giúp ta xác định được những nhân tố chính và phụ, tính toán những chỉ số về tổn thương, rủi ro sinh kế của người dân trên địa bàn tỉnh.

Bước 1: Xác định các nhân tố:

Xác định chỉ số tổn thương LVI - IPCC:

Nhân tố LVI bao gồm các chỉ số: mức độ phơi nhiễm (Exposure – E), mức độ nhạy cảm (Sensitivity – S), khả năng thích ứng (Adaptive Capacity – AC).

– Mức độ phơi nhiễm (E) là tính chất và mức độ phơi nhiễm của hệ thống trước những thay đổi thời tiết cụ thể. Phơi nhiễm được coi là mối đe dọa trước mắt đối với mức độ thay đổi của các yếu tố cực đoan trên địa bàn như: thiên tai, bao gồm

bão, lũ lụt, hạn hán, giông bão, xâm nhập mặn,... và thay đổi thời tiết như: lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm,...

– Mức độ nhạy cảm (S) là mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng bởi sự thuận lợi hay bất lợi (trực tiếp hoặc gián tiếp) bởi các kích thích liên quan đến khí hậu.

– Khả năng thích ứng (AC) là khả năng của một hệ thống có thể thích ứng với biến đổi khí hậu (bao gồm cả các cực đoan khí hậu), sự phục hồi, giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương, tận dụng các yếu tố thuận lợi để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

Xác định chỉ số rủi ro LRI:

Nhân tố cho LRI bao gồm các chỉ số: hiểm họa (Hazard – H), mức độ phơi nhiễm (Exposure – E), mức độ nhạy cảm (Sensitivity – S), khả năng thích ứng (Adaptive Capcity – AC).

− Hiểm họa (H) có thể là hiện tượng khí hậu (ví dụ: mưa, gió,...), nhưng cũng có thể là tác động vật lý trực tiếp (ví dụ: lũ lụt, bão,...). Một mối nguy hiểm không nhất thiết là một hiện tượng thời tiết cực đoan (ví dụ: bão nhiệt đới, lũ lụt,..) nhưng cũng có thể có xu hướng di chuyển chậm (ví dụ: lượng nước giảm do tuyết tan, nhiệt độ trung bình tăng, mực nước biển dâng,...)

− Mức độ phơi nhiễm (E) liên quan đến các yếu tố phơi nhiễm cụ thể, chẳng hạn như con người, cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái,... Sự phơi nhiễm có thể được thể hiện dưới dạng số lượng, mật độ hoặc tỷ lệ tuyệt đối,... của các yếu tố rủi ro (chẳng hạn như mật độ dân số ở các vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán). Những thay đổi về mức độ phơi nhiễm theo thời gian (ví dụ: thay đổi số lượng người sống ở vùng khô hạn) có thể làm tăng hoặc giảm đáng kể do rủi ro.

− Mức độ nhạy cảm (S) có thể bao gồm các đặc tính vật lý của hệ thống (ví dụ: vật liệu xây dựng nhà ở, loại đất nông nghiệp), các đặc tính kinh tế và xã hội (ví dụ: cơ cấu tuổi, cơ cấu thu nhập).

− Khả năng thích ứng (AC) : Khả năng của xã hội và cộng đồng trong việc chuẩn bị và thích ứng với những rủi ro sinh kế do BĐKH gây ra ở hiện tại và trong tương lai.

Bảng 2.2 Bảng mô tả chi tiết các biến được lựa chọn để đánh giá tính dễ bị tổn thương và rủi ro sinh kế

STT Các khái Biến số Chi tiết Nhân tố đóng Nguồn

niệm góp IPCC dữ liệu AR4-

IPCC

AR5- IPCC

1

Sự thay đổi khí

hậu và Thiên tai

Nhiệt độ cao nhất

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất theo năm trong 10 năm gần đây (2012-2022)

E1 Thu thập

Nhiệt độ thấp nhất

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất theo năm trong 10 năm gần đây (2012-2022)

E2 Thu thập

Trung bình lượng mưa

Trung bình lượng mưa trung bình năm (2012-2022)

E3 Thu thập

Ngập lụt

Trung bình các trận ngập lụt xảy ra trong 5 năm

E4 H1 Khảo sát

Bão

Trung bình các trận bão xảy ra trong 5 năm

E5 H2 Khảo sát

Giông/lốc

Trung bình các trận giông/lốc xảy ra trong 5 năm

E6 H3 Khảo sát

2

Hồ sơ nhân khẩu học

Tỉ trọng dân

số Số người trên 1 km2 S1 EX1

Niên giám thông kê Trung bình

quy mô hộ gia đình

Số người trung bình trong mỗi hộ gia đình

S2 SS1 Khảo sát

Chủ hộ là nữ giới

Số hộ có chủ hộ là nữ

giới S3 SS2 Khảo sát

3

Tình hình kinh tế -

xã hội

Sở hữu đất đai

Số hộ không sở hữu

đất S4 SS3 Khảo sát

Nghèo đói Số hộ nghèo trên địa bàn

S5 SS4 Khảo sát Dân số ở

vùng nông thôn

Tỷ lệ người dân sống ở nông thôn trên tổng số dân

S6 EX2

Niên giám thống kê

4

Hoạt động kế sinh nhai

Phụ thuộc vào ngành nông nghiệp

Số hộ phụ thuộc vào trồng trọt và lao động nông nghiệp để kiếm sống

S7 EX3 Khảo sát

Lao động

Trung bình người không có thu nhập ổn định

S8 SS5 Khảo sát

Người phụ thuộc

Trung bình số người

phụ thuộc S9 SS6 Khảo sát

5 Nguồn

nhân lực

Tham gia lao động

Trung bình người tham gia lao động (15 tuổi đến 65 tuổi)

A1 AC1 Khảo sát

Trình độ học vấn

Số hộ có chủ hộ trình độ từ trung học cơ sở trở lên

A2 AC2 Khảo sát

Hộ gia đình có tài sản

Số hộ có tài sản riêng trong nhà (xe ô tô,…)

A3 AC3 Khảo sát

6 Cơ sở hạ

tầng Nhà kiên cố Số hộ gia đình sống

trong ngôi nhà kiên A4 AC4 Khảo sát

cố Cơ sở y tế

Số lượng cơ sở y tế A5 AC5

Niên giám thống kê

Trường học Số lượng trường học A6 AC6

Niên giám thống kê Nguồn nước

an toàn

Số hộ gia đình sử dụng nước thủy cục làm nước sinh hoạt

A7 AC7 Khảo sát

7

Chiến lược sinh

kế nhà nông

Trang trại Số lượng trang trại

tính đến năm 2022 A8 AC8

Niên giám thống kê Đất nông

nghiệp

Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2022

A9 AC9

Niên giám thống kê

Đất lâm

nghiệp

Tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp tính đến năm 2022

A10 AC10

Niên giám thống kê

IPCC AR4: E - exposure, S - sensitivity, A - adaptive capacity; IPCC AR5: H - hazard, EX-exposure, SS - sensitivity; AC - adaptive capacity.

Bước 2: Tính toán các chỉ số LVI, LVI – IPCC (TDBTT) và LRI (rủi ro)

Chuẩn hóa số liệu

Do mỗi yếu tố phụ có đơn vị đo lường khác nhau, cần thiết phải chuẩn hóa để trở thành một chỉ số, giá trị chuẩn hóa nằm trong khoảng từ 0 đến 1:

Các chỉ thị sẽ được chuẩn hóa theo phương pháp sử dụng trong Báo cáo Chỉ số Phát triển Con người của UNDP (HDI) (UNDP, 2006) [32]:

𝑦𝑖𝑗 = (𝑋𝑖𝑗−𝑋𝑚𝑖𝑛)

(𝑋𝑚𝑎𝑥−𝑋𝑚𝑖𝑛) (1)

Trong đó:

i: chỉ số chạy của đơn vị không gian gian (đơn vị không gian có thể là tỉnh, huyện, xã, vùng,…), j là chỉ số chạy của chỉ số thành phần.

yij: giá trị chuẩn hóa tại đơn vị không gian thứ i của chỉ số thành phần thứ j.

Xij: giá trị của chỉ số thành phần.

Xmin: giá trị nhỏ nhất của chỉ số thành phần thứ j trong toàn bộ đơn vị không gian.

Xmax: giá trị lớn nhất của chỉ số thành phần thứ j trong toàn bộ đơn vị không gian.

Tính toán chỉ số LVI, LVI – IPCC và chỉ số rủi ro LRI:

Tính toán chỉ số LVI:

Sau khi được chuẩn hóa, mỗi yếu tố phụ sẽ được tính trung bình để tính toán giá trị của mỗi yếu tố chính bằng công thức:

𝑀𝑑 = ∑ 𝑖𝑛𝑑𝑒𝑥𝑆𝑑𝑖

𝑛𝑖=1

𝑛 (2)

Trong đó:

– Md là một trong 7 yếu tố chính đối với địa phương (huyện/xã) d – indexSdi thể hiện các yếu tố phụ được ghi theo chỉ số i

– n là số lượng yếu tố phụ trong mỗi yếu tố chính.

Khi giá trị của bảy thành phần chính được xác định, chỉ số tổn thương sinh kế cấp địa phương (huyện/xã) được tính toán bằng công thức:

𝐿𝑉𝐼𝑑 = ∑𝑛𝑖=1𝑊𝑀𝑖𝑀𝑑𝑖

∑𝑛𝑖=1𝑊𝑀𝑖 (3)

Trong đó:

– 𝐿𝑉𝐼𝑑 là chỉ số tổn thương sinh kế địa phương (huyện/xã) d

– 𝑊𝑀𝑖 được xác định bằng số lượng yếu tố phụ tạo nên yếu tố chính theo nguyên tắc trọng số cân bằng của Sullivan[33].

wM1 + wM2 + …+wMn = 1 (4)

Tính toán chỉ số LVI – IPCC, LRI – IPCC:

Theo khuôn khổ do Fussel và Klein [34] đề xuất, mức độ phơi nhiễm (E) và độ nhạy (S) cùng tạo nên tác động tiềm tàng (PI), trong khi năng lực thích ứng (AC) là tiềm năng của một hệ thống để đối phó với những tác động này:

PI = E × S (5)

Trong đó:

− S là mức độ nhạy cảm

− E là mức độ phơi nhiễm

Nhóm dễ bị tổn thương tiềm ẩn này có thể được chia thành hai nhóm - có và không có năng lực thích ứng. Nhóm sau sẽ là nhóm dễ bị tổn thương ngay lập tức vì họ không thể ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, tính dễ bị tổn thương có thể được thể hiện bằng công thức sau:

V = PI × PI - AC (6)

Hoặc:

V = PI × (1-AC) (7)

Cuối cùng chỉ số rủi ro cho một huyện sẽ là:

R = H × E × S × (1 - AC) (8)

Bước 3: Trình bày kết quả đánh giá

Kết quả tính toán chỉ số tổn thương và rủi ro của từng đối tượng đối với từng loại tác động do BĐKH được phân thành 5 mức độ từ thấp đến cao với các giá trị tương ứng của từng khoảng của chỉ số tổn thương và rủi ro:

Bảng 2.3 Phân cấp độ tổn thương, rủi ro

TT Chỉ số tổn thương (V), rủi ro (R) Mức độ tổn thương (V), rủi ro (R)

1 0 – 0.2 Rất thấp

2 0.2 – 0.4 Thấp

3 0.4 – 0.6 Trung bình

4 0.6 - 0.8 Cao

5 0.8 - 1 Rất cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)