Khái niệm về tổn thương và rủi ro sinh kế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 48 - 53)

Khái niệm về tổn thương sinh kế:

Thuật ngữ “tính dễ bị tổn thương” được sử dụng như sinh kế, tác động của thiên tai, an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng, BĐKH,… Theo Liverman (1990) [15], tính TDTT được hiểu là các khái niệm về khả năng phục hồi, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng, tính không bền vững và rủi ro.

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương với nhiều hướng tiếp cận khác nhau do tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng của tác động BĐKH, tuy nhiên nhìn chung các hướng tiếp cận đều xét trên bình diện toàn xã hội (tự nhiên, xã hội và kinh tế).

Trong nghiên cứu này, tính DBTT sinh kế được hiểu theo định nghĩa của IPCC (2007), theo Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) thì tính dễ tổn thương được hiểu là “mức độ mà mệ thống có thể bị tổn hại và không có khả năng ứng phó với những tác động của BĐKH bao gồm sự thay đổi của khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Tính dễ tổn thương là một hàm đặc trưng của cường độ, tốc độ BĐKH khi hệ thống bị lộ diện (phơi lộ), bao gồm cả độ nhạy cảm và khả năng thích ứng” [3].

Khái niệm về rủi ro sinh kế:

Rủi ro sinh kế được hiểu là tiềm năng xảy ra các hậu quả mà ở đó hoạt động sinh kế đang bị đe dọa. Xác suất xảy ra các sự kiện hoặc xu hướng đa hiểm họa do các tác động nếu những sự kiện hoặc xu hướng này xảy ra, cho thấy rủi ro mà các sự kiện này mang lại . Rủi ro là kết quả từ sự tương tác của tính dễ bị tổn thương, mức độ phơi nhiễm và hiểm họa. Thuật ngữ rủi ro thường được sử dụng chủ yếu để chỉ các rủi ro do tác động của BĐKH.

Trong Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC, năm 2014 [2] đã thiết lập một hệ thống mối quan hệ giữa các yếu tố rủi ro như hệ thống khí hậu tự nhiên, mức độ phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thương. Có hai loại yếu tố ảnh hưởng: yếu tố thúc đẩy khí hậu và các quá trình kinh tế xã hội. Về khí hậu, khung khái niệm nêu rõ rằng cả tính biến đổi tự nhiên (như khí hậu cực đoan và thiên tai) và tác động của con người dẫn đến thay đổi các yếu tố biến đổi khí hậu cần phải được xem xét khi đánh giá rủi ro tiềm ẩn. Thay vào đó, xét về các kịch bản phát triển kinh tế xã hội, kinh tế xã hội, các biện pháp giải quyết biến đổi khí hậu (thích ứng và giảm thiểu) và năng lực quản lý hiệu quả là những yếu tố cần được tính đến khi đo lường mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương. khí hậu thay đổi.

1.3.1 Tổng quan về bộ chỉ số đánh giá tổn thương sinh kế LVI và LVI- IPCC:

Theo Hahn et al (2009) [16], có hai cách tiếp cận. Cách thứ nhất là LVI sử dụng nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá độ nhạy cảm và tính dễ bị tổn thương của lương thực,

sức khỏe, tài nguyên nước và các yếu tố khác. Tùy theo đặc điểm của khu vực mà có thể lựa chọn các yếu tố khác nhau để đánh giá. Trong bài nghiên cứu này sử dụng bảy yếu tố chính gồm: sự thay đổi khí hậu và thiên tai, hồ sơ nhân khẩu học, tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động kế sinh nhai, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chiến lược sinh kế nhà nông. Mỗi yếu tố chính bao gồm vài yếu tố phụ.

Cách thứ hai là kết hợp bảy yếu tố chính trên thành ba yếu tố ảnh hưởng dựa trên định nghĩa về tính dễ bị tổn thương của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC).

Cách tiếp cận của phương pháp này là sử dụng thông tin khảo sát để xây dựng các chỉ số. Sử dụng dữ liệu hộ gia đình giúp tránh các lỗi liên quan đến việc sử dụng dữ liệu thứ cấp và giảm sự phụ thuộc vào các mô hình khí hậu. TDBTT được trình bày công thức V = f(E, S, AC)

Tính dễ bị tổn thương có thể giảm xuống khi các biện pháp thích ứng được thực hiện với năng lực thích ứng cao. Để hạn chế tính phơi nhiễm và nhạy cảm của một hệ thống đối với các ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH, cần phải có các biện pháp thích ứng cho cộng đồng.

Bảng 1.1 Các tác nhân đóng góp của LVI – IPCC

Các tác nhân đóng góp theo IPCC đối với các yếu tố

chính của khả năng tổn thương

Sự phơi nhiễm (E) - Sự thay đổi khí hậu và thiên tai

Mức độ nhạy cảm (S)

- Hồ sơ nhân khẩu học - Tình hình kinh tế - xã hội - Hoạt động kế sinh nhai

Khả năng thích ứng (AC)

- Nguồn nhân lực - Cơ sở hạ tầng

- Chiến lược sinh kế nhà nông

Nguồn: Mô phỏng theo MicaH B. Hahn et al, 2009 [16]

1.3.2 Tổng quan về bộ chỉ số đánh giá rủi ro sinh kế (LRI):

Báo cáo đánh giá lần thứ năm của IPCC (AR5) [2] giới thiệu một cách tiếp cận và thuật ngữ mới. Cách tiếp cận này tương tự như khái niệm rủi ro thiên tai, khác với cách hiểu hiện tại về tính dễ bị tổn thương như đã đề cập trong IPCC (AR4).

Rủi ro là một thuật ngữ mới trong AR5, được định nghĩa là "khả năng xảy ra một sự kiện hoặc xu hướng vật lý tự nhiên hoặc do con người gây ra hoặc tác động vật lý có thể gây tử vong, thương tích hoặc các tác động sức khỏe cũng như thiệt hại và mất mát tài sản, cơ sở hạ tầng, sinh kế, cung cấp dịch vụ, hệ sinh thái và tài nguyên môi trường"

[2]. R = f(H, E, V)

Nhân tố cho LRI- IPCC bao gồm các chỉ số: hiểm họa (Hazard – H), mức độ phơi nhiễm (Exposure – E), mức độ nhạy cảm (Sensitivity – S), khả năng thích ứng (Adaptive Capacity – AC).

1.3.3 So sánh LVI - IPCC (AR4) và LRI - IPCC (AR5)

Cả hai định nghĩa AR4 và AR5 của IPCC, tính dễ bị tổn thương và rủi ro bao gồm một yếu tố bên ngoài, liên quan đến khí hậu (ví dụ: các hiện tượng thời tiết cực đoan) theo AR4 được biểu thị bằng “mức độ phơi nhiễm (E)” trong khi đó theo AR5 lại là “mối nguy hiểm (H)”, một yếu tố bên trong, bao gồm “độ nhạy” và “khả năng thích ứng” trong AR4 và “mức độ phơi nhiễm” và “khả năng dễ bị tổn thương” trong AR5. Phần tử bên trong mô tả các thuộc tính điều tiết (kinh tế xã hội, vật lý hoặc môi trường) của hệ thống.

Hình 1.1 Các tác nhân của chỉ số rủi ro R theo IPCC

Bảng 1.2 So sánh khung đánh giá TDBTT của IPCC năm 2007 và năm 2014

IPCC AR4 IPCC AR5

Tính dễ bị tổn thương (V) bao gồm: mức độ phơi nhiễm (E), mức độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC).

Tính dễ bị tổn thương (V) nằm trong khung quản lý rủi ro. Trong đó, TDBTT là một trong ba yếu tố làm phát sinh rủi ro (2 thành phần còn lại là mức độ phơi nhiễm (E) và mức độ hiểm họa (H).

Mức độ phơi bày E được tách ra khỏi TDBTT.

Tính dễ bị tổn thương (V) là kết quả của các tác động tiềm tàng do độ nhạy cảm (S) và độ phơi nhiễm (E) gây ra, được điều chỉnh bởi khả năng thích ứng của hệ thống (AC).

TDBTT là kết quả.

Tính dễ bị tổn thương (V) (hệ thống bị tổn hại), thuộc tính hệ thống gồm mức độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC).

Yếu tố chính của đánh giá là mức độ phơi nhiễm (E) và tác động bất lợi ảnh hưởng đến hệ thống.

Yếu tố chính của đánh giá là dựa trên rủi ro để đánh giá tác động tiềm tàng, bao gồm việc đánh giá TDBTT, mức độ phơi nhiễm (E) và khả năng thích ứng (AC).

Tính dễ bị tổn thương (V) được đánh giá xem xét sự tương tác giữa mức độ phơi nhiễm (E) đối với mối nguy hại (H).

Tính dễ bị tổn thương (V) được đánh giá riêng biệt với mức độ phơi nhiễm (E).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đánh giá tổn thương và rủi ro sinh kế theo ipcc ar4 và ipcc ar5 nghiên cứu Điển hình tại tỉnh tây ninh (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)