NHAN XET CUA GIAO VIEN HUONG DAN Dé tai: Hiện Trạng Sản Xuất và Một Số Giải Pháp Phat Triển Cho Nghề Nuôi Bè Cá Tra, Cá Basa ở Huyện Tân Châu- Tỉnh An Giang Sinh viên thực hiện : Võ Th
Trang 1HIEN TRANG SAN XUAT VA MOT SO GIAI PHAP
PHAT TRIEN CHO NGHE NUOIBE CA TRA, CA BASA
Ở HUYỆN TAN CHAU, TINH AN GIANG
Trang 2Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học bậc cử nhân, khoa Kinh Tế
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “HIỆN
TRANG SAN XUAT VA MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN CHO NGHE
NUOI BE CA TRA, CA BASA Ở HUYỆN TAN CHAU- TINH AN GIANG”,
tác giả Võ Thiên Chương, sinh viên khoá 26, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng ngày tổ chức tại hội đổng chấm thi tốt nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Giáo Viên Hướng Dẫn
Trang 3UBND HUYEN TAN CHAU
PHONG XAY DUNG & PTNT
CONG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIET NAM
poc LAP - TU DO - HANH PHUC
GIAY XAC NHAN
Phong Xây Dựng & Phát Triển Nông Thôn huyện Tân Châu tỉnh An Giang
Xác nhận cho :Võ Thiên Chương, sinh viên ngành Phát Triển Nông Thôn &
Khuyến Nông, Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM có đến địa bàn
huyện Tân Châu thực: tập từ ngày 08/03/2004 dén nga y 07/04/2004
Trong thời gian thực tập em Chương đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, thu
ˆ af ean ” ` ` ˆ ~ ~“ "A
thập số liệu để hoàn thành luận văn tôt nghiệp
Tân Cháu, ngày TỔ tháng 4 nam 2004
P Truving phòng
Trang 4
LOICAM TA
Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô trong
khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm đã trang bị cho tôi những kiến thức
trong suốt quá trình học tập
Em cảm ơn thay Trinh Đức Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này
Xin chân thành cảm ơn:
- Các Cô Chú, Anh Chị ở Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn,
Trung Tâm Khuyến Nông, Trung Tâm Khuyến Ngư, Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thuỷ Sản, Phòng Xây Dựng & Phát Triển Nông Thôn huyện Tân Châu tính An Giang đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình thực
tập tại địa phương
- Xin gởi lời cảm ơn đến với những người bạn đã chung sống cuộc đời sinh viên, chia xẻ những niềm vui, nỗi buồn, những kỉ niệm sẽ mãi không quên
- Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, nhất là Ba Mẹ, là những người thân thiết nhất, Người là nguồn động viên, là chỗ dựa tính thần lớn nhất
Trang 5NHAN XET CUA GIAO VIEN HUONG DAN
Dé tai: Hiện Trạng Sản Xuất và Một Số Giải Pháp Phat Triển Cho Nghề
Nuôi Bè Cá Tra, Cá Basa ở Huyện Tân Châu- Tỉnh An Giang
Sinh viên thực hiện : Võ Thiên Chương
- Qua nguồn số liệu thứ cấp và điều tra chọn mẫu, tác giả đã cho thấy khả năng
về hiệu quả kinh tế và những tiểm năng phát triển của nghề này Từ đó tác giả đã đề xuất được một số giải pháp để phát triển nghề nuôi cá Tra, Basa lồng bè
- Nhìn chung, tác giả đã biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào quá trình nghiên cứu thực tiễn và có cố gắng trong khi thực hiện đề tài
Trang 6NHAN XET CUA GIAO VIEN PHAN BIEN
Dé tai: Hiện trạng sản xuất và một số giải pháp phát triển cho nghề nuôi bè
cá Tra, cá Ba Sa ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
Sinh viên: — Võ Thiên Chương
Về hình thức:
Hình thức luận văn được trình bày theo đúng qui định của một luận văn tốt nghiệp
Về nội dung:
Với mục đích khảo sát hiện trạng sản xuất của nghề nuôi bè cá Tra và cá Ba Sa
tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, tác giả đã thực hiện các nội dung nghiên cứu
sau:
- _ Mô tâ hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cá Tra và Ba Sa trên địa bàn huyện
- Ước tính và so sánh kết quả và hiện quả kinh tế của hai mô hình nuôi cá
Tra và Basa
- Phan tích ảnh hưởng của các yếu tế đến hiệu quả sản xuất cá Tra và Ba Sa
- _ Đánh giá tiềm năng của các mô hình nuôi
- _ Để xuất một số giải pháp để phát triển nghề nuôi cá bè ở huyện
Hiện trạng sẵn xuất và tiêu thụ cá Tra và Ba Sa đã được mô tả khá cụ thể cho thấy
được các mặt thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá bè tại địa phương Tác
giả cũng đã thể hiện được sự cổ ï gắng trong việc ước tính kết quả và hiệu quả sẵn
xuất của các mô hình nuôi, lầm cơ sở cho việc so sánh hiệu quả kinh tế của nuôi
cá Tra với cá Ba Sa, cũng như để xác định mức ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất
đến hiệu quả đạt được của các mô hình Tuy nhiên, phương pháp sứ dụng trong
phần phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất này chưa thực sự hợp lý dẫn
đến độ tin cậy của kết quả không cao Các giải pháp đề xuất là có cơ sở, tuy thực
Trang 8NOI DUNG TOM TAT
Đề Tài: “HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN CHO NGHỀ NUÔI BÈ CÁ TRA, CÁ BASA Ở HUYỆN TÂN CHÂU-
TỈNH AN GIANG”
SOLUTION FOR CATFISH- FARMING IN TAN CHAU DISTRICT- AN GIANG PROVINCE”
Với truyền thống nuôi bè lâu năm, huyện Tân Châu có những lợi thế
không nhỏ so với các địa phương khác để phát triển nghề nuôi bè cá Tra, Basa
Đặc điểm của ngành nghề này là có chỉ phí đầu tư sản xuất cao từ 400- 500
triệu/vụ nhưng lợi nhuận thu được cũng rất lớn khoảng 200- 300 triệu/vụ, nên nó
đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến người tham gia, những người có vốn lớn, nhạy
bén với thị trường và đặc biệt có “máu” kinh doanh vì những rủi ro sản xuất của
ngành nghề này là rất cao
Đề tài khái quát hiện trạng sản xuất cá Tra, Basa ở huyện Tân Châu tỉnh
An Giang trong năm 2003 Đánh giá những tiểm năng sản xuất mà huyện có được Phân tích hiệu quả kinh tế, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
và hiệu quả sản xuất của nghề nuôi bè Trình bày những thuận lợi và khó khăn
mà nghể nuôi bè đang mắc phải và cuối cùng là đưa ra những giải pháp để phát
triển ngành nghề trong tương lai
Bên cạnh để tài cũng để cập đến những tác hại gây ra đối với môi trường, với sức khoẻ của người dân xung quanh khu vực nuôi Hạn chế ô nhiễm môi
trường sẽ giúp cho ngành nghề có thể phát triển bền vững và hiệu quả hơn
V1
Trang 9MUC LUC
Hội đồng chấm thi
Giấy xác nhận của cơ quan thực tập
Lời cẩm tạ
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của giáo viên phản biện
Giới hạn nội dung
Cấu trúc luận văn
Trang 10AI
——
2.1.2 Các yếu tố quyết định cho sự phát triển của nghề nuôi cá Tra, Basa bằng
lồng, bè
2.1.2.1 Hiệu quả kinh tế
2.1.2.2 Điều kiện sản xuất kinh doanh
2.1.2.3 Thị trường tiêu thụ
2.1.2.4 Kỹ thuật nuôi
2.1.2.5 Đảm bảo vệ sinh môi trường
2.1.3 Các chỉ số kinh tế
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu
3.1.3 Khí hậu- thuỷ văn
3.2 Cơ cấu kinh tế
Trang 113.3.2 Giáo dục và y tế 21
3.3.4 Giao thông vận tải 23
3.5 Sự ra đời và phát triển của nghề nuôi cá Tra, cá Basa bằng lồng, bè trên
Chương 4: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng nghề nuôi cá bè trên toàn huyện Tân Châu 28
4.2 Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cá Tra, Basa trên địa bàn huyện Tân Chau 33
4.2.1 Hiện trạng sản xuất 33
4.2.1.1 Tình hình sản xuất cá thịt 35
4.3.2.2 Chi phí thức ăn 43 4.3.2.3 Chị phí lao động 44
4.3.2.5 Cac chi phi khác 45
Trang 124.3.5 So sánh với một số mô hình san xuất khác 53
4.4 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tế sản xuất đến hiệu quả sản xuất cá
Tra, Basa nuôi bè ở huyện Tân Châu 35 4.4.1 Anh hưởng của mật độ nuôi đến hiệu quả sản xuất 55
4.4.2 Ảnh hưởng của quy mô lồng, bè đến hiệu quả sản xuất 57 4.4.3 Ánh hưởng của mức CP thức ăn và lao động đến hiệu quả sản xuất 60 4.4.4 Ảnh hưởng của giá bán đến hiệu quả sản xuất 61 4.4.5 Ảnh hưởng của dịch bệnh đến hiệu quả sản xuất 63 4.4.6 Ảnh hưởng của công tác khuyến nông đến kết quả sản xuất 64 4.5 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi cá Tra, Basa 6
4.6.1 Hện trạng sử dụng mặt nước ó8
4.6.2 Các dịch vụ phục vụ cho nghề nuôi bè cá Tra, Basa 70
4.6.2.1 Dịch vụ cung cấp nguyên liệu chế biến thức ăn 70
4.6.2.2 Dịch vụ lao động thuê Ta
4.6.4 Môi trường nước và thuỷ văn 75
Trang 13Một số giải pháp phát triển nghề nuôi cá bè ở huyện Tân Châu
Giải pháp về giống, thức ăn
Giải pháp về thị trường tiêu thụ
Giải pháp về kỹ thuật sản xuất, khoa học công nghệ chế biến
Giải pháp về bảo vệ môi trường
Giải pháp về khuyến ngư, đào tạo
Trang 14DANH MUC CAC CHU VIET TAT
CB & XKTS: Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
CCBVNLTS: Chi cuc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
CLB: Câu lạc bộ
CNH- HĐH: Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
CNVNN: Công nhân viên nhà nước
CN- TTCN: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CPVC: Chi phi vật chất
CPLB: Chi phi lao động
CPSX: Chi phi san xuat
Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
DT: Doanh thu
D : déng
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐT&TH: Điều tra và tổng hợp
Pvt : Don vi tinh
KHKT: Khoa hoc ky thuat
Xi
Trang 15UBDS & KHHGPĐ: Uỷ ban dân số và kế hoạch hoá gia đình
UBND: Uỷ ban nhân dân
Xã- TT: Xã- thị trấn
XNKTS: Xuất nhập khẩu thuỷ sản
Trang 16DANH MỤC CÁC BẮNG BIỂU- SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1: Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Các Loại Cây Trồng l6
Bảng 3: Cơ Cấu Lao Động Trên Toàn Huyện Tân Châu 20
Bảng 4: Tình Hình Giáo Dục Tại Huyện Tân Châu Năm 2003 21
Bảng 5: Tình Hình Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè của Tỉnh An Giang Trong
Những Năm Qua 26
Bảng 8: Hiện Trạng Số Bè Nuôi Cá ở Huyện Tân Châu 31
Bảng 9: Sản Lượng Cá Tra, Cá Basa Năm 2003 của Huyện Tân Châu 33
Bảng 11: Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm của Các Hộ Nuôi Cá Bè ở
Huyện Tân Châu | 37
Bang 12: Téng Hop Chi Phi Dau Tu Trang Thiét Bi AO
Bang 14: Chi Phí Sản Xuất Bình Quân/Vụ của Một Bè Kích Thước Irung Bình
Bảng 15: Kết Quả & Hiệu Quả Sản Xuất của Một Bè Nuôi Cá lra /Vụ 48 Bảng 16: Kết Quả & Hiệu Quả Sản Xuất của Một Bè Nuôi Cá Basa/ Vụ 50 Bảng 17: So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Tra và
Cá Basa 52
X1V
Trang 17Bang 18: So Sanh Hiéu Qua Kinh Tế của Các Mô Hình Sản Xuất Khác Nhau ở
Tinh An Giang 54 Bảng 19: Khả Năng Mở Rộng Diện Tích Nuôi Cá Tra, Basa ở Huyện Tân Châu 70
Bảng 20: Tình Hình Cung Cấp Các Nguyên Liệu Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Tra, Basa Nuôi Bè ở Huyện Tân Châu 7Ì
Bảng 21: Tình Hình Lao Động Ngư Nghiệp Tại Huyện Tân Châu 72 Bảng 22: Tình Hình Tín Dụng Của Các Hộ Nuôi Be 74
Bảng 23: Một Số Chỉ Tiêu Thuỷ Lý Hoá của Môi Trường Nước fae:
Sơ đề 1: Kênh Tiêu Thụ Cá Tra, Cá Basa của Ngư Dân ở Huyện Tân Châu 37
Trang 18DANH MUC CAC PHU LUC
Phụ lục 1 : Yêu Cầu Kỹ Thuật Về Bè Nuôi
Phụ lục 2 : Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra, Cá Basa Trên Lồng, Bè
Phụ lục 3: Số Hộ Nuôi Cá Bè ở Huyện Tân Châu
Phụ lục 4 : Tổng Hợp Chi Phí Xây Dựng Một Bè (Kích Cỡ 7mx1I4mx4m)
Phụ lục 5: So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Tra Có
Mật Độ Nuôi Khác Nhau
Phụ lục 6: So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Basa
Có Mật Độ Nuôi Khác Nhau
Phụ lục 7: So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Tra Có
Quy Mô Nuôi Khác Nhau
Phụ lục § : So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Basa
Có Quy Mô Nuôi Khác Nhau
Phụ lục 9: So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Tra Có
Mức Chi Phí Thức An và Lao Động Khác Nhau
Phụ lục 10: So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Basa
Có Mức Chi Phí Thức Ăn và Lao Động Khác Nhau
Phu lục 11: So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Tra
Có Mức Giá Bán Khác Nhau
Phụ lục 12 : So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Basa
Có Mức Giá Bán Khác Nhau
Phụ lục 13: So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Tra
Có Mức Thiệt Hại Khác Nhau
XVI
Trang 19Phu lục 14 : So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Hai Bè Nuôi Cá Basa
Có Mức Thiệt Hại Khác Nhau
Phụ lục 15 : Bảng Hỏi Tìm Hiểu Tình Hình Sản Xuất Cá Tra, Cá Basa Nuôi
Bè ở Huyện Tân Châu Tỉnh An Giang
Trang 20Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
11 Mở đầu
Trong những năm gần đây vấn để về cá Tra, cá Basa luôn là một dé tai
nóng bỏng Năm 2002 qua sự kiện Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá da trơn và
đánh thuế vào mặt hàng này, làm cho giá thành sản xuất tăng cao Thị trường
tiêu thụ cá Tra, cá Basa giảm mạnh, dẫn đến giá cá giảm, nhiều ngư dân sản xuất bị thiệt hại rất lớn Trước tình hình đó, người dân trở nên quan tâm đến sản
phẩm cá Tra, cá Basa hơn, thị trường trong nước tiêu thụ mặt hàng này ngày
càng nhiều; bên cạnh đó Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ vốn cho ngư
dân để họ tiếp tục sản xuất
Đến cuối năm 2003, do dịch cúm gà bùng phát đã làm cho thị trường tiêu
thụ thịt cá nói chung giẩm đi một lượng cung khá lớn, các sản phẩm thuỷ sản trở nên khan hiếm Giá cá Tra, cá Basa đột nhiên tăng vọt từ khoảng 10.000 đ/kg lên 14.000đ/kg Nghề nuôi cá bè trở nên hấp dẫn, người dân hãng hái tăng cường đầu tư sản xuất để mở rộng qui mô, gia tăng sản lượng nhằm đạt được lợi
nhuận nhiều hơn
Trải qua những thăng trầm như thế, các sản phẩm cá Tra, cá Basa ngày càng khẳng định được giá trị của mình Nếu như trước đây, người dân nuôi cá chỉ
với mục đích xuất khẩu vì bán được giá cao, thì ngày nay thị trường trong nước
cũng tỏ ưa chuộng mặt hàng này Nó đã chiếm một thị phần khá lớn và hứa hẹn
sẽ phát triển trong tương lai Các sản phẩm cá Tra, cá Basa cũng được chế biến
Trang 21khá phong phú, ngoài các dạng cổ truyền như khô, mắm, fillet đông lạnh, cá Tra, cá Basa còn được chế biến thành các sản phẩm mới lạ như : hun khói, sấy
đc ~
ip ‘don
«e
tẩm gia vi, cá chà bông rất hợp khẩu v và được ưa chuộng
Từ những năm 90 đến nay An Giang là một trong những tỉnh có sản lượng
cá Tra, cá Basa xuất khẩu cao nhất nước Với sản lượng hàng năm từ 20- 30 nghìn tấn chiếm gần 90% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, nghề nuôi bè cá Tra, Basa đã trở thành nghề truyền thống của tỉnh Nơi đây cũng tập trung hầu
như toàn bộ những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản lớn như:
Agifish, Afiex, Nam Việt Cùng với các doanh nghiệp ở các địa phương khác
gồm công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), công ty Catexco (Cần Thơ), công ty
Cafatex (Cần Thơ), đã chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu cá fillet đông lạnh
của cả nước
Là một huyện nằm ở đầu nguồn sông Tiền, Tân Châu có những thuận lợi
so với các huyện khác trong tỉnh trong việc phát triển nghề nuôi bè cá Tra, cá
Basa Ngoài nguồn giống phong phú trong tự nhiên do cá Tra, cá Basa non trôi
giạt từ biển Hồ- Campuchia về, người dân cũng đã biết tự sắn xuất giống nhân
tạo để phục vụ cho việc nuôi bè của mình Bên cạnh đó, với các dịch vụ cung
cấp con giống, thức ăn, thú y khá thuận lợi, người dân đã có đầu vào ổn định
Mặt khác, các công ty xuất khẩu thuỷ sản ra đời ngày càng nhiều như công ty Agifish, công ty Afiex, công ty Afasco cùng với một số hội nghề cá của tỉnh,
của huyện, hợp tác xã với các hợp đồng bao tiêu sản phẩm khi thu hoạch đã
đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của người dân Hệ thống sông ngòi rộng lớn, môi trường nước đầu nguồn tương đối sạch cũng là một yếu tố thuận lợi tạo điều kiện
cho nghề nuôi cá bè của huyện phát triển vững mạnh
Tuy nhiên, đo quá trình nuôi đòi hỏi phải có kỹ thuật quản lý và chăm sóc
tốt, vốn đầu tư sản xuất cao (chỉ phí sản xuất bình quân từ 400- 500 triệu đồng/
Trang 22vụ) và rủi ro trong quá trình sản xuất lớn ( dịch bệnh, giá bấp bênh ) đã gây
những trở ngại nhất định và nhiều người dân phải phá sản hoặc bỏ nghề do thua
lỗ
Để đánh giá hiện trạng sản xuất của nghề nuôi cá bè ở huyện Tân Châu,
cũng như tìm hiểu những khó khăn trong quá trình sản xuất, và đưa ra những giải
pháp thích hợp để phát triển ngành nghề đã mang lại lợi nhuận rất cao này
Được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm, em nghiên
cứu để tài: “HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIEN CHO NGHE NUOI BE CA TRA, CA BASA 6 HUYEN TAN CHAU- TINH AN GIANG”
1.2 Mục đích và ý nghĩa
1.2.1 Mục đích
Nuôi bè cá Tra, cá Basa là một nghề truyền thống lâu đời của huyện Tân Châu Trong những năm qua, huyện đã sản xuất và đạt năng suất cao nhất nhì
tỉnh An Giang Tuy nhiên do không tận dụng tối đa diện tích mặt nước cũng như
chưa giải quyết thoả đáng những khó khăn về vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ,
các chính sách sản xuất nên huyện đã không thể khai thác hết thế mạnh của
mình
Từ đó mục đích chính của để tài là tìm hiểu hiện trạng sản xuất cá Tra
Basa ở huyện; đánh giá khái quát tiểm năng sản xuất sau đó đưa ra những giải pháp để giải quyết những khó khăn của nghề nuôi cá Giữ vững thế mạnh của
huyện nói riêng và của tỉnh nói chung
Trang 231.2.2 Ý nghĩa
Đề tài chỉ là bước đầu đánh giá khái quát tình bình sản xuất cá Tra, cá
Basa với mô hình nuôi lổng, bè Các giải pháp đưa ra có nhiều ý nghĩa không chí
ở lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực xã hội và môi trường
- Về kinh tế: Giúp nông hộ có sự đầu tư hợp lý và hiệu quá hơn, phù hợp
với qui mô sản xuất và địa bàn sản xuất Giải quyết ổn thoả đầu vào, đầu ra, để
người dân an tâm sản xuất hơn
- Về môi trường: Quản lý môi trường nước ổn định, là điều kiện cho sản
xuất bển vững và hạn chế thấp những rủi ro Ngoài ra, môi trường nước cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân trong khu vực
- Về xã hội: Hiện nay trong huyện còn rất nhiều lao động nhàn rỗi , mồ
hình sản xuất cá bè đã tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn thanh niền
thất nghiệp Các dịch vụ phục vụ cho nghề cũng phát triển “ăn theo” như dịch
vụ xay xát bán tấm cám, ghe cào bán cá nhỏ, các công ty thức ăn gia súc, hiệu
thuốc thú y Ngoài ra, còn phát triển các đường dây tư nhân thu mua sản phẩm
cá Tra, cá Basa, tạo ra hệ thống Marketing rộng lớn
1.3 Phạm vỉ nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi thời gian
- Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2/2/2004 đến 31/5/2004
- Để tài đánh giá tình hình sản xuất cá Tra, Basa của huyện Tân Châu
trong năm 2003 Nghiên cứu và so sánh với hoạt động sản xuất trong những năm
trước.
Trang 24SS
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Tân Châu, tính An Giang Tại các xã có nghề nuôi bè phát triển mạnh như : xã Long An, xã Tân An, xã Vĩnh Xương, xã Châu Phong và thị trấn Tân Châu
1.3.3 Giới hạn nội dung
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu trong phạm vị các
nội dung như sau: đánh giá khái quát tiểm năng sản xuất cá Tra, cá Basa của
huyện; nghiên cứu hiện trạng sẵn xuất và nêu ra những giải pháp giải quyết
những khó khăn xảy ra trong quá trình sản xuất; phân tích chi phí bình quân của một vụ sản xuất và phân tích những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình san xuất
1.4 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 5 chương:
- Chương 1: Đặt Vấn Đề
- Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Chương 3: Tổng Quan
- Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận
- Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị
Trang 25Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Vai trò của nghề nuôi cá Tra, Basa bằng lồng, bè
- Nuôi cá Tra, cá Basa bằng lồng bè trên sông là một kỹ thuật nuôi tăng
sản mang tính chất công nghiệp Cá được nuôi trong bè đặt trên các dòng sông
nước chảy liên tục, do đó luôn cung cấp đủ dưỡng khí cho nhu cầu sống và phát
triển của cá, vì vậy có thể nuôi với mật độ cao và đạt năng suất nuôi cũng rất
cao
- Nghề nuôi cá bè ở huyện Tân Châu đã có truyền thống lâu đời và đang
từng bước khẳng định thế mạnh của mình qua việc tăng quy mô và sản lượng cá
hàng năm Bên cạnh đó, nuôi cá bè coi như là một giải pháp được lựa chọn để
phát triển cá với những ưu việt về kỹ thuật, sinh thái, kinh tế và xã hội hơn hẳn
so với đánh bắt tự nhiên và nuôi trong ao hồ:
+ Kỹ thuật nuôi cá bè đáp ứng được mục tiêu cơ bẩn của Chính phủ về
sản xuất thực phẩm có chất lượng cao
+ Tạo ra việc làm mới, tăng thu nhập cho ngư dân
+ Cân bằng thương mại và tăng sử dụng nguồn lực tự nhiên
+ Kỹ thuật không đơn giản nhưng có thể áp dụng ở mọi qui mô và phù
hợp với người dân không có đất
+ Áp dụng được ở các mặt nước và không cần chuyển từ đất thành ao hồ
+ Hiệu quả kinh tế cao
Trang 26- Ngoài ra, nghề nuôi cd Tra, Basa còn có vai trò quan trong trong công
nghệ CB&XKTS của tỉnh An Giang Sản phẩm cá Tra, Basa chiếm trên 90% ti
trọng kim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất khẩu hàng năm từ 30- 40 triệu USD, đem
lại cho tỉnh một nguồn ngoại tệ rất lớn
2.1.2 Các yếu tố quyết định cho sự phát triển của nghề nuôi cá Tra, Basa
bằng lồng, bè
2.1.2.1 Hiệu quả kinh tế
Là tiêu chí quan trọng hàng đầu khi người dân tham gia sản xuất vào bất
kỳ ngành nghề nào Hiệu quả kinh tế được hạch toán sau mỗi vụ nuôi để người dân thấy được việc kinh doanh của mình thành công hay thất bại và có những
điểu chỉnh hợp lý hơn trong quá trình sản xuất ở vụ sau Hiệu quả kinh tế trong
quá trình sản xuất thể hiện qua các chỉ số kinh tế: tổng CPSX, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập và các tỉ suất sinh lợi: LN/CPSX, TN/CPSX, DT/CPSX
2.1.2.2 Điều kiện sản xuất kinh doanh
Đó là những yếu tố điều kiện về: vốn sản xuất, khả năng cung cấp giống,
thức ăn, lao động, điều kiện khí hậu, môi trường và chất lượng nước Đây là
những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, một số yếu tố là
khách quan không thể quản lý được nhưng cũng có những yếu tố có thể quản lý
như cơ cấu nguồn vốn vay, thức ăn, giống, lao động thuê Nếu quản lý tốt hiệu quả sắn xuất sẽ cao và ngược lại dé bi thua lỗ
Trang 272.1.2.3 Thị trường tiêu thụ
Là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất cũng như nhà doanh nghiệp Thị trường tiêu thụ được thể hiện qua giá Giá cả có tác động mạnh đến hiệu quả sản xuất qua việc tăng giảm hàng ngày, sự biến động giá cả
là một trong những yếu tố dẫn đến rủi ro sản xuất Thị trường tiêu thụ không ổn
định khiến người dân không an tâm sản xuất và ngành nghề sẽ khó phát triển
vững mạnh
2.1.2.4 Kỹ thuật nuôi
Bao gồm: Kỹ thuật chọn giống, thả giống, cách cho ăn, chăm sóc cá,
phòng trị bệnh, vệ sinh bè, thu hoạch và tiêu thụ Đây là những kỹ thuật cơ
bản nhất mà người dân phải nắm rõ để sản xuất đạt năng suất và sản lượng cao
Đa số hô dân đều có kỹ thuật sản xuất thông qua kinh nghiệm sản xuất lâu năm,
qua sự truyền miệng từ người này qua người khác, một số hộ học tập kỹ thuật qua sách, báo, qua sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến ngư Tuy nhiên để có
một kỹ thuật sản xuất tiến bộ thì người dân phải học tập hàng ngày từ nhiều nguồn, từ nhiều phương tiện thông tin đại chúng, tăng trình độ kỹ thuật ngư dân mới có thể sản xuất đạt hiệu quả và năng suất cao
2.1.2.5 Đảm bảo vệ sinh môi trường
Đây là tiêu chí để phát triển ngành nghề bền vững Môi trường thường bị
ô nhiễm do mật độ bè nuôi dày, thức ăn cá sử dụng không hết thải ra thuốc kháng sinh quá nhiều, và do rác thải từ người dân sinh hoạt trên bè Nó không
Trang 28những làm môi trường 6 nhiém, lam gidm năng suất sản xuất cá mà còn gây
những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường nước của người dân sinh hoạt chung
quanh Vì vậy song song với quá trình sản xuất phải bảo vệ môi trường nước là
nhiệm vụ hàng đầu của ngư dân để phát triển ngành nghề bền vững
2.1.3 Các chỉ số kinh tế
- Các loại chỉ phí đầu tư:
+ Chỉ phí đầu tư cơ bản: là những khoản đầu tư ban đầu bao gồm: khung
bè, trang thiết bị máy móc, nhà Ở
+ Chi phí sản xuất: là những khoản tiền bỏ ra chi tiêu trong một vụ nuôi
như tiền thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, xăng dầu, con giống, lương công nhân
- Các chỉ số hiệu quả kinh tế:
+ Tổng doanh thu: là số tiển thu được sau khi bán sản phẩm
Tổng doanh thu= Tổng sản lượng x Đơn giá
+ Lợi nhuận: là số tiền còn lại sau khi trừ mọi khoản chi phí bỏ ra
Lợi nhuận= Tổng doanh thu - Tổng chi phí sản xuất + Tổng chi phí sản xuất: là tổng chi phí đầu tư cho cả vụ nuôi
+ Thu nhập: thể hiện số tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí vật chất, chi phí
lao động thuê và các chi phí khác (thuế, lãi vay ) đã tiêu hao trong quá trình sản
Trang 29+ Chỉ phí vật chất: là chỉ tiêu được tính toán bằng tiền, gồm tất cả giá trị
tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất
+ Tj suat thu nhap (Try):
Try = Thu nhập / Tổng chi phi san xuất Chỉ tiêu này cho biét, 1 déng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập
+ Tỉ suất lợi nhuận (TIA):
Tn = Loi nhuan / Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này chó biết, 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
+ Hiệu suất sử dụng chi phí sản xuất:
Hiệu suất sử dụng CPSX = Tổng doanh thu / Tổng CPSX
Chỉ tiêu này cho biết, 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu
* Ngoài ra để tài còn dựa trên các cơ sở lý luận về:
- Đặc điểm sinh học của cá Tra, cá Basa (phụ lục l)
- Yêu cầu kỹ thuật về bè nuôi (phụ lục 2)
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra, cá basa trên lồng, bè (phụ lục 3)
2.2 Phuong pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu sơ cấp
- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
- Thu thập số liệu sơ cấp theo mẫu phỏng vấn
Trang 30- Điều tra nông hộ được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
ở các xã, tại những hộ có kinh nghiệm sản xuất với nội dung của cuộc điều tra
như sau:
+ Tên, tuổi của chủ hộ và các thành viên
+ Trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất của gia đình
+ Các vấn để khuyến nông, khuyến ngư, tín dụng phục vụ cho sản xuất
+ Hướng đầu tư và tình hình tiêu thụ sản phẩm
+ Xác định các chỉ phí cơ bản, chỉ phí sản xuất, thuế, rủi ro sản xuất
+ Kế hoạch sản xuất trong những năm tới, ý kiến đóng góp cho nghề nuôi
cá bè
- Phương pháp tính toán tổng hợp: trên cơ sở số liệu đã có sẵn trong quá
trình điều tra, tiến hành tính toán các chỉ phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận trong
một vụ sản xuất
2.2.1.2 Số liệu thứ cấp
Các tư liệu sơ khởi được thu thập chủ yếu từ các phòng chức năng: Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Trung Tâm Khuyến Nông, Trung Tâm
Khuyến Ngư, Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thuỷ Sản tỉnh An Giang; Phòng Xây
Dựng và Phát Triển Nông Thôn, các Uỷ ban Xã- Thị trấn huyện Tân Châu
Các tư liệu thu thập gồm có:
- Điều kiện tự nhiên: Bản đồ địa giới hành chính, điều kiện khí hậu khu vực, thời tiết và các điều kiện thuỷ văn, sông ngòi
- Điều kiện kinh tế- xã hội: Quy mô hộ nuôi, quyền sở hữu và sử dụng
diện tích mặt nước Tình hình lao động, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo
|
Trang 31- Kỹ thuật sẩn xuất, quy trình sản xuất, báo cáo hoạt động thuỷ sản qua
các năm
- Quy hoạch phát triển vùng nuôi, kế hoạch sản xuất của tỉnh đến năm
2010
2.2.2 Phương pháp phân tích
- Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất của mô hình cá Tra, Basa nuôi bè
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất như: giống, thức ăn, lao động, qui mô lồng bè, giá bán, dịch bệnh
- Phương pháp so sánh: so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối các chỉ số
kinh tế giữa các mô hình để thấy sự khác biệt hoặc vượt trội của chúng.
Trang 32Chương 3
TONG QUAN
3.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Tân Châu
3.1.1 Vị trí địa lý
Tân Châu là một huyện vùng biên giới (có đường biên giới đài trên 7 km)
thuộc về phía Bắc tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Long Xuyên 50 km
đường chim bay VỊ trí địa lý được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp Campuchia
- Phía Nam giáp huyện Phú Tân
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía Tây giáp An Phú và một phần thị xã Châu Đốc
Là huyện Cù Lao nằm giữa sông Tiền và một phân sông Hậu nên rất có
ưu thế về địa lý tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho Tân Châu phát triển một nền kinh tế đa dạng cả về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thương mại
địch vụ
3.1.2 Địa hình- thổ nhưỡng
Huyện Tân Châu nằm giữa hai con sông lớn là Tiền Giang và Hậu Giang,
đất được hình thành do phù sa của hai con sông này bổi đắp nên địa hình ở đây mang tính chất chung của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tương đối bằng
phẳng.
Trang 33Địa hình nghiêng dan vé phia s6ng Tién đến sông Hậu, hai bên bờ sông
cao hơn ở giữa nên có kiểu lòng máng, càng vào trong địa hình càng thấp dần và
có những nơi vào mùa lũ bị ngập sâu khoảng 2m
3.1.3 Khí hậu- thuỷ văn
Khí hậu điều hoà chia thành ha1 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4
Nhiệt độ bình quân cả năm là 27C Số giờ nắng trung bình 6-7 giờ/ngày,
vào mùa mưa số giờ nắng thấp hơn (khoảng 6 giờ) Chênh lệch nhiệt độ trung
bình giữa các tháng trong năm không cao 2 Ơ Do đó, điều kiện nhiệt độ, ánh
sáng trên toàn huyện thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trồng và các loại sinh
vật trong đất hoạt động
Do đặc trưng của địa hình tại huyện nên có cơ chế gió mùa thuần nhất,
tốc độ gió trung bình 3m⁄s, chịu ảnh hưởng nhiều của gió Đông Bắc (vào tháng
11 đến tháng 4) và gió Tây Nam xuất hiện (vào tháng 5 đến tháng 10) Trong
những năm qua, bão hầu như không xuất hiện 6 vùng này Lượng mưa trung bình
1.500 mm chia thành hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô)
Mực nước trung bình trong năm chênh lệch khá lớn do ảnh hưởng lỗ của
sông Mêkông, vào tháng 4 đến tháng 6 mực nước trung bình từ 80- 90 cm, nhưng
từ tháng 9- 11 mực nước trung bình từ 278 đến trên 400 cm; đỉnh lũ cao nhất vào
tháng 9, 10, mùa mưa thường trùng với mùa lũ Mưa và lũ là những yếu tế lớn
nhất chi phối đến khí hậu, thời tiết trong năm
Trang 343.2 Cơ cấu kinh tế
Tân Châu là huyện có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, nhất là sau khi Việt
nam gia nhập vào ASEAN, Tân Châu có cửa khẩu quốc tế ở xã Vĩnh Xương và
được áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu theo quyết định số 107/2001 QĐ-
TTg ngày 07/07/2001, mở ra cơ hội lớn giúp Tân Châu trở thành vị thế đầu
nguồn trong mối quan hệ giao lưu giữa các nước ASEAN với ĐBSCL Đó là
nguồn lực phi vật chất nhưng có động lực to lớn, nếu biết tận dụng khai thác tốt
lợi thế này sẽ giúp Tân Châu sớm khắc phục khó khăn và tăng tốc độ phát triển
Những thành tựu phát triển kinh tế xã hội từ năm 2000 trở về trước đã tạo
ra những tiền để vật chất, kỹ thuật và tỉnh thần to lớn làm cơ sở cho bước phát
triển mới nhất là đã tạo ra được thế mạnh về sản xuất lương thực, thuỷ sản, vật
liệu xây dựng và triển vọng phát triển về công nghiệp chế biến, dịch vụ mà
không phải địa phương nào cũng có được
3.2.1 Nông nghiệp
- Trồng trọt:
Với đặc điểm khí hậu, địa hình khá thuận lợi, huyện đã tiến hành trồng
xen canh các loại cây phù hợp với điểu kiện của vùng và mang lại hiệu quả
trong sản xuất nông nghiệp, tăng vòng quay sử dụng đất đem lại sản lượng, năng
suất cao trong khi đất nông nghiệp ngày càng bị giới hạn lại Bên cạnh đó, tiến
hành đầu tư thêm máy móc trang thiết bị nhằm từng bước cơ giới hoá nông
nghiệp nông thôn, mở các lớp trình diễn, lớp khuyến nông nhằm trang bị thêm
cho người dân vốn kiến thức trong sản xuất nông nghiệp Cũng cần thấy một
thực trạng hiện nay là giá cả nông sản vẫn còn rất bấp bênh làm ảnh hưởng đến
15
Trang 35tam lý người nông dân, ho không biết đầu tư vào loại cây nào mới thực sự mang
lại hiệu quả
Bảng 1: Điện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Các Loại Cây Trồng
Câu trổng Diện tích Tỉ lệ Sản lượng Năng suất
(ha) (%) (tan) (tan/ha)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Châu- năm 2003
Cây lương thực được xem là cây trồng chính tại huyện Tân Châu, trong đó
cây lúa chiếm diện tích cao nhất 24.074 ha (chiếm đến 89,72% tổng diện tích đất
nông nghiệp) với năng suất đạt 5,72 tấn/ha thì sản lượng hàng năm là 137.754 tấn đã cung cấp một lượng phụ phẩm cám, tấm rất lớn làm thức ăn cho cá Tra,
cá Basa góp phần hạ giá thành sản xuất cá bè Hiện nay, cây bắp lai cũng được
chú ý trồng xen canh tại khu vực này Năng suất loại bắp này khá cao nhưng diện tích trồng vẫn ở mức hạn chế, trong những năm qua đã mở rộng thêm nhưng vẫn chỉ có 2.036 ha (chiếm 7,58% tổng diện tích với năng suất 7,27
Trang 36ee hee " :.: ` 7 "ewww Gk =—=——>~~-——<“
tấn/ha) Cây công nghiệp hàng năm thì có đậu nành chiếm 530 ha năng suất 2,53
tấn/ha, cây có năng suất cao nhất là cây mè với năng suất hàng năm 8,84 tấn/ha
nhưng diện tích gieo trồng chỉ có 69 ha (chiếm 0,26%) Một vấn đề bất cập là
giá nông sản còn ở mức thấp và biến động qua từng mùa vụ, chưa kể đến tình
trạng người dân bị thương lái ép giá do thiếu thông tin giá cả cũng như thị trường
tiêu thụ, dẫn đến thu nhập người dân không cao nếu tính theo qui mô sản xuất so
với các ngành khác tại địa phương
- Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc trong năm qua có 12.834 con Trong đó, heo chiếm đa
số với 10.851 con (chiếm 84,54%), bò có 1.5§6 con, còn lại là số lượng trâu Sản
lượng thịt hơi xuất chuồng là 1.508 tấn (trong đó thịt heo đến 1.287 tấn) Đàn gia
cầm có 174.878.000 con gồm gà, vịt, bồ câu
Chăn nuôi tại huyện chủ yếu dưới hình thức thả rong, mang tính chất kinh
tế gia đình, chưa thực sự được đâu tư sản xuất nên sản lượng và năng suất đạt
được chưa cao
3.2.2 Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao trong huyện và ngày càng phù
hợp với xu hướng CNH- HĐH nông thôn Tuy nhiên, các hoạt động ở đây vẫn
còn ở mức thấp , sản xuất chủ yếu các loại sản phẩm thô, không trang bị nhiều
thiết bị hiện đại trình độ kỹ thuật phục vụ còn lạc hậu Các ngành nghề truyền
thống vẫn được khuyến khích phát triển như : dệt thổ cẩm, nhuộm, làm tơ
Trang 37
3.2.3 Thuong mai - dich vu
Kết quả đánh giá cho thấy, trong những năm vừa qua tỷ trọng ngành
thương mại dịch vụ chiếm khá lớn trong tổng cơ cấu kinh tế của toàn huyện Tuy
nhiên, các ngành nghề trong lĩnh vực này chỉ dừng lại ở mức độ kinh doanh, dịch
vụ buôn bán nhỏ, chưa thực sự khai thác hết tiểm năng kinh tế cũng như những
lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát huy hết khả năng của huyện
c40 2003 với năm
2002 1
báo cáo
1 Dân số trung bình người 156.981 159.719 101,74
- Phân theo giới tính người |
+ Nam người 76.242 11.201 101,73
+ Nữ người 80.739 82.155 101,76
- Phân theo thành thị, nông thôn người
+ Thành thị người 32.969 37.431 115.32
+ Nông thôn người 124012 122.288 98,61
2 Dan s6 trong d6 tudilaodéng người 93.120 94.878 101,89
Trang 38Theo thống kê năm 2003 toàn huyện có dân số trung bình là 159.719
người, trong đó nam là 77.561 người (chiếm 48,56%) Phân theo thành thị và
nông thôn thì có 37.431 người ở thành thị (chiếm 23,44%), còn lại ở nông thôn
Có 34.010 hộ gia đình với phần lớn là hộ hai thế hệ (trong đó chủ hộ là
nam giới chiếm 84%), trung bình có 4,69 người/hộ Mật độ dân số là 988
người/km? Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông tại thị trấn với mật
độ bình quân 6.375 ngudi/km’, trong khi đó ở các xã Phú Lộc, Vĩnh Hoà, Lê
Chánh mật độ trung bình cỡ khoảng 297 đến 571 người/km” Phần lớn dân cư
tập trung tại các trục lộ, ven sông, kênh rạch
3.3.1.2 Lao động
Lực lượng lao động chính là lực lượng nòng cốt của một quốc gia, nói lên
sức mạnh, khả năng tạo ra của cải vật chất của quốc gia đó Theo số liệu thống
kê cho thấy toàn huyện có 94.878 người trong độ tuổi lao động (chiếm 59,40%
dân số toàn huyện), trong đó lao động nam có 45.028 người, lao động nữ là
49.850 (chiếm 52,54%) Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế có 91.747
người, cụ thể như sau:
19
Trang 39
Bang 3: Co Cau Lao Dong Trén Toan Huyén Tan Chau (Đvt: người)
% nam Các chỉ tiêu Nămtrước Nămbáo trước so với
2002 cáo 2003 năm báo
| cáo
IL.LĐ trong các ngành kinh tế 90.140 91.747 101,78
1 Nông, lâm, thuỷ sản 70.022 68.734 98,16
- Nông nghiệp 68.240 65.865 96,52
- Lâm nghiệp 8 9 112,50
- Thuy san 1.774 2.860 161,22 + LÐ nuôi trồng thuỷ sản 782 1.695 216,75 + LĐÐ đánh bắt thuỷ sản 992 1163 117,44
2 Công nghiệp, xây dựng 6.699 7.281 108,69
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Châu- năm 2003
Đa số lao động phục vụ trong các hoạt động nông, lâm, thuỷ sản (chiếm
71,91%), chủ yếu là nông nghiệp (chiếm đến 95,82%) cho thấy đời sống địa
phương phụ thuộc vào nghề nông như thế nào Trong ngành thuỷ sản, số lao
động tăng từ 1.774 người năm 2002 lên 2.860 người năm 2003 (tăng 161,22%),
trong đó số người phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản là 1.695 người (chiếm 59,27%), còn lại là lượng lao động phục vụ cho đánh bắt thuỷ sản, 1.165 người
Các dịch vụ cũng khá phát triển (chiếm 17,16%) tăng 14,7% so với năm
2002 với các tụ điểm vui chơi giải trí mọc lên ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân
Trang 40Đa số người dân làm việc không qua đào tạo nghề nghiệp, bằng cấp, đặc
biệt với đặc điểm là vùng sản xuất nông nghiệp chính yếu nhưng lực lượng lao
động trong nông nghiệp rất ít được tiếp thu kiến thức, áp dụng trình độ KHKT
còn nhiều hạn chế, phần lớn dựa vào kinh nghiệm sản xuất bản thân là chính,
đây là vấn để cần được quan tâm hỗ trợ ở các cấp chính quyền địa phương
3.3.2 Giáo dục và y tế
3.3.2.1 Giáo dục
Bảng 4: Tình Hình Giáo Dục Tại Huyện Tân Châu Năm 2003
Các chỉ tiêu Pvt Mẫugio Tiểu học THCS THPT
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Châu- năm 2003
Năm học 2003- 2004 toàn huyện có: 4 trường THPT, 30 trường THCS, 7
trường tiểu học và 11 trường mẫu giáo Số lượng học sinh đến trường là 30.625
em, trong đó học sinh tiểu học đông nhất 15.036 em (chiếm 49,09% tổng số học
sinh toàn huyện) Số lượng giáo viên cũng tăng thêm, đặc biệt là giáo viên
THPT tăng từ 63 lên 115 giáo viên (tăng 182,54% so với năm học trước)
Chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên, sơ sở vật chất được các ban
ngành quan tâm hỗ trợ, đầu tư xây mới và tu sửa Xây thêm 1 trường THT và 2
ad