“Current situation of production, bussiness and development direction of Go Vap flower village in Ho Chi Minh city” Được sự đồng ý của trường ĐH Nông Lâm, UBND quận Gò Vấp cùng với sự hư
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO DAI HOC NONG LAM TP HO CHI MINH
HIEN TRANG SAN XUAT KINH DOANH VÀ PHUONG
HUONG PHAT TRIEN LANG HOA GO VAP
THÀNH PHÔ HÒ CHÍ MINH
NGUYEN HONG HAI YEN
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN VAN BANG CU NHAN NGANH PHAT TRIEN NONG THON VA KHUYEN NONG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2007
Trang 2¬ — Se Eee ee ee
Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Hiện Trang Sản Xuất Kinh Doanh và Phương Hướng Phát Triển Làng Hoa Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí
š Minh” do Nguyễn Hồng Hải Vến sinh viên khoá 29, ngành Phat Triển Nông Thôn và
Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày thang nam 2007
Th.S Trần Anh Kiệt Giáo viên hướng dẫn
Trang 3LOI CAM TA
Con xin kính gửi đến Bố Mẹ với những tình thương nồng âm và chân thành
nhất đã chăm sóc, dạy bảo, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con được học hành
và hoàn thành tốt đề tài
Cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
các Thầy Cô, đặc biệt là các Thây Cô Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy em trong
suốt quãng đường học tập của mình
Kính gửi đến Thầy Th.S Trân Anh Kiệt lời biết ơn chân thành về sự chỉ dẫn tận
tâm của thây trong suốt thời gian em thực hiện dé tai này
Em xin chân thành cám ơn các cô, chú, anh , chị của phòng Thống Kê, Hội
nông dân, ban chủ nhiệm HTX hoa kiếng quận Gò Vấp đã giúp đỡ em rất nhiều trong
thời gian làm đề tài
Kính chúc sức khoẻ và mọi sự tốt lành đến tất cả mọi người Một lần nữa em
xin gửi lời cảm ơn chân thành
Sinh viên thực hiện Nguyễn Hong Hai Yen
Trang 4NOI DUNG TOM TAT
NGUYÊN HỎNG HẢI YÊN Tháng 07 năm 2007 “Hiện trạng sản xuất kinh doanh và phương hướng phát triển làng hoa Gò Vấp thành phố Hồ Chi Minh”
NGUYEN HONG HAI YEN June 2007 “Current situation of production, bussiness and development direction of Go Vap flower village in Ho Chi Minh city”
Được sự đồng ý của trường ĐH Nông Lâm, UBND quận Gò Vấp cùng với sự
hướng dẫn nhiệt tình của thầy Trần Anh Kiệt, tôi tiễn hành nghiên cứu đề tài “Hiện
trang san xuất kinh doanh và phương hướng phát triển làng hoa Gò Vấp” Bằng
phương pháp thu thập số liệu thứ cấp tại UBND quận và điều tra ngẫu nhiên 45 hộ
trồng hoa kiếng tại 4 phường 6, 8, 11, 12, đề tài tập trung tìm hiểu và có cái nhìn tổng
quát về hiện trạng sản xuất kinh doanh trên địa bàn Quy mô diện tích, quy mô đầu tư,
giá cả, cơ cầu cây trồng và chủng loại sản phẩm của ngành trồng hoa kiếng của làng
hoa Gò Vấp cùng các phương hướng phát triển của làng hoa
Đưa ra một số giải pháp chính phát triển ngành trồng hoa của quận
- Mở rộng và liện kết quy mô canh tác, đầu tư
- _ Xây dựng kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm
- _ Xây dựng vùng chuyên canh các sản phẩm có giá trị xuất khâu
- - Xây dựng các nhà máy bảo quản san phẩm và hệ thống tiêu chuẩn hóa sản phẩm
- - Mở rộng các dịch vụ nông nghiệp kèm theo
- - Đây mạnh xuât khâu bonsai, lan
Trang 51.2 Muc tiéu nghién ctru
1.3 Pham vi nghién ctru
1.4 Cấu trúc của đề tài
CHƯƠNG 2: TÔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên
Lạ)
i
Trang 6a) San xuất công nghiệp:
b) Sản xuất nông nghiệp:
c) Thuong mai - dich vu - xuất nhập khẩu
c) Kỹ thuật trồng, chăm sóc Bonsai
3.1.2 Kinh tế nông nghiệp
a) Các tính chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp
b) Tính rủi ro của sản xuất nông nghiệp 3.1.3 Lý thuyết về kinh tế hộ
a) Khái niệm về kinh tế hộ
b) Đặc điểm của kinh tế nông hộ c) Vai tro
3.1.4 Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
a) Định nghĩa về HTX
b) Nguyên tác tô chức và hoạt động của HTX
c) Nhu cầu và mục đích hợp tác trong nông nghiệp
3.1.5 Khái niệm phát triển bền vững
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả:
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu:
3.2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu
CHƯƠNG 4: KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
Trang 74.1 Hiện trạng sản xuất và kinh doanh của làng hoa Gò Vấp
4.1.1 Mô tả lịch sử phát triển của làng hoa
4.1.2 Tình hình sản xuất hoa kiếng
a) Đặc trưng sản xuất hoa kiếng trên địa bàn quận
b) Biến động diện tích đất trồng hoa kiểng qua các năm
c) Phân bố diện tích đất trồng hoa kiểng trong quận năm 2005
4.1.3 Quy mô và chủng loại sản phẩm
a) Quy mô về diện tích
b) Cơ cấu sản phẩm qua các năm gần đây
c) Co cầu sản phẩm theo phường
4.1.4 Thị trường tiêu thụ và khách hàng
4.1.5 Đối thủ cạnh tranh
4.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh hoa
kiểng trên địa bàn nghiên cứu nói chung
4.2.1 Quy mô sản xuất
a) Quy mô về điện tích
b) Quy mô đầu tư sản xuất
4.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
a) Sản xuất
b) Chủng loại sản phẩm
c) Thị trường tiêu thụ và kinh doanh
4.2.3 Các yếu tế ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của nông hộ
a) Quy mô nhân khẩu
Trang 8
đ) Thâm niên canh tác của chủ hộ e) Khả năng tiếp cận thông tín về xã hội f) Kha nang tiếp cận thị trường
4.2.4 Khó khăn khi sản xuất dưới dạng nhỏ lẻ
4.3 Hiệu quả kinh tế của ngành trồng hoa
4.3.1 Xét chỉ tiêu tỷ suất thu nhập/chi phí 4.3.4 Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập / chi phi trung bình theo chủng loại
cây trồng
4.4 Ma trận SWOT
4.4.4 Diém manh (Strengths)
4.4.5 Diém yéu (Weaknessnes) 4.4.6 Co hdi (Opportunities) 4.4.7 Rui ro (Threats)
4.5 Một số phương hướng phát triển làng hoa 4.5.1 Định hướng phát triển sản xuất hộ trồng hoa kiểng
4.6 Tim hiểu hoạt động của mô hình HTX hoa kiếng
4.5.1 Mục đích thành lập HTX 4.5.2 Nội dung hoạt động của HTX a) Thực hiện chú chương của Nhà Nước:
b) Hoạt động hỗ trợ xã viên
c) Sản xuất — kinh doanh
4.5.3 Cương lĩnh và điều lệ hoạt động của HTX 4.5.4 Đánh giá chung về HTX
4.7 Phân tích mỗi quan hệ giữa HTX hoa kiểng và người trồng hoa
a) Lý do không tham gia HIX b) Thái độ của các hộ không tham gia HTX
4.8 Matran SWOT cho HTX
4.8.4 Diém manh (Strengths) 4.8.5 Diém yéu (Weaknesses) 4.8.6 Co hdi (Opportunities)
Vill
56
56 3ý
a a7 3ý
Trang 94.8.7 Rui ro (Threats)
4.9 Nhu cầu thị trường trong tương lai đối với hoa kiếng 4.10.Một số đề xuất cho HTX và làng hoa
CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ ĐẺ NGHỊ 5.1 Kết luận
Trang 10Hội Lương Nông Quốc Tế ( Food & Agriculture Organization)
Giáo dục đào tạo
Tổng gi tri san phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)
Hiện đại hoá
Trang 11DANH MUC CAC BANG
Bảng 2.1: Hiện Trang Sir Dung Dat của Quận Đến Năm 2010
Bảng 2.2: Diễn Biến Dân Số của Quận Gò Vấp Qua Các Năm:
Bảng 2.3: Tình Hình Giáo Dục trong Năm Học 2005-2006
Bang 4.1: Biến Động Diện Tích Đất Gieo Trồng từ Năm 2001-2005
Bảng 4.2: Phân Bồ Diện Tích Đất Trồng Hoa Theo Phường
Bảng 4.3: Quy Mô Diện Tích Đất cho Từng Chủng Loại
Bảng 4.4: Cơ Cấu Sản Phẩm Năm 2006 và Năm 2007
Bảng 4.5: Quy Mô Diện Tích Sản Xuất của Nông Hộ
Bảng 4.6: Quy Mô Đầu Tư Sản Xuất của Nông Hộ
Bảng 4.7: Ảnh Hưởng của Quy Mô Nhân Khẩu Đến Sản Xuất của Nông Hộ
Bảng 4.8: Ảnh Hưởng của Tuổi Chủ Hộ tới Việc Sản Xuất
Bảng 4.9: Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ
Bang 4.10: Ảnh Hưởng của Thâm Niên Canh Tác
Bảng 4.11: Tỷ Suất Thu Nhập/Chi Phí cho Từng Hộ
Bảng 4.12: Tỷ Suất Thu Nhập / Chỉ Phí theo Chủng Loại
Bảng 4.13 Biến Động GDP/ Người của TPHCM qua Các Năm
Bảng 4.14 Cơ Cấu Chi Tiêu của Người Dân tại Thành Phó Hồ Chí Minh
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản Đề Địa Giới Quận Gò Vấp Hình 4.1: Biểu Đề Thẻ Hiện Sự Biến Động Đất Trông Hoa Hình 4.2: Phân Bế Diện Tích Đất Trồng Hoa Kiếng Năm 2005 Hình 4.3: Cơ Cấu Hoa — Kiéng theo Quy Mô Diện Tích
Hình 4.4: Biểu Đề Cơ Cấu Sản Phẩm Qua 2 Năm
Hình 4.5: Cơ Cấu Sản Phẩm theo Phường
Hình 4.6: Biểu Đồ Chủng Loại Cây Trồng
Hình 4.7: Cơ Cấu Khách Hàng Mua Sản Phẩm của Nông Hộ Hình 4.8: Biểu Đồ Đo Lường Rui Ro của Nông Hộ
Hình 4.9: Biểu Đồ Định Hướng Sản Xuất của Nông Hộ
Hình 4.10: Cơ Cấu Lý Do Các Hộ Không Tham Gia HTX Hình 4.11: Cơ Cấu Lý Do Các Hộ Có Ý Định Tham Gia HIX
Hình 4.12: Cơ Cấu Lý Do Các Hộ Không Có Ý Định Tham Gia HTX
Trang 13DANH MUC CAC PHY LUC
Phu luc 1: Bang cau hoi điều tra các nông hộ trồng hoa kiểng
Phụ lục 2: Một số sản phẩm hoa kiéng bonsai
Xill
Trang 14CHUONG 1
MO DAU
1.1.Đặt vấn đề
Đã trở thành truyền thống khi xuân về, trong mỗi gia đình Việt Nam không thé
thiếu sắc màu hoa kiểng Hoa xuân là biểu tượng của sự may mắn, vui tươi và trường
thọ Hoa xuân đi vào trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt bình dị như chính
hơi thở của họ vậy Cứ mỗi độ xuân về là các loại hoa đua nhau khoe sắc và các làng
hoa trong cả nước lại nhộn nhịp cho một mùa kinh doanh lớn Nhắc tới hoa tết người
ta nghĩ ngay tới các làng hoa nổi danh một thời, Hà Nội thì có làng hoa Ngọc Hà, vườn
đào Nhật Tân, thành phố Hồ Chí Minh thì có làng hoa Gò Vấp Ngày nay với tốc độ
đô thị hóa cao, điện tích đất bị thu hẹp làng hoa Ngọc Hà cũng mai một dần, vườn đào
Nhật Tân thì tồn tại lay lắt còn làng hoa Gò Vấp thì sao?
Cũng không thoát khỏi quy luật khắt khe của thực tế, làng hoa Gò Vấp đang
mất dần Giờ đến trung tâm làng hoa cũ ta không còn thấy các cúc vàng, cúc tím, vạn
thọ, hoàng anh trồng theo mùa cắt bán vào những ngày rằm, mồng một âm lịch mà
thay vào đó là các quán nhậu, các ngôi nhà mái ngói Nói như vậy không có nghĩa là
làng hoa Gò Vấp đã mắt hẳn, rất nhiều nghệ nhân còn tâm huyết với nghề vẫn kiên trì
giữ nghề, sống với nghề trồng hoa Nhưng liệu ngọn lửa yêu nghề có còn cháy mãi
được không khi đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, chính quyên địa phương thiếu sự quan
tâm, hỗ trợ? Trước những khó khăn quá lớn đó, nhiều nghệ nhân đã phân tán đi nơi
khác, số còn lại thì chuyển qua trong bonsai, kiéng vira để bán vừa giữ nghề Nhưng
liệu họ có thể giữ nỗi nghề truyền thống khi áp lực đời sống ngày một cao, một mình
họ phải đối diện với bao khó khăn của thị trường, của cạnh tranh sản xuất, với cám dỗ
về giá đất ngày một tăng cao?
Giờ đây, kinh doanh hoa kiểng thực sự là một nghề ngày càng phat triển Thị
trường hoa kiểng TPHCM đầy sôi động, vừa tiêu thụ, vừa là nơi trung chuyển, gia
Trang 15
công sản phẩm cho các đô thị khác Các đầu môi buôn bán với nước ngoài cũng tập
trung chủ yếu tại TPHCM Như vậy, thành phố còn là nơi hình thành hệ thống dịch vụ
cưng ứng, tạo động lực phát triển và tiêu thụ hoa kiểng cả nước Là thị trường lớn về
tiêu thụ hoa các loại, nhưng lượng hoa được sản xuất ở ngoại thành thành phố chỉ đáp
ứng một phân nhỏ, khoảng 15% nhu cầu số còn lại là từ các tỉnh và nhập khẩu Chỉ
riêng hoa lan cắt cành, mỗi tuần TPHCM nhập hơn 20.000 cành từ Thái Lan Để giải
quyết nhu cầu của thị trường về hoa kiểng trong những năm gần đây, Sở Nông Nghiệp
thành phố kết hợp với các quận, huyện có ngành trồng hoa lâu năm xây dựng chương
trình, mục tiêu phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh trên địa bàn và làng hoa Gò Vấp
không phải là ngoại lệ Đứng trước những cơ hội lớn đó, làng hoa Gò Vấp có phục
hưng được không? Chính quyên địa phương có biết tận dụng thế mạnh của một làng
nghề truyền thống lâu năm để giữ gìn và phát triển ngành trồng hoa kiếng của quận?
Liệu hoa và kiểng của quận Gò Vấp có phục hồi được vị thế của mình trong nước và
vươn ra các nước bạn?
Là một người dân của quận cùng với thắc mắc trên, lại được sự hướng dẫn tận
tâm của thầy Trần Anh Kiệt và sự chấp thuận của lãnh đạo địa phương, tôi tiền hành
thực hiện đề tài “Hiện Trạng Sản Xuất Kinh Doanh và Phương Hướng Phát Triển
Làng Hoa Gò Vấp ”
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
— Tim hiểu hiện trạng sản xuất và kinh doanh hoa kiếng trên địa bàn nghiên cứu
_ Thuan loi va kho khăn của ngành trồng hoa kiếng Gò Vấp
—_ Vai trò của Hợp tác xã hoa kiểng trong định hướng phát triển bền vững và mdi quan hệ của HTX với nông hộ
—_ Đề xuất cho việc sản xuất và kinh doanh hoa kiểng của quận Gò Vấp
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu ở phường 11, phường 8 (trung tâm của làng hoa Gò
Vấp cũ) và phường 12, phường 6 (nơi tập trung nhiều hộ gia đình trồng hoa kiểng và
bonsai của quận) thuộc quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh nhằm xem xét và phân
tích hiện trạng sản xuất, hinh doanh của làng hoa
Thời gian nghiên cứu từ 1/4/2007 đến 23/6/2007
Trang 161.4.Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Mớ đầu
Đưa ra ý nghĩa, các mục tiêu cần nghiên cứu và nội dung khái quát của vấn đề
nghiên cứu Nêu ra phạm vi về không gian, thời gian, giới hạn của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Mô tả về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, điều kiện kinh tế của địa bàn
nghiên cứu một cách tổng quát nhất để giúp người nghiên cứu có cái nhìn chung nhất
về địa bàn Từ đó đưa ra các nhận xét, kết luận về mặt mạnh, mặt yêu có liên quan của
địa phương nhằm làm sáng tỏ van dé nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các cơ sở lý thuyết, lý luận có liên quan đến vẫn đề nghiên cứu; các
khái niệm, định nghĩa, công thức tính toán chuyên biệt được sử dụng trong khóa luận
Giới thiệu khái quát, có hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý số liệu, các phương
pháp phân tích được sử dụng trong khóa luận
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Nêu lên các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu bằng cách sử dụng các
phương pháp nghiên cứu đã giới thiệu ở chương trước Thông qua đó đưa ra các phân
tích, thảo luận các kết quả đạt được về mặt lý luận thực tiễn của vấn để nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày ngắn gọn các kết quả chính của đề tài đã đạt được trong quá trình
nghiên cứu, ý nghĩa rút ra Nêu ra những hạn chế của quá trình nghiên cứu, của khóa
luận Trên cơ sở đó, để ra các kiên nghị, giải pháp có liên quan
Trang 17Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh lại năm trên
vùng đất “Gò” cao (hon 11m so với mặt biển) có nước ngọt của sông Bến Cát - phụ
lưu của sông Sài Gòn - thuận lợi canh tác, sinh hoạt và có ranh giới như sau:
Hình 2.1: Bản Đồ Địa Giới Quận Gò Vấp
Phía Đông giáp quận 12 qua sông Bến Cát, Vàm Thuật
Phía Tây giáp quận 12 qua kênh Tham Lương
Trang 18Phía Nam giáp sân bay Tân Sơn Nhất quận Tân Bình, quận Bình Thạnh và quận
Phú Nhuận
Phía Bắc giáp quận 12 qua sông Bến Cát
Tổng diện tích tự nhiên toàn quận: 1975,85ha trải đài theo hướng Đông — Tây
với chiều dài khoảng 7,5 km và chiều rộng hướng Bắc — Nam nơi rộng nhất khoảng
5,9km
Theo Nghị định số 143/2006/N-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm 2006,
quận Gò Vấp được điều chỉnh địa giới, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gôm
các phường: l, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Có thêm 4 phường
mới là các phường: 4, 6, 8, 9 tách từ các phường 12, 11 và phường 17 cũ
2.1.2 Địa hình
Quận Gò Vấp có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc trung bình từ 2,3%
xuống còn 0,1%% và độ cao mặt đất thay đổi từ 11,0m xuống còn dưới 1,0m Cao nhất ở
khu vực ven sân bay Tân Sơn Nhất (11m) và thấp nhất ở khu vực ven sông Bến Cát
(1m) có thể chia ra làm hai loại địa hình sau:
Vùng địa hình thấp trũng: năm đọc theo sông Bến Cát, gọi là vùng trũng vì năm
trong vùng đất phèn thường bị ngập theo triều Đây là vùng sản xuất nông nghiệp,
nhưng năng suất cây trồng không cao
Vùng địa hình cao: chiếm phần lớn diện tích phù hợp với việc xây dựng nhà
máy sản xuất công nghiệp Quá trình đô thị hóa chủ yếu diễn ra trên phần đất này,
nhưng từ năm 1975 trở về trước diễn ra rất chậm Vì vậy, trong nhiều năm, Gò Vấp
giỗng một huyện hơn là một quận Tình hình này đã căn bản thay đổi từ những năm
80
2.1.3 Khi hau — thai tiét
Gò Vấp năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo, mang tinh chất
chung là nóng ẩm với nhiệt độ trung bình là 27C và mưa nhiều Vì trực thuộc thành
phế Hồ Chí Minh nên Gò Vấp chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu thành phố với hai
mùa mưa nắng rõ rệt Số giờ năng trung bình trong tháng đạt từ 160-270 giờ Độ am
không khí trung bình là 79.5%
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế
chiều Mưa to nhưng mau tanh, it khi mua ra rich kéo dai suốt ngày Lượng mưa bình
2
Trang 19quân năm là 1979 mm Số ngày mưa trung bình năm là 159 ngày (>90% lượng mưa
tập trung vào các tháng mùa mưa)
Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 Nhiệt độ trung bình năm là 27.55°C
(thang nong nhat la thang 4, nhiét d6 khoang 29.3°C) Thời gian nóng nhất trong năm
là tháng 3, tháng 4, tháng 5; nhiệt độ trung bình hàng tháng trên 28°C, có những ngày
nhiệt độ lên đến 34C Còn những tháng khác nhiệt độ trung bình thay đổi trong
khoảng từ 26 - 27C
Nói chung, quận Gò Vấp ít bị ảnh hưởng của gió to, bão lớn Thời tiết ôn hòa,
nhiệt độ ổn định trong năm, rât thuận lợi cho phát triển sản xuất
2.1.4 Thủy văn
Chịu ảnh hưởng bán nhật triều cường không đều trên sông Sài Gòn, mực nước
cao từ 1,32m đến 1,60m Nguồn nước chủ yêu của quận là từ sông Bến Cát, với chiều
rộng trung bình của sông là 60m, chiêu sâu trung bình là 40m, đỗ ra sông Sài Gòn tại
cửa Vàm Thuật Bên trong địa bàn quận, sông Bến Cát phân thành 2 nhánh: rạch Bến
Thượng nối với kênh Tham Lương thuộc địa bàn quận lần Phú và nhánh sông Bến
Cát nối với sông Rạch Tra thuộc huyện Hóc Môn
2.1.5 Đất đai
Hiện trạng sử dụng và kế hoạch điều chỉnh đến năm 2010 và dự báo đến năm
2020 là toàn quận có tổng điện tích đất tự nhiên khoảng 1975,85 ha frong đó:
Trang 20Bảng 2.1: Hiện Trạng Sử Dụng Đắt của Quận Đến Năm 2010
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 21.22 J
Qua Bang 2.1 ta thay dién tich đất của quận phân lớn là đất ở (46,5%), đất nông
nghiệp của quận các năm qua có giảm nhiều do đô thị hóa nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối so với các loại đất khác (13%) Trong bảng trên ta thấy đất trung tâm làng
hoa còn rất ít ( khoảng 2,2ha) sẽ là đất của HTX hoa kiếng nơi sẽ gìn giữ và phát huy
nghề trồng hoa kiếng của cả quận Tuy diện tích đất nông nghiệp và làng hoa còn ít nhưng quận sẽ điều chỉnh giữ nguyên quỹ đất này tới năm 2010 và có thể tới năm
2020 đây cũng là một thuận lợi cho ngành trông hao kiểng của quận
2.1.6 Thổ nhưỡng và địa chất
Quận Gò vấp có 3 dạng đặc trưng sau:
—_ Đất xám trên nền phù sa cổ: có điện tích khoảng 1330 ha, chiếm phân lớn diện
tích của toàn quận, phân bố trên dạng địa hình cao, địa hình này thoát nước tốt và phù
hợp với các công trình xây dựng nhờ nền đất cứng
- Đất xám gray: diện tích khoảng 156 ha, phân bô trên dạng địa hình triển,
thường bị ngập nước vào mùa mưa
Nguôn: phòng thông kê
Trang 21— Đất phèn tiềm tàng sâu: điện tích khoảng 384 ha, phân bố trên dạng địa hình
trũng, vùng này có khả năng chịu lực kém
2.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1 Dân số - Lao động
Tính đến ngày 31/12/2006 dân số của toàn quận là 503.139 người, trong đó nữ
chiếm 51,87%, nam chiếm 48,13% Mật độ dân số toàn quận năm 2006 là 25.464
người/kmỶ tăng 4.457 người so với năm 2003 (20.907 người/km”) Tỷ lệ tăng tự nhiên
trong nam qua 1a 10,86%o , ty lệ tăng cơ học là 13,31%o
Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận
có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố Cụ thé, nam 1976 Go vấp có 144000
dan thi nim 1995 đã có 223000 người, năm 2000 là 231000, năm 2003 là 413000 và
năm 2006 là 503000 người Tính từ năm 1995 đến năm 2006, đân số của Gò Vấp tăng
1,26 lần, tốc độ tăng bình quân năm là
Có § dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống ở Gò Vấp,
đông nhất là người Kinh, gần 98%; người Hoa hơn 1,8% Các dân tộc khác chỉ chiếm khoảng 0,2% Các dân tộc và các tôn giáo ở Gò Vấp hình thành một cộng đồng thông nhất trong sự bình yên
Bảng 2.2: Diễn Biến Dân Số của Quận Gò Vấp Qua Các Năm:
chiém 71.11% dan s6 toan quận nhưng tỷ lệ lao động có việc làm so với số lao động
lại được 80.4% Qua Bảng 2.2 ta thấy từ năm 2001 đến năm 2005 tốc độ tăng dân số
trung bình hằng năm của quận 7.56% trong khi tốc độ tăng bình quân lao động hằng
8
Trang 22-KY94224.-———ĐEC-SC2965:^v> <2: 2otdfir2 = =
năm lên tới 8.24% cho thấy lực lượng lao động ngày càng đồi đào Tuy tỷ lệ lao động
có việc làm hằng năm tăng lên nhưng vẫn không giải quyết đủ việc làm cho người lao động trong quận
Tổng dân số của quận là 503.139 người với 334.722 người trong độ tuổi lao động Mức sống dân cư khoảng 952.450 đồng người/tháng Trong năm vừa qua quận
đã giới thiệu việc làm cho 16.576 lượt lao động trong đó 300 lao động là bộ đội xuất
ngũ, 42 thuộc diện chính sách, đạt 103,11% kế hoạch năm Xây dựng 27 căn nhà tình thương với tổng kinh phí 338,94 triệu Cấp 10.881 thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo
trong chương trình Đến nay toàn quận có 115.77% số hộ có mức thu nhập vượt trên
5.000.000 đồng/người/năm; 129,88% số hộ vượt trên 6.000.000 đồng/người/năm Hiện còn 2.461 hộ xóa đói giảm nghèo trên tổng số 88.381 hộ dân toàn quận, chiếm tý lệ 2,78% (mức thu nhập < 5.000.000 đồng/người/năm)
2.2.2 Giáo dục - Y tế
a) Giáo dục:
Hiệu quá giáo dục đào tạo của quận tại các bậc học vẫn đạt được mức cao dù
trường lớp, CSVC còn nhiều khốn khó Trong năm học vừa qua chất lượng đào tạo đạt
98.4% ở cấp tiểu học, 92.7% ở cấp THCS Tỷ lệ học sinh lớp 9 được xét công nhận
THCS và bể túc là 99,42% Tỷ lệ học sinh lớp 10 theo học tại các loại hình trường lớp
là 99,3% Quận tiếp tục được sở GDĐT đánh giá đạt các chỉ tiêu quốc gia về xóa mù
Trang 23Trong năm qua cả quận có 74 trường tăng 3 trường so với năm ngoái, số lớp
học tăng 28 lớp so với năm ngoái nhưng số giáo viên tăng 31 người Trang thiết bị đã
được các trường quan tâm hơn, một số trường có phòng vi tính, phòng LAB, phòng thí
nghiệm riêng Ngoài ra trên địa bàn quận có 2 trường cao đăng, đại học là trường Đại
học Công Nghiệp và Cao đắng Kỹ thuật Vinhem-pich chuyên đào tạo các ngành khoa
học kỹ thuật là một thuận lợi cho quận
b) Y tế:
Toàn quận có I bệnh viện với 150 giường, 5 phòng khám đa khoa, 6 phòng
khám bệnh miễn phí trực thuộc Hội bảo trợ và Hội chữ thập đỏ, 279 phòng khám
ngoài giờ, phòng khám lao, phòng khám tâm thân, phòng đa liễu với đội ngũ cán bộ y
tế lên đến 243 người Ngoài ra ở các phường trong quận đều có trạm y tế để hỗ trợ và
tư vấn sức khỏe cho người dân Cả quận chỉ có 1 nhà bảo sanh với khoảng 28 giường,
1 đội y tế dự phòng nên khi dân số trong quận ngày càng tăng sẽ dẫn đến tình trạng
thiếu y bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh
Ngoài việc máy móc trang thiết bị tại các trung tâm y tế của quận tương đối đầy
đủ, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn thì quận còn 60 phòng chân trị y học dân tộc giúp
bảo vệ tốt hơn sức khỏe người dân Riêng về khối dược thì quận có 264 nhà thuốc,
hiệu thuốc lớn nhỏ, 6 nhà thuốc đông dược và 2 cơ sở sản xuất đông được
2.2.3 Văn hóa - Thông tin — Thể dục thể thao
4a) Văn hóa
Trên toàn quận có l trung tâm văn hóa; xây dựng năm 2000 và 1 đội thông tin
lưu động, 4 câu lạc bộ và I thư viện với số sách lên tới 12550 quyến Trong những
năm qua, ngành VHTT đã tổ chức tốt việc tuyên truyên và giáo dục các ngày lễ: 1200
băng rôn, 4280 áp phích trong năm Các đợt sinh hoạt tổ chức phong phú, hoạt động
văn nghệ đa dạng và diễn ra thường xuyên hơn
b) Thông tin:
Hiện nay, các phòng của quận đều có trạm tuyên truyền thông tin Tất cả đều
phủ sóng thông tin, hoạt động phát thanh tuyên truyền phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị
của địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin và hưởng thụ văn hóa của nhân
a
dan
10
Trang 24
c) Thé duc thé thao:
Trên địa bàn quận có 1 sân bóng đá, 1 sân tenis, một nhà luyện tập da nang, 5
bể bơi Trong số 12 phường và 96 khu phố đều có sân chơi, nơi luyện tập TDTT Số
người luyện tập thể dục thường xuyên là 122000 đạt 24,45% tổng số dân toàn quận
2.2.4 Giao thông
Mạng lưới giao thông của quận đã hình thành tương đối rõ nét Tuy nhiên có
nhiều tuyến có mặt đường hẹp không đáp ứng được lượng xe: Lê Quang Định, Nguyễn
Văn Nghi, Lê Đức Thọ Đặc biệt là tuyến đường chính của quận nồi quận với các
quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn thường xuyên xảy ra kẹt xe vào giờ cao điểm như:
Nguyễn Oanh, Nguyễn Kiệm và nút giao Ngã Sáu Gò Vấp Ngay đường Quang Trung
rộng 30m nhưng do dân số của quận ngày càng tăng nên cũng không đáp ứng được
lượng xe Hầu hết các đường còn lại đều có chiều rộng trung bình từ §-10m Vừa qua
quận cũng vừa mở rộng và làm mới lại đường Nguyễn Văn Lượng với chiều rộng 40m
và 2 vỉa hè đành cho người đi bộ, mỗi vỉa hè rộng 5m, đạt tiêu chuẩn đường văn hóa,
đường đẹp nhất quận Các tuyến đường chính đều có hệ thống đèn chiếu sáng, đèn
giao thông, biển báo khá hoàn chỉnh thuận lợi cho việc di lại, phát triển kinh tế xã hội
2.2.5 Kinh tế
a) Sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất ước thực hiện 853,53 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng
25,17% trong đó, loại hình Công ty cỗ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân có
giá trị sản xuất là 701,176 tỷ đồng, tăng 31,33%; các cơ sở sản xuất nhỏ thực hiện
152,359 tỷ đồng, tăng 2,96%; các ngành kinh tế kỹ thuật đều có giá trị sản xuất tăng so
với cùng kỳ, trong đó, một số ngành chiếm tý trọng lớn có mức tăng khá như: chế biến
gỗ tăng 42,83%, sản xuất giày tăng 25,82%, sản xuất trang phục tăng 24,16%, ngành
đệt tăng 14,27% Trong quý có 58 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 93,14 ty dong và
33 hộ cá thể với số vốn đăng ký 1.565 tỷ đồng được cấp phép họat động Hiện trên địa
bàn quận có 1.684 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 2.681 tỷ đồng và 2.931 hộ
cá thể với tổng số vốn đăng ký là 62,262 tỷ đồng
I]
——————— — ——— rere - eae eens
Trang 25b) Sản xuất nông nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2007 ước tính thực hiện 94 ha, giảm
19% so với vụ Đông Xuân năm 2006 Trong đó, diện tích g1eo trồng rau 73 ha, giảm
23%, điện tích trồng hoa, kiếng các loại là 10 ha giảm 21%
Tổng đàn heo ước tính thực hiện ngày 01/4/2007 là 1960 con, giảm 35% so với
thời điểm 01/4/2006 Tổng đàn bò sữa 895 con giảm 11%
Đáng chú ý trong quí I trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là việc thành lập
HTX hoa kiểng Gò Vấp tại phường 8 (khu làng hoa), tổ chức Hội thảo về chuyển đối
ngành nghề, tổ chức Hội thi bonsai, hoa lan, chim hót; nỗ lực của ngành Thú y kết hợp
chính quyên địa phương trong việc ngăn chặn dịch cúm gia cầm (đặc biệt là trong địp
tết Đinh Hợi)
c©) Thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu
Tổng mức hàng hóa bán ra thị trường xã hội ước thực hiện 6.263 tỷ đồng tăng
30,64% so với cùng kỳ năm trước (Nghị quyết năm 2007 tăng 27%) trong đó doanh
thu bán lẻ là 4.702 đồng, tăng 26,38% với cùng kỳ
Tình hình kinh doanh của tiểu thương các chợ trong địp tết Đinh Hợi nhìn
chung tăng không đáng kể so với cùng kỳ Giá cả không có biến động lớn, tăng nhẹ là
các mặt hàng rượu, bia, nước ngọt Điểm nồi bật trong dip tết là Quận đã tổ chức thành
công chợ Hoa Tết Đinh Hợi tại đường Nguyễn Văn Lượng với 201 lô, tăng 40% so với
lần trước (năm 2006 là 119 lô) và tham gia Hội Hoa xuân tại Công viên Tao Đàn (đạt
10 huy chưong các loại)
Trong quý, có 154 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đăng ký mới, với tong
von dang ky 1a 88,2 ty đồng Hiện trên địa bàn quận có 3.294 doanh nghiệp với tổng số
vốn đăng ký là 2.744.521 tỷ đồng và 19.169 hộ các thể với tổng số vốn đăng ký là
420,726 tỷ đồng
Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 46 triệu USD, tăng 12,7 % so với cùng kỳ
(Nghị quyết năm 2007 tăng 13,57%), trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp với các mặt hàng chính là dệt may và giày dép các loại
chiếm tỷ trọng 87,54%
Kim ngạch nhập khẩu thực hiện 34 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ (Nghị
quyết năm 2007 tăng 10,65%)
LZ
Trang 26Đã tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tại 2l công
ty, 08 quán ăn, 01 hộ kinh doanh sản xuất, chế biến, kinh doanh, vận chuyên thực
phẩm có liên quan đến gia cầm và các khu kinh doanh thực phẩm tập trung phục vụ
Tết Đinh Hợi năm 2007
đ) Tài chính - ngân sách:
UBND Quận đã có quyết định giao dự toán thu chí ngân sách năm 2007 cho các
ban, ngành quận và UBND 16 phường và đã công khai ngân sách theo quy định của
Luật ngân sách trên trang Web của quận
Thu ngân sách Nhà nước: ước tính thực hiện 94,25 tỷ đồng đạt 21,7 % chỉ tiêu
pháp lệnh cả năm (403,8 tỷ đồng) bằng 128,48 % so với cùng kỳ; các khoản thu đều
tăng so với cùng kỳ, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đạt tỷ lệ thấp so với dự toán năm
(chỉ đạt 14,53%), thuế nhà đất chỉ đạt 7,14% so với dự toán năm
Thu ngân sách quận: ước tính thực hiện 54,04 tỷ đồng, đạt 27,56 % dự toán
năm, bằng 141,28% so cùng kỳ Trong đó, thu bổ sung từ ngân sách thành phố 24 tỷ
đồng, đạt 32,46% dự toán năm, thu điều tiết 30,04 tỷ đồng đạt 24,23% dự toán năm
Chỉ ngân sách quận: ước tính thực hiện 50,56 tỷ đồng, đạt 27,83% dự toán năm,
tăng 11,88% so với cùng kỳ; trong đó chi sự nghiệp xã hội tăng cao so với dự toán
năm (66,76% ) do chỉ trợ cấp Tết cho diện chính sách và các hoạt động chăm lo Tết
Tồn qũy cuối quý I khoảng 29,43 tỷ đồng; dự kiến tiếp tục giải ngân kinh phí đầu tư
2007 là 10,83 tỷ, chi thường xuyên là 18,6 tỷ đồng
2.3.Đánh giá chung về tông quan của quận
2.3.1 Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên:
Với vị trí nằm ở vành đai phía Bắc và nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, quận
Gò Vấp là nơi chuyển tiếp giữa nội thành và ngoại thành nên có nhiều thuận lợi trong
việc giao lưu kinh tế với các khu vực bên ngoài và các quận trung tâm; có xu hướng
phát triển thành một trung tâm đô thị trong hệ thống đa trung tâm ở phía Bắc Thành
phố Địa hình bang phang, quy đất xây dựng còn khá lớn thuận lợi cho việc phát triển
các dự án nhà, công trình công cộng đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa đô thị của
địa phương và tạo thuận lợi tốt cho việc phát triển cơ sở hạ tầng của làng hoa
l3
Trang 27Điều kiện khí hậu ôn hòa, ốn định với hai mùa mưa năng rõ rệt thuận lợi cho
việc canh tác và phát triển các cây trồng hằng năm như hoa kiểng, rau, cỏ kiếng Đặc
biệt là lượng mưa hằng năm nhiều, ít biến đổi, không có bão, mưa đá Gò Vấp được
đánh rất có tiềm năng trong việc phát triển nghề trồng hoa kiểng, phát huy nghé trong
hoa truyền thống của người dân địa phương
Điều kiên kinh tế - xã hội:
Trong thời gian gần đây tốc độ đô thị hóa ở quận Gò Vấp diễn ra nhanh Hệ
thống giao thông và các công trình công cộng ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở hạ
tầng ngày càng đa dạng, kiên cố đã tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế xã hội
Mức sống người dân tăng cao trong những năm gần đây kéo theo các nhu cầu về vui
chơi giải trí, thưởng thức ái đẹp ., các công viên, khu vui chơi cũng mọc lên nhiều
hơn và các thú chơi tao nhã cao cấp của người dân cũng dân hình thành như: thú chơi
bonsai, kiểng cổ Chính điều này là một thuận lợi lớn cho việc giữ gìn và phát triển
nghề trồng hoa kiểng của quận Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng rất quan
tâm đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, chú trọng đến các ngành có
hiệu quả kinh tế cao như hoa lan kiểng bonsai clung voi su ra doi cua HTX hoa
kiểng trong năm qua đã làm cho ngành hoa kiểng của quận ngày càng đa dạng và hứa
hẹn một thị trường hoa kiếng cao cấp, sôi động hơn trong tương lai
2.3.2 Khó khăn
Nhưng ngành trồng hoa của quận cũng gặp những khó khăn nhất định khi quỹ
đất dành cho nông nghiệp ngày càng giảm, diện tích gieo trồng hoa ngày càng thu hẹp
Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ khá nhanh, tình hình dân nhập cư tăng cao kéo
theo nhu cầu về nhà ở nên nhiều nhà vườn đã chuyển sang xây nhà cho thuê để có thu
nhập cao, ổn định hơn Các công trình, các dự án nhà ở mọc lên nhiều đã gây ô nhiễm
nguồn nước, nguồn đất làm giảm hiệu quả của nông nghiệp trong quận nói chung và
ngành trồng hoa kiểng nói riêng
14
Trang 28CHUONG 3 NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
3.1.Cơ sở lý luận
3.1.1 Lý thuyết về hoa kiếng và bonsai
a) Hoa kiếng
Hoa kiếng là các loại hoa trồng vào vụ tết và các loại hoa dùng để trang trí
trong nhà, trang trí ở các khu công trình, các nhà hàng, công viên Hoa kiểng có
nhiều chủng loại đa dạng như: phong lan, cúc, vạn thọ, mai, mãn đình hồng, thược
được, hông nên ứng với mỗi loại hoa sẽ có cách trồng và chăm sóc khác nhau
b) Bonsal là gi?
“Bonsai” là tiếng Nhật, tên cây kiểng lùn của Nhật Bản, nhưng thật sự có nguồn
gốc du nhập từ Trung Quốc, do chữ “Punsai” tiếng Hán mà địch ra tiếng Việt là “Bồn tài” Dịch theo nghĩa đen chữ “Bồn” là “Bon” có nghĩa là “chậu nhỏ”, “Tài” là “Sai” nghĩa là “trông cay”; vay “Bonsai” duge hiểu là cây cảnh nhỏ trồng trong chậu Nhưng thực tế “Bonsai” không chỉ có nghĩa đơn giản như vậy; Bonsal là kết quả của một quá
trình nghiên cứu, uốn sửa tiến hóa, thay đổi cấu trúc theo thời gian mà do bàn tay của
con người chăm sóc đặc biệt, dần đần mới có một dáng vẻ của cây kiếng thu nhỏ mà
giống hệt như một cây to lớn gồ ghê, hùng vĩ ngoài thiên nhiên
Bonsai còn là cái nhìn từ bên trong nhìn ra, là nghệ thuật trồng trong chậu vừa gon vira dep, tia cắt uốn sửa thành cây kiếng có đường nét độc đáo, lây chân thiện mỹ làm gốc cho hài hòa giữa thiên nhiên trời đất và con người Có thể nói “Bonsai” là tạo
một cảnh thiên nhiên trong một cái chậu nhỏ, khay nhỏ, trong đó trồng một cây hay
một nhóm cây với khổ cỡ nhỏ nhưng lại già nua, mang nét cổ thụ đặc trưng
Khác với “Punsaiï” của người Trung Quốc, “Bonsai” của người Nhật là bộ môn
nghệ thuật độc đáo, mang đây đủ những triết lý tín ngưỡng của người dân xứ sở Phù
Tang Shinto, mà Wabi, Sabi, hợp với Kami là bộ ba ý niệm chính gây cảm hứng cho
Trang 29Bonsai Kami 1a than linh, 1a tinh than hoặc động lực bên trong của sự việc, phẩm vật,
thiên nhiên cây cỏ Wabi là ý thức về hài hòa nội tâm, hạnh phúc và thỏa mãn, có thể
trải qua bằng cách suy nghiệm về sự bao la của thiên nhiên Wabi hàm chứa khái niệm
về nhẫn nhục, từ tốn, khi phái đối đầu với thiên nhiên Quan niệm chấp nhận thiên
nhiên như thế không đặt con người là trung tâm mà chỉ được xem la mot thành phần
của vũ trụ Sabi là thú vui sở hữu, chăm sóc, yêu thương các sự vật đã được con nguời
biến đổi, cũng như yêu thiên nhiên và sự trôi qua của thời gian, cũng tượng trưng cho
sự giản dị, khắc khổ và tôn nghiêm
c) Kỹ thuật trồng, chăm sóc Bonsai
Gieo hạt: có thể gieo hạt cho tất cả các loại cây hoa và ra quả Hạt hột, cần
được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30 — 40 °C để thúc cho hạt đâm chỗồi Nếu vỏ của
hạt cứng quá không hay thụ nước được nhanh, ta nên ngâm trong nước nóng 80 1%
Gieo hạt đã ngâm nước trong một cái bát có đất, hoặc ở miếng đất nhỏ riêng biệt Trên
mặt đất cần được phủ lá thông hoặc trấu để đất không bị xói khỉ tưới nước Sau khi
chồi non nhú lớn thì bỏ lớp lá thông hoặc trấu
Giâm cảnh: Phần lớn cây được truyền giống bằng cách giâm cành, tuy cũng có
một số cây như du, đậu tía, dâu rừng, mộc qua có hoa thì có thể truyền giống bằng
cách giâm rễ Giâm cành, cành cứng hay mềm, thì tùy theo thời gian mà cắt cành
Cành cứng là cành đã trở thành gỗ trong thời gian rụng lá Chồi non, nói chưng sẽ đài
từ 5cm -15cm Phần trên của chồi cần giữ lại vài lá búp và phần dưới, chỗ mặt bị cắt
thì cần cắt gần chỗ có mau (dét) dé ré moi dé trồ Giâm cảnh mềm thì điều tối cần là phải cắt cành non mà cành đó một thân cứng cáp, trở thành gỗ và cắt vào mùa mưa,
thường là tháng tư và tháng nám Phan trên cùng của cành non nên giữ lại hai lá, còn
đầu dưới nơi cắt thì nên giữ lại lớp vỏ nơi giao nhau của các cành cũ để rễ mới mau
tăng trưởng Cành mêm giâm xong thi cần được che nẵng và phun bụi nước đều khắp
mặt lá Đất cắm cành giâm luôn giữ ướt xốp và nhặt hết côn trùng Cành giâm phải
được cắm vào đất hơn nửa chiều dài của nó và tưới đẫm nước ngay sau khi căm Có
một số cây không sống được băng cách giâm cành nhưng lại sống được băng giâm TẾ
Nói chung, một rễ giâm thường dài 10cm va ba phân tư của nó phải căm xuống đất Một rễ dài, mảnh có thê đề cho nó bò ngoãn ngoèo trên mặt đât Sau khi trông, chôi
16
Trang 30non thường mọc ngay vết cat dau trên của rễ giâm Nếu muốn chỗồi mọc ra hướng
khác, ta cạo lớp vỏ phía ta muốn chỗi mọc, chồi non sẽ nhú ra chỗ vết cạo đó
Chiết cành: cách làm cũng giống như giâm cành nhưng cắt từ 7-10cm và cắt ở
mặc cây Sau đó lột vo mot đoạn cành, dùng rêu âm bó xung quanh, cho chất tạo rễ
vào và bó lại Khi cành đâm rễ, chúng †a có thể cắt đề trồng vào chậu
Tạo dáng: cái đẹp của bonsai chính là hình đáng đơn giản, hài hòa, tuy sống
trong môi trường nhân tạo nhưng phải mang dáng vẻ của cây sống ngoài thiên nhiên
Tạo dáng chính là khâu quyết định giá trị kinh tế và thâm mỹ của bonsai nên nghệ
nhân thường đem hết tâm trí của mình để uốn sửa cây và tùy vào khiếu thâm mỹ, tính
tình của nghệ nhân Tạo đáng bao gồm: sửa rễ, sửa gốc, sửa thân, sửa nhánh, sửa lá và
vô khay, chậu cho phù hợp
Tưới nước: đối với bonsai tưới nước phải tùy mùa, tùy loại cây và tùy chỗ đặt
cây phải tưới vừa đủ dé không lam hỏng thế ban đầu của cây Mùa hạ, nắng gắt đất
mau khô hơn nên cây cần được tưới nhiều và đều đặn Mùa mưa, khí trời mát, độ âm
cao chỉ cần tưới ít Để biết lúc nào cây thiếu nước ta dùng ngón tay thọc xuống lớp đất
bên đưới, khi rút tay ra, nếu thấy tay khô không có lớp đất bám vào thì lúc đó là cây
cần tưới Nước tưới cây phải sạch, không được nhiễm hóa chất, tốt nhất là nước mưa
Khi tưới nân dùng bình tưới đặc biệt cho bonsai, vòi dài, gương sen có lỗ nhỏ để
những tia nước phun ra nhỏ và nhẹ như mưa phùn
Bón phân: cũng giống như tưới nước nên tùy theo loại, tùy tình trạng của cây
và thời điểm mà bón Đối với cây rậm lá, đang tăng trưởng nên bón nhiều Cây già
hoặc cây đang trong thời kì ngủ đông nên bón ít hoặc không cần bón Cây mới trồng
cây trong thời kỳ dưỡng bệnh, không nên bón phân vì hệ thống rễ của cây lúc đó còn
quá yếu, không đủ sức tiêu thụ hết các chất bổ dưỡng Các loại bonsai chơi lá như
tùng, bách, phong cần loại phân có nhiều chất đạm (nitrogen); bonsai chơi hoa như
mai, đào, đỗ quyên cần loại phân có nhiều chất phốt phát (phosphorus) và bồ tạt
(potasium) dé ra hoa kết trái Nhưng những nhà trồng bonsai chuyên nghiệp bao giờ
cũng chọn phân hữu cơ để bón rất hiếm khi sử dụng phân vô cơ (hóa học) Trước khi
tiến hành bón phân phải tưới nước cho âm rễ, không nên bón phân khi đất còn khô
Chăm sóc: nhổ bỏ các cây đại và cỏ mọc bừa bãi quanh gốc, nên trồng từng
mảng rêu quanh gốc, vừa làm tăng vẻ đẹp, vừa tốt cho cây Hãy cô giữ cho đất quanh
17
Trang 31gốc luôn sạch sẽ, gọn gàng để tránh sâu bọ Bonsal để bị sâu bọ và các loại nắm làm
hại Nếu là các loại sâu bọ, côn trùng lớn thì kiên nhẫn bắt bỏ đi, nhưng nếu chúng quá
nhỏ thì nên dùng bình xịt nước có pha thuốc điệt để diệt chúng Nếu thấy mối, kiến
làm tổ dưới gốc cây phải nhanh chóng tiến hành trồng lại với đất khác và nhúng rễ vào
nước có pha loãng chất pyrethrum độ vài phút , rồi trồng lại trong dat mdi
3.1.2 Kinh tế nông nghiệp
a) Các tính chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp
— Chỗ ở và chỗ kinh doanh là một thể tống hợp nghĩa là có sự kết hợp giữa việc
sản xuất và kinh doanh ở cung một chỗ
— Kết hợp các tính năng của quản lý và quyền sở hữu Nông dân vừa là người
quản lý vừa là người chủ của nông trại
— Phần lớn các nông trại lá các đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ/
— Sản phẩm nông nghiệp khó tiêu chuẩn hóa như sản phẩm của các ngành thương
nghiệp, công nghiệp
— Khả năng kiểm soát quá trình sản xuất bị hạn chế, việc kiểm soát số lượng sản
phẩm sản xuất ra cho phù hợp với nhu cầu thị trường là một vấn đề khó khăn
— Cung và cầu đối với sản phẩm nông nghiệp ít có tính co giãn theo sự biến động
cua gia ca
— Sản xuất nông nghiệp mang tính rủi ro cao
— Cung ứng tài chính cho nông nghiệp là một việc khó khăn
— Sản xuất nông nghiệp có thể được tiến hành bởi những người có trình độ học
vấn thấp, không nhất thiết cần người có trình độ học vấn cao nhưng phải có kinh
nghiệp, sức khỏe và lòng yêu nghề
b) Tính rủi ro của sản xuất nông nghiệp
— Thị trường cho sản phâm nông nghiệp thường mang tính cạnh tranh rất cao
— Sản xuất nông nghiệp mang tính rủi ro cao, phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết
nên khó có một biện pháp bảo hiểm thích hợp
— Chi phí sản xuất cho nông nghiệp thường cao nhưng qui mô lại nhỏ
—_ Thù lao lao động nông nghiệp thấp hơn so với các ngành khác nên không thu
hút được lao động
18
Trang 32
— Sản xuất nông nghiệp khó có được kiểm soát một cách chặt chẽ
— Sản phẩm nông nghiệp khó bảo quản và nhanh hư hỏng nên có nhiều hạn chế
trong vận chuyên và tiêu thụ
3.1.3 Lý thuyết về kinh tế hộ
a) Khái niệm về kinh tế hộ
Kinh tế hộ gia đình là hoạt động kinh tế gắn liên với gia đình và gia đình là
người đứng ra tô chức các hoạt động đó Một phân sản phẩm làm ra được sử dụng cho
tiêu dùng của gia đình (Nguyễn Văn Năm, 2000 )
b) Đặc điểm của kinh tế nông hộ
— Hộ nông dân là don vi san xuất vì nông hộ được quyền sử dụng đất đai, có
nguồn lao động ở gia đình, có vốn sản xuất, có kinh nghiệm và công cư để thực hiện sản xuất Mặt khác nông hộ còn có năng lực tổ chức và quản lý sản xuất để tạo ra sản
phẩm cho gia đình và cho xã hội
— Hộ nông dân vừa là đơn vị tiêu dùng thể hiện ở việc các hoạt động sản xuất của
nông hộ đều nhăm tạo ra sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của chính gia đình
họ Tính chất tự cấp tự túc là một điển hình khá rõ của phần lớn hộ tiêu nông nước ta
— Kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ không chỉ ở đất đai, vốn mà ngay cả trình độ sử
dụng tiến bộ kỹ thuật và trang thiết bị cho sản xuất
c) Vai tro
— Nông thôn nước ta đóng vai frò hết sức quan trọng trong tiến trình thực hiện CNH, HĐH đất nước Nông nghiệp nông thôn giữ vai trò quan trọng trong giải quyết
nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước, đảm bảo an toàn lương thực cho quốc gia,
cho dự trữ và cho xuất khẩu
— Hơn thế nữa nông thôn và nông hộ còn là nguồn cung cấp lao động đổi dào cho các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ
— Mặt khác nông thôn còn là thị trường tiêu thụ sản phẩm quan trọng vì hơn 70% dân sô nước ta tập trung ơ nông thôn
I9
Trang 33ae
3.1.4 Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
a) Định nghĩa về HTX
HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích
chung, tự nguyện cùng góp vốn góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả
hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phân phát
triển kinh tế xã hội của đất nước
b) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX
— Các công dân có quyền tự nguyện gia nhập nếu có đủ điều kiện và tán thành
điều lệ HTX Các xã viên có quyên ra khỏi HTX theo điều lệ quy định
_ HTX hoat động trên nguyên tắc quản lý dan chủ và bình đẳng, các xã viên có
quyên ngang nhau trong biểu quyết và có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát HIX
— HTX phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tự
quyết định về phân phối thu nhập bảo đảm cho HTX và xã viên cùng có lợi
— Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của HTX%, các xã
viên phài nâng cao ý thức hợp tác và phát triển cộng đồng
c) Nhu cầu và mục đích hop tac trong nông nghiệp
Người nông dân tham gia HTX đều có nhu cầu hợp tác về vốn và sử dụng vốn Hợp tác trong quá trình cung ứng vật tư kỹ thuật, trong dịch vụ kỹ thuật sản xuất nông
nghiệp và trong cả việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm
3.1.5 Khái niệm phát triển bền vững
Theo EAO khái niệm hoàn chỉnh về phát triển bền vững: “Phát triển bền vững
là sự quản lý và bảo tồn các nguồn TNTN và sự định hưởng những thay đổi kỹ thuật
thích hợp nhăm đảm bảo đạt được và tiếp tục thỏa mãn nhu cầu của con người ở thê hệ
hiện tại và tương lai.”
20
Trang 343.2.Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Thông tìn tứ cấp: thu thập số liệu từ các báo cáo kinh tế xã hội của quận Gò Vấp và Hội nông dân Quận để nắm bắt một cách khái quát tình hình hoạt động của
làng hoa và các hộ sản xuất, định hướng và sự hỗ trợ của Quận, hướng phát triển của ngành trồng hoa, thông qua đó tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn và từ
internet, sach bao
Thông tin sơ cấp: tiễn hành phỏng vẫn và điểu tra 50 nông hộ tại địa bàn
phường 12, 6, 8, 11 bằng bảng hỏi nhưng trong đó có 45 mẫu phù hợp còn 5 mau không phù hợp nên loại và sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA:
PRA: là chữ viết tắt của ba từ tiếng Anh:Participatory Rural Appraisal, nghĩa là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích lôi cuốn người dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thưc của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để
họ lập kế hoạch Các công cụ PRA được sử dụng là: Time line và ma trận SWOT
~ Dòng thời gian (Time line): là công cụ ghi lai các mốc thời gian quan trọng nhất
của một sự kiện, một địa danh Dùng công cụ này nhằm tìm hiểu và quá trình hình
thành, phát triển và mai một dần của làng hoa Gò Vấp
— Ma trận SWOT: SWOT là chữ viết tắt của 4 từ: Strength (mạnh), Weakness
(yéu), Opportunities (co hdi, triển vọng), và Threat (rủi ro, nguy hiểm) Đây là kỹ
thuật thu thập, phân tích, và đánh giá các nguồn thông tin cung cấp bởi nông dân và
những người khác trong làng xã, cộng đồng, hoặc từ các tài liệu có sẵn Phương pháp
SWOT được sử dụng để xác định những mặt mạnh, yếu (trong hoàn cảnh hiện tai),
triển vọng và rủi ro (trong tương lai) ở một thời gian nhất định của một cộng đông,
một công ty, một tô chức hoặc một đơn vị sản xuât kinh doanh nào đó
3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp sử dụng các số liệu thứ cấp để
phân tích và phản ánh thực trạng, tình hình của địa bàn nghiên cứu
Trang 353.2.3 Phương pháp xử lý số liệu: bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên dùng
như Word, Excel để thống kê, xử lý số liệu dựa trên cơ sở lý tuyết và các chỉ
tiêu nghiên cứu rồi từ đó đưa ra các phân tích, kết luận
3.2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu
e Chi phi san xuất nông nghiệp
Chi phí SX nông nghiệp = Chỉ phí khấu hao + Chi phi vat tu +
Chỉ phí lao động + Chi khác
e Thu nhap
Thu nhập = Tổng thu - Tổng chi phí (không bao gồm chỉ phí lao
động nha va chi phi vat chất tận dụng của nông hộ)
e Ty suat thu nhap/chi phí
Ty suất thu nhap/chi phi = thu nhap/chi phi
ho to
Trang 36CHƯƠNG 4
KÉẾT QUÁ VÀ THÁO LUẬN
4.1.Hiện trạng sản xuất và kinh doanh của làng hoa Gò Vấp
4.1.1 Mô tả lịch sử phát triển của làng hoa
Trước những năm 75: nghề trồng hoa đã hình thành và phát triển mạnh trên địa
bàn quận và làng hoa Gò Vấp cũng ra đời từ đó Thời đó chủ yếu trồng các loại hoa
nền, hoa cúng, hoa tết như: vạn thọ, thược dược, các loại cúc : các nhà vườn vừa
trồng vừa tự bán cho người tiêu thụ nhưng phân lớn là bán cho thương lái Một số nhà
vườn có điều kiện kinh tế hơn thì thuê sạp ở chợ Bến Thành để bán trực tiếp
Sau năm 1975 — 1985: việc trồng bông đã bị hạn chế lại do nhu cầu thị trường
giảm Đa số nông đân chuyé qua trồng rau, một số còn lại thì chuyển qua trồng hoa
cành, hoa chậu Các nhà vườn chuyển qua trồng các giống mới như: vạn thọ Pháp,
mã đình hồng, cúc mâm xôi Nhu cầu thị trường giảm nhưng do lượng ngudi trong it
nén san pham tiêu thụ nhanh, được giá Thời gian nay lang hoa Go Vap phat trién
mạnh với nhiều nhà vườn lớn, nghệ nhân có kinh nghiệp và ổi đầu trong việc trồng
giống mới và đã khang định được tên tuổi trên thị trường Sản lượng hoa tươi thời kỳ
này chiếm hơn 50% lượng hoa tươi tiêu thụ tại Thành phố
Từ 1986, quận bắi đầu đô thị hóa diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác ngày
càng thu hẹp nên diện tích đất trồng hoa cũng bị thu hẹp dan Gia dat tăng lên cùng với
dan số ngày càng tăng nên một số nhà vườn đã bán đất và chuyển qua xây nhà cho
thuê vì tạo thu nhập én định hơn, đảm bảo đời sông Diện tích đất sản xuất thu hẹp vì
thế muôn giữ được nghề hoa nhiều nghệ nhân đã chuyển đổi hình thức và chủng loại
trồng Bonsai kiếng cô bắt đầu được đa số nhà vườn chọn để trồng còn một số hộ dân
có điện tích đất rộng hơn thì tập trung trồng vạn thọ Pháp, xương rông bát tiên, cúc
mâm xôi; một số thì trồng hồng xứ nóng nhưng không có hiệu quả Tuy đô thị hóa
Trang 37nhưng đo ít bị cạnh tranh nên làng hoa Gò Vấp gần như là nguồn cung cấp hoa chủ
yếu của thành phó Hồ Chí Minh và các tỉnh, giá cả quyết định bởi nhà vườn
Từ những năm 1990, những nghệ nhân làng hoa Gò Vấp sớm năm bắt thị
trường, và chuyển hẳn sang kinh doanh cây kiểng, bonsai Lý do được các nghệ nhân
làng hoa lý giải: Dòng hoa thị trường ngày càng lan lướt, những công ty hoa nước
ngoài sẵn sàng bỏ vốn ồ ạt vào để cấy giống, đầu tư, thuê đất trồng ở Đà Lạt, rồi hoa
Sa Déc cung cấp lên Vì vậy lang hoa Gd Vap chi đơn điệu vài chủng loại sẽ không cạnh tranh nổi và trồng bonsai, cây kiếng có thu nhập cao hơn, ít rủi ro hơn
Đỉnh cao vào những năm 1992 - 1997, lúc này nền kinh tế thị trường vừa chớm phát triển, các gia đình có tiền bắt đầu đua nhau chơi hoa, bonsai như là một thú vui tao nhã và không ít người “trưởng giả học làm sang” nên hoa kiếng nổi lên như một hiện tượng Ngoài hàng trăm điểm kinh doanh kiểng cổ, kiểng lá, đến mùa hoa tết,
người đân thi nhau xuống giống rợp trời, các nông hộ gác bớt công việc khác lại để tập trung trồng một vụ tết nên điện tích tăng đáng kể có năm lên đến ba bốn trăm ha là
chuyện thường Hoa kiểng Gò Vấp chiếm 40% thị trường hoa thành phó Hồ Chí Minh
Khoảng cuối thập niên 90, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh trên toàn quận, điện tích đất trồng hoa giảm đáng kế, điện tích đất làng hoa gần như chuyển thành đất
ở Đến khoảng năm 2000 thì làng hoa và diện tích đất trồng hoa còn khoảng 100ha, nông dan chuyển qua trồng kiếng công trình, bonsai, mai ghép, lan cắt cành Hoa
hồng trồng không có hiệu quả kinh tẾ cao nên người dân đã không trồng nữa Riêng
hoa nền thì chỉ còn các hộ dân ở phường 12 trồng nhưng trồng mạnh nhất là vào vụ tết
Bắt đầu có sự cạnh tranh của hoa Đà Lạt, hoa 5a Đéc lên
Từ 2000 đến nay, đất đai lên giá, dân tứ xứ đổ xô về mua đất xây nhà, lập xí
nghiệp công ty Và từ đây, đất làng hoa bắt đầu tan nát, làng hoa Gò Vấp gần như chỉ còn lại cái tên; trung tâm làng hoa bây giờ chỉ còn lại vài chục hộ chuyền trồng bonsal, lan cắt cành, mai ghép và phần lớn là làm dịch vụ nông nghiỆp
24
Trang 384.1.2 Tình hình sản xuất hoa kiếng
a) Đặc trưng sản xuất hoa kiếng trên địa bàn quận
Đặc trưng của sản xuất hoa kiếng trên địa bàn quận là các hộ chủ yếu tập trung
vào sản xuất các loại hoa kiếng trang trí, kiểng công trình, bonsai theo hình thức đa
dạng chúng loại trên một diện tích nhằm mục đích “lấy ngăn nuôi đài” và sản xuất
theo kiểu “mì ăn liền” Bởi vì các loại bonsai là cây trồng lâu năm, chỉ phí dau tu cao,
tốn rất nhiều kỹ thuật uốn sửa và công chăm sóc, giá cả cao thấp lại tùy thuộc theo
khiếu thẩm mỹ của khách hàng nên thu hoạch không én định và bị động Dé khắc phục
và tạo thu nhập ổn định hơn những nhà vườn đã kết hợp trồng nhiều loại, dành phân
lớn đất cho kiểng công trình, các loại hoa cao cấp như mai, lan Một số hộ khác thì tập
trung làm hoa nền vì cho thu nhập ổn định, dễ trồng hơn và chỉ phí thấp Trồng theo
kiểu “ mì ăn liền” nghĩa là các nhà vườn thấy nhu cầu thị trường cân gi thì họ sẽ nhanh
chóng chuyển qua trồng cây đó kết hợp với các cây trồng cũ nhằm tăng thu nhập
Cũng do ở quận, các nhà vườn đều có thâm niên canh tác lâu năm, có những hộ còn là
nghé “cha truyén con nối” nên kỹ thuật và tay nghề của các nghệ nhân rất cao nên việc
trồng các chủng loại mới phù hợp với thị trường đối với họ không khó lắm Chính yếu
tố này đã làm cho chất lượng hoa kiểng của làng hoa không thua kém gì so với các nơi
khác mặc dù trồng theo kiểu “mì ăn liền”
Đối với hoa nền, các loại kiếng lá, kiểng công trình, người dân thường trồng
một năm 4 vụ, giống thì tự ươm Chỉ có các loại gống mới họ phải mua nhưng sau đó
tự ươm lấy được nên giảm được nhiều chỉ phí sản xuất và tạo thu nhập cao cho nhà
vườn Một số hộ có vốn ít thì chọn trồng hoa theo thời vụ, hoa tết vì chi phí đầu tư ban
đầu thấp, chỉ cần 200 -300 triệu là đủ cho 1 hecta Cũng có một sô hộ không còn làm
nghề nữa nhưng do có kỹ thuật, có mối bán nên đến vụ tết vẫn xuống giống hoa vì thế
hao tết của quận vẫn đa dạng và đủ cung cấp cho thị trường
Riêng về bonsai thì được các hộ đầu tư cao hơn, và đang dân mở rộng diện tích
Bonsai muốn trồng phải mắt từ 3 năm trở lên mới bán được; bên cạnh đó bonsai còn
đòi hỏi người trồng phải là một “nghệ sĩ”, có tay nghề và kỹ thuật cao, đòi hỏi khá
nhiều công chăm sóc nhưng khi đã cho thu hoạch thì giá trị kinh tế của nó lại rất cao
Một cây bonsai đẹp có thể bán từ 1000000 đồng đến 10000000 đồng Đối với các nhà
vườn có tay nghê, thâm niên cao vôn đâu tư lớn thì bonsai là lựa chọn đâu tiên của họ
25
—==nmmm
Trang 39vì theo họ lợi thế của trồng và tạo dáng cho bonsai là có thể tiêu thụ quanh năm,
không cần diện tích đất lớn, chỉ cân khoảng 200m? 1a lam duoc Vừa trồng bonsai, vừa bán kèm các loại kiểng nhỏ, trồng phủ xanh quanh nhà, nhu cầu này không theo mùa,
không theo thời vụ mà có quanh năm Kinh doanh vay dé hon trồng hoa theo thời vụ
và thị trường Bây giờ và trong tương lai, bonsal sẽ là thế mạnh của làng hoa Gò Vấp
Tóm lại, các hộ trong quận ít hộ chuyên canh một loại cá mà đều đa dạng hóa
trong việc canh tác, các nhà vườn luôn biết kết hợp giữa hoa trồng thời vụ với bonsal, trồng kiểng ngăn ngày, hoa cao cấp như lan cắt cành, mai với bonsai cùng khả năng tự ươm giống đã làm cho hiệu quả kinh tế của nông hộ rất cao Riêng về lan cắt cành do nhu cầu thị trường trong nước cao, giá trị kinh tế lớn nên nhiều hộ đã bắt đầu trồng nhiều hơn và quận cũng hỗ trợ về kỹ thuật cho người trồng lan
Lực lượng nghệ nhân hoa kiểng Gò Vấp thật đông đảo và có truyền thống lâu đời với trên một trăm nhà vườn hoa kiểng chuyên nghiệp và có gần hai trăm nhà vườn bán chuyên nghiệp Vườn ông Lý Hùng từng có cây thiên tuế 180 tuổi, vườn ông Huỳnh Văn Thân có cặp cần thăng trên 120 tuổi, vườn ông Đỗ Văn Quế có cặp sộp trên 110 tuổi, vườn nhà ông Địa Quýt có loại địa lan cao gần 3m và hàng trăm chậu hoa sứ độc đáo với danh gọi là “Hoa hồng sa mạc” Ông Lê Bạch Quang với những chậu xương rồng lạ mắt đã từng đem về cho Gò Vấp trên 70 huy chương các loại trong các hội thi hoa Xuân và trưng bày sản phẩm hoa của thành phố và cả nước Ông Lê Văn Tịnh có cây khế bonsai trên 100 tuổi và là người say mê tạo các giống bonsai xuất khẩu Nhà ông Tám Giáp thì như một khuôn viên lá màu đủ loại Ông Hai Minh thì lại
có đủ loại hoa giấy, thiên tuế Giáo Tú thì đi sâu “lĩnh vực” bonsai kiếng khô tỉnh xảo,
ông Năm Gam thì trồng đại trà cúc đồng tiền đủ màu
Ngoài ra, cùng với truyền thống canh tác lâu năm kết hợp với sự năng động trong tìm tòi giỗng mới, sự sáng tạo trong uốn tỉa bonsai nên dù diện tích đất trồng đang dần bị thu hẹp nhưng các nhà vườn trong quận vẫn giữ vững được nghề truyền thống và hoa Gò Vấp vẫn rất đa dạng không thua kém các nơi khác Quá trình đô thị
hóa trong quận đang diễn ra rất nhanh nhưng nhờ lòng yêu nghề các nghệ nhân trong quận đang dần dần lấy lại thương hiệu cho làng hoa Gò Vấp
26
Trang 40b) Biến động điện tích đất trồng hoa kiếng qua các năm Với tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh đã làm giảm đáng kế phần lớn điện đất nông nghiệp cũng như đất trồng hoa Diện tích gieo trồng ngày nay còn rất ít mặc dù quận, hội sinh vật cảnh đã có những biện pháp giữ và mở rộng điện tích đất trồng hoa Ngay từ những nắm 1996 cho đến nay, để bảo tồn được diện tích đất trồng hoa còn rất ít nên hội nông dân quận đã giao diện tích 2.2ha ở khu vực phường 8 và
phường 11 cho 13 hộ thuê sản xuất hoa kiểng nhưng trên thực tế chỉ có 5 hộ thực hiện
đúng hợp đồng còn lại kinh doanh cà phê, quán nhậu Chính điều này cùng với việc người dân toàn quận phân lô đất để bán, cất nhà đã làm điện tích đất trồng giảm dần
Từ bảng 4.2 nhận thây diện tích trồng hoa kiểng sụt giảm qua các năm Đặc biệt
là từ năm 2001 -2002 diện tích từ 92ha (2001) giảm xuống còn 79ha (2002) giảm tới 13ha chỉ trong vòng một năm mà nguyên nhân chủ yếu là do đô thị hóa Tuy tốc độ giảm diện tích các năm có chậm lại và từ năm 2004-2005 chỉ giảm có 1,15ha la mot dấu hiệu đáng mừng cho ngành trồng hoa kiếng của quan Co cầu điện tích đất trồng hoa so với tồng diện tích gieo trồng trên toàn quận là rất thấp ( nhỏ hơn15%) và đã có
xu hương tăng lên từ năm 2003 — 2005 voi tốc độ nhanh dần, năm 2005 đạt được 14,58% Diễn biến diện tích đất trồng hoa được thể hiện ở biểu đồ: