Đánh giá tổn thương sinh kế tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 173 - 189)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.10 Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế tỉnh Tây Ninh

3.10.1 Đánh giá tổn thương sinh kế tỉnh Tây Ninh

Đánh giá tổn thương sinh kế tỉnh Tây Ninh theo chỉ số LVI

LVI của tỉnh Tây Ninh được cấu thành từ 7 yếu tố chính bao gồm: sự thay đổi khí hậu và thiên tai, hồ sơ nhân khẩu học, tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động kế sinh nhai, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chiến lược sinh kế nhà nông. Dựa vào 7 yếu tố

- 0.20 0.40 0.60 0.80

Mức độ hiểm họa (H)

Mức độ phơi nhiễm (E)

Mức độ nhạy cảm (S) Khả năng thích

ứng (AC)

- 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 Mức độ hiểm họa (H)

Mức độ phơi nhiễm (E) Mức độ nhạy cảm (S) Khả năng thích ứng (AC)

chính này, nghiên cứu đưa ra 25 yếu tố phụ, giá trị của các yếu tố phụ của LVI được thể hiện chi tiết ở bảng 3.37

Bảng 3.37 Giá trị các yếu tố phụ của LVI tỉnh Tây Ninh Thành phần

chính Thành phần phụ Đơn vị Định lượng

Giá trị chuẩn

hóa

Chỉ số

chính

Sự thay đổi khí hậu và Thiên

tai

Nhiệt độ cao nhất ℃ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất theo năm trong 10 năm gần đây (2012-2022)

0.46

0.51 Nhiệt độ thấp

nhất ℃ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất theo năm trong 10 năm

gần đây (2012-2022) 0.56

Trung bình lượng

mưa mm Lượng mưa trung bình năm (2012-2022) 0.50

Ngập lụt trận Số trận ngập lụt trung bình trong 5 năm 0.58

Bão trận Số trận bão trung bình trong 5 năm 0.44

Giông/lốc trận Số trận giông/lốc trung bình trong 5 năm 0.54

Hồ sơ nhân khẩu học

Tỉ trọng dân số người Số người trung bình trên 1 km2 tính đến năm 2022 0.27

0.50 Trung bình quy

mô hộ gia đình người Số người trung bình trong mỗi hộ gia đình

0.55

Chủ hộ là nữ giới % Tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ giới 0.67

Tình hình kinh tế - xã hội

Sở hữu đất đai % Tỷ lệ hộ không sở hữu đất 0.33

0.44

Nghèo đói % Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 0.33

Dân số ở vùng

nông thôn % Tỷ lệ người dân sống ở nông thôn trên tổng số dân tính đến

năm 2022 0.68

Hoạt động kế sinh nhai

Phụ thuộc vào ngành nông nghiệp

% Tỷ lệ hộ phụ thuộc vào trồng trọt và lao động nông nghiệp để

kiếm sống 0.65

0.53

Lao động % Tỷ lệ người không có thu nhập ổn định 0.46

Người phụ thuộc % Tỷ lệ số người phụ thuộc 0.48

Nguồn nhân lực

Tham gia lao

động %

Tỷ lệ người tham gia lao động (15 tuổi đến 65 tuổi) 0.45

0.50 Trình độ học vấn % Tỷ lệ hộ có chủ hộ trình độ từ trung học cơ sở trở lên 0.67

Hộ gia đình có tài

sản % Tỷ lệ hộ có tài sản riêng trong nhà (xe ô tô, …)

0.40

Cơ sở hạ tầng

Nhà kiên cố % Tỷ lệ hộ sống trong ngôi nhà kiên cố 0.78

0.46 Cơ sở y tế số y tế Trung bình số lượng cơ sở y tế tính đến năm 2022 0.43

Trường học số trường học Trung bình số lượng trường học tính đến năm 2022 0.66 Nguồn nước an

toàn % Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước thủy cục làm nước sinh hoạt

0.30 Chiến lược

sinh kế nhà nông

Trang trại số trang trại Trung bình số lượng trang trại tính đến năm 2022 0.25

0.64 Đất nông nghiệp % Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2022 0.54

Đất lâm nghiệp % Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp tính đến năm 2022 0.29

Từ kết quả giá trị của các yếu tố phụ tại bảng 3.37, giá trị LVI tỉnh Tây Ninh được tổng hợp và trình bày tại bảng 3.38:

Bảng 3.38 Giá trị các yếu tố chính của LVI tỉnh Tây Ninh LVI

Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai 0.51

Hồ sơ nhân khẩu học 0.50

Tình hình kinh tế - xã hội 0.44

Hoạt động kế sinh nhai 0.53

Nguồn nhân lực 0.50

Cơ sở hạ tầng 0.46

Chiến lược sinh kế nhà nông 0.64

LVI (*) 0.53

(*): Giá trị LVI dao động từ mức 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất)

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.38 cho thấy:

Yếu tố chiến lược sinh kế nhà nông: là yếu tố có giá trị cao nhất (0.64) trong 7 yếu tố chính, đồng nghĩa yếu tố này của tỉnh dễ bị tổn thương trước BĐKH.

Yếu tố chiến lược sinh kế nhà nông: Dựa vào bảng số liệu , có thể thấy tỉnh Tây Ninh có số lượng trang trại, diện tích đất lâm nghiệp ít lần lượt là 0.25 và 0.29. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện địa lý và kinh tế của tỉnh. Do nhu cầu phát triển kinh tế và đô thị hóa tại tỉnh diễn ra nhanh, khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp đã bị chuyển đổi sang mục đích khác như xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, và khu dân cư. Bên cạnh đó, hạn chế về nguồn vốn đầu tư và công nghệ cũng khiến việc mở rộng quy mô trang trại gặp nhiều khó khăn. Những yếu tố này có thể dẫn đến sự giảm sút trong sản lượng nông sản, làm giảm thu nhập và gây khó khăn cho việc duy trì đời sống. Chính vì thế, người dân có thể phải tìm kiếm các phương pháp công nghệ cao, tăng cường hiệu suất lao động và tận dụng tối đa nguồn tài nguyên có sẵn để cải thiện sản xuất. Đồng thời, họ cũng nên chú trọng vào việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm các cơ hội thị trường mới để tăng cường thu nhập và phát triển kinh doanh.

Yếu tố hoạt động kế sinh nhai: là yếu tố có giá trị cao thứ hai (0.53). Trong ba yếu tố phụ, có thể thấy tỷ lệ hộ phụ thuộc vào ngành nông nghiệp có giá trị rất cao (0.65).

Điều này cho thấy rằng đa số người dân Tây Ninh vẫn dựa vào nông nghiệp làm nguồn thu nhập chính. Nếu gia đình phụ thuộc chủ yếu vào ngành nông nghiệp, họ sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ biến động thị trường và thời tiết, gây ra sự không ổn định trong thu nhập.

Điều này có thể khiến cho gia đình khó khăn trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày và đảm bảo sự ổn định tài chính. Sự phụ thuộc lớn vào ngành nông nghiệp cũng có thể khiến cho gia đình thiếu đầu tư vào các ngành kinh doanh khác, làm cho họ trở nên tổn thương đối với BĐKH và biến động của thị trường. Thêm vào đó, đối với các gia đình nông dân, sự phụ thuộc vào ngành nông nghiệp có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cơ hội phát triển của con cái. Việc không có thu nhập ổn định từ nông nghiệp có thể khiến cho gia đình khó khăn trong việc chi trả cho việc học hành và đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó tỉnh cũng có tỷ lệ người phụ thuộc và người không có thu nhập ổn địnhtương đối cao. Khi có nhiều người phụ thuộc trong hộ gia đình, hộ gia đình phải chi tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu cơ bản như thức ăn, y tế, giáo dục và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Điều này có thể làm giảm khả năng tiết kiệm và đầu tư cho kế sinh nhai, việc không có thu nhập ổn định cũng khiến cho hộ gia đình khó khăn trong việc quản lý chi tiêu và hoạt động sinh kế của gia đình.

Yếu tố sự thay đổi khí hậu và thiên tai: là yếu tố có giá trị cao thứ ba (0.51).

Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, tỉnh xảy ra nhiều cơn mưa bất thường, kéo dài gây ngập trên nhiều địa bàn. Tây Ninh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với các con sông và kênh rạch chảy qua địa bàn. Địa hình phẳng và độ dốc thấp làm cho nước không dễ dàng thoát ra khỏi khu vực, từ đó gây ra tình trạng ngập lụt. Bên cạnh đó, nhu cầu phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng tại Tây Ninh không được quản lý một cách cẩn thận, hệ thống thoát nước không được nâng cấp và bảo trì đầy đủ, làm tăng nguy cơ ngập lụt. Không chỉ ảnh hưởng đến lượng mưa mà BĐKH còn làm tăng nhiệt độ, dẫn đến hiện tượng hạn hán kéo dài, gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp và đời sống của người dân. Đặc biệt, Tây Ninh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, người dân phải đối mặt với nguy cơ mất mùa, thất thu, và thậm chí mất đi nguồn thu nhập chính.

Yếu tố hồ sơ nhân khẩu học: là yếu tố có giá trị cao thứ tư (0.50). Dựa vào kết quả có thể thấy huyện có tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ giới cao (0.67), hầu như những hộ có chủ hộ là nữ giới là những hộ có hoàn cảnh đặc biệt như chồng mất hoặc gia đình ly dị,

phụ nữ thường phải đảm nhận cả việc chăm sóc gia đình và làm việc kiếm tiền, dẫn đến gánh nặng kép và căng thẳng cao hơn. Bên cạnh đó, có thể phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong quá trình tìm kiếm việc làm và trong môi trường làm việc, làm hạn chế cơ hội thăng tiến và cải thiện thu nhập. Do đó, việc trở thành chủ hộ và phải đối mặt với các trách nhiệm và áp lực của việc quản lý hộ gia đình có thể là một thách thức lớn đối với họ. Tỉnh Tây Ninh cũng có số người trung bình trong mỗi hộ tương đối cao (0.58), có thể là do các hộ gia đình nơi đây thiếu kiến thức về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình và kiểm soát sinh sản có thể dẫn đến việc sinh nhiều con hoặc do hộ có nhiều thế hệ chung sống với nhau việc này gây khó khăn trong việc nuôi dạy, trẻ em không được phát triển toàn diện và đời sống của các thành viên trong gia đình không được đảm bảo do số người trong gia đình quá đông. Càng nhiều người trong hộ gia đình, chi phí sinh hoạt như thực phẩm, điện, nước, và các nhu cầu cơ bản khác sẽ tăng, vhi phí cho giáo dục và y tế cũng tăng theo số lượng người trong hộ, đặc biệt nếu có trẻ em đang đi học hoặc người già cần chăm sóc y tế. Điều này đồng nghĩa với việc gia đình phải tiêu tốn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cơ bản. Các lí lo trên góp phần làm cho yếu tố hồ sơ nhân khẩu học trở nên dễ bị tổn thương hơn.

Yếu tố nguồn nhân lực: là yếu tố có giá trị cao thứ tư (0.50). Tỉnh có tỷ lệ người tham gia lao động khá thấp (0.45). Nguyên nhân chính do thiếu cơ hội việc làm và sự phát triển kinh tế chưa đồng đều trong tỉnh cũng góp phần làm giảm tỷ lệ tham gia lao động. Thêm vào đó, tỷ lệ sinh cao làm tăng gánh nặng chăm sóc trẻ em, khiến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, phải ở nhà thay vì tham gia lực lượng lao động, dẫn đến tỷ lệ

0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70

Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai Hồ sơ nhân khẩu học Tình hình kinh tế - xã hội Hoạt động kế sinh nhai Nguồn nhân lực Cơ sở hạ tầng Chiến lược sinh kế nhà nông

Hình 3.55 Biểu diễn số liệu các yếu tố chính của LVI tỉnh Tây Ninh

tham gia lao động thấp. Khi nhiều hộ gia đình có số người tham gia lao động thấp, cộng đồng và kinh tế địa phương có thể thiếu lực lượng lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và dịch vụ xã hội. Thu nhập thấp dẫn đến giảm chi tiêu, ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương do nhu cầu tiêu dùng giảm, gia đình có thu nhập thấp dễ bị tổn thương trước các khủng hoảng kinh tế, thiên tai hoặc biến cố bất ngờ, do thiếu nguồn lực dự phòng.các hộ gia đình có thu nhập thấp, không đủ khả năng mua sắm các tài sản cần thiết và quan trọng cho cuộc sống, dẫn đến tỷ lệ hộ có tài sản riêng trong nhà cũng khá thấp (0.4).

Yếu tố cơ sở hạ tầng và yếu tố tình hình kinh tế - xã hội có mức độ tổn thương thấp nhất (0.46) và (0.44).

Yếu tố cơ sở hạ tầng: Theo khảo sát, tỉnh Tây Ninh có tỷ lệ hộ sống trong nhà kiên cố khá cao chiếm 95% trên tổng số hộc được khảo sát, điều này cho thấy đời sống người dân khá ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi các sự kiện khẩn cấp liên quan đến thiên tai, BĐKH. Bên cạnh đó, tại tỉnh có số lượng trường học cao thể hiện sự ưu tiên và đầu tư mạnh mẽ của địa phương vào lĩnh vực giáo dục, cho thấy cam kết của chính quyền và cộng đồng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Số lượng trường học cao cũng phản ánh sự phát triển hạ tầng giáo dục tốt, bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực giáo viên, có nhiều trường học, học sinh dễ dàng tiếp cận giáo dục hơn, giảm khoảng cách đi lại và chi phí liên quan đến việc học. Điều này góp phần làm giảm đáng kể mức độ bị tổn thương dù tỉnh có tỷ lệ hộ sử dụng nước thủy cục làm nước sinh hoạt không được cao.

Yếu tố tình hình kinh tế - xã hội: Tại tỉnh Tây Ninh tương đối ổn định, tỷ lệ người dân sống ở nông thôn cao (0.68), nhưng tỷ lệ hộ không sở hữu đất lại khá thấp (0.33).

Việc tỷ lệ người dân sống ở nông thôn cao thể hiện mức độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế khác nhau ở từng địa phương, nhiều nơi đã và đang chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị với tốc độ khác nhau. Nhưng lại có tỷ lệ hộ không sở hữu đất thấp có thể phản ánh mối quan hệ giữa diện tích đất nông nghiệp sẵn có và số lượng hộ gia đình.

Khi nhiều hộ gia đình sở hữu đất, nền kinh tế địa phương có thể phát triển mạnh mẽ hơn do sự đóng góp từ các hoạt động nông nghiệp, kinh doanh và đầu tư vào đất đai. Họ cũng có xu hướng ít di cư hơn để tìm kiếm cơ hội kinh tế khác, góp phần vào sự ổn định xã hội và kinh tế của địa phương. Từ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn cũng thấp theo, chỉ ra rằng phần lớn dân cư có thu nhập ổn định và cao, giúp họ thoát khỏi tình trạng nghèo

đói, địa phương có nền kinh tế phát triển với nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân dễ dàng tìm được công việc phù hợp và có thu nhập đủ sống, giúp phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Dựa vào kết quả bảng 3.38 cũng cho giá trị tổn thương sinh kế LVI của tỉnh Tây Ninh là 0.53- mức độ dễ bị tổn thương sinh kế trung bình. Dù mức độ tổn thương ở mức trung bình nhưng có 2 yếu tố cần được quan tâm đó là: chiến lược sinh kế nhà nông và hoạt động kế sinh nhai, chính quyền địa phương cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện mức độ tổn thương của 2 yếu tố trên.

Mức độ tổn thương của các yếu tố chính giảm dần theo thứ tự lần lượt là chiến lược sinh kế nhà nông, hoạt động kế sinh nhai, sự thay đổi khí hậu và thiên tai, hồ sơ nhân khẩu học, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, tình hình kinh tế - xã hội.

Hình 3.56 Biểu đồ Phân bố các tác nhân của LVI tại Huyện/Thị xã thuộc tỉnh Tây Ninh

Giá trị trung bình các tác nhân của LVI của tỉnh Tây Ninh dao động trong khoảng từ 0.4 (mức tổn thương thấp nhất) đến 0.7 (mức tổn thương lớn nhất).

Các yếu tố chính được thể hiện trên hình 3.56 bao gồm sự thay đổi khí hậu và thiên tai, hồ sơ nhân khẩu học, tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động kế sinh nhai, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chiến lược sinh kế nhà nông tại các thị xã/huyện thuộc tỉnh Tây Ninh cao nhất lần lượt là thị xã Trảng Bàng (0.74), thị xã Hòa Thành (0.70), huyện Tân Châu (0.86), thị xã Hòa Thành (0.79), thị xã Hòa Thành (0.72), huyện Bến Cầu (0.74),

0.10 - 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90

Sự thay đổi khí hậu và Thiên tai

Hồ sơ nhân khẩu học

Tình hình kinh tế - xã hội

Hoạt động kế sinh nhai Nguồn nhân lực

Cơ sở hạ tầng Chiến lược sinh

kế nhà nông

Tp.Tay Ninh Tan Bien Tan Chau Duong Minh Chau Chau Thanh Go Dau Ben Cau TX.Trang Bang TX.Hoa Thanh

thị xã Hòa Thành (0.86). Tất cả những điều này cho thấy mức độ dễ bị tổn thương của thị xã Hòa Thành là đáng lo ngại.

Đánh giá tổn thương sinh kế tỉnh Tây Ninh theo chỉ số LVI - IPCC

Để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới sinh kế của người tỉnh Tây Ninh, chỉ số tổn thương cũng được kết hợp với định nghĩa khả năng tổn thương theo IPCC. Kết quả tính chỉ số LVI - IPCC của tỉnh Tây Ninh được thể hiện ở bảng 3.39

Bảng 3.39 Chỉ số LVI-IPCC tỉnh Tây Ninh LVI - IPCC

E 0.51

S 0.49

AC 0.48

PI E × S 0.25

LVI - IPCC (*) PI × (1 - AC) 0.13

(*)LVI – IPCC nằm trong khoảng 0 (tổn thương rất thấp) đến +1 (tổn thương rất cao)

Chỉ số LVI - IPCC của tỉnh Tây Ninh là 0.13 cho thấy khả năng tổn thương rất thấp. Cụ thể 3 nhân tố trong LVI - IPCC được thể hiện qua tam giác tổn thương hình 3.57

Tỉnh Tây Ninh ít chịu tác động của BĐKH, các giá trị mức độ phơi nhiễm (E), mức độ nhạy cảm (S), khả năng thích ứng (AC) giá trị lần lượt là: 0.51, 0.49, 0.48.

Tính dễ bị tổn thương LVI - IPCC được biểu diễn như là hàm của mức độ tác động (PI) và khả năng thích ứng (AC). PI là tác động tiềm tàng phụ thuộc vào nhân tố E và S, có quan hệ chặt chẽ với giá trị LVI. PI có giá trị khá thấp (0.25), mức độ phơi nhiễm (0.51) và mức độ nhạy cảm (0.49) và khả năng thích ứng (0.48) đều có giá trị ở mức trung bình, chỉ số AC làm giảm phần nào mức độ tổn thương, dẫn đến giá trị LVI – IPCC của tỉnh rất thấp (0.14) - ít bị tổn thương.

Dựa vào kết quả cho thấy tỉnh Tây Ninh mặc dù ít bị tổn thương, rủi ro tuy nhiên với tình hình BĐKH như hiện nay chính quyền cần xây dựng và thực thi các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm cả các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Tăng cường khả năng chịu đựng của cộng đồng bằng cách cải thiện hạ tầng, giáo dục, y tế và các dịch vụ cơ bản khác. Điều này giúp cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 173 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)