CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.5 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế huyện Châu Thành
3.5.1 Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Châu Thành
❖ Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Châu Thành theo chỉ số LVI
LVI của huyện Châu Thành được cấu thành từ 7 yếu tố chính bao gồm: sự thay đổi khí hậu và thiên tai, hồ sơ nhân khẩu học, tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động kế sinh nhai, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chiến lược sinh kế nhà nông. Dựa vào 7 yếu tố chính này, nghiên cứu đưa ra 25 yếu tố phụ, giá trị của các yếu tố phụ của LVI được thể hiện chi tiết ở bảng 3.17
- 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 Mức độ hiểm họa (H)
Mức độ phơi nhiễm (E) Mức độ nhạy cảm (S) Khả năng thích ứng (AC)
Bảng 3.17 Giá trị các yếu tố phụ của LVI huyện Châu Thành Thành phần
chính
Thành phần
phụ Đơn vị Định lượng Giá trị
chuẩn hóa
Chỉ số
chính
Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai
Nhiệt độ cao
nhất ℃ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất theo năm trong 10
năm gần đây (2012-2022) 0.43
0.71 Nhiệt độ thấp
nhất ℃ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất theo năm trong 10
năm gần đây (2012-2022) - .00
Trung bình
lượng mưa mm Lượng mưa trung bình năm (2012-2022)
1.00
Ngập lụt trận Số trận ngập lụt trung bình trong 5 năm 1.00
Bão trận Số trận bão trung bình trong 5 năm 1.00
Giông/lốc trận Số trận giông/lốc trung bình trong 5 năm 0.82
Hồ sơ nhân khẩu học
Tỉ trọng dân số người Số người trung bình trên 1 km2 tính đến năm 2022 0.08
0.30 Trung bình quy
mô hộ gia đình người Số người trung bình trong mỗi hộ gia đình
0.83
Chủ hộ là nữ giới % Tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ giới - .00
Tình hình kinh tế - xã hội
Sở hữu đất đai % Tỷ lệ hộ không sở hữu đất 0.72
0.57
Nghèo đói % Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 0.01
Dân số ở vùng
nông thôn % Tỷ lệ người dân sống ở nông thôn trên tổng số dân tính
đến năm 2022 0.98
Hoạt động kế sinh nhai
Phụ thuộc vào ngành nông nghiệp
% Tỷ lệ hộ phụ thuộc vào trồng trọt và lao động nông nghiệp
để kiếm sống - .00
0.21
Lao động % Tỷ lệ người không có thu nhập ổn định 0.01
Người phụ thuộc % Tỷ lệ số người phụ thuộc 0.62
Nguồn nhân lực
Tham gia lao
động %
Tỷ lệ người tham gia lao động (15 tuổi đến 65 tuổi) 0.26
0.58 Trình độ học vấn % Tỷ lệ hộ có chủ hộ trình độ từ trung học cơ sở trở lên 0.94
Hộ gia đình có
tài sản % Tỷ lệ hộ có tài sản riêng trong nhà (xe ô tô,…)
0.07
Cơ sở hạ tầng
Nhà kiên cố % Tỷ lệ hộ sống trong ngôi nhà kiên cố 0.59
0.28 Cơ sở y tế số y tế Trung bình số lượng cơ sở y tế tính đến năm 2022 1.00
Trường học số trường học Trung bình số lượng trường học tính đến năm 2022 1.00 Nguồn nước an
toàn % Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước thủy cục làm nước sinh
hoạt 0.30
Chiến lược sinh kế nhà nông
Trang trại số trang trại Trung bình số lượng trang trại tính đến năm 2022 0.07
0.59 Đất nông nghiệp % Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2022 0.94
Đất lâm nghiệp % Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp tính đến năm 2022 0.22
Từ kết quả giá trị của các yếu tố phụ tại bảng 3.17, giá trị LVI huyện Châu Thành được tổng hợp và trình bày tại bảng 3.18 :
Bảng 3.18 Giá trị các yếu tố chính của LVI huyện Châu Thành LVI
Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai 0.71
Hồ sơ nhân khẩu học 0.30
Tình hình kinh tế - xã hội 0.57
Hoạt động kế sinh nhai 0.21
Nguồn nhân lực 0.58
Cơ sở hạ tầng 0.28
Chiến lược sinh kế nhà nông 0.59
LVI (*) 0.50
(*): Giá trị LVI dao động từ mức 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất)
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.18 cho thấy:
Yếu tố sự thay đổi khí hậu và thiên tai: là yếu tố có giá trị cao nhất (0.71) trong 7 yếu tố chính, đồng nghĩa với việc yếu tố này bị tổn thương nhiều nhất trước BĐKH.
Trong đó có yếu tố phụ ảnh hưởng nhiều nhất là Lượng mưa trung bình năm (2012- 2022) (1.00), số trận ngập lụt trung bình trong 5 năm (1.00) và số trận bão trung bình trong 5 năm (1.00). Điều này cho thấy lượng mưa, bão, ngập lụt tại huyện cao nhất trong tỉnh Tây Ninh. Nguyên nhân do huyện gần các con sông lớn (hệ thống sông Vàm Cỏ Đông,…), khả năng ngập lụt sẽ cao hơn khi có mưa lớn hoặc bão. Hệ thống thoát nước tại Châu Thành chưa đủ hiệu quả, dẫn đến tình trạng nước mưa không thể thoát kịp thời, gây ra ngập lụt. Các vấn đề như cống thoát nước bị tắc nghẽn, kênh rạch bị bồi lấp cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ngập úng.
Yếu tố chiến lược sinh kế nhà nông: là yếu tố có giá trị cao thứ hai (0.59). Yếu tố này là chỉ số tổng hợp của 3 yếu tố phụ, trong đó có yếu tố phụ có giá trị cao nhất là tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2022 (0.94). Điều này cho thấy nông nghiệp vẫn là nguồn sinh kế chính của người dân trong khu vực làm tăng tính dễ bị tổn thương.
Khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, lũ lụt, bão, diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến mất mùa và giảm thu nhập của nông dân. Ngoài
ra, do tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nên việc bảo vệ và quản lý tài nguyên đất đai trở nên vô cùng quan trọng.
Yếu tố nguồn nhân lực: là yếu tố có giá trị cao thứ ba (0.58). Mức độ tổn thương của hoạt động kế sinh nhai dựa vào mức độ tổn thương của 3 yếu tố phụ (bảng 14), ảnh hưởng lớn từ giá trị yếu tố phụ là tỷ lệ hộ có tài sản riêng trong nhà (xe ô tô,…) (0.07) và tỷ lệ người tham gia lao động (15 tuổi đến 65 tuổi) (0.26). Tuy trình độ theo khảo sát hộ từ trung học cơ sở trở lên tại Châu thành cao nhưng tỷ lệ tham gia lao động thấp, khiến cho hộ có tài sản riêng cũng thấp. Người dân không được đào tạo những kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại. Ngoài ra, tỷ lệ tham gia lao động thấp cũng có thể xuất phát từ việc thiếu chính sách hỗ trợ việc làm và khuyến khích đầu tư và kinh doanh.
Yếu tố tình hình kinh tế - xã hội: là yếu tố có giá trị cao thứ tư (0.57). Yếu tố này là chỉ số tổng hợp của 3 yếu tố phụ, trong đó yếu tố phụ ảnh hưởng nhiều nhất là tỷ lệ người dân sống ở nông thôn trên tổng số dân tính đến năm 2022(0.98) và tỷ lệ hộ không sở hữu đất (0.72), các biện pháp cụ thể như chính sách hỗ trợ nông thôn, giáo dục, dạy nghề cũng có thể trở thành nhân tố quan trọng làm giảm tác động của tỷ trọng dân số nông thôn đến chỉ số phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng để đảm bảo các biện pháp được thực hiện hiệu quả và bền vững.Tuy tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh thấp (0.01) nhưng vẫn cần được xem xét, vì nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của cộng đồng.
Các yếu tố: hồ sơ nhân khẩu học, hoạt động kế sinh nhai, cơ sở hạ tầng có giá trị lần lượt: 0.30, 0.21, 0.28. Đây là 3 yếu tố có giá trị thấp nhất, đồng nghĩa với mức tổn thương nhỏ nhất .Theo kết quả tham khảo ta có số lượng y tế trường học cao nhất trong tỉnh Tây Ninh, cho thấy chính quyền và người dân rất quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe và giáo dục cộng đồng. Các yếu tố trên tuy có giá trị thấp hơn nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tổn thương sinh kế của người dân tại huyện Châu Thành.
Hình 3.25 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI huyện Châu Thành
Dựa vào kết quả bảng 3.18 cho giá trị tổn thương sinh kế LVI của huyện Châu Thành là 0.50 đồng nghĩa với mức độ dễ bị tổn thương sinh kế trung bình. Mức độ tổn thương của các yếu tố chính giảm dần theo thứ tự lần lượt là sự thay đổi khí hậu và thiên tai, chiến lược sinh kế nhà nông, nguồn nhân lực, tình hình kinh tế - xã hội, hồ sơ nhân khẩu học, cơ sở hạ tầng, hoạt động kế sinh nhai.
Hình 3.26 Biểu đồ phân bố các yếu tố chính của LVI huyện Châu Thành
Giá trị các hợp phần của LVI được thể hiện trên hình 3.26 dao động trong khoảng từ 0.2 (mức tổn thương thấp nhất) ở gần trung tâm của hình đến 0.8 (mức tổn thương lớn nhất)
❖ Đánh giá tổn thương sinh kế huyện Châu Thành theo chỉ số LVI - IPCC
0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai
Hồ sơ nhân khẩu học Tình hình kinh tế - xã hội Hoạt động kế sinh nhai Nguồn nhân lực Cơ sở hạ tầng Chiến lược sinh kế nhà nông
0.00 0.20 0.40 0.60 0.80
Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai
Hồ sơ nhân khẩu học
Tình hình kinh tế - xã hội
Hoạt động kế sinh nhai Nguồn nhân lực
Cơ sở hạ tầng Chiến lược sinh
kế nhà nông
Để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới sinh kế của người dân huyện Châu Thành, chỉ số tổn thương cũng được kết hợp với định nghĩa khả năng tổn thương theo IPCC.
Kết quả tính chỉ số LVI - IPCC của huyện Châu Thành được thể hiện ở bảng 3.19 Bảng 3.19 Chỉ số LVI - IPCC huyện Châu Thành
LVI - IPCC
E 0.71
S 0.36
AC 0.54
PI E × S 0.26
LVI - IPCC (*) PI × (1 - AC) 0.12
(*)LVI – IPCC nằm trong khoảng 0 (tổn thương rất thấp) đến +1 (tổn thương rất cao)
Chỉ số LVI - IPCC của người dân huyện Châu Thành là 0.12 cho thấy khả năng tổn thương rất thấp. Cụ thể 3 nhân tố trong LVI - IPCC được thể hiện qua hình 3.27.
Tính dễ bị tổn thương LVI - IPCC được biểu diễn như là hàm của mức độ tác động (PI) và khả năng thích ứng (AC). PI là tác động tiềm tàng phụ thuộc vào nhân tố E và S, có quan hệ chặt chẽ với giá trị LVI. Trong 3 tác nhân, mức độ phơi nhiễm (E) cần được quan tâm nhất (0.71).
Dựa vào kết quả cho thấy người dân tại địa phương đã những kế hoạch thích ứng với BĐKH, tuy nhiên với tình hình BĐKH như hiện nay chính quyền cần phải đầu tư vào hạ tầng chống lũ như đập chắn lũ, hệ thống thoát nước và cống thoát nước để giảm thiểu nguy cơ lũ lụt. Bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên như rừng, đầm lầy và bãi biển để hấp thụ nước mưa, giảm áp lực cho hệ thống thoát nước và giảm nguy cơ lũ lụt, có chính sách hỗ trợ người dân khi các đợt thiên tai xảy ra. Từ đó góp phần làm giảm mức độ phơi nhiễm của huyện.
Hình 3.27 Các tác nhân của LVI- IPCC huyện Châu Thành
Hình trên cho thấy 3 nhân tố đóng góp mức độ phơi nhiễm (E), mức độ nhạy cảm (S), khả năng thích ứng (AC) dao động ở mức 0.3 – 0.8